Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bà Triệu Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.3 KB, 96 trang )

Chuyên đề thực tập PGS .TS Nguyễn Thường Lạng
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN 5
LỜI CAM ĐOAN 6
Danh mục chữ viết tắt 7
Danh mục bảng 9
Danh mục hình 9
LỜI MỞ ĐẦU 10
1. Tính tất yếu của đề tài 10
2. Mục đích nghiên cứu 10
3. Đối tượng và phạm vi 10
3.1. Đối tượng 10
3.2. Phạm vi 10
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Kết cấu chuyên đề 11
CHƯƠNG 1: 12
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM 12
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 12
1.1.1. Quá trình hình thành 12
1.1.2. Thông tin về ngân hàng 12
1.1.3. Tầm nhìn và chiến lược 15
1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý 20
1.1.5. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng 23
1.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC 25
1.2.1. Kinh nghiệm 25
1.2.2. Bài học 28
CHƯƠNG 2: 29
SV. Nguyễn Việt Thắng


Page
1
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
THỰC TRẠNG SAI SÓT BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH BÀ TRIỆU
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008-2011 29
2.1. TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ 29
2.1.1. Thanh toán xuất nhập khẩu 29
2.1.2. Các phương thức thanh toán 31
2.2. SAI SÓT BỘ CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG ACB 32
2.2.1. Những chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế tại ACB 32
2.2.2. Sai sót bộ chứng từ sử dụng trong phương thứcchuyển tiền bằng điện 33
2.2.3. Sai sót bộ chứng từ sử dụng trong phương pháp tín dụng thư (L/C: Letter of Credit) 37
2.2.4. Sai sót bộ chứng từ sử dụng trong phương pháp nhờ thu 43
2.2.6. Các giải pháp đã áp dụng để hạn chế sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế 47
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ HẠN CHẾ SAI
SÓT BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ 49
2.3.1. Thành công và những hạn chế 49
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 50
CHƯƠNG 3: 53
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SAI SÓT BỘ CHỨNG TỪ
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU CHI NHÁNH BÀ TRIỆU HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 53
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG ACB 53
3.1.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng 53
3.1.2. Định hướng hoạt động của phòng thanh toán quốc tế 54
3.2. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SAI SÓT BỘ CHỨNG TỪ THANH
TOÁN QUỐC TẾ 56

3.2.1. Thiết lập quy trình phân tích xử lý sai sót 56
3.2.2. Thiết lập cơ chế cảnh báo sớm sai sót 58
3.2.3. Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho nhân viên ngân hàng 59
3.2.4. Thực hiện hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho khách hàng 60
3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của ngân hàng 62
3.2.6. Mở rộng quan hệ đại lý 63
3.2.7. Học hỏi các ngân hàng thương mại khác 64
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page2
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ 65
3.3.1. Kiến nghị Nhà Nước 65
3.3.2. Kiến nghị ngân hàng Nhà Nước 68
3.3.5. Kiến nghị Bộ Công Thương 68
3.3.4. Kiến nghị ngân hàng ACB 69
3.3.5. Kiến nghị với khách hàng 70
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page3
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page4
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được
các thầy cô tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết để có thể
hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của
Khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế cũng như quý thầy cô của Trường Đại
Kinh tế Quốc dân. Đây là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành chuyên đề
này.
Trên hết, em xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Thường Lạng đã hướng
dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của ngân hàng
ACB chi nhánh Bà Triệu, các anh, chị ở phòng thanh toán quốc tế. Đặc biệt là
chị Hoàng Thu Hương, trưởng phòng thanh toán quốc tế đã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn,cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn thành chuyên đề thực
tập của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu, giúp em tìm hiểu thực tế về quá trình
hoạt động của ngân hàng.
Vì thời gian thực tập tương đối ngắn và với vốn kiến thức còn hạn chế nên
chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót. Do đó em mong nhận được những
nhận xét của các thầy cô và anh chị để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng dồi
dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Thắng
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page5
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng chuyên đề này là do chính tôi thực hiện, các số liệu

thu thập và phân tích trong chuyên đề là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài khoa học nào.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Thắng
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page6
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Danh mục chữ viết tắt
STT
Chữ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng Á Châu
2 ACBA Asia Commercial Bank Asset Công ty khai thác tài sản
ngân hàng Á Châu
3 ACBD Asia Commercial Bank Defend Công ty Cổ phần Dịch vụ
Bảo vệ ngân hàng Á Châu
4 ACBR Asia Commercial Bank Real
estate
Công ty Cổ phần Địa ốc
ACB
5 ACBS Asia Commercial Bank
Securities
Công ty Chứng khoán
ACB
6 AGRI
BANK

Vietnam Bank of Agriculture
and Rural Development
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
7 ALCO Asset liabilities council
Management
Hội đồng quản lý tài sản Nợ-

8 BIDV Bank for Investment and
Development of Vietnam
Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam
9 CAMEL Capital, Asset quality,
Management, Earnings,
Liquidity
Hệ thống đánh giá
CAMEL
10 CSR Customer Service
Representative
Nhân viên dịch vụ khách
hàng
11 ETA Estimated time of arrival Dự kiến thời gian đến
12 FEBTC Far East Bank and Trust
Company
Ngân hàng Viễn Đông và
công ty Tín thác
13 ISBP International Standard Banking
Practice for the Examination of
Documents Under

Documentary Credits
Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế dùng để
kiểm tra chứng từ trong
phương thức tín dụng
chứng từ
14 IFC International Auditing and
Financial Consulting Company
Công ty kiểm toán và tư
vấn tài chính
15 JBIC Japan Bank for International
Cooperation
Ngân hàng Hợp tác quốc tế
Nhật Bản
16 GW Gross Weight Tổng trọng lượng
17 HSBC Hongkong and Shanghai
Banking Corporation
Tập đoàn ngân hàng Hồng
Kông và Thượng Hải
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page7
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
18 KSV Kiểm Soát viên
19 L/C Letter of Credit Tín dụng thư
20 MTR Mail Tranfer Remittance Thư chuyển tiền
21 NCUA National Credit Union
Administration
Cục Quản lý các tổ hợp tín
dụng Hoa Kỳ

22 PWC Price Waterhouse Coopers Công ty kiểm toán Price
Waterhouse Coopers
23 SCB Saigon Commercial Joint Stock
Bank
Ngân hàng TMCP Sài
Gòn
24 SJC Saigon Jenery Company Công ty vàng bạc đá quý
Sài Gòn
25 SMEDF Small & Medium Enterprise
Finance Program
Chương trình Tài trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
26 SMEFP Small & Medium Enterprise
Finance Plan
Dự án tài trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
27 SWIFT Society for Worldwide
Interbank Financial
Telecommunication
Hiệp hội Viễn thông Tài
chính Liên ngân hàng
Toàn thế giới
28 SAIGON
BANK
Saigon Bank for Industry and
Trade
Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Công Thương
29 TCBS The Complete Banking
Solution

Giải pháp ngân hàng trọn
vẹn
30 TT Telegraphic Transfer
Remittance
Điện chuyển tiền
31 TTQT Thanh toán quốc tế
32 UCP The Uniform Custom and
Practice for Documentary
Credits
Bản Quy tắc thực hành
thống nhất về tín dụng
chứng từ
33 URC Uniform Rules for Collections Quy tắc thống nhất về nhờ
thu
34 Vietin
Bank
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank
Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt
Nam
35 Vietcom
Bank
Joint stock commercial Bank
for Foreign Trade of Vietnam
Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt
Nam
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page8

Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Danh mục bảng
STT Bảng Tên bảng Trang
1 2.1 Những chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế
tại ACB
25
2 2.2 Thống kê sai sót chứng từ chuyển tiền bằng điện tại
ngân hàng ACB chi nhánh Bà Triệu Hà Nội
26
3 2.3
Biên bản kiểm tra chứng từ công ty Duy Lợi
28
4 2.4 Biên bản kiểm tra chứng từ công ty Imexco 29
5 2.5
Thống kê sai sót chứng từ tín dụng thư (L/C)
tại ngân hàng ACB chi nhánh Bà Triệu Hà Nội
32
6 2.6
Biên bản kiểm tra chứng từ công ty Trúc Anh
33
7 2.7 Biên bản kiểm tra chứng từ công ty nhựa Châu Âu 34
8 2.8 Thống kê sai sót chứng từ nhờ thu tại ngân hàng
ACB chi nhánh Bà Triệu Hà Nội
35
9 2.9 Biên bản kiểm tra chứng từ công ty Phúc Anh 37
10 2.10 Biên bản kiểm tra chứng từ công ty Xuân Lộc Thọ 38
Danh mục hình
STT Hình Tên hình Trang
1 1.1 Cơ cấu bộ máy hoạt động của ngân hàng ACB 11

2 3.1 Quy trình xử lý sai sót tại ngân hàng ACB 48
3 3.2 Quy trình cảnh báo sớm tại ngân hàng ACB 49
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page9
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Thương mại quốc tế trở thành một bộ phận không thể thiếu với mỗi quốc
gia. Mở rộng thương mại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, phát huy
lợi thế so sánh mà còn cách thức tốt nhất đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng
trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.Vì vậy, trong
nhiều năm qua các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng ACB nói
riêng không ngừng phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế đa
dạng hóa các hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt
được nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACB còn nhiều hạn chế.
Những hạn chế này gây tổn thất về thời gian và kinh tế cho khách hàng cũng
như uy tín của ngân hàng ACB. Trong đó sai sót bộ chứng từ là rủi ro gây ra tổn
thất đáng kể. Những sai sót này bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và
chủ quan tuy nhiên điều có thể cảnh báo và phòng ngừa sớm nếu ngân hàng và
các khách hàng chủ động thực hiện các biện pháp để phát hiện sớm các sai sót
này. Nếu không phòng tránh kịp thời những sai sót sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng, khách hàng có thể thiệt hại lớn như mất toàn bộ lô hàng , không nhận
được tiền thanh toán, bị giam giữ hải quan, thiệt hại uy tín…. Trong khi đó ngân
hàng cũng bị thiệt hại do mất khách hàng, tổn thất uy tín. Chính vì vậy việc
phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế là
việc hết sức quan trọng và cần thiết mà các ngân hàng thương mại nói chung và
ngân hàng ACB nói riêng đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ vấn đề cấp thiết đó, đề tài: “Sai sót bộ chứng từ thanh toán

quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bà Triệu Hà Nội”,
được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở số liệu sai sót bộ chứng từ tại ngân hàng ACB chi nhánh Bà
Triệu chuyên đề thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục sai sót bộ
chứng từ thanh toán quốc tế
3. Đối tượng và phạm vi
3.1. Đối tượng
Sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACB chi nhánh Bà
Triệu Hà Nội
3.2. Phạm vi
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page10
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACB chi nhánh Bà
Triệu Hà Nội từ năm 2008-2011 và giải pháp đến 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong đề tài là phân tích, tổng hợp, so sánh
Số liệu trong chuyên đề dựa trên cơ sở số liệu của ngân hàng ACB chi
nhánh Bà Triệu Hà Nội giai đoạn 2008-2011
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục hình, danh mục bảng, danh
mục tài liệu tham khảo chuyên đề được trình bày trong 3 chương :
Chương 1: Giới thiệu cơ sở thực tập và kinh nghiệm xử lý sai sót chứng từ
thanh toán quốc tế.
Chương 2: Thực trạng sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bà Triệu Hà Nội giai đoạn 2008-2011.
Chương 3: Định hướng và giải pháp khắc phục sai sót bộ chứng từ thanh
toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bà Triệu Hà

Nội đến năm 2015.
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page11
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Quá trình hình thành
Pháp lệnh về ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng
một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh
đó, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số
0032/NH-GP do ngân hành Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số
533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
1.1.2. Thông tin về ngân hàng
•Thông tin liên lạc :
Địa chỉ hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí
Minh
Tel: (848) 3929 0999
Fax: (848) 3839 9885
Email: acb@acb. com. vn
Trang web: www. acb. com. vn
•Vốn điều lệ :
Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9. 376. 965. 060. 000
đồng.
•Sản phẩm phục vụ chính :
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại
tệ và vàng Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng

đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán
trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và
chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ và
vàng. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
•Mạng lưới kênh phân phối :
Gồm 330 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển
trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng
giao dịch Tại khu vực phía Bắc 15 chi nhánh và 75 phòng Giao dịch(Hà Nội,
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page12
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Giang, Phú Yên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nam) 15 chi nhánh và 35 phòng giao
dịch Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh
Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng,
Hà Tĩnh, Quảng Bình) Tại khu vực miền Tây 12 chi nhánh, 20 phòng giao dịch
(Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) Tại khu vực miền Đông 5 chi
nhánh và 19 phòng giao dịch (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước,
Vũng Tàu). Trên 2. 000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB
đang hoạt động 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-
Western Union.
•Công ty trực thuộc :
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Công ty Quản lý và khai thác tài sản
ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu
(ACBL).
•Công ty liên kết :
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ ngân hàng Á Châu (ACBD). Công ty Cổ
phần Địa ốc ACB (ACBR).

•Công ty liên doanh
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với
SJC).
•Cơ cấu tổ chức
Sáu khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, ngân quỹ,
Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực. Bốn ban: Kiểm toán nội
bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng. Hai
phòng : Tài chính, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).
•Nhân sự
Tính đến ngày 31/03/2012 tổng số nhân viên của ngân hàng Á Châu trên 9.
337 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai
năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương
trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do ngân hàng
Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong
năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị
ngân hàng của Trung tâm Đào tạo ngân hàng (Bank Training Center).
•Quy trình nghiệp vụ
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page13
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000. Công nghệ ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng
10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The
Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo
thời gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân
hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt
24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs

Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ
mua bán ngoại tệ.
•Chiến lược
Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang
chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of
differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
•Cổ đông nước ngoài
(Tỷ lệ cổ phần nắm giữ: 30%) Connaught Investors Ltd. (Jardine Matheson
Group), Dragon Financial Holdings Ltd. , Standard Chartered APR Ltd. ,
Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd. , Red River Holding, PXP Vietnam
Fund, Vietnam Lotus Fund Ltd. , T. I. M Vietnam Institutional Fund, KITMC
Vietnam Growth Fund 2, KITMC Worldwide Vietnam, KB Vietnam Focus
Balance Fund, Vietnam Emerging Equity Fund Ltd. , Greystanes Ltd. ,
Spinnaker G. O Fund Ltd. , Spinnaker G. E. M Fund Ltd. , Spinnaker G. S Fund
Ltd. , J. P. Morgan Securities Ltd. và J. P. Morgan Whitefriars Inc.
•Các nguyên tắc hướng dẫn hành động
Chỉ có một ACB; Liên tục cách tân; và Hài hòa lợi ích của các bên có
quyền lợi liên quan. ACB tham gia các chương trình tín dụng của các định chế
nước ngoài và quốc tế.
Thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, MasterCard, Swift.
Thẻ thanh toán đồng thương hiệu: SCB và Citimart.
Bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng: Prudential, AIA.
•Kiểm toán độc lập
Ernst & Young (trước đây), hiện nay là PricewaterhouseCoopers (PWC).
•Hỗ trợ kỹ thuật
IFC đã dành một ngân khoản trị giá 575. 000 đô-la Mỹ trong chương trình
Hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao năng lực quản trị điều hành của ACB,
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page14

Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
được thực hiện trong năm 2003 và 2004. Ngân hàng Standard Chartered đang
thực hiện một chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho ACB, được triển khai
trong khoảng thời gian năm năm (bắt đầu từ năm 2005).
•Xếp hạng tín nhiệm quốc tế
Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh
giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực
bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T.
1.1.3. Tầm nhìn và chiến lược
•Tầm nhìn
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng
thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam
vào thời điểm đó " ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ" là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân
hàng mới thành lập như ACB.
•Chiến lược
Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu
khách hàng và hướng tới khách hàng;
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo
cho sự tăng trưởng được bền vững;
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn
cổ đông
(ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững
mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa
hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên
nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;
- Xây dựng "Văn hóa ACB" trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một

cách xuyên suốt.
ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.
Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua ba hình thức.
-Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: Hiện nay trên phạm vi toàn quốc,
ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực
thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page15
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở
văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
-Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: Hiện nay,
ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ
chức thẻ quốc tế (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt,
Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp
nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v. v. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan
hệ hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát
triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống
kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là SCB, ngân hàng
nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh
nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.
-Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xây dựng
năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược
hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
Đa dạng hóa:
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB
đã có Công ty ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành

lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được
thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực
hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài
chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:
- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp
cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.
- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công
ty tài trợ mua xe.
- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn
còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương
trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành
công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại
chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006 - 2011) và tầm nhìn 2015.
•Phát triển - các cột mốc đáng ghi nhớ
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm
bám sát trong suốt 19 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page16
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp
ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu củamình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam
trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
- 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.
- 27/4/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát
hành thẻ tín dụng quốc tế ACB- MasterCard.
- 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
- Năm 1997- Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm

nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được
bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng
toàn diện kéo dài hai năm. Thông qua chương trình đào tạo này ACB nắm bắt một cách
hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong
quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong
điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.
- Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập
Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.
- Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa
ốc cho khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc
ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ. ACB trở thành ngân hàng cho vay
mua nhà mạnh nhất Việt Nam.
- Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông
tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.
- Năm 2000 - Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000
ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000 - 2004) như là một bộ phận của chiến
lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định
hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân,
Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ
thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và
một số phòng ban. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở Giao dịch.
Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo Ban Chiến lược, Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Ban
Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng, Ban Đảm bảo chất lượng, Phòng Quan hệ quốc tế
và Phòng Thẩm định tài sản. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính
chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng
và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản
lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm
dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
- 29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty

SV. Nguyễn Việt Thắng
Page17
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát
triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách
khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.
- 02/01/2002 - Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.
- 06/01/2003 - Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh
vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và
(iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
- 14/11/2003 - Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của
Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
- Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile banking,
home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của
TCBS.
- 10/12/2004 - Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng,
quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
- 17/06/2005 - Đối tác chiến lược: SCB & ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật.
Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết
dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.
•Thành tích và sự ghi nhận
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn
nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành
ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng
được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước
phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến
30/9/2006 đã đạt trên 1. 100 tỷ đồng, tăng hơn 55 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản
năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt gần 40. 000 tỷ đồng, tăng 122 lần, dư nợ cho

vay cuối năm 1994 là 164 tỷ đồng, cuối tháng 9/2006 đạt 14. 464 tỷ đồng, tăng 88 lần.
Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối tháng 9 năm 2006 hơn 457
tỷ đồng, tăng hơn 61 lần, đến năm 2011 là 641 tỷ đồng.
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các
ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công
nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu
quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị
thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm
dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi
tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page18
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
đồng xã hội. Sự hoàn hảo là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực
hiện.
Nhìn nhận và đánh giá của xã hội
Năm 2002, ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt
Quốc gia xét cấp.
- Năm 2002, ACB nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích nâng
cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ.
- Năm 2006, ACB là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất nhận Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.
Nhìn nhận và đánh giá của khách hàng
Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng

khách hàng suốt hơn 13 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin
cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của
ACB trong tương lai.
Nhìn nhận và đánh giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm
1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững
mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A. Hơn
nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được
quy định trong Thỏa ước Basel I của ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - Bank for
International Settlements) mà ngân hàng Nhà Nước áp dụng. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn
trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.
Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông
tấn về tài chính ngân hàng.
- Năm 1997, ACB được Tạp chí Euromoney chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Trong bốn năm liền 1997 - 2000, ACB được tổ chức chuyển tiền nhanh Western
Union chọn là Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
- Năm 1998, ACB được chọn triển khai Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh châu Âu tài trợ.
- Năm 1999, ACB được Tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ) chọn là ngân hàng tốt
nhất Việt Nam.
- Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là ngân hàng thương mại cổ phần hội đủ điều kiện
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page19
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng.
- Năm 2002, ACB được chọn triển khai Dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEFP) do ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
- Năm 2003, ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương
hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần

đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này.
- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times, Anh
Quốc, bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005.
- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là ngân hàng bán lẻ
xuất sắc nhất Việt Nam (Excellence in Retail Financial Services) và được Tạp chí
Euromoney chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Best Bank in Vietnam). Như vậy,
trong vòng một năm, ACB đạt được ba danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của ba
cơ quan thông tấn tài chính ngân hàng có tiếng trên thế giới.
1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý
1.1.4.1. Cơ cấu bộ máy hoạt động
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng.
Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân
hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động
hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành và
các Hội đồng.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt
động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt
động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài
chính hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp
pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
- Các Hội đồng: do Hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu cho Hội đồng
quản trị trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm
bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, ngân hàng có 04
Hội đồng, bao gồm:
- Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến
lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng để phát huy cao nhất sức
mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của ngân hàng.
- Hội đồng tín dụng có chức năng phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, phê

duyệt hạn mức tiền gửi của ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp
dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page20
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.
- Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các phương án đầu tư cho các công ty con
và việc tham gia gốp vốn đầu tư với các doanh nghiệp khác và đề xuất ý kiến cho cấp có
thẩm quyền quyết định đầu tư.
- Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng,
xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh
của ngân hàng.
- Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp
luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó
Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
1.1.4.2. Chức năng hoạt động các Khối, Phòng, Ban
- Khối khách hàng cá nhân: Nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với
khách hàng cá nhân, quản lý theo dõi nhân viên kinh doanh PFC. Thực hiện kế
hoạch kinh doanh được giao; phân giao chỉ tiêu KD khách hàng cá nhân đối với
các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống; Xây dựng qui trình qui định
trong hoạt động ngân hàng liên quan đến khách hàng cá nhân.
- Khối Khách hàng doanh nghiệp:Nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đối với khách hàng doanh nghiệp, quản lý theo dõi nhân viên kinh doanh
Ra, Ro, RM, HCB. Thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao; phân giao chỉ
tiêu KD khách hàng doanh nghiệp đối với các chi nhánh, phòng giao dịch trong
toàn hệ thống; Xây dựng qui trình qui định trong hoạt động ngân hàng liên quan
đến khách hàng doanh nghiệp. Trung tâm thanh toán quốc tế cũng nằm trong
khối này.
- Khối phát triển kinh doanh thực hiện các công việc chủ yếu sau: nghiên cứu

thị trường, môi trường hoạt động, cạnh tranh của các ngân hàng từ đố xây dựng
kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh; Thực hiện việc tuyên truyền quảng
cáo, makettinh; xây dựng hình ảnh, thương hiệu của ACB, thực hiên các công
tác truyền thông ra bên ngoài và trong nội bộ ACB.
- Khối ngân quĩ thực hiện công việc chủ yếu sau: kinh doanh vốn và ngân quĩ,
kinh doanh vàng; thực hiện việc kinh doanh ngoại hối; Nghiên cứu xây dựng các
qui trình qui định về kho quĩ, mua bán vàng, ngoại tệ; Xác định tỷ giá giao dịch
của ACB đối với vàng và ngoại tệ….
- Khối vận hành thực hiện các công việc chủ yếu sau: Dịch vụ khách hàng
quản lý nhân viên tiếp nhận thông tin, yêu cầu của KH và thực hiện nhập liệu
trên chương trình; Nguyên cứu xây dựng các qui trình qui định trong việc thực
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page21
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
hiện các giao dịch, hạch toán chứng từ giả ngân, thu nợ và chứng từ chuyển tiền
thanh toán, mua bán ngoại tệ, mua bán vàng, chứng từ về huy động vốn… tạo
lập thông tin khách hàng. . . Xây dựng các mẫu biểu về các loại hợp đồng, khế
ước nhận nợ; các qui định, luật liên quan đến đến hoạt động ngân hàng.
- Khối quản trị nguồn lực: Chuẩn bị và quản lý các cơ sở vật chất và con
người phục vụ cho hoạt động ngân hàng; Xây dựng các qui trình, qui định về
tuyển dụng cán bộ, bổ nhiệm cán bộ; Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ,
nhân viên ngân hàng; Xây dựng sử chữa cải tạo trụ sở, văn phòng làm việc của
Ngân hàng, mua sắm trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động ngân hàng…
- Trung tâm công nghệ thông tin: Xây dung, nghiên cứu các phần mềm ứng
dụng trong hoạt động ngân hàng, quản lý hệ thống thiết bị, phần mền dự liệu;
Đảm bảo hệ thống thiết bị, chương trình hoạt động một cách thông suốt. Thực
hiện việc bảo mật thông tin trên hệ thống phần mềm dự liệu….
Ngoài 6 khối trên còn có 03 ban, 03 phòng trực thuộc và các chi nhánh , phòng
giao dịch thực hiên các chức năng theo qui định.

1.1.4.3. Chức năng hoạt động của các phòng, bộ phận ACB Hà Nội
Phòng Khách hàng cá nhân:Thực hiện công việc bán sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân. .
Phòng Khách hàng doanh nghiệp:Thực hiện công việc bán các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp.
Phòng dịch vụ và Ngân quĩ:Chức năng cung cấp các dịch vụ thanh
toán, dịch vụ thẻ, tiền gửi, hạch toán việc mua bán ngoại tệ, vàng đối
với khách hàng. . .
Phòng thanhtoán quốc tế:Chức năng tư vấn và cung cấp các dịch vụ
thanh toán quốc tế cho khách hàng.
Phòng kế toán:Chức năng Thực hiện thanh toán bù trừ trên địa
bàn, hạc toán chi phí, phản ánh tài sản chi phí, nguồn vốn, sự vận động
của tài sản của ngân hàng.
Bộ phận pháp lý chứng từ: Thực hiện việc soạt thảo các hợp đồng thế
chấp, cầm cố, hợp động tín dung đối với khách hàng; Thực hiện việc công
chứng đăng ký giao dịch bảo đảm, giải chấp tài sản cho khách hàng….
Bộ phận kiểm toán nội bộ:Kiểm tra, giám sát sau khi có phát sinh
các giao dịch, hoạt động của ngân hàng; kiểm tra giám sát công tác an
toàn kho quĩ…. ; Từ đó có những cảnh báo sớm về rủi trong hoạt
độngngân hàng.
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page22
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Phòng Hành chính quản trị: Làm công tác hành chính, quản trị
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; thực hiện việc quản
lý cơ sở vật chất được trang bị tại chi nhánh.
1.1.5. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
1.1.5.1. Chức năng nhiệm vụ của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng
Thanh toán quốc tế là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng

của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàngđáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc
tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân
hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng
mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của
ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà
còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt
động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo
lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân
hàng quốc tế khác.
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu được nguồn
vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc
tế với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp
phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại
của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy
tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các
ngân hàng nước.
1.1.5.2.Các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng
*)Phương thức chuyển tiền – Remittance
Khái niệm :
Phương thức chuyển tiền (remittance) là một phương thức thanh toán
trong đó người chuyển tiền (Remitter) yêu cầu ngân hàng của mình (Remitting

bank) chuyển một số tiền nhất định (một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng tuỳ
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page23
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
theo hợp đồng ngoại thương) cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có
tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành
giao hàng.
Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán
khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ…nhưng
cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
*)Phương thức mở tài khoản (Open account)
Khái niệm:
Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau khi thực hiện
giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, thì mở một tài khoản
(hoặc 1 cuốn sổ) ghi nợ cho người mua và việc thanh toán các khoản nợ này
được thực hiện sau một thời hạn nhất định do 2 bên mua bán thỏa thuận trước.
Đặc điểm:
- Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng mở tài khoản và
thực thi thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên.
- Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản
theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán.
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là người mua và người bán
*)Phương thức nhờ thu:
Khái niệm
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất
khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu
tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ
do người xuất khẩu lập.

a)Nhờ thu trơn (Clean collection)
Là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ
mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các
chứng từ thương mại có lien quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực
tiếp cho bên mua, không qua ngân hàng.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
- Là phương thức thanh toán, trong đó bên bán ủy nhiệm cho ngân hàng
thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ
chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp
nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao toàn bộ chứng từ cho người
mua nhận hàng.
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page24
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
*) Phương thức tín dụng chứng từ (L/C- letter of Credit)
Khái niệm
Thư tín dụng L/C là cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của
ngân hàng đối với người thụ hưởng L/C (người bán, người cung cấp dịch vụ)
với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán
phù hợp với các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng
và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng
từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Đặc điểm thư tín dụng chứng từ
- Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không
dựa trên hàng hóa và dịch vụ. Khi ngân hàng phát hành phát hành một L/C,
người nhập khẩu chỉ cần đem đến bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy
định trong L/C là ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán, không phụ
thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của Người nhập khẩu.

- L/C được mặc định là không hủy ngang nếu không chỉ rõ là L/C hủy
ngang.
- Chứng từ được coi là không phù hợp nếu:mâu thuẫn với các điều khoản
trong L/Ccác chứng từ mâu thuẫn với nhau
- Ngân hàng phát hành có khoảng thời gian hợp lý là 5 ngày làm việc.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định
trong L/C.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi
chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
1.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC
1.2.1. Kinh nghiệm
Một trong nhữngđiều kiện để xử lý sai xót chứng từ trong hoạt động thanh
toán quốc tế của một ngân hàng thương mại là đối với bản thân ngân hàng phải
có tiềm lực và khả năng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng
thanh toán quốc tế phụ thuộc vào trình độ, khả năng xử lý công việc của cán bộ
thanh toán, phụ thuộc vào trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc trao đổi
thông tin, phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ của ngân hàng có đủ đáp ứng kịp thời
cho việc thanh toán và một điều quan trọng là phải có sự lãnh đạo, phương
hướng hoạt động đúng đắn của ban lanh đạo, uy tín của NH trong nước và quốc
tế, mạng lưới ngân hàng đại lý và cả các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế.
1.2.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng AGRIBANK
SV. Nguyễn Việt Thắng
Page25
Lớp Kinh tế Quốc tế 50A

×