Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Tình hình hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính Công Đoàn Việt Nam (PVFI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.44 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
MỤC LỤC
THAM CHIẾU 21
Ngày 17/10/2010, tại thị trấn SaPa, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn
Dầu khí Việt Nam (PVFI) đã long trọng tổ chức Lễ khai trương Khách sạn Sao
Phương Bắc, công nhận khách sạn 3 sao và gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội 44
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
Công ty : Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVFI)
KHĐT : Kế hoạch – Đầu tư
DVTC : Dịch vụ tài chính
TCKT : Tài chính kế toán
HĐQT : Hội đồng quản trị
BCH : Ban chấp hành
TGĐ : Tổng giám đốc
VĐL : Vốn điều lệ
Tổng Công ty : Tổng Công ty Tài chính Dầu khí PVFC
Tập đoàn : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
CTCP : Công ty cổ phần
CP : Cổ phần

Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
LỜI MỞ ĐẦU


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh
tế Việt Nam. Đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế hành chính,
tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều
được tự do phát triển, tự mình tìm thị trường kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh,
mở rộng thị trường của mình, và không có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước. Do
đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp đã trở
thành mối ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) là
một trong những tổ chức tài chính quan trọng với mục tiêu thực hiện các hoạt động
huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài ngành Dầu khí, đồng thời
đầu tư nguồn vốn đó trở lại nền kinh tế quốc dân thông qua đầu tư trực tiếp, uỷ thác
đầu tư, mua cổ phần của các Công ty Cổ phần ở các lĩnh vực có triển vọng về lợi
nhuận. Việc đầu tư này không chỉ mang lại lơi ích cho bản thân Công ty mà còn giải
quyết vấn đề khan hiếm vốn trên nền kinh tế Việt Nam hiện nay.Sau gần 4 tháng
thực tập tại Công ty,đã có thời gian tìm tòi,nghiên cứu tài liệu về hoạt động đầu tư
phát triển,đầu tư Tài chính, và hoàn thành bài Tổng Hợp Báo Cáo em đã quyết định
chọn đề tài :”Tình hình hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài
Chính Công Đoàn Việt Nam (PVFI)”
Trong bài viết này em đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác hoạt
động đầu tư của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính Công Đoàn Việt Nam, từ
đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động đầu
tư của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết câu chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tài
chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) giai đoạn 2009 – 2011.
Chương II: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam(PVFI)
Để hoàn thành được đề tài này em đã được sự giúp đỡ,chỉ bảo rất tận tâm của
thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Hùng và toàn bộ anh chị em CBCNV trong Công ty

Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính Công Đoàn Việt Nam. Do trình độ nhận thức còn có
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong
chuyên đề này là điều không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ
bảo của các thầy cô cùng các anh, chị trong công ty để chuyên đề này được hoàn
chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÀU TƯ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFI)
GIAI ĐOẠN 2009_2011
1.1Khái quát về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính Công Đoàn Dầu Khí
Việt Nam (PVFI)
1.1.1 .Qúa trình hình thành và phát triển của đơn vị
Thông tin chung
- Tên gọi : Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt
Nam
- Tên giao dịch quốc tế : PetroVietnam Trade Union Finance Investment
Corporation
- Tên viết tắt : PVFI
Trụ sở chính : 163 Bà Triệu_Lê Đại Hành_Hai Bà Trưng_Hà Nội
- Điện thoại : (+0844) 351 48699
- Fax : (+0844) 351 48599

- Website :
- Email :
- Giấy phép:số 380/GP-PC cấp ngày 11/09/2007 của Bộ Thông tin và
Truyền Thông Cục Báo Chí
- Vốn điều lệ : 300 tỷ VND
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ : Số 7 Hoa Mai, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP HCM
- Điện thoại : (84) 08 3517 4468
- Fax : (84) 08 3517 4456
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) được
thành lập theo Nghị quyết số:1194 /NQ-DKVN ngày 19/04/2007 của Hội đồng
Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
.Ngày 19 tháng 5 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông Công ty đã họp và thông
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
qua Nghị quyết thành lập Công ty với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng
gồm các cổ đông sáng lập: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Công đoàn Dầu
khí Việt Nam; Ngân hàng thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu.
Ngày 01 tháng 6 năm 2007, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy
phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động.
Ra đời trong bối cảnh thời kỳ cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới tác động
đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của PVFI nói riêng. Song với sự
kiên định lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Công ty cùng sự dốc sức đồng lòng
của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, PVFI đã lội ngược dòng
khủng hoảng, phát triển lớn mạnh không ngừng. Kinh doanh hiệu quả, nội bộ đoàn
kết, các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn phát huy tốt vai trò và hoạt động tích
cực. Năm 2011 đánh dấu một năm chuyển biến tích cực của PVFI. Doanh thu toàn
Công ty đạt 482.7 tỷ đồng (đạt 439% kế hoạch năm 2011), lợi nhuận sau TLDP đạt

2.0 tỷ đồng (đạt 222% kế hoạch năm 2011). Thực hiện triệt để tái cấu trúc danh mục
đầu tư, tái cấu trúc bộ máy tổ chức, xử lý tồn tại với WSS, SME, thu hẹp hoạt động
hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết và chú trọng đẩy mạnh các hoạt động kinh
doanh có hiệu quả đảm bảo an toàn vốn Các hoạt động đầu tư, dịch vụ cũng được
triển khai đồng bộ tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của PVFI trong tương lai.
Tính đến nay PVFI đã có 07 phòng ban, 01 Chi nhánh tại TP. HCM và 85
CBCNV. Với sự nỗ lực, toàn thể CBCNV Công ty đã và đang cố gắng xây dựng
một hình ảnh PVFI uy tín, năng động, sáng tạo, xây dựng niềm tin đối với CBCNV
ngành Dầu khí, các khách hàng trong và ngoài ngành. Những thành quả mà PVFI
đạt được trong 4 năm qua đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ghi nhận
và đánh giá cao, khẳng định sự sự tồn tại và phát triển bền vững của PVFI.
- Ngày 8/7/2009 Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có Quyết
định số 452/QĐ-TV chuyển giao Chi bộ Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công
đoàn Dầu khí Việt Nam từ trực thuộc Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam về trực thuộc Đảng ủy Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
(PVFC). Căn cứ vào tình hình thực tế và phù hợp với số lượng đảng viên, ngày
29/10/2009 BCH Đảng bộ PVFC đã có Nghị quyết số 369/QĐ-ĐU về việc kiện
toàn cơ cấu tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ PVFC, phê duyệt nâng cấp Chi
bộ PVFI thành Đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng bộ PVFC. Đến nay Đảng bộ có 30
đảng viên; Ban chấp hành Đảng ủy gồm 5 đồng chí, và có 03 Chi bộ trực thuộc (Chi
bộ khối Kinh doanh, Chi bộ khối Quản lý, Chi bộ Chi nhánh TP HCM).
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
1.1.2.Cơ cấu tổ chức của đơn vị
1.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
1.1.2.2 Chức năng và quyền hạn từng phòng ban

a.Ban Tổ chức Hành chính và Pháp chế
Chức năng:
• Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong
việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm: công tác
thư ký, trợ lý Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng quản trị, công tác đối ngoại và
hành chính, quản trị công ty.
• Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều
hành công tác tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực;
tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động; công tác an toàn vệ sinh lao
động, bảo hộ lao động của Công ty;
• Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực xây dựng và ban hành chủ
trương, chính sách, cơ chế hoạt động của Công ty; tham mưu và giúp việc cho Giám
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
BAN
TCHC & PHÁP CHẾ
BAN
ĐẦU TƯ & DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH
BAN
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
CHI NHÁNH CÔNG
TY TẠI TP.HCM
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng

đốc trong việc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu
quả và phù hợp với quy định của Pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể:
1, Công tác hành chính, quản trị:
• Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính tổng hợp và công tác bảo
mật theo quy định của Pháp luật và của Công ty;
• Quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của
Công ty; là đầu mối cung cấp các giấy tờ pháp lý có liên quan đến việc thực hiện
các thủ tục của Công ty;
• Quản lý và thực hiện việc đặt báo chí hàng ngày phục vụ nhu cầu của các
phòng ban theo đúng quy định của Công ty;
• Quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách của Công ty;
mua vé phương tiện giao thông theo quyết định cử đi công tác cho CBCNV;
2, Công tác tổng hợp, thư ký, trợ lý Giám đốc:
•Theo dõi việc ban hành các văn bản của Tổng Giám đốc, soát xét văn bản dự
thảo về quản lý, chỉ đạo kinh doanh, các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, các
hợp đồng kinh tế, dân sự để đảm bảo tính pháp lý cho các văn bản khi Hội đồng
quản trị và Giám đốc ký ban hành;
•Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Giám đốc; theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện chương trình, kế hoạch
và nhiệm vụ do Giám đốc giao; bố trí sắp xếp các chương tình làm việc hàng tuần,
hàng tháng của Giám đốc;
•Tham mưu cho Giám đốc trong việc xem xét lựa chọn và quyết định/trình
Hội đồng quản trị Công ty những vấn đề về chủ trương, chính sách, cơ chế hoạt
động của Công ty;
•Ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc;
•Tổ chức các buổi làm việc, tiếp khách, hội nghị, … của Ban Giám đốc;
3, Công tác giúp việc Hội đồng quản trị:
• Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng quản trị;
• Tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc xem xét và quyết định/trình cấp

có thẩm quyền những vấn đề về chủ trương, chính sách và cơ chế hoạt động của
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
Công ty;
• Ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị Công ty;
• Chuẩn bị nội dung làm việc cho các kỳ họp của Hội đồng quản trị Công ty;
thực hiện công tác thư ký cho Hội đồng quản trị; lập biên bản các cuộc họp
4, Công tác quản trị mạng:
• Quản trị hệ thống mạng thuộc khối Văn phòng Công ty; Định kỳ bảo trì, bảo
dưỡng hệ thống mạng máy tính gồm: Phần cứng, phần mềm, mạng nội bộ;
• Theo dõi tình trạng thiết bị hoạt động hàng ngày, kịp thời xử lý các sự cố
máy tính, phần mềm hệ điều hành, Virus, mạng nội bộ, website của Công ty;
• Xây dựng phương án bảo vệ bí mật thông tin của Công ty;
• Đưa tin, bài lên website của Công ty; đảm bảo trang web là cầu nối giữa
Công ty với khách hàng, các nhà đầu tư và cổ đông của Công ty;
5, Thực hiện các công việc liên quan đến công tác đối ngoại của Công ty.
6, Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ.
7, Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi và
chức năng, nhiệm vụ của mình.
8, Công tác Pháp chế:
• Thường xuyên cập nhật và làm đầu mối quản lý các văn bản, chính sách
của Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có liên quan đến hoạt động của
Công ty, phổ biến, hướng dẫn kịp thời tới các đơn vị trong toàn Công ty.
• Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Pháp luật, của Tập
đoàn; các quy chế, quy trình, quy định, nội quy của Công ty.
• Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy
định của Pháp luật hiện hành, rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh

doanh, phát hiện các sơ hở, bất hợp lý để kiến nghị và sửa đổi, bổ sung.
• Xây dựng và trình Giám đốc duyệt nội dung, cách thức kế hoạch kiểm
tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ định kỳ hoặc đột xuất. Tổ chức thực hiện kế
hoạch kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đã được phê duyệt.
• Trong phạm vi chức năng và quyền hạn được giao, xét giải quyết hoặc
trình Giám đốc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty;
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
• Phối hợp với ban kiểm soát tiến hành kiểm tra công tác quản lý và điều
hành theo đúng quy định của Pháp luật và quy định nội bộ Công ty khi có yêu cầu.
• Phối hợp với Ban Tài chính Kế toán đề xuất tổ chức kiểm toán độc lập để
Giám đốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; làm việc với các đoàn kiểm tra, thanh
tra của Tập đoàn, hoặc kiểm toán từ bên ngoài tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Công
ty khi có yêu cầu.
• Thẩm định các hoạt động đầu tư của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả và
đúng các quy định của Pháp luật, của Công ty.
9, Công tác Nhân sự: Thực hiện các công việc liên quan đến việc tuyển dụng,
đào tạo và các chế độ khác đối với đội ngũ CBCNV Công ty
b.Ban Đầu tư và Dịch vụ tài chính
Chức năng:
•Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, triển khai đầu tư
kinh doanh vốn, chứng khoán và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ tư vấn,
tài chính, tiền tệ cho các tổ chức và cá nhân;
•Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển
khai đầu tư kinh doanh chứng khoán;
•Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng và triển
khai kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đôn đốc các phòng, ban, chi nhánh
thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

Nhiệm vụ cụ thể:
•Đầu tư, kinh doanh chứng khoán, vốn, các loại chứng từ có giá;
•Xây dựng, triển khai các loại hình dịch vụ tài chính, tư vấn tài chính;
•Chủ động tạo lập nguồn vốn ủy thác quản lý, sử dụng có hiệu quả;
•Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ;
•Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của Ban;
•Nghiên cứu, phân tích các mã chứng khoán, xây dựng danh mục đầu tư
chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết;
•Thực hiện nghiệp vụ đầu tư kinh doanh chứng khoán niêm yết và chưa niêm
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
yết
•Thực hiện mua bán chứng khoán trên các tài khoản tự doanh của Công ty
PVFI và tài khoản nhận ủy quyền quản lý;
•Thẩm định và định giá các loại chứng khoán khi có yêu cầu;
•Nhận ủy thác đầu tư có chỉ định mục đích vào việc kinh doanh chứng khoán
niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết;
•Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ;
•Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi chức
năng nhiệm vụ của Ban.
•Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
•Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ.
•Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình.

•Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc hoặc người được Giám đốc
phân công/uỷ quyền giao.
c.Ban Tài chính - Kế toán
Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty quản lý nguồn vốn đầu tư,
tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và
thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
Nhiệm vụ:
•Xây dựng kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của
Công ty. Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch tài chính hàng
năm và kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện.
•Giúp ban Giám đốc thực hiện việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn.
•Xây dựng và tham giá các quy chế, chế độ tài chính, phân cấp quản lý và
hạch toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
•Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán thống kê theo đúng quy định.
•Lập các báo cáo quyết toán tài chính, kế toán, thống kê định kỳ theo quy
định.
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
•Kiểm tra tài chính, kiểm toán định kỳ, đột xuất các đơn vị trực thuộc.
•Phân tích tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn để đề xuất với Lãnh đạo
Công ty các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh, quản
lý Tài chính – Kế toán của Công ty.
•Tham gia xây dựng, thẩm định và duyệt dự toán, quyết toán công trình xây
dựng cơ bản; cấp phát vốn xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã duyệt và đúng quy
chế quản lý đầu tư xây dựng.
•Thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch thu – chi tài
chính, các dự án sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, công cụ lao động, các
định mức chi phí và chi tiêu tài chính cho các đơn vị thành viên.

•Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
•Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
d.Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty, có
chức năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ (khi được Công ty giao) các lĩnh vực
hoạt động của Công ty theo giấy phép đăng ký hoạt động được cơ quan có thẩm
quyền cấp.
Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh:
•Chủ động thu thập thông tin, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh, tổng hợp
báo cáo Công ty và tổ chức thực hiện khi được Công ty cho phép.
•Thực hiện các dịch vụ tài chính, dịch vụ ủy thác khi được Công ty phê duyệt.
•Quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác
được Công ty giao.
•Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.
1.1.3.Lĩnh vực,ngành nghề kinh doanh của Công ty
Ngay từ khi hoạt động PVFI đã đặt ra mục tiêu trở thành Công ty Đầu tư tài
chính chuyên nghiệp, đứng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tài chính và tư vấn tại
Việt Nam, có uy tín các nước trong khu vực.
Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) là
Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có vai trò thực hiện các hoạt
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
động huy động vốn nhàn rỗi từ các đối tượng CBCNV ngành Dầu khí, huy động
vốn từ các đối tượng bên ngoài; quản lý sử dụng vốn hiệu quả đồng thời đầu tư
nguồn vốn đó trở lại nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức uỷ thác đầu tư, đầu
tư trực tiếp vào góp vốn, mua cổ phần của các công ty ở các lĩnh vực triển vọng về
lợi nhuận nhằm huy động, sử dụng vốn hiệu quả, tham gia đầu tư góp vốn vào các

lĩnh vực có triển vọng về lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ có chất lượng với mục
đích tối ưu hoá lợi nhuận, hạn chế tối đa rủi ro mang lại lợi ích tối ưu cho các Cổ
đông,đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và cũng là phát triển Công ty ngày càng
lớn mạnh, góp phần vào sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. PVFI là đơn
vị duy nhất đại diện quản lý phần vốn góp của cán bộ CNV.
1.1.3.1.Lĩnh vực kinh doanh của Công ty .
Tập đoàn tại các công ty cổ phần/dự án, đồng thời thực hiện đầu tư tài chính,
cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp và phát triển kinh
doanh.PVFI đã xác định rõ những lĩnh vực hoạt động cụ thể của mình bao gồm:
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp;
- Khai thác khoáng sản và kinh doanh các mặt hàng khoáng sản (trừ các loại
khoáng sản nhà nước cấm);
- Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp
luật, tư vấn tài chính);
- Tư vấn về cổ phần hóa (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật);
- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, kế
toán, kiểm toán, thuế và tài chính);
- Tư vấn cung cấp, giải pháp thương mại điện tử và thông tin thị trường (từ
thông tin nhà nước cấm và dịch vụ điều tra);
- Tư vấn và cung cấp dịch vụ quản trị Doanh nghiệp;
- Tư vấn chiến lược truyền thông;
- Môi giới, xúc tiến thương mại;
- Dịch vụ nghiên cứu, phân tích thị trường;
- Dịch vụ quản lý dự án (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) ;
- Dịch vụ quan hệ công chúng;
- Quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại;
- Đầu tư trực tiếp, nhận ủy thác đầu tư trong nước và ngoài nước;
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn

Hùng
- Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (không bao gồm dịch vụ tư vấn
pháp luật và tài chính);
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, giải khát
(không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);
- Đại lý bảo hiểm;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản;
- Môi giới bất động sản;
- Định giá bất động sản;
- Tư vấn, đấu giá bất động sản ;
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
- Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú;
- Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự
(trừ hoạt động thể thao) (không bao gồm day ấn huyệt và xông hơi bằng thuốc y
học cổ truyền);
- Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch;
- Lữ hành quốc tế và nội địa;
- Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa
hàng chuyên doanh;
- Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí;
- Quán rượu, bia (không bao gồm kinh doanh quán bar);
- Bán buôn sản phẩm thuốc lá nội;
- Bán lẻ sản phẩm thuốc lá nội trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Đại lý bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm;
- Đại lý bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng
chuyên doanh;
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng
xe buýt);
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

- Giáo dục nghề nghiệp.
1.1.3.2.Sự ảnh hưởng lĩnh vực kinh doanh đến hoạt động đầu tư của công ty
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh với các lĩnh vực nghành nghề đa dạng
để nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Do quá trình cạnh tranh ngày càng gay
gắt nếu công ty không đầu tư vào những lĩnh vực mới thì sản phẩm của công ty sẽ
không tồn tại trên thị trường và không được thị trường chấp nhận Muốn duy trì
được sự tồn tại và ngày càng phát triển, lĩnh vực hoạt động của công ty phải đáp
ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng.Việc nhu cầu thị trường quyết định sự
tồn tại và phát triển của sản phẩm để từ đó quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Mặt khác cần quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm
thay thế cho các sản phẩm của công ty mình. Các nhu cầu về thị trường và các yếu
tố cạnh tranh phải được luận giải chi tiết trong luận chứng kinh tế- kỹ thuật. Từ đó,
Công ty dự đoán tình hình tương lai và lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp, tạo
lợi thế riêng của công ty.
1.1.4. Năng lực hoạt động của Công ty PVFI
1.1.4.1.Năng lực tài chính
Nhìn vào bảng báo cáo tình hình tài chính dưới đây chúng ta có thể thấy
được năng lực tài chính của Công ty những năm gần đây được đảm bảo và tương
đối ổn định.Kết quả họat động kinh doanh phát triển tương đối mạnh và đáp ứng
được nhu cầu vốn đầu tư cho các giai đoạn tiếp sau và nâng cao chất lượng đời sống
cho CBCNV, tạo được niềm tin vững chắc đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
ngành.
Bảng 1.1: Báo cáo tài chính của Công ty ( 2009 -2011)
Đơn vị: tỷ VND
STT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng giá trị đầu tư tài chính 1,143.960 1.356,170 1.486,240

2 Doanh thu 257.28 321.34 353.76
3 Lợi nhuận trước thuế 27.82 31.16 32.71
4 Nộp ngân sách nhà nước 5.64 6.34 6.92
5 Tổng quỹ lương 11.715 12.786 14.012
6 Lao động bình quân 76 78 85
7 Thu nhập bình quân đầu người 9 triệu 9.6 triệu 10.2 triệu
8 Công tác đào tạo 0.272 0.284 0.303
9 Đ Đầu tư xây dựng và mua sắm
TTB
0.504 0.609 0.662
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
(Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán)
1.1.4.2. Nguồn nhân lực
Từ khi thành lập, Công ty với nguồn cán bộ công nhân viên được đào tạo bài
bản,có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn hòa đồng chịu khó, ham học hỏi trau
dồi kiến thức giúp Công ty có một vị thế vững chắc trên thị trường.
Bảng1. 2: Bảng tổng kết nguồn nhân sự của Công ty năm 2011
STT
Cơ cấu
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Đơn vị
Số
lượng

(người)
1 Lao động nam 58 68.23 Ban Lãnh đạo 05
2 Lao động nữ 27 31.77 Ban Tổ chức hành
chính và Pháp chế
27
Tổng số : 85
Trình độ
1 Trên đại học 15 17.64
2 Đại học 58 68.21
3 Cao đẳng, Trung cấp 7 8.23 Ban Tài chính Kế toán 13
4 Chưa qua đào tạo 4 5.9 31
Tổng số : 85 Chi nhánh TP HCM 9
(Nguồn: Số liệu thống kê của Ban Tổ chức Hành chính và Pháp chế )
Chất lượng nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng,nó quyết định đến
sự tồn tại của Công ty PVFI do đó công tác nhân sự được lãnh đạo Công ty ưu tiên
chú trọng hàng đầu. Bên cạnh những chính sách như chế độ đãi ngộ cao, tạo môi
trường làm việc thuận lợi để nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên, Công ty
PVFI còn ban hành quy chế đánh giá hệ số hoàn thành nhiệm vụ từ đó góp phần
quản lý hiệu quả nguồn nhân lực.
1.2 Sự tất yếu phải tăng cường đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tài
Chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI)
1.2.1 Đối với toàn nền kinh tế.
Nền kinh tế chỉ thực sự phát triển khi nền kinh tế đó thường xuyên vận động,
dòng tiền luôn luân chuyển và mang lại lợi ích cho tất cả các tổ chức nói chung và
từng cá nhân nói riêng.Do đó hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết bao gồm các hoạt
động đầu tư phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng ,các phương tiện thông tin, các
bệnh viện trường học,…hay các kênh đầu tư tài chính như thị trường chứng khoán,
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn

Hùng
thị trường vàng,thị trường bất động sản.…huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu
tư trở lại vào nền kinh tế nhằm đảm bảo cho đồng vốn luôn sinh lời.Với chức năng
hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoạt động đầu tư của Công ty PVFI giúp gia
tăng ngân sách cho Công ty nói riêng và trực tiếp đóng góp lợi ích cho toàn nền
kinh tế nói chung.H iện nay Công ty còn mở rộng ra các dự án bất động sản, giải
quyết việc làm đáng kể cho người lao động ,gia tăng phúc lợi xã hội như dự án
Khách sạn Sao Phương Bắc xây dựng tại Thị trấn SAPA, Lào Cai tạo việc làm cho,
góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân của đồng bào vùng
cao.Các dự án đầu tư của Công ty không chỉ mang doanh thu về cho chính đơn vị
mà còn nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của đất nước, cùng các Doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân đưa đất nước ngày một phất triển
Hoạt động đầu tư của Công ty đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.Năm
2009, PVFI nộp ngân sách 5,9 tỷ đồng, với một đơn vị mới thành lập thì con số này
chưa thực sự lớn nhưng đã bước nào khẳng định vai trò quan trọng của nó đối với
toàn nền kinh tế.Sang năm 2010 Công ty nộp ngân sách 5,6 tỷ đồng (giảm 0,3 tỷ so
với năm 2009) nguyên nhân là do năm 2010 xảy ra khủng hoảng thị trường tài
chính toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của Công ty.Với sự tăng
trưởng mạnh mẽ của doanh thu toàn Công ty, năm 2011 khoản đóng góp cho ngân
sách nhà nước cũng rất đáng kể lên tới 7,2 tỷ đồng.
1.2.2 Đối với Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong
những tổ chức tài chính quan trọng với mục tiêu thực hiện các hoạt động huy động
vốn từ các tổ chức,cá nhân trong và ngoài ngành Dầu khí đồng thời đầu tư nguồn
vốn đó trở lại nền kinh tế quốc dân thông qua đầu tư trực tiếp, uỷ thác đầu tư và
mua cổ phần của các Công ty Cổ phần ở các lĩnh vực có triển vọng về lợi nhuận.
Việc đầu tư này không chỉ mang lại lơi ích cho bản thân Công ty mà còn giải quyết
vấn đề khan hiếm vốn trong nền kinh tế hiện nay.Đối với mỗi Doanh nghiệp thì
hoạt động đầu tư quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân Doanh nghiệp đó.
Để tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, Doanh nghiệp không thể không tiến

hành các hoạt động đầu tư. Đứng trước bối cảnh Việt Nam hiện nay đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO,sự phát triển của các
Công ty tài chính trong nước đã dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày
càng trở nên khốc liệt. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty không còn đơn giản chỉ
là sự đa dạng hóa về sản phẩm, khả năng đảm bảo các lợi ích và quyền lợi của
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
khách hàng mà còn là sự không ngừng gia tăng giá trị của bản thân Công ty đó.đòi
hỏi mỗi Công ty phải khai thác tối đa các nguồn lực mà họ đang sở hữu như nguồn
lực về tài chính, nhân sự, công nghệ thông tin, con người, mạng lưới phân phối, uy
tín và thương hiệu,…
Công ty PVFI thì hoạt động đầu tư có những vai trò cơ bản sau:
_Đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng: Hoạt động đầu tư trực tiếp gia tăng
năng lực hoạt động của Công ty qua đó làm gia tăng hiệu quả kinh doanh.Công ty
luôn dành một lượng vốn không nhỏ để sử dụng cho mục đích trang bị cơ sở hạ tầng
tạo môi trường thuận lợi cho CBCNV,góp phần tạo dựng hình ảnh của mình.Với
một Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính thì hệ thống phầm mềm quản lý
thông tin là hết sức quan trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
_Đối với đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Một đội ngũ nhân viên trẻ năng
động, chuyên nghiệp,nhiệt tình sẽ giúp cho guồng máy toàn Công ty vận hành nhịp
nhàng , đạt hiệu quả kinh doanh tối đa.Vì vậy các hoạt động đầu tư cho nguồn nhân
lực là cực kì cần thiết và cần được quan tâm hơn nữa
_Đối với đầu tư cho công tác tuyển dụng và đào tạo: Việc tuyển dụng thu hút
các nhân tài để nâng cao hiệu quả cho các hoạt động đầu tư của Công ty là hết sức
quan trọng,Công ty phải xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho toàn thể CBCNV. Hiện nay PVFI đang mở rộng hoạt động đầu tư
sang lĩnh vực bất động sản, điều này đồng nghĩa với việc cần tuyển dụng thêm một
số chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên sâu về mảng lập và quản lý dự án, quản

trị rủi ro dự án đầu tư, Đồng thời liên kết với trung tâm đào tạo của các trường Đại
học để mở các khoá bồi bưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho CBCNV của phòng ban
chuyên trách.
_Đối với hoạt động đầu tư tài chính:
Đối với các Doanh nghiệp tài chính nói chung và PVFI nói riêng thì hoạt động
đầu tư tài chính là một hoạt động không thể không nhắc đến trong tổng thể các hoạt
động của Công ty. Có thể nói việc để những nguồn vốn nhàn rỗi sinh lời thì cần có
một cơ chế chính sách đầu tư hợp lý thay vì cất giữ chúng tại Ngân sách và ngày
càng suy giảm giá trị do tác động của lạm phát. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu
tư tài chính cao sẽ giúp Công ty mở rộng thị trường và các danh mục đầu tư khác.
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính một phần được chia cho khách hàng, một
phần đóng góp vào sự gia tăng thu nhập của Công ty giúp Công ty có thêm nguồn
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
vốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng cường hoạt động đầu tư phát triển để
tăng vị thế của mình, ngoài ra nguồn lợi nhuận đó còn phục vụ cho các hoạt động
phúc lợi xã hội và cho người lao động….
1.3 Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính
Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI)giai đoạn 2009_2011
1.3.1 Tổng quan về hoạt động đầu tư tại Công ty giai đoạn 2009_2011
1.3.1.1 Quy trình đầu tư tại Công ty
Một dự án đầu tư muốn đạt được hiệu quả thì nhất thiết phải được thưc hiện
theo một quy trình chuẩn, từ khâu tìm kiếm cơ hội đầu tư đến khi hoàn thành và đưa
dự án đi vào hoạt động.Những dự án của công ty đều phải tuân thủ theo những bước
sau đây:
BƯỚC 1: TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU TƯ
- Chuyên viên đầu tư tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư thông qua các nguồn
tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đối tác khác thông qua các phương tiện thông

tin đại chúng ,các phòng ban trong Công ty
- Tiến hành chọn lọc ,nghiên cứu và xác định cơ hội đầu tư phù hợp với chức
năng nhiệm vụ qui mô vốn đầu tư của PVFI để làm mục tiêu nghiên cứu.
BƯỚC 2: TÌM HIỂU, THU THẬP THÔNG TIN
Ban KH-ĐT thu thập và xử lý thông tin đối với các cơ hội đầu tư theo các
tiêu chí:
− Chủ đầu tư dự án, đối tác cùng hợp tác đầu tư vào dự án
− Môi trường pháp lý liên quan đến dự án.
− Thị trường.
− Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án.
BƯỚC 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
Trường hợp cơ hội đầu tư vào dự án đã có Báo cáo nghiên cứu khả thi: Ban
KH-ĐT tiến hành phân tích và đánh giá các thông tin theo các tiêu chí sau:
− Đánh giá chủ đầu tư dự án, đối tác cùng hợp tác đầu tư vào dự án.
− Đánh giá hiệu quả Kinh tế tài chính của dự án
− Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội.
− Khả năng hợp tác đầu tư của PVFI
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
Trường hợp cơ hội đầu tư mới chưa có Báo cáo nghiên cứu khả thi.
− Phòng Đầu tư tiến hành đánh giá sơ bộ dựa trên các thông tin về dự án.
− Phân tích vá đánh giá khả năng của chủ đầu tư và các đối tác tham gia dự án.
BƯỚC 4: LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ
Báo cáo đầu tư được lập trên cơ sở:
− Báo cáo đánh giá sơ bộ về cơ hội đầu tư.
− Đánh giá khả năng hợp tác của chủ đầu tư.
− Lập phương án Tài chính thực hiện dự án
− Đề xuất phương án tham gia đầu tư của PVFI trong trường hợp IRR≥15%

(Trừ các dự án tham gia đầu tư cùng Tập đoàn hoặc được Tập đoàn chỉ định đầu tư)
BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ
Ban KH-ĐT đầu mối trình Báo cáo đầu tư lên Hội đồng Đầu tư Công ty.
Hội đồng đầu tư họp đánh giá thẩm định dự án và lập biên bản gửi Tổng Giám đốc
Công ty xem xét. Bộ phận thẩm định độc lập của Công ty thực hiện thẩm định và
báo cáo Tổng Giám đốc bằng văn bản riêng, có sao gửi cho Hội đồng Đầu tư.
BƯỚC 6: PHÊ DUYỆT
Trên cơ sở tờ trình Báo cáo đầu tư của Ban KHĐT và biên bản đánh giá của
Hội đồng Đầu tư, Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt hoặc trình HĐQT Công ty phê
duyệt phương án đầu tư theo phân cấp. Nếu phương án được phê duyệt thông qua
Quyết định phê duyệt dự án thì chuyển sang bước 7. Nếu phương án không được
duyệt thì thực hiện lưu hồ sơ.
BƯỚC 7: THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt dự án, Ban KH-ĐT và bộ phận đầu tư Chi
nhánh phối hợp với các Phòng ban trong Công ty tổ chức thực hiện phương án đầu
tư theo phương án đã được phê duyệt. Hoàn tất các thủ tục đầu tư góp vốn.
BƯỚC 8: QUẢN LÝ SAU ĐẦU TƯ
Việc tham gia quản lý các dự án đầu tư của PVFI được thực hiện thông qua
hai hình thức quản lý trực tiếp vàquản lý gián tiếp. Các nội dung cơ bản của quản lý
sau đầu tư gồm: Góp vốn đầu tư theo tiến độ,thu xếp vốn đầu tư, thực hiện hợp
đồng vay vốn giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp, dự án đã được PVFI đầu tư
vốn,thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi liên quan từ hoạt động doanh nghiệp, dự án
mà PVFI đã góp vốn.
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
HÌNH 1.2: QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ TÀI
CHÍNH CÔNG ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFI
TRÁCH NHIỆM

CHÍNH
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
THAM
CHIẾ
U
− Ban KH-ĐT
− Bộ phận ĐT của Chi nhánh Bước 1
− Ban KH-ĐT
− Bộ phận ĐT của Chi nhánh
Bước 2
− Ban KH-ĐT
− Bộ phận ĐT của Chi nhánh
Bước 3
− Ban KH-ĐT
− Bộ phận ĐT của Chi nhánh
− Ban DVTC
− Ban TCKT

Bước 4
− Hội đồng Đầu tư Công ty
− Ban Pháp chế
Bước 5
− Đại hội đồng Cổ đông
− HĐQT
− Tổng Giám đốc Công ty
(Theo phân cấp)
Bước 6
− Ban KH ĐT
− Bộ phận ĐT của Chi nhánh
− Ban TCKT

Bước 7
- Ban KHĐT
- Ban TCKT
- Ban Pháp chế
Bước 8
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
TÌM KIẾM CƠ HỘI
ĐẦU TƯ
TÌM HIỂU VÀ THU
THẬP THÔNG TIN
PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ
LẬP BÁO CÁO
ĐẦU TƯ
THẨM ĐỊNH BÁO
CÁO ĐẦU TƯ
PHÊ
DUYỆT
THỰC HIỆN ĐẦU

QUẢN LÝ SAU
ĐẦU TƯ
Kết thúc
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
1.3.1.2 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực
Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam là một Công
ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.Nó có vai trò thực hiện các hoạt
động huy động vốn nhàn rỗi từ các đối tượng là CBCNV ngành Dầu khí huy động

vốn từ các đối tượng bên ngoài,quản lý sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời đầu tư
nguồn vốn đó trở lại nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức uỷ thác đầu tư, đầu
tư trực tiếp vào việc góp vốn, mua cổ phần của các Công ty ở các lĩnh vực có triển
vọng về lợi nhuận nhằm thu mục đích tối ưu hoá lợi nhuận và hạn chế tối đa các rủi
ro, qua đó mang lại lợi ích tối ưu cho CBCNV trong Tập đoàn và các thành viên
góp vốn,.,
Trong thời gian qua hoạt động đầu tư đã đựơc Công ty hết sức quan tâm, điều
này được thấy rõ ở các chính sách và nguồn lực cho đầu tư. Đến nay ban Kế Hoạch
Đầu Tư đã có một đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Bên cạnh đó Công ty cũng chú ý tới công tác tuyển dụng nhân sự mới để nâng cao
chất lượng đầu tư,xác định rõ phạm vi hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí do đó
Công ty luôn có những cơ chế ưu đãi đặc biệt dành cho các đơn vị, tổ chức, các
nhân sử dụng các dịch vụ đầu tư tài chính, chính điều này đã có tác động tích cực
tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVFI. Lượng vốn đầu tư thực hiện liên tiếp
gia tăng trong các năm gần đây đồng nghĩa với việc Công ty ngày càng quan tâm
hơn đến hoạt động đầu tư. Ngoài hai mảng chính là đầu tư tài chính và đầu tư phát
triển, trong năm 2009 Công ty đã mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và gặt hái
được ít nhiều thành công. Trong các dự án này thì Khách sạn Sao Phương Bắc được
xây dựng tại Thị trấn Sapa, Lào Cai sẽ là một Chi nhánh của Công ty, hứa hẹn
mang lại nguồn thu đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn Du lịch.
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
Hình 1.3: Tổng mức vốn đầu tư tại Công ty giai đoạn 2009-2011
( Đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn:Ban KHDT-PVFI)

Năm 2009, lượng vốn đầu tư thực hiện đứng ở mức tỷ đồng đến năm 2010 và
2011 Công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản ,lượng vốn dành cho

đầu tư tăng lên khá cao,xấp xỉ 1256,17 tỷ đồng và 1486,24 tỷ đồng. Lượng vốn đầu
tư thực hiện liên tục tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động đầu tư ngày càng được
chú ý quan tâm tại PVFI.
Sự tăng trưởng về vốn đầu tư xuất phát từ những kết quả tốt đẹp mà hoạt động
đầu tư mang lại. Sự gia tăng không đồng đều của nguồn vốn này ngoài những
nguyên nhân khách quan từ bên ngoài như sự bất ổn của thị trường tài chính và thị
trường tiền tệ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực
đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các hoạt động của Công ty PVFI nói
riêng.Trên thị trường tiền tệ thì việc chạy đua tăng lãi suất huy động tiền gửi của hệ
thống ngân hàng sau khi chính phủ công bố gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đã làm
ảnh hưởng đến công tác huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty và
cũng có thể bởi lý do tăng trưởng không đồng đều của lượng vốn nhàn rỗi từ quỹ
dự phòng nghiệp vụ. Tuy nhiên với những con số trên thì có thể khẳng định rằng
mức tăng trưởng lượng vốn của Công ty được đánh giá là hoàn toàn tích cực và khả
quan.
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
Nguồn vốn huy động được là khá lớn trong khi đó nhu cầu đầu tư phát triển lại
không đáng kể, việc để nguồn vốn nhàn rỗi thì quả thực rất lãng phí, giá trị của
đồng vốn liên tục giảm giá trị do tình hình lạm phát tăng cao trong những năm gần
đây, và kênh đầu tư tài chính và các dự án bất động sản được xem là con đường
được ưa chuộng và hợp lý nhất đối với Công ty
Bảng 1.3 : Vốn đầu tư phân theo lĩnh vực của Công ty giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Lĩnh vực
2009 2010 2011
Đầu tư phát triển

3.314 4.838 5.819
Đầu tư Bất động sản
120.000 167.500 325.000
Đầu tư tài chính
1.143.960 1.356.170 1.486.240
Nguồn: Ban KHĐT - PVFI
Nhìn vào bảng báo cáo ta có thể thấy tổng mức vốn đầu tư qua các năm của
Công ty gia tăng liên tục với tốc độ tăng khá đồng đều, nguyên nhân là do sự thay
đổi về cả quy mô lẫn cơ cấu và hình thức đầu tư. Trong đó tỷ trọng của đầu tư tài
chính lớn hơn rất nhiều trong ba hình thức đầu tư ở tất cả các năm và chiếm một tỷ
lệ tuyệt đối,có thể hiểu là do những nét riêng có của loại hình Doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tài chính.
Thứ nhất là hoạt động đầu tư phát triển: Đây chính là nền móng, tạo điều kiện
cho Công ty tiếp tục thực hiện đầu tư trên các lĩnh vực tài chính và dự án bất động
sản. Nhận thức đựơc điều này Ban Lãnh đạo PVFI luôn dành một lượng vốn đầu tư
nhất định trong tổng ngân sách cho việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, xây
dựng hình ảnh,thương hiệu công ty và đào tạo đội ngũ nhân sự,
Thứ hai là hoạt động đầu tư tài chính: Với đặc thù là Doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực tài chính nên nguồn vốn dành cho lĩnh vực này luôn đựơc ưu tiên
hàng đầu và có mức tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Năm 2009, Công ty
có tổng mức đầu tư tài chính là1.143,960 tỷ đồng. Sang năm 2010 con số này tăng
lên 1356,170 tỷ đồng và đạt gần 1500 tỷ năm 2011. Năm 2011, toàn cảnh thị trường
chứng khoán có nhiều khởi sắc và từng bước lấy lại đà tăng trưởng, nắm bắt đựơc
xu thế này nên Công ty đã thực hiện việc tăng quy mô vốn đầu tư trong lĩnh vực tài
chính mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể va tiếp tục phát huy những năm tiếp theo.
Thứ ba là đầu tư vào các dự án bất động sản: Công ty đã dành một lượng vốn
để đầu tư vào các dự án như:
_Năm 2010 : 167,5 tỷ đồng gồm : Dự án Toà nhà 168 Ngọc Khánh và Dự án
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
24

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn
Hùng
Khách sạn Sao Phương Bắc – Sa Pa.
_Năm 2011: 325 tỷ đồng tiếp tục thực hiện dự án 168 Ngọc Khánh, Khách
sạn Sao Phương Bắc,Toà nhà số 4 Liễu Giai và dự án Rubyland.
1.3.1.3 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của Công ty được huy động chủ yếu từ các nguồn sau:
_Vốn tự có của Công ty
_Vốn góp từ các nguồn ủy thác đầu tư của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong
Tập đoàn
_Vốn huy động từ các nguồn khác
*Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty được thể hiện trong bảng số
liệu sau:
Bảng 1.4:. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty Năm 2010_2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Nguồn
2010 2011
Vốn tự có 603,623 762,509
Vốn uỷ thác 956 1.300,5
Nguồn khác 656 814,300
Nguồn: Ban KHĐT
Công ty là nơi nhận uỷ thác từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn đầu tư. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy xu thế tăng trưởng của
các nguồn vốn khá ổn định. Năm 2010 vốn uỷ thác là 956 tỷ đồng (trong đó bao
gồm 500 tỷ từ Tập đoàn và 425 tỷ từ các tổ chức, cá nhân trong Tập đoàn). Con số
này tăng lên 1300,5 tỷ năm 2011 (tăng 36% sơ với năm 2010). Điều đó hoàn toàn
hợp lý vì năm 2010 là năm phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế
Việt Nam nói riêng, các nhà đầu tư có niềm tin hơn, đầu tư vào thị trường tài chính

thông qua hình thức uỷ thác đầu tư.
1.3.2 Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty những năm gần đây
Không thể phủ nhận hoạt động đầu tư tài chính mang lại nguồn lợi nhuận chủ
yếu cho Công ty PVFI.Tuy nhiên Công ty sẽ không thể tồn tại và phát triển bền
vững nếu không có những hoạt động đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển mới là hoạt động trực tiếp tạo ra năng lực mới cho
Công ty. PVFI không thể hoạt động nếu không có trụ sở riêng, không có hệ thống
máy móc thiết bị phụ trợ hay thiếu đi một thương hiệu của chính mình. Có thể nói
Lương Thị Hồng Nhung Lớp: Đầu tư 50F
25

×