Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vận dụng quy trình biên soạn đề kiểm tra vào một tiết kiểm tra của học sinh lớp 12 chuyên Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.72 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
VÀO 1 TIẾT KIỂM TRA CỦA HỌC SINH LỚP 12 SỬ

Người thực hiện: Tống Lê Mỹ Linh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị: Trường PTTH chuyên Lam Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2013
I/Đặt vấn đề:
I/ Đặt vấn đề:
Cũng như các khối chuyên Sử của các trường chuyên trên toàn quốc,
chuyên Sử của trường THPT chuyên Lam Sơn gặp nhiều khó khăn và thuận lợi
trong quá trình dạy học. Đa số học sinh chuyên năng lực học tập bộ môn không
cao, học yếu các môn khác nên chọn vào chuyên Sử, thêm nữa trình độ nhận
thức của các em trong một lớp không đồng đều…Vì vậy, so với các chuyên
khác, chất lượng học tập chuyên Sử thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi thi tuyển chọn
vào lớp chuyên, số tiết học dành cho chuyên sử cũng nhiều hơn so với lớp
không chuyên đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh mở rộng kiến thức.
Hầu hết các em đều tích cực, quyết tâm và ham thích môn Lịch sử, nhiều em
ngay từ khi vào lớp 10 chuyên đã xác định mục đích học để thi tuyển chọn vào
đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia. Do đó, để hình thành những kĩ năng học
lịch sử cho học sinh chuyên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi
đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó đã tiến hành cho học sinh
làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự
luận và thực hành.
Mặt khác, trong quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập lịch
sử là một quá trình tiến hành có hệ thống, liên tục và thường xuyên nhằm kiểm
tra đánh giá quá trình học tập, củng cố, mở rộng, tăng cường hoạt động học tập


của học sinh. Đồng thời, qua đó xác định mức độ các mục tiêu dạy học đạt được,
làm cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho học sinh nhằm nâng
cao chất lượng dạy học lịch sử.
Với những yêu cầu trên, trong quá trình giảng dạy cho học sinh chuyên
Sử, để kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy học, tôi xin được trình bày
một kinh nghiệm của bản thân với đề tài: “Vận dụng qui trình biên soạn đề
kiểm tra vào một tiết kiểm tra của học sinh lớp 12 Sử”
II/Giải quyết vấn đề:
2
Năm học 2012- 2013 là năm học thứ 7 ngành giáo dục đào tạo thực hiện
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trong quá trình đổi mới, việc kiểm tra
đánh giá là một khâu quan trọng. Kiểm tra đánh giá môn Lịch sử, đặc biệt với
học sinh chuyên Sử là công việc thường xuyên trong quá trình dạy học. Đây
cũng là việc kiểm định chất lượng và hiệu quả của công tác dạy và học. Kiểm tra
đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh nói chung, học sinh chuyên Sử nói
riêng nhằm đo khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh về sự phát
triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu
của nội dung, chương trình, sách giáo khoa để có những bổ sung, điều chỉnh kịp
thời về cách dạy, cách học, giúp bộ môn lịch sử thực hiện tốt vai trò vai trò giáo
dục của mình. Vì vậy kiểm tra đánh giá là khâu cuối trong quá trình dạy học -
trở thành động lực mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy của giáo viên
và phương pháp học của học sinh.
Để kiểm tra – đánh giá mang tính chính xác và khách quan, giáo viên phải
nắm được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và phương pháp của kiểm tra
đánh giá. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều
công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau, trong đó đề kiểm tra là một trong
những công cụ được dùng khá phổ biến để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Do đó, biên soạn đề kiểm tra chuẩn bị trước khi kiểm tra đánh giá phải
thực hiện theo đúng qui trình sáu bước và phải thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Trước đây, khi Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức tập huấn biên soạn

đề kiểm tra môn sử của các lớp chéo chuyên, đặc biệt các lớp chuyên sử, việc
kiểm tra đánh giá môn này còn có nhiều bất cập như kết quả kiểm tra đánh giá
của một số em chưa chính xác, khách quan, nội dung kiểm tra đánh giá còn tập
trung chủ yếu vào kiến thức mà chưa quan tâm đến đánh giá kĩ năng, thái độ của
học sinh…
Về phương pháp dạy học, mặc dù các giáo viên dạy chuyên đều khẳng
định việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở các lớp chuyên sử là cần thiết
và có tác dụng nhiều mặt, vừa là một hình thức để đánh giá học sinh, đặc biệt
3
vừa gây hứng thú học tập, phát triển tư duy độc lập sáng tạo và rèn luyện kĩ
năng thực hành bộ môn cho học sinh. Nhưng trên thực tế, chưa có sự chỉ đạo
thống nhất từ Vụ THPT và các phòng chỉ đạo chuyên môn của Sở GD - ĐT. Bộ
GD - ĐT vẫn chưa ban hành sách bài tập lịch sử nói chung và sách bài tập dành
riêng cho đối tượng học sinh chuyên thống nhất trong cả nước, chưa có chương
trình qui định số giờ bài tập, giờ thực hành thích đáng và tài liệu tham khảo
thích hợp, giúp giáo viên dạy chuyên có những định hướng cơ bản trong quá
trình sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử.
Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với học sinh chuyên sử,
giáo viên sẽ dùng sách giáo khoa nâng cao làm tài liệu giảng dạy. Với 37 tuần
học trong một năm học như hiện nay, lớp chuyên sử có 3 tiết/ tuần, một năm có
111 tiết dành cho môn sử. Tổng số tiết của học sinh chuyên sử nói chung, lớp 11
sử nói riêng có 150% số tiết của chương trình nâng cao, trong đó 50% dành cho
nội dung chuyên sâu. Sau khi được tiếp thu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo dành cho giáo viên dạy chuyên, xét từ tình hình thực tế của các lớp chuyên
sử, nhóm dạy chuyên chúng tôi đã thống nhất đối với các lớp chuyên sử, số tiết
kiểm tra đánh giá gồm 4 con điểm kiểm tra thường xuyên( bao gồm kiểm tra
miệng, kiểm tra 15 phút) và 3 con điểm kiểm tra định kì trong một học kì. Ngoài
ra, để phục vụ cho thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt hướng tới thi học sinh giỏi
quốc gia môn sử, chúng tôi trong phương pháp giảng dạy đã lồng ghép để học
sinh thường xuyên làm bài tập, thường xuyên kiểm tra để đánh giá học sinh

nhằm xác định động cơ, hứng thú học tập lịch sử, hình thành năng lực học và
làm bài thi môn lịch sử cho học sinh. Vì vậy, trong kì thi chọn học sinh giỏi
quốc gia các năm, đội tuyển sử của trường mấy năm gần đây, 100% học sinh
tham gia đều đạt giải.
Năm 2011, phòng giáo dục phổ thông của Sở tập huấn cho giáo viên các
trường THPT về hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra. Đồng thời Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy chuyên ở các trường chuyên trên
toàn quốc nhằm phát triển chuyên môn giáo viên cho giáo viên dạy sử. Được sự
4
hướng dẫn của các cấp liên quan trong vấn đề kiểm tra đánh giá cho học sinh,
tập thể giáo viên dạy sử của trường đã tiếp thu và thực hiện đổi mới kiểm tra
đánh giá, trong đó tiến hành thực hiện biên soạn đề kiểm tra theo phương pháp
mới. Qua thực hiện, đối với các lớp chuyên sử, tiết kiểm tra chúng tôi đã lồng
ghép đánh giá học sinh bằng cách xây dựng giáo án theo hướng dẫn, đặc biệt
tiến hành ma trận đề trong soạn giáo án tiết kiểm tra. Với thực tế đã tiến hành ở
lớp 12 sử, tôi xin được trình bày một tiết kiểm tra được soạn theo hướng dẫn
biên soạn đề kiểm tra của Sở và Bộ đã hướng dẫn.
Theo phân phối chương trình của khối chuyên sử sau khi đã thống nhất,
kiểm tra định kì của học sinh mỗi học kì có 3 con điểm gồm 2 bài 1 tiết và một
bài học kì. Với thời lượng kiểm tra trong 45 phút, sau khi đã xác định các nội
dung cơ bản của chương trình và cân đối lượng kiến thức, chúng tôi đã soạn một
tiết kiểm tra và thực hiện ở lớp 12 sử bằng cách vận dụng qui trình biên soạn đề
kiểm tra như sau:
1.Xây dựng ma trận nội dung:
Chủ đề
( nội dung)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
1. Quan hệ
quốc tế trong
và sau thời kì

Chiến tranh
lạnh
Nắm được
những nguyên
nhân dẫn đến
mâu thuẫn
Đông - Tây
Chỉ ra được mối
quan hệ Xô- Mỹ
thay đổi trong và
sau chiến tranh
thế giới thứ hai
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2/3
2,0
70%
1/3
1,0
30%
Số
câu: 3
Điểm=
30%
2. Những
chuyển biến
mới về kinh tế
và xã hội ở
Trình bày khái

quát được cuộc
khai thác thuộc
địa lần hai của
Rút ra được
chuyển biến kinh
tế Việt Nam dưới
tác động cuộc
5
Việt Nam sau
chiến tranh thế
giới thứ nhất
thực dân Pháp khai thác thuộc
địa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/3
1,0
30%
2/3
2,0
70%
Số
câu: 3
Điểm=
30%
3. Phong trào
dân tộc dân
chủ ở Việt
Nam từ năm

1919 đến năm
1925
Nêu hoạt động
yêu nước của
Nguyễn Ái
Quốc từ năm
1919 đến năm
1925
Phân tích được
vai trò của
Nguyễn Ái
Quốc đối với
cách mạng Việt
Nam thông qua
các hoạt động
yêu nước
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
2,0
50%
1/2
2,0
50%
Số
câu:4
Điểm=
40%
Tổng số câu

Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2/3+1/3+1/2
5,0
50%
1/3+2/3
3,0
30 %
1/2
2,0
20 %
3
10
100%
2. Biên soạn đề kiểm tra:
Câu 1: (3đ)
Trình bày nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Đông – Tây.
Câu 2: (3đ)
Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào
đến nền kinh tế Việt Nam?
Câu 3: (4đ)
6
Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm
1925 và rút ra những công lao của người đối với cách mạng Việt nam giai đoạn
này.
3. Gợi ý hướng dẫn trả lời:
Câu 1: ( 3 điểm)
* Nguyên nhân mâu thuẫn Đông- Tây (3.0đ)
- Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc: (1,5đ)
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, bảo vệ thành quả

chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mỹ chống phá Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào
cách mạng nhằm thực hiện bá chủ thế giới.
- Ảnh hưởng của Liên Xô, cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu thắng
lợi, cách mạng Trung Quốc thành công, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế
giới khiến Mỹ lo ngại.(0,5đ)
- Sau chiến tranh, Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, độc quyền
vũ khí nguyên tử, muốn thống trị thế giới. (0,5đ)
=> Từ liên minh cùng chống phát xít trong chiến tranh, Liên Xô, Mỹ
nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu sau chiến tranh, dần đi vào tình trạng
chiến tranh lạnh. (0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
* Khái quát cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là
Việt Nam: tiến hành từ năm 1919 đến năm 1929, với qui mô lớn, tốc độ nhanh ,
số vốn đầu tư nhiều vào các ngành kinh tế Việt Nam, nhiều nhất là vào nông
nghiệp.(0,5đ)
* Tác động của cuộc khai thác đến kinh tế Việt Nam:
- Nền kinh tế tiếp tục mở rộng, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa bao
trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam. (0,75đ)
7
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam có chuyển biến ít nhiều, song chỉ có tính chất
cục bộ ở một số vùng, phổ biến trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.(0,75đ)
- Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp , Đông
Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.(1đ)
Câu 3: (4 điểm)
* Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925
(2,75đ)
- 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm
đòi tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt nam.
(0,25đ)

- Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.
Luận cương giúp Người khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải
đi theo con đường cách mạng vô sản.(0,5đ)
- Tháng 12 năm 1920, Người tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng Xã hội Pháp, đứng về phía đa số bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế
Cộng sản, đồng thời là một trong hững người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp.(0,5đ)
-Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, xuất bản báo “ Người
cùng khổ”, người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đaọ, Đời sống công nhân
và đặc biệt là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (0,25đ)
- Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị
quốc tế nông dân, vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật, tập san
Thư tín quốc tế. Tại đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, người trình bày lập
trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc
địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông
dân ở các nước thuộc địa.(0,5đ)
8
- Ngày 11/11/1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu ( Trung Quốc), mở
lớp huấn luyện đào tạo cán bộ.Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong
Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn(2/1925).
- Tháng 6/1925 nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, với cơ quan ngôn luận là báo Thanh niên.(0,5đ)
- Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, ngày 9/7/1925 Nguyến Ái
Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập Hội liên hiệp
các dân tộc bị áp bức ở Á Đông nhằm liên lạc với các dân tộc bị áp bức cùng
làm cách mạng đánh đổ đế quốc.(0,25đ)
* Công lao của Người đối với cách mạng Việt Nam (1,25đ)
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường cách mạng

vô sản, bước đầu giải quyết khủng hoảng về đường lối và giai cấp cách mạng.
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản
ở Việt Nam.
Với việc vận dụng qui trình biên soạn đề kiểm tra vào một tiết kiểm tra
cho học sinh chuyên sử như trên, tôi đã lựa chọn phương pháp kiểm tra theo
hình thức tự luận nhằm đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong cách trình
bày, lập luận và phát biểu ý kiến của mình. Trong cách biên soạn đề kiểm tra, tôi
cố gắng khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức, đảm bảo sự
cân đối các yêu cầu kiểm tra với ba cấp độ nhớ, hiểu, vận dụng , hướng dẫn học
sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc
lập.
Sau khi thực hiện tiết kiểm tra bằng cách vận dụng qui trình biên soạn đề
kiểm tra, thiết lập ma trận đề kiểm tra theo phương pháp mới và sau khi chấm
điểm, trả bài cho học sinh, tôi tiến hành nhận xét bài làm để các em tự đánh giá
năng lực học tập của bản thân. Với kết quả bài kiểm tra, 100% học sinh làm
được bài, có 7/24 em đạt điểm khá, 17/24 đạt điểm giỏi, không có học sinh bị
điểm trung bình.Thông qua kết quả kiểm tra, có thể khẳng định vận dụng qui
9
trình biên soạn đề kiểm tra là một trong nhiều khâu nhằm đổi mới kiểm tra đánh
giá để đổi mới phương pháp dạy học .
Như vậy, kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ cần thiết, phức tạp nhất và tất yếu
không thể thiếu được của quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.
Nó chính là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kiểm tra
đánh giá không những là một nhân tố dạy học mà còn là nhân tố kích thích học
sinh học tập vươn lên, hai nhân tố này có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau. Việc
đánh giá càng chính xác giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy học
ngày càng có hiệu quả. Ngược lại, nếu mục đích dạy học của kiểm tra đánh giá
bị xem nhẹ sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá trình dạy học, không động viên,
khuyến khích, thúc đẩy học sinh tự vươn lên trong quá trình học tập.
III. Kết luận:

Trên đây là một vài suy nghĩ và giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện
trong một tiết kiểm tra đánh giá bằng cách vận dụng qui trình biên soạn đề kiểm
tra, thiết lập ma trận đề trong giờ kiểm tra định kì của học sinh chuyên sử. Qua
kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới, chúng tôi thấy:
100% học sinh đều tích cực học tập, tạo được hứng thú học tập của bộ
môn.
100% học sinh trả lời được các câu hỏi của đề yêu cầu, có em trả lời hầu
như đầy đủ các nội dung bài và có sáng tạo trong bài viết, kể cả cách trình bày,
phù hợp với yêu cầu rèn luyện cho học sinh giỏi môn Sử.
Từ thực tế giảng dạy bộ môn, chúng tôi thấy rằng để đổi mới phương
pháp dạy học, giáo viên cần phải quan tâm cả về đổi mới kiểm tra đánh giá bởi
nó là một khâu không thể tách rời diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Để nâng
cao chất lượng của học sinh chuyên sử, để học sinh yêu thích môn sử, chúng tôi
có một vài đề xuất sau:
- Các trường đào tạo giáo viên nói chung, giáo viên môn lịch sử nói riêng
cần phải quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo, tăng cường đổi mới phương pháp
dạy học để giáo viên môn sử tương lai được trang bị không những nội dung
10
chương trình mà còn nắm vững phương pháp dạy học mới , biến giờ học lịch sử
thành những tiết học được học sinh yêu thích.
- Để tuyển chọn được học sinh vào chuyên sử có năng lực học tập, có tư
duy sáng tạo trong học tập, đạt được thành tích cao trong các kì thi, chúng tôi
mong muốn đối với học sinh thi vào chuyên sử hoặc thi bằng môn sử, hoặc thi
bằng môn văn sẽ có đông số hồ sơ dự thi hơn và chọn lựa học sinh cũng dễ hơn.
Đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng qui trình biên soạn đề kiểm tra
để đổi mới kiểm tra đánh giá là việc làm đúng và thiết thực. Do vậy qua bài viết
này chúng tôi muốn góp một vài ý kiến từ thực tế giảng dạy để đổi mới kiểm tra
đánh giá. Chắc chắn rằng bài viết này còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi rất mong sự
góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa ngày 23/5/2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết , không sao chép nội dung
của người khác
Tống Lê Mỹ Linh
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT(2011), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên
THPT chuyên môn Lịch sử , Đà Nẵng.
2. Bộ GD-ĐT(2012), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên
THPT chuyên môn Lịch sử, Hà Nội.
3. Phan Ngọc Liên(Chủ biên) ( 2008), Lịch sử lớp 12(sách nâng cao),
NXB Giáo dục.
12
4. Phan Ngọc Liên( Chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.
5. Hoàng Thanh Tú( 2012), Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường THPT-
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13

×