Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đề xuât giải pháp xây dựng hệ thống bán lẻ mặt hàng thép của công ty Cổ phần đầu tư PSP Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.94 KB, 75 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 1
Lời mở đầu
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, kéo theo đó là nền kinh tế trong nước
có nhiều thay đổi xấu, ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản. Các dự án lớn bị trì
trệ do thiếu vốn, các dự án công cũng thi công cầm chừng do không được giải ngân.
Đứng trước tình hình thị trường bất động sản khó khăn, chưa có dấu hiệu phục hồi,
nhu cầu xây dựng chưa có những tín hiệu khả quan, đây là bài toán khó cho các doanh
nghiệp kinh doanh vật liệu xây liệu xây dựng cũng như trong ngành thép.
Công ty Cổ phần đầu tư PSP Việt Nam cũng là một doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm thép xây dựng, chủ yếu hoạt động trong mảng bán hàng công nghiệp. Trước tình hình
khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng, công ty cũng đang đối mặt với
doanh số kinh doanh giảm sút.
Từ tình hình thực tế, nhu cầu bức thiết đặt ra là mở sang hướng bán hàng mới, cụ thể
là bán hàng cho các đại lý bán lẻ, phân phối sản phẩm vào thị trường xây dựng dân dụng,
tăng hiệu quả phân phối, kéo theo đó là kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “
Đề xuât giải pháp xây dựng hệ thống bán lẻ mặt hàng thép của công ty Cổ phần đầu tư PSP
Việt Nam”.
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở nhận thức tổng hợp, lý luận về Marketing và các thông tin thu thập được
trong qúa trình thực tế tại Công ty, đề tài sẽ phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phân
phối của mặt hàng thép, tìm hiểu thị trường phân phối vật liệu xây dựng bán lẻ, từ đó đưa ra
giải pháp xây dựng kênh bán lẻ cho mặt hàng này.
Mục tiêu nghiên cứu:
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 2
Nghiên cứu thực trạng hoạt động từ đó đánh giá ưu điểm và nhược điểm của kênh
kênh phân phối hiện tại. Đưa ra những đề xuất xây dựng hệ thống bán lẻn nâng cao hiệu quả
phân phối nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng kênh phân phối hiện tại? Công ty đã áp dụng những chính sách phân phối
như thế nào? Đặc điểm của các đại lý bán lẻ thép/ vật liệu xây dựng đến tay khách hàng


trong lĩnh vực xây dựng dân dụng?
Thông tin cần thu thập:
Dữ liệu thứ cấp:
-Những dữ liệu mà cơ sở thực tập cung cấp về tình hình kinh doanh của công ty :
doanh thu, các chương trình hiện tại mà công ty đã và đang triển khai thực hiện, thông tin về
công ty, cơ cấu tổ chức.
-Những thông tin tổng hợp về khách hàng, đối thủ cạnh tranh thu thập qua các nguồn
internet, báo, tạp chí, những nghiên cứu đã tiến hành,…
Dữ liệu sơ cấp:
-Phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn trực tiếp các đại lý bán thép/ vật
liệu xây dựng bằng điều tra bảng hỏi.
Phạm vi nghiên cứu:
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 3
Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bán lẻ
sản phẩm thép trong việc mở rộng ra thị trường xây dựng dân dụng.
Phạm vi thời gian: Cuộc nghiên cứu thực hiện từ ngày 1/2/2012 đến ngày
10/04/2012. Số liệu doanh thu công ty được sử dụng trong luận văn là số liệu trong vòng 3
năm trở lại (từ 2009 – 2011)
Phạm vi về mặt không gian: Đề tài được thực hiện dựa trên những nghiên cứu ở địa
bàn Hà Nội.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương, không kể phần khái quát những nghiên cứu, đề
tài đã có liên quan tới kênh phân phối
Chương I: Tổng quan về ngành thép và Công ty Cổ phần đầu tư PSP Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động và tổ chức kênh phân phối của công ty.
Chương III: Một số giải pháp xây dựng hệ thống bán lẻ và quản lý kênh phân phối
sản phẩm thép của Công ty Cổ phần Đầu tư PSP Việt Nam

SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 4
Phần 1: Khái quát nghiên cứu, đề tài có liên quan
Cho tới nay, kênh phân phối là vấn đề được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, trong
nhiều lĩnh vực, ngành hàng, đặc trưng nhất là ở nhóm hàng tiêu dùng nhanh.Tuy nhiên, đối với
ngành thép thì sự đầu tư, tìm hiểu về hệ thống phân phối vẫn chưa được quan tâm đúng đắn, có
bài bản. Những tài liệu, đề tài được sử dụng để tham khảo cho bài viết này là những đề tài về
xây dựng hoặc phát triển hệ thống kênh phân phối cho những mặt hàng công nghiệp có đôi nét
tương đồng với sản phẩm thép. Hiện nay, chưa có đề tài hay tài liệu nghiên cứu về xây dựng
kênh phân phối cho Công ty Cổ phần Đầu tư PSP Việt Nam. Dưới đây là một số tài liệu được
sử dụng để tham khảo, phục vụ cho bài chuyên đề:
Philip Kotler – Marketing căn bản – NXB Lao động – Xã hội: đưa ra cái nhìn chung
nhất, bức tranh toàn cảnh về tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực marketing. Cuốn sách cũng khái
quát những điều cơ bản về hệ thống kênh phân phối như: bản chất của kênh phân phối là gì?
Những vấn đề công ty sẽ gặp phải khi hình thành và tổ chức hoạt động cho kênh phân phối của
mình? Các quyết định về lưu thông hàng hóa có vai trò thế nào với việc thu hút và đảm bảo sự
hài lòng từ khách hàng.
Trương Đình Chiến - Quản trị kênh phân phối - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2010:
đây là cuốn sách viết khá đầy đủ về toàn bộ các vấn đề liên quan tới kênh phân phối dưới góc
độ của người quản trị. Tài liệu đã làm rõ được khái niệm kênh phân phối, các chức năng của
kênh và các yếu tố liên quan mà người quản tri cần quan tâm khi xây dựng và quản lý kênh
phân phối. Cuốn sách chỉ ra rằng kênh phân phối chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường vĩ mô
và vi mô, cũng như nó chịu sự chi phối của chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hỗn
hợp của doanh nghiệp. Thứ hai, là các bước xây dựng và thiết kế kênh phân phối cho một doanh
nghiệp: khi nào cần thiết kế kênh phân phối, các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh, cách xác
định và lựa chọn cấu trúc kênh phân phối tối ưu để đảm bảo tối đa hiệu quả và tối thiểu chi phí
cho doanh nghiệp. Thứ ba, các vấn đề quản lý hoạt động của kênh và thúc đẩy các thành viên
kênh, ở vấn đề này, người quản trị kênh cần quan tâm chú ý quản lý các dòng chảy trong kênh,
các chính sách giúp các thành viên kênh hoạt động hiệu quả tối ưu. Thứ tư, kênh phân phối
cũng là một trong số những công cụ marketing của doanh nghiệp, nên vấn đề cần thiết phải kết

hợp marketing trong quản lý kênh, phối hợp nhịp nhàng với các công cụ marketing khác, để đạt
mục chiến lược của doanh nghiệp đề ra.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 5
Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối các sản phẩm thiết bị vật tư
ngành nước của Công ty Cổ phần Đại Việt Trí Tuệ” do tác giả Nguyễn Thị An- trường đại học
Kinh tế Quốc dân viết năm 2009.
Đề tài đề cập tới thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của
một Công ty thương mại chuyên nhập khẩu, phân phối lại các thiết bị vật tư ngành nước. Từ đó,
ta thấy được sự khác nhau giữa một doanh nghiệp sản xuất và phân phối với một doanh nghiệp
thương mại. Đề tài làm rõ được những vấn đề nổi bật trong hệ thống kênh của công ty, những
điều đã đạt được và những thiếu sót. Qua đó, cho thấy doanh nghiệp này cũng đã khá quan tâm
tới vấn đề áp dụng những chính sách marketing vào quản lý và thúc đẩy hoạt động bán hàng của
mình.
Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm bếp
điện từ Mecnai của Công ty Cổ phần Nghiệp Quảng tại chi nhánh Hà Nội” do tác giả Nguyễn
Thị Huyền sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân viết năm 2009, luận văn tốt nghiệp đại học.
Bài viết đi sâu vào tìm hiểu thực trạng phân phối của một doanh nghiệp chuyên sản xuất
và phân phối sản phẩm bếp điện từ, những khó khăn gặp phải trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo và cách xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả như là một lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp so với các đối thủ. Tuy chưa có chiến lược hoàn chỉnh nhưng các biện pháp marketing
đưa ra cũng mang lại hiêu quả khá lớn cho hoạt động phân phối của doanh nghiệp. Qua đó
khẳng định lại vai trò của kênh phân phối trong doanh nghiệp, như là một công cụ quan trọng
giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường trong dài hạn. Chức năng cảu doanh nghiệp không
đơn giản chỉ là sản xuất ra sản phẩm, mà còn phải làm thế nào để đưa sản phẩm tới tay khách
hàng đúng lúc, đúng chỗ.
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội cho Công ty
Việt Nam kỹ nghệ súc sản chi nhánh Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh- đại học Kinh tế
Quốc dân viết năm 2009, luận văn tốt nghiệp đại học.
Đây là đề tài nghiên cứu về hoạt động kênh phân phối của công ty chế biến và phân phối

sản phẩm thực phẩm. Kỹ nghệ súc sản là từ để chỉ cho những hoạt động kinh doanh của công
ty, chuyên giết mổ gia súc, sản xuất, chế biến thực phẩm. Đề tài có cơ sở khung lý thuyết rất
vững về hoạt động xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống kênh của doanh nghiệp. Tác giả đi
sâu vào tìm hiểu hệ thống kênh phân phối đang có, cấu trúc kênh tìm ra những cạnh tranh và
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 6
xung đột trong hệ thống kênh, từ đó, đưa ra biện pháp khắc phục và xử lý những xung đột, cạnh
tranh trong kênh. Đồng thời, cũng đã quan tâm đến vấn đề nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu
cầu khách hàng, từ đó đưa ra những chính sách marketing hỗn hợp về sản phẩm, giá cả, công cụ
xúc tiến hỗn hợp. Tuy nhiên đề tài chưa có sự đầu tư vào các giải pháp quản lý và khuyến khích
thành viên kênh hoạt động, đây chính là điều còn thiếu sót. Xây dựng và vận hành kênh phân
phối đã khó, nhưng quản lý và khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động thế nào cho
tốt, hiệu quả cũng là vấn đề cần được các nhà quản trị quan tâm.
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm sen vòi cho công ty sen vòi Viglacera”
do tác giả Phan Thị Hồng Gấm- đại học Kinh tế Quốc dân, viết năm 2008, luận văn tốt nghiệp
đại học.
Đây là một trong số những đề tài viết về giải pháp hoàn thiện kênh cho một công ty sản
xuất và phân phối sản phẩm cho cả khách hàng công nghiệp và khách hàng tiêu dùng. Đề tài có
sự sâu sắc khi tìm hiểu và phân chia khách hàng thành hai khu vực đặc trưng và xây dựng kênh
phân phối riêng cho mỗi khách hàng công nghiệp hoặc khách hàng tiêu dùng.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 7
Chương I: Tổng quan về ngành thép và Công ty Cổ phần đầu tư PSP Việt Nam
1.1. Tổng quan về ngành thép:
1.1.1. Đặc điểm ngành thép
1.1.1.1. Đặc điểm chung ngành thép:
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX
với mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, do phía Trung Quốc trợ
giúp xây dựng. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang thép là 100 ngàn tấn/năm. Mặc dù
năm 1963 mẻ gang đầu tiên được ra đời nhưng mãi đến năm 1975 Việt Nam mới có sản

phẩm thép cán. Cho tới nay, sau hơn 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành thép Việt Nam
đã đạt được tiến bộ và một số chỉ tiêu nhất định.
Cũng giống như với các nước đang phát triển khác, sự phát triển của ngành thép Việt
Nam bị coi là đi chiều ngược khi công nghiệp cán có trước công nghiệp luyện, phần lớn do
hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triển ngành.
Hiện nay, ngành thép Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng kém phát triển so với một
số nước trong khu vực và trình độ chung của thế giới. Sự yếu kém này được thể hiện ở các
khía cạnh như: năng lực sản xuất phôi thép (thép thô) quá nhỏ bé, chưa sử dụng có hiệu quả
các nguồn quặng sắt sẵn có trong nước để sản xuất phôi. Do đó các nhà máy cán thép và các
cơ sở gia công sau cán còn phụ thuộc chủ yếu vào phôi thép nhập khẩu và bán thành phẩm,
nên sản xuất thiếu ổn định. Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao
nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn tới khả năng
cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế. Dây chuyền, công nghệ sản xuất, trang thiết bị
phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng
bộ, hiện đại, mức tự động hóa thấp, quy mô sản xuất nhỏ. Chỉ có một số ít cơ sở mới xây
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 8
dựng (chủ yếu các cơ sở liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) đạt trình độ trang bị và
công nghệ tương đối hiện đại.
Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài ( thanh và
dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thường, chưa sản xuất được các sản phẩm dẹt
(tấm, lá) cán nóng, nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới có ống hàn đen, mạ kẽm, tôn mạ
kẽm, mạ màu. Hiện tại ngành thép chưa sản xuất được thép hợp kim, thép đặc vụ cho cơ khí
quốc phòng. Nguồn nhân lực mới thu hút được 2,8% tổng lực lượng lao động của ngành
công nghiệp, nói cách khác, mới thu hút được 0,8% lao động của cả nước.
Như vậy, nhìn chung ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán,
thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Chưa có các
nhà máy hiện đại như khu liên hiệp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản xuất phôi nên
ngành thép Việt Nam chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong nước khi có biến
động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trường khu vực và thế giới. Nhiều

năm qua, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức hai con số mỗi năm, tương ứng với
mức tăng ấy, sản lượng phôi thép do các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng tăng mạnh
qua các năm.
1.1.1.2. Đặc điểm sản phẩm, đặc tính thép:
Ngày nay thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành
phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công nghiệp cơ khí. Thông thường thép được phân
thành nhiều cấp bậc và được các tổ chức đánh giá xác nhận theo chuẩn riêng. Nhưng tựu
chung lại thì thép là hợp kim với thành phần chính là sắt, với cacbon (0,02%- 2,06%) theo
trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di
chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác
nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích
kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền, kéo
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 9
đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt,
nhưng lại giòn và dễ gãy hơn.
Sản phẩm thép có giá trị lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, trọng lượng nặng, cồng kềnh.
Trong nước sản xuất được đa số các loại thép xây dựng, nhưng một số mặt hàng công nghệ
cao mới được sản xuất trên quy mô nhỏ, vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, khâu
luyện thép trong nước còn mất cân đối, 80% phôi thép hiện nay được sản xuất từ thép phế
liệu bằng công nghệ lò điện. Sự mất cân đối này làm cho ngành Thép bị phụ thuộc nặng nề
vào nguyên liệu nhập khẩu (thép phế, phôi thép) và phải chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị
trường thế giới biến động như trong 2 năm qua.

1.1.1.3. Chủng loại sản phẩm:
Sản phẩm các mặt hàng thép khá đa dạng, tuy nhiên khái quát lại thì có hai dòng sản
phẩm chính đó là dòng sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất thép bao gồm phôi thép và thép
phế và dòng sản phẩm các mặt hàng thép hoàn chỉnh bao gồm thép dài được sử dụng phổ
biến trong xây dựng (thép thanh, thép cuộn ) và thép dẹt (thép tấm, cán nguội, cán nóng )
được sử dụng cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo ôtô, tàu biển, sản xuất tôn, ống

thép
Theo thông tin từ hiệp hội Thép Việt Nam, hiện ngành thép Việt Nam có những
chủng loại sản phẩm sau: Thép tấm, lá, cuộn cán nóng; Thép tấm, lá, cuộn cán nguội; Thép
xây dựng; Sắt, thép phế liệu; Phôi thép; Thép hình; Thép Inox; Thép đặc chủng; Thép mạ;
Kim loại khác.
Hiện nay ngành Thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn trơn,
tròn vằn (10 - 40mm), thép dây cuộn ( 6 – 10mm) và thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là
sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội,
cắt xẻ từ sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 10
được cán từ phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn nhỏ bé, chỉ
đáp ứng được khoảng 28%, còn lại 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà máy cần phải nhập
khẩu từ bên ngoài.
Trong nước chưa có nhà máy cán các sản phẩm dẹt (tấm, lá cán nóng, cán nguội).
Chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất thép đặc biệt phục vụ chế tạo cơ khí. Hiện nay chỉ
mới sản xuất 1 số chủng loại thép đặc biệt với qui mô nhỏ ở một số nhà máy cơ khí và nhà
máy thép của Tổng công ty thép Việt Nam
Nhìn chung trong 10 năm qua, do hạn chế về vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ
thép trong nước còn nhỏ bé, ngành thép Việt Nam mới chỉ tập trung đầu tư vào sản xuất các
sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Đây là các sản phẩm có thuận
lợi về thị trường, cần vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương
đối cao, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài bỏ vốn liên doanh. Đối với các sản phẩm
thép dẹt do nhu cầu thị trường còn thấp, trong khi để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất
nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao, ít hấp dẫn các đối tác
nước ngoài vào liên doanh, bản thân ngành thép chưa đủ sức tự đầu tư và phải chờ thị
trường phát triển. Do vậy cơ cấu sản xuất của ngành thép hiện nay thiếu đồng bộ, mất cân
đối giữa sản xuất phôi với cán thép, giữa cơ cấu mặt hàng và cơ cấu chất lượng sản phẩm.
Chủng loại sản phẩm thép từng bước được mở rộng: có thêm nhiều sản phẩm mới
như thép cán nguội chất lượng cao phục vụ công nghiệp ôtô, xe máy, thép mạ điện hợp kim,

thép inox, thép không rỉ.
1.1.1.4. Các doanh nghiệp trong ngành thép
Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, năm 2000 toàn ngành mới chỉ có 76 doanh
nghiệp nhưng đến năm 2010 số doanh nghiệp đã tăng lên gần 6,25 lần, lên 475 doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2001-2005, số lượng các doanh nghiệp bình quân tăng 25,65%/năm,
giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 18,55%/năm và tính cả giai đoạn 2001-2009 tăng bình
quân 23,21%/năm.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 11
Trong giai đoạn 2001-2005, ngành thép Việt Nam phát triển khá mạnh, nhiều doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập. Khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước tăng từ 32 doanh nghiệp năm 2000 lên 430 doanh nghiệp năm 2010, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 2 doanh nghiệp lên 35 doanh nghiệp, trong khi khu vực kinh
tế Nhà nước giảm từ 42 doanh nghiệp xuống còn 10 doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong
thời kỳ này nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá thành các Công ty cổ phần.
Tính cả giai đoạn 2001-2010, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng bình quân
35,12%/năm, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng bình quân 41,60%/năm, doanh nghiệp Nhà
nước giảm bình quân 13,36%/năm.
Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp sản xuất của ngành theo thành phần kinh tế.
Số lượng doanh nghiệp Tốc độ PT b/q (%/năm)
200
0
2005 2007 2009 2010 2001-2005 2001-2010
DN Nhà Nước 42 8 12 13 10 -28,23 -13,36
DN ngoài Nhà nước 32 214 294 420 430 46,24 35,12
DN ĐTNN 2 16 18 29 35 51,57 41,60
Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2007,
2008 2009 và 2010 của Tổng cục Thống kê
Theo số liệu điều tra các doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2010, xét quy mô
doanh nghiệp theo lao động và theo tổng nguồn vốn thì các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô

lớn nhất (bình quân 835 người/doanh nghiệp và 1.050 tỷ đồng/doanh nghiệp), sau đó đến các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân 186 người/doanh nghiệp và 907 tỷ
đồng/doanh nghiệp) và doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bình quân 70 người/doanh nghiệp và 121
tỷ đồng/doanh nghiệp).
1.1.2. Đặc điểm thị trường thép
1.1.2.1. Nhu cầu thị trường:
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 12
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường, nhu cầu xây dựng trong đó có thép xây
dựng luôn tăng với tốc độ rất cao. Thị trường thép Việt Nam có sức tiêu thụ khoảng 13 triệu
tấn/ năm trong 2010, tăng trưởng ngành ổn định ở mức 10% sau khi phục hồi mạnh năm
2009. Tốc độ tăng trưởng ngành khá cao giai đoạn 10 năm gần đây; xấp xỉ 17%/ năm với xu
hướng tăng trưởng khá đều ( ngoại trừ 2008 do suy thoái).Nhiều năm qua, nhu cầu thép của
Việt Nam đều tăng ở mức hai con số mỗi năm. Sản lượng phôi thép do các doanh nghiệp
trong nước sản xuất cũng tăng mạnh qua từng năm, năm 2007 đã đáp ứng 40% nhu cầu phôi
thép toàn ngành.
Năm 2010, nhu cầu thép Việt Nam tăng tới 17-20% so với năm 2009. Những tháng
đầu năm 2011, cung thép không đáp ứng nổi cầu. Chính điều này đã khiến cho thị trường
thép luôn nóng. Giá thép từ khoảng 13 triệu đồng/tấn vào cuối năm 2009 thì đến cuối năm
2011 đã đạt trên dưới 20 triệu đồng/tấn, đẩy giá thành xây dựng công trình lên cao kỷ lục,
gây khó khăn cho các chủ đầu tư và người xây dựng.
Nguyên nhân cơ bản vẫn là vấn đề ngành thép Việt Nam quá phụ thuộc vào thị
trường bên ngoài và chưa có chính sách dự trữ hàng hiệu quả để bình ổn giá. Thêm vào đó
là sự mất cân đối nghiêm trọng trong quá trình sản xuất thép. Trong khi công suất cán nóng
dư thừa 30 - 40% thì công suất luyện chỉ đạt 40% nhu cầu. Nguyên liệu lại phụ thuộc hoàn
toàn vào nước ngoài.
Một trong những ngành hỗ trợ trực tiếp cho công nghiệp thép là ngành Năng
lượng. Ngành này có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của công nghiệp thép. Trong khi
đó, giá điện ở Việt Nam lại rất cao so với các nước khác trong khu vực (giá điện ở Việt Nam
cao gấp 2 lần so với Inđônêxia, 1,5 lần so với Thái Lan). Ngành công nghiệp khí trong khai

thác dầu mỏ chưa phát triển, hy vọng giá khí rẻ cho công nghiệp thép chưa có câu trả lời.
Ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cũng đang ở tình trạng công nghệ lạc hậu và
hiệu suất thấp.
1.1.2.2. Đặc điểm khách hàng trên thị trường thép
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 13
1.1.2.3. Phân đoạn thị trường
Một doanh nghiệp có thể phân đoạn thị trường bằng nhiều cách khác nhau. Cơ sở để
phân đoạn thị trường thì tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, phụ thuộc vào đặc tính sản
phẩm. Với đặc thù của sản phẩm thép, tiêu thức phân đoạn thị trường đước sử dụng là tiêu
thức địa lý và quy mô khách hàng
• Phân đoạn khách hàng theo tiêu thức địa lý:
Theo tiêu chí phân đoạn này, khách hàng được chia thành 3 phân khúc lớn theo vùng,
miền là: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Sở dĩ có sự phân chia như vậy vì ở mỗi vùng,
các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua thép là khác nhau.
Miền Bắc: quá trình ra quyết định mua phức tạp hơn, khách hàng miền Bắc là những
người cẩn trọng và khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm, họ có thể thay đổi suy nghĩ vài
lần trước khi ra quyết định cuối cùng. Quyết định của họ thường chịu ảnh hưởng bởi ý kiến
của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu
của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và hiếm
khi mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người tiêu
dùng tiêu dùng miền Bắc, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là
niềm tin của cả tập thể. Tuy nhiên, khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì
mức độ trung thành của họ là rất cao. Do vậy, những sản phẩm thép đã có thương hiệu, chỗ
đứng trên thị trường là một lợi thế rất lớn để có thể ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa.
Miền Trung: đây là khu vực đang có nhu cầu xây dựng phát triển mạnh, có nhiều
thành phố mới đang trên đà phát triển, xây dưng cơ sở hạ tầng, nên đây là thị trường có
nhiều tiềm năng
Miền Nam: có tâm lý mua hàng khá nhanh chóng và độc lập, dễ chấp nhận cái mới,
không chịu ảnh hưởng nhiều từ nhóm tham khảo. Nhưng cũng vì thế mà sự trung thành với

SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 14
một nhãn hiệu sản phẩm là không cao. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu mới thâm
nhập thị trường, và là thách thức cho các thương hiệu đã có chỗ đứng giữ
• Phân khúc theo quy mô khách hàng:
Khách hàng xây dựng dân dụng: là những người mua sản phẩm thép cho tiêu dùng cá
nhân hoặc cho gia đình. Thông thường, nhu cầu của khách hàng ở thị trường xây dựng dân
dụng là xây dựng nhà ở. Với đặc thù của công trình xây dựng, tuổi thọ của một công trình
xây dựng là rất lớn, thường mỗi hộ gia đình chỉ xây nhà 1- 2 lần, nên khách hàng ở phân
khúc này không phải khách hàng thường xuyên, thường mua ít lặp lại và với số lượng nhỏ.
Nhưng với cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu xây dựng nhà ở đang và sẽ ngày càng tăng, đây là thị
trường có quy mô lớn. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế như hiện nay, còn nhiều phức tạp,
các dự án thi công cầm chừng, thì mở rộng sang thị trường xây dựng dân dụng là hướng đi
mới cho Công ty, bên cạnh phân khúc khách hàng dự án. Một đặc thù nữa trong ngành xây
dựng dân dụng là ở mỗi khu vực địa lý có sự khác nhau về cách thi công, thiết kế cũng như
có tâm lý đám đông khi chọn mua sản phẩm thép xây dựng
Khách hàng sử dụng trung gian hay còn gọi là các khách hàng công nghiệp: là các
doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan nhà nước, phi chính phủ. Họ mua sản phẩm thép dùng
để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình. Cầu của họ đối với sản phẩm thép là cầu thứ
phát, phụ thuộc vào cầu đối với các sản phẩm đầu ra của họ. Họ lập thành một thị trường
riêng với các hành vi mua khác với thị trường tiêu dùng.
Việc phân đoạn thị trường thành hai nhóm lớn như vậy là đặc biệt có ý nghĩa theo
quan điểm Marketing, vì hành vi mua của hai nhóm này khác nhau về cơ bản. Từ đó, chiến
lược Marketing hỗn hợp của công ty đối với hai đoạn thị trường đó cũng phải xây dựng
khác nhau.
Căn cứ vào tiềm lực hiện có của Công ty, đã có điều kiện hậu cần, kho bãi ở miền
Bắc và miền Trung, kết hợp với hai tiêu thức phân đoạn, ta sẽ tìm ra đoạn thị trường hấp
dẫn nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Công ty.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 15

Bảng 1.2. Phân đoạn khách hàng
Theo quy mô
Theo địa lý
Khách hàng dự án Xây dựng dân dụng
Miền Bắc Khá quan trọng Tiềm năng
Miền Trung Thị trường hấp dẫn Thị trường tiềm năng
Miền Nam Ít quan trọng Bỏ qua
Từ bảng phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận, Công ty nên tập trung khai thác thị
trường miền Bắc và miền Trung, ở cả hai phân khúc xây dựng dân dụng và xây dựng dự án.
Với mảng khách hàng dự án, Công ty đã khai thác, thì nên tiếp tục, đặc biệt là ở thị trường
miền Trung. Với phân khúc thị trường xây dựng dân dụng, nên tập trung triển khai, đây
cũng là đoạn thị trường giàu tiềm năng, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường thép
Yếu tố chính trị: Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định, là điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không phải chịu rủi ro từ bất ổn về
chính trị, an ninh. Nhà nước có chính sách bảo hộ cho ngành thép trong nước, mặc dù đã
tham gia WTO, điều này khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh
trên sân nhà.
Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh
doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công nghiệp
Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng.
Chính sách của Nhà nước luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc.
Hoạt động nhập phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm cao với môi trường sống, nên Nhà
nước đã đưa ra các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu, điều này gây khó khăn cho các
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 16
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành thép khi muốn nhập phế liệu thép về tái chế
trong nước để tiết kiệm chi phí và tăng cường chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Yếu tố kinh tế: Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế về nhân công giá rẻ góp phần làm
tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế của Việt nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng
đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt
Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu về thép trở
nên lớn hơn theo sự phát triển của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào
ngành thép là rất lớn, tạo nên cung lớn hơn cầu, đây cũng là nguyên nhân tại sao nhiều lúc
giá thép xây dựng tăng không theo quy luật thị trường.
Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao, chính phủ Việt Nam ưu
tiên thực hiện các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng của chỉ số giá tiêu
dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn, nhu cầu tiêu
thụ thép bị đình trệ.
Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sách thắt
chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất kinh
doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, dẫn đến lợi
nhuận giảm.
Yếu tố xã hội: Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án
đầu tư, dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng.
Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn.
Yếu tố công nghệ: các doanh nghiệp trong ngành luôn quan tâm, cập nhật thông tin
về các dây chuyền sản xuất công nghệ cao, tự động hóa, hiện đại hóa. Với dây chuyền sản
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 17
xuất tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên
vật liệu và tiết kiệm chi phí công nhân thừa.
Thị trường thép thế giới: Ngành thép thế giới là ngành có tính cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành với nhau, cũng như các nước trên thế giới về giả
cả. Thứ hai, đây là ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào để tiến
hành sản xuất như phôi thép, than cốc, quặng sắt và nguyên liệu đầu vào này chiếm phần
rất lớn trong giá thành sản phẩm. Thứ ba, nguồn cung phụ thuộc nhiều vào chính sách phát
triển và xây dựng ngành thép của Chính phủ các nước.
Xét đến ảnh hưởng của thị trường thép thế giới tới thị trường thép Việt Nam, thì ảnh

hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất tới thị trường thép Việt Nam phải kể tới thị trường thép
Trung Quốc, đây là nước sản xuất và tiêu thụ thép đứng đầu thế giới, hàng năm sản xuất
khoảng 625 triệu tấn, chiếm 44,3%, chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tốc độ
tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đang tăng với tốc độ chóng mặt. Là một nước tiếp giáp với
Việt Nam về mặt địa lý, hơn nữa, quy mô thị trường rất lớn nên biến động của thị trường
thép Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới thị trường thép Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản,
quốc gia sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới đạt 109,6 triệu tấn/năm, còn của /mỹ đạt 80,5 triệu
tấn/năm. Sàn giao dịch kim loại lớn nhất thế giới LME tại London lấy giá thép làm giá tham
chiếu quy chuẩn cho toàn thế giới, ngoài ra có thể tham khảo thêm giá kim loại tại các sàn
như CME, TOCOM, SHEF.
1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư PSP Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần đầu từ PSP Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0103016914, ngày 15 tháng 4 năm 2005 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. Hà
Nội cấp. Vốn điều lệ Công ty Cổ phần đầu tư PSP Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh: 50.000.000.000 VNĐ ( Năm mươi tỷ đồng). Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần
Đầu tư PSP Việt Nam. Tên tiếng Anh: PSP Viet Nam Joint Stock Company. Tên viết tắt:
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 18
Công ty Cổ phần PSP Việt Nam. Trụ sở của Công ty được đặt tại: Phòng 1404, ĐN2 –
OCT2 Khu đô thị Bắc Linh Đàm Quận Hoàng Mai Hà Nội, văn phòng giao dịch tại: Số 46A
ngõ 120 Trường Chinh. Quận Đống Đa Hà Nội.
Tầm nhìn: Ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ công nhân viên trong Công ty quyết
tâm xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư PSP Việt Nam trở thành một tập đoàn lớn mạnh,
phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh thép, xuất nhập khẩu, dịch vụ tài chính và bất
động sản.
Sứ mệnh: Công ty mong muốn cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng vượt trên sự
mong đợi của khách hàng trên tất cả các lĩnh vực. Với lĩnh vực kinh doanh thép, Công ty
cam kết chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, với giá tốt nhất cho khách hàng. Dịch vụ tài
chính, các sản phẩm tư vấn phải tạo giá trị gia tăng cao cho khách hàng. Đối với bất động

sản thì sản phẩm phải là niềm tự hào khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
Giá trị: Giá trị Công ty muốn hướng tới đó là: Chú trọng khách hàng, đặt lợi nhuận
của khách hàng lên trước tiên; Tinh thần đồng đội: mọi công nhân viên trong Công ty gắn
kết tạo nên tập thể bền vững, đảm bảo hiệu quả công việc cao nhất; Sáng tạo để tạo ra sự
khác biệt, cải thiện môi trường làm việc, năng động, yêu công ty.
Chức năng: Công ty Cổ phần Đầu tư PSP Việt Nam là đơn vị đầu tư- kinh doanh
thương mại với các chức năng như sau: Tư vấn cơ cấu tài chính doanh nghiệp, cơ cấu lại
nguồn vốn, tư vấn kiểm toán, tư vấn vay ngân hàng, tư vấn phát hành trái phiếu DN ;
Chuyên thu mua, xuất nhập khẩu nông sản ra thị trường quốc tế; Thực hiện các nghiệp vụ
mua bán, thương mại thép. Là một doanh nghiệp tư nhân có giấy phép kinh doanh, được mở
tài khoản riêng trong ngân hàng và trong các hoạt động kinh tế của công ty, công ty phải
chịu mọi trách nhiệm vật chất và pháp luật về các cam kết của mình đối với mọi tổ chức và
cá nhân theo hợp đồng kinh tế.
Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt
động đầu tư - kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận để: Hoàn thành, nghĩa vụ đối với nhà
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 19
nước; Đảm bảo có lợi nhuận có tích luỹ để đầu tư và mở rộng kinh doanh; Chăm lo đời sống
của nhân viên trong Công ty.
Sơ đồ tổ chức: ( phụ lục)
Công ty Cổ phần đầu tư PSP tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng.
Trong cơ cấu này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục
tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: kinh doanh, tài chính, xuất nhập
khẩu sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với Tổng Giám Đốc- người chịu trách nhiệm phối hợp
các hoạt động trong Công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt
động của Công ty. Cơ cấu bộ máy Công ty được phân theo cơ cấu tổ chức chức năng có sự
chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các nhân viên mỗi bộ phận tập trung vào chuyên
môn hơn. Hơn nữa, mô hình tổ chức này còn đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp
nhàng giữa các bộ phận.
Phòng kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, thương mại theo chỉ đạo của

Giám đốc khối, trưởng phòng kinh doanh. Tìm kiếm khách hàng để bán các loại sản phẩm
(phôi, phế, thép )các loại theo chỉ đạo của lãnh đạo Phòng, hoặc chủ động tìm kiếm. Thực
hiện đàm phán với các đối tác cung cấp thép cho các dự án, công trình đã được ký kết. Theo
dõi quá trình thực hiện các hợp đồng mua bán: Làm hợp đồng, Giao nhận, thanh toán, dự
báo, tổng hợp nhu cầu, đơn giá và số lượng. Phối kết hợp với các bộ phận khác để đảm bảo
thực hiện đúng và đủ nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm dự báo nguồn cung ứng trong
nước, các thông tin thị trường phôi, phế, thép, các loại…Trực tiếp thực hiện các giao dịch
khách hàng, đối tác, tham gia thương thảo hợp đồng, tổ chức triển khai thực hiện các kế
hoạch của Phòng và phát triển hệ thống khách hàng.
Phòng xuất nhập khẩu: Có trách nhiệm mở rộng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng,
soạn thảo, triển khai các hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty. Tham mưu, đề xuất cho ban
giám đốc công ty và các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 20
hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi của Công ty cho phép nhằm đem lại lợi
nhuận. Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý rủi ro cho Công ty
Phòng tài chính kế toán: Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút,
tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho ban Lãnh đạo trong việc chấp
hành các quy định về tài chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của Công
ty và công tác thu chi tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, đầu tư nâng cấp dây chuyền thi
công hiện đại, kiểm soát đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về
quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty. Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị
trực thuộc Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty; Xây
dựng cơ chế tài chính, huy động vốn, tổ chức hạch toán
Phòng hành chính nhân sự: Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về công
tác tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy, quản lý lao động, quản lý tiền lương, chế độ chính
sách, công tác an toàn vệ sinh lao động, quy trình biểu mẫu làm việc, triển khai và thực hiện
công tác hành chính văn phòng
1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty:

Công ty Cổ phần đầu tư PSP Việt Nam định hướng hoạt động trong các lĩnh vực kinh
doanh sau: Cung cấp phôi thép, phế liệu cho các nhà máy sản xuất thép, sắt, thép thành
phẩm cho các công trình xây dựng dự án; Xuất nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu ngành
nông sản như: gạo, tiêu, cafe ; Tư vấn đầu tư tài chính, hợp tác phát triển thương mại, đầu
tư khai thác khoáng sản, kinh doanh các loại quặng. Đầu tư kinh doanh bất động sản, các
khu đô thị và công nghiệp
Cụ thể về mảng kinh doanh thép, các mặt hàng Công ty đang kinh doanh bao
gồm:
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 21
Thép xây dựng cường độ cao, thép dự ứng lực PC bar, lưới thép hàn, lồng thép hàn,
các cấu kiện cốt thép hàn sẵn…. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
cán thép nguội của hãng KOCH – Germany, chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ sản
xuất thép, với công suất 150.000 tấn/năm. Thép cán nguội cường độ cao được gia công từ
thép cán nóng để có cường độ chịu lực và giới hạn chảy cao hơn, tạo ra các sản phẩm có
đường kính từ D11 – D25 với chiều dài thanh sản phẩm được điều chỉnh theo nhu cầu của
khách hàng.
Thép cán nguội cường độ cao có giới hạn bền không nhỏ hơn 534 Mpa và giới hạn
chảy là 485 Mpa, ngược lại giới hạn chảy của thép kết cấu cán nóng chỉ đạt tới 250
Mpa.Với sản phẩm Thép cường độ cao dạng thanh vằn (cây) , cuộn , tổ hợp cốt thép sàn ,
đai thép cột, dầm nhà cao tầng nhằm thay thế một phần việc sử dụng thép cán nóng ( 2100-
2700 kg/cm2 ) trong kết cấu bê tông cốt thép. Đây là một trong những ứng dụng dựa trên
công nghệ xây dựng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới.
Ngoài ra, sản phẩm thép đai dầm, cột của công ty lần đầu tiên được sản xuất hàng
loạt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn tại nhà máy, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, nhân
công với giá thành không đổi.
Các sản phẩm phong phú, đa dạng trong mọi lĩnh vực như:
Lưới thép hàn dùng cho cốt thép trong kết cấu bê tông: phục vụ các công trình xây
dựng cầu đường giao thông, nhà máy và nhà cao tầng, vách ngăn chắn đất, vách ngăn chắn
đất cho các công trình thủy lợi, thủy điện (TCXDVN 267/2000)

Thép sàn không gian : Vật liệu công nghệ mới giúp tiết kiệm 30% thép xây dựng cho
công trình, rút ngắn thời gian xây dựng (trung bình rút ngắn từ 4-5 tháng / toà nhà cao
khoảng 20 tầng )và đặc biệt phù hợp với các công trình nhà cao tầng như chung cư, trung
tâm thương mại, cao ốc văn phòng hoặc hệ thống sàn cầu vượt, đường cao tốc trên không
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 22
Thép dự ứng lực: PC bar là thép khử ứng xuất trước có cường độ cao, lớn hơn
1420Mpa, sản xuất theo tiêu chuẩn GB 30MnSi, JIS G 3109 - 1988, được dùng trong các
kết cấu chịu tải lớn như cọc vuông không ly tâm, sàn không dầm, kết cấu bê tông trong nhà
cao tầng, cầu, cảng
Sàn thép Grating, cầu thang, nắp ga: phục vụ cho sàn thao tác trên tàu thuỷ, các công
trình giao thông, đường cao tốc, nhà máy, trang trại, đô thị
Máng treo cáp điện - Cabletray : Ứng dụng trong công nghệ đóng tầu thuỷ, chế tạo
máy, thông tin viến thông, cao ốc thương mại, văn phòng
Hàng rào mạ kẽm hoặc bọc nhựa, Lưới cuộn mạ kẽm: Đường kính từ 0.5-6 mm, với
kích thước từ 10x10mm đến 100x100mm.
Box Pallet – Thùng đựng hàng: đa năng, hiện đại sử dụng thuận tiện cho việc bảo
quản nguyên liệu hàng hóa trong nhà máy, siêu thị, cửa hàng
Hiện Công ty đang kinh doanh tất cả các mặt hàng trên của các thương hiệu thép:
thép Shengli, thép Hòa Phát, thép Việt Ý, thép Pomina.
1.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
1.2.3.1. Thị trường mục tiêu: thị trường thép dự án, các tỉnh miền Bắc và miền
Trung
Từ trước đến nay, đoạn thị trường được Công ty chú trọng phát triển là phân khúc
xây dựng dự án, ở miền Bắc và miền Trung, bao gồm cả các dự án quốc gia cũng như các
dự án tư nhân do các nhà đầu tư đứng ra thực hiện. Mặt khác, công ty kinh doanh thương
mại buôn và bán phôi thép cho các nhà sản xuất thép, bán thép thành phẩm cho các công ty
thép khác để hưởng chênh lệch giá và chiết khấu thông qua hợp đồng kinh tế.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 23

Đặc điểm mua của thị trường công nghiệp là mỗi hợp đồng được giao dịch với số
lượng lớn, khách hàng thường mua có lặp lại. Phần lớn các hợp đồng mới có được là do môi
giới, do khách hàng cũ giới thiệu, do các mối quan hệ bạn hàng với các công ty khác.
Thị trường mục tiêu, các dự án đã thực hiện và danh sách các bạn hàng liên doanh,
liên kết sẽ được thể hiện rõ hơn trong danh mục bảng biểu.
1.2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh thép trong 2 năm 2010- 2011
Tình hình tiêu thụ các mặt hàng thép, danh sách bạn hàng, công ty liên kết bảng biểu
đi kèm mục lục.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh thép năm 2010- 2011
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu bán hàng 55,334,817,939 147,934,915,305
Giá vốn hàng bán 52,900,471,431 144,342,997,529
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2,434,346,508 3,291,917,776
Doanh thu hoạt động tài chính 39,189,824 2,420,672,438
Tổng chi phí 1,274,099,823 4,044,000,647
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
1,199,436,509 1,668,589,567
Lợi nhuận khác 2,414,563 (29,130,191)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,201,851,072 1,639,459,376
Chi phí thuế TNDN hiện hành 300,462,768 409,964,844
Lợi nhuận sau thuế TNDN 901,388,304 1,229,594,532
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 24
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua bảng báo cáo trên, ta thấy mặc dù công ty mới gia nhập ngành thép nhưng đã thu
được những kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động kinh doanh thép đem lại lợi
nhuận cao cho công ty và là ngành chủ chốt mà công ty tập trung đầu tư trong những năm

tới.
1.2.4. Thực trạng năng lực của Công ty
1.2.4.1. Năng lực nhân sự
Sau nhiều năm phát triển, cùng với việc chú trọng phát triển kinh doanh, mở rộng
lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Công ty Cổ phần Đầu tư PSP Việt Nam cũng chú trọng
xây dựng đội ngũ nhân sự, xác định người lao động là yếu tố quyết định vị trí của doanh
nghiệp trên thương trường. Chính vì vậy cơ cấu trình độ lao động của Công ty ngày càng
được nâng lên. Cơ cấu nhân sự trong Công ty: Đại học và trên đại học: 56%; Cao đẳng và
trung cấp: 28%; Thành phần khác: 16%.
Việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh
đạo Công ty. Bộ máy nhân sự được kiện toàn trên cơ sở năng lực chuyên môn, kinh nghiệm
làm việc và các mối quan hệ xã hội.
Với một mô hình doanh nghiệp trẻ, Ban lãnh đạo được hội tụ từ những con người
trưởng thành trong môi trường nhà nước, những tập đoàn kinh tế lớn, từ doanh nghiệp có
yếu tố nước ngoài, tổ chức quốc tế đã tạo ra các bước ngoặt lớn mạnh cho Công ty.
Đội ngũ nhân viên được tuyển dụng từ những trường đại học danh tiếng, thông qua
các kênh tuyển dụng có uy tín.Từ đầu vào nhân sự có chất lượng cao, Công ty tiến hành đào
tạo nội bộ theo nguyên tắc, định hướng làm việc của Công ty: thành thạo về văn hóa doanh
nghiệp, nắm vững lý thuyết kỹ thuật sản phẩm và chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó,
Công ty còn mời đơn vị tư vấn tổ chức đào tạo bổ sung kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và
các khóa học nâng cao cho đội ngũ cán bộ chủ chốt.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 25
Các chính sách cho người lao động được thực hiện tốt và luôn đảm bảo thu nhập để
người lao động yên tâm làm việc và công hiến cho doanh nghiệp. Chủ trương xây dựng môi
trường làm việc thân thiện đối với người lao động; chăm lo đời sống của người lao động
ngày càng được Ban lãnh đạo quan tâm và nâng cao. Hệ thống lương, thưởng của Công ty
được xây dựng dựa vào nguyên tắc công bằng trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện trình
độ, năng lực, kinh nghiệm, thâm niên và hiệu quả công việc của người lao động. Hệ thống
này bảo đảm tuân thủ những quy định về chế độ tiền lương của Nhà nước và khuyến khích

người lao động phát huy năng lực làm việc. Thực hiện đúng và đủ việc trích nộp BHXH,
BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật và theo văn bản
Thỏa ước lao động.
Công ty đã thành công trong việc gây dựng văn hóa doanh nghiệp đậm nét dựa trên
khát vọng và kiên trì của từng cá nhân, khiến các thành viên luôn mong muốn đóng góp hết
mình cho một tập thể chung. Đây là nền tảng thành công cho sự phát triển, mở rộng quy mô
kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Đến nay, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ lao động trẻ có nhiều kinh nghiệm
và đầy nhiệt huyết theo định hướng của Ban lãnh đạo trẻ hóa lao động.
1.2.4.2. Năng lực quản lý
Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của một đội ngũ cán bộ trẻ, đứng đầu
là Chủ tịch Hôi đồng quản trị- bà Trần Thị Huệ Chi. Đã từng tốt nghiệp Học viện ngân hàng
năm 1995, Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng năm 2005, bà Trần Thị Huệ Chi
có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.
Trước khi thành lập PSP Việt Nam, bà Trần Thị Huệ Chi đã từng làm quản lý qua
một số doanh nghiệp Việt Nam: Tổng Giám đốc của Tập đoàn kinh tế Hoàng Gia, một tập
đoàn kinh tế Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính và thương mại. Phó
tổng giám đốc tại Công ty chứng khoán Việt Quốc. Trưởng phòng tín dụng tại Ngân hàng
phát triển Việt Nam.
SV: Vũ Thị Tuyến Marketing 50A

×