Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.83 KB, 37 trang )

1
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
Phần I: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Câu 1: Giai cấp công nhân là gì? Làm rõ 2 thuộc tính của giai cấp công nhân?
Cách hỏi khác: Trình bày định nghĩa giai cấp công nhân? Trình bày nội dung sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Trả lời:
a. sự ra đời của giai cấp công nhân:
- Theo mác và enghen: các giai cấp đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển
của công nghiệp hiện đại, giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của nền đại công nghiệp
Giai cấp công nhân được hình thành cùng vói sự ra đời và phát triển của nền sản suất
TBCN, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp GCCN ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng.
b. Hai đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân
-Về phương thức lao động và phương thức sản xuất, đó là những ngưòi lao động trực
tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng
hiện đại và xã hội hoá
-Về vị trí trong QHSX TBCN, đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất,
phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lọt giá trị thặng dư. Thuộc
tính này nói lên 1 trong những đặc trưng cơ bản của GCCN dưới chế độ TBCN nên
GCCN là còn dc gọi GCVS.
c. GCCN ở các nc TBCN và XHCN
- TBCN: GCCN là những ng ko có hoặc về cơ bản ko có tư liệu sản xuất, làm thuê
cho GCTS và bị bóc lột giá trị thặng dư.
- XHCN: GCCN là người đã cùng nhân dân lđông làm chủ những TLSX chủ yếu, là
gc lãnh đạo xh in quá trình xd CNXH và bảo vệ TQ.
d. Định nghĩa giai cấp công nhân:
-GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất xã hội
hoá ngày càng cao, là LLLĐ cơ bản trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình SX,
tái SX của cải vật chất và cải tạo các QHSX, đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến


trong thời đại hiện nay
e. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
-Xoá bỏ chế độ TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng GCCN, nhân
dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu,
xây dựng XHCN và CSCN văn minh.
-Đó là sự nghiệp của nhân dân lao động, của cả nhân loại tiến bộ mà LLLĐ là
GCCN. Đó là một quá trình cách mạng lâu dài và sáng tạo với những bước đi cụ thể
phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi nước và cuộc sống đấu tranh chung diễn ra trên
phạm vi quốc tế. Quá trình này diễn ra theo hai giai đoạn:
+GĐ 1: GCCN và chính quyền trở thành giai cấp thống trị.
+GĐ 2: GCCN liên minh chặt chẽ với quảng đại quần chúng nhân dân lao động do
đảng của GCCN lãnh đạo tiến hành xây dựng CNXH và CNCS.
f. Liên hệ với Việt Nam
-GCCNVN không phải là sản phẩm trực tiếp của phát triển của nền công nghiệp hiện
đại mà là sản phẩm của hai cuộc khai thác thuộc địa của TD P. GCCN ra đời muộn, số
lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp còn mang nhiều tàn dư tâm lý và tập quán của giai
cấp công nhân. Song GCCNVN đã nhanh tróng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo
CM VN thông qua đội tiên phong là ĐCSVN thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn của mình
đó là: Tiến hành cuộc CMDTDCND giành lấy độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước,
giành lấy ruộng đất cho dân cầy…sau đó tiến hành cuộc CMXHCN trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
-Với SMLS này, giai cấp công nhân VN dưới sự lãnh đạo của Đ đã cùng toàn dân
làm lên những thắng lợi to lớn của cách mạng tháng 8 – 1945, cuộc CMDTDCND
giành chính quyền về tay GCCN và NDLĐ. Thực hiện thắng lợi hai cuộc cách mạng
thống nhất đất nước vào năm 1975 đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ quá độ
lên CNXH. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước với những thắng lợi bước đầu về
kinh tế xã hội giữ vững định hướng XHCN thực hiện từng bước sự nghiệp CNH HĐH
đất nước, phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta thành nước công nghiệp.

Câu 2 (quan trọng): Phân tích cơ sở khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân?
Cách hỏi khác:
- Cách 1: Phân tích địa vị kinh tế xã hội, và các đặc điểm chính trị xã hội của giai
cấp công nhân trong CNTB? (đây là cách hỏi trực tiếp)
3
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
- Cách 2: Vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chế độ TBCN, xây
dựng chế độ XHCN và CSCN?
- Cách 3: Vì sao giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chế độ
TBCN, xây dựng được XHCN và CSCN?
(Riêng câu hỏi theo cách hỏi thứ 3 này thì ngoài việc trả lời cơ sở khách quan ra thì
cần trình bày thêm 1 ý nữa là: Tính tất yếu của sự ra đời của Đảng Cộng Sản).
Trả lời:
a. Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là một bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ
phận cấu thành lực lượng sản xuất của XHTB. Họ đại diện cho LLSX tiến bộ có trình
độ XHH ngày càng cao
- Trong XHTBCN GCCN là những người không có tư liệu sản xuất, do đó phải bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản để kiếm sống và bị nhà tư bản bóc lột giá trị
thặng dư.
- Giai cấp công nhân là người sản xuất ra tuyệt đại bộ phận của cải cho xã hội nhưng
trong quá trình phân phối sản phẩm họ lại bị lệ thuộc vào giai cấp tư sản.
- Cùng với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân ngày càng
phát triển về về số lượng và chất lượng.
- Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết được đông đảo quần chúng nhân dân lao
động trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
 Vậy địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định 1 cách khách quan.
b. Những đặc điểm chính trị xã hội nổi bật của GCCN.
- GCCN là giai cấp tiên tiến nhất

+Tính chất này do địa vị kinh tế XH của GCCN quy định. GCCN là sản phẩm của
nền đại CN không ngừng phát triển và trưởng thành cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và công nghiệp hiện đại. Khi nền công nghiệp hiện đại càng phát triển thì một
bộ phận trí thức tiến bộ ngày càng gắn bó với GCCN và gia nhập GCCN làm cho
GCCN trở thành lực lượng tiên tiến nhất.
- GCCN là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
+Lợi ích cơ bản của GCTS là duy trì chế độ tư hữu bóc lột lao động làm thuê, tăng
lợi nhuận tối đa. Còn lợi ích của GCCN là xoá bỏ CĐTH, chế độ người bóc lột người,
4
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
xoá bỏ giai cấp, giải phóng XH, giải phóng bản thân. Hai lợi ích giai cấp này không thể
điều hoà được. Lợi ích của GCCN về cơ bản thống nhất với lợi ích của nhân dân LĐ và
của các dân tộc. Vì vậy, GCCN không chỉ có khả năng xoá bỏ QHSX lỗi thời mà còn có
khả năng XD một XH mới tiến bộ hơn.
- GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ ĐK SX tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức sản
xuất chặt chẽ…đã tôi luyện cho GCCN tính tổ chức và kỷ luật cao. Hơn nữa, trong cuộc
đấu tranh chống lại GCTS thống trị có bộ máy đàn áp khổng lồ và rất nhiều thủ đoạn
thâm độc, GCCN phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính kỷ luật cao. Đây là điều
kiện giúp cho GCCN thực hiện SMLS của mình.
- GCCN là giai cấp mang bản chất quốc tế.
+ GCCN VN là giai cấp có bản chất quốc tế và bản sắc dân tộc do quá trình quốc tế
hoá và do GCCN xuất thân từ dân tộc. CN ML đã nhấn mạnh rằng: GCCN nước nào
phài thành giai cấp-dân tộc, chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình. Thực tiễn đã
chứng minh rằng: nếu rời dân tộc mình, nhân dân thì GCCN và Đảng của nó không thể
có sức mạnh, mà trái lại sẽ thất bại.
 Chính những đặc điểm này đã quy định 1 cách khách quan vai trò lãnh đạo của
giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 3(quan trọng): Tại sao nói Đảng Cộng Sản là nhân tố đảm bảo của giai cấp
công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình.

Cách hỏi khác:
- Cách 1: Phân tích tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng Sản trong quá trình đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nêu rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng Sản với
giai cấp công nhân?
- Cách 2: Phân tích vai trò của Đảng Cộng Sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
Trả lời:
a. Tính tất yếu phải có Đảng (Đảng Cộng Sản):
+ Từ khi hình thành giai cấp công nhân, giai cấp công nhân đã mâu thuẫn với giai
cấp tư sản và tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản từ thấp đến cao, từ trình độ tự
phát đến trình độ tự giác.
5
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ CN Mác ra đời được giai cấp công nhân tiếp nhận và đưa vào phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân làm cho phong trào đấu tranh của GCCN có sự phát triển nhảy
vọt về chất.
Thể hiện là: GCCN đã tổ chức ra được chính đảng của mình là Đảng Cộng Sản.
+ Sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời của Đảng
Cộng Sản, chính đảng cách mạng của GCCN.
b. Mối quan hệ giữa ĐCS với GCCN.
+ Giữa GCCN và ĐCS có mối quan hệ biện chứng cho nhau, thống nhất với nhau ở
lý tưởng và bản chất cách mạng.
+ GCCN là cơ sở chính trị xã hội, giai cấp CN là nguồn bổ sung lực lượng cho
Đảng.
+ Đảng là bộ phận có trình độ lý luận cao của giai cấp công nhân, là tổ chức cao
nhất, là đội tiên phong chiến đấu của GCCN, Đảng lấy CN Mác- Lênin làm nền tảng tư
tưởng của mình. ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, nhân dân lao động
và toàn thể dân tộc.
+ Đảng có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, phương hướng đường lối đúng đắn phù hợp với
yêu cầu phát triển khách quan của đất nước. Đồng thời, Đảng có vai trò giáo dục, tổ

chức lãnh đạo GCCN, toàn thể dân tộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc để xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN và CSCN.
c. Quy luật ra đời ĐCS
- ĐCS = CN M-L + phong trào công nhân
- HCM VN: ĐCS = CN M-L + phong trào CN + phong trào yêu nước.
Câu 4: Phân tích lý luận cách mạng không ngừng của CN Mác – Lênin?
Trả lời:
a. Nêu quan điểm của Mác-Ăngghen về tư tưởng cách mạng không ngừng.
- Hoàn cảnh lịch sử: Giữa TK19, đưa ra tư tưởng CM không ngừng/ Đây là thời kỳ
CNTB đang lên, chưa bộc lộ rõ tư tưởng phản CM của nó. Và nước Đức đang ở vào
“đêm hôm trước” của cuộc CMTS
- Cơ sở để M-ăng ghen đề ra tư tưởng CM không ngừng:
6
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Xuất phát từ nhiệm vụ trước mắt và mục đích cuối cùng của CM của GCCN. (NV
trước mắt là giành chính quyền và thiết lập chính quyền chuyên chính VS) mđích cuối
cùng là “: XD được XH cộng sản.
+ Từ việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN
+ Từ sự tổng kết phong trào CMTG
- Nội dung tư tưởng CM không ngừng của M-AG
+ Ông quan niệm CM khôgn ngừng là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh CM, diễn
ra liên tục, không ngừng trong phạm vi một nước và trên thế giới.
+ Bao gồm hai nội dung cơ bản:
Tính liên tục của cách mạng: GCCN phải tiến hành CM một cách liên tục cho tới
khi đạt được mục đích cuối cùng là xây dựng CN Cộng sản.
Tính giai đoạn của CM: Quá trình cách mạng của GCCN diễn ra một cách liên tục
trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau từ thấp đến cao. GĐ trước làm tiền đề cho
gđ sau.
Đk để thực hiện chuyển biến đó là phong trào cách mạng cả GCCN phải kết hợp với
phong trào của giai cấp nhân dân lao động.

b. Quan điểm của Lênin chính là phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng
của Mác-Ăngghen thành lý luận cách mạng không ngừng.
Hoàn cảnh lịch sử: Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, CNTB chuyển sang giai đoạn
CNĐQ. Trong điều kiện CNĐQ, vị trí, vai trò của các g/c, mối tương quan, so sánh lực
lượng giữa các giai cấp có sự biến đổi căn bản theo hướng có lợi cho giai cấp CN. Tư
sản thoả hiệp với địa chủ pk để chống lại giai cấp nông dân, CN. Giai cấp công nhân ở
nhiều nước đã thành lập ra chính đảng của mình. GC, tầng lớp trung gian có xu hướng
ngả về phía CM, ủng hộ GCCN.
=> Lê nin cho rằng: “Cuộc CMDCTS ở TK20 mang tính nhân dân sâu sắc; gcCN và
nhân dân lao động đã sẵn sang đứng lên làm CMCMDCTS kiểu mới là cuộc CM do gc
CN lãnh đạo nhằm lật đổ pk, cô lập GCTS, kết hợp với nhân dân, đem lại quyền lợi
cho đại đa số người lao động.”
Sau khi CMDCTS thắng lợi triệt để, GCCN phải tiến hành ngay cuộc CMXHCN.
Giữa CMDCTS kiểu mới và CMXHCN không có bức tường ngăn cách. CMDCTS kiểu
mới là màn mở dầu còn CMXHCN là xu thế tất yếu.
7
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
ĐK để thực hiện sự chuyển biến đó: 3 đk
+ Một là, sự lãnh đạo của gccn thông qua chính đảng của nó đc đảm bảo và ko
ngừng củng cố.
+ Hai là, khối lm C-N đc giữ vững và phát triển trên cở sở 1 dg lối thích hợp với
từng gđ cm.
+ Ba là, chính q` dân chủ CM đc củng cố để hoàn thành nhiệm vụ của nó ở gđ thứ 1,
đồng thời chuẩn bị những đk để chuyển sang gđ thứ hai.
Câu 5: Phân tích cơ cấu (cấu trúc) của hệ thống chính trị XHCN, làm rõ vai trò của
các tổ chức, thiết chế cơ bản trong hệ thống chính trị xã hội đặc biệt là vai trò của nhà
nước, liên hệ với hệ thống chính trị xã hội ở Việt Nam.
Trả lời:
a. Cơ cấu của hệ thống chính trị bao gồm:
+ Đảng Cộng Sản

+ Nhà nước XHCN và các tổ chức quần chúng khác.
b. Vai trò, chức năng cơ bản của HTCT XHCN
- ĐCS, đội tiên phong của GCCN, đại biểu trung thành với lợi ích của GCCN,
NDLĐ và của cả dân tộc, vừa là bộ phận hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo
HTCTXHCN
- Nhà nước: là trụ cột trong hệ thống chính trị XHCN. Nó là tổ chức thể hiện và thực
hiện ý chí quyền lực của nhân dân; thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân,
quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống XH. Mặt khác, NN đó chịu sự lãnh đạo về
chính trị của GCCN, thực hiện đường lối chính trị của GCCN (thông qua ĐCS).
+NNXHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức
quản lý kinh tế, VH, XH của nhân dân. Nó thực hiện hai chức năng chủ yếu: chức năng
thống trị chính trị giai cấp và chức năng XH.
+Nhà nước thực hiện quản lý XH bằng pháp luật. Muốn vậy, nó phải có đủ quyền
lực và khả năng định ra pháp luật, tổ chức quản lý mọi mặt của đời sống XH bằng pháp
luật.
Ngoài ra còn có các tổ chức khác như: Quốc hội, chính phủ, TAND và VKSND
8
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền
lập pháp cử ra cơ quan hành pháp, tư pháp và thể hiện sự giám sát đối với các cơ quan
này.
+Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, quản lý và điều hành mọi công việc của
đất nước.
+TAND và VKSND thực hiện quyền kiểm sát và xét sử theo đúng pháp luật
- Các tổ chức chính trị XH của ND, đại diện cho lợi ích và đặc thù của các cộng
đồng XH khác nhau tham gia và HTCT XHCN, tuỳ theo tính chất, tiêu chí, mục đích
của mình.
+Đ lãnh đạo, nhà nước quản lý và ND làm chủ, suy cho cùng thì tất cả quyền lực là
của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Và chỉ có thể thực hiện được những vấn đề cơ
bản đó khi hệ thống chính trị XHCN phải là chế độ nhất nguyên về chính trị-tức là chỉ

có một giai cấp và 1 đảng duy nhất lãnh đạo XH đó là GCCN và ĐCS.
 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo, nhà nước XHCN quản
lý và nhân dân làm chủ.
+ Điều kiện đảm bảo cho cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị đó là chế độ chính
trị nhất nguyên tức là 1 đảng 1 giai cấp lãnh đạo đó chính là giai cấp công nhân và
ĐCS.
Câu 6: Tại sao trong các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế xã hội, tài chính, khoa học
công nghệ…) thì nguồn lực con người là quan trọng nhất? phân tích các quan niệm về
nguồn lực con người?
Trả lời:
Trong các nguồn lực thì nguồn lực con người là quan trọng nhất vì:
- Nguồn lực con người tạo ra phần lớn các nguồn lực khác.
- Các nguồn lực khác càng khai thác càng cạn kiệt trái lại thì nguồn lực con người
càng khai thác thì càng có khả năng tái sinh.
- Khi nguồn lực con người được phát huy thì nó sẽ biết khai thác, sử dụng và quản
lý 1 cách hiệu quả nhất các nguồn lực khác.
a. Quan niệm về con người, con người XHCN
- Quan niệm về con người, CN M-L cho rằng: con người vừa là thực thể tự nhiên
(giống như và sinh vật khác, con người có quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già
9
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
nua, chết, có quá trình đồng hoá, dị hoá, di chuyền, biến dị, cần ăn, mặc, ở, có nhu cầu
lập gia đình, duy trì nòi giống); vừa là một thực thể XH (có ý thức, có tâm lý, tình
cảm…) đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.
- Quan niệm về con người XHCN
+Con người XHCN mà chúng ta đang xây dựng mang nét đặc trưng sau: có ý thức
năng lực làm chủ, là con người lao động mới (có tính tự giác, tính kỷ luật cao…); sống
có văn hoá, có tình nghĩa, có ý thức rèn luyện về mọi mặt để phát triển toàn diện (quan
hệ trong gia đình, XH), giàu lòng yêu thương, thương yêu đồng loại, có ý thức và tích
cực đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

b. Quan niệm về nguồn lực con người
+ Nguồn lực, theo định nghĩa chung nhất, là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân
tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của một sự
vật, hiện tượng nào đó.
+ Quan niệm của ngân hàng TG
Nguồn lực của con người gồm có:
- Nguồn lực tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng, nước, khí
hậu…); vị trí địa lý (đường bộ, đường biển, đường không).
- Nguồn lực vốn: nội lực (ngân sách, nhân dân…), ngoại lực ( đầu tư thông qua con
đường hợp tác chính phủ…)
-Số lượng nguồn nhân lực được xây dựng trên quy mô dân số, cơ cầu độ tuổi, sự tiếp
nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng , các miền của đát nước.
VD: Một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhưng nguồn lực con người lại khan
hiếm thì sẽ phải nhập khẩu lao động từ rất nhiều quốc gia khác nhau với nhiều tầng lớp
khác nhau. Khi vào, họ mang theo nền văn hoá, phong tục tập quán khác nhau, dẫn đến
khó khăn trong việc quản lý.Ngược lại, một quốc gia có nguồn nhân lực tất lớn nhưng
kinh tế chậm phát triển,đặc biệt công nghiệp dịch vụ chưa phát triển cao dẫn đến thất
nghiệp kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.
Câu 7(quan trọng): Phân tích vai trò của nguồn lực con người trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội? Bản thân anh chị đã làm gì để nâng cao chất lượng nguồn lực
của Việt Nam?
10
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
Cách hỏi khác: Vì sao nói nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất để xây
dựng CNXH. Ở Việt Nam hiện nay cần phải làm gì để phát huy nguồn lực con người?
Trả lời:
Trong các nguồn lực thì nguồn lực con người là quan trọng nhất vì:
- Nguồn lực con người tạo ra phần lớn các nguồn lực khác.
- Các nguồn lực khác càng khai thác càng cạn kiệt trái lại thì nguồn lực con người
càng khai thác thì càng có khả năng tái sinh.

- Khi nguồn lực con người được phát huy thì nó sẽ biết khai thác, sử dụng và quản
lý 1 cách hiệu quả nhất các nguồn lực khác
Vai trò của con người được thể hiện:
a.Vai trò của nguồn lực con người trên lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, con người là yếu tố quan trọng nhất của LLSX và giữ vai trò
chủ thể trong QHSX XHCN, do đó, nguông lực con người là nhân tố quyết định sự
phát triển của nền kinh tế đất nước, quyết định sự thành công của quá trình xây dựng
CNXH.
b.vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị
Nguông lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước XHCN
nhà nước của dân, do dân và vù dân, trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả
CM, bảo vệ chế độ XHCN, đẩutanh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực
thù địch.
c.Vai trò của nguông lực con ngưòi trong lĩnh vực văn hoá
Trong quá trình xây dựng CNXH, con người chính là chủ thể của các giá trị văn hóa
XHCN là ngưòi bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dt và nhân loại, nhằm
xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà vbản săds văn hoá dân tộc, phục vụ đắc lự cho
sự nghiệp XD đất nước
d. Xã hội
Nguồn lực con người giúp tạo công ăn việc làm,xóa đói giảm nghèo, khắc phục sự
chênh lệch
Nguồn lực con người ko khai thác, ko phát huy đc là lãng phí nhất, đb là đội ngũ trí
thức. Nc ta còn nghèo, kinh tế kém pt thì việc phát huy ng lực con người để xd đất nc
càng trở nên quan trọng.
11
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
 Liên hệ phương hướng phát huy nguồn lực con người ở VN hiện nay
Thứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển nền kinh tế đất nước, tạo
điều kiện đế xây dựng, bồi đưỡng phát huy nguồn lực con ngưòi, đồng thời phát huy
nguồn lực con người lại là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH HĐH đất nước.

+CNH HĐH phát triển thì đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng
cao khi đó họ quan tâm đến sự nghiệp GD- ĐT, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
+Ngược lại, khi chất lượng nguông nhân lưc được phát triển (cả về thể lực và trí lực,
cả về phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị) sẽ thúc đẩy CNH-HĐH phát triển.
Thứ hai, xd và tưng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sáh XH phụ hợp (chính
sách dân số và kế hoạch goá gia đình, chính sáh việc lam, chính sách xoá đó giảm
ngèo ), thực hiện “tăng trưởng kinh tế phải gắn với tién bộ và công bằng xh ngay trong
từng bước và trong suốt quá trình phát triển”
Thứ ba: từng bước sd và không ngừng hoàn thiên cơ chế quản lý của chế độ XHCN,
phát huy tính tích cực, chủ động của người lđ, tạo điều kiện chó người lao động tham
gia tích cực vào công việc quản lý XH, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước thông qua đó
à họ tích cực đóng góp tài năng, trí tụê cho đất nước đồng thời hoàn chỉnh hẹ thống
pháp luật XHCN.
Thứ tư: thực hiện cuộc CM KH CN trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá: giáo dục hệ tư
tưởng của GCCN trong các tầng lớp nhân dân; nâng cao trình độ dân trí và đảy mạnh sự
nhiêp GD, phát triển KHKT CN; xây dựng nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc dân
tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS trong
CM tư tưởng VH.
Câu 8(quan trọng): Trình bày nội dung liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam?
Trả lời:
1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức ở VN
- GCCN VN: Có đầy đủ những yếu tố của GCCN hđai và còn có những đđ riêng.
Đó là ra đời trc GCTS Vn nên GCCN có đk sớm giữ vtro ldao và giành ưu thế ngay từ
khi có Đ của mình. Hơn nữa sự gắn bó giữa CN và ND đã hình thành 1 cách tự nhiên,
12
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
phần lớn xuất thân từ nd nên GCCN VN đã mang sẵn in mình mối lm với nd và luôn
giữ dc vai trò ldao của m.

- GCND VN: là gc của những ng lđ sx vật chất in Ng, Ln, Nng. trực tiếp sản xuất ra
nông sản. Nông dân có ptsx phân tán, ns thấp. GCND ko có hệ tư tưởng riêng mà tư
tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tt của gc thống trị xh. GCNd Vn dưới sự ldao của Đ đã
gp khỏi áp bức bóc lột và trở thành người chủ xh.
- Trí thức VN có nhiều đóng góp cho quá trình đấu tranh cm, gp dtoc và xd CNXH.
Họ xuất thân chủ yếu từ nd, cn và các tầng lớp lđ khác. Do vậy họ có mlh gần gũi với
cn, nd và luôn là lực lg cơ bản của Cm XHCN.
2. Nội dung liên minh công nông trí
a. Nội dung chính trị của liên minh
- Thống nhất mục tiêu, lợi ích chung của liên minh và của toàn xã hội là độc lập dân
tộc và CNXH.
- Liên minh C-N-T vững mạnh sẽ làm tốt vai trò lòng cốt của khối Đ Đ K toàn dân
tộc và nền tảng cho Nhà nước ta.
- Trong XD CNXH liên minh này rất khoát phải do đảng của GCCN lãnh đạo thì
mới thực hiện được những lợi ích của công nhân, nông dân, trí thức và của cả dân tộc.
b. Nội dung kinh tế của liên minh
- Là nội dung cơ bản, quan trọng nhất, là cơ sở vật chất, kinh tế, vững chắc của liên
minh trong thời kỳ quá độ.
- Nội dung liên minh ở nước ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hoá ở một số đặc
điểm sau:
+ Xuất phát từ thực trạng, tiềm năng kinh tế của nước ta để xác định cơ cấu kinh tế
hợp lý trong đó phải tính tới những nhu cầu về ktế của C-N-T và của toàn XH trong
những điều kiện và thời gian cụ thể.
+ Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác,
liên kết, giao lưu trong sản xuất lưu thông, phân phối giữa công nghiệp, nông nghiệp,
khoa học kỹ thuật, giữa C-N-T và toàn thể XH.
+ Từng bước hình thành QHSX XHCN trong quá trình thực hiện liên minh, quá
trình hình thành QHSX XHCN phải dựa trên cơ sở công hữu những TLSX chủ yếu,
13
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị

kinh tế nông nghiệp phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể giữ vai
trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.
+ Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của nhà nước đặc
biệt là vai trò của nhà nước đối với nông dân được thể hiện qua bộ máy nhà nước, qua
chính sách khuyến nông…
c. Nội dung VH-XH của liên minh
- Tăng cường kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội.
- Vấn đề xoá đói giảm nghèo cho C-N-T chủ yếu bằng cách tạo việc làm đồng thời
kết hợp với các giải pháp hỗ trợ, cứu trợ…
- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản lâu dài, và tạo cho liên minh vững chắc.
- Phát triển CN-KH-Cnghệ phải quan tâm tới phát triển nông thôn, CNH đô thị hoá
những trọng điểm ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông thôn có sự phát triển về kinh tế
XH để nông thôn rút ngắn khoảng cách với thành thị.
Phần II: LỊCH SỬ ĐẢNG
I . Sự ra đời của Đảng Cộng Sản
Câu 1: Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp?
Trả lời:
1. Khái quát kinh tế, chính trị, xã hội của thực dân Pháp đối với nước ta.
Chính sách khai thác thuộc địa ở Pháp:
* Chính trị:
- Pháp thực hiện chế độ chuyên chế chính trị. Để thực hiện P áp dụng thủ đoạn:
+ Thực hiện chính sách cai trị trực tiếp để thâu tóm mọi quyền hành đồng thời duy
trì bộ máy phong kiến làm công cụ đắc lực cho việc cai trị của mình.
+ Thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm tạo sự chia rẽ trong dân tộc và sự chia rẽ
giữa các dân tộc ở Đông Dương.
+ Chúng tước đoạt moi quyền tự do dân chủ của nhân dân ta và đẩy mạnh đàn áp các
phong trào yêu nước.
* Kinh tế
14

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
TDP âm mưu biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hành hóa, thành nơi cung cấp tài
nguyên cho P và làm cho nền kinh tế nước ta mất đi tính độc lập tự chủ. 3 hình thức bóc
lột cơ bản:
- Chúng nắm độc quyền các ngành kinh tế quan trọng.
- Du nhập một cách hạn chế PTSX TBCN vào nước ta đồng thời duy trì PTSX PK
để bóc lột nhân dân ta.
- Chúng ban hành ra nhiều thứ thuế mới đồng thời duy trì thuế cũ của XHPK.
* VH-XH
Thực hiện chính sách ngu dân để cai trị
- Một mặt P thực hiện chính sách VH thực dân, khuyến khích phát triển các hủ tục
lạc hậu: mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…
- Chúng ngăn chặn mọi luồng tư tưởng VH tiến bộ vào nước ta ngay cả tư tưởng tiến
bộ của P.
 Dưới chính sách thống trị của thực dân Pháp thì dẫn đến sự phân hóa giai cấp:
- Kinh tế:
+ Làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng nghèo nàn lạc hậu phải lệ thuộc vào kinh
tế P, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.
+ Biến đổi tính chất của nền kinh tế từ nền kinh tế PK độc lập trở thành nền kinh tế
TBTD nhưng còn mang một phần tính chất địa chủ.
- Xã hội: làm biến đổi tính chất XH từ XHPK độc lập thành XH thuộc địa nửa PK.
- Phân hoá giai cấp ngày càng sâu sắc.
+Trong XH PK gồm có: Giai cấp PK địa chủ và nông dân
+Trong XH thuộc địa nửa PK bên cạnh các giai cấp cũ còn có thêm 3 gc mới:
GCTS, GCTTS, và GCCN.
 từ đó rút ra vai trò của giai cấp công nhân
+ Đặc điểm chung của GCCN:
- Đại diện cho một PTSX tiên tiến nhất
- Có tinh thần trách nhiệm triệt để
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao

- Có tinh thần đoàn kết quốc tế
+ Đặc điểm đặc thù GCCN:
15
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
- Kẻ thù của GCCN cũng chính là kẻ thù của dân tộc VN, đấu tranh vì quyền lợi của
GCCN cũng chính là đầu tranh vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì vậy, GCCN VN
có điều kiện khách quan để kết hợp mục tiêu đấu tranh của giai cấp với dân tộc, có thể
đoàn kết với các giai cấp tầng lớp khác đấu tranh vì mục tiêu chung.
- GCCN VN có quan hệ gắn kết với giai cấp nông dân. Đây chính là cơ sở khách
quan để xây dựng một liên minh đặc biệt đó là liên minh giữa công nhân và nông dân.
- GCCN CN là một khối thuần nhất và tập trung cao. Đây là đặc điểm quyết định sự
thống nhất trong phong trào CNVN.
-SMLS của GCCN là: Xoá bỏ chế độ TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người,
giải phóng GCCN, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi áp bức bóc
lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XHCN và CSCN văn minh.
 Vai trò SMLS của CNVN với toàn bộ những đặc điểm trên đây cho thấy GCCN
VN là giai cấp tiên tiến nhất trong XH, giai cấp có đủ điều kiện và khả năng trở thành
giai cấp lãnh đạo CM, có thể tập hợp đoàn kết với các giai cấp tầng lớp khác để làm
CM.
Câu 2: Khái quát các phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỷ 19 – đầu thế
kỷ 20?
Cách hỏi khác: Sự khủng hoảng về con đường cứu nước của nước ta cuối thế kỷ 19
–đầu thế kỷ 20 như thế nào?
Trả lời:
a. Phong trào yêu nước theo tư tương phong kiến:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896) do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi đứng
đầu đây là phong trào yêu nước đi theo ý thức hệ PK với khẩu hiệu phò vua cứu nước
tuy nhiên đã bị TDP đàn áp thất bại.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám ở Bắc Kỳ (1885-1913) không
thành công chấm dứt thời kỳ đấu tranh phong kiến.

b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
+ Phong trào Đông Du đi theo xu hướng bạo động (1906-1908)
+ Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) dưới hình thức tuyên truyền cải cách
VH-XH, đả phá tư tưởng và lề thói PK tuy nhiên bị thất bại.
16
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Phong trào Duy Tân (1906-1908) do các sỹ phu yêu nước như Phan Chu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng…đây là phong trào đi theo hướng cải lương thực hiện những cải
cách tiến bộ nhưng cũng thất bại.
Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống
Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng, với các lập trường giai cấp khác nhau
nhằm khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc cao
hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản; với các phương thức, biện pháp đấu tranh khác
nhau: bạo động hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau:
dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc dựa vào ngoại viện để đánh Pháp… Nhưng
cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.
- Sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra: Sự thất bại
của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu nước
theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử
đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với 1 giai cấp có đủ tư cách đại biểu
cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách
mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công.
Câu 3: Phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc khảo nghiệm,lựa chọn con đường cứu
nước từ năm 1911- 1930.
Cách hỏi khác: Vì sao năm 1920 Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cứu nước
là theo cách mạng vô sản?
Trả lời:
a. HCM ra đi tìm đường cứu nước (1911-1920)
+ Ngày 15-6-1911 với tên gọi Văn Ba đã xuống một tàu buôn P ra đi tìm đường cứu

nước
+ Năm 1917 NAQ tập hợp những người VN yêu nước tạo thành lập hội những người
VN yêu nước.
+ Năm 1918 NAQ tham gia ĐCS P
+ Tháng 6/1919 nhân dịp các nước thắng trận mừng thắng trận trong chiến tranh thế
giới lần thứ hai NAQ thay mặt những người VN yêu nước gửi tới hội nghị bản yêu sách
17
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
của nhân dân An Nam nhằm tố cáo tội ác của TDP và đòi quyền tự do cơ bản của dân
tộc.
+ Tháng 7/1920 NAQ được tiếp cận với bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc thuộc địa”. Chính ở đó người đã tìm thấy con đường cứu nước giải
phóng dân tộc, người nhận thức được muốn cứu nước không có con đường nào khác là
con đường CMVS.
+ Tháng 12/1920 NAQ bỏ phiếu tán thành ra nhập tổ chức quốc tế III (quốc tế CS)
là một trong những người sáng lập ĐCS P đây là sự chuyển biến có tính chất bước
ngoặt trong quá trình tìm đường cứu nước của mình.
b. HCM chuẩn bị các ĐK cho việc thành lập ĐCSVN (1920-1930)
- Chuẩn bị về mặt chính trị
+HCM đã viết nhiều bài báo, xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có hai tác phẩm lớn:
Bản án chế độ TDP và tác phẩm đường cách mệnh (1927) nhằm lên án tố cáo tội ác của
chủ nghĩa đế quốc và tuyên truyền giác ngộ CN M-L.
- Chuẩn bị về mặt tổ chức
+Năm 1921 được sự giúp đỡ của ĐCS P NAQ cùng một số chiến sỹ cách mạng của
nhiều nước quyết định thành lập “hội liên hiệp thuộc địa” và cho ra đời tờ báo “người
cùng khổ” đây là tổ chức quốc tế đầu tiên mà NAQ tham gia sáng lập.
+Tháng 12-1924 NAQ tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở A
Đông.
+Tháng 6-1925 NAQ đã quyết định thành lập hội VN CM thanh niên (tại Quảng
Châu-TQ)

c. Sự ra đời của ĐCSVN
- Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở nước ta
+ Từ hội VNCMTN đến Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ: Tháng 3/1929 một số
đồng chí tiên tiến của hội VNCMTN ở Bắc Kỳ đã quyết định thành lập chi bộ cộng sản
đầu tiên để tiến tới thành lập ĐCS.
Ngày 17-6-1929 bộ phận hội viên ở Bắc Kỳ đã quyết định thành lập ra Đông
Dương CSĐ.
Tháng 8-1929 số hội viên còn lại đã tuyên bố giải tán hội và thành lập ra An Nam
CSĐ.
18
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Từ Tân Việt CM đảng đến Đông Dương cộng sản liên đoàn
+Sự ra đời của Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ đã tác động mạnh mẽ tới tổ chức
Tân Việt, một số hội viên Tân Việt đã thành lập ra chi bộ CS để tiến tới thành lập CSĐ
+Tháng 1/1930 Tân Việt giải tán và công bố sự ra đời của Đông Dương CS liên
đoàn. Hiện tượng chia rẽ những người cộng sản, hiện tượng tranh giành quần chúng
giữa các tổ chức dẫn tới các phong trào CM thiếu tính thống nhất. Đó là nguy cơ thất
bại đối với cách mạng yêu cầu đặt ra là phải hợp nhất thành một ĐCS
+Ngày 3/2/1930 ĐCSVN được thành lập tại Hương Cảng Trung Quốc.
Câu 4: Nội dung cơ bản trong cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng thông qua
hội nghị thành lập Đảng?
Trả lời:
Ngày 3-2-1930 Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long-Hương Cảng-
Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị đã thông qua cương lĩnh chính trị của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Nội dung của cương lĩnh bao gồm những vấn đề sau:
1-Đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Chỉ ra cho cách mạng Việt Nam là
phải làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng. Cách mạng tư sản dân
quyền đánh đổ đế quốc Pháp giải phóng dân tộc, thổ địa cách mạng chống phong kiến

lấy lại ruộng đất cho nông dân.
2-Cương lĩnh xác định các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam:
- Nhiệm vụ về chính trị:
+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai làm cho nước Việt
Nam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công
nông.
- Về kinh tế:
+ Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh
quản lý: bệnh viện, trường học, trạm xá…
+ Tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo mở mang
công nghiệp-nông nghiệp miễn thuế cho dân cày nghèo thực hiện ngày làm 8h.
- Về văn hoá:
19
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Thực hiện nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục công nông hoá.
3. Lực lượng cách mạng
Toàn thể dân tộc Việt Nam, cương lĩnh chủ trương thu phục tập hợp quần chúng
nông dân, công nhân khỏi ảnh hưởng tư sản, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo cách
mạng dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo đất nước. Đối với phú nông, tiểu chủ, tư
bản Việt Nam chưa rõ mặt phản động thì lôi kéo họ về phía cách mạng hoặc làm cho họ
trung lập. Lực lượng nào tỏ rõ bộ mặt phản cách mạng thì cần phải đánh đổ.
4. Lãnh đạo cách mạng
Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt
Nam
5. Đoàn kết quốc tế
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới do đó phải liên kết với
cách mạng thế giới nhất là cách mạng vô sản Pháp.
* Nhận xét:
- Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam.
- Phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới, giải quyết được đường lối và giai cấp

lãnh đạo đã trở thành ngọn cờ tập hợp các tầng lớp cách mạng, đấu tranh chống Pháp.
- Cương lĩnh đánh dấu bước phát triển về chất của cách mạng Việt Nam chứng tỏ
giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi.
II .Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền và lãnh đạo 2 cuộc kháng
chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 5: Nội dung hội nghị trung ương lần thứ nhất (10-1930) và bản luận cương
chính trị?
Trả lời:
a. Khái quát về hội nghị Trung Ương lần thứ nhất từ 27 đến 31/10/1930. Diễn ra
tại Hương Cảng Trung Quốc, do Trần Phú chủ trì đã kiện toàn được ban tổ chức của
Đảng, bầu được ban lãnh đạo Trung ương do Trần Phú làm tổng bí thư.
b. Nội dung Luận cương:
20
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần
tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc được tiến hành song song với đánh đổ phong kiến.
Về lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân.
Về phương pháp cách mạng: Võ trang bạo động để giành chính quyền
Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Đông
Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới và phải mật thiết liên lạc với
phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng
cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu
cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập
trung, mật thiết liên hệ với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành.
 Ý nghĩa của Luận cương: Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 với việc thông
qua Luận cương chính trị đã khẳng định những vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng
mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu, như: vai trò lãnh đạo của Đảng

Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân
quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người
cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau; lực lượng chính
của cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, trong đó giai cấp công nhân là
lực lượng lãnh đạo cách mạng; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành
chính quyền; cách mạng Việt Nam có liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
Bên cạnh đó, Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 có hạn chế là chưa chỉ ra được
mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, từ đó không
đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, đánh giá chưa khách quan vai trò và thái độ
cách mạng của tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc cũng như một bộ phận
địa chủ nhỏ. Sở dĩ có hạn chế đó là do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-
1930 chưa nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, vận
dụng máy móc đường lối của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh nước ta; chưa nhận thức
rõ những quan điểm sáng tạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra trong các văn
kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.
21
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
Những hạn chế ấy được Đảng ta từng bước khắc phục, bổ khuyết trong tiến trình
cách mạng Việt Nam.
Câu 6: Trình bày nội dung chuyển hướng chủ trương của Đảng trong 3 hội nghị
Trung ương (hội nghị trung ương VI,VII,VIII) ( từ năm 1939-1941)?
Trả lời:
1- Khái quát hoàn cảnh lịch sử thời kỳ 1939, 1941
*) hoàn cảnh lịch sử thế giới:
- 1/3/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngay khi chiến tranh nổ ra chính
phủ pháp tham chiến.
- 1940 Đức tấn công pháp, pháp bại trận chính phủ mặt trận nhân dân pháp bị tan vỡ,
ĐCS pháp chịu nhiều tổn thất.
*) hoàn cảnh lịch sử trong nước

- Ngay khi chiến tranh nổ ra lực lượng pháp thống trị ở Đông Dương đã thủ tiêu mọi
quyền tự do dân chủ của người dân mở ra các cuộc tấn công vào ĐCS, tăng cường bóc
lột về kinh tế, đàn áp về chính trị.
- 22/9/1940 Nhật tấn công Đông Dương. Nhật-Pháp bắt tay với nhau để thống trị
nhân dân Đông Dương. Chính sách thống trị của Pháp Nhật đè nặng lên vai nhân dân
Đông Dương, thúc đẩy mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt ở Đông Dương đòi hỏi phải
giải quyết
2. Nội dung chuyển hướng của 3 hội nghị
+ Tại các hội nghị TW Đảng đều xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm
vụ quan trọng nhất.
+ Tạm gác lại vấn đề ruộng đất để tập trung được lực lượng để giải phóng dân tộc.
. Đây là nội dung quan trọng nhấttrong chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược của Đảng thời kỳ 1939-1945
+ Tập hợp lực lượng: Các hội nghị đều chủ trương xây dựng, phát triển mặt trận
thống nhất để đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp để giải phóng dân tộc.
+ Thay đổi hình thức đấu tranh từ công khai hợp pháp, bán hợp pháp sang đấu tranh
chính trị bí mật và tích cực chuẩn bị vũ trang đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách
mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
22
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trong tâm của đảng
và nhân dân trong giai đoạn hiện tại.
Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi cần phải ra sức phát triển lực lượng.
BCHTW chỉ rõ việc “chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của đảng ta và nhân
dân ta trong giai đoạn hiện tại”. BCH xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở
nước ta, còn đặc biệt chú trọng xây dựng đảng nhằm nâng cao nguồn lực tổ chức và
lãnh đạo của đảng.
+ Vấn đề quyền dân tộc tự quyết.
 kết luận: Đây là các chủ trương đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, làm tiền đề

cho cuộc giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi.
Câu 7: Đường lối kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn đầu ()?
Trả lời:
a. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta: Tập trung trong 3 văn kiện.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, t/giả chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến của ban thường vụ TW Đảng
- Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Đ/c Trường Chinh
*) Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập
thống nhất.
*) Tính chất của cuộc kháng chiến: cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng
và tính chất dân chủ mới.
*) Nhiệm vụ: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ nóng bỏng nhất, cấp bách nhất.
*) Tư tưởng chỉ đạo của cuộc kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, lâu dài trường kì và
tự lực cánh sinh(dựa vào sức mình là chính).
- Toàn dân: kháng chiến do nhân dân tiến hành, làm cho toàn dân tham gia kháng
chiến và phục vụ kháng chiến.
- Toàn diện: Kháng chiến đánh địch trên tất cả các mặt trận, kinh tế, chính trị, ngoại
giao, quân sự… trong đó quân sự là mặt trận là quan trọng hàng đầu. Cụ thể;
+ Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nhân dân các nước Đông
Dương. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên
thế giới.
23
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Về quân sự: Ta thực hiện chiến lược đánh lâu dài nhưng trong từng chiến dịch thì
có những chiến thuật cụ thể và phải đánh nhanh thắng nhanh, tránh tỏn hao về lực
lượng. Ta dùng lối đánh du kích, đây là lối đánh của toàn dân, từ chiến tranh du kích sẽ
phát triển lên chiến tranh chính quy.
+ Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế kháng chiến đảm bảo tự cung tự cấp về mọi mặt,
thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
+ Về văn hóa: Đánh đổ văn hóa ngu dân, xây dựng nền văn hóa mới, bài trừ mê tín

dị đoan.
- Kháng chiến lâu dài, trường kì: vừa đánh, vừa xây dựng lực lượng của ta, từng
bước làm biến đổi tương quan lực lượng của ta và địch để tiến lên giành thắng lợi, về cơ
bản thì cuộc kháng chiến của ta trải qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, tổng phản
công.
- Dựa vào sức mình là chính: phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện để thực hiện
trường kì kháng chiến. Đồng thời hết sức tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của quốc tế,
coi cách mạng việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
b.Ý nghĩa: Việc đề ra và tiếp tục hoàn thiện đường lối dài, đến những thắng lợi to
lớn của chúng ta sau này =>thể hiện vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng. Buộc pháp phải
công nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, giải phóng
hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên CNXH làm căn cứ địa hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam =>tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân,
tăng uy tín của việt nam trên trường quốc tế.
Câu 8: Khái quát hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau năm 1945 và chủ trương thực
hiện 2 chiến lược cách mạng được thông qua tại đại hội 3 (9/1960)?
Trả lời:
a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng 8:
Kết thúc hiệp định Giơ- ne-vơ Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng(từ vĩ tuyến 17
trở ra phía bắc). Từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thì đế quốc Mỹ đã tiến hành lập 1 chính
quyền tay sai biến nước ta thành thuộc địa.
- Thuận lợi:
24
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
+ Thế giới: trên thế giới hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình
thành. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một
dòng thác cách mạng. phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.
+ Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ trung
ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Lực lượng vữ
trang nhân dân được tằng cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ

chính phủ VN dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
- Khó khăn: do hậu quả của chế độ cũ để lại như nạ đói, nạ dột rất nặng nề, ngân quỹ
quốc gia trống rỗng. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công
nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
 Cần tìm ra phương hướng
b. Nội dung đại hội Đảng 3 đề ra 2 chiến lược cách mạng:
+ Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, biến miền bắc làm căn
cứ địa, hậu phương cho Miền nam.
+ Hai là, giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc mỹ và bọn tay sai thực
hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
- Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện mục tiêu chung nên “hai
nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn
nhau”.
- Vai trò vị trí của mỗi chiến lược cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ
căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền nam, chuẩn bị cho nước đi lên
chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vao trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn
bộ cách mạng VN và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc mỹ và bè lũ tay
sai, thực hiện hào bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước.
. Rút ra ý nghĩa: Chủ trương của Đảng trong đại hội TW Đảng 3 này thể hiện tinh
thần độc lập, tự chủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Các chủ trương này là phù hợp
giành được thắng lợi năm 1975.
25
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
Câu 9: Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng tổ quốc từ năm 1975 đến nay.
Trả lời:
a. Phân tích đường lối đổi mới kinh tế của Đảng được thông qua tại đại hội

Đảng lần thứ 6 (12/1986).
+ Khái quát tình hình kinh tế của nước ta sau năm 1975:, Việt Nam đang khủng
hoảng kinh tế trầm trọng: Tỷ lệ lạm phát cao chưa từng có 774,7% và 3 triệu người VN
thiếu đói thường xuyên.
 Khẳng định: Trong tình trạng này Đảng cần phải quan tâm đổi mới kinh tế.
+ Nội dung Đại hội đảng 6 phương hướng của chính sách kinh tế
Trước hết, đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành
nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết
cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). Đại hội xác định phải “Tập trung sức phát triển
nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước tiến lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”; công nghiệp nặng thì “phải nhằm phục vụ các mục tiêu
kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền
đề cho sự phát triển kinh tế trong chặng đường tiếp theo”…
- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm;
chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. Chương trình lương thực
thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cây
lúa ở những nơi có điều kiện, phấn đấu tăng diện tích ruộng đất sử dụng của cả nước. Ở
những nơi có điều kiện phải thực hiện khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt;
phải coi trọng cả lúa và màu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng đàn gia súc, gia cầm,
áp dụng rộng rãi mô hình VAC để nâng cao hiệu quả sản xuất…
+ Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN sao cho phù hợp với sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Như vậy thì nền kinh tế phải chuyển sang nền kinh tế nhiều
thành phần. Đại hội chỉ rõ, quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế XHCN,
trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các
thành phần kinh tế khác.
b. Đại hội Đảng 8: Quan điểm của Đại hội Đảng 8:
- Đại hội xác định mục tiêu, từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại với:

×