Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá chất lượng sản phẩm Trà ngon 100 của Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco chi nhánh miền Bắc theo quan điểm khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.94 KB, 101 trang )

Chuyờn thc tp GVHD: TS. Th ụng
trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa quản trị kinh doanh
o0o
CHUYÊN Đề thực tập
Đề tài:
Đánh giá chất lợng sản phẩm Trà ngon 100
của Công ty cổ phần nớc giải khát Sài Gòn
Tribeco chi nhánh miền Bắc theo quan điểm
khách hàng
Giáo viên h ớng dẫn : ts. đỗ thị đông
Sinh viên thực hiện : đào thị huệ
MSSV : cq501102
Lớp : quản trị chất lợng
Khóa : 50
SV: o Th Hu Lp: Qun tr cht lng 50
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông

Hµ Néi, 2012
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
Chuyờn thc tp GVHD: TS. Th ụng
MC LC
DANH MC BNG, HèNH
trờng đại học kinh tế quốc dân 1
Đánh giá chất lợng sản phẩm Trà ngon 100 1
của Công ty cổ phần nớc giải khát Sài Gòn Tribeco chi nhánh miền Bắc
theo quan điểm khách hàng 1
Hà Nội, 2012 2
PH LC 2 80
KT QU PHN TCH BNG PHN MM SPSS 80
SV: o Th Hu Lp: Qun tr cht lng 50


Chuyờn thc tp GVHD: TS. Th ụng
DANH MC BNG, HèNH
BNG:
Bng 1.1: C cu lao ng Tribeco Min Bc Error: Reference source not found
Bng 1.2 : Kt qu hot ng kinh doanh ca TRIBECO trong 5 nm gn õy
(2007 2011) Error: Reference source not found
HèNH:
trờng đại học kinh tế quốc dân 1
Đánh giá chất lợng sản phẩm Trà ngon 100 1
của Công ty cổ phần nớc giải khát Sài Gòn Tribeco chi nhánh miền Bắc
theo quan điểm khách hàng 1
Hà Nội, 2012 2
PH LC 2 80
KT QU PHN TCH BNG PHN MM SPSS 80
SV: o Th Hu Lp: Qun tr cht lng 50
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện cạnh tranh trên quy mô toàn cầu hiện nay, để tồn tại và phát
triển, doanh nghiệp phải sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các
đối tượng tiêu dùng của mình. Với bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều
là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ. Trong mỗi
lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau có nhiều quan điểm về chất lượng khác
nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc
tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá trong bộ tiêu chuẩn ISO
9000 : “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các
yêu cầu”. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có
hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan
điểm người tiêu dùng, cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

Thời gian gần đây, trà xanh đóng chai (ready-to-drink tea) đã trở thành một
chủ đề được thảo luận bởi lẽ cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần mở nắp chai là có
thể uống ngay, và thường được uống lạnh, với cách sử dụng linh hoạt, đây là sản
phẩm rất tiện dụng cho giới trẻ hoặc những người ít có thời gian. Chính vì vậy, thị
trường trà xanh trở thành miếng bánh béo bở cho các doanh nghiệp sản xuất đồ
uống. Nắm bắt được những nhu cầu này của người tiêu dùng, hàng loạt các công ty
đã đưa ra những sản phẩm được làm từ trà xanh nguyên chất, các ông lớn trong lĩnh
vực này phải kể đến Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát (Việt Nam), Trà xanh
C2 của URC (Philippin), Lipton Pure Green của liên minh Unilever - Pepsi (Mỹ)…
Và hiện nay phải kể đến Trà ngon 100 của Tribeco. Tribeco đã có kinh nghiệm
trong lĩnh vực nước giải khát với các sản phẩm nước ngọt có gas, sữa đậu nành,
nước tăng lực và một số loại nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên như: Trà bí
đao, nước ép trái cây … tuy là công ty đi sau nhưng sản phẩm Trà ngon 100 của
Tribeco đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, không
những bằng những chiến dịch quảng cáo độc đáo, mà còn bởi chất lượng sản phẩm
ngày càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Vậy khách hàng đánh giá như thế nào về chất lượng của sản phẩm Trà ngon
100? Và Tribeco phải thực hiện những giải pháp ưu tiên nào để từng bước nâng cao
chất lượng Trà ngon 100 nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong
điều kiện tiềm lực của công ty hiện nay? Những câu hỏi này có ý nghĩa rất quan
trọng trong thực tiễn kinh doanh của Tribeco, để đạt mục tiêu tăng doanh số cũng
như thị phần của mình trên thị trường, để trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã chọn
đề tài “ Đánh giá chất lượng sản phẩm Trà ngon 100 của Công ty cổ phần nước
giải khát Sài Gòn Tribeco chi nhánh miền Bắc theo quan điểm khách hàng” để
nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu : sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm

Trà ngon 100
Phạm vi nghiên cứu: khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm Trà ngon 100
- Thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp: là nguồn thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm thu thập
được từ các nguồn có sẵn bao gồm mạng Internet, các bài báo, tạp chí, cũng như các
bảo cáo kết quả định kỳ của công ty, từ các công trình nghiên cứu trước đó.
Thông tin sơ cấp: sẽ được thu thập bằng cách xây dựng bảng hỏi để điều tra
phỏng vấn.
- Phương pháp nghiên cứu : Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính lẫn định lượng thông qua việc phân tích kinh tế, điều tra, khảo sát và phỏng vấn
sâu. Trong đó tác giả có sử dụng phần mềm EXCEL và SPSS 16.0 làm công cụ hỗ
trợ cho việc phân tích.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco
chi nhánh miền Bắc
Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm trà ngon 100 của Công ty cổ
phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco theo quan điểm khách hàng
Chương 3: Một số đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm trà ngon 100 của
Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên TS.
Đỗ Thị Đông cùng với các anh chị trong Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn
Tribeco chi nhánh miền Bắc đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại chi
nhánh cũng như trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.
Do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế, em rất mong nhận được
sự góp ý từ phía thầy cô để bài viết đạt kết quả tốt hơn.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50

3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT
SÀI GÒN TRIBECO CHI NHÁNH MIỀN BẮC
1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn TRIBECO
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
Tên viết tắt : TRIBECO
Tên quốc tế : Saigon Beverages Joint Stock Company
Trụ sở chính : số 12 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.1: Logo công ty Tribeco
Website: www.tribeco.com.vn
Email :
Điện thoại : 84-(8) 3824 96 54
Fax : 84-(8) 3824 96 59
Vốn điều lệ: 275.483.600.000 đồng.
Giấy phép thành lập: số 571/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 06/10/1992 với tên gọi là Công ty TNHH nước giải khát Sài gòn
(Tribeco)
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: số 4103000297 do sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/02/2001 cho Công ty Nước giải khát Sài Gòn
và số 4203000295 cấp ngày 09/04/2001 ( sát nhập Công ty cổ phần Viết Tân vào
công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn ).
Lĩnh vực kinh doanh:
- Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát
- Mua bán tư liệu sản xuất và các loại nước giải khát

- Sản xuất kinh doanh chế biến lương thực
- Địa lý mua bán hàng hóa
- Sản xuất rượu nhẹ có ga
- Cho thuê nhà và kho bãi, kinh doanh nhà ở và môi giới bất động sản
Sản phẩm chính : sữa đậu nành và các loại nước giải khát
Tiêu chí hoạt động:
- Tầm nhìn: Tập đoàn kinh tế đa ngành dẫn đầu về thị trường nước giải khát tại
Việt Nam
- Sứ mệnh: Hướng đến cộng đồng bằng những sản phẩm hoàn hảo có giá trị dinh
dưỡng từ thiên nhiên
Thông tin giao dịch :
Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép số 13/GPPH ngày 21/12/2001 của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước và Quyết định số 69/QĐ/TTGD-NY ngày 28/12/2001 của Trung
tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Mã chứng khoán : TRI
Cố phiếu của công ty ( báo cáo ngày 26/12/2011) :
- Số lượng cổ phiếu đăng kí phát hành : 27,548,360
- Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng : 27,548,360
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành : 27,548,360
- Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành : 2.000 đồng/ cổ phiếu
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Văn Phòng Bộ Phận Bán Hàng
 Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 07 Huỳnh Tịnh Của, phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Tel.: (84-8) 38299229
Fax: (84-8) 38206535, (84-8) 38206536
 Chi Nhánh Đà Nẵng

Địa chỉ: 449/100 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Tp. Đà nẵng
Tel.: (84-511) 3936911
Fax: (84-511) 3936910
 Chi Nhánh Hà Nội
25 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà nội.
Tel.: (84-4) 37761052
Fax: (84-8) 38355901
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Nhìn lại công ty Cồ phần Nước giải khát Sài Gòn (TRIBECO/TRI) qua 20
năm hoạt động (1992-2007) đã không ngừng lớn mạnh. Từ một Cty với số vốn điều
lệ 8,5 tỷ đồng, đến nay Tribeco có vốn điều lệ lên đến hơn 75 tỷ đồng. Tribeco cũng
là đơn vị đầu tiên có 100% vốn tư nhân niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán với quy mô doanh số tương đối lớn, đạt mức tăng trưởng bình quân
20%/năm. Các dòng sản phẩm chính của Tribeco gồm: sữa đậu nành, trà bí đao,
nước yến ngân nhĩ, nước nha đam; nước ép trái cây TriO; sữa đậu nành bổ sung
canxi Somilk; sữa tiệt trùng Trimilk; nước tinh khiết Watamin; nước tăng lực
X2; sữa tươi tiệt trùng cho trẻ em Nata; nước ép dinh dưỡng JENO Tribeco với
một chặng đường dài phát triển đầy khắc nghiệt của nền kinh tế hội nhập thế giới,
nhưng vẫn khẳng định được chỗ đứng là một trong những công ty hàng đầu về thị
trường nước giair khát tại Việt Nam. Con đường hình thành, phát triển và khẳng
định thương hiệu Tribeco được đánh dấu bởi những bước ngoặt quan trọng được
xem là căn cứ phân chia con đường của Tribe từ khi ra đời năm 1992 đến nay thành
3 giai đoạn, đó chính là : năm 2001, Tribeco là công ty cổ phần đầu tiên của ngành
nước giải khát có 100% vốn sở hữu tư nhân được niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán; năm 2010, thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại tổ chức công ty theo
hướng tinh gọn và hiệu quả.
 Giai đoạn 1992-2001: mười năm đầu hình thành, phát triển của công ty cổ

phần nước giải khát Sài gòn và xây dựng thương hiệu Tribeco
Công ty Cồ phần Nước giải khát Sài Gòn (TRIBECO/TRI) tiền thân là Công
ty TNHH Tribeco được thành lập vào năm 1992. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Tribeco thành lập theo giấy phép số 571/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 06/10/1992 và số đăng ký kinh doanh 054399 do Trọng tài
Kinh tế cấp ngày 07 tháng 10 năm 1992, với số vốn điều lệ là 8,5 tỷ đồng, trong đó
phần vốn Nhà nước ( FOODEXCO) góp 51%, 17 sáng lập viên tư nhân góp 49%
còn lại vốn điều lệ.
Tháng 9 năm 1994 tăng vốn điều lệ từ 8.500.000.000 đồng lên
15.874.940.029 đồng.
Ngày 27/01/1995 XN Foodexco giải thể theo quyết định số 621/ QĐ-UB-
NCVX của UBND thành phố. Toàn bộ số vốn góp của XN Foodexco chuyển qua
cho UBND Quận 3 quản lí và được chuyển nhượng hết cho tư nhân tháng 12/1999.
51% vốn điều lệ trong công ty TNHH TRIBECO tương ứng với số tiền
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
11.425.530.000 đồng cho tư nhân (Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm chuyển
nhượng là 22.403.000.000 đồng).
Năm 1993, liên doanh với nhà máy bánh kẹo Tràng An Hà Nội thành lập
Công ty nước giải khát Tribeco Hà Nội với số vốn điều lệ là 800 triệu VNĐ, trong
đó, công ty TRIBECO chiếm 56,25%. Năm 2001, Công ty nước giải khát Tribeco
Hà Nội giải thể.
Từ năm 1994 đến năm 1999, khi các công ty nước giải khát quốc tế mang
nhãn Pepsi và Coca Cola có nhà máy tại Việt Nam càng làm tăng thêm áp lực cạnh
tranh .Với chiến lược Tribeco là đa dạng hoá nhiều chủng loại sản phẩm nước giải
khát cho nên thương hiệu của Tribeco ngày càng được củng cố và vững vàng phát
triển hơn. Sản phẩm của Tribeco ngày càng được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi
và tín nhiệm do có chất lượng cao và được sản xuất bằng một dây chuyền công
nghệ hiện đại.

Năm 2000 là năm đánh dấu sự trỗi dậy của các loại nước giải khát có ga do
tribeco sản xuất như : Cola, Cam, xá xị, Sođa …. Sản lượng tăng gấp 8/9 lần so với
năm 1999 nhờ cải tiến hàng loạt bao bì , mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại và giá bán
cạnh tranh.
Ngày 16/ 02/2001 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước Giải Khát Sài Gòn
chuyển thành Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn theo Giấy Chứng Nhận
Đăng Ký Kinh Doanh số 4103000297 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ
Chí Minh cấp với số vốn Điều lệ là 27,403 tỷ VNĐ
Tháng 4/2001 Công ty cổ phần nước giải khát Sài gòn (Tribeco) sát nhập vào
công ty công ty cổ phần Viết Tân theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số
4103000297 (cấp lần 2) do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 09/04/2001 với vốn
điều lệ là 37.403.000.000 đồng. Sau khi sáp nhập với Công ty cổ phần Viết Tân,
cùng với những đổi mới về tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong giai đoạn này có nhiều bước đột phá. Công ty phục hồi và phát triển nhanh
các loại sản phẩm nước giải khát có gas với các sản phẩm nước ngọt cam, cola, xá
xị, sođa trong chai với mẫu mã mới, giá thành rẻ và đã nhanh chóng nhận được sự
hưởng ứng của các nhà phân phối và người tiêu dùng.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
 Giai đoạn 2001- 2010: giai đoạn đầu tư phát triển và mở rộng quy mô
nhanh chóng của Tribeco
Ngày 07/11/2001 Công ty Cổ phần Nước Giải khát Sài Gòn trích 500 triệu
VND từ lợi nhuận chưa phân phối để tăng vốn điều lệ lên 37,903 tỷ VNĐ
Tháng 12 năm 2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp
Giấy Phép Niêm Yết trên Thị Trường Chứng Khoán và đến ngày 28 tháng 12 năm
2001 Công ty chính thức tiến hành phiên giao dịch đầu tiên tại Trung Tâm Giao
Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 37.903.000.000 đồng lên 45.483.600.000
đồng theo giấy phép tăng vốn của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh

cấp ngày 12 tháng 11 năm 2003 bằng nguồn lợi nhuận để lại.
Quyết định số 01/GCNPH ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Ủy Ban Chứng
Khoán Nhà Nước chấp thuận Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông
hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 45.483.600.000 đồng, trích từ nguồn lợi nhuận để
lại của Công ty, tổng cổ phiếu đã phát hành và lưu ký tại Trung Tâm Giao Dịch
Chứng Khoán TPHCM : 4.548.360 cổ phiếu.
Tháng 10 năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm
Kinh Đô mua cổ phiếu Tribeco và nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ phần chi phối
là 35,4%.
Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc, vốn
điều lệ 50.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO
góp vốn với tỷ lệ là 80%, tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 80.000.000.000 đồng.
Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương, vốn
điều lệ ban đầu là 50.000.000.000 đồng và kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ lên
140.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO góp
vốn với tỷ lệ là 80%, tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 300 tỷ đồng, công suất trên 40
triệu két ( thùng )/năm, tăng gấp 3,5 lần so với công suất cũ với các chủng loại sản
phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển của TRIBECO. Tháng 9 năm
2007, Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương chính thức hoạt động và hiện nay
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
đang xây dựng mở rộng thêm nhà máy sản xuất trà, nước uống thể thao …với tổng
chi phí đầu tư ban đầu là 72 tỷ đồng.
Đến tháng 8 năm 2007, Công ty bổ sung vốn từ việc phát hành thêm cổ
phiếu, nâng vốn điều lệ lên 75.483.600.000 đồng. Đến thời điểm này, Công ty
TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô nắm tỷ lệ cổ phần là 23,42% và
Công ty TNHH Uni President Việt Nam nắm tỷ lệ cổ phần là 29,14%. Nhằm mở
rộng quy mô ngành nghề nước giải khát tại thị trường Việt Nam, Uni President vinh
dự trở thành cổ đông chiến lược của TRIBECO, sẽ hỗ trợ hợp tác đầu tư toàn diện

cho TRIBECO, đồng thời cử chuyên gia có kinh nghiệm trợ giúp và cùng thực hiện
các dự án tương lai của TRIBECO. Uni President đã xây dựng cho những chiến
lược đầu tư, sản xuất kinh doanh dài hạn và lâu bền tại đây.
Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của công ty được tăng lên thành
275.483.600.000 đồng từ tháng 07/2009. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp Tribeco giải
quyết được những khó khăn về mặt tài chính trước mắt, đồng thời giảm được nguồn
vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của công ty
trong tương lai.
 Giai đoạn từ 2010 đến nay: Tribeco tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức tại cuộc
họp đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 15/06/2010
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 15/06/2010, HĐQT của
công ty đã trình bày chủ trương cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn,
chuyên sâu hơn để tiết giảm chi phí.
Năm 2010, công ty TRIBECO bán phần vốn góp vào Công ty cổ phần
TRIBECO Bình Dương với tỷ lệ 30%, bán phần góp vốn Công ty cổ phần
TRIBECO Miền Bắc với tỷ lệ 80% ( tháng 6). Tháng 7/2010, Công ty TRIBECO
bán phần góp vốn cuối cùng vào Công ty cổ phần TRIBECO Bình Dương với tỷ lệ
là 6%.
Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi sau tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ước tính GDP cả năm 2010 tăng 6,7%, tuy nhiên lạm
phát lại là 11,75%, vượt quá chỉ tiêu của Chính phủ đề ra và tính không ổn định trên
thị trường tiền tệ, giá cả các nguyên vật liệu đều tăng, Để đối phó với các tác dộng
bên ngoài, trong năm 2010 Tribeco tiếp tục hoàn thiện hệ thống bán hang và chính
sách bán hang, củng cố công tác marketing. Đẩy mạnh tiến độ tái cấu trúc lại toàn
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
bộ công ty phù hợp với tình hình kinh doanh mới. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tìm
kiếm nhân sự có đủ năng lực đảm nhiệm các vị trí quan trọng, nâng cao năng lực
quản lý. Bên cạnh đó nhanh chóng rà soát, tái cơ cấu lại các khoản đầu tư tài chính

để tập trung vào ngành nghề chính.
Hiện nay Công ty TRIBECO đang sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nước
giải khát có gas và nước giải khát không gas đựng trong bao bì chai thủy tinh hoàn
lại, chai PET, lon, hộp giấy và bịch giấy Tetra Park, bình inox mang các nhãn hiệu
Tribeco, TriO, Trimilk, Somilk , Watamin và Jeno, sản phẩm được sản xuất tại Nhà
máy của Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương và được phân phối trên phạm vi
cả nước thông qua các Nhà phân phối và đại lý tiêu thụ tại Thành Phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh theo khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông, Miền Tây. Riêng tại
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài các Nhà phân phối và đại lý, Công ty còn tổ chức
mạng lưới bán trực tiếp đến các điểm bán như quán cà phê, giải khát, căn tin trường
học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn, siêu thị, khu vui chơi giải trí Ngoài ra Công
ty còn xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang Hoa Kỳ, An Độ, Cambodia, Hàn Quốc và
xuất khẩu gián tiếp sang Đài Loan, Hà Lan.
 Những thành tựu đã được ghi nhận :
Với tất cả những cố gắng nỗ lực, các sản phẩm của Công ty đã có được một
chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam không chỉ vì chất lượng
mà vì cả sự thương yêu đối với một thương hiệu của riêng người Việt Nam, của
đông đảo người tiêu dùng bình dân. Với những thành công trên, Tribeco đã được
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng Ba năm 1992 và Huân Chương Lao Động Hạng Nhì năm 1993 về thành
tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất.
Tháng 07 năm 2002, công ty đạt Giấy Chứng Nhận Quản lý Chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
Thương hiệu TRIBECO đoạt giải Sao Vàng Đất Việt liên tục 3 năm liên tục
2003 -2005. Đây là giải thưởng có giá trị lớn được Chính Phủ giao cho Trung Ương
Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và Hội các Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam tổ
chức.
Ngày 24 tháng 10 năm 2003, sản phẩm Sữa Đậu Nành chai và Nước Ngọt có
gas đóng lon được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh công nhận là sản
phẩm công nghiệp chủ lực của Thành Phố.

SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Tháng 10 năm 2005 công ty đoạt giải thưởng Chất Lượng Việt Nam.
Năm 2007, Thương hiệụ TRIBECO thuộc Top 5 thương hiệu mạnh hàng đầu
trên thị trường nước giải khát trong nước. Sản phẩm của TRIBECO được người tiêu
dùng tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 11 năm liền (1997 -
2007), thuộc top 10 ngành đồ uống trong nhóm 100 thương hiệu mạnh.
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn -
TRIBECO
1.2.1. Sản phẩm và thị trường
Công ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn - TRIBECO hiện đang sản xuất
và tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát có gas và nước giải khát không ga, sữa đậu
nành với các nhãn hiệu Tribeco, TriO, Trimilk, Somilk, Watamin, Jeno, Trà ngon
100, sữa đậu nành chai, trà bí đao lon.
Công ty TRIBECO đã và đang thực sự bước vào một chặng đường với sứ
mệnh: “hướng tới cộng đồng bằng những sản phẩm hoàn hảo có giá trị dinh dưỡng
từ thiên nhiên”.
Một số sản phẩm tiêu biểu của Tribeco:
Trà là một thức uống lâu đời nhất, phổ biến nhất, bên cạnh đó, uống trà cũng
nâng lên thành tầm cao nghệ thuật với các nghi thức và sự trang trọng. Trà xanh
đóng chai – một sản phẩm mới ra đời đem lại những cái mới mẻ góp chung vào
dòng chảy này. Khởi đầu bằng hàng loạt sản phẩm không gas có lợi cho sức khỏe,
có thể nói đến là trà xanh thiên nhiên 100. Trà ngon 100 với ý nghĩa hương vị trà
tự nhiên 100%, tinh khiết 100%, mang lại sự sảng khoái, sáng suốt 100%. Thức
uống không chỉ đơn thuần giải khát, thanh nhiệt và làm mát cơ thể, giúp cơ thể
hưng phấn sảng khoái theo cách hoàn toàn tự nhiên, mà còn có lợi cho sức khỏe,
giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ vào tinh chất thealine. Ngoài ra có thể
xem Trà xanh 100 là “mỹ phẩm” uống được giành cho nữ giới. Vì thế sự ra đời của
sản phẩm góp phần khẳng định TRIBECO đem đến cho người tiêu dùng những sản

phẩm không những đáp ứng được nhu cầu giải khát hàng ngày, mà còn là những
loại thức uống có giá trị dinh dưỡng cao từ thiên nhiên thiết yếu cho cuộc sống, đem
đến cho người tiêu dùng Việt một sức sống mới từ thiên nhiên.
Sữa đậu nành Tribeco: Nói đến sản phẩm sữa đậu nành đóng chai là nói
đến một thương hiệu nổi tiếng Tribeco. Sữa đậu nành Tribeco sử dụng nguồn đậu
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
nành cao cấp từ Mỹ và Canada, sử dụng thiết bị xay lọc và trích ly độc đáo đã lưu
giữ được hương vị và các thành phần dinh dưỡng tốt nhất có trong đậu nành.
Sữa đậu nành Tribeco là nguồn dinh dưỡng phong phú cung cấp hoàn hảo
loại đạm chất lượng cao, isoflavone và các vitamin nhóm B, giúp làm giảm lượng
cholesterol, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa loãng xương… tốt cho sức khỏe.
Sản phẩm sữa đậu nành của Tribeco đang chiếm lĩnh thị trường, có mặt khắp
các điểm bán trên cả nước, các siêu thị, các điểm vui chơi giải trí lớn … với một
dây chuyền sản xuất hiện đại đầu tiên trong nước có công suất 18.000 chai/giờ
(chiếm 50 sản lượng công ty), sản phẩm sữa đậu nành chai của Tribeco vẫn không
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào giai đoạn nước giải khát có ga mang nhãn
hiệu Pepsi và Coca cola lấn chiếm thị trường. Hiện nay Tribeco đang cho ra đời các
sản phẩm mới là nước tăng lực Stong và nước tinh khiết.
Trà bí đao Tribeco: Khác với các công ty khác chỉ sử dụng hương liệu, trà
bí đao Tribeco được chiết xuất từ nguồn bí đao tươi, trái lớn, vỏ cứng cho ra nước
ngọt rất thanh. Sau đó, dịch chiết được sao và cô đặc theo phương pháp cổ truyền
thu được cốt bí đao dạng sệt màu vàng nâu sáng, nước rất trong, vị ngọt thanh, mùi
rất thơm. Thưởng thức Trà Bí đao Tribeco với vị ngọt thanh dịu, mùi thơm hoàn
toàn tự nhiên, độ ngọt vừa phải không chỉ là giải khát mà còn giúp bạn giải nhiệt cơ
thể vì trong trà bí đao có rất nhiều chất xơ, các sinh tô’ A, C, Folic acid, Calcium,
Magnesium, Phosphorous, và nhiều Potassium…
Bên cạnh các sản phẩm chủ lực kể trên, có thể nói tới Nước ép trái cây TRIO
giúp bạn đốt cháy các chất béo và calori dư thừa trong cơ thể, hổ trợ tiêu hóa, tăng

sức đề kháng và giảm stress. Nước ngọt có gas Tribeco có mặt trên thị trường 3 mùi
hương là: Cam, Cola, Chanh, Sá xị và Soda. Nước ngọt Tribeco được sản xuất trên
công nghệ chiết lạnh khép kín, sử dụng nguồn khí gas CO2 do nhà máy tự sản xuất
đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng cao nhất. Điều này đã được sự công nhận từ
công ty Pepsi với việc gia công các sản phẩm Mirinda Cam, Sarsi, 7-up.
Nước tinh khiết đóng chai Watamin: Nước uống đóng chai Watamin được
lấy từ nguồn nước ngầm ở tầng sâu hơn các giếng khoan thông thường nên đảm bảo
độ tinh khiết cao hơn. Nước ngầm sau khi qua hệ thống lọc bằng than hoạt tính sau
đó là hệ thống lọc thẩm thấu ngược (RO) đã được loại bỏ hoàn toàn những tạp chất
gây hại, những ion kim loại… tạo ra loại sản phẩm nước uống Watamin siêu tinh
khiết.
Thị trường của Tribeco chủ yếu là tập trung vào các sản phẩm phù hợp với
thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, phân khúc khách hàng có mức thu nhập
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
trung bình. Hiện nay, nhóm sản phẩm này bị cạnh tranh gay gắt do có nhiều công ty
hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, cùng với một số công ty có vốn
đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, cụ thể là các công ty nước giải khát tầm
cỡ quốc tế mang nhãn hiệu Pepsi và Coca Cola đã làm thu hẹp thị phần của Tribeco.
Nhằm đối phó với sự sút giảm về thị phần và phân tán rủi ro này, Tribeco không
ngừng củng cố nâng cao, thay đổi quy trình công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản
phẩm. Vì thế, Tribeco đang dần dần củng cố, giành lại thị phần và sản phẩm mới
ngày càng được người tiêu dùng chấp nhận.
Nhằm đẩy mạnh sản lượng và tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường,
TRIBECO đã xây dựng và nghiên cứu cải tiến chất lượng, phát triển 4 dòng sản
phẩm chủ lực là trà xanh 100, sữa đậu nành chai, trà bí đao lon và Jeno.
Sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu Tribeco hiện nay được ưa
chuộng và phân phối khắp các tỉnh thành trong cả nước, với đội ngũ bán hàng ngày
càng chuyên nghiệp, hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện với các loại hình

kinh doanh đại lý, sỉ, lẻ, phân phối trực tiếp cho các tập thể tiêu dùng. Đối với sản
phẩm nước giải khát không gas như sữa đậu nành, trà cúc, trà đào, trà chanh, sữa
đậu nành ca cao, từ khi có mặt trên thị trường, sản phẩm của Công ty không ngừng
tăng trưởng và không chịu sự cạnh tranh bởi các sản phẩm của tập đoàn nước giải
khát quốc tế mang nhãn hiệu Pepsi, Coca-cola. Chính vì thế thị phần đối với các sản
phẩm này không ngừng tăng nhanh và chiếm lĩnh được thị trường, đây cũng là sản
phẩm chủ lực của công ty hiện nay. Định hướng phát triển của TRIBECO là trở
thành một công ty dẫn đầu trong thị trường thức uống tại Việt Nam.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Công ty TRIBECO có vốn điều lệ hơn 275 tỷ đồng, trong đó có 3
cổ đông lớn nắm 87% là Uni President (43,6%), Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô
(23,4%) và Tribeco Bình Dương (20%).
Tập đoàn Uni President được thành lập vào ngày 01/07/1967 ở Yeongkang,
Đài Nam. Công ty khởi nghiệp từ ngành sản xuất bột mì, trong 33 năm nay, Tập
đoàn Uni President đã mở rộng quy mô, bao gồm các ngành nghề sản xuất và kinh
doanh thức ăn gia súc, dầu ăn, thực phẩm, nước giải khát và các sản phẩm có liên
quan đến nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Ngày nay, Uni President đã có quy mô từ
Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan … và các quốc gia khác tại Châu Á đến
toàn cầu, ở mọi nơi Uni President luôn đóng một vai trò dẫn đầu.
Kinh Đô là một Tập đoàn hoạt động đa ngành từ lĩnh vực chế biến thực
phẩm đến xây dựng, kinh doanh địa ốc và đầu tư tài chính. Công ty Cổ phần Kinh
Đô là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng đầu Việt Nam, Công ty có
hệ thống phân phối lớn nhất nước, có hơn 200 đại lý, phân phối và trên 65.000 điểm
bán lẻ trên toàn quốc, bên cạnh hệ thống siêu thị và hệ thống Bakery Kinh Đô.
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 15/06/2010, HĐQT của
công ty đã trình bày chủ trương cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn,
chuyên sâu hơn để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả nguồn nhân lực hoạt động. Đồng

thời không ai trong Hội đồng quán trị, Ban giám đốc, thành viên Ban kiểm soát sử
dụng quyền lực mà họ được giao trong việc quản lý, điều hành Công ty để có được
bất kỳ một lợi ích nào khác ngoài những lợi ích thông thường từ việc nắm giữ cổ
phiếu mà họ đang nắm giữ. Cùng với đó, Tribeco Sài Gòn sẽ tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực bán hàng; chuyển hoạt động mua hàng, R&D, logistic và các bộ phận liên
quan đến sản xuất khác cho Tribeco Bình Dương quản lý. Tribeco Sài Gòn chuyển
nhượng một phần tài sản; đồng thời chuyển nhượng lại tất cả các khoản đầu tư tài
chính dài hạn, trong đó có khoản đầu tư vào Tribeco Bình Dương và Tribeco miền
Bắc. đồng thời cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung phát triển những sản phẩm
chủ lực, có lợi thế cạnh tranh.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Hình 1.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Tribeco - Chi Nhánh Miền Bắc
(Nguồn : phòng nhân sự)
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
Giám đốc chi
nhánh
Phòng hành
chính – nhân sự
Phòng tài chính –
kế toán
Phòng bán hàng Phòng điều phối
Phòng IT
Khu vực bán hàng
Miền Bắc 1
Khu vực bán hàng
Miền Bắc 2
Khu vực bán hàng
Miền Bắc 3

Khu vực tiêu thụ
đặc biệt
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Mô hình được tổ chức theo cơ cấu chức năng, tập trung vào hoạt động bán
hàng, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh Miền Bắc, với sự hỗ trợ hoạt động của Trợ
lý.
Giám đốc chi nhánh miền Bắc quản lý toàn bộ chi nhánh thông qua 5 phòng
ban. Giám đốc là đại diện và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi
nhánh. Thực hiện công tác quản lý hoạt động chi nhánh trong phạm vi phân cấp
quản lý phù hợp với các quy định của Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn -
Tribeco. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh quy định tại Quy chế tổ
chức và hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội
đồng quản trị của Tribeco, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh và về các mục
tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh.
Phòng hành chính – nhân sự : Phòng Hành chính Nhân sự được thành lập
trên cơ sở phòng Nhân sự và Văn phòng Công ty, phòng có các chức năng thừa
hành để thực hiện công tác Quản trị hành chính; Quản trị nhân sự; Thanh tra, bảo
vệ pháp chế; Thi đua, tuyên truyền.
Thực hiện công tác quản trị Nhân sự nghiên cứu, đề xuất, xây dựng mô hình
quản lý, phương án tổ chức của Công ty phù hợp trong từng thời kỳ, lập kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng; Kế hoạch tuyển dụng; Xây dựng tiêu chuẩn chức danh, công
việc v.v. Làm đầu mối làm việc để Công ty phối hợp với các Cơ quan bảo vệ Pháp
luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp lao động.
Thực hiện công tác quản trị Hành chính như công tác văn thư, lưu trữ, ấn
loát, thông tin liên lạc, đời sống, lễ tân, phục vụ hội họp, hội nghị, trật tự trị an, an
toàn phòng cháy và chữa cháy. Thư ký các cuộc họp trong nội bộ Công ty do Tổng
Giám đốc chủ trì. Quản lý Tài sản, phương tiện đi lại trong toàn Công ty theo phân
cấp. Tiếp khách, báo chí, cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội, các đơn
vị có quan hệ giao dịch đến làm việc với Công ty. Theo dõi việc triển khai thực hiện

các quy chế nội bộ của Công ty, làm đầu mối tổng hợp các ý kiến giúp lãnh đạo
Công ty bổ sung, sửa đổi các quy chế nội bộ phù hợp với yêu cầu thực tế. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc và HĐQT Công ty giao.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
Phòng tài chính - kế toán: Quản lý thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế
toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của
chi nhánh; Thực hiện quản lý, và giám sát tài chính; Để xuất tham mưu về hướng
dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán; Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành
các quy định trong công tác kế toán và chi tiêu tài chính. Chịu trách nhiệm về tính
đúng đắn, cũng như tính chính xác kịp thời của số liệu kế toán và các báo cáo liên
quan; Quản lý thông tin và lập báo cáo; Thực hiện quản lý thông tin khách hàng.
Phòng điều phối: Trực tiếp nhận đơn hàng từ phía khách hàng là các đại lý
và nhà phân phối. Theo dõi thực tế bán hàng so với chỉ tiêu thực tế Theo dõi hàng
hóa xuất nhập, điều phối hàng trong tuần, tháng. So sánh đối chiếu doanh thu thực
tế với doanh thu theo chỉ tiêu, báo cáo lại để phòng bán hàng lập kế họach đưa ra
hướng khắc phục kịp thời.
Phòng IT: Phòng Công nghệ thông tin. Thực hiện công tác quản lý, đảm bảo
hoạt động và phát triển ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý.
Phòng bán hàng: Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng
năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp
thời đế xuất với Giám đốc chi nhánh điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình
thực tế Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai các phương án sản xuất kinh
doanh trong dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể. Cùng
với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các
phương án kinh doanh và tài chính. Tổ chức bán hàng.; Quản lý kho thành phẩm; Tổ
chức các dịch vụ sau bán hàng; Thực hiện ra chỉ tiêu doanh thu hằng tháng, phân bổ
chỉ tiêu cho các kênh bán hàng. Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách
hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo

chân hàng làm hàng xuất khẩu. Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương
hiệu của Công ty.
Bộ phận bán hàng được phân chia khu vực và quản lý đưới quyền của các
giám đốc miền riêng biệt đảm nhiệm các chức năng quản lý và điều hành hoạt động
của miền được giao, vừa có sự riêng biệt về địa lý, quyền hạn và chức năng nhưng
lại có sự phối hợp điều chỉnh hoạt động một cách nhịp nhàng, ăn khớp và đồng loạt
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
trong các chương trình triển khai của công ty. Tương tự với cách phân chia chức
năng và nhiệm vụ như trên, mỗi giám đốc miền sẽ chịu trách nhiệm triển khai kế
hoạch xuống các giám đốc khu vực, rồi giám đốc khu vực lên kế hoạch giao nhiệm
vụ cho các giám sát, rồi đến các nhân viên bán hàng. Một hệ thống độc lập nhau về
quản lý giữa các khu vực nhưng luôn có sự hỗ trợ hoạt động nhằm đạt mục tiêu
chung.
Công ty sử dụng kênh phân phối đại lý và cả hệ thống nhân viên giao hàng
tới cả những cửa hàng nhỏ lẻ nên đòi hỏi nhiều lao động quản lý với vị trí là những
người giám sát thị trường ở các khu vực khác nhau.
Khu vực bán hàng Miền Bắc 1: quản lý thực hiện công tác bán hàng trên
địa bàn Hà Nội ( Hà Nội và Hà Tây cũ)
Khu vực bán hàng Miền Bắc 2: quản lý thực hiện công tác bán hàng trên
địa bàn Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ
Khu vực bán hàng Miền Bắc 3: quản lý thực hiện công tác bán hàng trên địa
bàn đồng bằng Bắc Bộ
Khu vực tiêu thụ đặc biệt : quản lý thực hiện công tác bán hàng trên địa bàn
trên địa bàn Hà Nội bao gồm các siêu thị, nhà hàng, karaok.
Cấp quản lý và tầm quản lý thể hiện sự kiểm soát của của quản lý. Đối với
công ty TRIBECO thì tầm quản lý của nhà quản lý cấp cao là hiều quả được thể
hiện thông qua kết quả kinh doanh của công ty và qua cách quản lý của ban lãnh
đạo.

Cổ phiếu TRI là một trong 5 chứng khoán đang niêm yết trên HOSE giao
dịch dưới 2.000 đồng. TRI bị đưa vào diện kiểm soát kề từ tháng 6/2010 tới nay và
đã từng bị ngưng giao dịch do thua lỗ trong 2 năm liền (2008, 2009). Riêng 2010,
doanh nghiệp đã có lãi 1,9 tỷ đồng. Kết quả trên có thể được đánh giá như một sự
củng cố trong tái cơ cấu tổ chức tại Tribeco trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông
thường niên ngày 15/06/2010.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
1.2.3. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
Trong nội dung hợp tác giữa Tribeco và Uni-President, Uni-President cam
kết trở thành cổ đông chiến lược của Tribeco, hợp tác đầu tư giúp Tribeco phát triển
thành Cty nước giải khát, thức uống dinh dưỡng cho khu vực Đông Nam á và một
số lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Uni-President hỗ trợ đầu tư toàn diện cho Tribeco
trong lĩnh vực tài chính, công nghệ, sản phẩm và thị trường; cử chuyên gia giúp
Tribeco thực hiện các dự án tương lai; đồng thời hỗ trợ Tribeco trong các hoạt động
marketing, nhân sự
 Tribeco với đội ngũ 1156 nhân viên, công ty quan tâm nhiều vào công tác
tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này, vận dụng khéo léo, hiệu quả
các công cụ quản lý để cải cách, tinh gọn tổ chức, trẻ hóa đội ngũ, nâng cao trình độ
nghiệp vụ, chuyên môn,…
Số lao động của công ty đến cuối năm 2010 gồm 1156 người. Trong đó:
- Lao động trực tiếp : 994 người chiếm 86%
- Lao động gián tiếp : 162 người chiếm 14%
Như vậy xét về cơ cấu lao động thì có 14% là lao động quản lý tương ứng
với 162 người, 86% là lao động trực tiếp tương ứng với 994 người. Tỷ lệ 14% lao
động là quản lý ở công ty là khá cao, tuy nhiên công ty có tỷ lệ lao động như vậy
bởi sử dụng kênh phân phối đại lý và cả hệ thống nhân viên giao hàng tới cả những
cửa hàng nhỏ lẻ nên đòi hỏi nhiều lao động quản lý với vị trí là những người giám
sát thị trưởng ở các khu vực khác nhau

SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị Đông
 Tribeco Miền Bắc tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 có 360 nhân viên.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động Tribeco Miền Bắc
STT Phân loại lao động Nam Nữ
Phân theo trình độ học vấn 292 68
1 Đại học và trên đại học 51 26
2 Cao đẳng, trung cấp 41 18
3 Phổ thông 20 24
Phân theo độ tuổi 292 68
1 Trên 45 T 24 9
2 Từ 30 – 45 T 143 28
3 Dưới 30 T 125 31
(Nguồn : phòng nhân sự )
Hình 1.3: Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính
Xét theo giới tính do tính chất tập trung vào bán hàng và đi thị trường nên có
hơn 81% là nam giới, 29% lao động nữ, chủ yếu làm việc tại văn phòng. Xét theo
độ tuổi lao động, Tribeco chủ yếu là lao động trẻ, tập trung được sự nhiệt tình với
công việc.
SV: Đào Thị Huệ Lớp: Quản trị chất lượng 50
21

×