Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.08 KB, 10 trang )

Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
CHUYÊN ĐỀ
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA CÁC THÍ
NGHIỆM VẬT LÝ THCS
I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI.
1.Cơ sở lí luận.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về các hiện
tượng, sự việc trong thực tiễn cuộc sống. một số hiện tượng có thể quan
sát thực tế, so sánh suy luận, giải thích dựa vào kinh nghiệm cuộc sống,
tự nghiên cứu khám phá những điều mới lại. Từ đó hiểu được một số nội
dung trong bài học của bộ môn vật lí trong chương trình THCS. Phương
pháp dạy học mới hiện nay là hướng dẫn điều khiển cho hoc sinh chủ
động tìm ra kiến thức cho mình. Đối với môn vật lí muốn cho các em rút
ra một kết luận, một kiến thức nào đó thì phải thông qua thí nghiệm
nhưng sử dụng thí nghiệm như thế nào trong giảng dạy vật lí để giờ học
có hiệu quả. Do vậy, công việc thực hiện thí nghiệm là một hoạt động rất
quan trọng trong việc học tập đối với các môn học tự nhiên nói chung và
môn vật lí nói riêng.
Mặt khác, trong việc làm thí nghiệm giáo viên nên hướng dẫn học
sinh thường xuyên đưa ra dự đoán về một hiện tượng nào đó và đề xuất
ra phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Đặc biệt là trong
chương trình vật lí có sử dụng nhiều đến phương pháp thực nghiệm, tiếp
tục rèn cho HS kỹ năng làm thí nghiệm và từ thí nghiệm rút ra kiến thức
bài học. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp thực nghiệm cần phải sử
dụng phương pháp suy luận logic mới có thể rút ra kết luận khoa học.
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
1
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
2. Cơ sở thực tiễn.
Với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện công nghệ thông
tin, sự phát triển không ngừng của xã hội, sự cạnh tranh không ngừng của


các hệ thống vệ tinh nhân tạo, sự gay gắt của các lò phản ứng hạt nhân
trên thế giới, sự khám phá không ngừng trên vũ trụ bao la,…Mà bộ môn
Vật lí là một môn học quan trọng trong các việc phát triển đó. Cho nên
việc tương lai phát triển hơn thế nữa nhờ vào sự học tập của các em hiện
nay. Vì vậy để thực hiện được nhiệm vụ đó phải đưa ra phương pháp phù
hợp để học sinh hứng thú, tích cực tìm tòi để phát hiện ra kiến thức.
Trước đây trong khi giảng dạy các môn học giáo viên chỉ chú trọng
đến khối lượng, đến kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp
học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của từng môn. Vật lí là môn
khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến hiện nay là:
- Kỹ năng làm thí nghiệm của HS vẫn còn hạn chế.
- Dụng cụ thí nghiệm còn thiếu hoặc không đồng bộ, chất lượng
kém.
- Chưa có cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm được đào tạo có
chuyên môn.
Việc sử dụng thí nghiệm Vật lí ở trường THCS vẫn còn hạn chế
chưa phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS. Từ những nguyên nhân trên
dẫn đến chất lượng của bộ môn chưa được tốt. Do đó trong các giải pháp
đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THCS là phải phấn đấu làm
đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp là giải pháp đặt lên hàng
đầu. Chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm ở tất
cả các môn học trong các tiết dạy của giáo viên. Trong các tiết vật lí cũng
như các tiết học khác nhất là các môn khoa học tự nhiên, thí nghiệm giáo
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
2
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
viên cần tạo điều kiện để các em học sinh tự tay làm thí nghiệm, tự mình
quan sát, đo đạt và rút ra nhận xét, kết luận. Các em học sinh học tập
hứng thú hơn, phát huy được tính năng động sáng tạo của các em, kết quả
học tập đạt cao hơn.

II. THỰC TRẠNG.
1. Về phía học sinh.
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh là một trường đóng chân trên địa
bàn Thôn 7 – Xã Nam Dong – Huyện Cư Jút – Tỉnh Đăk Nông. Điều
kiện học tập của các em còn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều em nhà ở xa
hang chục km đi lại khó khan, phải ở lại nhà người quen. Một số phụ
huynh làm ăn xa ít lo tới việc học tập của con em mình.
Mặt khác với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội với các phương tiện
thông tin đại chúng đầy đủ, phim ảnh, các trò chơi hấp dẫn,…cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của HS.
Phương pháp học tập mới chủ yếu là HS tự học, tự nghiên cứu, tự
làm thí nghiệm, tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức còn mới đối với HS.
Một số học sinh cá biệt, lười học vào lớp hay nói chuyện riêng gây
mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của lớp.
Có không ít học sinh thao tác thí nghiệm chưa đúng kỹ thuật dẫn
đến không an toàn hoặc bảo quản chưa kĩ dẫn đến hư dỏng dụng cụ thí
nghiệm.
HS lớp 6 mới len còn bỡ ngỡ với phương pháp học tập ở bậc
THCS.
Qua khảo sát môn vật lí ở 5 tuần đầu của lớp 6 ở trường THCS
Nguyễn Chí Thanh kết quả như sau:
Lớp/Sĩ HS tham gia và tham gia tích HS không tham gia
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
3
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
số
cực
Số lượng % Số lượng %
6A/28 18 64,3 10 35,7
6B/27 13 48,1 14 51,9

6C/29 15 51,2 14 48,8
2. Về phía phụ huynh.
Những HS có hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn thì phụ huynh
chưa quan tâm đến việc học của con em vì phải bận việc đồng án, làm
thuê, làm mướn,…
Những giá đình có hoàn cảnh gia đình có kinh tế tốt cũng đã quan
tâm đến học tập của con em nhưng chỉ hỗ trợ con em bằng cách mua sắm
dụng cụ học tập chứ không thể dạy thêm cho con em ở nhà. Vì hiện nay
học vật lí chương trình mới theo hướng tích cực, phần lớn phụ huynh
không nắm được yêu cầu về phương pháp và kiến thức, do đó các em tự
học là chính.
3. Về phía giáo viên.
Phần lớn thầy cô đã đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế bài
dạy phù hợp cho tiết dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay. Nhưng với
thái độ học tập phần đông của HS còn thụ động nên tiết dạy trở nên nặng
nề, trầm lặng. Nó ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình tiếp thu kiến thức
mới của HS và quá trình hướng dẫn của giáo viên trên lớp.
Trong việc tổ chức cho HS tiếp cận kiến thức mới phần lớn giáo
viên sợ mất thời gian khi cho HS làm thí nghiệm để kiểm tra một dự đoán
về một hiện tượng nào đó khi tổ chức cho HS làm thí nghiệm đòi hỏi
giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về các câu hỏi, dụng cụ thí nghiệm,
lệnhthực hiện, bảng nhóm,… Cho nên một số giáo viên còn ngần ngại.
Thường làm thí nghiệm dễ gây mất trật tự, giáo viên khó quản lí nên ít
cho HS làm thí nghiệm theo nhóm. Trong khi tổ chức cho HS làm thí
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
4
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
nghiệm theo nhóm thì giáo viên phải linh hoạt trong quản lí để xử lí kịp
thời các tình huống xảy ra từ đó mới giúp HS hoạt động tốt.
Thực tế việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lí để giờ học

có hiệu quả còn gặp nhiề khó khăn: Số học sinh trong lớp quá đông, một
số ít HS tham gia hoạt động vì nhiều em còn ham chơi, có HS tự làm
theo ý mình không theo hướng dẫn của giáo viên, nhiều em còn lúng túng
trong hoạt động là sợ sai, sợ hư đồ thí nghiệm. Việc này gây không ít khó
khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy.
4. Về phía nhà trường.
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh là trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ
sở vật chất tương đối đảm bảo.
Với ban giám hiệu nhà trường năng động là cố vấn kịp thời cho các
giáo viên, tham mưu ý kiến với cấp trên bổ sung kịp thời các khó khăn về
chuyên môn và cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên
trẻ năng động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy, biết học hỏi kinh
nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn.
Tuy vậy, dụng cụ thí nghiệm bộ môn vật lý trong nhà trường được
nhận từ trường THCS Nguyễn Tất Thành khi mới tác trường (từ năm
2007) đã hung hỏng gần hết, một số dụng cụ được cấp them cũng không
đáng kể. Đồng thời trong quá trình giảng dạy một số dụng cụ thí nghiệm
do nhà xuất bản làm chưa đúng với quá trình biên soạn của sách giáo
khoa nên việc sử dụng còn khó khăn.
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
5
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
III. NHỮNG GIẢI PHÁP.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí hóa là sự
khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn
ra trong đời sống. Dựa trên các thí nghiệm học sinh thực hiện các thao
tác tư duy để tiếp thu tri thức mới. Bài học có thí nghiệm thì kích thích
được óc tò mò, khám phá khoa học, ham hiểu biết, rèn luyện óc độc lập,
suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho HS. Sau đây, tôi xin được chia sẽ một số
kinh nghiệm cũng như được trao đổi với các đồng nghiệp về biện pháp tổ

chức HS tiếp thu kiến thức và đặc biệt là việc làm thí nghiệm để đạt hiệu
quả trong bài học.
1. Chuẩn bị thí nghiệm.
Nói chung thí nghiệm phải kích thích được hứng thú học tập, óc
sáng tạo của HS. Muốn đạt được điều đó giáo viên cần phải:
- Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy.
- Chuẩn bị trước các dụng cụ thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm trước nhiều lần.
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi hướng dẫn HS quan sát hiện
tượng, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan
để đi đến tri thức mới một cách logic.
2. Về tổ chức.
Tập cho HS thói quen tự học ở nhà như làm bài tập, học bài ở nhà,
chuẩn bị bài trước ở nhà để nắm cách tiến hành thí nghiệm để làm thí
nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm.
Ở lớp cần chủ động tích cực trong tiết học khi làm thí nghiệm cần
làm theo các bước sau:
Bước 1. Thu thập thông tin.
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
6
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
Giáo viên hướng dẫn cho HS quan sát các hiện tượng, thí
nghiệm tìm được những thông tin cần thiết từ thực tế, sách giáo khoa,…
- Lập kế hoạch khám phá, thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng
cụ thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí
nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên khi làm thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm: bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí
nghiệm, thực hiện thí nghiệm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Ghi kết quả khám phá: Đọc số chỉ của các dụng cụ thí
nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác, cần thiết, ghi vào bảng kết quả

thí nghiệm.
Bước 2. Xử lí thông tin.
Phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm và nêu ý nghĩa của
chúng. Tìm quy luật từ kết quả thí nghiệm, nhận biết những dấu hiệu bản
chất của những nhóm đối tượng đã quan sát,… so sánh, phân tích, tổng
hợp dữ liệu và rút ra kết luận.
Bước 3. Thông báo kết quả làm việc.
Mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những
việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ,…nêu kết luận đã tìm thấy được.
Bước 4. Vận dụng ghi nhớ kiến thức.
Vận dụng giải các bài tập (định tính, định lượng, thực
nghiệm), học thuộc lòng.
Trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể phát huy tính
tích cực học tập của HS ở những mức độ khác nhau như: có thể giáo viên
thực hiện, có thể giáo viên điều khiển cho HS thực hiện, có thể để cho
HS tự thực hiện hoàn toàn,…
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
7
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
Để phát huy hiệu quả các thí nghiệm HS tự tìm tòi kiến thức một
cách chủ động, sáng tạo. Điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp
thí nghiệm với hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
3. Trao đổi nhóm.
Ngoài sự nổ lực của bản thân mỗi giáo viên cần tích cực học hỏi,
trao đổi dự giờ đồng nghiệp, các giờ dạy tốt, dạy giỏi ở trường, tổ chức
buổi sinh hoạt chuyên môn của nhóm, tổ như đăng kí dạy tốt, thảo luận
về việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào từng tiết học. bàn
bạc trong tổ về cách thức sáng tạo các thí nghiệm trong từng bài dạy.
Nhờ đó mà kỹ năng thí nghiệm và chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ
rệt

Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
8
Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Qua việc áp dụng chuyên đề trên vào giảng dạy 6 tuần chúng tôi đã
theo dõi và tiến hành khảo sát chất lượng HS học môn vật lí và thu được
kết quả tương đối khả quan
Lớp/Sĩ
số
HS tham gia và tham gia tích
cực
HS không tham gia
Số lượng % Số lượng %
6A/28 25 92,1 3 7,9
6B/27 27 100 0 0
6C/29 29 100 0 0
Như vậy so với 5 tuần đầu thì tỉ lệ HS tham gia và tích cực tham gia
tăng lên, giảm tỉ lệ HS không tham gia. Điều đáng kể hơn là tính năng
động và khả năng tự lập của các em thể hiện khá rõ rệt, quan hệ thầy trò
trở nên gần gũi hơn. Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò được
thu hẹp, HS mạnh dạn hỏi thầy, trình bày quan điểm của mình, mở rộng
giao tiếp và tư duy của các em.
Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với cuộc sống
nhưng để khai thác hết hiệu quả của từng tiết học theo tôi là vô cùng khó,
cho nên mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề có hiệu quả
hơn.

Nhóm thực hiện
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
9

Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý
Cao Xuân Hùng
Hà Thị Duyên
Nhóm thực hiện: Cao Xuân Hùng – Hà Thị Duyên
10

×