Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.81 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN : KINH TẾ QUỐC TẾ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài
PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
Giảng viên hướng dẫn : TS. NGÔ THỊ TUYẾT MAI
GV. NGUYỄN BÍCH NGỌC
Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ BÉ
Mã Sinh Viên : CQ 503187
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Lớp
Hệ
:
:
Kinh tế quốc tế 50B
Chính Quy
Thời gian thực tập : 06/02/2012 => 21/05/2012( Đợt 2)
Hà Nội, tháng 05/ 2012
Chuyên đề thực tập
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo, TS. Ngô
Thị Tuyết Mai , cô Nguyễn Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn em từ giai đoạn ý
tưởng, triển khai đến khi hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các anh chị tại
Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm đã nhiệt tình chỉ dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi cũng như cung cấp tài liệu cần thiết cho em hoàn thành quá trình
thực tập tại ngân hàng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012


Sinh viên
Trần Thị Bé

Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 2
Chuyên đề thực tập
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***************
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề “Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm” được thực hiện một cách nghiêm
túc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo , TS. Ngô Thị Tuyết Mai, cô
Nguyễn Bích Ngọc, cùng với tham khảo các sách báo, tạp chí, các quy định
nghiệp vụ và tài liệu liên quan đến việc thực hiện đề tài.
Em xin cam kết chuyên đề được thực hiện mà không có sự sao chép
bất cứ tài liệu nào khác. Nếu phát hiện sao chép, em xin chịu trách nhiệm theo
quy định của khoa và nhà trường đã đề ra.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Bé
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 3
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn
Kiếm giai đoạn 2007-2011…………………………………………………… 18
Bảng 1.2: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tài trợ của Ngân hàng Quân Đội chi
nhánh Hoàn Kiếm………………………………………………………………22
Bảng 1.3: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Quân Đội
chi nhánh Hoàn Kiếm 2007- 2011…………………………………………… 24
Bảng 1.4: Cơ cấu cho vay theo ngành của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh

Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011………………………………………………27
Bảng 2.1: Doanh số cho vay XNK tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn
Kiếm……………………………………………………………………………47
Bảng 2.2: Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng tài trợ NK tại Ngân hàng
Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011……………………… 50
Bảng 2.3: Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng tài trợ xuất khẩu tại
Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011…………….52
Bảng 2.4: Tình hình cho vay XNK đối với các mặt hàng chủ lực …………….54
Bảng 2.5: Giá trị cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn
Kiếm 31/12/2007- 31/12/2011…………………………………………………56
Bảng 2.6: Giá trị cho vay chiết khấu bộ chứng từ thanh toán hàng XNK bằng
L/C tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm………………………… 57
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 4
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2007- 2011……… 19
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Hoàn Kiếm giai đoạn 2007- 2011…………………………………………… 23
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay XNK tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn
Kiếm……………………………………………………………………………49
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Quân Đội - chi nhánh Hoàn Kiếm…… 15
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay Ký quỹ L/C…………………………………… 31
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu theo hạn
mức…………………………………………………………………………… 33
Sơ đồ 2.3: Cho vay chiết khẩu từng lần……………………………………… 34
Sơ đồ 2.4: Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu theo hạn mức…………………… 37
Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện cho vay VND theo lãi suất ưu tiên…………….40
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 5
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích
CBNV Cán bộ nhân viên
HĐQT Hội đồng quản trị
KDQT Kinh doanh quốc tế
MB Ngân hàng TMCP Quân Đội
NHDL Ngân hàng đại lý
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTB Ngân hàng thông báo
NHTM Ngân hàng thương mại
NK Nhập khẩu
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TDCT Tín dụng chứng từ
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTQT Thanh toán quốc tế
UBCK Ủy ban chứng khoán
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 6
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 26
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIỂM 53

KẾT LUẬN 63
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 7
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế nói chung
và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nói riêng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây chính là cầu nối của từng quốc gia
với các nước khác trên thế giới để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, quan hệ
đối ngoại với nhau. Bởi vậy hoạt động kinh tế thương mại quốc tế chính là cách
tốt nhất cho mỗi quốc gia để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài
nguyên, nguồn vốn tự có của mình.
Sau gần 30 năm thực hiện chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, đang
hòa mình vào một nền kinh tế rất năng động, nhiều tiềm ẩn để phát triển mọi
mặt kinh tế- văn hóa- chính trị của mỗi quốc gia. Do đó Việt Nam đã dần xác
lập vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thế
giới cũng như khu vực như: WTO, OPEC, ASEAN Trong bối cảnh đó các quan
hệ kinh tế đối ngoại nói chung và quan hệ ngoại thương nói riêng của nước ta
phát triển rất đa dạng và phong phú, khẳng định đầy đủ hơn vị trí vai trò của
nước ta với cộng đồng quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh
do đó trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất cần có sự hỗ trợ về vốn của các nhà tài
chính như các tổ chức tài chính hay ngân hàng. Vì thế để thực hiện thành công
nghiệp vụ XNK, bên cạnh vấn đề chất lượng, khả năng cạnh tranh trong thị
trường XNK sản phẩm chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tài chính phục vụ hoạt
động này. Sự phát triển hoạt động ngoại thương và số thành viên tham gia trong
hoạt động này ngày càng lớn đã làm cho nhu cầu về hoạt động tài chính càng trở
nên cấp thiết. Đặc biệt là nhu cầu tài trợ vốn để phục vụ hoạt động XNK.

Các Ngân hàng đóng vai trò như người mở đầu, người điều chỉnh, người
tham gia vào các quan hệ kinh tế Tiền tệ – Tín dụng – Thanh toán. Để có thể
phát triển được, các Ngân hàng phải nắm được hướng đi của các nhà kinh
doanh, tạo điều kiện giúp đỡ họ. Thị trường hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi cạnh
tranh tích cực sẽ là nguyên nhân khiến cho các nhà XNK tìm kiếm nguồn đầu tư.
Do đó các Ngân hàng cần phải tìm hiểu nghiên cứu khách hàng để áp dụng
phương thức tài trợ vốn và tạo sự thành công trong hoạt động kinh doanh XNK.
Ngân hàng Quân Đội nói chung và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng đang
từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay XNK. Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 8
Chuyên đề thực tập
Hoàn Kiếm mới thành lập nên đang còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá
trình thực hiện nghiệp vụ tài trợ XNK. Nhận thức được tầm quan trọng của vần
đề đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội, em đã lựa
chọn đề tài: “Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm”.
2. Mục đích nghiên cứu của Chuyên đề
Chuyên đề đi sâu nghiên cứu tổng luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
của NHTM, từ đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm. Trên cơ sở những tồn tại
và nguyên nhân, chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển
hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Hoàn Kiếm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động tài trợ XNK tại NHTM
Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề là thực trạng tài trợ XNK tại Ngân hàng
Quân Đội- chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2007 đến 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, các phương pháp chủ yếu được sử
dụng bao gồm: phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp…

5. Kết cấu Chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận văn
được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng Quan về Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 2: Thực trạng tài trợ XNK tại Ngân hàng TMCP Quân đội
chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn từ năm 2007 đến 2011
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ XNK
tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm cho đến năm 2015
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 9
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
Ngân hàng Quân Đội ( gọi tắt là Ngân hàng Quân Đội) được thành lập
năm 1994 theo Quyết định số 00374/GP- UB của ủy ban nhân dân Thành phố
Hà Nội. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/11/1994 theo giấy
phép hoạt động Ngân hàng số 0054/NH- GP do Ngân hàng nhà nước Việt Nam
cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do sở
Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994. Thời hạn hoạt động của Ngân
hàng Quân Đội là 50 năm với vốn góp ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngân hàng được
thành lập với tư cách một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong hoạt
động kinh doanh, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng có trị sở đặt
tại Tòa nhà Ngân hàng Quân Đội, Số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Vào những
ngày đầu mới thành lập, ngân hàng chỉ có 1 điểm giao dịch tại 28A Điện Biên
Phủ với 25 cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất hết sức khiêm tốn, đến nay quy mô
của ngân hàng đã lớn mạnh gấp nhiều lần.
Qua 17 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân Đội đã dần khẳng
định được vị trí uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong năm ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu tại Việt Nam. Với tổng vốn điều lệ hiện nay của Ngân hàng Quân

Đội đạt 7.300 tỷ đồng, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô
lớn tại Việt Nam với mạng lưới hơn 100 điểm giao dịch trải dài trên khắp cả
nước và các đơn vị thành viên: Công ty quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng
TMCP Quân đội (AMC) ; Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) ; Công ty
Chứng khoán Thăng Long (TSC), Công ty Cổ phần Địa ốc Ngân hàng Quân Đội
(Ngân hàng Quân Đội Land).
Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu Ngân hàng Quân Đội đã
liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu Việt uy tín
chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất
Việt, giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do City Group, Standard Chartered
Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Gần đây nhất, Ngân hàng đã lọt
vào tốp 20 thương hiệu được yêu thích nhất.
Ngân hàng Quân Đội cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với
gần 700 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu là xây dựng
Ngân hàng trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hiện đại, một trong
những ngân hàng TMCP hoạt động an toàn, hiệu quả, uy tín nhất và phục vụ tốt
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 10
Chuyên đề thực tập
nhất cho các Doanh nghiệp Quân đội, các tổ chức cá nhân, đối tượng khách
hàng của Ngân hàng khá đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Quân Đội sẽ tiếp
tục triển khai đề án đổi mới, tăng vốn điều lệ và mở rộng mạng lưới hoạt động,
đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hóa
công nghệ và phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng mới.
Ngân hàng Quân Đội- Chi nhánh Hoàn Kiếm ( được viết tắt là Ngân hàng
Quân Đội Hoàn Kiếm) được thành lập theo quyết định 345/QĐ/HĐQT ngày
28/9/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quân Đội.
- Tên giao dịch quốc tế: Military Commercial Joint Stock Bank- Hoan
Kiem Branch.
- Tên gọi tắt là: Ngân hàng Quân Đội Hoàn Kiếm( Ngân hàng Quân Đội

Hoàn Kiếm).
- Địa chỉ: Số 28 Bà Triệu- Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Điện thoại: 84- 4- 39367799.
- Fax: 84- 4- 39386106.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm là một Chi nhánh trực
thuộc Ngân hàng Quân Đội, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có bảng cân
đối kế toán riêng. Chi nhánh Hoàn Kiếm hoạt động với tư cách pháp nhân của
Ngân hàng Quân Đội. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, hiện nay chi
nhánh Hoàn Kiếm là một trong những chi nhánh có quy mô lớn và uy tín của
quận Hoàn Kiếm và của thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm được thực hiện tất cả các
nghiệp vụ của Ngân hàng Quân Đội cụ thể như sau:
- Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài
nước.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bằng nhiều hình thức
huy động như: bằng VNĐ, ngoại tệ, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân
hàng, vốn tài trợ và vốn ủy thác( của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước), vốn vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của
ngân hàng Quân Đội.
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án, tài trợ
xuất nhập khẩu, chiết khấu các loại giấy tờ, chứng từ có giá…
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 11
Chuyên đề thực tập
- Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình, cho vay mua ô tô trả
góp, cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay du học.
- Cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Thanh toán VNĐ bằng ngoại tệ như: thanh toán chuyển tiền điện tử
trong cả nước, thanh toán biên giới, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT,
TELEX…
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ.
- Dịch vụ tư vấn tài chính.
- Dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ kiều hối.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN
KIẾM
Ngân hàng Quân Đội- Chi nhánh Hoàn Kiếm có bộ máy tổ chức với chức
năng nhiệm vụ của từng vị trí và phòng ban thể hiện trên sơ đồ tổ chức như sau:
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 12
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Quân Đội - chi nhánh Hoàn Kiếm

(Nguồn: Chức năng, nhiệm vụ các phòng tổ chi nhánh Ngân hàng Quân Đội
Hoàn Kiếm)
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 13
BAN GIÁM ĐỐC
Bộ phận hỗ trợ
Bộ phận Khách
hàng cá nhân
Bộ phận Khách
hàng doanh
nghiệp
Bộ phận
Quỹ
Bộ phận

TELLER
Bộ phận Kế
toán
Phòng Giao
dịch Trần
Hưng Đạo
Phòng giao
dịch Lãn Ông
Phòng giao
dịch Kim
Liên
Các phòng
giao dịch
Phòng Quản lý
tín dụng
Phòng Kế toán
– Dịch vụ
khách hàng
Phòng Quan
hệ khách hàng
Phòng Hành
chính- Tổng
hợp
Chuyên đề thực tập
Hoạt động của toàn chi nhánh được quản lý bởi ban điều hành đứng đầu là
giám đốc. Bên dưới giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban. Sau đây là
chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu quan trọng trong hệ thống
của chi nhánh.
Ban Giám đốc
Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi mặt hoạt động của chi

nhánh, đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả, hoàn thành kế hoạch
kinh doanh được Tổng giám đốc giao, xây dựng chiến lược phát triển Chi nhánh
Hoàn Kiếm – trình lãnh đạo và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động đã được
tổng giám đốc phê duyệt, chỉ đạo công tác thu hồi nợ xấu, chịu trách nhiệm về
công tác chất lượng tín dụng chung toàn chi nhánh, chịu trách nhiệm về chất
lượng lực lượng Cán bộ quan hệ khách hàng, phụ trách công tác tổ chức, nhân
sự, quan hệ đối ngoại. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và phụ trách các đơn vị:
Phòng QHKH, các phòng giao dịch trực thuộc, phòng QLTD, hành chính tổng
hợp. Đồng thời chỉ đạo công tác kế hoạch- tổng hợp như xây dựng, lập và giao,
điều chỉnh kế hoạch của Chi nhánh Hoàn Kiếm về các phòng, Bộ phận trực
thuộc, chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng lương của chi nhánh
Phó giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo cồng tác kế toán của chi nhánh
Hoàn Kiếm và các phòng giao dịch trực thuộc theo quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo
phụ trách các đơn vị phòng kế toán và DVKH, phụ trách, chỉ đạo hoạt động chi
tiêu tài chính nội bộ và trang bị, quản lý tài sản chi nhánh. Phó Giám đốc là
người ký các văn bản, chứng từ kế toán, ngân quỹ, hợp đồng tiền gửi với khách
hàng, là thành viên Ban quản lý kho tiền, ban quản lý quỹ ATM, hội đồng thi
đua khen thưởng, hội đồng lương của chi nhánh.
Phòng Quan hệ khách hàng
- Bộ phận Quan hệ khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện
hoạt động cho vay vốn sản xuất kinh doanh cho vay lưu động, cho vay vốn tăng
cường năng lực tài sản và đầu tư dự án đối với khách hàng doanh nghiệp, nghiệp
vụ bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các khách hàng là doanh
nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu và các
nghiệp vụ khác, thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với các cá nhân như thẻ tín
dụng, cho vay thế chấp, cho vay cán bộ quản lý có thu nhập cao, ổn định, tín
dụng hộ gia đình…
- Bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân có nhiệm vụ cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ về chi trả kiều hối, tư vấn về tài chính, ngân hàng…Thực hiện
các hoạt động huy động vốn từ các khách hàng cá nhân như tiết kiệm tích lũy,

tiết kiệm lãi trước, tiết kiệm trả lãi sau…
- Bộ phận hỗ trợ Quan hệ khách hàng
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 14
Chuyên đề thực tập
Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng
- Bộ phận kế toán: Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng, đảm bảo
hoạt động của chi nhánh theo đúng quy chế tài chính của Ngân hàng.
- Bộ phận dịch vụ khách hàng: cung cấp dịch vụ thanh toán, tài khoản
cho khách hàng.
- Bộ phận quỹ: Quản lý ngân quỹ của ngân hàng, là nơi các khoản tiền
vào và ra khỏi chi nhánh.
Phòng Quản lý tín dụng có nhiệm vụ tái thẩm định các khoản vay, các dự
án đầu tư của khách hàng giao dịch tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt, tái thẩm định và phê duyệt các khoản tín dụng , bảo lãnh bao gồm cả việc
đánh giá tài sản đảm bảo vượt quyền của chi nhánh trong phạm vi được ủy
quyền hoặc trình duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền lên cấp trên. Đồng
thời giám sát các khoản tín dụng sau giải ngân, giám sát, phối hợp việc quản lý
các khoản nợ xấu và thu hồi nợ xấu, giám sát, phối hợp việc quản lý trích lập
các khoản dự phòng trong toàn chi nhánh. Mặt khác phòng quản lý tín dụng còn
hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ quan hệ khách hàng và hướng dẫn các đơn vị
kinh doanh thực hiện các quy định và chỉ đọa của cấp trên.
Phòng hành chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, văn
thư, hậu cần.
Các phòng giao dịch: Chi nhánh có ba phòng giao dịch là phòng giao
dịch Trần Hưng Đạo, PGD Lãn Ông, PGD Kim Liên.
1.4. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.4.1. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Hoàn Kiếm
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngân hàng.

Trong những năm gần đây chi nhánh Hoàn Kiếm đã luôn chủ động tích cực
quan tâm đến phát triển công tác huy động vốn.Với nhiều hình thức phong phú
hơn, thích hợp hơn với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu, tiết
kiệm từ 1-24 tháng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiêt kiệm dự
thưởng Việc hợp tác với các chi nhánh, hệ thống các ngân hàng và tổ chức kinh
tế khác, đã phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. Do đó đã góp
phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý, toàn diện.
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 15
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn
Kiếm giai đoạn 2007-2011 (Đơn vị : Tỷ đồng)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Số
tiềntrọng
Số tiền Tỷ
trọng
( %)
Số
tiền
Tỷ
trọng
( %)
Số
tiền
Tỷ
trọng
( %)
Số
tiền
Tỷ

trọng
( %)
Dân

300,00 32,41 496,74 30,19 630 30,58 1100 26,19 500 13,51
DN 411,34 44,45 584,4 35,52 600 29,13 700 16,67 1000 27,03
TCTC 214,12 23,14 564,22 34,29 830 40,29 2400 57,14 2400 64,86
Tổng 925,46 100 1645,36 100 2060 100 4200 100 3900 100
(Nguồn : Báo cáo KQKD giai đoạn 2007-2011 của chi nhánh)
Tổng nguồn vốn huy động tại MB hoàn Kiếm liên lục tăng trong những
năm qua, từ con số khiêm tốn năm 2007 là 925,46 tỷ đồng lên đến 3900 tỷ đồng
trong năm 2011 và tăng gấp 4,2 lần so với năm 2007.
Bảng 1.1 mô tả sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại MB Hoàn
Kiếm trong giai đoạn 2007- 2011 như sau:
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 16
Chuyên đề thực tập
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2007-2011
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
(Nguồn: báo cáo KQKD của chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011 )
Dựa vào biểu đồ về tăng trưởng nguồn vốn huy động tại MB Hoàn Kiếm
các năm ta thấy nguồn vốn tăng trưởng cao qua các năm, năm sau cao hơn năm
trước từ năm 2011 có giảm so với năm 2010. Nhìn vào biểu đồ ta thấy huy động
vốn từ tổ chức tài chính là tăng nhanh nhất, và chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn
huy động từ 23,14 % lên 64,86 %, còn vốn huy động từ doanh nghiệp và dân cư
tỷ trọng giảm xuống qua các năm từ 44,45 % xuống còn 27,03% và 32,41 %
xuống 13,51%.
Năm 2007 mặc dù việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, do sự cạnh
tranh gay gắt trên thị trường, Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn
hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tổng vốn huy động Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Hoàn Kiếm đạt 925,64 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ dân cư đạt 300 tỷ tăng

64% so với năm 2006, vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 411,34 tỷ đồng tăng
98,5% so với năm 2006, vốn huy động từ tổ chức tài chính 214,12 tỷ đồng tăng
23,1 % so với năm 2006.
Năm 2008 chi nhánh huy động được 1645,36 tỷ đồng tăng 77,8% so với
năm 2007, trong đó vốn huy động từ dân cư đạt 496,74 tỷ đồng tăng 39,6% so
với năm 2007, vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 584,4 tỷ đồng tăng 29,61% so
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 17
Chuyên đề thực tập
với năm 2007, và vốn huy động từ tổ chức tài chính đạt 564,22 tỷ đồng tăng
62,05% so với năm 2007
Năm 2009 chi nhánh huy động được 2060 tỷ đồng và tăng 20,13% so với
năm 2008. Trong đó vốn huy động từ dân cư đạt 630 tỷ đồng tăng 21,15% so với
năm 2008, vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 600 tỷ đồng tăng 2,6% so với năm
2008, vốn huy động từ tổ chức tài chính đạt 830 tỷ đồng tăng 32,02 tỷ đồng so
với năm 2008.
Trong năm 2009 nền kinh tế chịu nhiều khó khăn nền tốc độ tăng vốn huy
động giảm xuống chỉ còn 20,13%. Tuy nhiên sang năm 2010 thì chi nhánh huy
động được 4200 tỷ đồng và tăng 107% so với năm 2009, đây chính là đột phá
trong hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm vừa qua. Cho thấy chi nhánh
ngày càng phát triển mạnh hơn trong đó vốn huy động từ dân cư là 1100 tỷ đồng
tăng 74,6%, vốn huy động từ doanh nghiệp là 700 tỷ đồng tăng 55,5%, vốn huy
động từ tổ chức tài chính là 2400 tỷ đồng tăng 145% so với năm 2009.
Năm 2011 do nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn do vỡ nợ
công ở châu Âu và Mỹ, lạm phát tăng cao, nên lượng tiền huy động vốn giảm đi
so với năm 2010. Vốn huy động năm 2011 là 3900 và giảm 7,7 % so với năm
2010. Dân cư bớt tin tưởng vào ngân hàng muốn giữ tiền mặt do đó giảm số tiền
gửi vào ngân hàng hơn và đầu tư sang lĩnh vực khác và huy động được 500 tỷ
đồng giảm 50,4% vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 1000 tỷ đồng tăng so với
năm 2010 là 30% và vốn huy động từ tổ chức tài chính đạt 2400 tỷ đồng và
không thay đổi so với năm 2010.

Để đạt được mục tiêu này chí nhánh đã xây dựng và triển khai linh hoạt
các loạt giải phát như: chính sách lãi suất linh hoạt, sản phẩm huy động được đa
dạng kết hợp các hình thức khuyến mãi, các chiến dịch quảng cáo áp dụng các
chính sách khách hàng chiến lược tăng tiện ích giao dịch. Đặc biệt chi nhánh
triển khai thành công và mở rộng các chương trình quản lý vốn tập trung, thanh
toán song phương, thu thuế hộ ngân sách, trả lương qua tài khoản…là những
giải pháp tăng nguồn vốn huy động hiệu quả với chi phí hợp lý.
1.4.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn
Kiếm
1.4.2.1. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Hoàn Kiếm.
Xét theo thời hạn tài trợ nguồn vốn cho vay của ngân hàng TMCP Quân
đội- Chi nhánh Hoàn Kiếm được chia ra làm ba loại: cho vay ngắn hạn, cho vay
trung hạn và cho vay dài hạn.
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 18
Chuyên đề thực tập
Cho vay ngắn hạn là loại theo tín dụng có thời hạn dưới một năm, nhằm
tài trợ cho tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh
nghiệp, họ sản xuất và nhu cầu chi tiêu ngắn hạng của cá nhân.
Cho vay trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm,
nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư có thời gian thu
hồi vốn tương đối nhanh.
Cho vay dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm được dùng để
tài trợ cho các công trình xây dựng, các dự án dài hạn, công trình giao thông,
máy móc thiết bị có giá trị lớn.
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tài trợ của ngân hàng Quân đội chi nhánh
Hoàn Kiếm được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tài trợ của Ngân hàng Quân Đội chi
nhánh Hoàn Kiếm (Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Số
tiền
Tỷ
trọng
( %)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
( %)
Cho
vay
ngắn
hạn
323,76 69,7 397,27 63,1 1080 60 2257 62,7 2855 63
Cho
vay

trung
hạn
100,63 21,66 165,75 26,3 586,8 32,6 1195,2 33,2 1527,2 33,7
Cho
vay
dài
hạn
40,11 8,64 66,6 10,6 133,2 7,4 147,8 4,1 149,55 3,3
Tổng 464,5 100 629,62 100 1800 100 3600 100 4532 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD giai đoạn 2007- 2011 của chi nhánh Hoàn Kiếm)
Dựa vào bảng trên, ta thấy rằng ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu.
Cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm rồi đến cho vay trung hạn, còn cho
vay dài hạn thì có tăng nhưng không đang kể. Để phân tích rõ hơn, chúng ta dựa
vào biểu đồ sau đây:
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 19
Chuyên đề thực tập
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu cho vay theo ký hạn của Ngân hàng Quân Đội chi
nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011 (Đơn vị: Tỷ VNĐ)
(Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011)
Theo biểu đồ cơ cấu cho vay của chi nhánh trong những năm qua thì ta
thấy tốc tộ tăng của cho vay ngắn hạn là cao tính đến năm 2011 tỷ trọng chiến
hơn 60% tổng dư nợ, cho vay trung hạn có tăng ở mức độ vừa phải từ 21,66%
lên 33,7%, riêng đối với cho vay dài hạn thì tăng rồi giảm nhưng rất chậm và
không đáng kể tính đến năm 2011 thì chỉ chiếm 3,3% tổng dư nợ.
Năm 2007 cho vay ngắn hạn đạt 323,76 tỷ đồng chiếm 69,7% trong tổng
dư nợ, cho vay trung hạn đạt 100,63 tỷ đồng chiêm 21,66% trong tổng dư nợ, và
cho vay dài hạn đạt 40,11 tỷ đồng, chiếm 8,64% tổng dư nợ. Sang năm 2008 thì
tỷ lệ cho vay nói chung theo chiều hướng tăng lên về cả số lượng cũng như tỷ
trọng trừ cho vay dài hạn. Năm 2008, cho vay ngắn hạn đạt 397,27 tỷ đồng
chiếm 63,1% tổng dư nợ cho vay, cho vay trung hạn chiếm 165,75 tỷ đồng

chiếm 26,3 tổng dư nợ cho vay, cho vay dài hạn đạt 66,6 tỷ đồngchiếm 10,6%.
Bước sang năm 2009 cho vay ngắn hạn đạt 1080 tỷ đồng chiếm 60% tổng dư
nợ. Tỷ trọng giảm so với năm 2008 nhưng về mặt số lượng vẫn tăng 682,73 tỷ
đồng so với năm 2008. Cho vay trung hạn đạt 586,8 tỷ đồng chiếm 32,6% tổng
dư nợ và cho vay dài hạn đạt 133,2 tỷ đồng chiếm 7,4% tổng dư nợ. Năm 2010
cho vay ngắn hạn đạt mức 2257 tỷ đồng chiếm 62,7% tổng dư nợ, cho vay trung
hạn đạt 1195,2 tỷ đồng chiếm 33,2 % tổng dư nợ, cho vay dài hạn đạt 147,8 tỷ
đồng chiếm 4,1 % tổng dư nợ. Năm 2011 thì con số cho vay ngắn hặn đạt mức
2855,16 tỷ đồng và chiếm 63% tổng dư nợ , cho vay trung hạn đạt 1527,284 tỷ
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 20
Chuyên đề thực tập
đồng chiếm 33,7 %, và cho vay dài hạn đạt 149,556 tỷ đồng chiếm 3,3 % tổng
dư nợ.
Có sự thay đổi tỷ trọng như vậy là do mức độ rủi ro tỷ lệ nghịch với thời
gian tín dụng. Thời hạn tín dụng càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn. Và không
chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, mà còn phải thận trọng trong sử dụng
vốn cũng là một nguyên tắc luôn được duy trì và quan trọng hàng đầu đối với
chi nhánh Hoàn Kiếm.
1.4.2.2. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại ngân hàng TMCP
chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011
Cơ cấu cho vay theo đói tượng khách hàng của chi nhánh Hoàn Kiếm
luôn có sự thay đổi qua các năm. Và theo định hướng chuyển từ cho vay DNNN
sang doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh doanh cá thể.
Bảng 1.3: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Quân Đội
chi nhánh Hoàn Kiếm 2007- 2011 (Đơn vị : Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo KQKD giai đoạn 2007- 2011 Chi nhánh Hoàn Kiếm)
Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng cũng
có sự khác nhau. Cho vay nhiều nhất là đối tượng doanh nghiệp ngoài Quốc
doanh chiếm tỷ trọng cao từ 48,1% năm 2007 lên đến 84,5% năm 2011. Cho vay
doanh nghiệp nhà nước cũng có tăng nhẹ qua các năm từ 20,83% lên 31,5%.

Còn cho vay các nhân và các loại khác thì lại giảm từ 31,07 % năm 2007 xuống
còn 4,5% năm 2011.
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 21

N
ăm
2007 2008 2009 2010 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
( %)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)

DN Nhà
nước
96,78 20,83 122,6 19,5 504 28 1080 30 1427,5 31.5
DN ngoài
quốc
doanh
223,4 48,1 309,77 49,2 1089 60,5 2340 65 3829.54 84.5
Cá nhân
và các
loại khác
144,3 31,07 197,25 31,3 207 11.5 180 5 203.94 4.5
Tổng 464,5 100 629,62 100 1800 100 3600 100 4532 100
Chuyên đề thực tập
Năm 2007 với vốn cho vay DNNN là 96,78 tỷ đồng chiếm 20,83% tổng
dư nợ. Bước sang năm 2008 vốn cho vay DNNN đã tăng lên 122,6 tỷ đồng sang
năm 2009 là 504 tỷ đồng và tăng 75,67% tỷ đồng so với 2008. Năm 2010 cho
vay 1080 tỷ đồng tăng hơn 50% so với năm 2009. Năm 2011 vốn cho vay là
1427,58 tỷ đồng tăng 24,34% so với năm 2010 tốc độ tăng đã chậm lại. Nhóm
khách hàng này vẫn là đối tượng vay chính của chi nhánh, ví dụ như: Ngành
điện lực, bưu chính viễn thông, dầu khí…Tuy nhiên xu hướng cho vay DNNN là
ngày càng giảm đi do hiện nay DNNN có vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như
không có, tài chính không mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tài sản
bảo đảm không đủ tính chất pháp lý vì vậy khả năng thanh toán thấp…Một số
doanh nghiệp do làm ăn yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến không có khả
năng trả nợ và phát trinh nợ quá hạn. Các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
kinh doanh yếu kém, không đảm bảo chất lượng dẫn dến tình trạng nợ gia hạn
và nợ quá hạn phát sinh. Vì vậy, trong ba năm gần đây, đối với nhiều DNNN, chi
nhánh tập trung vào thu nợ mà không cho vay hoặc giảm dần hạn mức tín dụng.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn là đối tượng cho vay chính của chi
nhánh và là khách hàng được chú ý nhất hiện nay. Ta có thể thấy được vốn cho

vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh qua các năm chiếm trên
60% tổng dư nợ.Vì nhóm khách hàng này năng động và sử dụng vốn có hiệu
quả, khả năng thanh toán tốt. Năm 2007 vốn cho vay là 223,42 tỷ dồng chiếm
48,1 % tổng dư nợ. Năm 2008 nâng mức cho vay lên 309,77 tỷ đồng chiếm
49,2% tổng dư nợ. Năm 2009 với tốc độ tăng trưởng nhanh cho đối tượng này
nâng con số cho vay lên 1089 tỷ đồng chiếm 60,5% tổng dư nợ. Năm 2010 đạt
2340 tỷ đồng chiếm 65% tổng dư nợ. Năm 2011 đạt 3829,54 tỷ đồng chiếm
84,5% tổng dư nợ. Chứng tỏ rằng càng về sau thì vốn cho vay cho các doanh
nghiệp ngoàn quốc doanh là chủ yến. Tuy nhiên bản thân họ cũng còn rất nhiều
hạn chế trong tiếp cận tín dụng ngân hàng. Và chi nhánh đang có mục tiêu cho
vay đối với khách hàng vay món vay lớn từ 500 triệu trở lên với lãi suất thấp
hơn nhưng tăng hiệu quả kinh doanh.
Đối với cho vay cá nhân và các thành phần khác thì chi nhánh cho vay
một số lượng tương đối nhỏ. Năm 2007 đạt 144,3 tỷ đồng chiếm 31,07% tỏng
dư nợ. Năm 2008 đạt 197,25 tỷ đồng chiếm 31,3 % tổng dư nợ. Năm 2009 đạt
207 tỷ đồng chiếm 11,5 % tổng dư nợ. Năm 2010 đạt 180 tỷ đồng chiếm 5%
tổng dư nợ. Năm 2011 đạt 203,94 tỷ đồng chiếm 4,5% tổng dư nợ. Với chính
sách cho vay hiện nay thì các cá nhân và doanh nghiệp vừa nhỏ khác không đủ
điều kiện để đáp ứng tài sản cho vay: TSBĐ không đủ giấy tờ hợp pháp, phương
án kinh doanh không khả thi, và vốn vay nhỏ…
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 22
Chuyên đề thực tập
1.4.2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Hoàn Kiếm giai đoạn 2007- 2011
Trong thời gian qua chi nhánh Hoàn Kiếm đã nhanh chóng tiếp cận với
nhiều loại khách hàng khách nhau, hình thức cho vay hướng tới tất cả các ngành
nghề: dịch vụ thương mại, công nghiệp chế biến, giao thông vận tải,xây dựng,
cho vay tiêu dùng…Trong đó dư nợ tín dụng đối với các ngành như: dịch vụ
thương mại, công nghiệp chế biến , cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Điều này góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội.

Để cụ thể cơ cấu cho vay theo ngành của chi nhánh ta có bảng 1.4 như sau:
Bảng 1.4: Cơ cấu cho vay theo ngành của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh
Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2011
2007 2008 2009 2010 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
( %)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
NN-Lâm

Nghiệp
18,6 4 43,12 6,85 73.56 4.09 186 5.16 196.42 4.33
Công
nghiệp khai
thác mỏ
2,3 0,5 16,5 2,6 29,85 1.65 93.31 2.6 98.51 2.17
Công
nghiệp chế
biến
61,9 13,3 127,45 20,24 301.06 16.72 705 19.58 744.48 16.43
Xây dựng 40,48 8,7 40,3 6,4 63,96 3.55 172.69 4.8 182.36 4.02
Dịch vụ và
thương mại
83,4 18 132,45 21 469.17 26.06 857 23.81 905 19.97
Vận tải và
viễn thông
22,263 4,8 59,77 9,5 392 21.8 687 19.08 725.47 16.01
Cá nhân và
các ngành
khác
235,55 50,7 210,02 33,4 470.4 26.13 899 24.97 1679.76 37.07
Tổng 464,5 100 629,62 100 1800 100 3600 100 4532 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm )
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 23
Chuyên đề thực tập
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 24
Chuyên đề thực tập
Nhìn chung vốn cho vay trong các ngành có sự chênh lệch rõ rệt. Đối với
các ngành như dịch vụ và thương mại; vận tải và viễn thông; công nghiệp chế
biến… là những ngành có vốn vay lớn và tăng đều qua các năm. Trong lĩnh vực

công nghiệp chế biến tăng từ 127,45 tỷ đồng năm 2008 lên đến 744,48 tỷ đồng
năm 2011 tăng gần 6 lần so với năm 2008. Cụ thể: Năm 2007 đạt 61,9 tỷ đồng
chiếm 13,3 % tổng dư nợ. Bước sang năm 2008 thì vốn cho vay đã tăng lên
127,45 tỷ đồng và chiếm 20,24 % tổng dư nợ. Năm 2009 với dấu hiệu phục hồi
của nền kinh tế sau khủng hoảng thì vốn cho vay đạt 301,06 tỷ đồng chiếm
16,72 % tổng dư nợ. Năm 2010 đạt 705 tỷ đồng chiếm 19,58 % tổng dư nợ.
Năm 2011 đạt 744,48 tỷ đồng chiếm 16,43% tổng dư nợ.
Ngành dịch vụ thương mại tăng mạnh nhất không kể cho vay cá nhân và
các ngành khách.Năm 2007 mức cho vay đạt 83,4 tỷ đồng chiếm 18% tổng dư
nợ. Năm 2008 nâng con số lên 132,45 tỷ đồng chiếm 21 % tổng dư nợ. Năm
2009 sự khởi sắc cho ngành dịch vụ thương mại với vốn cho vay là 469,17 tỷ
đồng chiếm 26,06% tổng dư nợ . Năm 2010 đạt 857 tỷ đồng chiếm 23,81 % tổng
dư nợ có giảm so với năm 2009 tuy nhiên về mặt số lượng thì vẫn tăng 387,83 tỷ
đồng. Năm 2011 đạt 905 tỷ đồng tỷ trọng giảm xuống còn 19,97% tổng dư nợ vì
ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu và Châu Mỹ nên nhu cầu dịch vụ
và thương mại có xu hướng cắt giảm.
Cho vay cá nhân và các ngành khác thì tăng đều và chiếm 37,07 % trong
tổng số tiền cho vay năm 2011. Luôn đạt ở mức cao như năm 2007 đạt 235,557
tỷ đồng chiếm 50,7% tổng dư nợ. Nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm
về sau như năm 2008 chỉ chiếm 33,4 %, 2009 chiếm 26,13 % , 2010 chiếm
24,97% và năm 2011 chiếm 37,07 %.
Ngành công nghiệp khai thác mỏ là vốn cho vay thấp nhất chiếm tỷ trọng
từ 0,5%- 2,6%.Mức cho vay năm 2007 là 2,3 tỷ chiếm 0,5 %, năm 2008 16,5 tỷ
chiếm 2,6%, năm 2009 là 29,85 tỷ đồng chiếm 1,65%, năm 2010 là 93,31 tỷ
đồng chiếm 2,6% và năm 2011 là 98,51 chiếm 2,17 % tổng dư nợ.
Cơ cấu cho vay theo ngành của chi nhánh cũng khá đa dạng, với mức
tăng giảm khác nhau của các ngành phù hợp với tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy
nhiên vẫn có nhiều ngành còn chiếm tỷ trọng thấp như công nghiệp khai thác
mỏ, nông nghiệp- lâm nghiệp và cần có chính sách đưa ra để nâng tỷ trọng cho
vay của các ngành, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hoạt động

tích cực hơn.
Trần Thị Bé – CQ503187 Trang 25

×