Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.47 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đ ề tài:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
TNHH ĐIỆN TỬ SHARP VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : PGS – TS. Phan Tố Uyên
Tên sinh viên : NGUYỄN THU HẰNG
Mã sinh viên : CQ511329
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh thương mại
Lớp :Quản trị kinh doanh thương mại 51A
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : Đợt I năm 2013

Hà Nội, tháng 5/2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
LỜI CAM ĐOAN
Em tên là : NGUYỄN THU HẰNG
Sinh viên lớp: Quản trị Kinh doanh Thương mại 51A
Viện : Thương mại & Kinh tế Quốc tế
Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân
Em xin cam đoan những vấn đề nghiên cứu trong chuyên đề thực tập là
hoàn toàn xác thực. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Điện tử SHARP
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, em đã học hỏi, thu thập số liệu và nghiên cứu
một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh tại Công ty.
Bằng kiến thức đã học và dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phan Tố
Uyên cũng như toàn thể các cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Điện tử


SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập
này.
Em xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và độ chân thực của đề tài!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Hằng.
2
LỜI CẢM ƠN
Trong toàn bộ quá trình thực tập và làm chuyên đề thực tập, em đã nhận
được sự giúp đỡ rất nhiệt tình trong tạo điều kiện làm việc tại Công ty, cũng như
cung cấp toàn bộ tài liệu từ phía Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nội cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của PGS.TS.Phan
Tố Uyên. Những điều đó đã trở thành động lực giúp em hoàn thành chuyên đề
thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên trong công ty TNHH
Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình thực tập!
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Tố Uyên đã rất nhiệt tình hướng
dẫn giúp em có được một bài chuyên đề hoàn chỉnh!
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Viện Thương
mại & Kinh tế quốc tế nói riêng và trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung
đã tận tụy truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức trong suốt những năm qua (2009
– 2013).
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Hằng
3
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu 1
1.1. Cơ sở lý thuyết 1
1.2. Góc độ thực tiễn của công ty 2
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Nội dung nghiên cứu 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu 1
1.1. Cơ sở lý thuyết 1
1.2. Góc độ thực tiễn của công ty 2
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp:QTKD Thương mại 51
6. Nội dung nghiên cứu 3
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp:QTKD Thương mại 51
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Công ty TM : Công ty thương mại.
3. CLB : Câu lạc bộ
4. VCĐ : Vốn cố định

5. VLĐ : Vốn lưu động
6. DN : Doanh nghiệp
7. EU (European Union) : Liên minh châu Âu
8. ASEAN : Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á.
9. WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới
10.Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp:QTKD Thương mại 51
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý thuyết
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch
toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với
mọi doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phải tiến hành nhiều hoạt động trong đó có
hoạt động bán hàng là hoạt động quan trọng mấu chốt nhất. Chỉ có bán được hàng,
doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận và tiếp
tục mở rộng kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng, bán hàng
được coi là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trực tiếp chức năng lưu thông hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cung cầu, góp phần ổn định giá cả
thị trường. Bán hàng là nghiệp vụ thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
là lợi nhuận. Vì vậy, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác của doanh
nghiệp như: nghiên cứu thị trường, tạo nguồn mua hàng, dịch vụ, dự trữ.
Hoạt động bán hàng được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh
đã vạch ra, hàng hóa của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy tín được giữ
vững và củng cố trên thương trường. Bán hàng là khâu hoạt động có quan hệ mật
thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người
tiêu dùng. Vì thế, đó cũng là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với các
đối thủ cạnh tranh. Kết quả bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, phản
ánh sự đúng đắn mục tiêu của chiến lược kinh doanh, thể hiện sự cố gắng của doanh
nghiệp trên thương trường. Đồng thời thể hiện rõ trình độ tổ chức, năng lực điều
hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường.

Sự chuyển hóa từ hàng sang tiền được thể hiện rõ nét trong giai đoạn bán hàng
và được coi là “ bước nhảy nguy hiểm” chết người và khó khăn nhất. Do đó,cần
phải tính toán toàn diện trong hoạt động bán hàng, lựa chọn những thế mạnh của
doanh nghiệp làm lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh để lôi kéo khách
hàng, mở rộng thị trường tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh. Vậy vấn đề
đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế
và thúc đẩy các lợi thế cho hoạt động bán hàng hiện nay để đảm bảo cho các công
ty phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
1
1.2. Góc độ thực tiễn của công ty
Trong thực tế hiện nay, thị trường luôn luôn biến động, thay đổi không ngừng,
cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Chính vì thế để
tồn tại, doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động bán hàng để đạt mức tăng trưởng tối
đa nhất. Đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Đẩy mạnh
hoạt động bán hàng không còn là hoạt động mới mẻ mà đã trở thành mối quan tâm
hàng đầu quan trọng của các nhà quản trị, nhà hoạch định chiến lược và các nhà
quản lí kinh tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS.
Phan Tố Uyên, em xin lựa chọn đề tài:
"Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Điện tử
SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Việc lựa chọn đề tài này, đầu tiên, em muốn vận dụng những lý luận,
kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế. Dùng lý luận đó để giải
quyết vấn đề thực tế của công ty. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng là việc làm
quan trọng và cấp bách đối với bất kỳ công ty nào có hoạt động kinh doanh
thương mại. Vậy nên, thông qua việc nghiên cứu đề tài em có thể bổ sung và
làm rõ hơn những gì đã được học trên lý thuyết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý

luận về hoạt động bán hàng của công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng sản phẩm điện tử của công ty TNHH
Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Đánh giá kết quả hoạt động bán hàng của công ty của công ty TNHH Điện tử
SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động bán hàng của công ty trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ năm 2008, 2009, 2010, 2011 đến 2012.
Không gian: Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
2
4. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu về giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng
tại công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp
dụng trong nghiên cứu khoa học kinh tế như:
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nhìn nhận thực tế
bằng phương pháp biện chứng, tránh duy tâm, nghiên cứu phải đặt trong điều kiện
lịch sử cụ thể, có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển, trong mối quan hệ tương
tác lẫn nhau, chi phối lẫn nhau.
Phương pháp học lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tế. Từ nghiên cứu kiến
thức thực tế phong phú, đa dạng, phức tạp và cụ thể kết hợp với phương pháp phân
tích và tổng hợp, nghiên cứu, để giải quyết các vấn đề liên quan đến bán hàng và
tiêu thụ hàng hóa.
6. Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề thực tập của em bao gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Khái quát chung về công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nội và sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại

Công ty.
Chương 2: Thực trạng về tình hình bán hàng tại công ty TNHH Điện tử Việt
Nam – Chi nhánh tại Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng cho công ty
TNHH SHARP Điện tử Việt Nam – Chi nhánh tại Hà Nội đến năm 2020.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ
SHARP VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ SỰ CẦN
THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
1.1 Khái quát về Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh
Hà Nội
1.1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam
Tên công ty: Công Ty TNHH ĐIỆN TỬ SHARP VIỆT NAM.
Tên giao dịch: SHARP VIETNAM.
Địa chỉ: Tầng 3, Cao Ốc Saigon Financial Center, 9 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa
Kao, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 39107499
Fax: (84-8) 39107500
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Masashi Kubo.
Giấy phép kinh doanh: 411043000995 | Ngày cấp: 13/03/2006.
Mã số thuế: 0308159258
Ngày hoạt động: 01/05/2006
Văn phòng đại diện: Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh
Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: Tầng 5, Tòa nhà Charmvit Tower, số 117 Trần Duy
Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.

Phạm vi kinh doanh: trong nước và nước ngoài
Hộp thư điện tử của công ty:
Email:
Website: www.sharp.vn
Ngành nghề mà công ty kinh doanh: Chuyên bán thiết bị điện tử tiêu dùng và
thiết bị văn phòng mang nhãn hiệu của SHARP Nhật Bản như:
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
4
•Các mặt hàng sản phẩm điện tử về nghe nhìn : Tivi LCD Aquos; Big Aquos;
Quatton LCD TV; Điện thoại không dây, đầu Bluray.
•Các sản phẩm gia dụng: Tủ lạnh; lò vi sóng; máy lạnh; nồi cơm điện; bình
thủy; máy giặt; máy lọc nước; quạt máy; máy nước nóng lạnh;
•Máy chăm sóc cá nhân: Thiết bị hỗ trợ làm đẹp da; máy sấy tóc;
•Máy photo: Dòng thấp; dòng trung; dòng cao.
•Màn hình LCD chuyên dụng: Màn hình cảm ứng và Video wall display.
•Máy chiếu
•Máy tính điện tử.
Công ty TNHH SHARP Điện tử Việt Nam là một công ty con thuộc tập đoàn
SHARP của Nhật Bản. Triết lý kinh doanh và phương châm kinh doanh của công ty
đều là những triết lý kinh doanh và phương châm kinh doanh của các nhà kinh
doanh Nhật Bản có từ hàng trăm năm.
Nhiệm vụ của công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam:
- Nghiên cứu thị trường, khả năng hàng hóa trong nước, dựa vào nguồn lực
của mình để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Trực tiếp nhập khẩu sản phẩm từ các nước lân cận, trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng chiếm ưu thế.
- Thông qua chi nhánh tại các miền trong cả nước đưa hàng hóa đến tận tay
người tiêu dùng
- Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý của Nhà nước, sử dụng hợp lý lao
động, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.

Nhiệm vụ của Công ty TNHH Điện Tử SHARP – Chi nhánh tại Hà Nội:
- Tuân thủ các nội quy cũng như các quyết định của Công ty SHARP Việt Nam.
- Thực hiện tiêu thụ hàng hóa thông qua các đại lý phân phối khắp các tỉnh
miền Bắc đế sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Duy trì thị trường đã có và phát triển thêm các thị trường mới.
- Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đầu tư đúng mục đích.
Triết lí kinh doanh của tập đoàn:
Tập đoàn SHARP không chỉ đơn thuần quan tâm đến mục tiêu mở rộng doanh
số. Điều thực sự chú trọng là làm sao sử dụng các công nghệ mới và độc đáo để góp
phần xầy dựng văn hóa và cuộc sống tốt đẹp cho mọi người trên khắp thế giới.
Tập đoàn toàn cầu SHARP quan tâm gắn kết mối quan hệ với nhân viên công
ty, khuyến khích, hỗ trợ họ trong việc phát triển tài năng và nâng cao mức sống. Sự
thịnh vượng của cả tập đoàn trong tương lai gắn liền với sự thịnh vượng của khách
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
5
hàng, đại lí bán hàng và các cổ đông… Thực sự, tất cả đều thuộc về đại gia đình
SHARP.
Phương châm kinh doanh của tập đoàn:
Tập đoàn SHARP và các công ty con quyết trung thành với hai lí tưởng chủ
đạo: “Chân thành và sáng tạo. Chân thành là đức tính cơ bản của con người. Hãy
luôn chân thành. Sự hài hòa mang lại sức mạnh. Hãy tin tưởng lẫn nhau và làm việc
cùng nhau. Lịch sự là một phẩm chất đạo đức. Hãy luôn nhã nhặn và tôn trọng
người khác. Sự sáng tạo thúc đẩy tiến bộ. Hãy luôn ý thức rằng bạn cần phải đổi
mới và phát triển. Can đảm là nền tảng của cuộc sống vinh quan. Hãy đón nhận thử
thách với một thái độ tích cực”
Nhờ trung thành với hai lí tưởng này mà chúng tôi có thể có được niềm vui
thực sự khi làm việc và đóng góp những điều có ý nghĩa cho xã hội. Sharp tìm thấy
triết lí kinh doanh thông qua các hoạt động của công ty. Sở hữu “gene sáng tạo di
truyền” từ khi mới thành lập, Sharp sẽ tiếp tục cho ra đời những sản phẩm độc đáo
và phong cách sống mới như một tập đoàn đáng tin cậy nhất thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, chiến lược mà công ty theo đuổi: “Chiến lược
SHARP toàn cầu”. Nhằm mục đích liên kết với thế giới bởi hệ thống công ty
SHARP là một mắt xích trong chiến lược toàn cầu của tập đoàn để xây dựng cơ sở
mạng lưới toàn cầu để hỗ trợ và bổ sung giữa R&D, chế tạo sản phẩm, mua linh phụ
kiện và phân phối. Điều này đảm bảo việc duy trì khả năng cạnh tranh cho các sản
phẩm của SHARP trên thị trường quốc tế. Qua đó, người tiêu dùng sản phẩm của
SHARP có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Chiến lược này
cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh
vực đồ điện và điện tử.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện tử
SHARP Việt Nam
Tập đoàn SHARP là một tập đoàn sản xuất và kinh doanh điện tử đến từ Nhật
Bản, được thành lập năm 1912. Sharp Corporation (tiếng Nhật: シャープ株式ー社,
Shāpu Kabushiki-gaisha)
Tên của hãng được lấy từ tên một trong những phát minh đầu tiên của người
sáng lập ra hãng, đó là chiếc bút máy đầu tiên của SHARP, được phát minh
bởi TokujiHayakawa (早川 ー次) năm 1915.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
6
Từ đó, SHARP đã vươn lên trở thành một trong những công ty điện tử hàng
đầu thế giới. SHARP là một trong 20 nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới
và nằm trong danh sách 100 công ty chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển
theo tạp chí IEEE Spectrum. SHARP giành được sự chú ý nhiều tại Anh khi là nhà
tài trợ cho CLB bóng đá Manchester United từ năm 1982 tới 2000, một giai đoạn
thành công của CLB này.
Là một nhà sản xuất, Sharp đóng góp cho xã hội bằng cách đi đầu trong việc
tạo ra các sản phẩm độc đáo đáp ứng nhu cầu mới trong từng thập kỉ. Các thế hệ
lãnh đạo thành công của Sharp, theo cách riêng của họ, đã áp dụng tư tưởng này
bằng cách tạo ra các sản phẩm có thể đóng góp cho xã hội trong quá trình tạo dựng
một tập đoàn danh tiếng và đáng tin cậy trên khắp thế giới.

Từ chiếc máy tính năng lượng mặt trời đầu tiên tới màn hình LCD monitor lớn
nhất trên thị trường, từ máy photocopy tới pin năng lượng mặt trời, từ máy lọc
không khí tới lò hơi nước, và từ máy vi điện từ tới lò vi sóng, Sharp đáp ứng mọi
nhu cầu của cuộc sống thường nhật.
Việt Nam mở cửa hội nhập vào năm 1986. Cơ hội này khiến hàng hóa điện tử
SHARP được xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo con đường nhập khẩu hàng
Nhật cũ, đã qua sử dụng – Một trong những mặt hàng được ưa chuộng thời bấy giờ
như ti vi màu, tủ lạnh và máy giặt đã cũ. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm SHARP
vẫn được người tiêu dùng chấp nhận, họ thấy sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng
dùng vẫn được lâu dài.
Phải đến khi năm 1995, Tập đoàn SHARP đã có mặt tại Việt Nam dưới hình
thức văn phòng đại diện được thành lập và thông qua nhà phân phối ủy thác sản
phẩm là Công ty Mitsui Việt Nam thì hàng hóa SHARP mới thực sự bắt đầu có
thương hiệu tại Việt Nam. Qua quá trình hoạt động SHARP đã phát triển không
ngừng và đã có một vị thế quan trọng trên thị trường Việt Nam. Với việc thành lập
công ty tại Việt Nam, SHARP sẽ tiếp quản toàn bộ trách nhiệm liên quan đến hàng
hóa như cam kết chất lượng; chế độ bảo hành; dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách
hàng; thực hiện quyền nhập khẩu các sản phẩm điện tử, điện lạnh và điện gia dụng
từ tập đoàn mẹ.
Ngày 19/8/ 2006: Tập đoàn SHARP thành lập công ty TNHH Điện tử SHARP
Việt Nam và giới thiệu công nghệ SHARP ( The New Era of SHARP). Công ty
TNHH Điện tử SHARP là được đặt trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công
ty được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Công ty ra đời là thành quả vô
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
7
cùng to lớn của các thành viên, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản độc lập và có con dấu riêng.
Năm 2007, công ty có hơn 200 địa điểm phân phối hàng điện tử chủ yếu là
đại lý phân phối, chi nhánh, các siêu thị điện máy trên toàn quốc nhưng chủ yếu tập
trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm hơn 40%. Lực lượng lao động trong công

ty ở thời điểm này :5.570 người.
Năm 2008, Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam mở thêm hai văn phòng
đại diện tại Hà Nội và thành phố Đà Nẵng.
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, tòa nhà Charmvit Tower – 117 Trần Duy
Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng tại Đà Nẵng: Lầu 5, Tòa nhà ACB, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Đến năm 2009 khi thành lập thêm hai văn phòng đại diện ở Hà Nội và Đà
Nẵng thì hệ thống phân phối sản phẩm: đại lý phân phối và siêu thị điện máy, cửa
hàng cũng như lực lượng lao động tăng nhanh. Trong đó, lực lượng lao động tăng
lên 8320 người; hệ thống phân phối được phủ khắp 50/64 tỉnh thành với 530 cửa
hàng, đại lý, đem đến hình ảnh SHARP đến mọi miền của Tổ quốc.
So với 100 năm bề dày lịch sử của Sharp trên toàn cầu thì một năm của Công
ty Sharp Việt Nam quả thật bé nhỏ, nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ vững những tiêu
chí vì cộng đồng cũng như sứ mệnh phục vụ cuộc sống cho mọi người. Một điều mà
Tập đoàn SHARP lẫn Công ty SHARP Việt Nam đang cố gắng không ngừng chính
là xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng người dân, vì Việt Nam là thị trường
mà chúng tôi cam kết sẽ đầu tư bền vững lâu dài.
Trong thời gian sắp tới, chúng tôi – những người trong công ty SHARP muốn
hướng đến việc kinh doanh theo tiêu chí vì sức khỏe con người và thân thiện với
môi trường, đóng góp cho thế giới các sản phẩm tiết kiệm và tái tạo năng lượng.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
8
1.1.3 .Sơ đồ tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam
(Nguồn: Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam)
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
9
Tổng giám đốc
Phòng tổ
chức hành

chính
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
nghiên cứu
và phát triển
Văn phòng
đại diện tại
Hà Nội
Văn phòng
đại diện tại
Đà Nẵng.
Bộ phận
nhân sự
Bộ phận kế
toán
Bộ phận
kinh doanh
Giám đốc chi nhánh
Phó Giám Đốc
Bộ phận
chăm sóc
khách hàng
Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam có cơ cấu tổ chức trực tuyến chức
năng. Bộ máy tổ chức của công ty gồm: Tổng giám đốc và ba phòng ban có nhiệm
vụ quản lý và tham mưu kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty tới việc ra quyết định

kinh doanh chính.
Tổng giám đốc công ty /Đại diện pháp luật: Ông Masashi Kubo.
Chịu trách nhiệm điều hành tất cả các hoạt động của công ty nói chung và chi
nhánh công ty tại các khu vực nói riêng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt
động kinh doanh của công ty và chi nhánh công ty. Khi có sự việc tranh chấp hay
liên quan đến công ty thì giám đốc công ty là người đại diện cho công ty thực hiện
việc giải quyết các vấn đề đó.
Các phòng ban đã tạo nên một guồng máy hoạt động liên tục, có hiệu quả,
thực hiên đúng vị trí, chức năng mỗi bộ phận, tham mưu giúp giám đốc công ty tổ
chức triển khai, chỉ đạo tốt hoạt động của công ty.
Công ty gồm các phòng ban chính:
•Phòng tổ chức hành chính: Giúp các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lý lao
động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty. Nghiên
cứu biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động gián tiếp của công ty. Xây
dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối lợi nhuận trình
giám đốc. Bên cạnh đó, phòng còn thực hiện chức năng như định mức lao động, trả
lương, trả thưởng, tổ chức đời sống và các hoạt động xã hội như việc ăn ở, đi lại,
phòng và chữa bệnh, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao cho công nhân viên
của Công ty.
•Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho tổng giám đốc xét duyệt các
phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Tổ chức mở sổ sách theo dõi tài
sản, nguyên vật liệu chi phí, thu nhập, các khoản phải nộp ngân sách, công nợ,
xác định mức lãi lỗ.
•Thực hiện chức năng tài chính bao gồm việc tạo nguồn vốn, quản lý các loại
vốn quỹ của Công ty, công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và
chấp hành kỷ luật tài chính của Nhà nước. Ngoài ra phòng còn thực hiện chức năng
hạch toán gồm hạch toán kế toán và thống kê, công tác ghi chép ban đầu thông tin
kinh tế nội bộ Công ty và giữa Công ty với cơ quan cấp trên.
•Phòng kinh doanh: Bao gồm hoạt động marketing, tổ chức bán hàng, quản
lý kho sản phẩm, tổ chức các dịch vụ sau bán hàng. Tham mưu cho giám đốc và các

phòng ban khác về chiến lược, kế hoạch kinh doanh tổng hợp trong thời gian dài
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
10
hạn, trung hạn và ngắn hạn, và kế hoạch tác nghiệp. Định hướng chiến lược các
hoạt động marketing tại công ty. Phân tích các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường
nước ngoài về chức năng, giá cả hàng hóa, thị trường tiêu thụ, nhu cầu sản phẩm,…
Thông qua đó, tìm kiếm khách hàng và thực hiện các biện pháp marketing để mở
rộng thị trường mới và giữ được các khách hàng trung thành. Đồng thời phòng kinh
doanh có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho các chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng
các sản phẩm điện tử, hàng gia dụng
•Phòng nghiên cứu và phát triển: Là một mắt xích quan trọng trong dây
chuyền cung ứng sản phẩm ra thị trường. Phụ trách về nghiên cứu các tính năng
mới của sản phẩm cũng như nghiên cứu để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu
cầu sử dụng của người tiêu dùng. Thực hiện các chương trình thử nghiệm về tính
năng, chi tiết kỹ thuật của ti vi LCD, máy giặt, tủ lạnh, để phù hợp với điều kiện về
khí hậu, độ ẩm của Việt Nam.
Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam hiện có hai văn phòng đại diện tại
Hà Nội và Đà Nẵng. Các văn phòng này hoạt động theo đăng ký kinh doanh của
công ty và theo phương pháp hạch toán độc lập và chỉ chịu sự quản lý, kiểm tra,
giám sát và hỗ trợ tham mưu từ công ty.
Tại mỗi văn phòng, cơ cấu tổ chức được chia làm các bộ phận và nhiệm vụ
của từng bộ phận như sau:
- Giám đốc: Triển khai các hoạt động đã được định hướng trên công ty. Tổ
chức và sắp xếp lại cho phù hợp với từng điều kiện, nguồn lực của chi nhánh để đạt
được hiệu quả tối đa nhất. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của chi nhánh nơi mình quản lý. Báo cáo thường xuyên các hoạt động kinh doanh
của chi nhánh lên giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm khi có những tranh chấp xảy
ra; có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức năng quản lý của chi
nhánh; đại diện cho công ty ký các hợp đồng kinh tế.
- Phó giám đốc: Chỉ đạo điều hành phòng ban trong toàn công ty. Phục vụ cho

nhu cầu kinh doanh, phụ trách mặt tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công việc mà giám
đốc giao phó. Báo cáo giám độc xem xét giải quyết những vấn đề về thẩm quyền
giải quyết của mình.
- Bộ phận nhân sự: Chiến lược “ Xây dựng hệ thống cán bộ chuyên nghiệp”
thì việc đào tạo nhân sự luôn được chú trọng. Khóa đào tạo cung cấp cho nhân viên
những kỹ năng cần thiết cho công việc của mình cũng như các kiến thức để hoàn
thiện hơn các dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng. Điều chỉnh và phân phối người
lao động cho phù hợp với công việc của từng giai đoạn.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
11
- Bộ phận kế toán:
Tổ chức hệ thống quản lý tài chính toàn chi nhánh tại từng khu vực. Lập trình
và quản lý tài chính nhanh gọn, chính xác. Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi đúng
chính sách, lập báo cáo tài chính của công ty, giám sát bán hàng thông qua hoạt
động tài chính.
- Bộ phận kinh doanh:
Tại bộ phận kinh doanh ở chi nhánh, nhiệm vụ được chia cụ thể và rõ ràng
hơn. Thực hiện việc bán hàng trực tiếp, giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của
khách hàng, thực hiện công tác hậu mãi, phân tích các dữ liệu về tình hình thị
trường, đối thủ cạnh tranh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đối với hoạt
động tiêu thụ, bộ phận kinh doanh ở chi nhánh thực hiện các khâu trực tiếp bán
hàng cho khách hàng, phối hợp với các phòng ban khác thực hiện các chương trình
quảng cáo cho từng sản phẩm, lên kế hoạch cho hoạt động PR và lập ngân sách theo
chiến lược ngắn hạn. Tổ chức các sự kiện, họp báo, hội thảo, thông cáo báo chí và
cung cấp thông tin ra bên ngoài. Tạo mối quan hệ với khách hàng trung gian để thúc
đẩy doanh số thông qua việc tổ chức cái hội nghị khách hàng, chương trình khách
hàng thân thiết.
Bộ phận kinh doanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của công ty.
Bao gồm các hoạt động chủ yếu:
 Nghiên cứu và phát triển thị trường cho sản phẩm của công ty

 Tìm kiếm khách hàng, nhất là các khách hàng tiềm năng
 Lên kế hoạch kinh doanh thường niên, kế hoạch định kỳ cho công ty.
 Thực hiện các hoạt động marketing cho công ty
 Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của công ty, gia tăng uy tín, hình ảnh của
công ty đối với khách hàng.
 Thực hiện các hoạt động phân phối sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng: Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm
và trong đó bao gồm cả một phần chức năng kỹ thuật đó là xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật cho sản phẩm. Trung tâm bảo hành có chức năng kèm dịch vụ bảo hành sản
phẩm, sửa chữa, đổi sản phẩm sau khi bán cho khách hàng. Đồng thời bộ phận có
nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc cho khách hàng về cách sử dụng sản phẩm đúng
cách, các vướng mắc trong khi sử dụng sản phẩm.
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của
Chi nhánh công ty TNHH Điện tử SHARP tại Hà Nội
Bảng 1.1: Báo cáo thực hiện một số chỉ tiêu tài chính năm 2009 – 2012.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
12
ST
T
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm 2009
Tốc độ
tăng so
với năm
2008
Năm 2010
Tốc độ

tăng so
với năm
2008
Năm
2011
Tốc độ
tăng so
với
năm
2008
Năm
2012
Tốc độ
tăng so
với năm
2008
1 Tổng
nguồn vốn
244,728 246,549 100,94 347,596 142,03 393,160 160,65
465,6
71
190,23
2 Vốn cố
định
44,190 43,323 98,04 32,755 74,12 34,515 78,11
35,52
6
80,34
3 Vốn lưu
động

200,538 203,226 101,34 314,841 156,99 368,644 183,82
430,1
45
214,49
. (Nguồn: Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu về vốn cố định, vốn lưu động và tổng
nguồn vốn của Côn ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam từ năm 2008 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
. (Nguồn: Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam)
Nhìn vào bảng và đồ thị phía trên ta thấy, tổng nguồn vốn được tăng dần năm
từ năm 2009 – 2012, tăng về cả vốn lưu động và vốn cố định khiến cho quy mô
kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Trong đó, từ năm 2008 đến năm 2009, Tập đoàn toàn cầu SHARP tập trung giảm
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
13
tổng số vốn cố định từ 44 tỷ xuống 43 tỷ đồng. Trong khi vốn lưu động từ 200,538 tỷ
đồng lên tới 203,226 tỷ đồng chiếm 101,34% so với năm 2008. Sang đến năm 2010,
tổng số vốn tiếp tục tăng đáng kể so với năm 2009, tăng 42,03%. Năm 2011 và 2012,
tổng số vốn tăng chậm hơn so với năm trước. Để đánh giá một cách chính xác hơn về
biến động tình hình tài chính của Công ty xem xét theo chỉ tiêu sau:
Xét theo tính chất: Tổng nguồn vốn bao gồm: Vốn cố định và Vốn lưu động,
trong cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự thay đổi qua từng năm, ta thấy tỷ trọng
VLĐ và VCĐ có sự thay đổi qua các năm, biểu hiện là năm 2009 VLĐ chiếm:
203,226 tỷ đồng. Trong khi vốn cố định 43,323 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2010 kết
cấu VLĐ và VCĐ có sự thay đổi, trong đó VLĐ tăng nhanh, trong khi VCĐ lại
giảm.Chiếm tỷ trọng lớn hơn VCĐ, thể hiện VLĐ là 314,841tỷ đồng VCĐ chiếm
32,755 tỷ đồng.
Năm 2012 so với năm 2010, thì VLĐ của công ty tăng nhanh còn VCĐ thì
dường như vẫn giữ nguyên dao động ở mức từ 32 - 35 tỷ đồng mỗi năm đạt chỉ tiêu
khoảng 74 - 80% so với năm 2008 do mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng,

nhà kho không thay đổi. Công ty tập trung vào phần vốn lưu động nhằm củng cố
sản lượng hàng hóa nhập vào trong từng năm, gia tăng chủng loại hàng hóa. Năm
2012, có sự tăng mạnh của VLĐ tăng 214,49% so với năm 2008 là do công ty tăng
doanh mục sản phẩm hàng hóa, số lượng hàng hóa lưu chuyển mỗi năm ở múc lớn
hơn so với các năm trước, đồng thời tăng lượng dự trữ hàng hóa trong kho, tốc độ
quay vòng vốn trong một chu kỳ sản xuất tăng, nhằm đảm bảo tính lưu thông liên
tục của hàng hóa, tăng tính luân chuyển hàng hóa và đáp ứng nhu cầu cho khách
hàng mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó, so với năm 2011, thì do ảnh hưởng của suy
thoái nền kinh tế thế giới cũng như tăng cao của các chỉ số lạm phát ở mức
6,81%/năm thì năm 2012, công ty có vốn ở mức cố định, duy trì tính ổn định của
kết quả kinh doanh. Công ty đã huy động tăng thêm vốn lưu động cho các khâu dự
trữ, tồn kho các sản phẩm. Vốn cố định trong thời gian 2011 – 2012 ổn định. Hệ
thống văn phòng công ty, hệ thống cơ sở vật chất không có gì thay đổi. Vì ảnh
hưởng của thị trường tiêu thụ hàng hóa điện tử hiện tại khó khăn hơn, cạnh tranh ở
mức cao hơn, dẫn đến tình hình phải thay đổi cơ cấu vốn là điều tất yếu.
Bảng 1.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH ĐIỆN TỬ SHARP VIỆT NAM NĂM 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
14
S
T
T
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
So với
2008
(%)
Giá trị

So với
2008
(%)
Giá trị
So với
2008
(%)
Giá trị
So với
2008
(%)
1 Doanh thu
248,265 250,775 101,01 308,471 124,25 489,995 197,36 495,671 199,65
2 Giá vốn hàng bán
213,505 218,081 102,14 276,681 129,59 448,219 163,09 445,111 208,49
3 Lợi nhuận gộp
34,760 32,694 94,05 31,792 91,46 41,776 120,19 50,560 145,45
4 Tổng chi phí bán
hàng& quản lý DN
25,606 23,566 92,03 19,188 79,94 25,392 99,17 29,994 171,14
5 Chi phí tài chính 5,437 5,889 108,31 6,431 118,28 8,991 165,37 9,773 179,74
6 Lợi nhuận trước
thuế
3,716 3,239 87,16 6,713 180,65 7,393 198,95 10,793 290,04
7 Thuế TNDN 1,040 0,809 77,78 1,728 166,15 2,070 199,04 2,698 259,42
8 Lợi nhuận sau thuế 2,677 2,429 90,76 4,444 166,07 5,323 198,92 8,095 302,50
( Nguồn: Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam)
Đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh trong 5 năm từ năm 2008 - 2012 cho
thấy rằng tổng doanh thu tăng dần qua các năm, quy mô kinh doanh của công ty
đang dần được mở rộng

Từ khi thành lập năm 2006 đến nay công ty đã có những bước phát triển vượt
bậc. Thành công có được thể hiện qua doanh số bán và lợi nhuận của công ty.
Thành công còn thể hiện khi thương hiệu hàng điện tử SHARP không những là một
trong những tên tuổi số một của các cửa hàng đại lý, siêu thị điện máy trên toàn
thành phố Hà Nội và khắp các tỉnh trong cả nước. Bất chấp khủng hoảng kéo dài
của nền kinh tế, kết quả kinh doanh của công ty vẫn vượt chỉ tiêu đã được đề ra. Dự
kiến những năm tới, do nhu cầu hàng điện tử vẫn còn mới và rộng lớn. Công ty đã
hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu đã đề ra: Công ty sẽ gặt hái
được thành công công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2008, tổng doanh thu của công ty thưc
hiện được: 43,91 tỷ đồng, năm 2009: 41,16 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với năm 2008
là do trong năm 2009, bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế
cộng thêm với việc chi nhánh mới mở tại thị trường Hà Nội chưa có thị phần nhất
định dẫn tới việc doanh số giảm sút và do sự cạnh tranh quá gay gắt ở trên thị
trường, nạn hàng giả, hàng trốn thuế,….do đó, lợi nhuận của công ty không tăng mà
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
15
còn giảm xuống còn 71,79% so với năm 2008. Năm 2010: doanh thu ở mức 49,04
tỷ đồng, năm 2012 tăng lên đến 59,85 tỷ đồng nghĩa là tăng lần lượt 22,93% và
36,3% so với năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế công ty đạt được: 4,29 tỷ đồng vào năm 2008 và tăng
lên 4,73 tỷ đồng vào năm 2010 tức tăng lên 10,25% so với năm 2008 và đạt 5,89 tỷ
đồng vào năm 2012. Năm 2012 là một năm thị trường đầy biến động, khó khăn
trong rủi ro kinh doanh. Đối với SHARP, đây thực sự là một kết quả kinh doanh
đáng ghi nhận. Lợi nhuận tăng 14% so với năm 2011. Đó là do giá cả của mặt hàng
chủ lực như ti vi, tủ lạnh, máy giặt tăng mạnh, và lượng tiêu thụ sản phẩm tăng. Từ
bảng trên cho chúng ta thấy tuy đang phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ khác
trên thương trường nhưng trong 3 năm công ty đều làm ăn có lãi, đạt lợi nhuận cao.,
đêu giữ ở mức 4,73 – 5,89 tỷ đồng. Sức mua của thị trường tăng, phạm vi tiêu thụ
sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng, chiến lươc của công ty là hợp lý,

tạo niềm tin ở người tiêu dùng. Theo đó, lợi nhuận mà công ty thu được cũng tăng
đều qua các năm.
Qua các số liệu trên ta thấy sản phẩm của công ty đã và đang được người tiêu
dùng tín nhiệm. Do đó, doanh số bán hàng tăng, doanh thu tăng và lợi nhuận của
công ty cũng tăng lên. Có được kết quả đó là do công ty biết cân đối, tính toán các
khoản chi phí hợp lý.
Đây là một kết quả khá cao biểu hiện sự kinh doanh rất có hiệu quả của công
ty và thành quả mà rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đạt được. Nhìn từ bảng
trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty TNHH Điện tử SHARP Việt
Nam ngày càng sáng sủa và ổn định qua từng năm.
Xét về chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng: Bao gồm các chi
phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng có xu hướng tăng. Chi
phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hay để bán được hàng
(chi phí quảng cáo, trả hoa hồng bán hàng ) hoặc chi phí phân phối, ngoài ra còn
bao gồm các khoản chi phí chi phí về bao bì đóng gói sản phẩm, chi phí cho nhân
viên bán hàng,chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng,tiền hoa hồng khách
hàng được hưởng. Chi phí bán hàng là một trong những dạng của chi phí hoạt động
và là chi phí phải chi thường xuyên. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ,
khá ổn định và có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả trong quản lý kinh doanh của
công ty ngày càng tăng.
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
16
Trong công ty, năm 2008: chi phí quản lý và bán hàng là 1,12 tỷ đồng, tăng
lên đến 2,47 tỷ đồng vào năm 2010 và tăng lên 3,63 tỷ đồng vào năm 2012. Tăng
chi phí quản lý giúp công ty thúc đẩy công tác kho, vận chuyển và bán hàng tăng
lên. Ngoài ra, trong 3 năm 2010 – 2012 công ty đã cố gắng tổ chức bộ máy quản lý
doanh nghiệp hợp lý, đã sử dụng tối đa về nguồn lực để quản lý tốt. Cần đặt ra yêu
cầu,tối thiểu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn phải duy trì tốt
công tác bán hàng, vận chuyển.

Xét về chế độ chỉ tiêu tài chính nộp ngân sách Nhà nước: Năm sau luôn cao
hơn năm trước thể hiện qua mức thu thuế doanh nghiệp của công ty 1,57 tỷ đồng
năm 2010; tăng lên 1,57 tỷ đồng và 1,97 tỷ đồng vào năm 2012. Vì vậy, việc nộp
ngân sách như trên là một nỗ lực lớn của công ty. Mong rằng trong những năm tới
thị trường tiêu thụ hàng điện tử sẽ lại được mở rộng, số lượng hàng hóa bán ra
nhiều, có giá trị cao. Lúc đó không chỉ người lao động có mức thu nhập cao hơn,
Nhà nước được tăng ngân sách mà công ty còn giữ được uy tín trên thị trường.
Bảng 1.3: Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo từng khu vực thị
trường của Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Đơn vị tính: tỷ đồng
ST
T
Thị trường
khu vực
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh
thu
Tỷ
trọng(%)
Doanh
thu
Tỷ
trọng(%)
Doanh
thu
Tỷ trọng
(%)
1 Miền Nam 457,949 48,56 626,562 44,87 631,601 44,56
2 Miền Bắc 308,474 32,71 489,995 35,09 495,671 34,97
3 Miền Trung 176,634 18,73 279,837 20,04 290,145 20,47

4 3 miền 943,057 100 1396,394 100 1417,418 100
(Nguồn: Bộ phận kế toán – 2012)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, qua 3 năm cả ba thị trường đều tăng về mặt doanh
thu. Trong đó, thị trường khu vực miền Nam đạt doanh thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng
cao nhất. sau đó đến thị trường khu vực miền Bắc rồi cuối cùng là khu vực miền
Trung.
Năm 2010: Khu vực miền Nam chiếm 48,56% tổng thị phần trong đó: doanh
thu đạt 457,949 tỷ đồng. Miền Bắc khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở mức trung bình,
doanh thu đạt 308,474 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,71% . Khu vực miền Trung do
thị trường còn chưa được mở rộng, sản lượng tiêu thụ ở mức thấp hơn hai khu vực
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
17
trên, doanh thu đạt 176,634 tỷ đồng chiếm 18,73%.
Năm 2011: Doanh thu của từng khu vực đều tăng. Không có sự biến đổi nhiều
về tỷ trọng tiêu thụ giữa các khu vực miền Nam và miền Bắc. Tỷ trọng khu vực
miền Nam giảm xuống còn 44,87%, ở khu vực miền Bắc tăng lên 35,09% và khu
vực miền Trung tăng lên 20,04%.
Năm 2012: Khu vực miền Nam vẫn dẫn đầu với doanh thu đạt 631,601 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 44,56%. Khu vực miến Bắc giảm hơn 1% thị phần trong cơ
cấu tỷ trọng so với năm 2010. Khu vực miền trung tăng mạnh hơn là 2% thị phần,
doanh thu khu vực miền Bắc vẫn đảm bảo tăng từ 308,474 tỷ đồng năm 2010 đến
489,995 tỷ đồng năm 2011, và năm 2012 tăng đến 495,671 tỷ đồng.
Qua bảng số liệu ta thấy cần có những biện pháp kích thích sự tiêu thụ của
khách hàng nhất là khu vực miền Bắc và miền Trung để mở rộng thị trường do hai
thị trường này chưa được bão hòa. Còn ở thị trường miền Nam vẫn phải giữ vị trí
chủ đạo, duy trì khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năm để đạt lượng
doanh thu cao nhất, là thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển tốt
góp phần trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Điện Tử
SHARP Việt Nam.
Doanh thu ở toàn bộ thị trường Việt Nam ở mức cao,tăng từ 943,057 tỷ đồng

vào năm 2010, tăng đến 1417,418 tỷ đồng vào năm 2012. Duy trì ở mức cao so với
các công ty SHARP ở thị trường các nước khác. Năm 2012 vừa qua, kết quả báo
cáo của Tập đoàn SHARP toàn cầu đã xếp Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt
Nam là một trong mười nước có doanh thu cao nhất.
1.3. Thị trường hàng điện tử ở Việt Nam và sự cần thiết khách quan phải
đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Điện tử SHARP Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nội
1.3.1 Thị trường hàng điện tử Việt Nam
Quy mô thị trường hàng điện tử ở Việt Nam
Theo đánh giá của ông Lê Ngọc Sơn – Chủ tịch Hiệp hội DN Điện tử Việt
Nam, ngành điện tử Việt Nam là một trong những ngành đang được các nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm nhiều nhất và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Từ khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã thu
hút được nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực điện tử như dự án 1 tỷ USD xây dựng
nhà máy đóng gói và đo kiểm mạch IC của Intel tại TP. Hồ Chí Minh, hãng
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
18
Foxconn (Đài Loan) đầu tư 5 tỷ USD xây dựng tổ hợp sản xuất phụ tùng linh kiện
điện tử tại Bắc Ninh, hãng Compal đầu tư 500 triệu USD xây nhà máy sản xuất máy
tính tại Vĩnh Phúc, Samsung đầu tư 1 tỷ USD xây nhà máy sản xuất điện thoại di
động tại Bắc Ninh, Nokia cũng đầu tư trên 250 triệu USD xây nhà máy sản xuất
điện thoại di động tại Bắc Giang…
Bước phát triển của ngành điện tử rất nhanh chóng trong vòng 10 năm nay, từ
toàn ngành chỉ có vài chục doanh nghiệp đến nay cả nước đã có trên 500 doanh
nghiệp (trong đó, 1/3 là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), sử dụng trên 250
nghìn lao động có tay nghề. Hiện nay, ngành đã đáp ứng được nhu cầu trong nước
về các loại sản phẩm điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin – viễn thông thông
dụng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành là 20% - 30%. Nếu trước
đây các doanh nghiệp điện tử chỉ lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ trong nước, thì đến
nay sản phẩm điện tử Việt Nam đã xuất đi 50 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử đạt trên 779 triệu USD. riêng trong
quý I/2012, kim ngạch xuất khẩu điện tử đạt trên 80 triệu USD, tăng 161,5% so với
cùng kỳ năm 2011 (hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại di động, linh kiện điện tử
máy tính, máy in, chíp điện tử…). Riêng mặt hàng điện thoại di động hiện nay đã
vượt qua dầu thô để xếp thứ hai trong danh sách 10 loại hàng hóa có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất Việt Nam (nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung Việt
Nam xuất khẩu trung bình 60 triệu USD/tháng).
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là các linh kiện điện tử, máy tính năm
2012 của Việt Nam từ các thị trường EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái lan… đạt
86,3 tỷ USD, tăng 22,7% (tương ứng tăng 3,76 tỷ USD) so với một năm trước đó và
chiếm 17,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ra thị trường thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2012, dẫn đầu về đóng
góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 3 nhóm hàng chính: điện thoại
các loại & linh kiện tăng 2,73 tỷ USD (tương ứng tăng 93%), máy vi tính sản phẩm
điện tử & linh kiện tăng 793 triệu USD (tăng 14 triệu USD, đạt 98,23%), máy móc
thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 209 triệu USD (tăng 47,1%). Chỉ tính riêng kim
ngạch tăng của 3 nhóm hàng này đã đóng góp 3,73 tỷ USD, chiếm tới 99,3% trong
tổng số tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu so với năm 2011. Ở chiều ngược lại,
tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này là 8,79 tỷ USD, tăng
13,5% (tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD) và chiếm 7,7% tổng kim ngạch nhập khẩu
của cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng
SV: Nguyễn Thu Hằng Lớp: QTKD Thương mại 51
19

×