Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 82 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta đã trải qua gần 30 năm và thu được những kết
quả quan trọng. Chúng ta không vượt qua được sự khủng hoảng triền miên trong
những năm 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển.
Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất và tinh thần. Đóng góp
lớn vào sự thành công của công cuộc phát triển chính là nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài(FDI). Đó vừa là nguồn bổ sung tài chính cho phát triển, vừa là một cách
để chuyển giao công nghệ, cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho
người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế… Tuy nhiên, kỳ vọng vào mục tiêu thu hút được những doanh
nghiệp FDI công nghệ cao hoặc thu hút được nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực
công nghiệp có giá trị gia tăng cao vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng.
Các dự án FDI trong những năm qua phần lớn là lắp ráp hoặc gia công đơn giản.
Nguồn nguyên vật liệu lại chủ yếu được nhập khẩu. Do đó, giá trị gia tăng của
những dự án này không cao. Thêm vào đó, khoảng từ năm 2010 tới nay, nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ một phần rất lớn vào lĩnh vực đàu tư bất động
sản,đỉnh điểm lên tới 18 tỷ đô la vào năm 2010- một lĩnh vực đầy nguy hiểm và
không có quá nhiều lợi ích dài hạn cho phát triển. Chính vì vậy, Việc định hướng
thu hút lựa chọn FDI vào các lĩnh vực trọng tâm trở nên vô cùng cấp thiết.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là ngành rất quan trọng trong việc thu hút vốn
đầu tư, công nghệ nước ngoài, cũng như tạo công ăn việc làm, định vị Việt Nam
trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo môi trường kinh doanh văn minh, đa dạng hóa
các nguồn nguyên liệu cho sản xuất,đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường. Tuy
nhiên hiện nay ở Việt Nam, nhóm ngành CNHT còn chưa phát triển, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu thị trường, quy mô còn nhỏ lẻ.
Nhận thức được thực trạng vấn đề, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính
sách hỗ trợ ngành CNHT phát triển đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
phát triển CNHT. Thực tế trong giai đoạn 10 năm tới, CNHT có thể phát triển được
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn


khởi sắc hay không vẫn còn dựa rất nhiều vào việc có thu hút thành công vốn đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực này hay không. Đó không chỉ là vấn đề nổi cộm mang tầm
quốc gia mà còn xuất phát từ chính quyền địa phương. Hiện nay đã có rất nhiều
những nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết, báo cáo về thu hút dòng vốn FDI vào công
nghiệp nói chung và CNHT nói chung, nhưng các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào từng địa phương tiềm năng cụ thể vẫn còn bỏ ngỏ. Với
những lý do như vậy, Em xin nghiên cứu một đề tài mà tính thực tiễn rất rõ ràng
“Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển CNHT trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xem xét hiện trạng sự phát triển ngành CNHT trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển ngành CNHT trên địa bàn tỉnh. Qua đó đánh giá tiềm năng phát triển
CNHT,phân tích các nhân tố tác động tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành CNHT và đề ra giải pháp cụ thể nhằm cải thiện việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CNHT tại Vĩnh Phúc.
Mục tiêu nghiên cứu
•Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào phát triển ngành CNHT trện địa bàn một địa phương
•Nêu và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh
vực CNHT trên cả nước và địa bản tỉnh Vĩnh Phúc
•Đưa ra giải pháp, chính sách kịp thời nhằm năng cao hiệu quả thu hút nguồn
vốn trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phát triển CNHT
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI vào việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh PHúc. Đặc
biệt là trong 6 nhóm ngành CNHT được chính phủ ưu tiên phát triển trong 10 năm
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn

qua. Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm
2000 đến tháng 6 năm 2012
Phương pháp nghiên cứu
•Phương pháp thống kê, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp…
• Phương pháp duy vật biện chứng
Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và mục luc, chuyên đề bao gồm bốn
phần chính như sau:
1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào việc phát triển CNHT
2. Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát
triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3. Đánh giá chung về thu hút FDI vào việc phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào việc phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Mục lục
Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển CNHT
1.1 Cơ sở lý luận về FDI và CNHT
1.1.1 Khái niệm FDI
1.1.2.Phân loại FDI
1.1.3 Khái niệm và phân loại công nghiệp hỗ trợ
1.2.Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của công
nghiệp và công nghiệp hỗ trợ
1.2.1 Vai trò của FDI đến phát triển công nghiệp
1.2.2 Vai trò của FDI đến phát triển CNHT
1.3. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

1.3.1 Nhóm nhân tố về kinh tế
1.3.1.1 Nhân tố thị trường
1.3.1.2 Nhân tố lợi nhuận
1.3.1.3 Nhân tố về chi phí
1.3.2 Nhóm động cơ về tài nguyên
1.3.2.1 Nguồn nhân lực
1.3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.3.2.3 Vị trí địa lý
1.3.3 Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
1.3.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.3.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
1.3.4 Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
việc phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Vị trí địa lý
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
2.1.2 Địa hình
2.1.3 Kinh tế
2.1.4 Văn hóa xã hội
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào công cuộc phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
2.2.1 Phân theo quy mô vốn và dự án
2.2.2 Phân theo lĩnh vực đầu tư CNHT
2.2.3 Phân theo đối tác đầu tư
2.2.4 Phân theo địa bàn đầu tư
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào phát triển
CNHT tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1 Nhóm Nhân tố kinh tế

2.3.2 Nhóm Nhân tố về tài nguyên
2.3.2.1 Tài nguyên thiên nhiên
2.3.2.2 Dân số và Nguồn nhân lực
2.3.2.3 Vị trí địa lý
2.3.3 Nhân tố kết cấu hạ tầng tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.3.1Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
2.3.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
2.3.4 Nhân tố chính sách thu hút FDI vào CNHT tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3 Đánh giá chung về thu hút FDI vào việc phát triển CNHT trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.1 Thành công trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
4.1 Quan điểm và định hướng thu hút FDI phát triển ngành CNHT trên
địa bàn tỉnh
4.1.1 Quan điểm phát triển CNHT
4.1.2 Định hướng thu hút FDI vào CNHT của tỉnh
4.2 Giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút FDI vào CNHT của tỉnh
4.2.1 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
4.2.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
4.2.3 Giải pháp về chính sách ưu đãi
4.2.4 Giải pháp về cải cách hành chính
4.2.5 Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý và minh bạch hóa thông tin
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN CNHT
1.Cơ sở lý luận về FDI và CNHT
1.1 Khái niệm FDI
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là
đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư
phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài
nguyên thiên nhiên, là sự lao động và trí tuệ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn của cá nhân hay doanh nghiệp một
nước đầu tư sang một nước khác nhằm thu được lợi nhuận lâu dài và dành quyền
kiểm soát của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác. Nó được tính bằng tổng vốn
cổ phần, lợi nhuận tái đầu tư, vốn dài hạn khác và và và vốn ngắn hạn được thể hiện
trong cán cân thanh toán. Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của cá nhân hay
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhầm thu
được lợi nhuận.
1.2.Phân loại FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn của cá nhân hay doanh nghiệp một
nước đầu tư sang một nước khác nhằm thu được lợi nhuận lâu dài và dành quyền
kiểm soát của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác. Nó được tính bằng tổng vốn
cổ phần, lợi nhuận tái đầu tư, vốn dài hạn khác và và và vốn ngắn hạn được thể hiện
trong cán cân thanh toán. Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của cá nhân hay
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhầm thu
được lợi nhuận.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
FDI tồn tại dưới nhiều hình thức,song những hình thức chủ yếu là hợp đồng
hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài. Trong đó: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1 thỏa thuận văn bản được kí kết
giữa hai hay nhiều bên quy định rõ quy định trách nhiệm,quyền hạn của các bên.
Doanh nghiệp liên doanh là 1 loại hình doanh nghiệp do 2 hoặc các bên nước ngoài
hợp tác với nước chủ nhà cũng góp vốn, kinh doanh và hưởng chung lợi nhuận, chia
sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới hình thức
công ty trách nghiệm hữu hạn và có tư cách pháp nhân theo luật. Doanh nghiêp
100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập, cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu là của nhà đầu tư nước ngoài,kết quả
kinh doanh và rủi ro tự do nhà đầu tư chịu trách nghiệm. Doanh nghiệp vốn 100%
nước ngoài được hình thành dưới hình thức công ty trách nghiệm hữu hạn và có tư
cách pháp nhân.
1.3 Khái niệm và phân loại CNHT
Khái niệm CNHT trên thế giới được hiểu là phần nằm giữa quá trình sản xuất
từ thượng nguồn xuống đến hạ nguồn. Đặc biệt là CNHT nên dựa vào một số công
đoạn sản xuất nhất định,phục vụ một số ngành công nghiệp tương đối tương đồng
nhau. Việc tương đồng này làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng dung lượng thị
trường, gia tăng nguồn khách hàng và giúp CNHT phát triển nhanh hơn.Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan đều xác định CNHT theo cách này,bằng cách dựa trên các
công đoạn sản xuất như dập,đúc,rèn,hàn,gia công cơ khí,khuôn mẫu… và bao gồm
các sản phẩm liên quan đến 3 lĩnh vực chính là: các linh kiện kim loại,các linh kiện
nhựa và cao su, các linh kiện điện-điện tử. Thực tế phát triển CNHT cũng cho thấy
rằng một nhà sản xuất lắp ráp có thể có nhiều đối tượng cung ứng các sản phẩm phụ
trợ,thường được chia theo các lớp cung ứng. Tùy theo độ phức tạp của sản
phẩm,các nhà lắp ráp có thể có 3-4 hay nhiều hơn các nhà cung ứng,chuyên sản
xuất và cung ứng các sản phẩm trung gian.
Ở nước ta, cụm từ CNHT được lần đầu tiên nhắc đến bắt đầu từ năm 2003.
Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ được chính thức hóa trong “Quy hoạch tổng thể phát
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
triển các ngành CNHT ở Việt Năm đến năm 2010,tầm nhìn 2020” từ năm 2007 di

bộ Công Nghiệp cũ nay là Bộ công thương soạn thảo và được thủ tướng phê duyệt.
Trong đó định nghĩa CNHT như sau: “CNHT là hệ thống các nhà sản xuất sản
phẩm và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang,cung cấp
nguyên vật liệu,linh kiện,phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuối cùng” Trong quyết định
số 12/2011/QĐ-TTG về “Chính sách phát triên một số ngành CNHT” phê duyệt
năm 2011,định nghĩa một lần nữa các ngành CNHT như sau: “CHHT là các ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu,phụ tùng linh kiện,phụ tùng, bán thành phẩm để cung
cấp cho ngành công nghiệp sản xuất,lắp ráp các thảnh phẩm cuối cùng là tư liệu
sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”
Quyết định này cũng tập trung phát triển các ngành CNHT sau: cơ khí chế
tạo,điện tử tin học,sản xuất lắp ghép ô tô,dệt may, da giầy, và CNHT phục vụ các
ngành công nghiệp công nghệ cao. Như vâyy, khái niệm CNHT ở Việt Nam được
xác định dựa trên cơ sở các ngành công nghiệp hạ nguồn chứ không phải dựa trên
đặc thù của các sản phẩm của ngành cung ứng (sản phẩm linh kiện cơ khí chế
tạo,nhựa-cao su,điện-điện tử). Mặt khác,có thể thấy rằng trong 6 ngành được quy
định trong quyết định số 12/2011/QĐ-TTG CNHT co 4 ngành: sản xuất và lắp ráp ô
tô,cơ khí chế tạo,công nghiệp điện tử,công nghiệp công nghệ cao là tương đối gần
gũi. Chủ yếu liên quan đến các ngành lĩnh vực: cơ khí,nhựa-cao su(hóa chất) và
điện-điện tử. Trong khi đó, ngành dệt may và da giầy là 2 ngành có giá trị xuất khẩu
cao của Việt Nam nhưng nguồn nguyên phụ kiện phục vụ 2 ngành này chủ yếu vẫn
phải nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn, vì vậy giá trị gia tăng còn thấp. Do
vậy, việc ưu tiên phát triển 2 ngành này là tối cần thiết, Tuy nhiên, 2 ngành công
nghiệp phụ trợ cho 2 ngành dệt may và da giầy có đặc thù riêng, chỉ phục vụ riêng
cho 2 ngành này, điều này rất khác so với 4 ngành còn lại.
Trên cở sở kinh nghiệm quốc tế và các khái niệm đã nêu ở trên, CNHT ở Việt
Nam được chia chủ yếu làm 2 nhóm chính: Các ngành CNHT phục vụ nhóm ngành
công nghiệp chế tạo: đòi hỏi vốn và trình độ công nghệ cao,được chia làm 3 nhóm
ngành cung ứng là CNHT ngành cơ khí chế tạo,CNHT ngành điện-điện tử,CNHT
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn

ngành hóa chất. Các lĩnh vực CNHT nay có thể cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho nhiều
ngành thuộc công nghiệp chế tạo như: sản xuất xe máy, ôtô, điện tử …. Và kể cả
các ngành công nghiệp công nghệ cao
Các ngành CNHT cho ngành dệt may,da giầy: cung cấp linh kiện cho ngành
công nghiệp dệt may,da giầy
2.Vai trò của FDI đến sự phát triển của công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ
2.1 Vai trò của FDI đến phát triển công nghiệp
Bổ sung vốn đầu tư nội địa : Nền kinh tế tăng trưởng nhanh đòi hỏi nhiều
vốnd dầu tư,trong đó Fdi là nguồn vốn đáng kể của khu vực tư nhân,không để lại
gánh nặng nợ quốc gia cho nước sở tại, FDI đang đóng 1 vai trò quan trọng trong
tổng thể vốn đầu tư toàn xã hội với giá trị lớn, chủ yếu đầu tư vào các hoạt động sản
xuất công nghiệp- xây dựng, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế
Chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến: Cùng với việc cung
cấp nguồn vốn,FDI đã góp phần chuyển giao công nghê tử nước mình sang các
nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được các kĩ
thuật hiện đại tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý, năng lực Marketing, đội ngũ
lao động giầu kinh nghiệm ,kiến thúc và được rèn luyện về mọi mặt
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư: Hoạt động đầu tư cua các nước đầu tư
nước ngoài tạo môi trường cạnh tranh năng động,kích thích thay đổi cơ chế,chính
sách pháp luật Việt Năm theo hướng cải thiện,mở rộng quyền đàu tư. Đầu tư Fdi tạo
điều kiện cho tự do cạnh tranh,tăng tính năng động và hiệu quả của khối doanh
nghiệp trong nước. Đa phần Fdi trong công nghiệp là các nguồn vốn đầu tư dài hạn
dưới hình thức nhà xưởng,máy móc, công nghệ có tính ổn định cao,đảm bảo cam
kết đầu tu lâu dài cũng như tại ra sản phẩm vật chất cho nền kinh tế.
Tạo công ăn việc làm,phát triển nguồn nhân lực: FDI đầu tư vào hoạt động sản
xuất công nghiệp làm gia tăng nhu cầu lao động,giải quyến vấn đề việc làm, thu hút
lao động có trình độ cao và năng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
2.2 Vai trò của FDI đến phát triển CNHT

Tạo ra thị trường cho các ngành CNHT: Các nhà đầu tư FDI khi đầu tư vào
mỗi quốc gia đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm hạ nguồn trong nước và gia tăng xuất
khẩu,qua đó kích thích sản xuất trong nước,tăng cường liên kết, tạo ra thị trường
rộng lớn cho các doanh nghiệp CNHT. Đối với các nước đnag phát triển, các doanh
nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia là nhà tiêu thụ quan trọng nhất cho
hệ thống cung ứng,tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng
lưới sản xuất của 1 doanh nghiệp FDI tại thị trường nội địa, và tương lai là trên toàn
cầu. Có thể khẳng định, trong gia đoạn đầu của công nghiệp hóa, không có FDI đầu
tư vào các ngành công nghiệp thì không có các ngành CNHT tại các nước đang phát
triển.
Tạo ra thị trường trung gian cho CNHT: Các nhà đầu tư FDI khi đầu tư
thường kéo theo các cung ứng là các công ty doanh nghiệp phụ tùng. Các công ty
này làm chủ về công nghệ kĩ thuật cao, hợp tác bền vứng với các hãng lớn, Họ
thường là nhà cung ứng quan trọng cho các lớp phụ trợ ruột hoặc phụ trợ lớp 1 của
nhiều hãng, Như vậy các nhà cung ứng FDI ở các lớp khác nhau sẽ góp phần quan
trọng nhất trong việc tạo ra thị trường trung gian,chuyển giao công nghệ kĩ thuật và
năng lực cho các doanh nghiệp nội địa thông qua hợp tác sản xuất thường xuyên,
huấn luyện nhà cung cấp, hỗ trợ vốn, kĩ thuật, giới thiệu và chỉ định các loại máy
móc, công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn. Đây là tác động lan tỏa của các doanh
nghiệp FDI đối với CNHT các nước sở tại.
Đảm bảo năng lực cung ứng quốc gia. Khả năng cung ứng cho các ngành công
nghiệp là một trong những vẫn đề được nhà đầu tư cân nhắc rất kĩ trước khi tiến
hành đầu tư vào một quốc gia. Nền kinh tế với các ngành công nghiêp hỗ trợ phát
triển và có thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác
động mạnh đến việc thu hút Fdi vào phát triển công nghiệp. Quá trình này thường
được bắt đầu bằng việc các nhà lắp ráp lôi kéo các nhà cung ứng từ nước ngoài vào
nước sở tại, tạo ra lớp cung ứng thứ nhất. Giai đoạn đầu, các doanh nghiệp trong
nước bán sản phẩm cho các doanh nghiệp cung ứng FDI này,tạo nên lớp thứ 2, thứ
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn

3 trong hệ thống cung ứng, Dần dần doanh nghiệp nội địa có thể phát triển thành
nhà cung ứng lớp thứ hai hoặc lướp thứ nhất, cung cáp trực tiếp cho các nhà lắp ráp
Do đó, FDI trong CNHT đóng 1 vai trò quan trọng, nhất là trong thời kì đầu
của công nghiệp hóa. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp này liên
quan chặt chẽ đến quy mô sản xuất và tiên thụ của khách hàng của họ- nhà lắp ráp ở
thị trường nội địa. Nếu dung lượng thị trường thấp,nhà cung ứng Fdi không muốn
đầu tư và công ty lắp ráp sẽ phải nhập khẩu đầu vào. Điều này làm giả thành sản
phẩm cao và nhà lắp ráp cũng không muốn đầu tư vào quốc gia đó trong dài hạn.
3. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
3.1 Nhóm nhân tố về kinh tế
3.1.1 Nhân tố thị trường
Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố
quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị
trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được
quan tâm. Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút
đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là
hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và
mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản
xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các
nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho
việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược "đi tắt đón đầu"
cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong
tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm
để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng
tập trung đông dân cư - thị trường tiềm năng của họ.
3.1.2 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư.
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là
phương tiện rất hữu hiệu của các MNEs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và
thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được
các rào cản thương mại. Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng
được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.
3.1.3 Nhân tố về chi phí
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các nước là để
khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường
được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để
thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công
tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệch.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty
tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng
lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu
với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng
đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh
đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng
rào quan thuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập
khẩu.
Trong một cuộc điều tra các MNEs có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau cho thấy vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội
địa là ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào
các vùng khác nhau quốc gia này. Trong khi đó, những nhân tố quan trọng nhất
giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là chi phí nhân
công thấp, các điều kiện ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn có về
tài nguyên thiên nhiên.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
3.2 Nhóm nhân tố về tài nguyên

3.2.1 Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các
MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở
các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ
và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà
quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố
lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong
việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.
3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu
hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên
nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô
đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su,
gỗ Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên
nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều MNEs trong các thập kỷ qua. Thực tế cho
thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước
ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào. Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia
Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn
1973-1984.
3.2.3 Vị trí địa lý
Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang
phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết
kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh,
khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
3.3 Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
3.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh

hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa
phương.Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính
viễn thông và cácdịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư
nước ngoài.
Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tư, nhiều nước đã xây dựng các khu
chế xuất (EPZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành
côngcủa mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả
tương tự.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng
nhưng các yếu tốnguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ
chế chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế
xuất.
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho
tàng,bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng,
các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này,
môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt
động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp
hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên
kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến.
3.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng
khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và
chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và
các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo,
văn hóa cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một
nước hoặc một địa phương.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực
Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng

lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu
vực này.
3.4 Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được
quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính
trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem
là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa
ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách cởi mở và nhất
quán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng
Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn quyết định đầu tư của các
nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể được khát quát bằng sơ đồ sau:
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Kinh tế
Các nhân tố
ảnh hưởng đến
việc lựa chọn
Tài nguyên
Cơ sở hạ tầng
Chính sách
Thị trường tiềm năng
Lợi thế về Chi Phí
Nguồn nhân lực
TNTN
Vị trí địa lý
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng xã hội
Ưu đãi và hỗ trợ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
2.1Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ
1
, phía Bắc giáp tỉnh
Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam
giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam
Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km
2
,
dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn người,
năm 2010 là 1.010,4 nghìn người, mật độ dân số 820 người/km
2
.
Tỉnh lộ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội
50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu
nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục
đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng
KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp
phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải
quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch
vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho
Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận
cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời,sự phát
triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh
Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn
của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương

lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội
1
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định
trong phát triển kinh tế – xã hội:
– Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có
nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật
nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía.
– Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là
những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong
cả nước và quốc tế.
2.1.2 Địa hình
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng
đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400ha, đất lâm
nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện
Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc
Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của
cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông.
Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.
Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha), chiếm phần lớn
diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9
phường, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất
đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công
nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải,

Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động
sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ
tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các
loại hình sản xuất đa dạng.
2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt
độ trung bình năm 23,2 - 25
0
C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 -
85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng
Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng
3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh
năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18
0
C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp
cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn
phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ
cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ
gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông
hẹp, nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác
động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý

nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương
chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo
khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng
triệu m
3
nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,
Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động kinh tế và dân sinh.
2.1.4 Kinh tế
Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn1998-2000 rất cao đạt 18,12%, mặc dù
có tác động của khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997. Sau tác động của
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, kinh tế tỉnh tăng trở lại vào đầu những
năm 2000 và tăng với nhịp độ cao trước khi chịu tác động của khủng hoảng tài
chính thế giới trong những năm gần đây.
Bảng 1 Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001– 2010
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010
Tăng bình quân
‘01-‘05 ‘06-‘10 ‘01-‘10
1 GO, tỷ đồng (giá
ss1994)
Tổng số 7.928 19.335 42.462 51.730 19,52 21,8 20,6
1.1 NLN, thuỷ sản 1.294 1.816 2.275 2.632 7,01 7,7 7,4
1.2 CN, XD 5.552 15.443 35.886 43.817 22,70 23,2 22,9
1.3 Dịch vụ 1.082 2.076 4.301 5.281 13,92 20,5 17,2
2 GDP, tỷ đồng (giá ss1994)
Tổng số 2.791 5.618 10.549 12.837 15,02 18,0 16,5
1.1 NLN, thuỷ sản 868 1.183 1.352 1.559 6,40 5,7 6,0

1.2 CN, XD 1.127 2.904 6.109 7.410 20,84 20,6 20,7
1.3 Dịch vụ 796 1.531 3.087 3.868 13,96 20,4 17,1
3 GDP bình quân/người
3.1 Giá ss (Tr.đ/ng) 2,98 5,69 10,5 12,7
3.2 Giá hh (Tr.đ/ng) 3,83 8,99 24,6 33,6
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Nguồn: Niên giám Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2010
Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng
trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế
giảm xuống còn khoảng 8,3%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng 21,7% vào năm
2010.
Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân
16,5% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây
dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn
đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.
Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói
gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự
án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà
các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động
làm gia tăng sản lượng công nghiệp. Điều này có thể thấy rõ trên Biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: %
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh
zhúc, 2010
2.1.5 Văn hóa xã hội

Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Có thể nói,
cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ
nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc:
Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Trong
kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách
như Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo. Thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội tiêu
biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân, có những con người sáng tạo, năng động như
đồng chí Kim Ngọc Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn
hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của
khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy
cho đến ngày nay.
Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá
đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có
967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong
đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (khu danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc Mẫu
Năng Thị Tiêu, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên), tháp Bình Sơn, đền thờ Trần
Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồng
Dậu Không chỉ có nền văn hoá vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá
phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội,
các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…
Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng
tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên trong công cuộc xây dựng
tỉnh công nghiệp hoá hiện đại hoá việc khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, tự hào về
truyền thống hào hùng của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc cho lực lượng thanh
niên, cho thế hệ trẻ còn hạn chế.
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là cơ sở gốc tạo nên sức

mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ
2.2 Thực trạng thu hút FDI vào công cuộc phát triển CNHT trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1 Phân theo quy mô vốn và dự án
Trong lĩnh vực CNHT,về cơ cấu so với toàn ngành công nghiệp theo số liệu
tổng hợp của cực đầu tư nước ngoài- Bộ Kế Hoạch và đầu tư, tính đến hết quý 2
năm 2012. Đã co 54 dự án FDI với tổng số vốn 500 triệu USD rót vào tỉnh Vĩnh
Phúc. Trong giai đoạn này, số lương dự án FDI cụ thể vào ngành công nghiệp hỗ trợ
chiến khoảng 33.13% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp và có tổng vốn
chiếm khoảng 32.32%. Trong đó, chủ yếu là ngành CNHT cơ khí chế tạo và điện
điện tử (khoảng 87%) trong tổng số vốn FDI đầu tư vào các ngành CNHT của tỉnh.
2.2.2 Phân theo lĩnh vực đầu tư
CNHT ngành cơ khí chế tạo
CNHT các ngành Tổng vốn đầu tư (USD) Số lượng dự án FDI
Cơ khí chế tạo 275.518.428 27
Điện- điện tử 161.312.356 14
Hóa chất 38.753.000 4
Dệt may- da giầy 28.178.146 9
FDI cho CNHT 503.761.930 54
FDI cho toàn ngành CN 1.558.658.297 163
Tỷ trọng FDI đầu tư vào
CNHT so với toàn ngành CN
32.32% 33.13%
Các phần ngành chính trực thuộc CNHT cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh chia
làm 4 loại chính là sản xuất bao bì kim loại, sản xuất linh kiện cơ khí, sản xuất
khuôn mẫu, và sản xuất thiết bị máy móc cơ khí. Trong đó nổi bật lên là phân ngành
sản xuất khuôn mẫu với tổng số vốn đầu tư lên tới 154 triệu USD, ngành sản xuất
Linh kiện cơ khí phục cho ngành Công nghiệp hạ nguồn cơ khí chế tạo cũng được
ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ với 23 dự án đầu tư FDI tổng vốn lên tới 106 triệu
USD. Nhìn chung, Số lượng dự án đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế

tạo là nhiều nhất với tổng sô 27 dự án với tổng lượng vốn 275 triệu USD. Chiếm tỷ
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
lên hơn 50% tổng số dự án và chiếm hơn 55% tổng số vốn đầu tư vào ngành CNHT
đầu tư vào tỉnh.
CNHT ngành cơ khí chế tạo Tổng vốn đầu tư(USD) Số lượng các dự
án FDI
Bao bì kim loại 14.000.000 1
Linh kiện cơ khí 106.393.428 23
Khuôn mẫu 154.500.000 2
Sản xuất thiết bị, máy móc cơ khí 625.000 1
Tổng số 275.518.428 27
CNHT ngành điện- điện tử.
Các phân ngành chính trực thuộc là Sản xuất Linh kiện,cụm linh kiện điện tử và
linh kiện,cụm linh kiện điện. Trong đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử chiếm đa số
lên tới hơn 90% toàn CNHT điện điện tử với tổng vốn đầu tư hơn 158 triệu USD và
tổng số 13/14 dự án.Đặc biệt trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút được nhà lắp ráp
máy tính nổi tiếng thế giới là Compal. Đây là phân ngành đứng thứ 2 về tổng số vốn
đầu tư và số lượng dự án,chỉ đừng sau phân ngành CNHT cơ khí chế tạo(chiếm
26% tổng số dự án FDI vào ngành CNHT,số vốn đầu tư đại 161 triệu USD chiến
32% tổng số vốn đầu tư toàn ngành). Tỉnh vẫn đang không ngừng nâng cao các biện
pháp tiếp tục thu hút các hãng khác tham gia đầu tư trên địa bàn
CNHT ngành điện-điện tử Tổng vốn đầu
tư(USD)
Số lượng các dự án
FDI
Linh kiện,cụm linh kiện điện tử 158.812.356 13
Linh kiện,cụm linh kiện điện 2.500.000 1
Tổng số 161.312.356 14
CNHT ngành hóa chất

Gồm 3 tiểu ngành nhỏ là in ấn, sản xuất khuôn cho ngành nhựa và sản xuất linh
kiện nhựa,cao su. Đây là ngành mới chỉ phát triển khiêm tốn khi chỉ thu hút đơược
4 dự án,chiếm vỏn vẹn 7% tổng số dự án với số vốn đầu tư xấp xỉ 39 triệu USD.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất vật liệu vẫn chưa xuất hiện ở Vĩnh Phúc và còn rất
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
thiếu thốn ở nước ta. Năm 2011, Việt Nam phải nhập khẩu 2548 nghìn tấn chất dẻo
và 365 nghìn tấn cao su các loại.
CNHT ngành hóa chất Tổng vốn đầu tư(USD) Số lượng các dự án
FDI
In ấn 1.500.000 1
Khuôn cho ngành nhựa 7.253.000 2
Linh kiện nhựa,cao su 30.000.000 1
Tổng số 38.753.000 4
CNHT ngành dệt may- da giầy
Gồm 5 tiểu ngành sản xuất sợi,thêu,dệt,nhuộm và hoàn tất và phụ liệu dệt may.
Trong đó tiểu ngành dệt được quan tâm nhiều nhất với 3 dự án trong tổng số 9 dự
án với tổng số vốn đầu tư 12 triệu USD. Nhìn về tổng quan, ngành dệt may và da
giầy đang được quan tâm lớn do nhu cầu thiếu thốn của nước ta về loại mặt hàng
này. Vốn đầu tư chiếm 10.2% tổng số vốn đầu tư vào ngành CNHT.
CNHT ngành dệt may-da
giầy
Tổng vốn đầu tư(USD) Số lượng các dự án
FDI
Sản xuất sợi 1.500.000 1
Thêu 3.000.000 2
Dệt 11.945.600 3
Nhuộm, hoàn tất 6.831.100 2
Phụ liệu dệt may 4.901.446 1
Tổng số 28.178.146 9

2.2.3 Phân theo đối tác đầu tư
Các quốc gia đầu tư chính vào Vĩnh Phúc gồm tổng cộng 9 quốc gia. Ba đối
tác lớn của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan. Trong đó, Nhật bản là quốc gia đầu tư nhiều nhất khi chiếm tới hơn 40% tổng
vốn đầu tư dành cho CNHT với 8 dự án. Đứng thứ 2 về số lượng vốn đầu tư là Đài
Loan với vốn đầu tư 117 triệu USD với 22 dự án, trong đó nổi vật là số vốn vào 2
tiểu ngành là CNHT cơ khí chế tạo và điện-điện tử lần lượt với 58 và 47 triệu USD,
chiếm 23.2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư lên
tới 115 triệu USD, gần xấp xỉ so với Đài Loan. Số dự án các nhà đầu tư Hàn Quốc
SV: Nguyễn Quốc Anh Lớp: KTPT 51 A

×