Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 19 trang )

MỤC LỤC

Trang
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích nghiên cứu 2
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
V. Phương pháp nghiên cứu 3
B. PHẦN NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Thực trạng đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ ở trường Trung
học cơ sở: 3
II. Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ,
bản đồ, biểu đồ: 5
III. Tổ chức hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong
thực hành địa lí 7 theo những hình thức học tập khác nhau 11
IV. Các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình tổ chức
đọc, hiểu, phân
đọc, hiểu, phân


tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7
tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7


12
12
V. Kết quả đạt được 13
VI. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng 14
VII. Phạm vi áp dụng 15
VIII. Bài học kinh nghiệm 15


C. PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………… 16


Trang 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Ông bà ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy hoặc học đi đôi với
hành”. Đã bảy năm trôi qua, tôi đã dạy địa lí lớp 7. Ước mong lớn nhất của tôi là
được truyền thụ kiến thức cho học sinh mình sao cho học sinh có thể đọc, hiểu, phân
tích lược đồ, bản đồ, lược đồ trong các bài thực hành địa lí nói chung và địa lí 7 nói
riêng. Tôi có cảm nhận rằng học sinh học địa lí 7 rất yếu về khâu thực hành. Các em
đang lười học bài nhưng khi thầy cô hướng dẫn tận tình thì các em phân tích bài thực
hành rất mang tính độc lập, tích cực và tự chủ hơn.
Với suy nghĩ, trăn trở của một giáo viên nhiều năm giảng dạy môn Địa lí.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đặt mình vào một hoàn cảnh như một người
học trò thực thụ trong lớp thì mới hiểu được bài thực hành khó như thế nào? Giải
quyết chúng ra sao? Xuất phát từ suy nghĩ trên, mong muốn khắc phục những khó
khăn tồn tại trong dạy và học môn Địa lí tại huyện nhà. Tôi xin trình bày những suy
nghĩ và nghiên cứu của mình về đề tài
hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản
hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản


đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7
đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích chính của vấn đề này là giúp học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ,
bản đồ, lược đồ trong các bài thực hành địa lí 7 theo hướng dạy và học theo phương
pháp tích cực. Nhờ vào bản đồ, lược đồ mà các em có thể tổ chức các hoạt động học
tập địa lí sinh động theo phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng.

- Giúp các em đọc hiểu, phân tích tổng hợp kiến thức trên lược đồ, bản đồ từ
các bài đã học. Qua các bài thực hành mà mình đã phân tích trên lược đồ, bản đồ
mình khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là học sinh học địa lí 7.
- Khách thể nghiên cứu: giúp học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ,
lược đồ trong các bài thực hành địa lí 7.


Trang 2
IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Giới hạn nghiên cứu: Nêu một số kinh nghiệm đọc, hiểu, phân tích lược đồ,
bản đồ, lược đồ trong các bài thực hành địa lí 7.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 trường THCS Định Mỹ.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn và nghe rút
kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Thực trạng vấn đề đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ ở trường
Trung học cơ sở:
Những khó khăn khi thực hiện đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu
đồ ở trường Trung học cơ sở:
- Từ trước đến nay, chúng ta xem bài thực hành chỉ là một bài bình thường.
Tuy nhiên nó rất quan trọng. Bài thực hành sẽ giúp chúng ta tổng hợp các kiến thức
đã học, ghi nhận, tổng hợp, so sánh, đánh giá các chương, phần mà mình đi qua. Có
thể nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc
về bộ môn đã giúp học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ một cách
tường tận. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy tính

tích cực học tập của học sinh khi cho rằng giúp học sinh đọc, hiểu, phân tích lược
đồ, bản đồ, biểu đồ là không quan trọng.
- Qua điều tra khảo sát ở các trường, hầu hết học sinh đều cho rằng: đọc, hiểu,
phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ là quá trình bình thường và khá đơn giản. Nhưng
trong thực tế, khi thực hiện thì đây là một điều không dễ dàng.
- Một khó khăn nữa là hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu
đồ này chỉ chiếm một thời lượng rất ít trong 1 tiết dạy do đó đòi hỏi học sinh phải
nghiên cứu trước các yêu cầu mà bài tập hoặc bài thực hành mà giáo viên đã giao


Trang 3
cho, nhưng nhiều em chưa thực sự tập trung và quan tâm đến yêu cầu mà giáo viên
đã giao nên đây cũng là khó khăn lớn đối với giáo viên khi thực hiện dạy một bài
thực hành đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, do đó:
- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài.
- Học sinh không đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ là gì và việc xử
lí bảng số liệu (nếu có).
- Việc hướng dẫn kỹ năng đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ còn
lúng túng.
- Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi đọc, hiểu, phân tích lược đồ,
bản đồ, biểu đồ.
- Từ đó tỉ lệ học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ thích hợp đối
với bài yêu cầu còn thấp, số lượng học sinh biết xác định ngay được đọc, hiểu phân
tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao. Do đó, tôi đã thực hiện
khảo sát kĩ năng đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ năm học 2011 - 2012
như sau:
Lớp T/số học sinh Biết đọc, hiểu, phân tích Chưa đọc, hiểu, phân tích
7A1 33 23 10
7A2 25 15 5
7A3 32 22 10

7A4 30 20 12
7A5 32 19 14
7A6 31 21 10

- Vì vậy kết quả chấm điểm các bài tập thực hành trong quá trình điều tra
chưa cao, năm học 2011 - 2012 như sau:
Kết quả


Trang 4
Giỏi Khá Trung bình Yếu và kém
SL % SL % SL % SL %
7A1 33 6 18,2 10 30,3 10 30,3 7 21,2
7A2 25 8 32 9 36 5 20 3 12
7A3 32 10 31,3 10 31,3 8 25 4 12,6
7A4 30 9 30 8 26,7 10 33,3 3 10
7A5 32 7 21,9 10 31,3 10 31,3 5 15,5
7A6 31 10 32,3 9 29 9 29 3 9,7
Tổng 183 50 27,3 56 30,6 52 28,4 25 13,7
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan
điểm:
Thế nào là đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực
hành địa lí 7?
II. Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ,
bản đồ, biểu đồ:
1. Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc, hiểu và phân tích lược đồ,
bản đồ:
Đối với việc dạy học Địa lí, lược đồ, bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và
được coi như quyển sách thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với
Lược đồ, bản đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên

bản đồ theo các bước sau:
Đọc tên lược đồ, bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên lược đồ, bản đồ
là gì?
Ví dụ:
Lược đồ, bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa
hình (các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); hoặc bản đồ công nghiệp thì đối
tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các ngành công nghiệp.
Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như
thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên bản đồ
là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực khách quan.
Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí hiệu đó mà rút
ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.


Trang 5
Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng
địa lí.
Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy (so
sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp
trên bản đồ (đó là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế với nhau)
nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng, hiện tượng địa lí.
Ví dụ 1:
Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ “Lược đồ phân bố
dân cư châu Á” trong SGK Địa lí Lớp 7. (Bài 4: Thực hành: PHÂN TÍCH LƯỢC
ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI)
Yêu cầu sử dụng lược đồ: Nhận biết được các khu vực tập trung đông dân,
thưa dân của châu Á, các đô thị lớn của châu Á phân bố ở những khu vực nào?
- Tên lược đồ : “Lược đồ phân bố dân cư châu Á, trang 14, bài 14”.



Trang 6
- Cách thể hiện: Trên lược đồ phân bố dân cư châu Á, hình 4.4, trang 14, sách
giáo khoa địa lí 7, thể hiện dân cư đô thị bằng phương pháp kí hiệu, dân cư nông
thôn bằng phương pháp chấm điểm.
Dân số trên lược đồ thể hiện bằng các chấm đỏ (Đối với vùng đông dân thì
chấm đỏ dày, thưa dân thì chấm đỏ ít). Các chấm đỏ to hay nhỏ là các đô thị đông
dân hay ít dân.
Dựa vào kiến thức đã học trong bài và kiến thức ở bài 1, bài 2 và bài 3 giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ vào mẫu bảng 1 dưới
đây.
Dân cư châu Á Phân bố (tên đô thị, tên
khu vực tập trung đông
dân)
Nhận xét
Đô thị trên 8 triệu người
Đô thị 5 – 8 triệu người
Khu vực tập trung đông
dân


Trang 7
Ví dụ 2. Khi dạy Bài 34. SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC
CHÂU PHI.
Yêu cầu sử dụng lược đồ: Hiểu được bình quân thu nhập đầu người ở các
nước Châu Phi rất chênh lệch một số nước có thu nhập khá (trên 2500 USD/ người),
trong khi một số nước ở mức nghèo đói (dưới 200 USD/ người).
- Tên biểu đồ: Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi
(năm 2000)
- Cách biểu hiện: Trên hình 34.1, thể hiện thu nhập bình quân đầu người
(USD) của các nước châu Phi bằng phương pháp đồ giải. Thang đồ giải trên lược đồ

được phân làm bốn cấp tương ứng với bốn mức thu nhập khác nhau. Mỗi nền màu


Trang 8
gắn với một vài nước kèm theo với một chỉ số số lượng nhất định thể hiện thu nhập
của một vài nước đó.
Giáo viên hướng dẫn đọc, hiểu lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các
nước châu Phi năm 2000, rồi ghi nội dung vào bảng dưới đây.
Thu nhập Các nước Nhận xét
>1000 USD/
người
< 200 USD/
người
Sau đó giáo viên kết luận theo bảng đã ghi sẵn.
Thu nhập Các nước Nhận xét
>1000 USD/
người
Marốc, Angiêri, Tuyniduy, Libi,
Aicập, Namibia, Botxoana và
Cộng hòa Nam Phi.
Bình quân thu nhập đầu người
không đều giữa các khu vực: Cộng
hòa Nam Phi cao nhất, rồi đến Bắc
Phi cuối cùng là Trung Phi.
< 200 USD/
người
Buốckinaphaxô, Nigiê, Sát,
Etiôpia, Xômali.
Trong từng khu vực, sự phân bố
bình quân thu nhập đầu người giữa

các quốc gia không đều.
Đối với bài thực hành này giáo viên có thể cho học sinh họp nhóm.
2. Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc, hiểu, phân tích sử dụng
biểu đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện
tượng gì ?(khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số ).
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? (nhiệt độ, lượng
mưa, các ngành kinh tế, dân số ) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện
trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt ) và trị số các đại lượng được
tính bằng gì?(mm, %, triệu người ).


Trang 9
- Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu,
so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được
thể hiện.
Ví dụ 3: Khi dạy Bài 12: Thực hành: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG
ĐỚI NÓNG.
4. Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây để chọn ra một biểu
đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do chọn.


Trang 10
- Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của trạm A, B, C, D, E.
- Cách thể hiện: Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng
mưa của trạm A, B, C, D, E. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa
được thể hiện bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ được tính bằng (
o
C), lượng mưa

được tính bằng (
mm
).
- Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ của trạm A, B, C, D, E, có sự chênh
lệch của các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao (tháng 7) có tháng nhiệt độ thấp
(tháng 1). Chúng ta biết rằng nhiệt độ môi trường đới nóng không bao giờ xuống âm
0
C trừ môi trường hoang mạc. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp
nhất.
- Dựa vào hình cột để xác định lượng mưa có tháng mưa nhiều (từ tháng mấy
đến tháng mấy), có tháng mưa ít (từ tháng mấy đến tháng mấy). Sự chênh lệch lượng
mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất.
 Từ các phân tích trên giúp học sinh đọc, hiểu biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa của các trạm để tìm ra được hai biểu đồ thuộc đới nóng đó là biểu đồ B và E.
III. Tổ chức h
ướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài
ướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài


thực hành địa lí 7
thực hành địa lí 7 theo những hình thức học tập khác nhau.
Để có thể tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, ngoài hình thức tổ
chức học tập tập trung theo lớp như hiện nay, nên tổ chức cho học sinh học tập cá
nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp.
1. Hình thức học tập cá nhân:
Dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đòi hỏi
có sự cố gắng về trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành
lấy kiến thức mới. Do đó, hình thức tự học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản
nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp được tự nghĩ, tự làm việc một
cách tích cực để

đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành


địa lí 7
địa lí 7. Việc tiến hành dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập cá nhân có thể
như sau:


Trang 11
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, xác định vấn đề trong bài thực hành (chung
cho cả lớp) và hướng dẫn (gợi ý) học sinh
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu


đồ trong bài thực hành.
đồ trong bài thực hành.
- Làm việc cá nhân (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập)
- Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác theo
dõi, góp ý và bổ sung.
- Giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức.
2. Hình thức học tập theo nhóm:
Trong học tập, không phải bất kì nhiệm vụ học tập nào cũng có thể hoàn
thành bởi những hoạt động thuần túy cá nhân, có những bài tập, những câu hỏi,
những vấn đề đặt ra khó và phức tạp. Đòi hỏi các em phải có sự hợp tác giữa các cá
nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân
cần phải tổ chức cho học sinh học tập hợp tác trong các nhóm nhỏ.
Tùy theo số lượng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu
nhóm, thông thường mỗi nhóm có từ 4 - 6 học sinh, tùy mục đích và yêu cầu vấn đề

học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định (gồm có nam lẫn nữ,
cả học sinh khá, trung bình, yếu, kém trong cùng một nhóm). Các nhóm có thể duy
trì ổn định trong cả tiết có như vậy thì các em mới
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản


đồ, biểu đồ trong bài thực hành.
đồ, biểu đồ trong bài thực hành.
Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể như sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, xác định vấn đề trong bài thực hành (chung
cho cả lớp) và hướng dẫn (gợi ý) học sinh
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu


đồ trong bài thực hành.
đồ trong bài thực hành.
- Làm việc nhóm (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập)
- Thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau).
- Sau cùng giáo viên nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các
nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh nghiệm
cho các nhóm làm việc chưa tốt. Có thể cho điểm nếu cần thiết.


Trang 12
IV. Các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình tổ chức
đọc, hiểu, phân
đọc, hiểu, phân



tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7
tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7
* Cơ sở lý luận:
Do các em chưa hiểu về khái niệm bản đồ và đặc điểm chung của môn địa lí 7
ra sao vì thế chúng ta phải cung cấp cho các em kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về bản đồ.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ
bề mặt Trái Đất. (Sách giáo khoa địa lí 6)
- Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên
cơ sở toán học, bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ánh sự phân bố,
mối quan hệ của khách thể và mục đích tương ứng với nội dung và phương pháp
của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của học sinh lớp 7.
- Lược đồ là bản đồ đơn giản, thường không có lưới bản đồ. Nó cho chúng ta
khái niệm chung về hiện tượng, sự kiện đã được biểu hiện trên bản đồ, nêu bật
được những nét cơ bản của chúng.
2. Đặc điểm môn Địa lí:
- Trong môn địa lí cũng có những bài thực hành giống như môn toán hay vật
lí. Các em phải biết vận dụng kiến thức mình có được để đọc, hiểu, phân tích lược
đồ, bản đồ, biểu đồ trong các bài thực hành địa lí 7. Có như thế các em sẽ khắc
sâu kiến thức hơn. Vì vậy, để giúp học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ,
biểu đồ tốt thì các em cần coi trọng vấn đề như sau:
+ Nhìn thật kĩ các biểu tượng, chú thích trên lược đồ, bản đồ trong các bài
thực hành.
+ Đọc, hiểu các chú thích trong lược đồ, bản đồ mà sách giáo khoa đã cho.
+ Nghe hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng kiến
thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong bài thực hành địa lí 7.
* Cơ sở thực tiễn.



Trang 13
Việc khai thác kiến thức ban đầu từ các bài thực hành địa lí 7 gặp không ít
khó khăn trái chiều như học bài thực hành để làm gì? Các bài thực hành khô khan
kiến thức làm sao các em làm được?
Với những câu hỏi trên giúp tôi nhận định rằng mình phải làm cách nào cho
học sinh đọc, hiểu, phân tích được lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành một
cách dễ dàng. Tôi nhiều lúc tự đặt mình vào hoàn cảnh của các em học sinh tự hỏi và
tìm cách trả lời; đôi khi mang lại kết quả không mong muốn. Nhưng từ năm này qua
năm khác khi tôi đã tìm ra chân lí của vấn đề thì việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu
không còn là đều khó khăn nữa. Đây là kết quả mà tôi có được trong quá trình thực
hiện.
V. Kết quả đạt được:
Qua việc thực hiện hướng dẫn
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ


trong bài thực hành theo
trong bài thực hành theo phương pháp day và học tích cực tôi thấy đã đạt được
những kết quả tích cực sau:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ, tìm ra những phương pháp phù
hợp với nội dung từng bài thực hành.
- Giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua các bài thực
hành ở địa lí 7.
2. Đối với học sinh:
-
Đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành
Đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành



nhằm p
nhằm phát
huy được tính tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho người học, bỏ
được thói quen học thụ động, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
* Kết quả khảo sát cụ thể năm học 2012 – 2013 như sau:
Khối
lớp
SLHS
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu và kém
SL % SL % SL % SL %
7A1 33 13 39.4 10 30.3 10 30.3 0 0


Trang 14
7A2 25 11 44 9 36 5 20 0 0
7A3 32 14 43.9 10 31.3 8 25 0 0
7A4 30 12 40 8 26.7 10 33.3 0 0
7A5 32 12 36.4 10 31.3 10 31.3 0 0
7A6 31 13 42.0 9 29 9 29 0 0
Tổng 183 75 38.8 56 30.6 52 28.4 0 0
VI. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng:
- Đối với các em học sinh trung bình: cụ thể là các em khi lên chỉ bản đồ, lược
đồ, biểu đồ biết cách đọc chú thích trước và chỉ được lược đồ, bản đồ cũng đạt yêu
cầu như mong muốn.
- Đối với học sinh yếu và kém cũng đọc được lược đồ biểu đồ sách giáo khoa
theo trình tự mà giáo viên đã yêu cầu.
- Một số em có sáng tạo mới là phân tích bằng cách dùng hình ảnh trực quan
dán lên các lược đồ, bản đồ và thực hiện bằng cách trình diễn cho các bạn trong lớp

xem.
- Một bất ngờ khác là nhiều học sinh chép dữ liệu trong máy thu âm thanh về
giọng đọc và phân tích của mình cho các bạn khác nghe và các em nhận xét cho ý
kiến riêng, mời giáo viên chuẩn xác.
- Trước đây một số học sinh chưa biết đọc, hiểu, phân tích bản đồ, lược đồ,
biểu đồ thì các em khác chỉ lại cho các bạn biết nhưng bây giờ các em đã có thể tự
mình đọc hiểu và phân tích được. Đây là dấu hiệu khả quan mà chính tôi còn bị bất
ngờ.
VII. Phạm vi áp dụng:
- Sáng kiến này đã áp dụng trên học sinh ở các khối 7 và đã đạt kết quả như
mong muốn cụ thể là kết quả khảo sát năm học 2012 – 2013 như ở phần 4.
- Sắp tới đây sẽ tiến hành khảo sát thực tế ở học sinh khối 6; 8; 9.
VIII. Bài học kinh nghiệm:


Trang 15
- Cần nhớ rằng lý luận là cơ sở của thực tiễn giống như chúng ta nói “học phải
đi đôi với hành”. Không phải cái nào người giáo viên địa lí cũng biết và làm được
nên đặt mình với hoàn cảnh học sinh để lắng nghe và thấu hiểu chúng.
- Cần “lấy học sinh làm trung tâm” cho mọi hoạt động dạy và học thì từ đó
chúng sẽ cho chúng ta kết quả tốt. Giống như thành ngữ “gieo nhân nào gặp quả đó”.
Bản thân tôi trước tiên là phải bình tĩnh, tự tin, chấp nhận, đạt kết quả của học sinh
mình đã dạy.
- Tôi lúc nào cũng nêu cao tinh thần cho học sinh noi theo như “học thầy
không tày học bạn” đây chính là phương châm muôn đời giúp tôi tạo hứng thú với
học sinh trong các tiết học địa lí. Các em tự giúp nhau và dạy nhau cùng đọc, hiểu
và phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ theo phương pháp tích cực. Giúp các em có
thái độ học tập tốt với môn địa lí ở trường trung học cơ sở.



Trang 16
C. PHẦN KẾT LUẬN.
- Việc hướng dẫn học sinh
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ


trong bài thực hành địa lí 7
trong bài thực hành địa lí 7
nói riêng và địa lí nói chung
nói riêng và địa lí nói chung là một yêu cầu cần thiết và
cấp bách, nhưng quan trọng hơn là việc áp dụng phương pháp dạy học và hình thức
tổ chức dạy học đó như thế nào để đạt kết quả cao trong dạy và học. Vì vậy, đối với
từng đối tượng học sinh mà người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt, có hiệu quả
các phương pháp đặc trưng của bộ môn, để giúp học sinh tổng hợp các kiến thức
trong bài thực hành nâng cao hiệu quả học tập.
- Qua việc hướng dẫn
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài


thực hành địa lí 7
thực hành địa lí 7


này nhiều học sinh có thể tự đọc được và hiểu được không còn e
này nhiều học sinh có thể tự đọc được và hiểu được không còn e


ngại về việc học địa lí 7 nữa.

ngại về việc học địa lí 7 nữa. Đây kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng hướng dẫn học
sinh
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7 là
phương pháp dạy học mới đôi lúc vẫn còn khó khăn nhưng không phải là không làm
được, chỉ cần người giáo viên đủ lòng nhiệt tình, trách nhiệm và mạnh dạn tiến hành
từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm
cho chính mình thì dần dần phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm”
sẽ không còn xa lạ, mới mẽ đối với các em.
- Vì vậy, tôi viết đề tài này cũng không ngoài mục đích nêu lại kinh nghiệm
mà bản thân tôi đã trải nghiệm qua thực tế giảng dạy để đồng nghiệp tham khảo. Hy
vọng rằng với chính lòng nhiệt huyết yêu nghề của tôi cũng như của đội ngũ giáo
viên sẽ đem lại nhiều cách hướng dẫn học sinh
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ,
đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ,


biểu đồ trong bài thực hành
biểu đồ trong bài thực hành mới, hiệu quả hơn, để phục vụ tốt hơn nữa cho sự
nghiệp giáo dục mà chúng ta đã chọn./.
- HẾT -




Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGV, SGK Địa lí lớp 7 (NXB Giáo dục): Nguyễn Dược, Phan Huy Xu, Mai
Phú Thanh, Nguyễn Hữu Danh.
2. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS (Bộ Giao

dục - Đào tạo. Xuất bản năm 2002). Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Thị Minh Phương,
Th.S. Phạm Thu Phương, Phạm Thị Sen, Nguyễn Việt Hùng, TS. Nguyễn Hữu Chí,
TS. Vũ Ngọc Anh, TS. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Sĩ Quế, Đặng Thúy Anh,
Nguyễn Thị Thanh Mai, TS. Lưu Thu Thủy.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-
2007) môn Địa lí quyển 2 (NXB Giáo dục). Nhóm tác giả: Đặng Văn Đức, Nguyễn
Việt Hùng, Phạm Thị Thu Phương, Phạm Thị Sen, Phạm Thị Thanh.



Trang 18
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ































Trang 19

×