Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học phụ khánh – hạ hòa phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.66 KB, 14 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, công nghệ, thông tin phát
triển như vũ bão. Nhân loại đang tiến vào thế kỷ XXI bằng sự cạnh tranh
trong nền kinh tế tri thức. Việt Nam chúng ta đang từng bước vững chắc tiến
trên con đường chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng nghèo nàn lạc hậu tiến tới Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố.
Mục tiêu chung của tồn Đảng, toàn dân ta là xây dựng một nước Việt
Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để
thực hiện được mục tiêu ấy Đảng và Nhà nước ta chọn giải pháp thiết thực
và bền vững là thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đặt giáo dục đào tạo
vào vị trí cao. Mục tiêu giáo dục đào tạo phải hướng vào đào tạo những con
người năng động, sáng tạo, làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất
cao, thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng và tốc độ nhanh của xã hội.
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được
đề cập và bàn luận sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Những năm gần đây định
hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích
cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Là cán bộ quản lý ở một trường Tiểu học, bản thân tơi ln trăn trở,
tìm tòi các biện pháp tốt nhất nhằm giúp học sinh tham gia một cách tích
cực, chủ động vào học tập, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.
Tơi nhận thấy một trong các yếu tố quyết định đến việc đổi mới phương
pháp dạy và học có hiệu quả là việc nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị
đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình cơng tác quản lý ở trường Tiểu học Phụ Khánh, tôi
nhận thấy chất lượng học tập của các em học sinh của trường chưa cao do rất
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân lớn là một bộ phận giáo viên

1


chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích cực khai thác và sử


dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Đó là điều làm cho tơi trăn trở suy
nghĩ tìm ra giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy: đó là phải đổi
mới phương pháp dạy học, phải tích cực sử dụng thiết bị dạy học trong các
giờ học. Qua thời gian làm công tác quản lý ở trường từ năm học 2008-2009
đến nay, bản thân tôi đã cố gắng làm việc, đưa ra một số biện pháp nhằm chỉ
đạo việc sử dụng thiết bị dạy học nâng cao chất lượng giáo dục bước đầu thu
được kết quả. Tôi xin được viết một số kinh nghiệm của bản thân về "Chỉ
đạo sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường
tiểu học Phụ Khánh – Hạ Hòa - Phú Thọ" cùng đồng nghiệp trao đổi và
tham khảo.

2


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta tiến hành Công nghiệp hoá Hiện đại hoá phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước yêu cầu địi hỏi từ cơng
cuộc xây dựng đất nước đó, nhà trường chúng ta phải thực hiện tốt nhiệm vụ
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Vì vậy, phải thực
hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học
đặc biệt là việc tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy
học.
Thiết bị dạy học là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết được
huy động vào việc dạy học, giáo dục của giáo viên và học tập, tự giáo dục
của học sinh.
Thiết bị dạy học gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp,
thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các
thiết bị khác… nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Thiết bị dạy học phát huy tính năng, tác dụng khác nhau trong quá
trình dạy học và giáo dục.
Thiết bị dạy học có vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng thì quá trình nhận thức của con người nói chung, của học sinh nói
riêng diễn ra theo quy trình: Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ
tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Như vậy trực quan sinh động là khâu đầu
tiên của quá trình nhận thức. Thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu này.

3


Muốn triển khai một nội dung và phương pháp giáo dục cần có thiết bị
dạy học, khi đó nó đứng vai trò hỗ trợ. Thiết bị dạy học tạo ra sự hứng thú, là
cầu nối giữa lý thuyết và thực hành.
Thiết bị dạy học vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng
của nhận thức. Sử dụng, phát huy lợi thế của thiết bị dạy học hoàn toàn phù
hợp với phương pháp dạy học, phương pháp dạy học mới trong đó người học
là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục, là đối tượng chủ động tiếp thu
tri thức chứ không phải chỉ là nghe, nhớ và cố hiểu những lý thuyết, những
tri thức khô khan một cách thụ động.
Thiết bị dạy học đảm bảo chất lượng dạy và học. Xuất phát từ đặc
trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người nói chung, học sinh nói
riêng thì vấn đề được quan sát, được thao tác trên vật thật hoặc vật mô phỏng
sẽ là con đường ngắn nhất của nhận thức. Như vậy vấn đề tạo cơ hội cho học
sinh được trực quan, được thực hành là hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu
cầu này, vấn đề trang thiết bị dạy học càng đa dạng, phong phú bao nhiêu
càng tốt bấy nhiêu.
Thiết bị dạy học giúp cho giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời
gian, lượng kiến thức được truyền tải nhiều hơn, hấp dẫn và mang tính

thuyết phục, đảm bảo tính bền vững; giúp cho việc giáo dục nhân cách cho
học sinh hiệu quả và toàn diện.
Khi sử dụng thiết bị dạy học cần đảm bảo những nguyên tắc: Sử dụng
đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ và sử dụng thành công.
Điều 2 - Luật giáo dục ghi rõ: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Muốn thực

4


hiện được mục tiêu này, học sinh phải được giáo dục ngay từ bậc Mầm non,
Tiểu học một cách toàn diện, giáo dục phải đầy đủ về nội dung, phong phú
về cách thức. Chính vì vậy mà vấn đề cần có và sử dụng hiệu quả thiết bị
dạy học là một tất yếu. Phát huy những lợi thế của thiết bị dạy học sẽ đem
hiệu quả cao trong giáo dục nhân cách học sinh.
2. Thực trạng của Trường tiểu học Phụ Khánh:
Trường Tiểu học Phụ Khánh đóng tại khu 2 xã Phụ Khánh, Hạ Hịa,
Phú Thọ có khn viên với tổng diện tích là: 4 480,94 m 2 bình qn khoảng
23 m2/ 1 học sinh với 08 phòng học và có đầy đủ các phịng chức năng. Có
sân chơi, bãi tập cho học sinh với diện tích 1 500 m 2. Cơ sở vật chất của nhà
trường bảo đảm theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Số lượng học sinh năm học 2012-2013 là 210 học sinh (92 học sinh
nữ) với 09 lớp: Lớp Một: 02 lớp = 49 học sinh;
Lớp Hai: 02 lớp = 44 học sinh;
Lớp Ba: 02 lớp = 39 học sinh;
Lớp Bốn: 01 lớp = 36 học sinh;
Lớp Năm: 02 lớp = 42 học sinh.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng: 12 giáo viên trong đó: có 10 giáo
viên Tiểu học, 1giáo viên Âm nhạc, 1 giáo viên Mỹ Thuật. 100% giáo viên
đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn là giáo viên trẻ, mới ra trường nên
nhiều giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng
sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế. Cụ thể, giáo viên còn nhiều bất cập
trong nghiệp vụ sư phạm, thể hiện qua các kỹ năng phân tích, lựa chọn kiến
thức cơ bản và trọng tâm; các kỹ năng xác định, lựa chọn và sử dụng PPDH
bộ môn; kỹ năng hướng dẫn cách thức cho học sinh học tập; kỹ năng kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới ...

5


Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành cơng nhưng còn
nhiều bất cập, còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học.
Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, địi hỏi tồn ngành giáo
dục chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt
để phương pháp dạy học, nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trong
các giờ dạy. Việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các trường
phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả và chất lượng.
Đối với các em học sinh đại đa số là ngoan nhưng các em vẫn quen
lối học cũ thụ động, thậm chí ỷ lại, lười học. Vì vậy phải tăng cường đổi
mới phương pháp dạy học, phải tăng cường tổ chức các hoạt động sử dụng
thiết bị dạy học để thu hút các em tích cực tham gia vào các hoạt động do
giáo viên tổ chức, rèn luyện kỹ năng thực hành cho các em, giúp các em nắm
vững bài nhanh để nâng cao chất lượng học tập.
Để khắc phục dần những khó khăn nêu trên người cán bộ quản lý cần
tìm những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị

dạy học trong các giờ dạy ở nhà trường.
3. Các biện pháp đã tiến hành chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học:
Bước 1: Bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được đầy đủ, đúng đắn
vai trò của thiết bị dạy học trong nhà trường.
Giúp cho giáo viên nhận thức rõ: Thiết bị dạy học là một thành tố của
q trình dạy học, có mối quan hệ tương hỗ với các thành tố khác trong quá
trình dạy học; là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với
hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”; là tiền đề để góp phần đổi mới phương
pháp dạy học; là điều kiện để thực hiện nội dung và phương pháp dạy học.

6


Bước 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học có
hiệu quả.
- Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho
từng tuần, từng tháng.
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách thiết bị thực hiện đúng kế hoạch.
Bước 3: Bồi dưỡng đội ngũ:
* Bồi dưỡng về nhận thức:
- Triển khai các văn bản để giáo viên hiểu biết và nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn.
- Tổ chức quán triệt để giáo viên thấy rõ vai trò, tác dụng của thiết bị
dạy học.
- Tích cực tự làm thiết bị dạy học.
- Học tập cách đánh giá giờ dạy, hiệu quả sử dụng thiết bị để giáo viên
nắm chắc và thực hiện.
* Bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học:
- Hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy
học.

- Cán bộ thiết bị biết tổ chức sắp đặt thiết bị hợp lý, đảm bảo: Dễ thấy,
dễ lấy, tiện dùng.
* Bồi dưỡng cán bộ phụ trách thiết bị:
- Có năng lực chun mơn vững.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, nên ổn định qua nhiều năm.
- Nghiệp vụ công tác tương đối vững, biết tổ chức sắp đặt hợp lý, đảm bảo:
Dễ thấy, dễ lấy, tiện dùng. Biết vệ sinh ngăn nắp, theo dõi mượn, trả chặt
chẽ, biết tư vấn cho người sử dụng (trong điều kiện có thể). Biết tham gia
vào q trình quản lý, kiểm tra.
Bước 4: Phát huy vai trò của tổ chuyên môn:

7


- Tổ chun mơn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ trung tâm của nhà trường, góp phần quyết định đến việc nâng cao
chất lượng đào tạo con người.
- Tổ chuyên môn cần đi sâu các chuyên đề về sử dụng hiệu quả TBDH
trong giờ dạy.
- Phát động, thi đua tự làm đồ dùng dạy học trong tổ chuyên môn.
- Thảo luận trao đổi, tiến hành thực hiện những thí nghiệm khó để giáo
viên có kỹ năng sử dụng.
* Cách thức tiến hành bồi dưỡng ở tổ chuyên môn:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng.
- Trao đổi, học tập lý thuyết.
- Phân công người chuẩn bị, báo cáo các chuyên đề.
- Tiến hành dạy thực nghiệm.
- Tổng kết rút kinh nghiệm, thống nhất cách thực hiện.
- Thảo luận trao đổi, tiến hành thực hiện những thí nghiệm khó để giáo
viên có kỹ năng sử dụng.

- Hướng dẫn học sinh đổi mới cách học: Cần phải biết tham gia vào
các hoạt động, các thao thác trong giờ học do giáo viên hướng dẫn.
Bước 5: Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả:
Từ trước tới nay các nhà quản lý đã đưa ra tiêu chí cần quản lý tốt cơ
sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học nhưng chưa quan tâm nhiều đến
công tác quản lý tốt việc khai thác, sử dụng thiết bị, phương tiện kỹ thuật
phục vụ cho việc dạy và học. Để làm tốt việc này, người quản lý phải đưa ra
những nội quy, quy định có tính nguyên tắc như: Chống dạy chay trong các
giờ học.
Ngoài chỉ đạo việc khai thác sử dụng thiết bị của giáo viên trên giáo
án người cán bộ quản lý cịn có nhiều hình thức quản lý khác: Quản lý trên
hệ thống sổ mượn, trả thiết bị; qua kiểm tra, dự giờ đột xuất, theo kế hoạch;

8


qua tổ chuyên môn; qua đánh giá chéo giữa các giáo viên, giáo viên tự đánh
giá mình; qua trao đổi, phỏng vấn học sinh.
Bước 6: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất:
Cần làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền để xây dựng đủ cơ sở
vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đủ phòng làm việc: Để hội họp,
trao đổi công tác chuyên môn. chuẩn bị tập dượt sử dụng đồ dùng, làm trước
thí nghiệm.
Có phịng bảo quản và trưng bày thiết bị để tạo điều kiện cho giáo
viên thuận tiện mượn trả.
Có tủ, giá để bảo quản và trưng bày thiết bị một cách khoa học.
Tăng cường bổ sung thiết bị còn thiếu, thiết bị kém chất lượng đã bị
thanh lý.
Bước 7: Công tác kiểm tra đánh giá:
- Tổ chức tốt việc kiểm tra nội bộ, kết hợp với thanh tra từ bên ngoài,

nhằm đánh giá sát tình trạng sử dụng thiết bị và hiệu quả sử dụng thiết bị.
- Có hệ thống hồ sơ sổ sách để theo dõi, đánh giá đúng quy định.
- Áp dụng chặt chẽ quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Nếu
giáo viên không sử dụng thiết bị dạy học mà trong phịng thiết bị có thì giờ
dạy đó xếp loại không đạt yêu cầu.
Bước 8: Công tác bảo quản:
Cần phải chú ý tăng cường công tác bảo quản thì mới có thể sử dụng
thiết bị dạy học được nhiều năm, bảo quản tốt thì chất lượng thiết bị dạy học
mới được lâu bền. Vậy chúng ta cần chú ý thực hiện mượn, trả đúng quy
định. Cán bộ thiết bị thường xuyên theo dõi chặt chẽ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
a. Với giáo viên:

9


Qua thực hiện các biện pháp chỉ đạo ở trường Tiểu học Phụ Khánh
chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của đội ngũ giáo viên tăng lên
rõ rệt, hiệu quả giáo dục của nhà trường từng bước được nâng cao, điều đó
đã được thể hiện rõ trên bảng số liệu về kết quả xếp loại giáo viên sử dụng
TBDH dưới đây:
Năm

TS

Kết quả xếp loại sử dụng TBDH
Giáo viên giỏi
T
K
TB

Y
GV
Trường Huyện Tỉnh
TS % TS % TS % TS %

học
20102011
20112012

b. Với học sinh:
Học sinh có tâm lý thích đến trường, thích tham gia vào q trình học
tập. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo, giờ học sơi nổi. Khắc phục được
tình trạng lười học, ỷ nại. Có kỹ năng thực hành, làm việc khoa học, có kỹ
thật, có kỷ luật. nắm bắt kiến thức nhanh nhạy hơn.
*Về chất lượng giáo dục:
Năm học

TS
HS

Giỏi
TS

Khá
%

TS

%


TBình
TS
%

Yếu
TS
%

2010- 2011
2011-2012
Sở dĩ có kết quả trên là do các em được tham gia nhiều vào hoạt động
học tập và sử dụng thiết bị học tập khác nhau.
Kết thúc các năm học, nhà trường đều được Phòng GD&ĐT Hạ Hòa
đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường đạt loại tốt.

10


Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã đem lại tác dụng to lớn: Về
nhận thức, giáo viên tự nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học
trong một giờ lên lớp. Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, trình độ chun
mơn và tay nghề được nâng cao.
Để có được phong trào tự giác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả
trong giáo viên thì mỗi cá nhân phải có ý thức tự học, tự rèn luyện để trở
thành một nhân tố tích cực, giúp đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng. Hiệu
quả sử dụng thiết bị dạy học đều tăng theo các năm, chất lượng và hiệu quả
trong giảng dạy và học tập nâng cao rõ rệt.
Từ việc được tiếp cận với thiết bị dạy và học, tỷ lệ học sinh hứng thú
học bài, không ngại học, không sợ học tăng lên. Giờ học sôi nổi, kết quả học
tập tốt hơn, giảm bớt sự vất vả cho giáo viên.

So sánh với năm học trước, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm, tỷ lệ học
sinh khá giỏi ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.
Như vậy có thể khẳng định rằng cơng tác bồi dưỡng nâng cao hiệu quả
sử dụng thiết bị dạy học là một vấn đề sống còn của mỗi nhà trường, áp dụng
một số biện pháp mà chúng tôi đã nêu ở trên đã cho hiệu quả rõ rệt.

11


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học nói thì đơn giản nhưng khi đi vào
thực tế cơng việc để có được hiệu quả như mong muốn thì lại là một vấn đề
lớn, cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành, cơ
quan chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể. Nhà trường có hồn
thành nhiệm vụ hay khơng, có đạt được những kết quả như mục tiêu đã đề ra
hay khơng chính là từ hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Chất
lượng sử dụng thiết bị dạy học quyết định đến kết quả hoạt động dạy học.
Thực tế cho thấy sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa
phương, các bậc cha mẹ học sinh nhiều hay ít cũng do bởi chất lượng dạy và
học.
Kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường đạt tới mức nào. Một trường
học mà trong đó thầy dạy tốt, trị học tốt thì rất cần các lực lượng giáo dục và
các nhà tài trợ quan tâm đầu tư bằng mọi khả năng cho phép.
Muốn vậy, nhà trường mà trực tiếp là người cán bộ quản lý phải biết
trăn trở nghiên cứu thực tiễn kết hợp với lý luận khoa học về công tác quản
lý thiết bị dạy học để khơng ngừng tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý nhà trường nói chung và cơng tác
quản lý thiết bị dạy học nói riêng.
Chính vì thế, đối với người quản lý trong trường tiểu học, cơng tác tổ

chức chỉ đạo chỉ có thực tiễn khơng thì chưa đủ mà phải biết kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, vừa cụ thể, vừa chính xác, vừa khoa học.
Đứng trước yêu cầu thực tế của tình hình xã hội hiện nay thì thực
trạng cơng tác quản lý thiết bị dạy học của nhà trường chúng tôi vẫn chưa
đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tôi tự xác định cho mình phải ln ln học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý, phải có sự vận dụng năng động,
sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường để góp phần đem

12


lại hiệu quả cao nhất trong công tác chỉ đạo nhà trường, nhất là trong việc
chỉ đạo chun mơn nói chung và chỉ đạo thiết bị dạy học nói riêng ở trường
Tiểu học Phụ Khánh – Hạ Hòa - Phú Thọ.
2. Kiến nghị:
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ:
Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo nên mở lớp bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thiết bị vào dịp hè, để mỗi giáo viên
đều được học tập bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng sử dụng thiết bị khi lên
lớp để việc sử dụng thiết bị dạy học tại các đơn vị trường học đạt hiệu quả
hơn. Cần đào tạo và phân bổ cán bộ thư viện, thiết bị chuyên trách cho các
trường học để việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả hơn.
* Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa:
Thường xuyên mở lớp chuyên đề, hội giảng để mọi giáo viên trong
các nhà trường được cọ sát học hỏi lẫn nhau, giao lưu trao đổi kinh nghiệm,
áp dụng có hiệu quả thiết bị dạy học theo phương pháp dạy học mới tại lớp,
trường mình cơng tác.
* Đối với Ủy ban nhân dân xã Phụ Khánh:
Cần liên kết phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong địa

phương, hỗ trợ cùng nhà trường tăng cường đẩy mạnh công tác xã hội hoá
giáo dục trên địa bàn. Giúp cho nhà trường làm tốt công tác mua sắm, bổ
sung thiết bị hàng năm...

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo: Hướng dẫn sử dung thiết bị dạy học - Hiệp
hội thiết bị giáo dục Việt nam.
2. Chỉ thị 40/CT của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
3. Điều lệ trường tiểu học( ban hành kèm theo TT số 41/2010/TTBGD&ĐT 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT.
4. Luật giáo dục ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Lao
động, năm 2010.
5. Lê Quỳnh: Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường - NXB Lao động xã
hội. Hà Nội, năm 2006.
6. Ngành giáo dục - Đào tạo thực hiện nghị quyết TW 2 ( Khoá VIII )
và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX - NXB Giáo dục. Hà Nội, 2002.
7. Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII - NXB Chính trị
quốc gia. Hà Nội, 1991.
8. Sở Giáo dục - Đào tạo: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2010 - 2011; 2011 - 2012.
9.Trường Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GD: Tài liệu giảng
dạy chương trình bồi dưỡng cơng tác QL thiết bị, thư viện, tài chính và kiểm
tra nội bộ trường TH.
10. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII - NXB Chính trị
quốc gia. Hà Nội, 1996.

14




×