Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO SOMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.11 KB, 9 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO SOMA

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Ngô Giang Liên
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: Tổ Bộ môn Tế bào Mô phôi và Lý sinh.
- Địa chỉ liên hệ: Ngõ 86/16, số nhà 14 Phố Tô Vĩnh Diện, Hà Nội
- Email:
- Các hướng nghiên cứu chính:
Di truyền tế bào
Sinh học phân tử của các vectơ truyền bệnh
Sốt rét và một số bệnh nhiệt đới

- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Di truyền tế bào soma
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20 tiết
+ Làm bài tập trên lớp.


+ Thảo luận trên lớp.
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 07
+ Thực tập thực tế ngoài trường.
+ Tự học: 03 tiết

2
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn : Tế bào Mô-phôi và Lý sinh
+ Khoa : Sinh học
- Môn học tiên quyết: Tế bào học, Di truyền học.
- Môn học kế tiếp:
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức
Cung cấp kiến thức cho sinh viên về chức năng của tế bào soma, di truyền tế bào soma
và các tác nhân gây đột biến.
- Mục tiêu về kỹ năng:
Hinh thành khả năng phân tích, nhận biết các kiểu đột biến ở tế bào soma, các kiểu sai
lệch thể nhiễm sắc cũng như nguyên lý, quy trình lai tế bào soma, từ đó sinh viên định
hướng ứng dụng cho mục đích cụ thể.
- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Chăm chỉ, say sưa.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Sinh viên nắm được kiến thức về tế bào soma và di truyền soma. Các giai đoạn
của chu trình sống của tế bào soma, các quá trình sinh học ở mỗi giai đoạn của chu
trình sống, cơ chế bảo đảm cho quá trình phân bào nguyên nhiễm, điều chỉnh chu trình
tế bào. So sánh tế bào soma và tế bào sinh dục chín, sự giống và khác nhau trong các
loại tế bào soma của cơ thể đa dạng. Các kiểu sai lệch thể nhiễm sắc, đột biến gen ở tế
bào soma, tác nhân gây đột biến. Sinh viên có thể trả lời câu hỏi lai ghép ở thực vật và
ghép mô ở động vật có tạo ra đột biến soma không? Phân biệt các heterocaryon và
syncaryon. Sinh viên phải nắm được bản chất của tái tổ hợp soma, cơ chế và ý nghĩa
của chúng. Sau khi học xong sinh viên phải giải thích được tại sao in vitro các tế bào

soma lai với nhau, ưu thế và đặc tính của của sự lai này, trên cơ sở đó sinh viên có khả
năng thiết kế các kỹ thuật lai tế bào soma ở thực vật cũng như ở động vật phù hợp với
mục đích nghiên cứu.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng của môn Di truyền tế bào soma
1.2. Mối liên hệ giữa tế bào soma và di truyền học.
1.3. Di truyền tế bào soma và thực tiễn

3
1.3.1. Đối với y dược học
1.3.2. Đối với sản xuất nông lâm ngư nghiệp
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Chương 2. TẾ BÀO SOMA
2.1. Chu kỳ sống của tế bào soma
2.2. Các trạm kiểm soát chu trình sống
2.3. Điều hoà chu trình tế bào
2.4. Phức hệ các protein-kinase
2.5. Các dạng phân bào của tế bào soma
2.5.1. Phân bào nguyên nhiễm (Mitosis) và cơ chế điều chỉnh
2.5.2. Nội phân (Endomitois)
2.5.3. Trực phân (Amitosis)
Chương 3. SỰ BIỆT HOÁ TẾ BÀO SOMA
3.1. Sự biệt hóa về hình thái và chức năng
3.2. Sự biệt hóa về sinh hóa
3.3. Sự biệt hóa thể hiện trong hoạt động của bộ gen
Chương 4. LAI TẾ BÀO SOMA ĐỘNG VẬT IN VITRO
4.1. Các heterocaryon và syncaryon
4.2. Đặc điểm tế bào lai
4.2.1. Sự hoạt hóa của nhân

4.2.2. Các bào quan trong tế bào lai
4.2.3. Sự hoạt hóa của gen và sự điều hoà tổng hợp ADN, ARN trong tế
bào lai
4.3. Lai tế bào khi sử dụng virut kích thích
Chương 5. PROTOPLAST VÀ KỸ THUẬT DUNG HỢP TẾ BÀO
5.1. Các phương pháp thu nhận tế bào trần
5.1.1. Thu nhận tế bào trần từ vi khuẩn
5.1.2. Thu nhận tế bào trần từ nấm
5.1.3. Thu nhận tế bào trần từ xạ khuẩn
5.1.4. Phương pháp tạo tế bào trần ở thực vật

4
5.2. Ưu thế của lai soma ở thực vật
5.3. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng tạo tế bào trần ở Việt Nam
Chương 6. LAI SOMA VÀ ỨNG DỤNG
6.1. Công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng (monoclone antibody)
6.2. Mô hình sản xuất kháng thể đơn dòng
6.3. Ứng dụng kháng thể đơn dòng trong thực tiễn
6.3.1. Chẩn đoán và chữa trị các bệnh nhiễm trùng
6.3.2. Phát hiện một số kháng nguyên
6.3.3. Chẩn đoán và điều trị ung thư
6.4. Lai tế bào soma là mô hình lý tưởng để chuyển gen, chuyển bào quan
6.5. Lập bản đồ gen
6.6. Tạo và chọn lọc giống cây trồng
Chương 7. ĐỘT BIẾN SOMA
7.1. Thể nhiễm sắc thường của tế bào soma
7.1.1. Kiểu nhân
7.1.2. Tiến hóa kiểu nhân
7.1.3. Các phương pháp làm tiêu bản thể nhiễm sắc nguyên phân.
7.1.4. Các phương pháp nhuộm cắt băng.

7.2. Thể nhiễm sắc khổng lồ
7.3. Sai lệch thể nhiễm sắc và một số bệnh liên quan
7.4. Di truyền và biến dị ở tế bào soma
7.5. Cơ sở tế bào của biến dị di truyền
7.6. Đột biến soma trong quá trình phát triển cá thể.
Chương 8. TÁI TỔ HỢP SOMA
8.1. Trao đổi chéo mitos
8.2. Tái tổ hợp soma ở Aspergillus
8.3. Tái tổ hợp soma ở Drosophila
8.4. Tái tổ hợp soma ở động vật có vú và người
8.5. Tái tổ hợp soma giữa các gen thuộc cùng họ gen của tế bào soma.

Chương 9. TỔ CHỨC BỘ GEN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở TẾ BÀO SOMA

5
9.1. Tổ chức bộ gen ở Eucaryota
9.1.1. Độ lớn của bộ gen
9.1.2. Sự đa dạng của bộ gen (gen cấu trúc, gen điều chỉnh, gen rARN
và tARN
9.1.3. Các gen đơn bản và đa bản
9.1.4. Các gen nhảy
9.2. Đột biến gen và đột biến soma
9.3. Cơ sở phân tử của đột biến gen
9.4. Sự điều hòa hoạt động của bộ gen trong tế bào soma
6. Học liệu
Học liệu bắt buộc
1. Nguyễn Như Hiền & Ngô Giang Liên (2007). Di truyền tế bào. NXB ĐHQG, Hà
Nội
2. Nguyễn Như Hiền (1999). Di truyền tế bào soma. NXB ĐHQG, Hà Nội
Học liệu tham khảo

3. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu (2004). Tế bào học. NXB ĐHQG, Hà Nội
4. Elizabeth W.Jones, Daniel L. Hartl (2000) Genetics analysis of genes and genomes.
Fifth edition. Jones and Bartlett Publishers
7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành,
thí nghiệm,
điền dã
Tự học, tự
nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Chương 1 1 1
Chương 2 2 1 3
Chương 3 2 2
Chương 4 3 3
Chương 5
3


1

4
Chương 6 3 2 1 6

Chương 7
2


3

5
Chương 8
2



1
3
Chương 9
2



1
3
Tổng
20


7
3
30

6

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:

Tuần
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ chức
dạy học
Ghi
chú
1
Giới thiệu đề cương môn
học và phần thực hành.
Chương 1.


Mục 1.1-1.4: Đối tượng
và phương pháp

Chương 2.
Mục 2.1, 2.2: Chu kỳ
sống của tế bào
Đọc đề cương và đề
xuất ý kiến về việc
tìm thêm các nguồn
tài liệu tham khảo
Đọc tài liệu:
TLTK 1 : Trang
1-6


Đọc tài liệu:
TLTK1: Trang 183-
192
TLTK2 : Chương 1
Lý thuyết








Thực hành





2
Chương 2.
Mục 2.3-2.5: Điều chỉnh
chu kỳ tế bào

Đọc trước tài liệu:
TLTK1: Trang 209-
225
TLTK4:Trang 634



Lý thuyết

3
Chương 3.
Mục 3.1- 3.3: Các con
đường biệt hóa tế bào
Đọc tài liệu:
TLTK2 : 25-27

Lý thuyết

4
Chương 4.
Mục 4.1: Lai tế bào soma
động vật in vitro

Mục 4.2. : Đặc tính của
tế bào lai
Đọc tài liệu:
TLTK1: Trang 247-
249

Đọc tài liệu:
TLTK1: Chương 7

Lý thuyết





5
Chương 4.
Mục 4.3 : Sử dụng virut
kích thích
Đọc tài liệu:
TLTK1: Chương 7



Lý thuyết


7

6
Chương 5
Mục 5.1: Phương pháp
tạo tế bào trần

Mục 5.1.1-5.1.4: Thu
nhận tế bào trần từ VSV
và thực vật

Đọc tài liệu:
TLTK1: Trang 265-
266
TLTK1: Chương 7


Lý thuyết


Thực hành

7
Mục 5.2 - 5.3 : Ưu thế lai


Đọc tài liệu :
TLTK1: Trang 268
Lý thuyết

8
Chương 6
Mục 6.1và 6.2 : Sản xuất
kháng thể đơn dòng

Mục 6.3: Ứng dụng
KTĐD trong thực tiễn.

Đọc tài liệu:
TLTK1: 269-270

TLTK1: Chương 7

Lý thuyết



Tự học


9
Chương 6
Mục 6.4: Mô hình
chuyển gen, chuyển bào
quan

Mục 6.5: Lập bản đồ gen

Đọc tài liệu :
TLTK1: Chương 1,
2 và 7.


Đọc tài liệu :
TLTK1: Trang 262
Lý thuyết




Thực hành


10
Chương 6
Mục 6.6: Tạo và chọn lọc
giống cây trồng

Chương 7
Mục 7.1

Mục 7.1.1: Kiểu nhân
Đọc tài liệu :
TLTK1: 269


Đọc tài liệu:
TLTK1: Trang 86-
93
Thực hành



Lý thuyết


8
Mục 7.1.2: Tiến hóa kiểu
nhân

TLTK4: Trang 132
11
Chương 7
Mục 7.1.3 - 7.1.4: Làm
tiêu bản TNS nguyên
phân
Đọc tài liệu:
TLTK1: Chương 5
Thực hành



12
Chương 7
Mục 7.2 : Thể nhiễm sắc
khổng lồ
TLTK1: Chương 3
TLTK4: Trang 132
Thực hành

13
Chương 7
Mục 7.3: Sai lệch TNS

Mục 7.4 - 7.6: Cơ sở tế
bào của biến dị & di
truyền
TLTK1: Chương 3
TLTK4: Trang 132

TLTK1: Trang 108-
137
TLTK2: Chương 2
Thực hành


Lý thuyết

14
Chương 8
Mục 8.1: Trao đổi chéo
mitos.

Mục 8.3 - 8.4: Tái tổ hợp
soma
TLTK2: Chương 2


TLTK2: 41-46
Lý thuyết


Tự học

15
Chương 9
Mục 9.1: Tổ chức bộ gen
ở Eucaryota.



Mục 9.2: Đột biến gen và
đột biến soma
TLTK1: Trang 25-
53
TLTK2: Chương 1
TLTK4: Trang 132-
135

TLTK1: Trang 109
TLTK2: Chương2
TLTK4: Trang 264
Lý thuyết






Tự học


9
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
Các giờ tín chỉ lý thuyết phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học chuẩn, nếu được nối
mạng trực tiếp là tốt nhất.
- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên như: Vì giảng viên đã gợi ý một số tài liệu
tham khảo đối với từng nội dung vì vậy sinh viên bắt buộc phải đọc trước khi giảng
viên đề cập đến nội dung mới.
- Phần thực hành là nội dung bắt buộc mỗi sinh viên phải thực hiện đủ các phần thực
hành. Nếu sinh viên nào không thực hiện đầy đủ các bài thực hành thì sẽ không được
dự các kỳ thi.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Phần tự học : 20%
- Thi giữa kỳ: 20%
- Thi cuối kỳ: 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Thi giữa kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15
- Thi lại : sau kỳ thi chính 3 – 5 tuần
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên.
- Nộp tường trình bài thực tập
- Nộp sản phẩm sau thực hành để giảng viên đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên

đạt hay không đạt.
- Nộp tiểu luận đối với phần tự học.

×