Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý thư viện trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.77 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI TẬP LỚN
HỆ QUẢN TRỊ CSDL II

Đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý thư viện
trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn : LÊ THỊ NHUNG
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Nguyễn Thị Mai Hoa
Nguyễn Thị Vân
Hà Nội - 2011
MỤC LỤC
4. Mô hình cụ thể 6
I. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
1. Khảo sát
2
Từ yêu cầu thực tế để quản lý một thư viện với số lượng độc giả và số
lượng đầu sách lớn cần phải có một chương trình quản lý phù hợp mới có thể
quản lý tốt thư viện. Từ thực tế nhóm chúng em đã tìm hiểu và lập trình
chương trình quản lý thư viện.
Một thư viện cần quản lý việc đăng ký, mượn và trả sách của các bạn
đọc thư viện. Sau đây là phần mô tả theo các công việc hàng ngày của thư
viện:
Để trở thành độc giả của thư viện, thì mỗi bạn đọc phải đăng ký và cung
cấp các thông tin cá nhân của mình. Thủ thư sẽ cấp cho bạn đọc một thẻ điện
tử, trên đó có mã số thẻ chính là mã độc giả để có thể phân biệt các độc giả
khác (giống như thẻ sinh viên).
- Mượn sách: Bạn phải đăng ký độc giả (hay có thẻ độc giả) rồi mới có
thể mượn được sách. Ở đây bạn vào trực tiếp trong thư viện chọn sách để
mượn. Nên không phải quan tâm về việc quyển sách đó đã có người khác


mượn chưa vì nếu quyển sách đó đã có người mượn rồi thì trong thư viện sẽ
không còn quyển sách đó nữa. Mỗi độc giả chỉ được mượn tối đa là 3 cuốn
sách trong 10 ngày kể từ ngày mượn sách. Nếu bạn mượn quyển sách nào thì
các thông tin về mã sách, mã sinh viên, ngày mượn, hạn trả sẽ được lưu lại
trong CSDL thành một bản ghi.
- Trả sách: Bạn đem quyển sách cần trả đến thư viện và đưa cho thủ thư
để thủ thư ghi thông tin trả sách thành một bản ghi trong CSDL có mã sách
trùng với mã sách bạn mang đi trả.
- Mỗi khi bạn trả sách thủ thư sẽ biết rằng bạn trả trước/đúng/quá hạn.
Nếu quá hạn thì quá hạn bao nhiêu ngày? Và sẽ ghi thông tin vào bảng phạt.
2. Phân tích hệ thống
Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn quản lý ta có thể phân tích bài toán
“ Quản lý thư viện “ như sau :
Một thư viện được tổ chức gồm nhiều giá sách, mỗi giá sách được quản
lý bởi một nhân viên, mỗi nhân viên quản lý một số giá sách.
3
Mỗi nhân viên được quản lý bởi các thuộc tính : mã nhân viên (MaNV),
họ tên nhân viên (Hoten), địa chỉ (DC), số điện thoại (tel).
Mỗi giá sách có mã giá sách (MaGS), tên giá sách (TenGS), mã nhân
viên quản lý (MaNV).
Mỗi giá sách có nhiều cuốn sách. Mỗi cuốn sách chỉ nằm trên một giá
sách. Mỗi cuốn sách được quản lý bởi các thuộc tính : mã sách (MaS), tên
sách (TenS), tên loại sách (TenLS), tác giả (TG), mã nhà xuất bản
(MaNXB), năm xuẩt bản (NAM), giá tiền (Gia), mã giá sách (MaGS).
Mỗi cuốn sách được xuẩt bản từ một nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản có
thể xuất bản nhiều cuốn sách.
Mỗi nhà xuất bản được quản lý bởi các thuộc tính : mã nhà xuất bản
(MaNXB), tên nhà xuẩt bản (TenNXB), địa chỉ (DC), số điện thọai (tel).
Mỗi độc giả được quản lý bởi các thuộc tính : mã độc giả (MaDG), họ
đệm (Hodem), tên (Ten),ngày sinh(NS),giới tính (GT), địa chỉ (DC), nghề

nghiệp (NN).
Mỗi độc giả có thể đến thư viện để đọc sách tại thư viện hoặc mượn sách
về. Mỗi độc giả, mỗi lần mượn sách về được quản lý bởi thủ tục ghi mượn.
Mỗi thủ tục ghi mượn gồm: số phiếu mượn (SoPM), ngày mượn (NM), hạn
trả (han), mã độc giả (MaDG), mã sách (MaS).
Khi trả sách, mỗi độc giả được quản lý bởi thủ tục trả sách. Mỗi thủ tục
ghi trả gồm : số phiếu mượn (SoPM), ngày trả (NT), mã sách (MaS).
Độc giả bị ghi một phiếu phạt mỗi lần trả sách quá hạn hoặc làm mất
sách, mỗi phiếu phạt gồm : mã phiếu phạt (MaP), nội dung phạt (ND), số
tiền phạt (Tien), mã độc giả (MaDG).
3. Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ
NV( #MaNV, Hoten, DC, tel).
Sach (#MaS, TenS, TenTG, NXB, NAMXB, Soluong, Tinhtrang)
Sachmuon (#MaDG, MaS, Ngaymuon).
Docgia (#MaDG, Hoten, NS, GT, DC, Mail, MaL, HanSD).
4
Hoadon (#SoHD, MaDG, Hoten, Thanhtien, Tongtien, Lydo, MaS,
TenS, Songay)
Khoa (#MaK, TenK)
Lop (# MaL, TenL).
• Thiết kế chi tiết
Bảng 1:Nhân viên (NV)
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
1 #MaNV text 10 Mã nhân viên
2 Hoten text 50 Họ tên
3 DC text 50 Địa chỉ
4 tel text 12 Số điện thoại
BẢNG 2: Sách (Sach)
STT Tên trường kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
1 # MaS Text 20 Mã sách

2 TenS Text 50 Tên sách
3 TG Text 50 Tên tác giả
4 NXB Text 50 Nhà xuất bản
5 NAMXB Text 4 Năm xuất bản
6 Soluong Number Long Integer Số lượng
6 Tinhtrang Text 50 Tình trạng
BẢNG 3: Sách mượn (Sachmuon)
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
1 # MaDG Text 15 Mã độc giả
2 MaS Text 15 Ngày mượn sách
3 Ngaymuon Date/time Ngày mượn
BẢNG 4 : Độc giả (Docgia)
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
5
1 # MaDG Text 15 Mã độc giả
2 Hoten Text 30 Họ tên
3 NS Date/time Ngày sinh
4 GT Text 3 Giới tính
5 DC Text 50 Địa chỉ
6 Email Text 30
7 HanSD Text 50 Hạn sử dụng
8 MaL Text 15 Mã lớp
BẢNG 5 : Hóa đơn (Hoadon)
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
1 #SoHD Text 15 Số hóa đơn
2 MaDG Text 15 Mã độc giả
3 Hoten Text 50 Họ tên
4 Thanhtien Text 30 Thành tiền
5 Tongtien Text 30 Tổng tiền
6 Lydo Text 50 Lý do

7 MaS Text 20 Mã sách trả
8 TenS Text 50 Tên sách trả
9 Songay Number 30 Số ngày quá hạn
BẢNG 6 : Khoa (Khoa)
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
1 # MaK Text 15 Mã Khoa
2 TenK Text 50 Tên khoa
Bảng 7 : Lớp (Lop)
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả
1 # MaL Text 15 Mã lớp
2 TenL Text 50 Tên lớp
4. Mô hình cụ thể
Chương trình quản lý hệ thống thư viện có rất nhiều chức năng, ở đây
chúng em xin tìm hiểu và xây dựng một số chức năng chính.
a) Biểu đồ phân cấp chức năng
6
b) Biểu đồ luồng dữ liệu
• Biểu đồ mức ngữ cảnh
• Biểu đồ mức đỉnh
7

×