Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phương pháp dạy học sát đối tượng công nghệ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TÂY HÒA
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH
Đề tài: Nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng
Giáo viên : Đỗ Thị Kim Trúc

Tây Hòa, tháng 9 năm 2013

Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
MỤC LỤC


Trường THCS Nguyễn Thị Định 2 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SÁT ĐỐI
TƯỢNGĐỐI VỚI MÔN CÔNG NGHỆ 6

Trường THCS Nguyễn Thị Định 3 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Nội dung Trang số
I. TÓM TẮT 2
II. GIỚI THIỆU 2
III. PHƯƠNG PHÁP 3
1. Khách thể nghiên cứu 3
2. Thiết kế nghiên cứu 3
3. Quy trình nghiên cứu 5
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN 6
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 7
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8


VII. PHỤ LỤC 9- 26

Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ KIM TRÚC
TÓM TẮT.
Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học hiện nay là đảm
bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học, cho tất cả các đối tượng
học sinh trong lớp. Sau một tiết học, học sinh cần đạt được mục tiêu bài
học và vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Đòi hỏi người giáo viên phải lập
kế họach bài dạy như thế nào? Cùng một lượng thời gian như nhau( 45
phút/ tiết) mà tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều đáp ứng mục tiêu
như đã nêu trên. Chính vì vậy mà tôi xét thấy chọn “ Phương pháp dạy
học sát đối tượng môn Công nghệ 6” học sinh, sẽ góp phần giải quyết
được mục tiêu quan trọng của dạy học môn công nghệ trong giai đoạn hiện
nay.
Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh củng cố lại các kiến thức
đã học và rèn luyện theo kịp chương trình, kiến thức mới được học. Nghiên
cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng ngẫu nhiên của lớp 6 trường
THCS Nguyễn Thị Định (Lớp 6B là lớp thực nghiệm, lớp 6D là lớp đối
chứng). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế trong những
tiết dạy học kỳ I năm học 2012 - 2013.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt qua kết quả học tập
của học sinh. lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng.
Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là
7,4; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình
là 6,6. Kết quả kiểm chứng T-test cho kết quả p = 0,01< 0,05 cho thấy có
sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Điều đó chứng minh “Phương pháp dạy học sát đối tượng” chất
lượng học tập môn Công nghệ Trường THCS nói chung đã được nâng lên.

GIỚI THIỆU.

* Hiện trạng:
- Qua quá trình giảng dạy trong những năm học trước giáo viên chưa chú
ý đến đối tượng học sinh nên chất lượng rất thấp tỷ lệ học sinh yếu, kém
nhiều.
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy,
vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng học tập của học sinh không đồng đều rất khác nhau
- Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát
huy khả năng của mình.
- Giáo viên chưa quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh trong lớp, chỉ
chú trọng vào các em học sinh khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của
lớp.

Trường THCS Nguyễn Thị Định 4 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng
đối tượng
- Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu của tôi thay thế cho
phương pháp dạy bình thường .

* Giải pháp thay thế:
- Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu tôi nhận thấy rằng dạy học sát đối tượng
sẽ phân luồng kiến thức dạy sát trình độ học sinh. Đây là phương pháp
dạy học tích cực tôi bắt đầu áp dụng đề tài của mình.
- Giáo viên đưa phương pháp dạy học tích cực vào thông qua việc phát
huy tính tích cực của học sinh trong giờ học bằng hệ thống câu hỏi gợi

mở, dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức.Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho
bài học, hướng dẫn học sinh học nhóm, tổ chức ngoại khoá, luyện tập cho
học sinh.
Quy trình thực hiện dạy học sát đối tượng gồm các bước sau :
* Bước 1: Đầu năm học để nắm thực chất sức học của từng học sinh, giáo
viên tiến hành phân hóa trình độ, năng lực của học sinh trong lớp thông
qua bài khảo sát đầu năm và bài kiểm tra của chương đầu tiên trong
chương trình
* Bước 2:
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học phân hóa trên từng
bài học thông qua thiết kế bài soạn một cách cụ thể.
- Trong việc tổ chức dạy học trên lớp giáo viên cần bám sát chuẩn kiến
thức, kỹ năng để xác định mục tiêu bài học tổ chức các hoạt động dạy học
phù hợp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu
, kém.
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh trao đổi trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm
nắm vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát
triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng vào thực tiễn.
- Giáo viên đối chiếu tài liệu chuẩn kiến thức với sách giáo khoa để xác
định kiến thức cơ bản trọng tâm đồng thời xác định được kĩ năng cần hình
thành cho học sinh. Cụ thể là:
+ Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức như: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
+ Cần phải căn cứ vào năng lực học tập, của học sinh để cung cấp mức
độ đạt được về chuẩn kiến thức
- Thực hiện nội dung dạy học: Khi tiến hành bài giảng trên lớp theo
hướng đổi mới phương pháp dạy học nhất thiết phải dựa vào những hoạt
động hệ thống câu hỏi: Nhận biết, gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi
định hướng, câu hỏi tình huống, câu hỏi tái hiện, câu hỏi mang tính suy
luận, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển ý tạo hứng thú cho

từng đối tượng học sinh.

Trường THCS Nguyễn Thị Định 5 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
- Tận dụng tối đa các thiết bị đồ dùng dạy học về phương tiện hỗ trợ đặt
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học sao cho học sinh nắm
được kiến thức trọng tâm.
- Sử dung phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực: phát
vấn, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy…
nhằm kích thích tất cả các đối tượng học sinh hoạt động sôi nổi
* Bước 3: Triển khai thực hiện, ở bước này cần chú ý một cách đúng mức
những chuyển biến tích cực lẫn tiêu cực trong quá trình thực hiện để điều
chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với từng dạng bài
cụ thể.( phần phụ lục1 )
* Bước 4 : Kiểm định và đánh giá sau một giai đoạn dạy học phân hóa,
cần xem xét các quá trình thực hiện, điều này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.

* Vấn đề nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Phương pháp dạy học
sát đối tượng đối với môn Công nghệ 6” có làm giảm số lượng học sinh
yếu kém và nâng cao chất lượng học tập bộ môn Công nghệ 6 hay không?
* Giả thuyết nghiên cứu:
“Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn Công nghệ 6” sẽ
nâng cao chất lượng học tập bộ môn Công nghệ 6 trường THCS Nguyễn
Thị Định
I . PHƯƠNG PHÁP.
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn hai lớp 6B (lớp thực nghiệm) và lớp 6D (lớp đối chứng)

cùng trường THCS Nguyễn Thị Định do tôi trực tiếp giảng dạy làm đối
tượng có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài khoa học sư phạm
ứng dụng của tôi.
- Học sinh hai lớp tôi được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính như sau:
- Về giới tính: Lớp 6B Sĩ số 35 – Nam 21 Nữ 14
Lớp 6D Sĩ số 35 – Nam 21 Nữ 14
- Về ý thức học tập: Học sinh ở hai lớp được lựa chọn ngẫu nhiên theo
khu vực cư trú
- Về thành tích học tập: Hai lớp này tương đương nhau về điểm số
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn nhóm 6B là nhóm thực nghiệm và nhóm 6D là nhóm đối
chứng. Tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm làm bài kiểm
tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình 2 nhóm có
sự khác nhau.

Trường THCS Nguyễn Thị Định 6 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Bảng 1
Nhóm Kiểm tra trước

Tác động Kiểm tra sau

Thực nghiệm O1 PP Dạy học
sát đối tượng
O3
Đối chứng O2 PP dạy bình
thường
O4

Với thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập để
kiểm chứng các kết quả nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Giảng dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài học theo qui trình chuẩn như
bài bình thường.
- Giảng dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng phương
pháp dạy học sát đối tượng.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học phân hóa trên
từng bài học thông qua thiết kế bài soạn một cách cụ thể. Trong việc tổ
chức dạy học trên lớp giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để
xác định mục tiêu bài học tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp cụ thể
đối với từng đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu , kém.
- Thực hiện nội dung dạy học: Khi tiến hành bài giảng trên lớp theo
hướng đổi mới phương pháp dạy học nhất thiết phải dựa vào những hoạt
động hệ thống câu hỏi: Nhận biết, gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi
định hướng, câu hỏi tình huống, câu hỏi tái hiện, câu hỏi mang tính suy
luận, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển ý tạo hứng thú cho
từng đối tượng học sinh
- Tận dụng tối đa các thiết bị đồ dùng dạy học về phương tiện hỗ trợ đặt
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học sao cho học sinh nắm
được kiến thức trọng tâm
- Sử dung phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực: phát
vấn, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy…
nhằm kích thích tất cả các đối tượng học sinh hoạt động sôi nổi.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Dạy theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.
- Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm cụ thể với hai lớp theo thời khoá
biểu, lịch báo giảng, kế hoạch năm học.



4. Đo lường và thu thập dữ liệu:

Trường THCS Nguyễn Thị Định 7 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra Khảo sát chất lượng đầu
năm do tôi thiết kế
- Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành sau thời gian thực nghiệm
trên chúng tôi tiến hành kiểm tra học kỳ I do nhà trường ra đề thi chung.
Bài kiểm tra này gồm 20 câu (trình bày ở phụ Lục 2).
Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Rồi phân tích
kết quả đó.
II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ.
* Trình bày kết quả:
Bảng 2. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 6,6 7,4
Độ lệch chuẩn 1,00 1,04
Giá trị P của T - test 0,01
Chênh lệch g trị TB
chuẩn
0,80
Hai nhóm ban đầu là ngẫu nhiên, trước khi tác động 2 nhóm có sự
tương đương nghau. Sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung
bình bằng phép kiểm chứng t- test cho kết quả p = 0,01 cho thấy: sự
chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa. Chênh lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả tác động.

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,4 6,6
0.80
1,00

=

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD so sánh với bảng tiêu chí
Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của Việc dạy học sát đối tượng đối
với môn Công nghệ của nhóm thực nghiệm là lớn. phương pháp dạy học
sát đối tượng đem lại kết quả học tập của học sinh cao hơn so với phương
pháp dạy bình thường trước đây vẫn hay sử dụng. (kết quả trình bày ở
phụ Lục 3).
Giả thuyết của đề tài “Phương pháp dạy học sát đối tượng môn Công
nghệ 6” cho học sinh lớp 6 đã được kiểm chứng.
III. BÀN LUẬN.

Trường THCS Nguyễn Thị Định 8 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Giả thuyết
của đề tài
“Phương
pháp dạy
học sát đối
tượng đối
với môn
Công nghệ
6” đã được
kiểm chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm
trung bình là 7,4 còn kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng
có điểm trung bình là 6,6. Độ lệch chuẩn giữa hai nhóm là 0,80 điều đó
cho thấy điểm trung bình của hai nhóm khác nhau.
- Phép kiểm chứng T-test cho kết quả p = 0,01 < 0,05 điều này khẳng
định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu
nhiên mà do tác động, và kết quả tốt hơn thuộc về nhóm thực nghiệm.
- Các minh chứng trên đã khẳng định “Phương pháp dạy học sát đối
tượng môn Công nghệ 6”đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp
6 trường THCS Nguyễn Thị Định
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
* Kết luận :
Qua nhiều chương tôi áp dụng “Phương pháp dạy học sát đối tượng đối
với môn Công nghệ 6” bằng các biện pháp, giải pháp và cách thức tiến
hành cụ thể như đã nêu trên, bản thân đã áp dụng cho các lớp trong năm
học này. Về mặt chủ quan mà nói, với cách dạy phát huy triệt để quỹ thời
gian 45 phút /tiết học, không những giải quyết tốt những yêu cầu cần đạt
theo chuẩn kiến thức kĩ năng của giờ học môn Công nghệ cho tất cả học
sinh trong lớp, mà còn phát huy đúng mức dạy học theo hướng phân hóa
các đối tượng học sinh từ khâu lý thuyết đến thực hành, để nâng cao chất
lượng học sinh mũi nhọn trong lớp, góp phần đào tạo nhân tài cho đất
nước

* Khuyến nghị:

Trường THCS Nguyễn Thị Định 9 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn

Công nghệ 6
- Đối với cấp lãnh đạo: trang bị cho bộ môn, bộ dụng cụ cắt tỉa hoa
trang trí; một số tranh ảnh chương IV
- Đối với giáo viên: không ngừng nâng cao chuyên môn, tự học hỏi các
bạn đồng nghiệp, tự trang bị cho mình những kiến thức về công nghệ
thông tin để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan
tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý
báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài
nghiên cứu này.

Trường THCS Nguyễn Thị Định 10 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt
Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Chẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ 6
- Sách Công Nghệ 6 KTGĐ (SGK) – NXB Giáo dục

Trường THCS Nguyễn Thị Định 11 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: MỘT SỐ BÀI DẠY MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI
* Ví dụ khi dạy bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
- Đối với học sinh trung bình, yếu, kém: Đặt những câu nêu vấn đề
Yêu cầu quan sát hình 1.3. Đọc thành phần sợi vải đính trên áo quần
- Đối với học sinh khá, giỏi: Giáo viên đặt những câu hỏi tìm tòi,

suy nghĩ
Yêu cầu học sinh tìm nội dung trên sơ đồ hình 1.2 (Sgk) điền vào khoảng
trống đoạn viết sau
+ Vải sợi hóa học có thể chia làm 2 loại là

+ Dạng sợi nhân tạo được sử dụng nhiều là sợi được tạo
thành từ chất xenlulo của
+ Dạng sợi tổng hợp được sử dụng nhiều là sợi được
tổng hợp từ một số chất hóa học lấy từ

Trường THCS Nguyễn Thị Định 12 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng với các nội dung thiết kế như trên có
sự phân hóa về độ khó, dễ tạo thêm lớp học sôi nổi huy động được tất cả
các đối tượng học sinh
* Ví dụ khi dạy bài 3: Thực hành: Lựa chọn trang phục
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Giáo viên phân công nhiệm vụ
- Đối với học sinh yếu, kém: Đặt những câu hỏi dễ hiểu
+ Xác định vóc dáng bản thân
- Đối với học sinh trung bình: Đặt những câu hỏi gợi mở
+ Chọn vải, kiểu may, hoa văn, vật dụng đi kèm phù hợp vóc dáng
- Đối với học sinh khá, giỏi: Đặt những câu hỏi mang tính suy luận
+ Nhận xét cách lựa chọn đã hợp lý chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên
sửa như thế nào?
- Sau đó giáo viên chốt kiến thức. Lớp học sôi nổi huy động tất cả các
đối tượng học sinh
* Ví dụ dạy bài 14: Thực hành: Cắm hoa trang trí
Yêu cầu Học sinh hoạt động theo cá nhân:
- Đối với học sinh trung bình, yếu, kém: hướng dẫn cách cắm hoa

dạng thẳng cơ bản
- Đối với học sinh khá, giỏi: Hướng dẫn cách cắm hoa dạng vận dụng
thay đổi góc độ các cành

Trường THCS Nguyễn Thị Định 13 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
0
o
10
o -
15
o
45
o
75
o
90
o
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên động viên khích lệ các
em hoạt động tích cực, có kết quả tốt, động viên các em chưa tốt cố gắng
hơn nữa. Qua tiết học này học sinh khá giỏi phát huy tính sáng tạo, học
sinh trung bình, yếu nắm được kiến thức trọng tâm bài học đồng thời học
hỏi được tính sáng tạo của các bạn khá giỏi.
Qua các ví dụ trên, ta thấy rằng tính phân hóa theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng thể hiện rõ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, học sinh nắm được
kiến thức rất chắc. Đồng thời có kĩ năng suy luận phát hiện theo các cấp độ
từ dễ đến khó được áp dụng cho từng đối tượng học sinh.

Trường THCS Nguyễn Thị Định 14 GV: Đỗ Thị Kim Trúc

Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Phụ luc 2 : ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA
A. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm )
I. Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn ở đầu câu ( 2 điểm)
Câu 1: Cách chọn nội dung tranh ảnh :
A. Tuỳ ý thích của chủ nhân
B. Tuỳ diện tích ngôi nhà
C. Tranh phong cảnh , tranh tỉnh vật , ảnh gia đình
D. Tuỳ ý thích của chủ nhân , tuỳ vị trí treo tranh và điều kiện kinh tế
của gia đình
Câu 2 Khi trang trí bàn ăn cần cắm hoa dạng nào ?
A. Cắm hoa dạng thẳng C. Cắm hoa dạng toả tròn
B. Cắm hoa dạng nghiêng D. Cắm hoa dạng tự do
Câu 3: Vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay vì:
A. Vải sợi pha bền, đẹp, ít nhàu C. Vải sợi pha có những ưu điểm của các
loại sợi thành phần
B. Vải sợi pha hút ẩm nhanh,mặc thoáng mát D. Vải sợi pha bền đẹp,
giá thành thấp
Câu 4: Thế nào là mặc đẹp ?
A. Mặc áo quần mới đắt tiền C. Mặc áo quần cầu kì hợp
B. Mặc áo quần vừa vặn D. Mặc áo quần phù hợp vóc dáng, lứa tuổi.
Câu 5 : Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ vì :
A. Đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian ,tăng vẻ đẹp cho nhà ở
C. Tăng vẻ đẹp cho nhà ở
B. Tìm kiếm vật dụng dễ dàng .
D. Tiết kiệm thời gian.
Câu 6: Màu sắc của tranh ,ảnh phải .
A. Phù hợp màu tường màu đồ đạc C. Phù hợp màu tường.


Trường THCS Nguyễn Thị Định 15 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
B. Phù hợp vị trí trang trí D. Hài hòa màu tường
Câu 7: Cách chọn vải dành cho người béo lùn:
A. Kẽ sọc ngang, hoa to C. Kẽ sọc dọc, hoa nhỏ
B. Màu sáng , vàng nhat D. Vải bóng láng thô xốp
Câu 8: Trang phục mặc đi học là:
A. Đồng phục C. Trang phục thể thao
B. Trang phục dân tộc D. Trang phục mặc thường ngày
II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau:
( 1 điểm)
Câu 9: Vải sợi hóa học có thể chia làm 2 loại là……………………
… và…………………
Câu 10: Dạng sợi nhân tạo được sử dụng nhiều là sợi
……………………….được tạo thành từ chất xenlulo của………………….
Câu 11 : Để tạo cảm giác gầy đi và cao lên nên chọn vải có
màu………….hoa văn dạng ………………………
Câu 12 : Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm
bảo………………………………cho các thành viên trong gia
đình……………………………thời gian giọn dẹp tìm vật dụng cần thiết và
tăng vẻ đẹp cho nhà ở .
III. Chọn ý ở bảng A ghép với ý của bảng B sao cho phù hợp ( 1
điểm)
B. Phần tự luận : ( 6 điểm )
Câu 17: Nêu nguồn gốc và tính chất vải sợi thiên nhiên? (2 điểm)
Câu 18: Làm thế nào nhận biết được vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học?
( 1 điểm)
Câu 19 : Trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa? ( 2 điểm)

Câu 20: Tại sao nói cây cảnh góp phần làm sạch không khí ? ( 1 điểm )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A) Phần trắc nghiệm : ( 4 điểm )
I. Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn ở đầu câu ( 2 điểm)
Mối ý đúng 0,25 điểm
Câu 1. D Câu 5. A
Câu 2. C Câu 6. A

Trường THCS Nguyễn Thị Định 16 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
A B
Câu 13. Vải bông, lanh. . . .
Câu 14: Vải tơ tằm . . . .
Câu 15: Cây cảnh góp phần . . .
Câu 16: Trang trí bàn tiếp khách . . .
A . Là nhiệt độ < 120
0
B . Là nhiệt độ 160
0

C. Là nhiệt độ > 120
0
D. Làm sạch không khí
E. Cắm hoa dạng tỏa tròn
F. Cắm hoa dạng thẳng
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Câu 3. C Câu 7. C
Câu 4. D Câu 8. A
II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau:
( 1 điểm)

Mối ý đúng 0,25 điểm
Câu 9. Sợi nhân tạo; sợi tổng hợp
Câu 10. Visco, axêtat; gỗ tre, nứa
Câu 11. tối; sọc dọc, hoa nhỏ
Câu 12. sức khỏe; tiết kiệm
III. Chọn ý ở bảng A ghép với ý của bảng B sao cho phù hợp ( 1 điểm)
Mối ý đúng 0,25 điểm
Câu 13. – B Câu 15. - D
Câu 14. – A Câu 16. - E
B. Phần tự luận : ( 6 điểm )
Câu 17: Nêu nguồn gốc và tính chất vải sợi thiên nhiên ? (2 điểm
* Nguồn gốc :
- Động vật : Kén tằm lông dê, lạc đà,vịt. . .
- Thực vật : Cây bông, lanh đay ,gai. . .
* Tính chất :
Vải thiện nhiên có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ nhàu khi đốt
tro bóp dễ tan
Câu 18: Làm thế nào nhận biết được vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học ?
( 1 điểm)
Vò sợi vải : Nến vải nhàu vải sợi thiên nhiên, không nhàu vải sợi hóa học
Đốt sợi vải : Sau khi đốt bóp dề tan vải sợi thiên nhiên, bóp không tan vải
sợi hóa học .
Câu 19 : Trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa? ( 2 điểm)
- Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc
- Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
- Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
Câu 20: Tại sao nói cây cảnh góp phần làm sạch không khí ? ( 1 điểm )
Cây cảnh quang hợp thải khí ô xy lấy khí cacbonic làm điều hòa không khí
và khả năng hút bụi rất lớn .


Trường THCS Nguyễn Thị Định 17 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
Phụ lục 3: BẢNG ĐIỂM
LỚP 6B (thực nghiệm) LỚP 6D ( đối chứng)
S
T
T
Họ và tên Trướ
c tác
động
Sau
tác
động
S
T
T
Họ và tên Trướ
c tác
động
Sau
tác
động
1 Nguyễn Văn Đại 6.0 9.0 1 Huỳnh Thị Vân Anh 5.0 7.0
2 Trần Tiến Đạt 7.0 9.0 2 Nguyễn Thị Ngọc Diện 6.0 7.0
3 Lê Văn Duy 7.0 8.0 3 Nguyễn Văn Định 2.0 6.0
4 Cao Thị Bích Hân 7.0 6.0 4 Trần Trường Giang 6.0 7.0
5 Võ Thị Thu Hậu 7.0 8.0 5 Nguyễn Văn Hà 8.0 7.0
6 Trần Thị Mỹ Hoa 8.0 8.0 6 Võ Lê Ngọc Hải 8.0 8.0
7 Phan Quốc Hội 7.0 9.0 7 Võ Thị Hằng 7.0 8.0

8 Nguyễn T.LHương 7.0 8.0 8 Võ Huy Hoàng 6.0 7.0
9 Nguyễn Tấn Khải 7.0 8.0 9 Lê văn Hùng 7.0 8.0
10 Phạm Ngọc Khánh 7.0 8.0 10 Nguyễn Xuân Huỳnh 6.0 7.0
11 Ng Quốc Khương 7.0 6.0 11 Nguyễn Ngọc Khải 6.0 7.0
12 Ng Thị Hồng Lanh 8.0 6.0 12 Lê văn Khôi 9.0 5.0
13 Ng Thị Ánh Linh 6.0 6.0 13 Trần văn Lại 6.0 6.0
14 Võ Phụng Linh 8.0 9.0 14 Lê Thị Mỹ Liên 6.0 6.0
15 Nguyễn Thành Luân 7.0 7.0 15 Nguyễn Thị Bích Loan 6.0 6.0
16 Nguyễn Thị Bích Ly 7.0 8.0 16 Phạm Thị Mỹ Luyến 7.0 8.0
17 Võ Thị Trúc Ly 6.0 7.0 17 Lê Thị Bích Ly 5.0 5.0
18 Huỳnh Thị Trà My 7.0 6.0 18 Nguyễn Thị Trà My 7.0 7.0
19 Trần Như Ngọc 7.0 7.0 19 Hồ Tấn Nam 5.0 6.0
20 Võ Thị Nguyêt 6.0 7.0 20 Nguyễn Lê Thúy Ngân 6.0 6.0
21 Lê Thị Thu Nhi 8.0 9.0 21 Nguyễn Phước Nhất 6.0 7.0
22 Nguyễn Thị Ngọc Nữ 5.0 7.0 22 Ngô Thị Hồng Nhung 5.0 5.0
23 Trần Thị Bích Phụng 8.0 8.0 23 Võ Hồng Phi 7.0 5.0

Trường THCS Nguyễn Thị Định 18 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
24 Lê Minh Quàng 6.0 8.0 24 Võ Đình Phôi 6.0 7.0
25 Ngô Võ Sinh 6.0 7.0 25 Nguyễn Hữu Phước 5.0 5.0
26 Lê Ngọc Tâm 7.0 6.0 26 Đỗ Thị Phượng 6.0 7.0
27 Nguyễn Văn Tâm 7.0 7.0 27 Nguyễn T. DiễmQuỳnh 7.0 6.0
28 Ngô Kim Tập 8.0 6.0 28 Lê Xuân Sang 6.0 8.0
29 Ngô Chí Thạnh 7.0 6.0 29 Lê Tấn Sinh 7.0 7.0
30 Trần Thị Hoài Thương 7.0 7.0 30 Lưu Công Sơn 5.0 7.0
31 Ngô Văn Tiến 7.0 9.0 31 Nguyễn Quốc Thanh 6.0 8.0
32 Lê Thị Thùy Trang 7.0 8.0 32 Đặng Ngọc Thi 7.0 6.0
33 Nguyễn Bá Trọng 7.0 7.0 33 Lê Thị Thủy Tiên 7.0 7.0

34 Đoàn Doãn Tuấn 7.0 7.0 34 Nguyễn Tấn Toàn 6.0 5.0
35 Lê Trung Vũ 7.0 8.0 35 Nguyễn Thị Huệ Trinh 8.0 8.0

Trường THCS Nguyễn Thị Định 19 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂY HÒA
––––––––––––
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
1. Tên đề tài:
2. Những người tham gia thực hiện đề tài:
STT Họ và tên Cơ quan công tác Trình độ
chuyên môn
Môn học
phụ trách
Nhiệm vụ trong
nhóm nghiên cứu
1
2
3. Họ tên người đánh giá: 4. Đơn vị công
tác:
5. Ngày họp: 6. Địa điểm
họp:
7. Ý kiến đánh giá :
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm
đánh

giá
Nhận xét
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 80
1. Tên đề tài
(Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động)
4
2. Tóm tắt tổng quát 5

Trường THCS Nguyễn Thị Định 20 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
(Tóm lược cô đọng về thông tin cơ sở, mục đích, quy trình và
kết quả nghiên cứu trong khoảng 150 đến 200 từ)
3. Giới thiệu
3.1. Hiện trạng
- Mô tả chủ đề/hoạt động đang được thực hiện (gọn, rõ, đúng
trọng tâm).
- Đánh giá việc thực hiện chủ đề/hoạt động đó cho đến thời điểm
hiện tại.
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
15
4
3.2. Giải pháp thay thế
(Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế)
3
3.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
(Nêu được 3 nghiên cứu gần đây về đề tài)
3
3.4. Vấn đề nghiên cứu

(Trình bày rõ ràng)
3
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
(Trình bày rõ ràng)
2
4. Phương pháp
4.1. Khách thể nghiên cứu
(Mô tả rõ ràng đối tượng học sinh tham gia vào nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng)
21
3
4.2. Thiết kế
(Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu)
5
4.3. Quy trình
(Các hoạt động NC được thực hiện đảm bảo tính logic, khoa học)
5
4.4. Đo lường
- Xây dựng công cụ và thang đo để thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị
8
5. Phân tích kết quả và bàn luận
5.1. Trình bày kết quả
(Mô tả dữ liệu đã được xử lý bằng bảng và biểu đồ, tập trung trả
lời cho các vấn đề nghiên cứu)
15
5
5.2. Phân tích dữ liệu
(Trình bày thuyết phục và sâu sắc)
5

5.3. Bàn luận
(Trả lời rõ tất cả các vấn đề nghiên cứu)
5
6. Kết luận và khuyến nghị
6.1. Kết luận
(Ngắn gọn, đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc)
5
3
6.2. Khuyến nghị
(Cụ thể và khả thi)
2
7. Minh chứng cho đề tài nghiên cứu – Phụ lục KHBH, bài
kiểm tra, băng hình, thang đo, dữ liệu thô )
(Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
10
8. Trình bày báo cáo
8.1. Văn bản viết
(Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)
5
3

Trường THCS Nguyễn Thị Định 21 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
8.2. Báo cáo kết quả trước hội đồng
(Rõ ràng, mạch lạc)
2
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
20

1. 1. Vấn đề nghiên cứu
(Có ý nghĩa, mang tính thực tiễn)
5
2. Các kết quả nghiên cứu
(Giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng,
có tính thuyết phục)
5
3. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
(Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến
lược )
5
4. Áp dụng các kết quả
(Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế)
5
Tổng cộng 100
Đánh giá
 Tốt (Từ 86–100 điểm)  Khá (Từ 70-85 điểm)  Đạt (50-69 điểm)
 Không đạt (< 50 điểm)
, ngày tháng …
năm
(Ký tên)
PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

1. Tên đề tài:
2. Người tham gia thực hiện:
Họ và tên Cơ quan công tác Trình độ
chuyên môn
Môn học
phụ trách
THCS Phương Thịnh Đại học

3. Họ tên người đánh giá:
3.1……………………………………………………………………………….
3.2……………………………………………………………………………….
3.3……………………………………………………………………………….
3.4……………………………………………………………………………….
3.5……………………………………………………………………………….

Trường THCS Nguyễn Thị Định 22 GV: Đỗ Thị Kim Trúc
Đề tài NCKHSPƯD: Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn
Công nghệ 6
3.6……………………………………………………………………………….
4. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………
5. Ngày họp:
6. Địa điểm họp:
7. Ý kiến đánh giá :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………
8. Kết luận:
 Tốt (Từ 86–100 điểm)
 Khá (Từ 70-85 điểm)
 Đạt (50-69 điểm)
 Không đạt (< 50 điểm)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

………………………………
Duyệt của BGH

Trường THCS Nguyễn Thị Định 23 GV: Đỗ Thị Kim Trúc

×