Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu,sơ đồ 4
Lời nói đầu 8
CHƯƠNG 1: 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI
SUẤT Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1.Những vấn đề chung về rủi ro 10
1.1.1 Khái niệm 10
1.1.2. Nguyên nhân 11
1.2.Rủi ro lãi suất 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2. Phân loại 12
1.2.3 Nguyên nhân 14
1.3.Mô hình xác định rủi ro lãi suất 16
1.3.1. Mô hình kì hạn đến hạn 16
1.3.2. Mô hình định giá lại 17
1.3.3. Mô hình thời lượng 20
1.4.Quản lý rủi ro lãi suất 23
1.4.1.Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất 23
1.4.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 23
1.4.3.Các phương pháp phòng ngừa 23
CHƯƠNG 2: 28
THỰC TRẠNG VÊ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 28
2.1.Khái quát về chi nhánh ngân hàng 28
2.1.1 Giới thiệu chung 28
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh ngân hàng 29
30
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng (2009-2011) 32
2.1.4.Báo cáo kết quả kinh doanh 41
2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng 42
2.2.1 Lựa chọn mô hình xác định rủi ro lãi suất 42
2.2.2 Sử dụng mô hình định giá để xác định rủi ro lãi suất 43
2.3. Đánh giá thực trạng và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng
49
2.3.1 Thành tựu và hạn chế 49
2.3.2 Nguyên nhân 51
CHƯƠNG 3: 61
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 61
3.1.Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng thời gian tới 61
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 61
3.1.2.Định hướng quản lý rủi ro lãi suất 64
3.2.Thách thức đặt ra đối với chi nhánh ngân hàng 65
3.2.1.Về cơ chế quản lý 65
3.2.2 Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính 65
3.2.3 Về hiệu quả và chất lượng hoạt động 66
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng 66
3.3.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất 66
3.3.2. Giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 67
3.3.3.Một số giải pháp khác 69
3.4.Một số kiến nghị với NH No&PTNT Việt Nam 71
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt Diễn giải
NH No&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
CN Chi nhánh
CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức
KH Khách hàng
NH Ngân hàng
PGD Phòng giao dịch
UER User
TCTD Tổ chức tín dụng
LS Lãi suất
RRLS Rủi ro lãi suất
TSC Tài sản có
TSN Tài sản nợ
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Danh mục bảng biểu,sơ đồ
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu,sơ đồ 4
Lời nói đầu 8
CHƯƠNG 1: 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI
SUẤT Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1.Những vấn đề chung về rủi ro 10
1.1.1 Khái niệm 10
1.1.2. Nguyên nhân 11
1.2.Rủi ro lãi suất 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2. Phân loại 12
Hình 1.1: Kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ 12
Hình 1.2 Kỳ hạn tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn tài sản có 13
1.2.3 Nguyên nhân 14
1.2.3.1 Sự ko phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản được đo bằng khe hở
lãi suất 14
1.2.3.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến 15
1.3.Mô hình xác định rủi ro lãi suất 16
1.3.1. Mô hình kì hạn đến hạn 16
Bảng 1.1 – Bảng cân đối tài sản đơn giản của NH 16
1.3.2. Mô hình định giá lại 17
1.3.2.1. Mục đích 17
1.3.2.2. Nội dung 17
1.3.2.3. Cách thức 17
1.3.2.4. Công thức 18
Bảng 1.2 - Mối quan hệ giữa GAP, sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi thu
nhập lãi ròng 19
1.3.2.5. Hạn chế của mô hình 19
1.3.3. Mô hình thời lượng 20
1.3.3.1. Khái niệm 20
1.3.3.2. Công thức 20
1.3.3.3 Hạn chế của mô hình thời lượng 22
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
1.4.Quản lý rủi ro lãi suất 23
1.4.1.Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất 23
1.4.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 23
1.4.3.Các phương pháp phòng ngừa 23
1.4.3.1 Biện pháp phòng ngừa nội bảng: Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng
cân đối 23
1.4.3.2 Các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng: Sử dụng các công cụ tài chính
phái sinh trong việc phòng ngừa RRLS 25
CHƯƠNG 2: 28
THỰC TRẠNG VÊ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 28
2.1.Khái quát về chi nhánh ngân hàng 28
2.1.1 Giới thiệu chung 28
Bảng 2. 1 Qui mô của Chi nhánh 29
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh ngân hàng 29
2.1.2.1 Hoạt đông huy động vốn 29
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ quy trình huy động vốn tại Ngân hàng 30
30
2.1.2. 2 Hoạt động tín dụng 30
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng 31
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng (2009-2011) 32
2.1.3.1 Tình hình kinh doanh tín dụng 32
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng từ 2009-2011 33
Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu từ 2009-2011 34
2.1.3.2 Tình hình hoạt động huy động vốn 34
Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn từ năm 2009-2011 ) 35
Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động và dư nợ nội bảng của Ngân hàng
NNo&PTNT Tỉnh Hà Giang (tính đến thời điểm 31/12/2010) 37
Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tính trên đầu người 38
Biểu đồ2. 2: Nguồn vốn huy động và dư nợ tính trên đầu người tại các chi
nhánh cấp II 39
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ 40
a.Nghiệp vụ thanh toán 40
Thanh toán trong nước 40
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
2.1.4.Báo cáo kết quả kinh doanh 41
Bảng 2.6: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH 41
2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng 42
2.2.1 Lựa chọn mô hình xác định rủi ro lãi suất 42
2.2.2 Sử dụng mô hình định giá để xác định rủi ro lãi suất 43
2.2.2.1 Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất 43
Bảng 2.7 – Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm lãi suất 43
Bảng 2.8– Giá trị TSC, TSN ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) nhạy cảm lãi suất. 44
2.2.2.2.Công thức tính 44
2.2.2.3.Xác định mức lãi suất trung bình thay đổi qua các năm 45
Bảng 2.9 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ 45
Bảng 2.10 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng nội tệ 46
Bảng 2.11 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng ngoại tệ 46
2.2.2.4 Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của chi nhánh qua các năm 47
Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS nội tệ qua các thời kỳ 47
Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS ngoại tệ qua các thời kỳ 48
Bảng 2.14 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS của chi nhánh qua các thời kỳ 48
2.3. Đánh giá thực trạng và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng
49
2.3.1 Thành tựu và hạn chế 49
2.3.1.2.Thành tựu 49
2.3.1.2.Hạn chế 49
2.3.2 Nguyên nhân 51
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan 51
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 58
CHƯƠNG 3: 61
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 61
3.1.Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng thời gian tới 61
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 61
3.1.2.Định hướng quản lý rủi ro lãi suất 64
3.2.Thách thức đặt ra đối với chi nhánh ngân hàng 65
3.2.1.Về cơ chế quản lý 65
3.2.2 Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính 65
3.2.3 Về hiệu quả và chất lượng hoạt động 66
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng 66
3.3.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất 66
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Hình 3.1 – Quy trình quản lý rủi ro lãi suất 67
3.3.2. Giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 67
3.3.2.1. Giải pháp phòng ngừa nội bảng 67
3.3.2.2. Giải pháp phòng ngừa ngoại bảng 68
3.3.3.Một số giải pháp khác 69
3.4.Một số kiến nghị với NH No&PTNT Việt Nam 71
Hình 3.2 – Biểu đồ về khả năng phát sinh và tác động của rủi ro 72
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, các NHTM đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chức năng: chức
năng thủ quỹ, trung gian tài chính, trung gian thanh toán. Có thể nói NHTM dù ở quốc
gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà
các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thị
trường luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín
của chính ngân hàng và có tính lây chuyền, ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ kinh tế,
chính trị, đời sống của một quốc gia.
Chi nhánh Ngân hàng Nông và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang trong
những năm qua đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển thị trường tiền tệ và nền kinh tế
tỉnh Hà Giang.Tuy nhiên,với nền kinh tế có nhiều biến đông như hiện nay và sự cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao,Ngân càng cũng gặp nhiều khó khăn trong
hoạt động kinh doanh,đặc biệt là trong vấn đề quản lý rủi ro.Vì vậy, để hoạt động ngân
hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả, cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi
ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Vì vậy.em đã chọn đề
tài: “Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang” cho khóa luận tốt nghiệp lần này.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo&PTNT Vị Xuyên, đề tài xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng
và công tác quản lý rủi ro lãi suất của chi nhánh ngân hàng , từ đó đưa ra các giải pháp
tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng chi nhánh.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất tại chi
nhánh.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Vị Xuyên
các năm 2009.2010,2011.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
4.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, tổng hợp.
5.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận,khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất ở Ngân
hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng về rủi ro lãi suất đối với chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Vị Xuyên –Hà Giang.
Chương 3: Định hướng hoạt động và quản lý rủi ro lãi suất đối với chi nhánh Ngân
Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên –Hà Giang.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ
RỦI RO LÃI SUẤT Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Những vấn đề chung về rủi ro
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia làm
hai quan điểm sau:
Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc
chắn có thể xãy ra cho con người. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con
người càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh.
Theo quan điểm trung hoà: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi
ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến
cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đến
những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro,chúng ta
có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng,
phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới.
*Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
-Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong
đợi mà khi xãy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận
thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành
được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro hối đoái
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
- Các loại rủi ro khác: Rủi ro hoạt động ngoại bảng; Rủi ro công nghệ và hoạt
động; Rủi ro quốc gia; Rủi ro do thuế thay đổi đột ngột, ảnh hưởng của chiến
tranh, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
1.1.2. Nguyên nhân
Có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:
- Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả.
- Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một
doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loạichứng
khoán có rủi ro cao.
-Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin
không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.
- Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô
- Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ
nghiệp vụ.
Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
- Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
-Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.
- Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được.
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.
- Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:
- Do thiên tai, hoả hoạn.
- Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định.
- Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
-Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
1.2.Rủi ro lãi suất
1.2.1 Khái niệm
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi
suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi
vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi,
NHTM phải đương đầu với các loại rủi ro: rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư
-Rủi ro về giá: Phát sinh khi LS thị trường tăng ð giá trị của trái phiếu và các
khoản cho vay có lãi suất cố định mà NHTM năm giữ giảm.
Có nghĩa là: nếu như NHTM bán những công cụ tài chính này trong giai đoạn
LS tăng thì sẽ phải chịu tổn thất về tài chính
-Rủi ro tái đầu tư: Phát sinh khi LS thị trường hạ ð NHTM phải chấp nhận đầu tư
các nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lợi thấp hơn ð hạ thấp
mức thu nhập kỳ vọng trong tương lai của NHTM
1.2.2. Phân loại
Xét trên phương diện những thiệt hại mà biến động lãi suất gây ra cho các ngân
hàng thì RRLS bao gồm hai loại rủi ro cơ bản: rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trị
tài sản.
- Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của NH khi lãi suất thị
trường biến động. Bao gồm:
+ Rủi ro định giá lại (rủi ro tái tài trợ TSN hoặc tái đầu tư TSC)
Có: Thu nhập lãi ròng = Thu nhập lãi – chi phí lãi
• Rủi ro tái tài trợ TSN khi NH duy trì kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN
Hình 1.1: Kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
Tài sản có
2 năm
Tài sản nợ
1 năm
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Giả sử NH huy động vốn với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 1 năm để đầu tư cho một dự
án kỳ hạn 2 năm với lãi suất 9%/năm.
Lợi nhuận của NH trong năm thứ nhất sẽ là 1% (= 9% - 8%). Nếu lãi suất thị
trường không đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì NH sẽ duy trì được lợi nhuận ở
mức 1%. Tuy nhiên nếu lãi suất thị trường năm thứ hai tăng lên , giả sử NH chỉ có thể
huy động với lãi suất là 11% thì lợi nhuận của NH là -2% (= 9% - 11%). Như vậy, có
thể thấy NH chịu rủi ro lãi suất khi NH duy trì kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN trong
khi lãi suất thị trường tăng.
• Rủi ro tái đầu tư tài sản có khi NH duy trì kỳ hạn của TSN lớn hơn kỳ hạn của
TSC
Hình 1.2 Kỳ hạn tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn tài sản có
Giả sử NH huy động vốn với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 2 năm để đầu tư dự án kỳ
hạn 1 năm có lãi suất 9%/năm.
Lợi nhuận của NH trong năm thứ nhất sẽ là 1%. Nếu sang năm thứ hai NH chỉ có
thể cho vay với lãi suất 7%/năm thì lợi nhuận của NH là -1% (= 7% - 8%). Như vậy
trong trường hợp NH duy trì kỳ hạn của TSN lớn hơn TSC, NH sẽ chịu rủi ro khi lãi
suất thị trường giảm.
+ Rủi ro cơ bản: là rủi ro phát sinh khi sự định giá lại không hoàn hảo hoặc giống
nhau giữa những khoản mục khác nhau, nghĩa là xuất hiện sự khác nhau về mức độ
thay đổi lãi suất thu được từ TSC và lãi suất phải trả cho TSN mặc dù những khoản
mục này có cùng thời hạn định giá lại.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh khi KH không tôn trọng cam kết về kỳ hạn
ban đầu. Ví dụ: Khi lãi suất thị trường tăng lên, KH có xu hướng rút trước hạn các
khoản tiền gửi có kỳ hạn để gửi vào các khoản tiền gửi mới với lãi suất cao hơn hay
khi lãi suất thị trường giảm xuống, KH có xu hướng trả nợ trước hạn các khoản vay
dài hạn để vay lại khoản vay mới với lãi suất thấp hơn.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
Tài sản có
1 năm
Tài sản nợ
2 năm
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
- Rủi ro giảm giá trị tài sản: là khả năng giá trị tài sản ròng của NH bị suy giảm khi
lãi suất thị trường biến động. Bao gồm:
+ Rủi ro kỳ hạn: là rủi ro giảm giá trị ròng của NH khi tồn tại sự không cân xứng
về kỳ hạn của TSC và TSN.
Giả sử NH huy động 100 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm để cho vay với kỳ hạn 1 năm.
Nếu lãi suất thị trường tăng từ 9%/năm đến 10%/năm thì giá trị TSC (A) và TSN (L)
của NH sẽ biến động:
ΔA =
3%)101(
100
+
-
3%)91(
100
+
= - 2,087 (tỷ đồng)
ΔL =
1%)101(
100
+
-
1%)91(
100
+
= - 0,83 (tỷ đồng)
=> ΔE = -2,087 – (- 0,83) = - 1,253 (tỷ đồng)
Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng cả TSC và TSN đều giảm, tuy nhiên giá trị các
tài sản có kỳ hạn khác nhau thì mức giảm khác nhau. Cụ thể TSC có kỳ hạn dài thì giá
trị giảm nhiều hơn TSN dẫn đến giá trị ròng của NH giảm.
+ Rủi ro đường cong lãi suất: là rủi ro của NH trước những thay đổi về độ dốc và
hình dạng của đường cong lãi suất. Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi không dự
đoán trước của đường cong lãi suất có tác động làm giảm giá trị tài sản của NH do lãi
suất của những thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau.
1.2.3 Nguyên nhân
1.2.3.1 Sự ko phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản được đo bằng khe hở lãi
suất
Sự không cân xứng về kỳ hạn là tình trạng TSC của NH có kỳ hạn dài hơn hoặc
ngắn hơn kỳ hạn TSN.
Nguyên nhân:
+ Sự đa dạng nhu cầu của KH gửi tiền và vay tiền. Người gửi tiền luôn muốn gửi
với kỳ hạn ngắn để phòng ngừa các trường hợp chi tiêu ngoài dự tính hay khi lãi suất
đang có xu hướng tăng, ngược lại, người vay tiền cần một thời gian dài để sử dụng vốn
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
vay dầu tư vào sản xuất và sinh lời. Điều này làm cho việc cân xứng kỳ hạn giữa tài
sản và nợ là thực sự khó khăn.
+ NH thường không quy định KH bắt buộc phải tôn trọng thời hạn trong hợp đồng
để làm vừa lòng các KH của mình, tạo điều kiện cho KH vay vốn có thể trả nợ NH bất
cứ khi nào có tiền và các KH gửi tiền có thể rút trước hạn nếu có việc đột xuất.
+ Các NH thường có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của TSC lớn hơn TSN vì mục
tiêu lợi nhuận. Chúng ta biết rằng các NH huy động ngắn hạn với lãi suất và cho vay
dài hạn với lãi suất cao sẽ thu được lợi nhuận cao.
- Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà ngân hàng chia tài sản và nguồn thành hai loại:
nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất.
- Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi
suất:
Khe hở nhạy = Giá trị TS Có - Giá trị TS Nợ
cảm LS nhạy cảm LS nhạy cảm LS
+ Khe hở > 0, nếu LS tăng thì thu nhập NH tăng
+ Khe hở < 0, nếu LS tăng thì thu nhập NH giảm
Trong đó: tài sản, nguồn nhạy cảm lãi suất là loài mà số dư nhanh chóng chuyển sang
lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá dưới
hoặc bằng 12 tháng.
1.2.3.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến
Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân
hàng không thể dự báo chính xác những thay đổi của lãi suất. Và chính nhứng thay đổi
ngoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng.
Giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện
tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản
tăng lên, cho nên giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngược lại,
nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do đó,
nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau thì đó cũng là nguyên
nhân gây ra rủi ro lãi suất. Giả sử tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự
giảm giá trị tài sản nợ, từ đó có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.
1.3.Mô hình xác định rủi ro lãi suất
1.3.1. Mô hình kì hạn đến hạn
Gọi M
A
là kì hạn đến hạn trung bình của danh mục TSC và M
L
là kì hạn đến
hạn trung bình của danh mục TSN, ta có:
M
A
=
∑
=
n
i
AiAi MW
1
.
và ML =
∑
=
n
j
LjLj MW
1
.
Trong đó:
W
Ai
: tỷ trọng của TSC i trong tổng TSC (giá trị tính theo giá thị trường)
W
Lj
: tỷ trọng của TSN j trong tổng TSN (giá trị tính theo giá thị trường)
M
Ai
: kì hạn đến hạn của TSC i
M
Lj
: Kì hạn đến hạn của TSN j
Mức chênh lệch kì hạn = M
A
- M
L
Công thức trên nói lên kì hạn đến hạn của một danh mục TSC hoặc TSN bằng tỷ
trọng trung bình của tất cả các kì hạn cấu phần trong danh mục tài sản. Ảnh hưởng của
lãi suất lển bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào tính chất và mức độ của sự không cân
xứng các kì hạn giữa danh mục TSC và danh mục TSN của NH, tức là phụ thuộc vào
tính chất của (M
A
– M
L
) là lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn 0 và mức độ chênh lệch (M
A
–
M
L
).
Ví dụ: Xét một bảng cân đối tài sản đơn giản sau
Bảng 1.1 – Bảng cân đối tài sản đơn giản của NH
Tài sản có Tài sản nợ
Tài sản có có kỳ hạn dài (A) Tài sản nợ có kỳ hạn ngắn (L)
Vốn tự có (E)
Ta có: E = A – L
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Khi lãi suất trên thị trường tăng thì giá trị thị trường của TSC và TSN đều giảm,
song với giả thiết của ví dụ là TSC có kì hạn dài hơn TSN dẫn đến giá trị thị trường
của TSC giảm nhiều hơn so với giá trị thị trường của vốn huy động.
Ta có : ΔE = ΔA – ΔL
Từ công thức trên có thể thấy rằng, khi lãi suất tăng làm giá trị của TSC giảm nhiều
hơn so với mức giảm của TSN, NH phải trích từ vốn tự có của mình để bù đắp khoản
lỗ này.
Hạn chế của mô hình kì hạn đến hạn là chưa đề cập đến yếu tố thời lượng của TSC
và TSN.
1.3.2. Mô hình định giá lại
1.3.2.1. Mục đích
Đo lường mức độ biến động thu nhập lãi ròng của NH trước sự thay đổi của lãi
suất thị trường.
1.3.2.2. Nội dung
Phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh
lệch giữa tiền lãi thu được từ TSC và lãi phải thanh toán cho vốn huy động sau một
khoảng thời gian nhất định.
1.3.2.3. Cách thức
Phân loại TSC và TSN của NH thành hai nhóm: nhóm nhạy cảm với lãi suất và
nhóm không nhạy cảm với lãi suất dựa trên tiêu chí mức độ biến động của thu nhập
(chi phí) lãi khi lãi suất thị trường thay đổi.
TSC nhạy cảm lãi suất (RSA) là những tài sản có thể định giá lại khi lãi suất thị
trường thay đổi: các khoản cho vay và chứng khoán sắp đáo hạn, chuẩn bị gia hạn
hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi, các khoản cho vay với lãi suất thả nổi…
TSN nhạy cảm lãi suất (RSL) là những nguồn vốn được định giá lại khi lãi suất thị
trường thay đổi: những khoản tiền gửi sắp đến hạn phải trả, đến kỳ điều chỉnh lãi,
những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi…
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
1.3.2.4. Công thức
Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất (Δ net interest income)
ΔNII = GAP x Δi (1.1)
Với: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
GAP = RSA - RSL
Trong đó:
ΔNII: Mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng từ lãi suất
GAP: Chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Δi: Mức độ thay đổi lãi suất
RSA: Tài sản có nhạy cảm lãi suất
RSL: Tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Trong mỗi giai đoạn (ngày, tuần, tháng …) khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất lớn
hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất dương, khi giá trị TSC nhạy
cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất âm.
Theo mô hình trên có thể thấy, khi TSC và TSN của NH có sự chênh lệch, NH sẽ
gặp rủi ro lãi suất nếu lãi suất thị trường biến động. Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất
tới thu nhập lãi ròng của NH được tóm tắt như sau:
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
(1.2)
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Bảng 1.2 - Mối quan hệ giữa GAP, sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi thu nhập lãi
ròng
GAP Δi ΔNII
>0 > 0 > 0
> 0 < 0 < 0
< 0 > 0 < 0
< 0 < 0 > 0
= 0 = 0
Như vậy có thể thấy không phải trong trường hợp nào sự biến động của lãi suất thị
trường cũng gây thiệt hại cho NH. Cụ thể, trong trường hợp NH duy trì GAP >0 khi lãi
suất thị trường tăng và GAP<0 khi lãi suất thị trường giảm, NH sẽ được lợi vì thu nhập
lãi ròng của NH tăng. RRLS đến từ hai trường hợp lãi suất thị trường giảm kết hợp khe
hở lãi suất GAP >0 và lãi suất thị trường tăng kết hợp GAP< 0.
1.3.2.5. Hạn chế của mô hình
Thứ nhất, vấn đề về tiêu chí đánh giá. Chúng ta biết rằng trên bảng cân đối kế toán
của NH có những khoản mục nhạy cảm với lãi suất và những khoản mục không nhạy
cảm với lãi suất, tuy nhiên không phải tất cả các khoản mục được cho là nhạy cảm với
lãi suất lại biến động với cùng giá trị khi lãi suất thị trường biến động => mức độ nhạy
cảm của khoản mục TSC và TSN là khác nhau.
Thứ hai, hiệu ứng giá của thị trường. Sự thay đổi của lãi suất thị trường không chỉ
ảnh hưởng đến thu nhập mà còn tác động đến giá trị tài sản của NH. Mô hình định giá
lại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ của tài sản, không tính đến giá trị thị trường của chúng,
do đó, mô hình này chỉ phản ánh một phần RRLS đối với NH.
Thứ ba, vấn đề kỳ định giá tích lũy. Giả sử TSC và TSN trong cùng một nhóm kỳ
hạn đến hạn có thể có giá trị bằng nhau nhưng TSC được định giá lại tại thời điểm đầu
của kỳ định giá lại trong khi TSN được định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá
lại. Rõ ràng trong trường hợp này kỳ hạn đến hạn của tài sản và nợ là không cân xứng.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Tuy nhiên theo mô hình định giá lại thì coi như không có vần đề gì với thu nhập lãi
ròng. Nếu như kỳ định giá lại càng mau thì hạn chế của kỳ định giá tích lũy càng giảm.
Thứ tư, vấn đề tài sản đến hạn. Một trong các giả định của mô hình định giá lại là
toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả khi đến hạn. Trên thực tế, NH thường quy
định các khoản cho vay được hoàn trả theo định kỳ và KH có thể trả nợ trước hạn. Do
đó, mô hình này không thể phản ánh chính xác những tác động của lãi suất đến thu
nhập lãi ròng của NH.
Với những hạn chế trên đây có thể nói mô hình định giá lại chỉ đánh giá được một
cách cơ bản nhất sự thay đổi của thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường thay đổi.
1.3.3. Mô hình thời lượng
1.3.3.1. Khái niệm
Mô hình thời lượng là phương pháp đo lường sự nhạy cảm của giá (giá trị của vốn)
của khoản đầu tư có thu nhập cố định tới sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Thời lượng của một tài sản là thước đo kỳ hạn thực tế của một tài sản sinh lời,
được xác định trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Thời lượng TSC thực chất là thời
gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư. Thời lượng TSN xác định
thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động.
1.3.3.2. Công thức
D =
∑
∑
=
=
N
t
N
t
PVt
tPVt
1
1
.
Trong đó:
D: Thời lượng của tài sản
PV
t
: Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t
N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản
Xét sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị tài sản, ta có công thức:
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
(1.3)
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
dY
dP
= - P
y
D
+1
= - PD*
Trong đó:
dY
dP
: Sự thay đổi giá trị tài sản do ảnh hưởng của sự thay đổi trong lãi suất
P: Giá của tài sản
Y: Lãi suất đến hạn
D*: Thời lượng được điều chỉnh
Theo công thức này, khi lãi suất thay đổi, giá trị của tài sản biến động ngược chiều.
Nói cách khác, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, tài sản có thời lượng càng dài thì
sự thay đổi giá trị càng lớn.
Về ý nghĩa kinh tế, thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản
đối với lãi suất hay nói cách khác, nếu D* của tài sản là X, khi lãi suất tăng 1% thì giá
trị hiện tại của tài sản giảm đi X%.
Đo lường thiệt hại của NH khi lãi suất thay đổi trên cơ sở tính toán thời lượng hai
vế của bảng cân đối tài sản:
D
A
=
∑
DAiXAi.
Trong đó: DAi: thời lượng của tài sản có thứ i
XAi: tỷ trọng của tài sản có thứ i
D
L
=
∑
DLiXLi.
Trong đó: DLi: thời lượng của tài sản có thứ i
X Li: tỷ trọng của tài sản có thứ i
Áp dụng các công thức (1.3), (1.4), (1.5), (1.6) ta có công thức đo lường thiệt hại
của NH trước sự biến động của lãi suất như sau:
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
ΔE
(1.4)
(1.5)
(1.6)
=
- A. Δi/(1+i)
x
(D
A
– kD
L
)
(1.7)
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
Trong đó: k =
A
L
là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của NH, gọi là tỷ lệ
đòn bẩy k
Các tình huống xảy ra:
(D
A
– kD
L
) > 0 i tăng => E giảm
(D
A
– kD
L
) < 0 i giảm => E giảm
1.3.3.3 Hạn chế của mô hình thời lượng
Thứ nhất, hạn chế về tính lồi của mô hình. Mô hình thời lượng là phép đo chính
xác sự thay đổi thị giá của các chứng khoán có thu nhập cố định khi lãi suất thị trường
thay đổi ở mức nhỏ. Tuy nhiên khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớn thì mô hình
thời lượng cho kết quả kém chính xác bởi vì mô hình giả định rằng mối quan hệ giữa
lãi suất và giá tài sản là tuyến tính (dạng đường thẳng) nhưng thực chất mối quan hệ
này là phi tuyến (dạng đường cong). Vì vậy, nếu lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớn
thì mô hình trở nên kém tin cậy.
Thứ hai, vấn đề tuyến lãi suất nằm ngang. Một trong các giả định của mô hình là
tuyến lãi suất hay cấu trúc kỳ hạn của lãi suất nằm ngang, điều này có nghĩa là mỗi khi
lãi suất thay đổi thì tuyến lãi suất tịnh tiến song song. Tuy nhiên, trong thực tế, tuyến
lãi suất có rất nhiều hình dạng khác nhau, trong đó chỉ có tuyến lãi suất có dạng gần
như năm ngang chứ không nằm ngang hoàn toàn. Do vậy, khi sử dụng mô hình thời
lượng sẽ tiềm ẩn một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối
với sự thay đổi của lãi suất.
Thứ ba, vấn đề trì hoãn thanh toán. Mô hình thời lượng giả định rằng các KH của
NH thanh toán lãi và gốc theo đúng kỳ hạn đã được quy định trong hợp đồng. Tuy
nhiên, trên thực tế KH có thể vì nhiều lý do mà chậm thanh toán, trong nhiều trường
hợp NH cũng phải cơ cấu lại khoản nợ hoặc gia hạn nợ cho KH. Và do đó, luồng tiền
của NH sẽ thay đổi và đây chính là lý do khiến NH phải tính toán và điều chỉnh lại
thời lượng TSC và TSN để đảm bảo chính xác trong việc đo lường RRLS.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
1.4.Quản lý rủi ro lãi suất
1.4.1.Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất
Các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung trong đó có rủi ro lãi suất mang tới
cho Ngân hàng nhiều ảnh hưởng to lớn
-Rủi ro xãy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là
mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận,giảm sút giá trị
của tài sản,
-Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh
mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường
xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và
con đường phá sản là tất yếu.
-Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi
tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn làm cho nền kinh tế bị suy
thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội,
và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàngtrong nước và khu vực.
Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt ngân
hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
1.4.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suẩt tại NHTM có hai mục tiêu quan trọng:
- Dự báo những xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai và hậu quả phát
sinh gắn với những biến động của lãi suất thị trường
- Vận dụng các công cụ quản trị rủi ro phù hợp nhằm hạn chế những tác động
tiêu cực, qua đó, bảo toàn và tăng thu nhập cho NHTM
1.4.3.Các phương pháp phòng ngừa
1.4.3.1 Biện pháp phòng ngừa nội bảng: Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng cân
đối
Như trên đã phân tích, nguyên nhân của RRLS trong NH chính là sự không cân
xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN kết hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. Do
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
đó, một trong các biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro lãi suất chính là duy trì
sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN.
Về mặt lý thuyết, sự cân xứng kỳ hạn TSC và TSN là hoàn toàn có thể đạt được
nếu như NH tuân thủ nguyên tắc huy động vốn với kỳ hạn bao lâu thì cũng cho vay
với cùng kỳ hạn ấy. Giả dụ, NH huy động vốn với kỳ hạn 5 năm thì phải cho vay với
kỳ hạn 5 năm hay khi KH có nhu cầu vay 5 năm NH ngay lập tức tìm nguồn huy động
kỳ hạn 5 năm để tài trợ cho khoản vay này. Tuy nhiên trên thực tế điều này khó xảy ra
bởi vì thực hiện điều này gây khó khăn và tốn kém chi phí cho NH bởi lẽ nhu cầu của
người gửi tiền và người vay tiền là không cân xứng. Do đó NH thường theo hướng hạn
chế sự không cân xứng kỳ hạn bằng cách thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của
bảng cân đối tài sản. Chẳng hạn, khi NH có chênh lệch thời lượng dương (D
A
– kD
L
) >
0 , NH có thể tăng kỳ hạn của TSN bằng cách phát hành các công cụ nợ có kỳ hạn dài,
hoặc giảm bớt kỳ hạn các TSC bằng cách hạn chế cho vay dài hạn và đầu tư vào các
chứng khoán ngắn hạn
Một giải pháp mới đó là NH có thể sử dụng công nghệ chứng khoán hóa để điều
chỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản. Chứng khoán hóa là việc NH nhóm các
tài sản có sinh lời rồi chuyển ra ngoại bảng thông qua trung gian là người được ủy thác
– một tổ chức được đảm bảo không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát
hành chứng khoán. Bước tiếp theo NH thiết lập một cam kết với công ty ủy thác nhằm
phòng ngừa rủi ro tín dụng do chính NH đã cho vay. Nguồn bảo đảm tín dụng có thể
lấy từ các nguồn thu trực tiếp của NH hoặc bằng thư bảo lãnh của một NH khác, điều
này đảm bảo chắc chắn rằng những người đầu tư chứng khoán sẽ được thanh toán đầy
đủ gốc và lãi khi đến hạn. NH vẫn phải quản lý khoản tín dụng này và nhận được một
khoản phí gọi là phí dịch vụ tín dụng. Định kỳ người thế chấp thanh toán gốc và lãi tín
dụng cho NH, sau khi để lại khoản phí dịch vụ tín dụng, NH sẽ chuyển các khoản
thanh toán này cho người đầu tư chứng khoán thông qua công ty tín thác. Có thể thấy
rằng nghiệp vụ chứng khoán hóa làm rút ngắn kỳ hạn tài sản của NH, làm giảm bớt
nhạy cảm của NH trước sự thay đổi của lãi suất. Do vậy, chứng khoán hóa là công cụ
hữu hiệu giúp NH phòng ngừa RRLS.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
1.4.3.2 Các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng: Sử dụng các công cụ tài chính phái
sinh trong việc phòng ngừa RRLS
Việc sử dụng các biện pháp truyền thống như trên để phòng ngừa RRLS đôi khi
gây ra tốn kém không nhỏ cho NH. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài
chính, xuất hiện các giải pháp tiện lợi hơn cho NH sử dụng để phòng ngừa RRLS: các
công cụ tài chính phái sinh. Đây là việc NH sử dụng các hợp đồng phái sinh nhằm đảm
bảo giá trị của tài sản là cố định trước những thay đổi của lãi suất thị trường. Khóa
luận này tập trung nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh được sử dụng trong việc
phòng ngừa RRLS là: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp
đồng quyền chọn.
Nguyên tắc cơ bản trong biện pháp này là dùng lãi ngoại bảng để bù lỗ nội bảng do
RRLS gây ra.
a. Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng forward(hợp đồng kỳ hạn)
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một hời điểm nhất
định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay.
Ví dụ:
NHTM A nắm giữ 1 triệu $ trái phiếu với kỳ hạn 10 năm. Trong điều kiện bình
thường, tại thời điểm t = 0 giá trái phiếu này là 97 $/100 $ mệnh giá. Tuy nhiên, NH
dự báo lãi suất sẽ tăng lên trong thời gian 3 tháng tới. Để phòng ngừa rủi ro trong tình
huống này, NH A sẽ ký bán forward 3 tháng với giá 97 $/trái phiếu.
Sau 3 tháng, nếu như lãi suất thị trường đúng là tăng lên thì NH này sẽ không
chịu rủi ro và bảo toàn được thu nhập từ nắm giữ trái phiếu này
b.Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng swap(hợp đồng hoán đổi)
Một hợp đồng Swap là một thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một
thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó. Giao dịch
hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của
mình.
GVHD: Ts Đàm Quang Vinh SV: Lê Thị Thùy
25