Chuyên đề thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THÔNG TIN
THEO TIÊU CHUẨN ISO 27001:2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HIPT
Giáo viên hướng dẫn : TS.ĐỖ THỊ ĐÔNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ LIÊN
Mã sinh viên : CQ501440
Lớp : QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Khóa : 50
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
1
Chuyên đề thực tập
HÀ NỘI, 05/2012
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
2
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
3
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
4
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ISMS : Hệ thống quản lý an toàn thông tin
ISO : Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
CNTT : Công nghệ thông tin
ATTT : An toàn thông tin
HIPT : Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
HISN : Công ty TNHH Hệ thống Dịch vụ Thông tin HIPT
HISC : Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Công nghệ HIPT
HIBF : Công ty TNHH Giải pháp Ngân hàng và Tài chính HIPT
HIST : Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tin học HIPT
HISI : Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư
TNHH 1TV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
HĐQT : Hội đồng quản trị
BKS : Ban kiểm soát
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
TGĐ : Tổng giám đốc
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
CTTV : Công ty tư vấn
CSH : Chủ sở hữu
IT : Information technology
ĐH : Đại học
NV : Nhân viên
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
5
Chuyên đề thực tập
VLĐ : Vốn lưu động
VCĐ : Vốn cố định
BVQI : Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế
TUV : Tổ chức chứng nhận TUV Rheinland Việt Nam
TCNS : Tổ chức nhân sự
HCTH : Hành chính tổng hợp
QHCC : Quan hệ công chúng
QLCL : Quản lý chất lượng
TCKT : Tài chính kế toán
KPH : Không phù hợp
FPT-IS : Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT
KPI : Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
DAS certificates : Tổ chức chứng nhận DAS Việt Nam
TGĐ : Tổng giám đốc
PTGĐ : Phó tổng giám đốc
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
6
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay thì thông tin không chỉ đơn
giản là để trao đổi, để biết thêm về những sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống nữa
mà vấn đề thông tin còn được xem là sự sống còn đối với các doanh nghiệp. Thế
nhưng, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
bảo mật thông tin và những nguy cơ có thể xảy ra từ việc rò rỉ thông tin trong chính
nội bộ của doanh nghiệp mình.
Theo số liệu thống kê về vấn đề bảo mật thông tin của Tổ chức chứng nhận
TUVRheinland Việt Nam, mỗi năm có trên 15.000 hồ sơ của các bệnh viện bị tìm
thấy trong thùng rác, 30.000 mật khẩu của các tài khoản Internet bị công bố trên
mạng, 25 người từ phòng phát triển kinh doanh của công ty này chuyển sang công
ty đối thủ, các ngân hàng phải trả hàng triệu USD do bị tấn công vào hệ thống giao
dịch nghiệp vụ và 300.000 số tài khoản tín dụng cá nhân bị trộm, một số bị công bố
trên Website. Chỉ riêng năm 2011, tại Việt Nam, hàng trăm Website có “tên tuổi”
của Việt Nam bị thay đổi giao diện, chiếm quyền điều khiển hoặc bị xóa dữ liệu.
Việc các công ty bị hacker tấn công vẫn không có dấu hiệu ngừng trong năm 2012.
Trước thực trạng trộm cắp thông tin trên mạng ngày càng phát triển cả về kỹ
thuật lẫn mức độ nguy hiểm như hiện nay, việc áp dụng các hệ thống quản lý bảo
mật thông tin là việc làm quan trọng của các doanh nghiệp thời kỳ kinh tế hội nhập
toàn cầu hóa.
Trên thời giới, rất nhiều các công ty lớn đã áp dụng thành công hệ thống quản
lý an toàn thông tin (ISMS) theo tiêu chuẩn ISO 27001:2005 để đảm bảo an toàn
thông tin. Tại Việt Nam, một số công ty cũng đã áp dụng thành công hệ thống này
như: Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT-IS, Công ty TNHH Giải pháp Phần
mềm CMC Software, Công ty TNHH CSC Việt Nam…và mới đây nhất là Công ty
Cổ phần Công nghệ Tinh Vân.
Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT như Công ty Cổ phần
Tập đoàn HIPT thì việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý bảo mật thông
tin là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin và tạo dựng được lòng tin đối
với khách hàng và đối tác.
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
1
Chuyên đề thực tập
Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn viết chuyên đề thực tập với đề tài
“Đề xuất áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO
27001:2008 tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT”. Em mong muốn hệ thống
thông tin của Tập đoàn HIPT sẽ được quản lý một cách chặt chẽ, không xảy ra các
tình trạng rò rỉ thông tin gây thiệt hại cho Tập đoàn từ đó tạo điều kiện để Tập đoàn
HIPT đạt được chứng chỉ ISO 27001:2008 về an ninh bảo mật .
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
Chương 2: Đề xuất áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) theo
tiêu chuẩn ISO 27001:2008 tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
Chương 3: Đề xuất giải pháp để áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn
thông tin (ISMS) theo tiêu chuẩn ISO 27001:2008 tại Công ty Cổ phần Tập đoàn
HIPT
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Khoa Quản trị Kinh
doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dậy dỗ em trong suốt 4 năm học đại
học. Và đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo – TS.Đỗ Thị Đông đã nhiệt tình hướng dẫn
và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian viết chuyên đề thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT,
các anh chị trong Ban Quản lý chất lượng của Tập đoàn đã tạo điều kiện cho em tìm
hiểu về đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều xong chuyên đề thực tập cũng không tránh khỏi
những thiếu xót. Mong quý thầy cô cùng bạn đọc quan tâm góp ý để chuyên đề của
em có thể hoàn thiện hơn và ứng dụng được vào trong Tập đoàn HIPT một cách
hiệu quả nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HIPT
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
1.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn HIPT
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tập đoàn HIPT
+ Tên quốc tế: HIPT Group (HIPT Group Joint Stock Company).
+ Tên viết tắt: HIPT Group JSC.
- Trụ sở chính: HIPT Building, số 152, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
+ Điện thoại: (84-4) 3847 4548
+ Fax: (84-4) 3847 4549
- E-mail:
- Website :
- Vốn điều lệ: 178.420 tỷ đồng
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000008 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/02/2000.
- Mã số thuế: 0100364579
- Diện tích mặt bằng của Công ty CP Tập đoàn HIPT: 3.859
- Logo của Công ty
- Câu khẩu hiệu (Slogan)
Câu khẩu hiệu Teaming For Winning được sử dụng để nhắc nhớ tới thông
điệp của thương hiệu HIPT– Công nghệ tiên tiến, giải pháp phù hợp.
1.1.2. Tuyên ngôn sứ mệnh và mục tiêu
Tuyên ngôn sứ mệnh
Đối với khách hàng: HIPT luôn là người bạn đồng hành lâu dài, đáng tin cậy
của khách hàng trên con đường phát triển. Cam kết đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
3
Chuyên đề thực tập
khách hàng, đảm bảo các sản phẩm dịch vụ cung cấp đem lại lợi ích tối ưu cho
khách hàng.
Đối với cổ đông: Phát triển và tạo ra giá trị cao nhất cho cổ đông, đảm bảo sự
phát triển không ngừng của từng đồng vốn.
Đối với nhân viên: Trân trọng sự đóng góp của từng nhân viên, đảm bảo nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của từng thành viên, xây dựng môi trường làm
việc canh tranh, đề cao tinh thần sáng tạo, mọi thành viên luôn được đào tạo thường
xuyên và luôn có cơ hội thăng tiến.
Đối với cộng đồng: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng, xẻ chia khó
khăn cùng cộng đồng góp công xây dựng xã hội thông tin số Việt Nam.
Mục tiêu
Xây dựng Tập đoàn HIPT thành một Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề dựa trên
nền tảng công nghệ. Giải pháp hệ thống thông tin được coi là giá trị cốt lõi, là nền
tảng cho sự phát triển của Tập đoàn.
Trở thành một trong ba nhà cung cấp hàng đầu về giải pháp CNTT tại Việt
Nam trong lĩnh vực Ngân hàng-Tài chính.
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Trong những năm đầu của thập niên 90, khi CNTT và các ứng dụng của nó bắt
đầu du nhập và phát triển mạnh ở Việt Nam. Các công ty CNTT ở Việt Nam được
thành lập và phát triển nhanh chóng. Vào thời điểm này, 3 công ty tiên phong trong
lĩnh vực CNTT và viễn thông ở Việt Nam là Genpacific, 3C, FPT. Các công ty này
đã từng bước phát triển và lớn mạnh, trở thành những công ty hàng đầu trong lĩnh
vực CNTT ở nước ta. Trước sự phát triển nhanh, mạnh và không ngừng về CNTT ở
nước ta, các Tập đoàn CNTT lớn trên thế giới như IBM, DELL đã nhìn thấy thị
trường đầy tiềm năng này và đã có những chiến lược nhằm mở rộng và phát triển
thị trường CNTT ở Việt Nam. HP cũng là một trong các Tập đoàn CNTT đã thực
hiện nghiên cứu thị trường CNTT ở Việt Nam. Và đến khi có sự can thiệp của IBM
thì ngày 23/02/1994, cuộc đàm phán của giữ HP và FPT về việc thành lập HIPT đã
được diễn ra với sự có mặt của Ông Võ Văn Mai (HIPT), Ông Trương Gia Bình
(FPT), Ông Paul Chan (HP), Ông Mah Kah Hoe (HP).
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Tập đoàn HIPT được chia
ra làm ba giai đoạn như sau :
- Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999
Vào thập niên 90 khi CNTT đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Nhiều Tập
đoàn CNTT lớn trên thế giới vào Việt Nam tìm thị trường mới, các công ty, doanh
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
4
Chuyên đề thực tập
nghiệp về tin học được thành lập để đáp ứng nhu cầu về CNTT. Vào thời điểm này,
một công ty tin học có cái tên Công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Tin học với tên giao
dịch tiếng Anh là High – Performance Technology Company Limited, chính thức
được thành lập vào ngày 18-06-1994 với sự hợp tác của HP và FPT. Sau để tránh
nhầm lẫn với một số đơn vị khác trong hệ thống của HP, Công ty đã lấy tên viết tắt
là HIPT có trụ sở tại 12/13B Phạm Ngũ Lão. Dưới sự hợp tác và giúp đỡ của HP và
FPT, HIPT đã trở thành đại lý chính thức đầu tiên của hãng HP (Hewlett Packard)
tại Việt Nam vào ngày 01-07-1994. Đến năm 1998, HIPT trở thành Tổng Đại lý Dự
án (Corporate Reseller) của Huyndai. Điều này cho thấy những bước tiến đầu tiên
vững chắc của HIPT trên thị trường CNTT Việt Nam.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005
Với xu thế phát triển kinh tế của đất nước cùng với sự lớn mạnh không ngừng
của ngành CNTT, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như mở rộng thị
trường hoạt động của HIPT, Công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Tin học (HIPT
Co.,Ltd) đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học (HIPT) và
được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh
doanh số 0103000008 vào ngày 29-02-2000. Việc chuyển đổi này đã đánh dấu quá
trình phát triển và trưởng thành của HIPT cũng như tầm nhìn và nắm bắt đúng xu
thế phát triển kinh tế của đất nước. Bằng việc tăng vốn điều lệ từ 500 triệu đồng lên
5,12 tỷ đồng và củng cố lại tổ chức, HIPT thể hiện quyết tâm cao trong việc giữ
vững và phấn đấu nâng cao vị thế của mình trong thị trường tin học Việt Nam.
Và thành công đầu tiên sau khi chuyển đổi này là HIPT đã trở thành Đối tác
(Registered partner) của Microsoft – hãng phần mềm lớn nhất nước Mỹ vào thời
điểm này. Không dừng lại ở đó, năm 2002, HIPT trở thành đối tác (Select Partner)
của RSA Security và là Nhà cung cấp giải pháp (Solution Provider) của Oracle.
Cũng trong năm 2002 này, Công ty đã triển khai xây dựng Trung tâm Giao dịch
Điện tử và Phần mềm Hà Nội (HANESC) tại 152 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội với
tổng giá trị đầu tư khoảng 40 tỷ đồng. Đến năm 2004, tòa nhà này đã được khánh
thành và trở thành trụ sở mới của HIPT với kết cấu hạ tầng hiện đại, diện tích văn
phòng sử dụng trên 3500 . Từ khi chuyển trụ sở chính về số 152 Thụy Khuê,
HIPT đã thực hiện cấu trúc mô hình Tập đoàn dưới sự tư vấn của APMG- đơn vị tư
vấn hàng đầu của Australia, chú trọng vào chất lượng, thực hiện quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đã được tổ chức BVQI cấp chứng chỉ ISO
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
5
Chuyên đề thực tập
9001:2000, đánh dấu bước ngoặt mới cho sự phát triển toàn diện và bền vững của
Tập đoàn HIPT sau 10 năm thành lập. Năm 2005 cũng là một trong số năm HIPT
gặt hái được khá nhiều thành công khi trở thành đối tác chuyên biệt của Cisco, đối
tác Vàng của checkpoint và trở thành Nhà phân phối (Distributor) của BEA và là
Nhà phân phối độc quyền (Exclusive Distributor) của ATEX.
Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng và nền tảng vững chắc của HIPT.
Và vào thời điểm này HIPT đã có vị trí vững chắc trên thị trường CNTT Việt Nam
và được nhiều các Công ty trong và ngoài nước biết đến.
- Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Để quản lý tốt hơn hoạt động của Công ty cũng như các Công ty thành viên
trực thuộc Công ty HIPT, Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học – HIPT
chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thành Tập đoàn HIPT hoạt động theo mô hình Tập
đoàn đầu tư và vận hành, trong đó công ty mẹ là HIPT sở hữu hoặc chi phối hoạt
động của các công ty thành viên qua việc quản lý tập trung dịch vụ hỗ trợ vận hành,
điều hành vốn, nguồn lực, thương hiệu. Các công ty thành viên chủ yếu tập trung
vào xây dựng và phát triển thị trường, sản phẩm và khách hàng của mình. Đến
tháng 06/2006, Công ty đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn
HIPT ( Tập đoàn HIPT) theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch
và Đầu tư – Thành phố Hà Nội cấp số 0103000008 .
Với việc thay đổi cơ cấu tổ chức này và mở rộng thị trường ra cả nước, HIPT
đã quyết định thành lập một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động
theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4113034889 ngày 20-11-2006. Chi
nhánh này được chính thức hoạt động vào đầu năm 2007. Không những vậy, tại
Miền Bắc, HIPT thành lập thêm Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư HIPT để tham gia
đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, mở rộng thị phần cho HIPT. Để đào tạo đội ngũ kỹ
thuật chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn, HIPT còn thành lập thêm Trường Kỹ nghệ
thực hành HIPT, đào tạo ra nhiều lao động có chuyên môn tay nghề cao, đáp ứng
nhu cầu của thị trường công nghệ cao hiện nay.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn phát triển nhảy vọt của HIPT và là giai đoạn
đạt được nhiều thành tựu lớn khi trở thành đối tác độc quyền, đối tác kinh doanh,
đối tác cao cấp… của rất nhiều các Tập đoàn, các Doanh nghiệp lớn trên thế giới
như Emerson,IBM, Blue Coat, Cisco, Microsoft…HIPT còn liên doanh với
Marubeni của Nhật thành lập Công ty TNHH Giải pháp HIMC. Vì sự phát triển
nhanh chóng và vượt bậc đó, HIPT đã đứng trong bảng xếp hạng VNR500 – Top
500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong 4 năm liền từ năm 2008 đến
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
6
Chuyên đề thực tập
2011. Và có mặt trong Bảng xếp hạng V1000 - Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011.
Ngày 25/06/2007, HIPT được UBCKNN chấp thuận, chính thức trở thành
Công ty đại chúng, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Và đã trở thành một trong 10 doanh nghiệp đầu tiên
chính thức giao dịch trên sàn UPCoM, mã chứng khoán là HIG. Xếp hạng AAA
trong bảng Danh sách xếp hạng tín dụng Top 1000 các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009.
Không chỉ vậy, năm 2009, HIPT còn được UNESCO trao tặng bảng vàng
“Doang nghiệp văn hóa UNESCO Việt Nam”. Đây là một điều vinh dự, thể hiện
truyền thống văn hóa tốt đẹp và môi trường làm việc lanh mạnh của HIPT.
Dù đã đạt được rất nhiều thành công, nhưng HIPT không dừng lại ở đó mà còn
đã và đang tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, luôn
thực hiện để quản lý tốt từ trong Tập đoàn như việc rà soát lại các hoạt động quản lý
trong năm 2011 vừa qua. Điều nay cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như
sụ nỗ lực của toàn Công ty để HIPT ngày càng phát triển hơn nữa.
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
1.2.1. Sản phẩm dịch vụ và thị trường
a) Sản phẩm dịch vụ
Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT kinh doanh rất nhiều các ngành nghề khác
nhau như lắp ráp, bảo hành, sửa chữa hệ thống thông tin, mạng máy tính, truyền
thông, dịch vụ tư vấn liên quan tới lĩnh vực CNTT, sản xuất phần mềm máy tính và
cung cấp các giải pháp công nghệ…Trong những ngành nghề kinh doanh đó, HIPT
tập trung chủ yếu vào sản xuất phần mềm máy tính và cung cấp các giải pháp công
nghệ.
Phần mềm máy tính là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc
nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số
chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó. Phần mềm gồm 2 phần là :
Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính,
ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các thư viện động
của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn(firmware) và BIOS. Đây là
các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các
thiết bị phần cứng.
Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều
công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices, Lotus 1-
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
7
Chuyên đề thực tập
2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần
mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm ác tính.
Giải pháp công nghệ là việc đưa ra các biện pháp để giải quyết trục trặc khi hệ
thống về công nghệ thông tin gặp sự cố và đảm bảo hệ thống không bị virus tấn
công, hacker ăn cắp dữ liệu, duy trì tính an toàn, bảo mật của toàn hệ thống, tạo sự
kết nối giữa phần cứng và phần mềm để hệ thống thông tin làm việc hiệu quả hơn.
b) Thị trường
Tập đoàn HIPT là một trong những Tập đoàn công nghệ thông tin và truyền
thông hàng đầu tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công
nghệ thông tin, tích hợp hệ thống, đào tạo và chuyển giao công nghệ… cho các
khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
viễn thông, y tế, giáo dục, các tổ chức phi chính phủ
Ngoài ra, HIPT còn tham gia vào các thị trường xây dựng, tư vấn xây dựng,
dịch vụ tư vấn, cho thuê văn phòng, nhà ở…
Cuối năm 2010, HIPT đã tham gia vào thị trường điện thoại di động với dòng
sản phẩm Hi-mobile. Dù mới ra đời không lâu, nhưng Hi-mobile của HIPT đã
khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường điện thoại di động Việt Nam.
Hiện nay, HIPT đang tiếp tục phấn đấu để trở thành top 3 nhãn điện thoại thương
hiệu Việt.
Và một trong những thế mạnh của HIPT là có hệ thống đối tác uy tín, hợp tác
trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, cùng thành công và phát triển bền vững. Với phương
châm biết chắc một thứ, không Quy dàn trải, HIPT tập trung xây dựng và phát triển
quan hệ hiểu biết sâu sắc và tinh thần hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược
của mình. Hiện nay, HIPT đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều hãng CNTT hàng
đầu trên thế giới như: HP, Oracle, Blue Coat, Ebao Tech, Emerson, Acer, Check
Point, Atex, Bea, Cisco, IBM, Microsoft, Unix, Citrix,…
Với mục tiêu xây dựng Tập đoàn HIPT thành một Tập đoàn kinh tế đa ngành
nghề dựa trên nền tảng công nghệ. Giải pháp hệ thống thông tin được coi là giá trị
cốt lõi, là nền tảng cho sự phát triển của Tập đoàn. Và những gì đã đạt trong những
năm qua, tin chắc rằng thị trường CNTT sẽ ngày càng mở rộng đối với HIPT.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Tập đoàn HIPT
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
8
Chuyên đề thực tập
(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự Tập đoàn HIPT)
Cơ cấu tổ chức của HIPT là cơ cấu tổ chức kiểu ma trận. Cơ cấu ma trận là sự
phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban, cho phép tập trung vào khách
hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng. Do HIPT là
một Tập đoàn lớn gồm nhiều các công ty con ở phía dưới nên việc sử dụng cơ cấu
tổ chức kiểu ma trận có thể coi là hợp lý. Vì nếu sử dụng cơ cấu chức năng thì
không có hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn. Khi hoạt động của công ty tăng
về quy mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh
vực chuyên môn sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân
đoạn sản phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm. Còn đối với cấu trúc
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
9
Chuyên đề thực tập
phòng ban thì các chức năng bị lặp lại ở các phòng ban khác nhau và đòi hỏi phải có
sự hợp tác giữa các phòng ban. Chính vì thế, công ty phải tuyển dụng những giám
đốc có năng lực thực sự để vừa biết cách lãnh đạo công ty lại vừa biết hoà mình vào
bộ máy lãnh đạo chung của toàn công ty. Để cơ cấu ma trận đạt hiệu quả tốt nhất,
HIPT cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xem xét lại tình trạng công việc và
giải quyết các bất đồng nảy sinh khi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc
trước nhiều hơn một người quản lý. Không những thế, HIPT cần đào tạo đội ngũ
lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết. Với sự chú trọng vào các
mặt trên thì tin chắc rằng việc điều hành hoạt động của Tập đoàn sẽ thực hiện dễ
dàng và đạt hiệu quả cao.
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là đơn vị có thẩm quyền cao
nhất của Công ty, có quyền quyết định tỷ lệ trả cổ tức hàng năm; phê chuẩn báo cáo
tài chính năm; bầu và bãi nhiệm HĐQT, BKS; bổ sung và sửa đổi điều lệ; quyết
định loại và số lượng cổ phần đăng ký giao dịch; sáp nhập hoặc chuyển đổi Công
ty; tổ chức lại và giải thể Công ty.
Hội đồng quản trị
Là cơ quan hoạch định chiến lược, kế hoạch triển khai chiến lược phát triển, tổ
chức, nhân lực, tài chính và thương hiệu của Tập đoàn HIPT.
Ban kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, gồm 3 thành viên. BKS có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động
kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và bộ
máy điều hành của Ban Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT – Công ty mẹ
Là nơi trực tiếp tư vấn, tham mưu, đề xuất, xây dựng và đệ trình HĐQT thông
qua các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, truyền thông; và thực hiện công
tác nghiên cứu, đàm phán, xúc tiến thương mại phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn. Ngoài ra là nơi chịu trách nhiệm thực thi chiến lược phát triển
đã được thông qua và điều hành các hoạt động hàng ngày của các Hệ thống và các
Trung tâm trực thuộc Tập đoàn HIPT, đồng thời giám sát, hỗ trợ và đảm bảo hoạt
động kinh doanh hàng ngày của các Công ty TNHH một thành viên mà Tập đoàn
HIPT là chủ sở hữu.
Ban tổ chức nhân sự
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
10
Chuyên đề thực tập
Tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được quy định;
phối hợp cùng các đơn vị/phòng ban trong công tác hoạch định nguồn nhân lực;
thiết kế và tổ chức thực hiện các chương trình thu hút nguồn nhân lực; xây dựng và
tổ chức các kế hoạch đào tạo, phát triển; hoạch định và tổ chức thực hiện các chính
sách quản trị nguồn nhân lực; duy trì và phát triển quan hệ lao động.
Ban trợ lý tổng hợp
Thực hiện các nghiệp vụ thư ký, trợ lý hỗ trợ hoạt động quản trị, điều hành
của Ban Lãnh đạo cấp cao Tập đoàn; kịp thời tư vấn, tham mưu cho Ban Lãnh đạo
các vấn đề liên quan đến phạm vi hoạt động của Ban
Ban truyền thông (Quan hệ công chúng)
Thực hiện xây dựng, đề xuất cho Ban lãnh đạo các kế hoạch chiến lược phát
triển thương hiệu; thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh, tên tuổi của HIPT
Group tới các khách hàng hiện tại, tiềm năng, các cổ đông, các cấp chính quyền,
nhân viên và công chúng; phối hợp với các cơ quan truyền thông (cơ quan báo chí,
phát thanh, truyền hình, nhà cung ứng) xây dựng các hoạt động liên quan đến truyền
thông; tổ chức các sự kiện nội bộ, bên ngoài (phối hợp với các đơn vị/phòng ban
chức năng khi có liên quan), thực hiện công tác báo chí, truyền thông trong nội bộ;
thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn báo chí, các chương trình; chịu trách nhiệm
biên tập nội dung website nhằm tuyên truyền hoạt động, hình ảnh, dịch vụ kinh
doanh của Tập đoàn tới công chúng, nhân viên trong Tập đoàn.
Ban hành chính tổng hợp
Thực hiện tổ chức bộ máy Hành chính hoạt động theo chức năng nhiệm vụ
được quy định; cung cấp dịch vụ hành chính cho toàn Tập đoàn; thực hiện các
nghiệp vụ thư ký tổng hợp; phụ trách công tác đoàn thể, đối ngoại.
Ban tài chính kế toán
Thực hiện tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán hoạt động theo chức năng
nhiệm vụ được quy định, phù hợp với pháp luật hiện hành phục vụ hoạt động kinh
doanh của Tập đoàn; quản lý các hoạt động trong lĩnh vực Tài chính- Kế toán, tổng
hợp, báo cáo, tư vấn cho Ban lãnh đạo để đưa ra những quyết định quản trị có liên
quan; đảm bảo hoạt động mua bán hàng hóa, vật tư phục vụ kinh doanh trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu; kiểm soát nội bộ tình hình Tài chính- Kế toán của Tập đoàn;
hoạch định chính sách về Tài chính.
Ban quản lý chất lượng
Thực hiện duy trì/cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của tập đoàn đáp ứng
các yêu cầu của ISO 9001:2000; tổ chức thực hiện, tư vấn cho các đơn vị/phòng ban
trong việc xây dựng và triển khai quy trình ISO; đề xuất cho Ban lãnh đạo các
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
11
Chuyên đề thực tập
chương trình cải tiến đánh giá hệ thống; tổ chức, đào tạo mạng lưới cán bộ ISO cấp
đơn vị/phòng ban; làm việc với tổ chức đánh giá ISO trong việc tổ chức đánh giá
định kỳ theo quy định.
Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực
Cung cấp các dịch vụ liên quan đến mảng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
được phân công cho các đơn vị trong Tập đoàn HIPT. Thực hiện chức năng đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực cho Tập đoàn; tư vấn, tham mưu cho TGĐ về các vấn
đề liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới; cung cấp các dịch vụ
đào tạo và nguồn nhân lực mới cho các CTTV khác trực thuộc; có trách nhiệm tuân
thủ đúng quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn HIPT và các quy định cụ thể khác
cũng như các quy định của pháp luật hiện hành; đề xuất, xây dựng các chính sách
pháp lý liên quan đến hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp thực
thi sau khi được phê duyệt.
Khối Kinh doanh Thương mại
Bao gồm các Công ty TNHH 1TV mà Tập đoàn HIPT là CSH (nắm giữ 100%
vốn) có chức năng kinh doanh, tập trung xây dựng thị trường, khách hàng và sản
phẩm mảng Thương mại, có sử dụng dịch vụ của các hệ thống đảm bảo vận hành,
hệ thống tài chính, hệ thống chất lượng và các Trung tâm trực thuộc Công ty mẹ.
Khối Kinh doanh Giải pháp IT
Bao gồm các Công ty TNHH 1TV mà Tập đoàn HIPT là CSH (nắm giữ 100%
vốn) và các Trung tâm phục vụ trực tiếp khối: Có chức năng kinh doanh, tập trung
xây dựng thị trường, khách hàng và sản phẩm mảng CNTT, có sử dụng dịch vụ của
các hệ thống đảm bảo vận hành, hệ thống tài chính, hệ thống chất lượng và các
Trung tâm trực thuộc Công ty mẹ.
Khối kinh doanh đầu tư
Có chức năng quản lý các dự án đầu tư hạ tầng của Tập đoàn HIPT.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của HIPT từ năm 2007 đến năm 2011
Năm
Tổng
số
lao
động
Phân loại
Theo giới tính Theo trình độ
Theo chức năng nhiệm
vụ
Nam Nữ
Trên
ĐH
ĐH
Dưới
ĐH
Quản
lý
NV
văn
phòng
NV
dịch
vụ, kỹ
thuật
2007 Số lượng 370 210 160 21 240 109 45 95 230
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
12
Chuyên đề thực tập
(người)
Tỷ trọng
(%)
56,76 43,24 5,68 64,86 29,46 12,16 25,68 62,16
2008
Số lượng
(người)
400
240 160 22 270 108 52 108 240
Tỷ trọng
(%)
60 40 5,5 67,5 27 13 27 60
2009
Số lượng
(người)
417
245 172 24 277 116 67 110 240
Tỷ trọng
(%)
58,75 41,25 5,76 66,43 27,81 16,07 26,38 57,55
2010
Số lượng
(người)
445
254 191 22 314 109 64 128 253
Tỷ trọng
(%)
57,08 42,92 4,94 70,56 24,5 14,38 28,76 56,86
2011
Số lượng
(người)
492
288 204 22 349 121 76 157 259
Tỷ trọng
(%)
58,54 41,46 4,47 70,94 24,59 15,45 31,91 52,64
( Nguồn: Ban tổ chức nhân sự Tập đoàn HIPT)
Hình 1.2: Số lượng lao động của HIPT từ năm 2000 đến năm 2011
(Nguồn: Ban tổ chức nhân sự Tập đoàn HIPT)
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của HIPT và biều đồ số lượng lao động qua
các năm ta có thể thấy, số lượng lao động của HIPT liên tục tăng từ năm 2000 đến
năm 2011. Số lượng lao động tăng mạnh nhất là năm 2005. Tăng gần 100 lao động
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
13
Chuyên đề thực tập
so với năm 2004. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được
mở rộng.
Hình 1.3: Tỷ lệ lao động theo giới tính năm 2011
(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự Tập đoàn HIPT)
Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy, số lượng lao động nam luôn nhiều hơn lao động nữ
trong các năm, điều này có thể giải thích là do HIPT là Tập đoàn về CNTT, các
công việc liên quan tới kỹ thuật nhiều vì vậy số lượng nam nhiều là điều tất yếu.
Tuy nhiên sự chênh lệch này cũng không đáng kể, thể hiện sự bình đẳng giới trong
Công ty.
Hình 1.4: Tỷ lệ lao động theo trình độ năm 2011
(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự Tập đoàn HIPT)
Về trình độ học vấn thì hơn 50% số lượng lao động là có trình độ đại học, dưới
đại học chiếm khoảng 30%. Không những vậy, từ năm 2007 đến nay, số lượng lao
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
14
Chuyên đề thực tập
động có trình độ đại học liên tục tăng, dưới đại học thì giảm xuống, trong khi trên
đại học thì gần như không có sự thay đổi.
Hình 1.5: Tỷ lệ lao động theo chức năng nhiệm vụ năm 2011
(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự Tập đoàn HIPT)
Theo chức năng nhiệm vụ, nhân viên dịch vụ kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất với
hơn 50%, sau đó là nhân viên văn phòng và quản lý. Tuy nhiên, từ năm 2007 tới
năm 2011, tỷ lệ nhân viên dịch vụ kỹ thuật giảm xuống trong khi nhân viên văn
phòng lại tăng lên. Điều này có thể là do nhu cầu công việc nhưng cũng cần có sự
thay đổi hợp lý, không nên giảm quá nhiều nhân viên dịch vụ kỹ thuật mà tăng quá
nhiều nhân viên văn phòng, sẽ tạo nên sự bật hợp lý trong cơ cấu lao động.
Qua một số nhận xét về cơ cấu lao động của HIPT trong những năm vừa qua,
có thể thấy quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, có
sự bình đẳng trong tuyển chọn nhân viên, trình độ lao động ngày càng được nâng
cao, có sự điều tiết phù hợp cho từng chức năng nhiệm vụ. Công ty cần duy trì điều
này và làm tốt hơn nữa để trình độ lao động ngày càng tăng, có sự hợp lý trong
phân công công việc và quy mô tăng phải đi đôi với lợi nhuận tăng.
1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất trang thiết bị là một trong những nguồn lực không thể thiếu để
Công ty hoạt động kinh doanh. Bất kỳ một Công ty nào muốn hoạt động kinh doanh
thì đều cần có những tài sản cố định này để hoạt động. Các cơ sở vất chất mà Công
ty nào cũng cần phải có là nhà xưởng, văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện …
Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị của HIPT gồm có các loại sau: Nhà
xưởng, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; thiết bị, dụng cụ quản
lý. Trong đó:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: các văn phòng, nhà xưởng, đất đai mà HIPT đang sở
hữu…
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
15
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.2 : Nhà cửa, vật kiến trúc của HIPT năm 2011
Địa điểm Diện tích Ghi chú
Hà Nội
Thái Bình
Đà Nẵng
3.859
1.043
589,6
152 Thụy Khuê, Tây Hồ , Hà Nội
Phường Đề Thám, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Đường Nguyễn An Ninh, Phường Thạch Gián,
Thanh Khê, Đà Nẵng
( Nguồn: Công ty CP Tập đoàn HIPT)
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý: máy tính để bàn, máy tính cá nhân,
điện thoại bàn, điện thoại di động, máy in, máy Fax, bàn ghế, tủ kính và các văn
phòng phẩm…
Công ty hiện áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với các cơ sở
vật chất, trang thiết bị này. Và thời gian khấu hao được xác định như sau:
Bảng 1.3 : Thời gian khấu hao tài sản tại HIPT
Cơ sở vất chất, trang thiết bị
Thời gian khấu hao
(năm)
4. Nhà cửa, vật kiến trúc
5. Máy móc, thiết bị
6. Phương tiện vận tải
7. Thiết bị, dụng cụ quản lý
25
5-10
5
3-6
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tập đoàn HIPT)
Sau một thời gian sử dụng giá trị còn lại của các tài sản này đến ngày
31/12/2011 như sau:
Bảng 1.4: Tình hình tài sản của HIPT tại ngày 31/12/2011
Đơn vị: triệu đồng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị Nguyên giá
Hao mòn
lũy kế
Giá trị còn
lại
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
2. Máy móc, thiết bị
3. Phương tiện vận tải
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý
10.550
4.122
563
25.348
2.954
3.606
234
16.820
7.596
516
329
8.528
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
16
Chuyên đề thực tập
( Nguồn: Báo cáo tài chính Tập đoàn HIPT năm 2011)
Do là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT, với hệ thống máy tính trải
khắp Tập đoàn vì vậy việc quản lý hệ thống máy tính này là vô cùng cần thiết. Hiện
nay, các mô hình mạng máy tính mà HIPT đang sử dụng gồm: Mô hình mạng lõi
phân tầng, Mô hình mạng cục bộ, Mô hình mạng LAN, Mô hình mạng diện rộng
(WAN), Server SAN…
1.2.5. Đặc điểm về vốn
Nguồn vốn là điều không thể thiếu được của mỗi doanh nghiệp ngay từ khi
thành lập và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy từng loại hình
doanh nghiệp mà cách huy động vốn khác nhau để có lợi nhất.
Vốn điều lệ của Công ty là:
- Số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn
nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng,
đối tác.
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các
thành viên góp vốn.
Bảng 1.5: Tình hình tài sản của HIPT từ năm 2007 đến năm 2011
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1
2
3
4
5
6
7
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và quỹ khác
431
326
105
431
137
287
7
523
336
187
523
208
315
-
622
369
253
622
295
327
-
578
384
194
578
161
417
-
585
392
193
585
228
357
-
( Nguồn : Bảng cân đối kế toán )
Nhìn vào tình hình tài sản của HIPT từ năm 2007 đến năm 2011 ta thấy :
Từ năm 2007 đến năm 2009, tổng tài sản liên tục tăng từ 431 tỷ đồng năm
2007 lên tới 622 tỷ đồng năm 2009, tăng gần 1,5 lần chỉ trong vòng 2 năm. Nhưng
đến năm 2010, tổng tài sản đã bị giảm xuống chỉ còn có 578 tỷ đồng. Nguyên nhân
là do tài sản dài hạn giảm, tuy tài sản ngắn hạn có tăng nhưng không bằng số giảm
của tài sản dài hạn. Đến năm 2011, tổng tài sản của HIPT đã tăng lên nhưng chỉ
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
17
Chuyên đề thực tập
tăng có 7 tỷ đồng tương ứng với tổng tài sản năm 2011 là 585 tỷ đồng. Trong đó, tài
sản ngắn hạn tăng lên còn tài sản dài hạn vẫn giảm.
Về tổng nguồn vốn ta thấy: từ năm 2007 đến năm 2009 liên tục tăng nhưng
đến năm 2010 lại có sự giảm xuống. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm. Đến năm
2011, tổng nguồn vốn tăng lên do nợ phải trả tăng. Tuy nhiên từ năm 2007 đến
2010, vốn chủ sở hữu liên tục tăng thì đến năm 2011 lại giảm xuống. Còn nguồn
kinh phí và quỹ khác, vào cuối năm 2007 là 7 tỷ đồng nhưng từ năm 2008 đến năm
2011, nguồn kinh phí và quỹ khác này quá nhỏ gần như không có. Điều này cho
thấy, mức độ ảnh hưởng của nguồn kinh phí và quỹ khác tới tổng nguồn vốn của
Công ty là không đáng kể.
Từ những nhận xét ở trên, mong rằng công ty sẽ có những biện pháp để cho
tổng tài sản của công ty duy trì ổn định và liên tục tăng giúp cho quy mô của công
ty được mở rộng hơn.
1.3. Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT trong những
năm gần đây
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1. Tổng doanh thu
2. Các khoản giảm trừ
3. Giá vốn hàng bán
4. Chi phí tài chính
5. Chi phí bán hàng
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
7. Doanh thu hoạt động tài chính
8. Lợi nhuận khác
9. Thuế TNDN
10. Lợi nhuận sau thuế
330
0,3
296,7
3,7
5,6
16
31,4
1,8
3,8
37,1
495,1
3
426,2
18,2
8,2
19,2
30,3
-0,3
7
43,3
667,3
0,2
540,8
27,4
12
30,7
16,7
-1,9
8,5
62,5
535,6
0,2
430,1
27,1
11,4
53,2
17,2
-3,6
9,2
18
499,4
2,9
420
4,5
41,5
67,5
17,6
4,3
11,8
- 26,9
( Nguồn: Báo cáo tài chính Tập đoàn HIPT )
Từ kết quả kinh doanh ở trên cho thấy: Từ năm 2007 đến năm 2009, tổng mức
lợi nhuận của Công ty liên tục tăng từ 37,1 tỷ đồng lên tới 62,5 tỷ đồng. Nhưng từ
năm 2009 đến năm 2011, tổng lợi nhuận giảm mạnh. Năm 2010, tổng mức lợi
nhuận là 18 tỷ đồng giảm 44,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 71,2% so với
năm 2009. Với tốc độ giảm đó, năm 2011, tổng mức lợi nhuận của Công ty không
chỉ có giảm mà còn bị thua lỗ mất 26,9 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
18
Chuyên đề thực tập
Hình 1.6: Tổng mức lợi nhuận của HIPT trong những năm qua
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tập đoàn HIPT)
Nguyên nhân dẫn tới những điều trên có thể là do:
- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu có quan hệ thuận chiều với tổng mức lợi
nhuận. Nếu doanh thu tăng lên thì tổng mức lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên
một cách tương ứng.
Hình 1.7: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của HIPT
Đơn vị: tỷ đồng
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Nhìn vào hình 1.7 trên ta có thể thấy: Tổng doanh thu liên tục tăng trong vòng
9 năm từ năm 2000 đến năm 2009. Nhưng từ năm 2009 đến năm 2011 thì có sự
giảm sút. Điều này chứng tỏ mối quan hệ thuận chiều của tổng doanh thu với tổng
mức lợi nhuận. Bởi vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp để tăng doanh thu bằng
cách tăng quy mô kinh doanh, tăng giá, mở rộng thị phần…
- Các khoản giảm trừ: có mối quan hệ nghịch với tổng mức lợi nhuận. Các
khoản giảm trừ có thể là do chiết khấu, giảm giá bán, hàng bị trả lại…Việc thực
hiện chiết khấu hoặc giảm giá bán là một trong những biện pháp để tiêu thụ nhanh
Nguyễn Thị Liên
QTCL 50
19