Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KỸ THUẬT PHÔI SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.56 KB, 8 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KỸ THUẬT PHÔI SINH HỌC

1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Nguyễn Mộng Hùng
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, GS, TS.
Thời gian, địa điểm làm việc: từ 9 – 11 giờ, Phòng 310 nhà T2, 334 Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà nội
E-mail: hoặc
Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ tế bào động vật: cloning, tế bào gốc,
chuyển gen động vật
Giảng viên kế nhiệm :
TS Nguyễn Lai Thành
ThS Bùi Việt Anh
2. Thông tin về môn học
- Tên môn học: Kỹ thuật phôi sinh học
- Mã môn học
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết: 20
+ Làm bài tập trên lớp
+ Thảo luận trên lớp
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 7


+ Thực tập thực tế ngoài trường
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Tế bào-Mô-Phôi và Lý sinh học
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Động vật học, Di truyền học, Tế bào học, Sinh học phát triển
- Môn học kế tiếp: Các chuyên đề về công nghệ tế bào học.

2
3. Mục tiêu môn học:
- Mục tiêu về kiến thức: Giúp cho học sinh có được kiến thức và kỹ năng thao tác
trên các giao tử, hợp tử hay phôi sớm một số động vật nhằm phục vụ cho công tác
nhanh chóng tạo ra những giống vật nuôi có chất lượng cao.
- Mục tiêu về kỹ năng: Kỹ năng thu nhận các giao tử, kích hoạt giao tử và thụ tinh,
thao tác và vi thao tác với giao tử và phôi sớm.
- Các mục tiêu khác
4. Tóm tắt nội dung môn học
Các kiến thức chi tiết về quá trình tạo giao tử, từ khi hình thành tới thành thục
Thu nhận giao tử đực và cái thành thục in vivo và in vitro. Kích hoạt trứng cho phát
triển trinh sản đơn bội hoặc lưỡng bội. Điều khiển quá trình thụ tinh để thu nhận các cá
thể đơn bội, lưỡng bội hay tam bội. Chú ý tới các kỹ thuật phục vụ thực tiễn như siêu
bài noãn, thụ tinh ống nghiệm, cloning.
5. Nội dung chi tiết môn học
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Chương 1. TRINH SINH
1.1. Trinh sinh là gì
1.2. Hiện tượng trinh sinh tự nhiên
1.2.1. Trinh sinh lưỡng bội và hỗn hợp
1.2.2. Trinh sinh đơn bội
1.2.3. Cơ chế nhiễm sắc thể của trinh sinh tự nhiên

1.2.4. Trinh sinh ở gà tây
1.2.5. Trinh sinh tự nhiên ở các động vật có xương sống khác.
1.3. Trinh sinh thực nghiệm
1.3.1. Trinh sinh thực nghiệm ở ếch
1.3.2. Trinh sinh thực nghiệm ở tằm
1.3.3. Ứng dụng của trinh sinh
1.3.4. Trinh sinh thực nghiệm ở động vật có vú
Chương 2. MẪU SINH
2.1. Mẫu sinh tự nhiên
2.1.1. Mẫu sinh tự nhiên ở cá diếc

3
2.1.2. Mẫu sinh tự nhiên ở Poecilidae.
2.2. Mẫu sinh nhân tạo
2.2.1. Gây tạo mẫu sinh
2.2.2. Mẫu sinh lưỡng bội thực nghiệm
2.3. Ứng dụng của mẫu sinh thực nghiệm
2.1.1. Tạo các dòng đồng hợp
2.1.2. Xác định vốn gien
2.1.3. Vẽ bản đồ gien
2.1.4. Điều khiển giới tính .
2.1.5. Tạo cá tam bội.
Chương 3. TẠO DÒNG VÔ TÍNH Ở CÁ
3.1. Thu nhận các sản phẩm sinh dục
3.2. Chuẩn bị dụng cụ
3.3. Về phát triển phôi sớm ở cá trê:
3.4. Phương pháp cố định trứng.
3.5. Phân li các tế bào phôi
3.6. Tiến trình cấy nhân.
Chương 4. TẠO DÒNG VÔ TÍNH VÀ NHÂN BẢN Ở LƯỠNG THÊ

4.1. Thu nhận các sản phẩm sinh dục
4.2. Chuẩn bị dụng cụ
4.3. Về phát triển phôi sớm ở cá trê:
4.4. Phương pháp cố định trứng.
4.5. Phân li các tế bào phôi
4.6. Tiến trình cấy nhân.
Chương 5. TẠO DÒNG VÔ TÍNH VÀ NHÂN BẢN Ở ĐỘNG VẬT CÓ VÚ
5.1. Mở đầu
5.2. Giải phẫu và sinh lí phôi có liên quan đến vi thao tác.
5.2.1. Thụ tinh
5.2.2. Phân cắt và phôi dâu.
5.2.3. Túi phôi, phình to, nở và bám
5.2.4. Lí thuyết về quyết định và biệt hoá tế bào

4
5.2.5. Sự toàn năng và khả năng điều chỉnh của các phôi bào.
5.2.6. Điều chỉnh kích thước ở phôi thí nghiệm
5.3. Công cụ
5.4. Các phương pháp nuôi cấy
5.4.1. Nuôi cấy in vitro
5.4.2. Nuôi in vivo
5.5. Chia phôi
5.5.1. Tách các phôi bào
5.5.2. Chia phôi trước giai đoạn nén phôi
5.5.3. Chia phôi dâu và túi phôi sau nén phôi
5.5.4. Sinh thiết phôi
5.6. Phối hợp các tế bào phôi.
5.6.1. Si-me giữa các loài và truyền cấy phôi giữa các loài
5.6.2. Các phương pháp tạo phôi khảm (chimera)
5.7. Cấy nhân tạo dòng vô tính (clone).

5.8. Bảo quản các phôi đã thao tác
5.9. Cấy truyền phôi
5.9.1. Sơ lược về sinh lý sinh sản con cái.
5.9.2. Sơ lựơc về kĩ thuật lấy phôi và cấy phôi.
5.9.3 Lợi ích và triển vọng :
5.10. Bàn luận về triển vọng của việc tạo bản sao cơ thể .
5.11. Về một số các thành tựu mới về nhân bản động vật.

Chương 6. TẾ BÀO GỐC
6.1. Thế nào là tiềm năng của tế bào
6.2. Quan niệm kinh điển về tế bào gốc
6.3. Quan niệm mới về tế bào gốc
6.31. Người ta lấy các tế bào đa tiềm năng từ đâu ?
6.32. Định nghĩa mới về tế bào gốc
6.4. Khả năng ứng dụng của các tế bào đa tiềm năng.
6.4.1. Trong nghiên cứu cơ bản.
6.4.2. Đối tượng để thử nghiệm về an toàn dược phẩm
6.4.3. Tế bào trị liệu

5
6.4.4. Chuyển gen qua tế bào gốc
6.5. Tế bào gốc trưởng thành
B. PHẦN THỰC HÀNH
Bài 1. Sinh sản nhân tạo ếch
Bài 2. Trinh sản ở ếch
Bài 3. Phụ sinh ở ếch
Bài 4 Sinh sản nhân tạo cá trê
Bài 5. Mẫu sinh ở cá trê
Bài 6. Mẫu sinh lưỡng bội
Bài 7. Kỹ thuật chẩn đoán chính xác thời gian mang thai ở chuột.

6. Học liệu
Học liệu bắt buộc:
1. Nguyễn Mộng Hùng, 2004. Công nghệ tế bào phôi động vật NXB ĐHQG Hà
Nội.
2. Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành, 2004. Hướng dẫn thực tập sinh học
phát triển.
Học liệu tham khảo:
3. Nguyễn Mộng Hùng, 1993. Bài giảng Sinh học Phát triển. Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Vũ Văn Vụ, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Mộng Hùng, 2005. Công nghệ tế bào
động vật NXB Giáo dục.
5. Albert B., Johnson A., Lewis J., Raff M., Roberts K., Walter P., 2002.
Molecular Biology of the Cell. Garland Publishing, Inc. New York - London ,.
6. L.A. Babiuk, J. P. Phillips, M. Moo-Young. 1989. Animal Biotechnology
Pergamon Press.
7. Glick B.R., Pasternak J.J. 2003. Molecular biotechnology. Principles and
applications of recombinant DNA. ASM Press.
8. Công nghệ sinh học phân tử. Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp. Sách
dịch. Nguyễn Mộng Hùng hiệu đính. NXB KH&KT, 2007.

6
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy môn học

Tổng
Lên lớp
Thực

hành
Tự học
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Chương 1 4 1 5
Chương 2
2




2
Chương 3 4 2 1 7
Chương 4 2 2 4
Chương 5 6 3 1 10
Chương 6 2 2
Tổng 20 7 3 30

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Kiến thức
cốt lõi
1
Chương 1. Các mục
1.1, 1.2
Ôn lại lướt qua giáo trình

Sinh học phát triển, phần
Tạo noãn và Thụ tinh
Lý thuyết
Tự đọc
2
Chương 1. Mục 1.3 Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
3
Chương 2. Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
4
Chương 3. Mục 3.1,
3.2
Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
5
Chương 3. Các mục
3.3, 3.4, 3.5, 3.6
Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
Tự đọc

7
Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học

Kiến thức
cốt lõi
6 Thực hành bài 1 và 2

Thực hành
7
Chương 4 Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
8
Thực hành bài 3,4 Thực hành
Kiểm tra giữa kỳ
9
Chương 5. Mục 5.1,
5.2
Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
10
Chương 5. Mục 5.3-
5.8
Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
11 Thực hành bài 5
12
Chương 5. Mục 5.5,
5.10
Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng

Lý thuyết
Tự đọc
13 Thực hành bài 6 Thực hành
14 Thực hành bài 7 Thực hành
15
Chương 6 Đọc trước tài liệu và ôn
ngay sau bài giảng
Lý thuyết
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học
- Cần: Giảng đường, phòng máy
- Đối với SV: Có tài liệu bắt buộc và các tài liệu tham khảo
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học
9.1. Các loại kiểm tra và trọng số từng loại điểm
- Tự học, trình bầy ý kiến : 20%
- Kiểm tra giữa kỳ và thực hành 20%
- Thi cuối kỳ 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra (thi lại)
- Kiểm tra sau mỗi bài thực hành
- Kiểm tra giữa kỳ vào tuần thứ 8

8
- Thi cuối kỳ
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
- Nộp báo cáo bài tập đúng hạn
- Đánh gia bài tập theo yêu cầu
- Đánh giá phần tự học theo trình bày seminar hoặc trả lời các câu hỏi của giảng viên.

×