Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 101 trang )


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
HĐQT Hội đồng quản trị
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
QLRR Quản lý rủi ro
PCRT Phòng chống rửa tiền
TMĐT Thương mại điện tử
CNTT Công nghệ thông tin
PTSP Phát triển sản phẩm
VCSH Vốn chủ sở hữu
TSLĐ Tài sản lưu động
CIC Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng
PGD Phòng giao dịch
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu đầu tư đang rất lớn và đi kèm với
đó là rủi ro mà các dự án đầu tư gặp phải cũng đa dạng hơn. Đặc biệt khi mà nền kinh
tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới thì những biến động
của nền kinh tế thế giới cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. Rủi ro là yếu
tố gắn liền mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có các hoạt động cho vay của các
ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận các ngân hàng không thể chối bỏ rủi
ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức
tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro
thích hợp. Bởi vậy hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư là một yếu
tố vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, yêu cầu
cần thiết là phải đánh giá phân tích rủi ro đối với dự án, để đưa ra quyết định cho vay
hay khước từ đối với dự án. Từ đó đưa ra một quyết định cho vay chính xác và đảm
bảo thu hồi vốn cho ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt là một Ngân hàng trẻ nhưng đã


có rất nhiều hoạt động đáng kể đóng góp cho sự phát triển của hoạt động đầu tư nói
riêng và cho nền kinh tế nói chung. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thì công tác đánh giá rủi ro phải được thực hiện thận trọng. Vì thế, sau thời gian
thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá
rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Bưu điện Liên Việt. Thực trạng và giải pháp” cho chuyên đề thực tập của
mình. Bài viết gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án trong thẩm định dự án đầu
tư xin vay vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro dự án
trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Nguyển Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn để
em hoàn thành bài viết, và xin cảm ơn đến các cán bộ Phòng Quản lý rủi ro và Phòng
chống rửa tiền Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong quá trình thực tập. Do còn hạn chế về thời gian thực tập cũng như kinh
nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô
và bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank-LPB) tiền
thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập
và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank
bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng
Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với
việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn
nhất của LienVietPostBank.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là một ngân hàng non trẻ trong ngành tài
chính ngân hàng Việt Nam. Nhưng sau gần 4 năm hoạt động đã gặt hái được những
thành công ấn tượng về tổng tài sản, công nghệ, mạng lưới và thương hiệu.
Trụ sở chính tại: 32 Nguyễn Công Trứ - Phường 1 – Thành phố Vị Thanh - Tỉnh
Hậu Giang.
Vốn điều lệ của Ngân hàng:
Ngày thàng lập là 3.300 tỷ đồng.
Ngày 30 tháng 10 năm 2009, tăng vốn điều lệ lần 1 lên 3.650 tỷ đồng.
Ngày 01 tháng 04 năm 2011 vốn điều lệ đã tăng lên 5.650 tỷ đồng
Ngày 01 tháng 07 năm 2011 vốn điều lệ đã tăng 6.010 tỷ đồng, sau khi Tổng công
ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản
trị.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank: Các cổ đông lớn bao gồm Công ty Cổ
phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA); Công ty dịch vụ Hàng
không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO); Tổng công ty Bưu chính Việt Nam…
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank: các tổ chức Tài chính –
Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ),
Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software
Limited…
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng: đến thời điểm hiện tại Ngân hàng TMCP
Liên Việt có trên 50 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Mặc dù được thành lập và đi vào hoạt động muộn so với các NHTM khác, Ngân
hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hiện nay được xếp hạng doanh nghiệp loại I trong hệ
thống Ngân hàng TMCP Việt Nam. Sau hơn 3 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt đang từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh

tế đối ngoại của đất nước, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng và hiện đại đến mọi
tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tài chính. Với Slogan “Liên kết phát triển”,
LienVietPostBank phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về hiện đại hóa,
chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ “tín”. Hiện nay, LienVietPostBank đã là
một tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng đáng tin cậy, luôn nhận được sự quan tâm
và tin tưởng từ phía khách hàng
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ phòng ban của Ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt
1.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Cơ quan trung ương của Ngân hàng Liên Việt là Hội sở. Hội sở quản lý toàn bộ
mạng lưới bao gồm các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch. Mô hình tổ chức
cụ thể của Ngân hàng Liên Việt:

1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và các
phòng ban
Với chiến lược trở thành Ngân hàng đầu tư và dịch vụ, kết hợp bán buôn bán lẻ và
kinh doanh đa năng, Ngân hàng Liên Việt đã triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa
dạng đáp ứng nhu cầu của Dân cư, Tổ chức Kinh tế và các Tổ chức Tín dụng cả bằng
nội tệ và ngoại tệ. Công tác phát triển Khách hàng theo hướng chuyên nghiệp hóa (hình
thành và đưa vào hoạt động theo mô hình Khối) để tận dụng mọi khả năng và cơ hội
kinh doanh, khai thác lợi thế của Khách hàng và đối tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Trên cơ sở ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh và theo mục đích thành lập,
LienVietPostbank đã nghiên cứu phương án đầu tư mang tính chuyên nghiệp cao cũng
như cung cấp các dịch vụ tương ứng về quản lý và khai thác tài sản mà ngân hàng thực
hiện với các ngành nghề đăng ký kinh doanh như:
- Mua bán, xử lý nợ tồn đọng của các tổ chức và của các tổ chức tín dụng khác,
các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng thương mại khác theo quy
định của Pháp luật;
- Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm: nợ có tài sản bảo đảm và

nợ không có tài sản bảo đảm bảo) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố,
bảo lãnh, tài sản tòa án giao theo quyết định, bản án liên quan đến khoản nợ) để xử lý,
thu hồi vốn nhanh nhất;
- Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật
trình ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại của Chính phủ xem xét,
trình Thủ tướng Chính phủ cho phép ngân hàng xóa nợ cho khách hàng (đối với nhóm
nợ không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi nợ);
- Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng
thương mại theo giá thị trường (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị tồn
đọng) theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua tổ chức dịch vụ bán
đấu giá tài sản; bán cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính;
- Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư
thêm, chuyển nợ thành vốn góp;
- Xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa
chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng
tài sản để thu hồi nợ.
 Hội đồng quản trị
HĐQT có quyền nhân danh Ngân hàng quyết định các vấn đề có liên quan đến
mục đích, quyền lợi của (trừ trường hợp thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông) và
quản trị theo đúng pháp luật Nhà nước, các pháp lệnh về NH, Điều lệ và Nghị quyết
của Đại hội đồng cổ đông.
Quyết định các phương hướng kinh doanh, hình thức huy động vốn, tăng vốn điều
lệ, chuyển nhượng cổ phiếu có ghi tên, chuyển nhượng tài sản. Quyết định về chiến
lược phát triển khách hàng, phạm vi hoạt động, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ kỹ
thuật vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và quy định những chi phí để thực hiện
những chiến lược đó
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc và có quy chế nhân viên, qui chế quản lý
nhân sự, phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn của Ngân hàng.
 Ban tổng giám đốc
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc điều hành mọi nghiệp vụ

của Ngân hàng theo đúng pháp luật, các pháp lệnh của Ngân hàng, điều lệ Ngân hàng
TMCP Liên Việt, nghị quyết của Đại hội đồng và HĐQT. Tổ chức hoạt động kinh
doanh đảm bảo ngày càng phát triển và có lãi.
Tổng giám đốc có chức năng tham mưu cho HĐQT về chiến lược phát triển Ngân
hàng, chính sách khách hàng, bố trí định biên, tiêu chuẩn nhân viên, chính sách con
người
Xây dựng kế hoạch và đề án trình HĐQT nhằm cụ thể hoá các định hướng và
chính sách phát triển kinh doanh của Ngân hàng bao gồm cơ cấu vốn, nguồn vốn, lãi
suất, lệ phí, hoa hồng, tiền phạt, tổng quỹ lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật, mức
phán quyết sử dụng vốn.
 Các phòng ban chuyên môn
Khối kinh doanh gồm: Trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư phòng Nguồn vốn,
trung tâm kinh doanh (phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch, phòng khách hàng và
thẩm định, phòng hỗ trợ hạch toán tín dụng, phòng ngân quỹ); trung tâm thẻ (phòng
khách hàng và dịch vụ, phòng phát triển sản phẩm thẻ).
Khối tham mưu gồm: Phòng Điện toán, Tổng hợp, Pháp chế, Kế toán tài chính,
phòng tái thẩm định, phòng kiểm soát nội bộ, ban tổ chức nhân sự.
Khối hỗ trợ gồm: Phòng thanh toán trong nước, phòng thanh toán quốc tế, phòng
hành chính, phòng phát triển sản phẩm, phòng PR.
Trong đó, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ: có nhiệm vụ lập, xác nhận giao dịch các
hợp đồng mua bán ngoại tệ, nhận, giữ vốn… trên thị trường liên ngân hàng; theo dõi,
quản lý và điều hành nguồn vốn trên toàn hệ thống nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng
nhu cầu kinh doanh của Liên Việt, yêu cầu các phòng chức năng, các chi nhánh cung
cấp các kế hoạch sử dụng vốn của mình để tổng hợp và xây dựng kế hoạch nguồn vốn,
sử dụng vốn trên toàn hệ thống; theo dõi, tổng hợp các hoạt động về huy động vốn và
sử dụng vốn để từ đó thực hiện việc cân đối nguồn vốn trong toàn hệ thống và thực
hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nguồn vốn kinh doanh hàng ngày cho ngân
hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản, kiểm soát các rủi ro; theo dõi, kiểm soát rủi ro
kinh doanh, rủi ro lãi suất, các rủi ro đối tác, rủi ro ngoại hối; kiểm soát trạng thái

ngoại hối để kiểm soát các rủi ro tỷ giá, thực hiện các giao dịch ngoại hối nhằm tối ưu
hóa thu nhập về ngoại tệ, thực hiện việc theo dõi và phân tích các xu hướng lãi suất và
tỷ giá trên thị trường để kiểm soát rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá; quản lý và điều hành
trạng thái ngoại hối trên toàn hệ thống, thực hiện các giao dịch ngoại hối nhằm tối ưu
hóa nguồn vốn, chi phí, thu nhập của Liên Việt.
Phòng thanh toán quốc tế: có nhiệm vụ thiết lập, quản lý và xúc tiến các quan hệ
đại lý giữa Liên Việt và các ngân hàng trên thế giới; Quản lý mã khóa giao dịch giữa
Liên Việt và các ngân hàng bạn; Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá đối với hoạt
động thanh toán đối ngoại; Thực hiện việc hạch toán và quản lý tài khoản liên quan
đến hoạt động thanh toán quốc tế và Ngân hàng đại lý trên toàn hệ thống Liên Việt;
Thực hiện vai trò trung tâm phát và nhận điện từ Liên Việt đi nước ngoài và từ nước
ngoài về Liên Việt trong hoạt động thanh toán quốc tế trên cơ sở các giao dịch với
khách hàng do các bộ phận giao dịch khách hàng tại Hội sở và chi nhánh đảm nhiệm;
Thực hiện kiểm tra kiểm soát sau đối với các giao dịch thanh toán quốc tế đã được thực
hiện, chỉ đạo các chi nhánh trong việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ trong
hoạt động kinh doanh ngoại hối; hướng dẫn và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ thanh toán
quốc tế cho các đơn vị trực thuộc Hội sở.
Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý, thực hiện các công việc liên quan
đến công tác tài chính bao gồm: hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ thu chi tài
chính tại các đơn vị trực thuộc; Xây dựng và kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch chi
phí điều hành, kế hoạch tài chính của Hội sở và toàn hệ thống; Quản lý, thực hiện các
công việc liên quan đên công tác hạch toán kế toán, bao gồm: Thiết lập và hướng dẫn
thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ, báo biểu kế toán; Tiếp nhận, kiểm tra các số liệu
phát sinh hàng ngày của các đơn vị trực thuộc, tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp để
lên bảng cân đối kế toán cuối ngày, cuối tháng, cuối năm cho ngân hàng; Hạch toán nội
bộ, chi trả lương cho cán bộ nhân viên; Giám sát việc thực hiện kế toán tài chính: Giám
sát, theo dõi việc thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính, các quy định của Liên
Việt, của pháp luật trong hoạt động kế toán, chi tiêu tài chính của toàn hệ thống.
Phòng kế toán giao dịch: có nhiệm vụ thực hiện chính xác, kịp thời và an toàn các
nghiệp vụ kế toán giao dịch đối với các tài khoản khách hàng mở tại Hội sở Liên Việt;

Quản lý hồ sơ về tài khoản đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bao gồm các
tài khoản tiền gửi, ký quỹ, tài khoản tiền vay…theo đúng các quy định của Liên Việt
và của NHNN; Hàng tháng thực hiện đối chiếu giữa sao kê tiết kiệm và thẻ lưu, gửi số
phụ tiền gửi để khách hàng đối chiếu số dư; Thực hiện quản lý các giấy tờ có giá, các
giấy tờ in quan trọng thuộc phòng sử dụng hoặc do phòng cung cấp cho khách hàng và
đối chiếu định kì với bộ phận kho quỹ về các giấy tờ có giá nêu trên đang quản lý trong
kho; Kiểm tra sau cùng tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ giải ngân, giúp Tổng
Giám Đốc phát hiện các chứng từ kế toán giả mạo hay khả nghi giả mạo, không hợp lệ
hay tình nghi có sự lạm dụng gây thiệt hại cho Liên Việt.
Phòng ngân quỹ: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ tại Hội sở
Liên Việt; Thực hiện kiểm ngân, thu- chi tiền mặt nội, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và
chứng từ có giá khác theo chứng từ kế toán hợp pháp tại Hội sở Liên Việt; Cập nhật sổ
quỹ và tổ chức kiểm quỹ hàng ngày theo chế độ quy định; Quản lý kho quỹ tại Hội sở,
đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ Ngân quỹ cho phòng Kế toán giao dịch, các
Chi nhánh và đơn vị trực thuộc; Tiếp nhận, mở sổ sách nhật ký theo dõi, cất giữ và
đảm bảo an toàn tuyệt đối các tài sản đảm bảo, tài sản quý hiếm do khách hàng ký gửi
bảo quản hộ.
Phòng thẻ: có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực
của Liên Việt để xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh
doanh trên cả hai lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ; Xây dựng kế hoạch kinh doanh
về sản phẩm thẻ hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; Chăm sóc sản
phẩm hiện có, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới với mức giá cả hợp lý, mang tính
cạnh tranh và phù hợp với thị trường trong từng giai đoạn; Phối hợp với phòng Điện
toán xây dựng chiến lược phát triển ATM và sản phẩm ATM phù hợp với nguồn lực và
nhu cầu thị trường; Thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường nhằm đề ra chính sách
tiếp thị duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới. Tổ chức các chương trình
khuyến mại, quảng cáo nhằm mở rộng thị trường sản phẩm, tăng thị phần đối với sản
phẩm thẻ trên cả hai lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ; Cung cấp dịch vụ đại lý cho
các đơn vị trên toàn hệ thống, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho chủ thẻ; Quản lý và theo
dõi hồ sơ chủ thẻ và đại lý.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Về công tác kiểm tra: nghiên cứu, xây dựng
phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, xây dựng, tham mưu
cho Tổng giám đốc kế hoạch kiểm tra định kì, chủ động đề xuất các cuộc kiểm tra đột
xuất tại các đơn vị trực thuộc; Đề nghị Tổng giám đốc thành lập đoàn kiểm tra tình
hình tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy trình, quy định khác của Liên Việt và các quy
định của ngành tại các đơn vị trực thuộc; tổ chức phúc tra tình hình sau các đợt kiểm
tra. Kiến nghị Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh xử lý theo thẩm quyền đối với
những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, các quy định của NHNN và của
Liên Việt; Báo cáo kịp thời và đầy đủ kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất, phúc tra và
nêu những kiến nghị hướng khắc phục, xử lý sau kiểm tra cho Tổng Giám đốc; Thực
hiện kiểm soát đối với các hoạt động nghiệp vụ của Liên Việt.
Về công tác thẩm định và tái thẩm định: Thực hiện thẩm định và tái thẩm định đối
với những khoản tín dụng của Hội sở, chi nhánh vượt mức phán quyết của Trưởng
phòng kinh doanh, Giám đốc chi nhánh theo quy định của Liên Việt; Kiểm tra hồ sơ
vay vốn, L/C, hồ sơ bảo lãnh của khách hàng đảm bảo phù hợp với quy định của Liên
Việt và của pháp luật; Kiểm tra thẩm quyền xét duyệt phù hợp với quy định của Liên
Việt; Phối hợp thực hiện và kiểm soát việc định giá tài sản đảm bảo; Kiểm tra về tính
khả thi của phương án vay vốn.
Về công tác báo cáo thống kê: Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất các lĩnh
vực thuộc các chức năng nhiệm vụ của phòng cho Ban Tổng Giám đốc, NHNN và các
ban ngành có liên quan; Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo thống kê của đơn vị
trực thuộc, các dữ liệu thông tin khác để báo cáo Tổng Giám đốc; Hướng dẫn và chỉ
đạo vể mặt nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ, thẩm định và tái thẩm định cho các
đơn vị trực thuộc Hội sở.
Hình thức pháp lý của ngân hàng là doanh nghiệp cổ phần, mô hình quản trị theo
hình thức trực tuyến chức năng. Trong đó, hội đồng quản trị giữ vai trò quyết định
chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn cho ngân hàng. Dưới hội đồng quản trị có ban
giám đốc là người đại diện trước pháp luật cho ngân hàng chịu trách nhiệm điều hành
toàn bộ các mặt hoạt động, kinh doanh. Tổng giám đốc sẽ phối hợp hoạt cùng các
phòng ban, các khối chỉ đạo kinh doanh, tham mưu, hỗ trợ tiến hành toàn bộ hoạt động

của ngân hàng và tham mưu cho tổng giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh.
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
1.1.3.1. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một công tác quan trọng luôn được chú trọng tại Liên Việt. Cùng
với những chương trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy
động vốn của Ngân hàng trong các năm qua đã thu được những thành quả nhất định.
Nguồn vốn tăng mạnh qua các năm, và có sự tăng trưởng đều đặn của nguồn huy động
từ 2 thị trường thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở khách hàng tổ chức kinh tế,
dân cư và sự mở rộng các quan hệ hợp tác trên thị trường ngân hàng.
 Hoạt động tín dụng
Với ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng nhất
và sôi nổi nhất. Đối với hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã
đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Với cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, các chính
sách áp dụng linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, có sự chuyên biệt và phân
chia với từng đối tượng khách hàng, loại hình sản phẩm và từng giai đoạn, hoạt động
cấp tín dụng được duy trì ổn định và liên tục nên vào thời điểm cuối năm 2011 khi thị
trường ngân hàng nói chung có tình trạng khó khăn về nguồn vốn thì Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt vẫn tiếp tục duy trì hoạt động cấp tín dụng. Đây là một nỗ
lực rất lớn trong sự kết hợp việc phát triển khách hàng với cân đối thanh khoản để đảm
bảo phục vụ khách hàng và nâng cao lợi nhuận.
 Hoạt động dịch vụ
Dịch vụ thanh toán
Sau 4 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã xây dựng và hoàn
thiện hệ thống thanh toán trong nước thông qua các kênh: thanh toán điện tử liên ngân
hàng của Ngân hàng Nhà nước (CITAD), hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nông
nghiệp (VBA) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB-Money).
Ngân hàng cũng đã hoàn thành triển khai ứng dụng thanh toán Western-Union với
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng Liên Việt luôn chú trọng thực
hiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tập trung, xử lý các giao dịch tại Trung

tâm, giúp giảm thiểu rủi ro, tăng chất lượng dịch vụ và uy tín. Song song với việc khai
thác các quan hệ hiện tại là việc tiếp tục theo dõi và mở rộng quan hệ đại lý với các
Ngân hàng trong nước và nước ngoài, Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam. Ngân hàng điện tử
Dịch vụ SMS Banking cho phép khách hàng tra cứu thông tin tài khoản, thông tin
ngân hàng, mở rộng thêm với các dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm các dịch vụ nạp
tiền điện thoại, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hóa đơn qua tin nhắn từ điện thoại
di động hỗ trợ khách hàng sử dụng tài khoản linh hoạt mọi lúc, mọi nơi.
1.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: triệu đồng
Kết quả hoạt động kinh doanh
2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản
7.452.949 17.366.930 34.984.722 57.034.721
Vốn chủ sở hữu
3.446.588 3.828.190 4.106.392 7.046.857
Trong đó vốn điều lệ
3.300.000 3.650.000 3.650.000 6.460.000
Tổng huy động vốn và vay vốn từ
các nguồn
3.800.757 13.399.124 30.421.344 56.832.940
Dư nợ tín dụng
2.673.752 5.983.254 10.113.803 18.700.000
Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước
trích DPRR tín dụng
448.654 568.595 816.410 1.293.924
Lợi nhuận trước thuế
443.588 540.053 758.900 1.076.295

Lợi nhuận sau thuế
443.588 540.053 682.900 882.221
EPS – Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VND)
1.344 1.607 1.871 2.417
Nguồn: Báo cáo thường niên –Lienvietpostbank.
Đến năm 2010, với sự ra đời của Thông tư 13, thông tư 19 và việc ban hành các
quy định kiểm soát chặt chẽ hơn về tỷ lệ an toàn, tỷ lệ khả năng chi trả cùng với các
chính sách tài chính tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạ mặt bằng lãi suất, kiềm
chế lạm phát, ổn định vĩ mô ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường trong nước, cùng với
các ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường quốc tế, việc duy trì và phát triển hoạt động của
các tổ chức tín dụng gặp nhiều bất lợi về huy động vốn, dư nợ, phát triển dịch vụ và cơ
sở khách hàng. Tuy nhiên với nỗ lực vượt qua thách thức bằng các giải pháp linh hoạt,
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng về cả quy mô
hoạt động và lợi nhuận, đồng thời kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, khống chế nợ xấu, nợ
quá hạn ở mức thấp và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2011.
 Hoạt động huy động vốn
Tập trung và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đem lại nhiều tiện ích và hiện đại
cho khách hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng việc đa dạng hóa, hệ thống hóa
sản phẩm, tăng dần nguồn vốn trung và dài hạn thông qua gói sản phẩm linh hoạt về lãi
suất và kỳ hạn, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, Tập trung xác lập chiến lược rõ
ràng và hiệu quả trong việc sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) như
một cánh tay nối dài cho hoạt động của Ngân hàng Liên Việt đến với dân cư và doanh
nghiệp ở khắp các vùng miền trên toàn quốc, mang lại cơ hội triển khai thêm nhiều sản
phẩm dịch vụ mới. Nguồn vốn tăng mạnh qua các năm, và có sự tăng trưởng đều đặn
của nguồn huy động từ 2 thị trường thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở khách
hàng tổ chức kinh tế, dân cư và sự mở rộng các quan hệ hợp tác trên thị trường ngân
hàng.
Biểu đồ 1.1: Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên - Lienvietpostbank
Có thể thấy với việc Tổng công ty Bưu chính góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt
năm 2011 đã tạo ra những kết quả đáng ghi nhận, lượng vốn huy động tăng nhanh
đáng kể và cơ cấu huy động vốn cũng đa dạng hơn.
 Hoạt động tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Liên Việt đến 31/12/2011 đạt 18.700 tỷ đồng,
tăng 8.586 tỷ đồng tương đương tăng 84,6% so với thời điểm 31/12/2010. Tổng dư nợ
tín dụng của Ngân hàng Liên Việt tăng trưởng tốt qua các năm từ 2008 đến 2011.
Biểu đồ 1.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên -Lienvietpostbank
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng thị trường 1 Ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt theo thời hạn vay giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên - Lienvietpostbank
Xét về kỳ hạn: Trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ tín dụng trong 3 năm, dư
nợ ngắn hạn có mức tăng trưởng mạnh hơn rõ rệt, thể hiện rõ tỷ lệ đầu tư cho nhu cầu
sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn vẫn là chủ đạo, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn
mặc dù cũng có sự tăng trưởng mạnh nhưng luôn được duy trì ở tỷ lệ nhỏ hơn trong
tổng dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn về vốn.
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng thị trường 1 theo đối tượng Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2008 -2011
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên Lienvietpostbank
Xét về đối tượng: Dư nợ tín dụng dành cho tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 9.834 tỷ
đồng, chiếm 97,23% tổng cho vay, tăng 4.411 tỷ đồng tương đương tăng 81,34% so
với 31/12/2009. Trong đó, tín dụng TCKT vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo 7.170 tỷ chiếm

72,91% tổng dư nợ tín dụng thị trường 1. Tín dụng cá nhân đạt mức dư nợ cuối năm
2.664 tỷ đồng, chiếm 27,09%.
 Dịch vụ thanh toán
Sau 4 năm hoạt động, Ngân hàng Liên Việt đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống
thanh toán trong nước thông qua các kênh: thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân
hàng Nhà nước (CITAD), hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp (VBA) và
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB-Money).
Ngân hàng cũng đã hoàn thành triển khai ứng dụng thanh toán Western-Union với
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng Liên Việt luôn chú trọng thực
hiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tập trung, xử lý các giao dịch tại Trung
tâm, giúp giảm thiểu rủi ro, tăng chất lượng dịch vụ và uy tín. Song song với việc khai
thác các quan hệ hiện tại là việc tiếp tục theo dõi và mở rộng quan hệ đại lý với các
Ngân hàng trong nước và nước ngoài, Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam.
 Ngân hàng điện tử
Dịch vụ SMS Banking cho phép khách hàng tra cứu thông tin tài khoản, thông tin
ngân hàng, mở rộng thêm với các dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm các dịch vụ nạp
tiền điện thoại, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hóa đơn qua tin nhắn từ điện thoại
di động hỗ trợ khách hàng sử dụng tài khoản linh hoạt mọi lúc, mọi nơi. Tháng 11-
2010, SMS Banking ra mắt Giai đoạn II với các dịch vụ như nộp thuê bao di động trả
trước và chuyển khoản.
Hai dự án quan trọng khác được triển khai trong năm 2010 và tiếp tục mở rộng
trong năm 2011 là dự án Internet Banking và dự án Thẻ. Dự án Thẻ áp dụng phần mềm
chuyển mạch và quản lý thẻ tiên tiến, hiện đại cho phép Ngân hàng Liên Việt xây dựng
một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.
1.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay
vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn
tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Đối với ngân hàng thương mại, tín dung là một trong những hoạt động quan trọng

nhất và sôi nổi nhất. Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng thì công tác thẩm
định là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng, đặc
biệt đối với các dự án đầu tư xin vay vốn. Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ
và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án
mà khách hàng đề nghị nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Dự án là một
tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi dự án thực hiện đến khi đi vào khai
thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài, do đó có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện dự án. Bởi vậy ngân hàng cần phải đánh giá rủi ro của các dự án
đầu tư xin vay vốn để có thể tính toán và lường trước được những rủi ro có khả năng
xảy ra đối với dự án từ đó lựa chọn được các dự án có khả năng thực hiện, đạt hiệu quả
cao và quan trọng nhất là có khả năng trả nợ để ra quyết định chính xác trong việc tài
trợ vốn cho dự án. Tầm quan trọng của đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định là
nhằm phân tích đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay và giúp
cho ngân hàng giảm được xác suất của hai loại sai lầm trong quyết định tín dụng đó là
cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
Ngân hàng bao giờ cũng lên kế hoạch cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào.
Khi rủi ro xảy ra, các dòng tiền không thu hồi được như kế hoạch làm kế hoạch mất
cân đối, gây ra sự suy yếu và hạn chế cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán cho các
khoản tiền ra và có thể dẫn đến sự ngưng trệ của ngân hàng. Nếu tình trạng mất khả
năng chi trả của ngân hàng xảy ra sẽ dẫn tới uy tín của ngân hàng bị giảm sút dẫn tới
khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng yếu đi, do đó việc huy động tiền gửi sẽ gặp
nhiều khó khăn đồng thời việc thiết lập các giao dịch với các doanh nghiệp và các ngân
hàng khác cũng không gặp thuận lợi.
Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng nhằm đảm
bảo những thông tin mà khách hàng đưa ra là trung thực, chính xác đồng thời kiểm tra
và đánh giá hiệu quả của dự án trong những điều kiện hoàn cảnh bất lợi để đảm bảo
hiệu quả khi cho các dự án vay vốn. Nếu công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng hoạt
động tốt sẽ giảm thiểu thiệt hại cho dự án cũng như cho sự an toàn về hoạt động cho
vay của ngân hàng nếu không sẽ là những thiệt hại cho ngân hàng như tỷ lệ nợ quá hạn
tăng cao, nợ xấu,nợ khó đòi

Bởi vậy Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn coi trọng công tác thẩm định
đặc biệt là đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định của các dự án đầu tư xin vay vốn
để đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
1.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân
hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt bám sát với quy trình thẩm định các dự án từ đó bổ sung kết
quả cho công tác thẩm định đạt hiệu quả cao.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro

Nguồn:Quy định quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Bước 1: Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ
Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng
thẩm định. Báo cáo đề xuất tín dụng gồm các thông tin về khách hàng, về dự án mà cán
bộ phòng thẩm định đã thu thập và phân tích.
Bước 2: Đánh giá rủi ro
Phòng QLRR
tiếp nhận hồ sơ
dự án
Tổng hợp rủi
ro và biện
pháp phòng
ngừa
Lập tờ trình,
báo cáo
trưởng phòng
nghiệp vụ
Trình duyệt
hồ sơ và
quyết định

cho vay
Đánh giá rủi
ro dự án
Đánh giá
rủi ro từ
phía khách
hàng.
Đánh giá rủi
ro về các biện
pháp đảm bảo
tiền vay
Cán bộ rủi ro thực hiện đánh giá rủi ro các đề xuất cấp tín dụng. Trên cơ sở các nội
dung thẩm định ngân hàng sẽ phát hiện được các rủi ro có liên quan
Trình tự các nội dung thực hiện đánh giá rủi ro như sau:
- Đánh giá rủi ro về chủ đầu tư.
- Đánh giá rủi ro dự án đầu tư.
- Đánh giá về tài sản đảm bảo.
Để đảm bảo đánh giá kỹ càng toàn diện, đầy đủ với mỗi loại rủi ro trên cần phải có
những phương pháp nhận diện hợp lý, ngân hàng có thể sử dụng các dữ liệu nội bộ về
lịch sử của doanh nghiệp liên quan đến dự án, các dữ liệu của ngành, vùng liên quan, ý
kiến chuyên gia
Bước 3: Tổng hợp toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
Sau khi đánh giá các loại rủi ro có thể xảy ra, cán bộ rủi ro tổng hợp xếp loại các
rủi ro: rủi ro khách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng; rủi ro xuất phát
từ ngân hàng để từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng và các
biện pháp của ngân hàng.
Bước 4: Lập tờ trình báo cáo trưởng phòng
Sau khi phân tích và tổng hợp các rủi ro dự án, cán bộ rủi ro lập báo cáo trình lên
trưởng phòng để ký xét duyệt cho vay.
Bước 5: Xét duyệt cho vay.

Trưởng phòng xem xét tờ trình để ký quyết định cho vay và quy mô vốn cho vay.
Rủi ro là lĩnh vực không thể bỏ qua, phải tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích,
định lượng và kiểm soát, bởi vì rủi ro liên quan trực tiếp, tác động mạnh đến hiệu quả
của dự án, liên quan đến khả năng trả nợ của dự án. Vì vậy cần theo sát quy trình quản
lý rủi ro để đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hang.
1.2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
1.2.3.1. Phương pháp định tính
 Phương pháp SWOT
Mô hình Swot được sử dụng để đánh giá rủi ro của khách hàng (chủ đầu tư) theo
việc phân tích các mặt điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội
(Opportunity) và thách thức (Threat).
Strength Weakness
Opputunity Threat
Mô hình SWOT đánh giá trên các phương diện sau:
- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh gồm môi trường vĩ mô và môi
trường vi mô. Ngân hàng cần đánh giá được rủi ro về môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp đã làm gì để giảm rủi ro và ngân hàng có thể kiểm
soát được rủi ro đó hay không.
- Ngành nghề kinh doanh: Với nội dung này ngân hàng xem xét khách hàng đang
kinh doanh ngành nghề gì? Hiện nay ngành nghề đó có được nhà nước khuyến khích
không, sản phẩm dịch vụ của khách hàng có hợp xu thế tiêu dùng của người dân
không; tình hình các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có gì thách thức…
- Khả năng sinh lời/dòng tiền của doanh nghiệp: Trong chỉ tiêu này cần đối chiếu
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với định mức trung bình trong ngành nghề đó để
xem hoạt động của khách hàng có tốt không.

×