Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1)- Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.29 KB, 85 trang )

Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, em đã hoàn
thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đầu tư phát triển tại Công ty cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1) – Thực trạng và giải pháp”
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự
hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thu Hà trong thời gian em thực tập tại Công ty cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, 21 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lê
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HACC1: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
ĐTPT: Đầu tư phát triển
DN: Doanh nghiệp
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
HĐQT: Hội đồng quản trị
QTKD: Quản trị kinh doanh
SX: Sản xuất


CNV: Công nhân viên
NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng đã và đang đóng vai trò nền tảng đối với sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân, nó tạo cơ sở hạ tầng cho sự phát triển để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong giai
đoạn hội nhập phát triển mạnh mẽ hiện nay, sự cạnh tranh là một tất yếu,
hợp tác kinh doanh liên kết chính là sự khẳng định tình hữu nghị hợp tác,
tinh thần mở cửa hội nhập của đất nước. Nhận thức được điều đó Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển của các
Doanh nghiệp xây dựng, tăng sức cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả cao.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đang trong quá trình phát triển cũng
là nằm trong xu thế đó.
Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và WTO
hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì mỗi công ty ở bất kỳ lĩnh vực kinh
doanh nào cũng đều phải khẳng định uy tín của mình. Trong lĩnh vực xây
dựng thì Đầu tư phát triển được coi là phương thức tốt nhất để có thể phát
triển và nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các
doanh nghiệp với nhau, nhằm xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Do đó
Đầu tư phát triển là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp
nào, là chìa khóa, là tiền đề cho mọi bước đi của doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Các quyết định đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ từ các anh, chị,
cô chú trong Công ty cũng như sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị
Thu Hà, em đã nghiên cứu và thu thập được khá nhiều thông tin về Công ty
về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như Đầu tư phát triển của Công ty.
Tuy nhiên hoạt động đầu tư phát triển này còn tồn tại một số hạn chế chưa

được nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan. Qua đó em đã lựa chọn và
đi sâu nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số
1 Hà Nội (HACC1)- Thực trạng và giải pháp”.

SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
5
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Đề tài này gồm có 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty xây dựng
công trình
Chương 2: Giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty
xây dựng số 1 Hà Nội
Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô. Qua đây
em xin chân thành cảm ơn các Bác, các cô, các chú và anh chị các phòng ban
trong Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội cũng như các thầy cô Khoa Đầu
tư đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
6
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI (HACC1)
1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội ( HACC1)
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước hạng 1
thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội – tiền thân là Công ty Kiến Trúc Hà Nội được
thành lập vào ngày 05/08/1958. Đến nay, qua quá trình 50 năm xây dựng và phát
triển, Công ty đã trải qua nhiều thay đổi. Cụ thể như sau:

- Ngày 05/8/1958: Công ty được thành lập với tên gọi Công ty Kiến trúc Hà
Nội, trực thuộc Bộ Kiến trúc.
- Năm 1960: Công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiến trúc
Khu Nam Hà Nội, trực thuộc Bộ xây dựng.
- Năm 1977: Công ty đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1, trực thuộc Bộ
Xây dựng.
- Năm 1982: Tổng công ty xây dựng Hà Nội được thành lập, Công ty xây
dựng số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
- Năm 2005: Công ty được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng số
1 Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1
Hà Nội luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao. Công ty
Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hạng 1 thuộc Tổng Công ty xây
dựng Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng ở Việt Nam.
Nhiều công trình xây dựng đã vinh dự được Huy chương Vàng chất lượng của Bộ
Xây dựng Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như:
- Huân chương lao động hạng ba (ngày 21 tháng 8 năm 1978 )
- Huân chương lao động hạng nhì ( ngày 4 tháng 9 năm 1982 )
- Huân chương lao động hạng nhất ( ngày 16 tháng 1 năm 1985 )
- Huân chương độc lập hạng ba ( ngày 27 tháng 11 năm 1998 )
- Huân chương độc lập hạng nhì ( ngày 24 tháng 2 năm 2004 )
- Cờ thi đua của Chính phủ ( ngày 5 tháng 1 năm 2004 )
- Và các bằng khen của các ửo ban ngành xây dựng
….
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
7
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty
HACC1 thực hiện xây dựng và lắp đặt vào các lĩnh vực như:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông ( cầu đường sân

bay, bến cảng) thủy lợi ( đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật,
hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp.
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế).
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê
tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép).
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (Không
bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông,
thuỷ điện.
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp
thoát nước và trạm bơm.
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân
dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật
liệu xây dựng.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban của Công ty
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
8
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐINH XUÂN MIỄN
PHÒNG KTTC
TP
PHÒNG TCLĐHC
TP. DOÃN QUANG TRUNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH: HOÀNG VĂN HOÀ
BAN KIỂM SOÁT
TRƯỞNG BAN: CẤN VĂN TUẤN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH: HOÀNG VĂN HOÀ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TA QUỐC THÁI
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐỖ LÊMINH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TRẦN ĐĂNG MẠNH
PHÒNG TCLĐHC
TP. TỐNG VĂN ĐỊNH
PHÒNG KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG TP.
PHÒNG KHĐT
TP. VƯƠNG KHẢ QUỲNH
C
N
0
1
C
N
0
2
C
N
0
3
C

N
0
4
C
N
0
5
C
N
0
6
C
N
1
0
9
C
N
1
1
0
C
N
1
1
5
C
N
1
1

6
C
N
1
1
6
C
N
1
1
8








C
N
X
M
C
N
Đ
N
C
N


M

C
M

N
A
M
X
N
H
T
B
D
H

D
O
L
P
I
N
B
Đ
H

D
O
P
I

N
B
Đ
H
R
O
Y
A
L
B
Đ
H

V
I
C
O
M
B
Q
L

N
H
À

Đ
T
Đ


I

1
Đ

I

2
Đ

I

3
Đ

I

4
Đ

I

5
Đ

I

6
Đ


I

7
Đ

I

8
5
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
• Tổng Giám đốc: Ông Trần Xuân Lân
- Tổng giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và chịu trách
nhiệm Công ty trước pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
- Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty trước hội đồng
quản trị.
- Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, đầu tư dự án của Công ty.
- Quyết định các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật các
chức danh quan trọng như: Phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các phòng ban…
- Quyết định lương, thưởng của nhân viên trong Công ty.
- Báo cáo tình hình công ty trước hội đồng quản trị.
• Phó Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Lê Minh – Ông Tạ Quốc Thái – Ông Trần
Đăng Mạnh – Ông Đinh Xuân Miễn
- Tham gia điều hành hoạt động của Công ty
- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định, tham mưu cho giám đốc về bảo
toàn tài chính và phương án kinh doanh của Công ty

- Cấp các báo cáo cho Giám đốc
- Ủy quyền vắng mặt cho các trưởng phòng ban liên quan.
• Phòng Tổ chức lao động hành chính: Trưởng phòng Doãn Quang
Trung
- Chức năng
+ Tham mưu cho giám đốc, ban điều hành Công ty thực hiện chức năng quản
lý trong tất cả các lĩnh vực: xây dựng chiến lược, kế hoạch sắp xếp, phát triển nhân
lực, tổ chức cán bộ, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng…
+ Trực tiếp giải quyết các lĩnh vực: thi đua khen thưởng, chính sách với người
lao động, thanh tra, giải quyết các thắc mắc, khiếu nại có liên quan đến chế độ
quyền lợi của người lao động…
- Nhiệm vụ
+ Soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật, pháp quy và các văn bản liên
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
6
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng
+ Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực: Nghiên cứu và phát triển các chiến
lược phát triển nguồn nhân lực. Lập kế hoạch sắp xếp, tuyển dụng nhân sự theo
từng giai đoạn và hàng năm
+ Công tác tổ chức cán bộ: nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp mô hình,
cơ cấu tổ chức để quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty rồi xây
dựng đề xuất, tập hợp ý kiến sửa đổi, bổ sung điều lệ…
+ Công tác xuất nhập cảnh và xuất khẩu lao động: làm thủ tục liên quan đến
xuất nhập cảnh cho Lãnh đạo, cán bộ cơ quan xí nghiệp và đối tác… phục vụ cho
việc chung của Công ty. Kiểm tra đôn đốc Trung tâm Xuất nhập khẩu triển khai
công tá xuất nhập khẩu lao động theo quy định và pháp luật của Nhà nước
+ Công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, quân sự và một số công tác
khác có liên quan.
• Phòng Tài chính – Kế toán: Trưởng phòng Tống Văn Định

- Chức năng
+ Tổ chức chỉ đạo công tác Tài chính – Tín dụng trong toàn Công ty theo đúng
quy định, quy chế quản lý tài chình và Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
+ Đề xuất hình thức và giải pháp thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn
Tài chính, các quỹ tiền tệ.
+ Giúp Giám đốc và toàn Công ty chấp hành đúng quy định về Tài chính – Kế
toán, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế, quản lý cố phiếu của Công ty
- Nhiệm vụ
+ Lập hệ thống kế hoạch tài chính của Công ty, giao kế hoạch tài chính năm,
quý cho các đơn vị Công ty
+ Báo cáo tình hình hoạt động, thực hiện kế hoạch tài chính. Quản lý chặt chẽ
các khoản nợ của Công ty cho các đơn vị vay.
+ Huy động vốn để sản xuất kinh doanh
+ Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư, chủ động xây
dựng kế hoạch huy động vốn trung và dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới
hình thức pháp luật cho phép huy động vốn.
• Phòng Kinh tế Thị Trường: Trưởng phòng Ninh Văn Nam
- Chức năng
Phòng Kinh tế thị trường là phòng nghiệp vụ làm tham mưu giúp Giám Đốc
Công ty công tác tiếp thị, tổ chức đấu thầu của Công ty.
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
7
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Nhiệm vụ
+ Cập nhật nắm bắt các Thông tin của Thị trường phục vụ công tác tiếp thị
+ Quản lý việc đăng ký và cấp hồ sơ đăng ký dự thầu
+ Kiểm tra đối chiếu thông tin và cung cấp hồ sơ dự thầu cho các đầu mối tiếp
thị của Công ty
+ Lập hồ sơ thầu
+ Tổ chức công tác đấu thầu (khối lượng, giá, thời điểm, thời gian đóng và mở

thầu…)
+ Đấu thầu và tìm kiếm hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh theo ngành
nghề sản xuất kinh doanh
• Phòng Kế hoạch đầu tư: Trưởng phòng Vương Khả Quỳnh
- Chức năng
+ Tham gia giúp việc cho cấp ủy và Thủ trưởng về công tác kế hoạch và công
tác đầu tư
+ Công tác kế hoạch bao gồm các công việc hợp đồng, kế hoạch, đầu tư, liên
doanh, liên kết. Nghiên cứu tìm hiểu và hướng dẫn các chế động chính sách của
Đảng và Nhà nước để các đơn vị trực thuộc thực hiện trong việc soạn thảo Hợp
đồng kinh tế, thống nhất các biểu mẫu kế hoạch.
- Nhiệm vụ
+ Công tác hợp đồng, quản lý kinh tế, hợp đồng kinh tế, kinh doanh và hợp tác
kinh doanh của Công ty
+ Công tác kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các chế
độ chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư để thực hiện đúng. Lập
đầy đủ các hồ sơ pháp lý cần thiết, theo dõi toàn bộ các dự án đầu tư của Công ty.
+ Công tác liên doanh, liên kết: Tìm hiểu các chế độ chính sách của Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực liên doanh, liên kết. Quan hệ tìm đối tác liên doanh, liên
kết và giúp Giám đốc Công ty soạn thảo các văn bản hợp đồng liên doanh, liên kết.
Tiến hành tổng kết, thanh lý các văn bản hợp đồng khi đã hết hiệu lực, tham mưu
giúp Giám đốc Công ty trong khi giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện.
• Phòng Kỹ thuật Thi công: Trưởng phòng Đỗ Bình Minh
- Chức năng
Là phòng nghiệp vụ làm tham mưu giúp Giám đốc Công ty về các vấn đề thi
công và chất lượng công trình.
- Nhiệm vụ
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
8
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

+ Công tác quản lý thi công: Xây dựng và hướng dẫn áp dụng quy trình quản
lý chất lượng 9001:2000. Hướng dẫn, kiểm tra các chi nhánh – đơn vị, giải quyết
các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật chất lượng trong quá trình thi công các công trình
do công ty quản lý.
+ Công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Tổ chức quản lý, phối hợp với công
đoàn, thanh niên tổ chức lao động tài vụ, kinh tế kế hoạch. Chủ trì trong công tác
chuyển đổi sang ISO 9001-2008, quản lý hồ sơ, tài liệu và xử lý kỹ thuật.
+ Công tác theo dõi khối lượng và thanh quyết toán công trình: Xác nhận khối
lượng thi công hàng tháng của công trình, giám sát thi công, quyết toán vật tư làm
cơ sở thanh lý hợp đồng nội bộ
+ Quản lý thiết bị máy móc.
1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.1.4.1 Về doanh thu – lợi nhuận
Doanh thu của Công ty bao gồm: Doanh thu xây lắp, Doanh thu Công
nghệ - Vật liệu xây dựng, Doanh thu kinh doanh nhà – hạ tầng, Doanh thu khác.
Trong đó, doanh thu xây lắp là nguồn thu chủ yếu, chiếm 80% tổng doanh thu của
Công ty. Tiếp đến là doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà – hạ tầng, phần còn lại
là doanh thu từ hoạt động công nghệ - vật liệu xây dựng và doanh thu khác thì
chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư bất động sản. Xây lắp thì Công ty
làm nhà thầu, còn đầu tư Bất động sản thì Công ty làm chủ đầu tư. Trong đó thì xây
lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị sản lượng của Công ty.
1.1.4.2 Về tình hình tài chính
Bảng 1.1: Tóm tắt tình hình tài chính của Công ty HACC1, giai đoạn
2008-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Nội Dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Tổng số tài sản có 1.041.657 1.331.357 1.725.836
2. Tài Sản ngắn hạn 961.541 1.237.735 1.500.254
3. Tổng tài sản nợ 980.661 1.167.914 1.312.543

4. Tài sản nợ ngắn hạn 971.880 1.147.077 1.325.158
5. Lợi nhuận trước thuế 15.035 19.730 36.000
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động hành chính – Công ty CP xây dựng số 1 Hà Nội )
1.1.4.3 Về các mặt sản xuất kinh doanh
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008 – 2011
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
9
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011
1
Giá trị sản xuất
kinh doanh
Triệu đồng 618.400 950.000 1.180.300 1.512.000
2 Doanh thu Triệu đồng 487.800 730.000 870.000 1.216.000
3 Lợi nhuận Triệu đồng 8.700 15.035 19.730 36.000
4 Nộp ngân sách Triệu đồng 45.260 72.850 87.000 107.579
5 Đầu tư phát triển Triệu đồng 50.213 79.610 142.770 170.040
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
• Lĩnh vực xây lắp
Hoạt động xây lắp là ngành nghề chính của Công ty. Nó bao gồm: Thi công
xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, bưu điện, các
công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp,
xây dựng và lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát
nước và trạm bơm…
Bảng 1.3: Sản lượng xây lắp của Công ty đã đạt được trong mấy năm gần đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị xây lắp 494.720 760.000 944.240 1.209.600
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Qua bảng trên ta thấy giá trị xây lắp của Công ty qua các năm tăng dần lên.
Tuy nhiên năm 2008 là năm có giá trị sản lượng thấp nhất so với các năm là do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế năm 2008. Bên cạnh giá trị sản lượng năm 2008 thấp
thì hiệu quả sản xuất của Công ty năm 2008 cũng chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân
của vấn đề trên là do:
- Các chủ đầu tư đã không hoàn thành tiến độ dự án theo sự chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ và Bộ xây dựng
- Chính sách thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của dự án
- Giá cả nguyên vật liệu tăng cao…
Mặc dù thế thì sau đó sang các năm tiếp theo thì Doanh nghiệp đã cải thiện
được rõ rệt tình hình trên, một mặt nhờ vào sự nỗ lực của Công ty, mặt khác Nhà
nước đã tạo điều kiện tốt hơn, có những chính sách ưu đãi hơn cho các Doanh
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
10
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
nghiệp xây dựng nên Doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả hơn.
• Lĩnh vực Bất động sản
Bất động sản là ngành nghề chính thứ 2 của Công ty, cũng là nguồn thu
chính thứ 2 của Công ty. Công ty đã bỏ vốn đầu tư vào các dự án và làm chủ đầu tư,
như các dự án: Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh B,
Khu chung cư C4 tại Từ Liêm – Hà Nội, 2.6No Lê Văn Lương, Tòa nhà NO3-T5
Khu đoàn Ngoại giao…
1.1.5 Sự cần thiết phải đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Đầu tư phát triển trong HACC1 là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn
lực khác nhằm duy trì sự hoạt động và tăng thêm tài sản cho Công ty, tạo thêm việc
làm, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và phục vụ lợi ích
cho toàn xã hội. Không có hoạt động đầu tư phát triển thì Công ty sẽ không thể tiến

hành và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng với sự phát triển như vũ
bão hiện nay thì mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu xây dựng ngày càng lớn.
Thực tế trong điều kiện kinh tế hiện nay, khi mà những công ty nước ngoài
đang phát triển rầm rộ, các nhà đầu tư nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường
Việt Nam, nhất là khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nhu cầu, khối lượng đầu tư
vào lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng, kéo theo đó là rất nhiều Doanh nghiệp xây
dựng cũng mọc lên. Vì vậy, HACC1 muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh
tế hiện nay thì đòi hỏi Công ty phải có chiến lược, chính sách nhằm nâng cao vị thế
của mình. Điều này đòi hỏi Công ty phải chịu khó đầu tư không ngừng đổi mới
mình, trang bị những loại máy móc thiết bị hiện đại nhất, đầu tư nâng cao nguồn
nhân lực có khả năng làm việc tốt nhất… để có thể cạnh tranh với các Doanh
nghiệp còn lại, tạo dựng chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty cần phải có
những điều chỉnh linh hoạt hơn trong chính sách cạnh tranh, nâng cao chất lượng
công trình, phải biết tận dụng lợi thế của mình để từ đó nâng dần vị thế cạnh tranh
của Công ty.
Khi mà nhu cầu thị trường ngày càng cao, muốn tạo dựng được vị thế của
mình trên Thị trường thì HACC1 phải không ngừng mở rộng hơn nữa ngành nghề
sản xuất kinh doanh đa dạng và phong phú. Tích cực đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ
nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Hiện nay, Nhà nước đang ngày càng có nhiều ưu đãi thuận lợi cho các Doanh
nghiệp xây dựng nên Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội phải tận dụng và phát
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
11
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
huy hết khả năng của mình để đầu tư nhằm đưa Công ty lên một tầm cao mới.
1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần xây
dựng số 1 Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2011
1.2.1 Tổng quan hoạt động đầu tư tại HACC1

1.2.1.1 Đầu tư bên trong
- Đầu tư xây dựng cơ bản: Hiện nay Công ty đã có trụ sở chính tại 59 Quang
Trung và có thêm 29 đơn vị thành viên
- Đầu tư vào máy móc thiết bị: Công ty đã đầu tư rất nhiều vào những loại
máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng hầu như tất cả yêu cầu của dự án thi công.
- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của Công ty rất dồi dào, tuy
nhiên việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực rất ít nhưng Công ty vẫn có một đội ngũ
cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc.
- Đầu tư vào hoạt động Marketing: Mặc dù đầu tư không nhiều vào hoạt động
này, tuy nhiên Công ty đã có trang web riêng , logo riêng của Công ty…
1.2.1.2 Đầu tư ra bên ngoài
- Hiện nay Công ty đang bỏ vốn đầu tư vào các dự án Bất động sản như: Lô
2.6 Lê Văn lương – Thanh Xuân, Dự án Cao Xanh – Hà Khánh B – Quảng Ninh,
Dự án chung cư cao tầng NO3-T5 khu đoàn ngoại giao…
- Công ty vẫn đang duy trì và hợp tác đầu tư nước ngoài với Công ty Gavico –
Hàn Quốc…
1.2.2 Phân tích thực trạng đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2009
đến nay
1.2.2.1 Nhân sự cho công tác đầu tư tại Công ty
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội,
với lịch sử hơn 50 năm hoạt động, đã được cấp rất nhiều huân chương, bằng khen,
giấy khen. Vì vậy, Công ty có đội ngũ cán bộ dầy dặn kinh nghiệm cũng như trình
độ chuyên môn kỹ thuật. Với môi trường làm việc hòa đồng, vui vẻ, sôi nổi, tất cả
cùng động viên nhau hoàn thành công việc. Lãnh đạo Công ty rất gần gũi với nhân
viên, nhân viên có thể thoải mái nói chuyện với lãnh đạo trong lúc rãnh rỗi. Chính
những điều này đã giúp cho các nhân viên của Công ty làm việc nhiệt huyết, cống
hiến hết khả năng của mình cho Công ty. Đối với công tác đầu tư cũng vậy, Công ty
thành lập phòng Kế hoạch đầu tư với chức năng, nhiệm vụ nhất định phục vụ cho
các hoạt động đầu tư của Công ty. Với cán bộ công nhân viên trẻ ( chủ yếu trong độ
tuổi 23-40 ), tinh thần làm việc rất năng động, nhiệt huyết nên công việc đạt hiệu

SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
12
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
quả rất cao. Phòng gồm có 6 người: 2 kỹ sư xây dựng, 3 cử nhân kinh tế và 1 cử
nhân luật. Ta thấy trình độ chuyên môn của phòng là khá cao, kinh nghiệm làm việc
lâu năm có thể đáp ứng được nhu cầu của công tác đầu tư của Công ty.
Bên cạnh hiệu quả của công tác đầu tư do Cán bộ công nhân viên phòng kế
hoạch đầu tư thì không thể không nói đến sự trợ giúp, giúp đỡ cùng làm việc của
cán bộ công nhân viên Phòng Kinh tế thị trường hay Phòng Tài chính – kế toán hay
Phòng kỹ thuật thi công, Phòng tổ chức lao động hành chính cùng với sự lãnh đạo
đúng đắn, chính xác của Ban lãnh đạo. Công ty hoạt động thành công trong lĩnh vực
đầu tư là sự nỗ lực, cố gắng của Toàn công ty. Sự nhiệt tình làm việc, cố gắng tìm
tòi và cải tiến đã giúp Công ty có được không ít hiệu quả tốt từ hoạt động đầu tư.
1.2.2.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư
Đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào thì vốn luôn giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng bởi đây là những dự án thường đòi hỏi mức vốn đầu tư không hề nhỏ,
thậm chí là rất lớn. Điều này thực sự đúng với Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà
Nội, đặc biệt trong những giai đoạn gần đây 2009 – 2011, giai đoạn mà Công ty đầu
tư rất nhiều vào các dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Bên cạnh đó, việc mở
rộng thị trường và thành lập nhiều các chi nhánh, đơn vị để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng được thể hiện một cách rõ ràng trong việc vốn đầu tư phát triển ngày càng
tăng trong những năm qua. Đầu tư phát triển luôn đóng một vai trò quan trọng đối
với sự ra đời, tồn tại và phát triển không chỉ riêng đối với Công ty cổ phần xây dựng
số 1 Hà Nội mà còn đối với mọi doanh nghiệp xây dựng khác.
Bảng 1.4: Vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2009 – 2011
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2009
Năm
2010

Năm
2011
Quý
I/2012
Tống vốn đầu tư Tr.đồng 79.610 142.770 170.040 196.530
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – Công ty CP xây dựng số 1 Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
13
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Qua bảng trên ta thấy quy mô vốn liên tục tăng qua các năm, năm
2010 vốn đầu tư phát triển là trên 142 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 63 tỷ
đồng. Đến năm 2011, quy mô vốn tăng lên hơn 170 tỷ đồng tăng so với năm
2010 28 tỷ đồng.
Đến Quý I/2012 thì tổng vốn đầu tư tăng một cách bất ngờ, lớn hơn hẳn so
với năm 2011, đây là một chuyển biến đáng kể của Công ty. Năm 2011 là năm
mà đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực Bất động sản, Ngân hàng
thắt chặt cho vay nên nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tăng không rõ
rệt so với năm 2010. Song đến đầu năm 2012 thì Nhà nước đã có chính sách như
nới tín dụng cho bất động sản, mở “van” tín dụng Bất động sản, cùng với cơ chế
điều hành quản lý cũng đang có những điều chỉnh thích hợp… Mới đây, ngay khi
kinh tế vĩ mô bắt đầu có dấu hiệu ổn định, Ngân hàng nhà nước đã chính thức hạ
lãi suất trần huy động lần thứ hai trong vòng 1 tháng, tiếp tục xuống 12%/năm từ
ngày 11/4/2012, tạo nền tảng để kéo thấp lãi suất đầu ra cho vay đối với các DN.
Đồng thời, mở rộng tín dụng cùng một lúc cho nhiều “cửa” trong hoạt động kinh
doanh BĐS thông qua văn bản số 2056/NHNN-CSTT ngày 10/4/2012… Chính
những điều này đã cho thấy sự chuyển biến tích cực của Thị trường và kết quả
quý I cho thấy sự ảnh hưởng đối với Công ty.
Quy mô vốn liên tục tăng do Công ty đã đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực như:
đầu tư xây dựng công trình, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thi
công, đầu tư phát triển nguồn nhân lực… Trong đó, đầu tư xây dựng công trình

chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo đó là đầu tư vào máy móc thiết bị. Trong giai
đoạn hiện nay thì khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc đầu tư mua sắm
máy móc thiết bị sẽ giảm được phần nào chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao chất
lượng thi công, nhanh chóng đưa dự án đi vào quỹ đạo, làm việc đúng tiến độ đề ra.
Từ đó giúp Công ty khẳng định được vị thế, uy tín của mình trong lĩnh vực xây
dựng, chủ động hơn trong việc đầu tư vào các dự án có quy mô lớn tầm cỡ quốc gia
và quốc tế. Công ty sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm nhiều hơn để kinh doanh có hiệu
quả, áp dụng kỹ thuật hiện đại nhiều hơn trong việc kinh doanh, quản lý hoạt động
đầu tư của mình đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
Bên cạnh việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá về Vốn của Công ty thì bất kỳ
một doanh nghiệp xây dựng nào hay tổ chức kinh tế nào đều phải xem xét đến
nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của Công ty đặc biệt là khi đầu tư vào dự án
Bất động sản và mua sắm máy móc thiết bị. Nguồn vốn của Công ty bao gồm:
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
14
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
• Nguồn vốn bên trong: Vốn tự có, Vốn góp của cán bộ công nhân viên, thu
nhập giữ lại, khấu hao hàng năm…
• Nguồn vốn bên ngoài: Vốn vay từ ngân hàng, vốn huy động từ khách
hàng…
Không có bất kỳ một Doanh nghiệp nào có thể tự huy động toàn bộ từ nguồn
vốn tự có của mình vì nó đòi hỏi có một lượng vốn rất lớn mà không phải doanh
nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Nguồn vốn Đầu tư của Công ty thường được
sử dụng là vốn tự có, vốn vay từ ngân hàng và nguồn vốn khác… Trong đó nguồn
vốn chủ đạo là nguồn vốn vay. Tùy thuộc vào từng dự án, đối với dự án đầu tư Bất
động sản thì Nguồn vốn vay chiếm từ 20 – 25%, vốn tự có chiếm 10-15% và nguồn
vốn khác chiếm 60-70%. Còn đối với dự án mua sắm máy móc thiết bị thì vốn vay
chiếm 70%, vốn tự có chiếm 30%. Trong thời kỳ tình hình kinh tế thay đổi như hiện
nay, cùng với việc thắt chặt tín dụng thì việc vay vốn từ ngân hàng rất khó khăn dẫn
đến việc giao dịch Bất động sản gặp khó khăn trong thời gian dài. Dẫn đến tình

trạng thừa nhà thiếu người mua ở khắp trên thị trường, ảnh hưởng đến quá trình thi
công của Công ty.
Hiện nay Công ty đã và đang thực hiện rất nhiều dự án lớn: Chung cư cao tầng
2.6No Láng Hạ - Thanh Xuân – Hà Nội, Khu ngoại giao đoàn Hà Nội, Khu đô thị
Cao Xanh – Hà Khánh B – Quảng Ninh… mỗi dự án có những nguồn vốn khác
nhau và mỗi năm cơ cấu nguồn vốn đều có sự thay đổi. Dù là nguồn vốn như thế
nào thì Công ty vẫn đảm bảo được khả năng chi trả tiền lương cho công nhân viên,
người lao động. Đảm bảo được nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá
trình thực hiện dự án.
1.2.2.3 Thực trạng đầu tư xét theo nội dung
Ta xét thực trạng đầu tư theo nội dung theo hai khía cạnh là Đầu tư bên
trong và bên ngoài của Công ty. Đầu tư bên trong xét vào các mặt như đầu tư nâng
cao năng lực bản thân Công ty: đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển
nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động Marketing; Đầu tư ra bên ngoài như việc
Công ty bỏ vốn đầu tư vào các dự án bất động sản… Ta sẽ nhìn vào bảng dưới đây
để thấy được hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
đã đầu tư, hoạt động như thế nào qua các năm:
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
15
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 1.5: Bảng phân bổ vốn đầu tư phát triển bên trong và bên ngoài của
Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Vốn đầu tư bên trong 33.588 37.707 77.835
2 Vốn đầu tư bên ngoài 46.022 105.063 92.205
3 Tổng vốn 79.610 142.770 170.040
Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Nhìn vào bảng ta thấy tình hình đầu tư vào sự tăng trưởng và phát triển của
Công ty tăng dần qua các năm, rõ rệt nhất là sự tăng nhanh vào năm 2011. Điều này

cho thấy sự cố gắng của Công ty về việc đầu tư nâng cao uy tín, khẳng định chất
lượng của Công ty ngày càng rõ rệt.
1.2.2.3.1 Đầu tư nâng cao năng lực bản thân tại Công ty
Việc đầu tư nâng cao năng lực bản thân của Công ty là hết sức quan trọng, nó
giúp cho các đối tác, khách hàng biết được năng lực của mình như thế nào để xem
xét, đánh giá cơ hội đầu tư, thu hút các nhà đầu tư, các Doanh nghiệp tìm đến mình.
Chính vì vây, ta sẽ xem xét về Tình hình đầu tư nâng cao năng lực bản thân
của Công ty vào các lĩnh vực trong mấy năm qua để biết được hoạt động này diễn ra
ở Công ty như thế nào.
Bảng 1.6: Vốn đầu tư vào các lĩnh vực của HACC1, giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Đầu tư mua sắm MMTB 21.118 25.117 65.110
2 Đầu tư Nguồn nhân lực 12.175 12.225 12.300
3 Đầu tư hoạt động Marketing 295 365 425
Tổng 33.588 37.707 77.835
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Biểu đồ 1: Vốn đầu tư vào các lĩnh vực của HACC1, giai đoạn 2009 - 2011
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
16
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Nhìn vào bảng ta thấy hoạt động đầu tư nâng cao năng lực bản thân tăng dần qua
các năm từ hoạt động mua sắm máy móc thiết bị đến đầu tư nguồn nhân lực rồi đến
đầu tư marketing. Công ty đã rất chú trọng vào hoạt động mua sắm máy móc thiết
bị. Việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tăng qua các năm, năm 2010 so với năm
2009 tăng gần 4 tỷ đồng, năm 2011 tăng rõ rệt nhất trong 3 năm, tăng gần 44 tỷ
đồng so với năm 2009. Còn về đầu tư vào nguồn nhân lực và hoạt động marketing
thì biến động không nhiều qua các năm.
a. Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị là hoạt động mua sắm thiết bị nhằm làm

tăng năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng công trình.
Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các Nhà thầu
thi công xây dựng. Việc đô thị hóa ngày càng cao, càng đòi hỏi yêu cầu về chất
lượng công trình được thi công xây dựng, buộc các Nhà thầu phải luôn thay đổi
trong quá trình xây dựng và phát triển, từ sử dụng các thiết bị, công cụ dụng cụ đi
thuê đến chỗ tính toán đầu tư trang thiết bị, công cụ dụng cụ thi công công nghiệp,
hiện đại để rút ngắn tiến độ thi công, đồng thời phát huy thế mạnh, nâng cao tỷ lệ
trúng thầu thi công các công trình lớn, đem lại lợi nhuận cho mình. Chính vì nhu
cầu cấp bách tạo điều kiện cho sự phát triển và lớn mạnh của Công ty nên Công ty
đã và đang không ngừng đổi mới về trang thiết bị và công cụ dụng thi công công
nghiệp hiện đại để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thi công xây dựng cao.
Bảng 1.7: Mức vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị
giai đoạn 2009 – 2011
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
17
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý I/ 2012
Đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị
21.118 25.117 65.110 600
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Biểu đồ 2: Vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2009-2011
Nhìn vào bảng ta thấy, mức vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị của
Công ty HACC1 là tăng từ năm 2009 – 2011. Trong giai đoạn này, mức vốn đầu tư
năm 2010 là cao nhất, đạt 78.640 triệu đồng. Đến năm 2011 thì bắt đầu giảm dần,
do trong thời gian này tình hình kinh tế không ổn định, Bất động sản bị chững lại,
Ngân hàng thắt chặt tín dụng nên việc đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị giảm.

Thực tế, việc đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị của Công ty cổ

phần xây dựng số 1 Hà Nội đã dần tự khẳng định được thương hiệu của mình khi
liên tục trúng thầu thi công các Công trình lớn như: Công trỉnh “Dolphin Plaza”; “
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
18
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Kết cấu bê tông cốt thép Phần thân nhà R1 và R2” – Royal City và đang dự kiến
tiếp tục thi công Nhà R5 – Royal City…
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội là đơn vị đi đầu trong việc đầu tư vào
máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty luôn cố gắng tìm hiểu,
ứng dụng và mua về những máy móc thiết bị tiến tiến nhất cần thiết cho sản
xuất. Máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội được đầu tư
với các loại máy móc sản xuất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ý… có công suất
lớn, công nghệ hiện đại đáp ứng được yêu cầu thi công của công trình đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng.
Hoạt động đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho Công ty, công tác thi công xây
dựng, tư vấn thiết kế… có vai trò hết sức quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất
trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi:
- Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng vốn
đầu tư
- Máy móc thiết bị và công nghệ góp phần quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động, nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đó
chính là những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay khi
lựa chọn máy móc thiết bị, công nghệ là phải đạt được các tiêu chí: chất lượng công
trình cao, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp về vốn và trình độ của người lao
động, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực xây dựng là lắp đặt nên máy móc thiết bị của Công ty có nhiều đặc
thù khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Trong giời gian mấy năm gần đây Công
ty cũng đã đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị, nâng cao năng lực thiết bị. Tổng

quan về mức vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị từ năm 2009 -2011 như sau:
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
19
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 1.8: Các dự án mua sắm máy móc thiết bị của HACC1, giai đoạn 2009-
2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Loại máy móc thiết bị Số lượng Trị giá Năm đầu tư
1
30 bộ giáo PAL và 2000m2 cốp pha tôn 01 4.020 2009
2
Dây chuyền thiết bị thi công cọc khoan
nhồi và tường vây
04 17.098 2009
3
Cẩu leo S110Tg8 02 4.578 2010
4
Vận thăng lồng đôi liftech MS2030T 01 1.980 2010
5
Vận thăng lồng đôi GJJ
SC200/200TD(đợt 1)
01 1.650 2010
6
Hệ thống cốp phá trượt 01 16.909 2010
7
Vận thăng lồng đôi GJJ SC200/200TD
(đợt 2)
01 1.650 2011
8

Vận thăng lồng đôi VPV200/200 01 1.650 2011
9
Bộ giáo PAL D48 35 3.518 2011
10
Bộ giáo PAL + cốp pha tôn 15 +
1000m2
2.392 2011
11
Hệ thống cốp pha trượt (lần 2) 01 4.515 2011
12
Hệ thống cốp pha nhôm 01 41.706 2011
13
Cẩu tháp C5513 01 4.656 2011
14
Vận thăng lồng đôi CMAX SC200/200 01 2.750 2011
15
Cẩu leo C5013
01 2.273 2011
16
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Nhìn vào bảng ta thấy, Công ty đã tiến hành một lượng vốn khả lớn để đầu tư
vào máy móc thiết bị. Và kế hoạch trong năm 2012 sẽ còn tăng mạnh so với các
năm trước. Điều đó cho thấy Công ty rất quan tâm tới việc đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị.
Mặc dù lượng vốn đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng
không lớn so với các công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng với
tổng vốn cho đầu tư phát triển của HACC1 thì đây là một lượng vốn lớn, đáp ứng
đủ phục vụ nhu cầu thi công cho các dự án. Việc đầu tư này đòi hỏi Công ty phải
làm sao tận dụng hết công suất của máy móc để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất, đảm
bảo khả năng trả nợ.

b. Đầu tư nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động,
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
20
Chuyên đê thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, tham gia vào quá trình
lao động. Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất của Doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có chất lượng nguồn nhân lực cao thì sẽ có nhiều tiềm
năng để đưa Doanh nghiệp đi lên và luôn phát triển. Nhận thấy điều đó Công ty
cũng có chính sách khuyến khích các cán bộ công nhân viên của mình không ngừng
học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng và tay nghề. Mặt khác công tác
tuyển dụng của Công ty ngày càng được chú trọng theo chiều sâu đảm bảo tuyển
dụng được đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi. Với tư duy năng động sáng tạo, Ban
lãnh đạo của Công ty đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho nguồn nhân lực.
Đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng của người lao động, tạo ra các động lực khuyến khích
người lao động phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc. Đầu tư nguồn
nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu cơ
bản của mình là lợi nhuận.
Bảng 1.9: Kinh phí đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Đào tạo nguồn nhân lực 175 225 300
2 Bảo hộ lao động 2.000 2.000 2.000
3 Biện pháp an toàn lao
động
10.000 10.000 10.000
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động hành chính – Công ty cổ phần xây dựng
số 1 Hà Nội
Biểu đồ 3: Kinh phí đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn 2009-2011

Năm 2009
SV: Nguyễn Thị Lê Lớp: Đầu tư 50E
21

×