Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MIỄN DỊCH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.98 KB, 8 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MIỄN DỊCH HỌC


1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Đỗ Ngọc Liên.
- Chức danh, học hàm, học vị: Giáo Sư, Tiến Sĩ, Giảng viên cao cấp.
- Thời gian, địa điểm làm việc: 4 ngày/tuần. Phòng 134. Bộ môn Hoá sinh và
Phòng miễn dịch Trung tâm Nghiên cứu Khoa học sự sống, Khoa sinh học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên.
- Địa chỉ liên hệ: Số 11 Đội Cung, Quận Hai Bà Trưng Hà Nôi.
- Hướng nghiên cứu chính: Hoá Sinh, Miễn dịch, Sinh học Phân tử.
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Miễn dịch học.
- Mã môn học:
- Số tin chỉ: 2
- Giờ tính chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 25
+ Thảo luận: 2
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:


+ Bộ môn: Sinh lý thực vật và Hoá Sinh.
+ Khoa: Sinh học.
- Môn học tiên quyết: Hoá sinh học, Di truyền học, Vi sinh vật học.
- Môn học kế tiếp: Cơ sở phân tử của bệnh.
3. Mục tiêu của môn học:

2
- Về kiến thức: Sinh viên sau khi học sẽ hiểu được cơ sở tế bào học và hệ thống
thể dịch của miễn dịch tự nhiên và tiếp thu của người và động vật bậc cao. Các cơ chế
tế bào và phần tử của sự tương tác miễn dịch, các bệin pháp dự phòng và chữa bệnh
miễn dịch.
- Về kỹ năng: Sinh viên sẽ có kiến thức phòng và chữa các bệnh nhiễm khuẩn,
ung thư, các biện pháp dự phòng và chữa bệnh trên cơ sở tiêm chủng, miễn dịch học.
- Các mục tiêu khác: Sinh viên sẽ có ý thức về cơ sở khoa học y học bảo vệ sức
khoẻ bản thân và cộng đồng.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
- Cơ sở tế bào học của hệ miễn dịch tự nhiên: cơ chế bảo vệ cơ học tế bào và
thể dịch.
- Cơ sở tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tiếp thu.
- Kháng nguyên và các tác nhân gây bệnh.
- Sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên và đáp ứng miễn dịch tiếp thu chống lại tác
nhân gây bệnh.
- Dung nạp miễn dịch và cơ chế các bệnh tự miễn.
- Quá mẫn và các bệnh lý.
- Miễn dịch trong cấy ghép.
- Một số bệnh miễn dịch và biện pháp phòng và chữa bệnh trong miễn dịch.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1. HỆ MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN VÀ HỆ MIỄN DỊCH TIẾP THU
1.1. Sự phát triển của các tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tự nhiên.
1.2. Sự phát triển tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tiếp thu.

1.3. Các cơ quan miễn trung ương và ngoại vi của hệ miễn dịch: cấu trúc và
chức năng.
1.4. Cơ chế đáp ứng miễn dịch tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh.
Chương 2. KHÁNG NGUYÊN VÀ CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH
2.1. Bản chất hoá học của kháng nguyên.
2.2. Các dạng kháng nguyên gây bệnh: kháng nguyên vi khuẩn, kháng nguyên
virut và các dạng khác.
2.3. Epitop, hapten, protein mang và immunogen.

3
2.4. Vaccin, tiêm chủng và gây miễn dịch chủ động.
2.5. Kháng nguyên tái tổ hợp và dự phòng miễn dịch.
Chương 3. KHÁNG THỂ: CẤU TRÚC CHỨC NĂNG VÀ DI TRUYỀN HỌC
3.1. Đặc điểm chung về cấu tạo và chức năng của kháng thể.
3.2. Di truyền học và tính đa dạng kháng thể.
3.3. Kháng thể đơn dòng, kháng thể đa dòng và kháng thể tái tổ hợp.
3.4. Sản xuất kháng thể trong cơ thể sống và trong công nghệ sinh học.
Chương 4. PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN – KHÁNG THỂ VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MIỄN DỊCH
4.1. Đặc tính các phản ứng kháng nguyên – kháng thể.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu miễn dịch.
Chương 5. CÁC THỤ THỂ VÀ CÁC CỤM BIỆT HOÁ KHÁNG NGUYÊN
5.1. Cấu trúc và chức năng thụ thể BCR.
5.2. Cấu trúc và chức năng thụ thể TCR.
5.3. Cấu trúc và chức năng một số cụm biệt hoá CD.
Chương 6. PHỨC HỆ PHÙ HỢP TỔ CHỨC CHỦ YẾU (MHC)
6.1. Cấu trúc và chức năng của MHC
6.2. Di truyền học và đa dạng của MHC.
6.3. Biểu hiện bệnh lý của MHC.
Chương 7. HỆ THỐNG BỔ THỂ

7.1. Các thành phần bổ thể và sự biến đổi giữa chúng.
7.2. Các con đường hoạt hoá bổ thể.
7.3. Hiệu quả hoạt hoá bổ thể trong đáp ứng miễn dịch.
Chương 8. HỢP TÁC TRONG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TẾ BÀO VÀ THỂ DỊCH
8.1. Hợp tác tế bào và trình diện kháng nguyên giữa tế bào APC và tế bào T.
8.2. Hợp tác tế bào B và T trong đáp ứng miễn dịch.
8.3. Hợp tác tế bào tế bào T và sự lựa chọn dòng.

Chương 9. DUNG NẠP MIỄN DỊCH VÀ BỆNH TỰ MIỄN

4
9.1. Các cơ chế dung nạp miễn dịch.
9.2. Sự phá vỡ dung nạp và bệnh tự miễn.
9.3. Sự điều hoà miễn dịch, vai trò của cytokin trong dung nạp miễn dịch.
9.4. Vai trò của HLA trong bệnh tự miễn dịch.
9.5. Một số cơ chế sự tổn thương miễn dịch trong bệnh tự miễn.
Chương 10. CÁC PHẢN ỨNG QUÁ MẪN VÀ BỆNH DỊ ỨNG
10.1. Quá mẫn typ 1 cơ chế bệnh.
10.2. Quá mẫn typ 2,3 cơ chế bệnh.
10.3. Quá mẫn typ 4 cơ chế bệnh.
10.4. Một số bệnh dị ứng, biện pháp và dự phòng.
Chương 12. CÁC BỆNH THIẾU HỤT MIỄN DỊCH BẨM SINH VÀ TIẾP THU
12.1. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh.
12.2. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch tiếp thu.
12.3. Các phương pháp tế bào học và sinh học phân tử trong chữa bệnh
thiếu hụt miễn dịch
Chương 13. MIỄN DỊCH TRONG CẤY GHÉP
13.1. Phân loại các dạng cấy ghép và đặc tính miễn dịch.
13.2. Cơ chế thải bỏ mảnh ghép.
13.3. Liệu pháp kìm hãm miễn dịch trong cấy ghép.

13.4. Các biến chứng trong cấy ghép dị gen.
Chương 14. DỰ PHÒNG VÀ BIỆN PHÁP MIỄN DỊCH
14.1. Dự phòng miễn dịch và tiêm chủng
14.2. Các biện pháp miễn dịch chữa bệnh.
Chương 15. SỰ TIẾN HOÁ MIỄN DỊCH CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT
15.1. Hệ thống miễn dịch tế bào và thế dịch của động vật không xương sống
15.2. Hệ thống miễn dịch tế bào và thể dịch của động vật có xương sống.
15.3. Hệ thống miễn dịch tế bào và thể dịch của động vật có vú.


6. Học liệu

5
Học liệu bắt buộc
1 - Đỗ Ngọc Liên (2004). Miễn dịch học cơ sở NXB ĐHQG Hà Nội.
2 - Phạm Văn Ty (2003). Miễn dịch học. NXB ĐHQG Hà Nội.
3 – Peakman M. Vergani Diego (1997) Basic and Clinical Immunology.
Churchill livingstone. Longman Asia Ltd. New York. N.Y.
Học liệu tham khảo
4 – Vũ Triệu An., Homberg J.C (2001). Miễn dịch học.
5– Janeway C.A., Traver P., Walport M., Shlomchik M (2005). Immunobiology
Garland Publishing . USA.
6 – Pastoret P.P., Govaert A., Bazin H (1990). Immunologic animab,
Plammarion, Paris, France.
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học mô học
Lên lớp
Thực hành

thí nghiệm
điền dã
Tự học, tự
nghiên
cứu
Tổng
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Chương 1 2 2
Chương 2 2 1 3
Chương 3 2 1 3
Chương 4 2 1 3
Chương 5 2 1 3
Chương 6 2 1 1 3
Chương 7 2 1 2
Chương 8 2 1 2
Chương 9 2 2
Chương 10 2 2
Chương 11 1 1
Chương 12 2 2
Chương 13 2 2
Tổng 25 2 3 30
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

6
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ

chức dạy học
Kiến thức lõi
1
Lý thuyết chương 1
học liệu [1] và [2]
Chuẩn bị học liệu
[1] và [2]
Lên lớp và
tự học
Sự phát triển của hệ
miễn dịch tự nhiên và
tiếp thụ. Cần được phân
biệt các đặc tính
2
Lý thuyết chương 2.
Học liệu [1]
Chuẩn bị chương 2
học liệu [1] và [2]
Lên lớp và
tự học
Bản chất kháng nguyên.
Đặc tính gây bệnh và
đáp ứng miễn dịch
3 Lý thuyết chương 3
- Đọc trước học
liệu [1] và [2]
chương 3, 4
Lên lớp và
tự học
Bản chất kháng thể, cấu

trúc, chức năng
Tính đa dạng di truyền
4 Lý thuyết chương 4
- Đọc trước
chương 4, học liệu
[1] và [2]
Lên lớp và
thảo luận
Phản ứng kháng nguyên
– kháng thể và các kỹ
thuật miên dịch
5 Lý thuyết chương 5
Sinh viên học
trước chương 5, 6
Lên lớp và
chuẩn bị tiểu
luận
Cấu trúc và chức năng
các thu thể và cụm biệt
hoá CD
6 Lý thuyết chương 6
- Đọc trước
chương 6 học liệu
[1] và [2]
Lên lớp và
tự học
Cấu trúc và chức năng
phức hệ MHC, HLA.
7 Lý thuyết chương 7
- Đọc trước

chương 7 và 8
Lên lớp và
tự học
Hệ thống bổ thể, chức
năng và hiệu quả sinh
học.
8 Lý thuyết chương 8
- Đọc trước
chương 8 và 9 học
liệu [1]
Lên lớp và
tự học
Hợp tác đáp ứng miễn
dịch và cơ chế trình diện
kháng nguyên
9 Lý thuyết chương 9
- Đọc trước
chương 9 và 10
học liệu [1] và [2]
Lên lớp và
thảo luận
Các phản ứng quá mẫn
và các bệnh dị ứng
10 Lý thuyết chương 10
- Đọc trước
chương 10 và 11
Lên lớp và
thảo luận
Cơ chế dung nạp miễn
dich và bệnh tự miễn.


7
học liệu [1]
Vai trò của cytokin và
HLA trong bệnh tự miễn

11 Lý thuyết chương 11
- Đọc trước
chương 11 và 12
học liệu [1]
Lên lớp và
thảo luận
Miễn dịch trong cấy
ghép
Cơ chế thải bỏ mảnh
ghép
12 Lý thuyết chương 12
- Đọc trước
chương 12 và 13
học liệu [1] và [2]
Lên lớp và
tự học
Tiêu hoá miễn dịch ở
các loài động vật
13 Lý thuyết chương 13
- Đọc trước
chương 12 và 13
học liệu [1]
Lên lớp và
tự học

Liệu pháp dự phòng và
chữa bệnh bằng miễn
dịch
14 Lý thuyết chương 14
- Đọc trước
chương 14 và 15
học liệu [1] và [2]
Lên lớp và ôn
tập làm tiểu
luận
Các kỹ thuật hiện đại
chữa bệnh bằng miễn
dịch
15 Lý thuyết chương 15
- Đọc trước
chương 15 học
liệu [1] và [2]
Lên lớp và làm
tiểu luận
Tiến hoá miễn dịch của
các loài dộng vật
15 Ôn tập
- Đọc trước
chương 9 và 10
học liệu [1] và [2]
Trình bày
tiểu luận
So sánh sự tiến hoá miễn

dịch động vật và người

8. Yêu cầu giảng viên đối với môn học
- Giảng dạy có máy chiếu Powerpoint.
- Yêu cầu đối với sinh viên: phải chuẩn bị phần thảo luận và trình bày phần tự
học bằng cách làm và nộp tiểu luận theo yêu cầu bài giảng.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm: điểm kiểm tra giữa
kỳ: 20%; điểm tiểu luận: 20%; điểm thi kết thúc môn học: 60%.

9.2. Lịch thi và kiểm tra;
- Kiểm tra giữa kỳ môn học và thi kết thúc môn học (kể cả thi lại).

8
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
sinh viên:
- Hiểu bài về lý thuyết thông qua điểm tiểu luận hoặc điểm kiểm tra giữa kỳ,
khả năng thực hành và điểm thi kết thúc môn học.







×