Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản thơ cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ dạy - học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.27 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN THƠ CHO HỌC SINH
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIỜ DẠY-HỌC VĂN
Người thực hiện : Lương Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2013
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhà trường Trung học phổ thông, môn Ngữ văn cùng với các bộ
môn khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kỹ năng
nhất định. Việc tiếp nhận văn chương của học sinh trong nhà trường không hoàn
toàn giống với việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương đối với bạn đọc ngoài xã
hôi.Bởi việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương trong nhà trường mang tính tập
thể ( khác tính tự do, cá nhân của việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương
ngoài xã hội) và có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Chính vì vậy, lao động
của người giáo viên dạy Văn vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính sư phạm.
Đối với người giáo viên dạy Văn, việc dạy một tác phẩm văn chương
trong nhà trường là một trình tự chặt chẽ gồm nhiều thao tác thực hiện. Tất cả
các thao tác đều phải được đầu tư và thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là thao tác
đọc tác phẩm, nhất là thơ trữ tình. Đọc để thâm nhập vào thế giới cuộc sống
trong tác phẩm. Đọc khởi động tâm lý, tiếp nhận, gợi tưởng tượng. Đọc tạo
không khí
Trên thực tế, việc giảng dạy bộ môn Văn trong các trường phổ thông còn
nhiều bất cập. Hiện tượng học sinh xem nhẹ việc đọc tác phẩm còn nhiều dẫn
đến thiếu niềm đam mê, thậm chí hiểu sai văn bản.
Trong phạm vi thời gian ngắn ngủi của một tiết học, thời gian đọc tác
phẩm không nhiều. Vì vậy hướng dẫn học sinh cách đọc đúng ở mỗi thể loại thơ
trữ tình là cần thiết. Nếu đọc đúng học sinh sẽ rung động trước những gì tác


phẩm gợi ra. Sự chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội cái hay, cái đẹp của văn chương ở
học sinh vì vậy cũng chủ động hơn. Hiệu quả một giờ dạy - học văn vì vậy cũng
được nâng cao hơn.
Với những suy nghĩ như trên khiến tôi chọn đề tài "Rèn luyện kỹ năng đọc
văn bản thơ cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ dạy - học văn".
2
Phần hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
"Văn học là một môn nghệ thuật ngôn từ". Mỗi tác phẩm văn học chân
chính là kết quả của sự lao động sáng tạo của tác giả. Tất cả các yếu tố nghệ
thuật đều nằm trong dụng ý của nhà thơ, nhà văn.
Có ai đó nói rằng: Thơ là tiếng lòng được ngân lên khi nó đụng chạm tới
cuộc sống. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm Để lắng nghe được những
"tiếng lòng" ấy thì việc đọc thơ là rất quan trọng.
Thông thường quá trình đến với ý nghĩa của câu thơ người đọc phải đọc đi
đọc lại, đọc to, đọc thầm, có khi đọc ngân nga để lắng nghe thử xem nó gợi ra
cho mình cái gì là chính. Ngôn ngữ chỉ là ký hiệu chết cứng, phải thổi sự sống
cho nó bằng giọng đọc. Chính giọng đọc có khả năng gợi ra những cảm xúc mà
bình thường nhìn bằng mắt, ngay cả khi nghe bằng tâm tưởng có khi vẫn không
hiểu được, không cảm nổi.
Âm lượng giọng đọc ở mỗi thể loại thơ trữ tình, thậm chí ở mỗi bài thơ,
mỗi câu thơ là không giống nhau. Một phần tạo nên âm lượng đọc là ở cách ngắt
nhịp câu thơ.
II. Thực trạng đọc thơ trữ tình của học sinh Trung học phổ thông.
Thực tế giảng dạy tôi thấy rằng: Có rất nhiều học sinh chưa chú trọng
nhiều đến việc đọc tác phẩm thơ trữ tình. Đa số các em đọc các văn bản với
giọng đều đều giống nhau. Như thế sẽ không nắm bắt được tinh thần, giọng điệu
văn bản, cảm xúc của thi nhân. Để có giọng lên bổng, xuống trầm phù hợp cần
thiết phải đọc đúng nhịp điệu của câu thơ.
Điều đáng nói là khi ngắt nhịp không đúng sẽ dẫn đến cách hiểu ý thơ

nông cạn, hời hợt, thậm chí hiểu sai ý đồ nghệ thuật của tác giả.
3
III. Giải pháp
1. Thể thơ lục bát:
Thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4/2; hoặc 4/4 Điều cơ
bản mà nhịp thơ lục bát gợi ra là sự thiết tha ngọt ngào. Chẳng hạn khi dạy bài
"Ca dao yêu thương, tình nghĩa" cần phải đọc đúng nhịp để gợi ra được sự thiết
tha trong tình cảm của những chàng trai, cô gái:
1. Ước gì / sông rộng một gang
Bắc cầu / dải yếm / để chàng / sang chơi.
2. Ước gì / anh hoá ra gương
Để cho / em cứ / ngày thường / em soi.
Ước gì / anh hoá ra cơi
Để cho / em đựng / cau tươi / trầu vàng.
Tuy nhiên không phải lúc nào ở thể thơ này cũng được ngắt nhịp chẵn
thông thường đó. Ở một số câu nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả, cần lưu
ý học sinh đọc đúng.
Chẳng hạn câu:
Người lên ngựa / kẻ chia bào
Rừng phong / thu đã nhuốm màu quan san.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Nhiều em học sinh đã đọc sai, ngắt nhịp sai. Ở đây là khung cảnh chia li
giữa Thuý Kiều - Thúc Sinh. Câu lục cũng như bị bẻ gãy làm đôi 3/3 thể hiện rõ
sự chia biệt đó. Nếu học sinh đọc 2/2/2 là không đúng. Nhưng câu bát lại không
thể ngắt nhịp 3/3/2 mà phải là 2/6. Nếu ngắt 3/3/2 dẫn đến cách hiểu "thu" không
còn là chủ thể nữa mà trở thành định ngữ cho "rừng phong".
Hay đoạn thơ diễn tả tâm trạng Thuý Kiều trong đêm trao duyên cho em là
Thuý Vân:
Cậy em / em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa

Giữa đường / đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa / mặc em.
4
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Sự ngắt nhịp ở đây cũng không còn đều đặn 2/2/2 như đặc trưng thể loại
nữa. Các ngắt nhịp "cậy em" và "mặc em" đối lập 2/6 và 6/2 mà trọng tâm dồn
vào để làm cho nhịp thơ trĩu xuống. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nhấn
mạnh và ngừng lâu ở các nhịp này để tạo ra một không khí trang trọng và thiết bị
thuận lợi cho việc khai thác từ ngữ sau đó. Riêng dòng thơ sau phải hướng dẫn
học sinh đọc cho đúng nhịp ngắt:
Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa.
Nhịp ngắt gây cảm giác không suôn sẻ nếu không muốn nói là hơi gượng
gạo. Giá trị độc đáo của câu thơ chính lại ở chỗ đó. Song đây cũng là lý do giải
thích tại sao hầu như không có học sinh nào đọc đúng nhịp ngắt này. Chính cái
không bình thường ấy đã nói được phần nào cái quằn quại, đau đớn trong tình
cảnh hết sức trớ trêu: yêu tha thiết mà vẫn buộc lòng phải khước từ tình yêu.
Nhịp điệu không phải là tình cảm nhưng ngắt nhịp đúng chính là "đọc" được tình
cảm, tâm trạng của con người trong câu thơ, bài thơ.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được làm theo thể lục bát. Tinh thần chính
của toàn bài là ngắt nhịp chẵn. Tình nghĩa thuỷ chung gắn bó giữa người cán bộ
miền xuôi với đồng bào Việt Bắc một phần được gợi ra bởi giai điệu da diết của
bài thơ. Đây là một bài thơ khá dài, vì vậy cách tốt nhất là cho học sinh đọc và
phân tích từng đoạn. Ở đoạn thơ diễn tả khung cảnh chia tay giữa Trung ương
Đảng, Chính phủ với đồng bào Việt Bắc , câu cuối nhịp có khác:
Mình về / mình có nhớ ta /
Mười lăm năm ấy / thiết tha mặn nồng /
Mình về / mình có nhớ không /
Nhìn cây nhớ núi, / nhìn sông nhớ nguồn? /
Tiếng ai / tha thiết bên cồn /
Bâng khuâng trong dạ, / bồn chồn bước đi /

Áo chàm / đưa buổi phân li /
5
Cầm tay nhau / biết nói gì / hôm nay
Câu "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" nếu ngắt 2/6 hoặc 4/4 thì câu thơ
sẽ trở nên vô nghĩa. Trong buổi chia tay có nhiều điều muốn nói, nói sao cho
thoả, đành dùng ngôn ngữ đôi bàn tay. Vì vậy khi ngắt nhịp 3/3/2 (cầm tay nhau/
biết nói gì / hôm nay) sẽ hiện lên sự ngập ngừng, dùng dằng, quyến luyến, bịn
rịn giữa người đi - kẻ ở.
Hay như đoạn thơ sau, ta lại bắt gặp câu thơ có sự biến đổi nhịp 2/4 sang
nhịp 3/3:
Ta với mình / mình với ta.
Câu thơ được chia tách làm hai vế. Hai đại từ mình - ta được đảo vị trí cho
nhau tưởng rằng chia xa nhưng rất xoắn xuýt. Sự thay đổi nhịp điệu ở câu thơ
này thể hiện rất rõ, rất dễ nhận ra.
2. Thơ Đường luật:
Thơ Đường luật thường được làm theo một quy luật rất chặt chẽ: Có niêm,
có luật, có đối rất chỉnh Những bài thơ như "Thu vịnh" của Nguyễn Khuyến,
"Thu hứng" của Đỗ Phủ, "Thương vợ" của Trần Tế Xương giọng đọc phù hợp
nhất ở đây là sự vừa độ, đều đặn, đặc biệt phải tạo được chỗ ngừng nghỉ cuối
mỗi dòng thơ tương đương nhau về mặt thời gian.
Nhưng bài "Mời trầu" của Hồ Xuân Hương lại khác. Khi dạy bài này tôi
thấy đa số học sinh đọc với nhịp 4/3 và ngừng nhịp rất dài sau mỗi dòng thơ.
Theo tôi khi đọc bài thơ này cần đọc nhanh qua dòng thơ 1, 3 và ngừng nghỉ lâu
hơn ở dòng 2, 4. Câu 2 nhịp đã có biến đổi , không còn nhịp 4/3 thông thường
mà là nhịp 1/3/3:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi /
Này / của Xuân Hương / mới quệt rồi //
Có phải duyên nhau / thì thắm lại /
Đừng xanh như lá / bạc như vôi //

6
(Hồ Xuân Hương)
Xuân Hương được xem như là một "hiện tượng" trong làng thơ Trung đại
Việt Nam. Đây là một hồn thơ luôn phá cách: phá cách trong ý tưởng và phá
cách trong lối thể hiện. Cá tính mà người phụ nữ muốn khẳng định một phần
được thể hiện ở nhịp thơ ngắn, mạnh và quả quyết: "Này". Nếu đọc ngắt nhịp 4/3
sẽ không thấy được điều ấy. Mặt khác chính xu thế cắt dòng như được "duỗi" ra
ấy là để dung hoà giữa cái nhỏ mọn và thách thức, bình dị mà lớn lao trong tính
cách Xuân Hương.
Tương tự ở bài "Tự tình" (bài II) của nữ sĩ Xuân Hương cũng cần lưu ý
cách ngắt nhịp ở câu thơ thứ 2, thứ 3, thứ 4:
Tự tình
(Bài II)
Đêm khuya văng vẳng / trống canh dồn /
Trơ / cái hồng nhan / với nước non //
Chén rượu hương đưa / say / lại tỉnh /
Vầng trăng bóng xế / khuyết chưa tròn //
Xiên ngang mặt đất, / rêu từng đám /
Đâm toạc chân mây / đá mấy hòn //
Ngán nỗi xuân đi / xuân lại lại, /
Mảnh tình san sẻ / tí con con !
(Xuân Hương)
Tâm trạng Xuân Hương được đặt trong cảnh ngộ hết sức éo le: một mình
trơ trọi, phòng không gối chiếc trong đêm khuya thanh vắng. Ở câu thơ thứ 2,
nhà thơ có dụng ý đảo từ "trơ" lên đầu câu để hiện rõ cái cô đơn, trơ trọi đó. Bởi
thế theo tôi cần phải ngắt nhịp sau từ" trơ" để thấy được cái uất ức trong lòng thi
nhân. Ở câu 3 cần ngắt nhịp sau từ "say" để được sống với nhân vật trữ tình. Nữ
thi sĩ muốn nhờ rượu để say, để quên đi tất cả. Nhưng rút cuộc vẫn không. "Say"
rồi lại "tỉnh". Rõ ràng thi nhân rất bức bối mà không giải toả nổi.
7

3. Thơ tự do:
Thơ tự do là thể thơ không qui định niêm, luật, đối giống thơ Đường luật
nên cần một sự linh hoạt uyển chuyển giọng điệu khi đọc.
Nói rằng thơ mới là thơ tự do nhưng không có nghĩa là gặp bài thơ nào
cũng đọc liên tục ào ạt mà không quan tâm đến đặc trưng của dòng thơ. Xin gợi
ý một cách đọc của đoạn thơ cuối bài "Vội vàng" như sau:
Ta muốn ôm /
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn //
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn /
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu /
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều /
Và non nước / và cây và cỏ rạng /
Cho chếnh choáng mùi thơm / cho đã đầy ánh sáng /
Cho no nê thanh sắc của thời tươi /
Hỡi xuân hồng / ta muốn cắn vào ngươi.
Bài thơ "Vội vàng" chính là minh chứng tiêu biểu cho sự chuyển đổi nhịp
điệu, giọng điệu trong một bài thơ: Nhanh, dồn dập - dàn trải, suy tư - hối hả, vồ
vập. Đoạn cuối, cảm xúc thi nhân được đẩy lên cao trào. Đọc đúng nhịp điệu là
phần nào đã gợi ra được tâm trạng vội vàng, cuống quýt của nhà thơ. Câu cuối
phải ngắt nhịp 3/5 nhấn mạnh để thấy sự mạnh mẽ, táo bạo cả trong ý tưởng và
trong xúc cảm của nhà thơ.
Bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một bài thơ xuất sắc trong
phong trào thơ mới. Tiếng thơ đau thương phần nào cũng được thể hiện qua nhịp
điệu thiết tha, khắc khoải:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? /
Nhìn nắng hàng cau / nằng mới lên /
Vườn ai mướt quá / xanh như ngọc /
8
Lá trúc che ngang mặt chữ điền /
Gió theo lối gió, / mây đường mây /

Dòng nước buồn thiu / hoa bắp lay /
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó /
Có chở trăng về kịp tối nay ?/
Mơ khách đường xa / khách đường xa /
Áo em trắng quá / nhìn không ra /
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh /
Ai biết tình ai / có đậm đà ?
Cõi thực và cõi mộng cứ đan cài vào nhau. Cái thực tại và ảo giác chập
chờn khiến thi nhân đau đớn. Khát vọng sống, khát vọng về một tình yêu trong
trắng, tinh khôi mong manh, chấp chới khi cái chết đã liền kề. Mặc cảm chia lìa
để lại dấu ấn qua cách ngắt nhịp như bẻ gãy cả câu thơ: Gió theo lối gió / mây
đường mây; Mơ khách đường xa, / khách đường xa.
"Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là bài thơ chất đầy tâm trạng. Có nhiều
học sinh đọc bài thơ với giọng đều đều, chỉ ngắt nhịp ở cuối mỗi câu thơ. Như
thế sẽ không thấy được cảm xúc đứt nối nhưng liền mạch trong tâm trạng thi
nhân. Phải đọc đúng tiết tấu thơ để sống với nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Thậm chí với bài thơ này có thể cho học sinh ngâm để cảm nhận sâu sắc hơn nội
tâm nhân vật trữ tình.
Cũng như "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, "Tiếng hát con tàu" của
Chế Lan Viên có rất nhiều câu hỏi tu từ được cất lên. Mỗi câu thơ có hình thức
hỏi là điểm nhấn. Giáo viên cần lưu ý học sinh cách đọc để xoáy sâu vào những
trăn trở của người viết. Ngay khổ thơ đề từ đã mang cảm xúc chung của cả bài
thơ. Sau khổ thơ đề từ, mạch thơ cứ thế tuôn chảy.
Xin trích đọc khổ thơ đề từ như sau:
9
Tây Bắc ư? / có riêng gì Tây Bắc /
Khi lòng ta đã hoá những con tàu /
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát /
Tâm hồn ta là Tây Bắc, / chứ còn đâu.
Toàn bài thơ có những câu được ngắt nhịp 3/5, có những câu đến cuối

dòng mới ngừng nghỉ Chất trữ tình - triết luận trong hồn thơ Chế Lan Viên
đem đến giai điệu lúc hối thúc, lúc dàn trải như thế. Qua cách đọc cũng sẽ giúp
học sinh cảm được cái hay, cái đẹp trong hình tượng thơ Chế Lan Viên.
Còn đối với những bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn như "Sóng" của
Xuân Quỳnh thì phương pháp đọc hiệu quả nhất là ngắt nhịp cuối mỗi dòng thơ
và sự ngừng nghỉ cuối mỗi dòng phải nhanh, cuối mỗi khổ thì lâu hơn. Cụ thể
như sau:
Dữ dội và dịu êm /
Ồn ào và lặng lẽ /
Sông không hiểu nổi mình /
Sóng tìm ra tận bể //
Ôi con sóng ngày xưa /
Và ngày sau vẫn thế /
Nỗi khát vọng tình yêu /
Bồi hồi trong ngực trẻ //
(Sóng-Xuân Quỳnh)
Khi ngắt nhịp đúng đặc trưng của thể loại như thế sẽ giúp ta hình dung hết
lớp sóng nọ đến lớp sóng kia cuồn cuộn, ào ạt. Đó cũng chính là con sóng lòng
trào dâng nỗi khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.Ngay nhan
đề bài thơ đã gợi ấn tượng về những con sóng.Hai hình tượng "Sóng" và
10
"Em"lúc song hành, lúc hoà nhập vào với nhau .Nhịp thơ càng về cuối càng dồn
dập,thể hiện nỗi khát khao càng lớn.
4. Kiểm nghiệm:
Mục đích của thử nghiệm ở đây là khảo sát khả năng biết đọc đúng nhịp
điệu thơ trữ tình trước và sau khi có định hướng của giáo viên. Trong quá trình
giảng dạy, tôi đã lưu tâm đến thao tác đọc của học sinh, từ đó điều chỉnh kịp
thời. Vì điều kiện thời gian nên mỗi lớp tôi chỉ khảo sát giọng đọc của 10 học
sinh.
Đoạn thơ đưa ra thử nghiệm được ngắt nhịp như sau:

Cậy em / em có chịu lời /
Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa /
Giữa đường đứt gánh tương tư /
Keo loan chắp mối tơ thừa / mặc em.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Sau đây là kết quả thử nghiệm:
Kết quả học sinh đọc khi chưa có định hướng đọc của giáo viên:
Lớp Số HS tham gia Đọc đúng Đọc sai Tỉ lệ đọc đúng
C4 10 2 8 20 %
C8 10 2 8 20 %
C10 10 4 6 40 %
Kết quả học sinh đọc sau nhận xét và đọc mẫu của giáo viên:
Lớp Số HS tham gia Đọc đúng Đọc sai Tỉ lệ đọc đúng
C4 10 10 0 100 %
C8 10 10 0 100 %
C10 10 10 0 100 %
Khảo sát sự tiếp nhận văn bản ở học sinh sau đọc - hiểu là: 100% học sinh
đạt yêu cầu.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
11
Giảng dạy một tiết văn thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Người giáo
viên dạy Văn không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng mà còn
góp phần bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Muốn vậy cả thầy và trò đều phải
"sống" với tác phẩm, thực sự say mê, hứng thú trên con đường khám phá cái hay
cái đẹp của văn chương. Đọc đúng văn bản thơ không phải là chìa khoá vạn năng
nhưng theo tôi, nó sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả của một giờ giảng văn.
Tinh thần chung của đọc thơ là đọc theo đặc trưng của thể loại. Song cần
linh hoạt ở mỗi bài thơ, câu thơ. Có những câu thơ được ngắt nhịp khác thường
nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả, giáo viên cần lưu ý học sinh đọc đúng
mới hiểu hết được ý nghĩa của câu thơ. Đọc đúng chính là "bước đi" đầu tiên

trong hành trình khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.
Trên đây là một vài phương pháp tiếp cận để đọc đúng văn bản thơ trữ
tình của bản thân được đúc rút từ quá trình giảng dạy, tìm tòi và học hỏi. Thực tế
giảng dạy cho thấy: nâng cao khả năng đọc đúng văn bản thơ trữ tình cho học
sinh đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vấn đề đưa ra chắc còn nhiều
điều cần bổ sung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để có
được hiệu quả cao nhất trong giảng dạy bộ môn này.
Với nhiều trăn trở của bản thân, tôi có một số đề xuất như sau:
Nên tổ chức nhiều hơn các buổi ngoại khoá để tạo hứng thú cho học sinh
học văn.
Giáo viên giảng dạy trên lớp đánh giá cao sự chuẩn bị đọc tác phẩm ở nhà
của học sinh cũng như nhận xét, định hướng kịp thời cách đọc cho học sinh ở
trên lớp.
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2013
12
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Lương Thị Bình
13

×