Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.36 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH ĐẾN NĂM 2015
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Giang
Mã sinh viên : CQ511103
Lớp : Kinh tế quốc tế 51B
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Anh Minh
Hà Nội, tháng 05/2013
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả là: Nguyễn Thị Giang
Mã sinh viên: CQ511103
Sinh viên lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Viện: Thương mại và Kinh tế quốc tế
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương
mại Hải Linh, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Anh Minh tác giả
đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài : “Đẩy mạnh xuất khẩu của
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015”.
Tác giả xin cam đoan mọi nội dung trong chuyên đề thực tập này là do
chính bản thân tác giả nghiên cứu các tài liệu và tình hình thực tế trong thời
gian thực tập tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh từ
02/01/2013 đến tháng 01/05/2013. Trong quá trình làm chuyên đề thực tập,
tác giả có tham khảo nhiều tài liệu khác nhau nhưng không sao chép của bất
cứ luận văn, chuyên đề tốt nghiệp nào của các khóa trước.
Nếu vi phạm những điều trên, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Nguyễn Thị Giang


SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô
giáo của trường Đại Học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô trong trong Bộ
môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ bảo, truyền
đạt kiến thức cho tác giả trong bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS.
Nguyễn Anh Minh, người thầy đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời
gian thực hiện chuyên đề thực tập.
Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn tới các cô chú, anh chị đang làm việc tại
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đã luôn giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành chuyên đề thực tập tại Công ty.
Cuối cùng tác giả kính chúc quý thấy giáo, cô giáo dồi dào sức khỏe
và công tác tốt hơn nữa. Đồng kính chúc các cô chú, anh chị trong Công
ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh mạnh khỏe và luôn
thành công trong công việc.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Nguyễn Thị Giang
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2012 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH 3
1.1.1. Thông tin chung về Công ty 3
1.1.1.1. Tên gọi, trụ sở chính của Công ty 3
1.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty 4

1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 4
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị 5
1.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
THƯƠNG MẠI HẢI LINH 7
1.2.1. Nhân tố từ phía thị trường nước ngoài 7
1.2.1.1. Nhân tố kinh tế - cung cầu đối với sản phẩm gỗ ván ép plywood 7
1.2.1.2. Nhân tố luật pháp – chính sách của các nước đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu 15
1.2.1.3. Nhân tố cạnh tranh 22
1.2.1.4. Nhân tố văn hóa – sở thích, thị hiếu người tiêu dùng 23
1.2.2. Các nhân tố từ phía thị trường Việt Nam 24
1.2.2.1. Cơ chế chính sách của nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gỗ 24
1.2.2.2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 25
1.2.2.3. Hoạt động của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam 26
1.2.3. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến xuất khẩu của Công ty Hải Linh 27
1.2.3.1. Tiềm lực tài chính của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh 27
1.2.3.2. Trang thiết bị công nghệ của Công ty Hải Linh 27
1.2.3.3. Nguồn nhân lực của Công ty Hải Linh 28
CHƯƠNG 2 29
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH
GIAI ĐOẠN 2009 - 2012 29
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH
GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 29
2.1.1. Quy mô xuất khấu của Công ty Hải Linh giai đoạn 2009 – 2012 29
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Hải Linh 30
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Hải Linh 33
2.1.4. Phương thức xuất khẩu của Công ty Hải Linh 36
2.2. PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MÀ CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN TRONG
GIAI ĐOẠN 2009- 2012 37

2.2.1. Thực hiện tốt nội dung của hoạt đông xuất khẩu 37
2.2.2. Các biện pháp gia tăng quy mô xuất khẩu 41
2.2.3. Biện pháp mở rộng thị trường 41
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG
MẠI HẢI LINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 42
2.3.1. Thành tựu đạt được trong xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại
Hải Linh 42
2.3.2. Hạn chế trong xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh 44
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và
thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 - 2012 45
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 45
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 46
CHƯƠNG 3 48
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 48
CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH ĐẾN NĂM 2015 48
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
THƯƠNG MẠI HẢI LINH TRONG THỜI GIAN TỚI 48
3.1.1. Cơ hội 48
3.1.2. Thách thức 49
3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG
MẠI HẢI LINH ĐẾN NĂM 2015 52
3.2.1. Định hướng thị trường xuất khẩu của Công ty 53
3.2.2. Định hướng đối tác xuất khẩu của Công ty 53
3.2.3. Định hướng mặt hàng xuất khẩu của Công ty 54
3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG
MẠI HẢI LINH ĐẾN NĂM 2015 54
3.3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 54
3.3.2. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp đặc biệt nguồn nhân lực
xuất nhập khẩu 56
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
3.3.2.1. Tuyển chọn những nhân viên có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của
công việc 56
3.3.2.2. Khảo sát và kiểm tra thường xuyên 58
3.3.2.3. Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với đội ngũ nhân lực 58
3.3.3. Chuyên môn hóa hoạt động Marketing 58
3.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm 59
3.3.5. Phối hợp với các doanh nghiệp trong thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm COC đáp
ứng tiêu chuẩn thế giới 60
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 60
3.4.1. Hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề thông tin thị trường và xúc tiến thương mại 60
3.4.2. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành gỗ và chế biến gỗ 61
3.4.3. Đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu 62
3.4.4. Tiến tới quản lí rừng theo hướng bền vứng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật về nguồn gốc
xuất xứ 62
3.4.5. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ ở Việt Nam 63
KẾT LUẬN 64
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mức tiêu thụ, sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ ván ép plywood
trên thế giới giai đoạn 2000 – 2010 (đơn vị: nghìn m3) 11
Bảng 1.2: Top 10 quốc gia đông dân nhất trên thế giới 2000 – 2012 13
Bảng 1.3: Quy định về nồng độ formaldehyde cho phép của sản phẩm gỗ ván ép
plywood (đơn vi: mg/l) 20
Bảng 1.4: Quy định kí hiệu tiêu chuẩn chất lượng tấm mặt 20
Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu gỗ ván ép plywood theo quốc gia năm 2012 của
Nhật Bản (đơn vị: m3) 22
Bảng 2.1: Giá thành sản phẩm gỗ ván ép plywood của Công ty TNHH xuất nhập
khẩu và thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 – 2012 (Đơn vị: USD/m3) 31

Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm gỗ ván ép plywood của Công ty TNHH xuất nhập khẩu
và thương mại Hải Linh tính theo khối lượng xuất khẩu 33
giai đoạn 2009 – 2012 33
Bảng 2.3: Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hải Linh ở thị trường Nhật
Bản và Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2012 35
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của Công ty TNHH
xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 - 2012 37
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải
Linh 5
Hình 1.2: Quy trình sản xuất gỗ ván ép plywood 8
Hình 1.3: Chuỗi hành trình sản phẩm COC 16
Hình 1.4: Nhãn JAS trên bề mặt sản phẩm gỗ plywood xuất khẩu 21
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ ván ép plywood giai đoạn 2009 – 2012 30
Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm gỗ ván ép plywood của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và
thương mại Hải Linh theo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2012 33
Hình 2.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty TNHH xuất nhập
khẩu và thương mại Hải Linh năm 2011 (đơn vị: %) 34
Hình 2.4: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty TNHH xuất nhập
khẩu và thương mại Hải Linh năm 2012 (đơn vị: %) 34
Hình 2.5: Quy trình công việc của hoạt động xuất khẩu của Công ty Hải Linh 38
Hình 2.6: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Công ty Hải Linh 40
Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương
mại Hải Linh giai đoạn 2009 -2015 53
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

Từ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
3 JAS Japanese Agricultural Standards Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật
Bản
4 JIS Japanese Industrial Standards Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật
Bản
5 WTO World trade organization Tổ chức thương mại thê giới
6 Viforest Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
7 FOB Free On Board Miễn trách nhiệm trên boong tàu
8 T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện
9 L/C Letter of credit Thư tín dụng
10 VNĐ Viet Nam Dong Việt Nam Đồng
11 USD U.S dollar Đô la Mĩ
12 OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
13 G7 Group of Seven Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ,
Canada, Italy, Nhật Bản
14 EU European union Liên minh châu Âu
15 VCCI Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Hiệp hội công nghiệp Việt Nam
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về rừng, ngành sản xuất chế biến
và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã trở thành một trong những ngành đem lại giá trị
kinh tế cao. Sản phẩm gỗ xuất khẩu nước ta rất đa dạng và phong phú gồm 5 loại
chính: hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, sản phẩm gỗ kết
hợp với một số loại vật liệu khác và đặc biệt là sản phẩm gỗ ván nhân tạo. Đây là
loại gỗ nguyên liệu dùng thay thế gỗ tự nhiên trong sản xuất các sản phẩm đồ gỗ
đang được yêu thích và sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Sự gia tăng nhu
cầu cùng với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa trên thế giới làm hoạt động xuất
khẩu sản phẩm gỗ ván nhân tạo càng trở nên sôi động.
Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay mặc dù được Đảng và Nhà Nước hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu, tăng nguồn cung gỗ tròn nguyên liệu, có quy hoạch tổng
thể về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu
gỗ ván nhân tạo Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép
plywood nói riêng vẫn đang loay hoay trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu
của mình. Chính sự yếu kém trong hoạt động marketing quốc tế, tìm kiếm
nghiên cứu mở rộng thị trường, phân bố sử dụng nguồn vốn và phát triển
những sản phẩm cạnh tranh làm hạn chế khả năng mở rộng xuất khẩu ra các
thị trường nước ngoài của doanh nghiệp. Đặc biệt với các công ty như Hải
Linh tiềm lực tài chính còn nhỏ hoạt động xúc tiến quảng bá marketing doanh
nghiệp, chất lượng cũng như năng lực người lao động còn chưa được đầu tư
đúng mức, yêu cầu về chất lượng sản phẩm chưa đạt theo tiêu chuẩn quốc tế
sẽ là những hạn chế lớn giảm sự cạnh tranh của sản phẩm gỗ ván nhân tạo của
Công ty trên thị trường thế giới khi mà sự cạnh tranh trở nên gay gắt và xu thế
sử dụng sản phẩm gỗ có chứng minh nguồn gốc xuất xứ ngày càng phổ biến.
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty

TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015” đã được
chọn làm chuyên đề thực tập cuối khóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty
TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 - 2012, chuyên
đề đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty đến năm 2015.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, làm rõ các nhân tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến xuất
khẩu của Công ty
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty giai đoạn
2009 - 2012
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty đến năm 2015
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập
khẩu và thương mại Hải Linh
Phạm vi nghiên cứu: Xuất khẩu sản phẩm gỗ ván ép của Công Ty TNHH
xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh giại đoạn 2009 - 2012 và đề xuất giải
pháp đến năm 2015
4. Kết cấu bài viết
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên
đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty TNHH xuất
nhập khẩu và thương mại Hải Linh
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và
thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 – 2012
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công
ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI
HẢI LINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
THƯƠNG MẠI HẢI LINH
1.1.1. Thông tin chung về Công ty
1.1.1.1. Tên gọi, trụ sở chính của Công ty
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh
Tên giao dịch tiếng Anh: Hai Linh commerce and import export limited company
Địa chỉ trụ sở chính: 274 Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội
Điên thoai: 04.3878238
Fax: 04.38781909
Email:
Website: www.hailinhvn.com
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh được thành lập
ngày 21/10/2009 theo giấy phép kinh doanh số 0102043128 do sở Kế hoạch
và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Đăng kí kinh doanh dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, Công ty TNHH xuất nhập khẩu
và thương mại Hải Linh có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt
Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại ngân hàng
trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong
phạm vi vốn điều lệ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán
kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. Bên canh đó, Công ty có bảng cân đối
kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Luật doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Tên ngành nghề kinh doanh đăng kí: Kinh doanh gỗ ván ép nhận tạo.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh chuyên xuất khẩu các

sản phẩm gỗ ván ép nhân tạo plywood (hay còn gọi là gỗ dán) với hai phương
thức chủ yếu bao gồm: xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác từ các đơn
vị khác.
Trải qua bốn năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH xuất nhập
khẩu và thương mại Hải Linh từ một doanh nghiệp nhỏ với số vốn điều lệ 500
triệu đang ngày càng lớn mạnh và phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như cơ
cấu tổ chức quản lí, nâng cao uy tín và tiềm lực tài chính để trở thành bạn
hàng, đối tác chính đáng tin cậy không chỉ của các doanh nghiệp trong nước
mà còn của các đối tác nước ngoài.
Hiện nay, Công ty thiết đặt mối quan hệ đối tác với một loạt các doanh
nghiệp đến từ quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ,… điều đó thể hiện được sự trưởng thành và ngày càng lớn
mạnh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh trong
quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương mại, xúc tiến kinh
doanh cũng như quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể Công ty
trong suốt thời gian qua nhằm đưa gỗ ván ép Hải Linh trở thành thương hiệu
được biết đến trên thế giới.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Hình 1.1 thể hiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Hải Linh hiện
nay. Là một doanh nghiệp nhỏ do đó cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Hải
Linh rất đơn giản gồm một giám đốc, một phó giám đốc và bốn phòng ban
chính là phòng hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh và
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
phòng xuất nhập khẩu. Mỗi đơn vị, phòng ban khác nhau lại đảm nhận chức
năng khác nhau.
Nguồn: Phòng hành chính Công ty Hải Linh
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH xuất nhập khẩu và
thương mại Hải Linh

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị
a. Giám đốc
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và cơ quan nhà nước về hoạt động kinh doanh của Công ty,
điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty theo chiến lược và chính sách đã đề
ra thông qua thực hiên quyền và nhiệm vụ của mình.
Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau:
• Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên
• Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày
của Công ty
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty
• Ban hành quy chế nội bộ Công ty
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 5
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phòng hành
chính
Phòng tài
chính kế toán
Phòng kinh
doanh
Phòng xuất
nhập khẩu
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong Công ty,
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên
• Kí kết hợp đồng nhân danh Công ty, và thực hiện một số các quyền và
nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ doanh nghiệp
b. Phó giám đốc

Là người nhận trách nhiệm đôn đốc, giám sát các hoạt động của các
phòng ban trong Công ty đồng thời kiểm tra kết quả thực hiện của các phòng
ban đó và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
• Phòng hành chính
Phòng hành chính có nhiệm vụ tổ chức và quản lý lao động trong Công ty
theo yêu cầu của Giám đốc nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động của Công ty.
Cùng với việc lập kế hoạch đào tạo tuyển dụng lao động, nghiên cứu đề xuất
việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong Công ty, phòng hành chính còn
có vai trò tiếp nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Giám đốc các
đơn từ, khiếu nại của người lao động về quyền lợi của mình. Ngoài ra, chịu
trách nhiệm quản lý hành chính, lưu trữ tài liệu, văn thư, hồ sơ quan trọng của
Công ty và giữ gìn những tài sản hiện có và không để xảy ra hư hỏng, mất
mát, xuống cấp tài sản chung.
• Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng hướng dẫn các bộ phận kinh
doanh lập sổ sách để theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội
bộ theo đúng quy định của Công ty và chế độ chính sách của Nhà nước. Phối
hợp cùng phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu để đánh giá hiệu quả của
các hợp đồng xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh
đó, giám sát việc cho vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ
phận kinh doanh để ngăn chặn nguy cơ đọng vốn, hụt hoặc mất vốn.
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
• Phòng Kinh doanh
Được chủ động giao dịch với tất cả các khách hàng trong và ngoài nước
trong giới hạn ngành nghề kinh doanh được cấp phép của Công ty nhằm mục
tiêu nghiên cứu thị trường, tham mưu giúp ban giám đốc hoạch định các
phương án kinh doanh của Công ty theo từng thời kì dài hạn và ngắn hạn.
Phòng kinh doanh có trách nhiệm chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện các phương
án kinh doanh đã được phê duyệt theo đúng quy định của Công ty, luật pháp

Việt Nam và các thông lệ Quốc tế. Bên cạnh đó, phối hợp với phòng xuất
nhập khẩu thực hiện xúc tiến xuất khẩu.
• Phòng Xuất nhập khẩu
Các phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm, kí kết, tổ chức thực
hiện các hợp đồng ngoại thương và các giao dịch liên quan đến thương mại
quốc tế. Lưu trữ, tổng kết báo cáo số liệu về xuất nhập khẩu của Công ty theo
từng năm, từng thời kì.
1.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH
1.2.1. Nhân tố từ phía thị trường nước ngoài
1.2.1.1. Nhân tố kinh tế - cung cầu đối với sản phẩm gỗ ván ép plywood
Gỗ ván ép plywood (gỗ dán hay gỗ PW) là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ
thuật được làm từ nhiều lớp gỗ lạng mỏng sắp xếp vuông góc liên tục lẫn
nhau theo hướng vân gỗ, bao gồm các tấm lõi và tấm mặt dán với nhau bằng
keo như phenol formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.
Đây là loại gỗ nguyên liệu dùng cho sản xuất các sản phẩm đồ gỗ khác
nhau phục vụ cho ngành xây dựng, sản xuất các đồ nội thất trong và ngoài
khác như giường, tủ, bàn, ghế, ván sàn Sản phẩm này có nguồn gốc từ cổ
xưa, thế kỉ 17, 18 công nghệ làm gỗ ván ép plywood đầu tiên đã được phát
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
triển ở Anh và Pháp và đến đầu thế kỉ 20 công nghệ sản xuất ván ép được cải
tiến mạnh mẽ hơn bằng việc gắn mặt gỗ chất lượng cao với các tấm lót từ gỗ
chất lượng kém hơn nhờ một lớp keo dính để tạo ra được một kết cấu gỗ vững
chắc, bền đẹp, tận dụng được nguyên liệu gỗ sẵn có. Hình 1.2 mô tả quy trình
sản xuất gỗ ván ép plywood phổ biến hiện nay:
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 1.2: Quy trình sản xuất gỗ ván ép plywood
Ngày nay, sản phẩm gỗ ván ép nhân tạo plywood được ưa thích và sử dụng
phổ biến hơn trên thế giới bởi các lí do sau đây:

Thứ nhất là, nhờ tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất, ván ép plywood ngày càng
đạt được chất lượng cao cả về cơ tính và mỹ thuật khắc phục được nhược
điểm vốn có của gỗ tự nhiên như tạo ra sản phẩm có:
• Cấu tạo và tính chất cơ lý đồng nhất và đẳng hướng, không có khuyết
tật lớn, bảo đảm khả năng chịu lực và gia công chế biến dễ dàng
• Không bị sâu nấm, mục mối phá hoại, chịu nhiệt độ cao và khó cháy, ít
hút ẩm nên khó bị biến đổi thể tích, cong vênh, nứt tách như gỗ thiên
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 8
Gỗ
tròn
Ván
măt
Ván
độn
Tấm
mặt
Tấm
lõi
Ván
ép thô
Ván
gỗ ép
thành
phẩm
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
nhiên do được bổ sung thêm các đăc tính cơ, lí, hóa cần thiết
• Có thể chế tạo mọi kích cỡ, hình dạng như có thể tạo tấm gỗ liền có
kích cỡ rất lớn mà trong thiên nhiên không thể nào có được chỉ trong
một thời gian rất ngắn
• Hình dạng, tính năng và vân gỗ giống hoàn toàn như gỗ tự nhiên

• Nguyên liệu chính làm ván ép plywood là từ gỗ rừng trồng do đó giá
thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên
Thứ hai là, nguồn gỗ tự nhiên đang ngày càng bị thu hẹp, theo số liệu của
tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) thế giới đã mất hơn 13 triệu
hécta rừng chủ yếu do biến đổi khí hậu, chuyển đổi diện tích rừng sang
mục đích sử dụng khác và nạn chặt phá rừng bừa bãi. Năm 2013, với
tổng diện tích khoảng 4 tỷ hécta, rừng tự nhiên chỉ còn chiếm 31% diện
tích toàn châu lục trên thế giới. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng gỗ trong
sinh hoạt và sản xuất không nhưng không giảm mà ngày càng tăng lên khiến
việc chuyển sang sử dụng các vật liệu thay thế gỗ tự nhiên một cách hiệu quả
như ván ép plywood – sản phẩm được sản xuất từ gỗ rừng trồng có tuổi thọ từ
6 -10 năm trở thành xu hướng phổ biến.
Chính hai nguyên nhân này đã đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm làm từ ván
ép nhân tạo nói chung và ván ép plywood nói riêng tăng lên nhanh chóng giúp
cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ván ép plywood như Hải Linh có
cơ hội mở rộng và phát triển trong tương lai.
Sơ qua về cung cầu sản phẩm ván ép plywood trên thị trường thế giới, theo
Bảng 1.1 về tình hình tiêu thụ, sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ ván ép
plywood giai đoạn 2000- 2010 của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)
- một số liệu tổng hợp nhất về việc tiêu thụ, sản xuất, kim ngạch xuất nhập
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
khẩu sản phẩm ván plywood trên thế giới có thể nhận thấy:
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Bảng 1.1: Mức tiêu thụ, sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ ván ép
plywood trên thế giới giai đoạn 2000 – 2010 (đơn vị: nghìn m
3
)
Quốc gia

Tiêu thụ Sản xuất Nhập khẩu Xuất khẩu
2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010
Australia 186 206 139 176 48 29 0 0
Trung Quốc 6142 7701 2250 2500 3975 5251 83 50
Hong Kong 237 279 92 214 643 484 498 418
Ấn Độ 423 506 420 493 3 13 0 0
Indonesia 1846 2278 11387 12227 1 2 9542 9951
Nhật Bản 9994 11025 7653 8981 2341 2044 0 0
Hàn Quốc 2358 2930 1511 2044 847 886 0 0
Malaysia 570 712 2189 2080 8 30 1627 1398
Myanmar 18 22 17 16 2 6 0 0
New Zealand 55 62 95 101 0 0 40 39
Philippin 186 219 242 245 3 10 59 35
Singapore 214 266 426 418 539 458 752 610
Thái Lan 260 322 207 233 55 90 2 1
QG còn lại của Châu Á-TBD 127 146 126 26 207 200 206 80
Châu Á -TBD 22628 26688 26767 29769 8671 9502 12807 12584
Canada 1798 1979 2055 2386 207 154 463 560
Chile 45 54 66 66 21 13
EU 5906 6487 3552 5414 2693 1624 339 551
Nga 917 989 1099 1146 2 1 184 157
Hoa Kì 18407 20073 17756 18349 1899 2516 1248 792
Quốc gia còn lại 4224 5113 2633 4251 3556 2862 1966 2000
Thế giới 53925 61383 53927 61381 17027 16657 17027 16657
Nguồn: www.fao.org
Về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván ép plywood, trong 10 năm từ 2000 -
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
2010 mức tiêu thụ sản phẩm gỗ ván ép plywood tăng liên tục. Nếu như năm
2000 mức tiêu thụ sản phẩm này mới là 53925 nghìn m

3
thì đến năm 2010 con
số đã tăng lên là 61383 nghìn m
3
. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi ở hầu
hết các quốc gia và khu vực trên thế giới, cụ thể như ở khu vực châu Á, các
quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia nằm trong top quốc gia
tiêu thụ sản phẩm gỗ ván ép nhiều nhất khu vực. Đứng đầu là Nhật Bản
(11025 nghìn m
3
), tiếp sau đó là Trung Quốc (7701 nghìn m
3
), Hàn Quốc với
(2930 ngìn m
3
) và cuối cùng là Indonesia (2278 nghìn m
3
). Ngoài ra còn có
một số thị trường tiềm năng mới nổi như Ấn Độ (506 nghìn m
3
), Thái Lan
(322 nghìn m
3
), Malaysia (712 nghìn m
3
) cũng có mức tiêu thụ khá cao. Ở
châu Mĩ, đứng đầu về mức tiêu thụ gỗ ván ép plywood là Hoa Kì (20073
nghìn m
3
) tiếp sau là Canada (1979 nghìn m

3
). Còn ở châu Âu, liên minh châu
Âu EU chiếm mức tiêu thụ lớn nhất với 6487 nghìn m
3
vào năm 2010. Đặc
điểm chung của các quốc gia có mức tiêu thụ sản phầm gỗ ván ép cao này đều
là những quốc gia đông dân, hơn nữa là những thị trường có truyền thống sử
dụng gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Theo số liệu thống kê về dân số các quốc gia
trên thế giới 2000 - 2012 ở Bảng 1.2, Hoa Kì, Trung Quốc, Indonesia, Nhật
Bản, Ấn Độ đều nằm trong top 10 các quốc gia đông dân nhất trên thế giới.
Năm 2012, dân số các quốc gia này lần lượt là Hoa Kì (313847465 người),
Trung Quốc (1343239923 người), Indonesia (248645008 người), Nhật Bản
(127368088 người) và Ấn Độ (1205073612 người). Quy mô dân số lớn và
tiếp tục tăng lên, trong tương lai đây vẫn là những thị trường tiêu thụ tiềm
năng cho sản phẩm gỗ ván ép plywood xuất khẩu.
Về mức sản xuất sản phẩm, các quốc gia có mức sản xuất lớn cũng là các
nước có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ ván ép plywood cao. Tuy nhiên, trừ
Indonesia, Canada, Nga, Malaysia… có mức nhập khẩu nhỏ nhất còn lại hầu
hết các quốc gia khác sản xuất trong nước đều không đủ để đáp ứng nhu cầu
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
tiêu thụ trong nước phải phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu như ở khu vực
châu Á có Nhật Bản – sản lượng sản xuất lớn thứ hai trong khu vực châu Á
nhưng cũng là nước nhập khẩu sản phẩm gỗ ván ép plywood lớn thứ hai trong
khu vực này, theo sau là Trung Quốc (nhập khẩu 5251 nghìn m
3
), Hàn Quốc
(886 nghìn m
3
), Singapore (458 nghìn m

3
), Hong Kong (484 nghìn m
3
), Thái
Lan (90 nghìn m
3
), Ấn Độ…
Bảng 1.2: Top 10 quốc gia đông dân nhất trên thế giới 2000 – 2012
(đơn vị: người)
STT Quốc gia Dân số 2000 Dân số 2010 Dân số 2012
1 Trung Quốc 1,268,853,362 1,330,141,295 1,343,239,923
2 Ấn Độ 1,004,124,224 1,173,108,018 1,205,073,612
3 Hoa Kỳ 282,338,631 310,232,863 313,847,465
4 Indonesia 213,829,469 242,968,342 248,645,008
5 Braxin 176,319,621 201,103,330 193,946,886
6 Pakistan 146,404,914 184,404,791 190,291,129
7 Băng-la-Đét 130,406,594 156,118,464 161,083,804
8 Nigeria 123,178,818 152,217,341 170,123,740
9 Nga 146,709,971 139,390,205 142,517,670
10 Nhật 126,729,223 126,804,433 127,368,088
Dân số thế giới 6,084,907,596 6,845,609,960 7,017,846,922
Nguồn:
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Diễn biến cung cầu trên thị trường gỗ ván ép plywood có chiều hướng
thuận lợi cho xuất khẩu của Hải Linh khi mà nguồn cung trên thị trường gỗ
ván ép còn thiếu trong khi nhu cầu tiêu dùng lại không ngừng tăng cao. Hơn
nữa với thị trường xuất khẩu chính của Hải Linh ở khu vực châu Á trước nhu
cầu tiêu thụ và nhập khẩu sản phẩm này như đã phân tích ở trên, đây là thị
trường màu mỡ và tiềm năng cho Hải Linh tiếp tục khai thác. Đặc biệt, trong

bối cảnh trong kinh tế thế giới hiện nay, xuất khẩu Hải Linh càng có điều kiện
phát triển như:
Nhật Bản – thị trường xuất khẩu chính của Hải Linh sau cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2009 lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Mức
tăng trưởng âm, giá trị đồng yên tăng, thiệt hại 308 tỉ USD từ thảm họa kép
động đất sóng thần năm 2011 càng làm trầm trọng hơn nền kinh tế vốn đã ảm
đạm của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhờ biện pháp kích thích kinh tế cùng nỗ lực
tái thiết năm 2012 nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới này đã có những khởi
sắc nhất định đạt tăng trưởng 3.2% trong quý 1 năm 2013. Kinh tế phục hồi là
động thái tốt để người dân bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng đẩy nhu
cầu nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng cao. Trong khi đó, Nhật Bản
vẫn trong công cuộc xây dựng, tái thiết lại những vùng đất bị tàn phá do vậy
nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu như ván ép plywood trong xây dựng, sản xuất
đồ nội ngoại thất, thủ công mĩ nghệ thời gian tới là rất lớn.
Ở thị trường Hàn Quốc – nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, cũng là thị
trường lớn thứ hai của Hải Linh theo dự báo của Viện Phát triển Hàn Quốc
(KDI) nền kinh tế Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng 4.1% vào năm 2013. Kinh
tế có mức tăng trưởng cao lại thị trường nhập khẩu ván ép plywood truyền
thống của Việt Nam đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hàn
Quốc của Hải Linh phát triển lâu dài. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay bất ổn
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
trên bán đảo Triều Tiên trở nên nguy hiểm và khó lường, Hải Linh phải hết
sức thận trọng trong kí kết hợp đồng xuất khẩu, thường xuyên theo dõi diễn
biến tình hình chiến sự trên bán đảo Triền Tiên để đưa ra quyết sách phù hợp
tránh những rủi ro do chiến tranh, bất ổn chính trị làm ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Bên cạnh củng cố hoạt động xuất khẩu ở các thị trường truyền thống như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Công ty cần tiến tới mở rộng hoạt
động xuất khẩu ra các thị trường tiềm năng khác trong khu vực như Trung

Quốc, Hong Kong, Singapore… và đặc biệt là Hoa Kì và EU - thị trường tiêu
thụ sản phẩm gỗ ván ép lớn thứ nhất và thứ tư trên thế giới, cũng là một trong
bốn thị trường nhập khẩu lớn nhất sản phẩm này.
1.2.1.2. Nhân tố luật pháp – chính sách của các nước đối với sản phẩm gỗ
nhập khẩu
Ngày nay, quá trình gia nhập WTO, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa
buộc các quốc gia dần gỡ bỏ hàng rào thuế quan của mình mở cửa thị trường
có sản phẩm các quốc gia khác xâm nhập. Thuế quan không còn là rào cản
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Mức thuế suất đối với sản phẩm gỗ ván
ép plywood Hải Linh xuất sang các thị trường ở khu vực ASEAN và Đông Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan… thường được duy trì ở mức
0%.
Khi thuế quan không còn là rào cản, các thị trường nhập khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ lại đặt ra ngày càng nhiều quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật khác nhau
đối với sản phẩm gỗ, trong đó nổi bật là các chống bán phá giá và xu thế sử
dụng sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhằm bảo hộ nền sản xuất trong
nước như:
- Tiêu chuẩn COC (Chain of Custody) của Hội đồng quản trị rừng
thế giới FSC
COC là tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
rừng thế giới (FSC - Forest Stewardship Council) ban hành lần đầu vào năm
1993 và được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1999 có phạm vi áp dụng trên
toàn cầu mà đối tượng chịu sự điều chỉnh là các tổ chức, doanh nghiệp khai
thác, chế biến, kinh doanh, sản xuất đồ gỗ.
Gỗ từ khâu khai thác đến vận chuyển, chế tạo sản phẩm, lưu kho và phân
phối đều phải được ghi chép, đánh dấu, mã hóa, dán nhãn FSC như thể hiện ở
Hình 1.3. Tất cả những công đoạn này là những mắt xích liên kết nhau tạo
thành một chuỗi quản lý thông suốt được văn bản hóa giúp cho doanh nghiệp

có thể kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ từ nguyên liệu đầu vào đến khi phân
phối sản phẩm, mặt khác, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có trách nhiệm
hơn với môi trường thông qua sử dụng các sản phẩm gỗ có nguồn gốc rõ ràng.
Nguồn: />Hình 1.3: Chuỗi hành trình sản phẩm COC
Hiện nay ở Việt Nam chưa phổ biến chuỗi hành trình sản phẩm COC, còn
rất ít doanh nghiệp đạt được chứng chỉ FSC - một trong những tiêu chuẩn để
tiêu chuẩn hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng gỗ cũng là tiền đề
để vượt qua được rào cản kĩ thuật của EU và Hoa Kì.
SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: Kinh tế quốc tế 51B Page 16

×