Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH HỌC NGHỀ CÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.83 KB, 13 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH HỌC NGHỀ CÁ

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Xuân Huấn
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- E-mail:
- Các hướng nghiên cứu chính: Đa dạng sinh học và bảo tồn Đa dạng sinh học;
Khai thác hợp lý và quản lý bền vững nguồn lợi sinh vật vùng ven bờ và biển;
Sinh học và sinh thái học cá; Sinh thái học các thủy vực và chất lượng môi trường
nước; Sinh thái học quần thể.

- Họ và tên: Thạch Mai Hoàng
- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân
- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- E-mail:
- Các hướng nghiên cứu chính: Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học;


Ngư loại học; Nhân loại học và tiến hóa.

2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Sinh học nghề cá
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 2

2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20.
+ Làm bài tập trên lớp: 7.
+ Tự học: 3.
+ Bộ môn: Động vật Có xương sống
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết:
+ Địa lý sinh vật
+ Sinh học quần thể
+ Sinh học bảo tồn

3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức: cung cấp cho sinh viên chuyên ngành động vật có xương
sống, đặc biệt là sinh viên có đề tài Khóa luận tốt nghiệp về Ngư loại học các kiến
thức cơ sở về nghề cá và những vấn đề sinh học liên quan đến nghề cá, phục vụ
cho mục tiêu phát triển nghề cá hợp lý. Những sinh viên theo hướng chuyên
ngành Sinh thái học, có đề tài KLTN về biến động quần thể cũng có thể theo học
môn học này.
- Mục tiêu về kĩ năng: phân biệt các loại phương tiện, ngư cụ khai thác; nhận biết
các đối tượng kinh tế chính; biết cách tính toán và sử dụng, các mô hình toán, một
số phần mềm chuyên dụng trong sinh học nghề cá để tính các tham số sinh
trưởng, sinh sản, các hệ số chết, ước tính trữ lượng, lượng bổ sung và dự báo khả

năg khai thác và quản lý nghề cá hợp lý.

4. Tóm tắt nội dung môn học
- Phần lý thuyết với 6 chương trình bày đầy đủ về các vấn đề liên quan đến sinh
học nghề cá, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự biến động số lượng đàn cá khai
thác và các quá trình sinh học liên quan đến biến động đàn cá cũng như các mô
hình đánh giá và dự báo khả năng khai thác quần thể cá. Ngoài ra phần lý thuyết
còn cung cấp những kiến thức bổ ích về các nhóm nguồn lợi nghề cá, các loại
phương tiện và ngư cụ khai thác, các công cụ đánh giá, giám sát và quản lý nghề
cá.
- Phần bài tập với 7 bài giới thiệu các nguyên tắc, khả năng áp dụng các phương
pháp và thực hành tính toán các thông số sinh học nghề cá trên cơ sở sử dụng các
mô hình, công thức và phần mềm chuyên dụng.

3
5. Nội dung chi tiết môn học
a. Phần Lý thuyết
Mở đầu
Chương 1. NGUỒN LỢI NGHỀ CÁ
1.1. Các nguồn lợi chính về động vật không xương sống
1.1.1. Ngành Thân mềm
1.1.2. Ngành Da gai
1.1.3. Nguồn lợi Giáp xác
1.2. Nguồn lợi Cá
1.3. Nguồn lợi nghề cá ở Biển Đông Việt Nam
1.3.1. Nguồn lợi động vật không xương sống ở Biển Đông
1.3.2. Nguồn lợi cá Biển Đông
1.3.3. Những nguồn lợi sinh vật khác của Biển Đông
Chương 2. CÁC LOẠI NGƯ CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC
2.1. Lưới rê

2.1.1. Phân loại
2.1.2. Cấu tạo
2.1.3. Nguyên lý thiết kế lưới và tính toán
2.1.4. Những nguyên tố ảnh hưởng tới hiệu quả đánh bắt của lưới rê
2.1.5. Kỹ thuật khai thác
2.2. Lưới kéo
2.2.1. Phân loại
2.2.2. Cấu tạo
2.2.3. Kỹ thuật khai thác
2.3. Lưới vây
2.3.1. Phân loại
2.3.2. Cấu tạo
2.3.3. Kỹ thuật khai thác
2.4. Nhóm nghề câu, xiên, móc
2.4.1. Phân loại
2.4.2. Nghề câu vàng

4
2.4.3. Nghề câu cần, câu tay
2.4.4. Nghề câu mực
2.5. Nhóm lưới cố định
2.5.1. Cấu tạo và kỹ thuật khai thác lưới cố định
2.5.2. Nghề lồng bẫy
2.6. Các nghề khác
2.6.1. Đánh cá bằng ánh sáng
2.6.2. Đánh bắt những loại cá sợ ánh sáng
Chương 3. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG ĐÀN CÁ KHAI THÁC VÀ CÁC QUÁ
TRÌNH SINH HỌC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỘNG ĐÀN CÁ
3.1. Phân bố và mật độ quần thể cá
3.1.1. Phân bố và khái niệm về đàn cá

3.1.2. Mật độ tương đối
3.1.3. Kích thước tuyệt đối
3.2. Mối quan hệ về kích thước
3.2.1. Mối quan hệ chiều dài và trọng lượng
3.3. Tính chọn lọc ngư cụ
3.3.1. Thí nghiệm bao phủ đụt lưới
3.3.2. Thí nghiệm thả các mẻ lưới có tính chọn lọc khác nhau đan xen
kế tiếp
3.4. Sinh trưởng cá
3.4.1. Khái niệm về sinh trưởng ở cá
3.4.2. Các phương trình sinh trưởng cá
3.4.3. Ý nghĩa nghiên cứu sinh trưởng trong đánh giá trạng thái nghề cá
3.5. Sinh sản và lượng bổ sung
3.5.1. Nơi đẻ và thời gian đẻ
3.5.2. Chiều dài chín sinh dục Lm
50

3.5.3. Thời gian bổ sung
3.5.4. Chiều dài của lượng bổ sung
3.6. Mối quan hệ giữa kích thước đàn cá và lượng bổ sung
3.7. Tử vong
3.7.1. Phương pháp xác định Z

5
3.7.2. Phương pháp xác định M
3.8. Các kiểu chu kỳ sống của cá
3.8.1. Những khái niệm và quan điểm về sự phát triển
3.8.2. Các dạng và các giai đoạn phát triển
3.8.3. Tính chu kỳ của sự phát triển
Chương 4. CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO KHẢ NĂNG

KHAI THÁC QUẦN THỂ CÁ
4.1. Mục tiêu đánh giá đàn cá và dự báo khả năng khai thác
4.2. Các mô hình đánh giá đàn cá và dự báo khả năng khai thác
4.2.1. Các mô hình tổng thể
4.2.2. Các mô hình giải tích
4.3. Sai khác về nghiên cứu đánh giá trạng thái đàn cá và dự báo khả năng
khai thác giữa vùng ôn đới và vùng nước nhiệt đới
4.4. Các nghiên cứu về đánh giá trữ lượng đàn cá và dự báo khả năng khai thác
ở Việt Nam
4.5. Mô hình sản lượng thặng dư
4.5.1. Mô hình Schaefer
4.5.2. Mô hình Fox
4.5.3. Sản lượng kinh tế tối đa
4.6. Mô hình sản lượng trên lượng bổ sung
4.6.1. Tính sản lượng tương đối (Y/R) từ mô hình Berventon và Holt
4.6.2. Tính sản lượng tuyệt đối ở trạng thái cân bằng từ mô hình
Berveton và Holt
4.7. Phương pháp phân tích quần thể thực tế VPA ước tính khối lượng và
sinh khối đàn cá - Mô hình VPA
4.8. Mô hình phân tích thế hệ dựa vào số liệu chiều dài (LCA)
4.9. Các phương pháp dự báo
4.9.1. Dự báo theo mô hình VPA
4.9.2. Mô hình dự báo Thompson và Bell
4.9.3. Tính MSY
Chương 5. ĐÁNH GIÁ VÀ GIÁM SÁT NGHỀ CÁ
5.1. Các loại số liệu cần thu thập

6
5.1.1. Thành phần loài trong sản lượng
5.1.2. Số liệu sinh học

5.1.3. Số liệu môi trường
5.1.4. Số liệu về tài chính
5.2. Thu thập số liệu
5.3. Phân tích/xử lý số liệu và đánh giá đàn cá
5.4. Phân tích sản lượng tiềm năng
5.5. Phân tích tài chính
5.6. Giám sát nghề cá
5.6.1. Thu thập số liệu về tần số phân bố chiều dài cá
5.6.2. Thu thập số liệu về sản lượng và cường lực khai thác
5.6.3. Đo cường lực khai thác
5.6.4. Những thay đổi về cường lực khai thác hiệu quả
5.6.5. Năng lực đánh bắt
5.6.6. Hiệu ứng không gian
5.6.7. Nghề cá đa loài
5.6.8. Nghề cá đa ngư cụ
5.6.9. Quản lý nghề cá giải trí và tự cung cấp
5.6.10. Xây dựng mô hình sản lượng thặng dư từ sản lượng và theo
khu vực
Chương 6. QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
6.1. Các mục tiêu và chiến lược quản lý
6.2. Các quy định của nghề cá
b. Phần Bài tập
Bài 1. Tính cấu trúc tuổi và tốc độ sinh trưởng dựa trên số liệu phân tích phần cứng của
cơ thể (vẩy, đá tai, ).
Bài 2. Tính cấu trúc tuổi và tốc độ sinh trưởng dựa trên số liệu thành phần chiều dài
(phương pháp ELEFAN).
Bài 3. Tính các tham số sinh trưởng của phương trình von Bertalanffly.
Bài 4. Tính hệ số tử vong toàn phần, tử vong tự nhiên, tử vong khai thác.
Bài 5. Ước tính trữ lượng cá bằng các mô hình tổng thể.


7
Bài 6. Ước tính trữ lượng cá bằng các mô hình giải tích.
Bài 7. Ước tính trữ lượng, sản lượng và khả năng khai thác theo các mô hình dự báo.

6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc:
1. Nguyễn Xuân Huấn, Bài giảng Sinh học nghề cá. Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội. 2004.
2. King M., Fisheries Biology. Assessment and Management. Fishing New Books
(1996), 341 p.
3. Vũ Trung Tạng, Biển Đông - Tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1997), 284 tr.
Học liệu tham khảo:
4. Zaxoxov A. V., Biến động số lượng của đàn cá khai thác. Bản dịch tiếng Việt
của Trương Đình Kiệt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1981), 227
tr.
5. Caughley G., Analysis of Vertebrate Populations. A Wiley-Interscience
Publication, John Wiley & Sons Ltd (1980), 205 p.
6. Cushing D. H. Fisheries Biology: A study in Population Dynamics. The
University of Wisconsin Press (1968), 200 p.
7. Gulland J. A., Fish stock assessment. A manual of basic methods. A Wiley-
Interscience Publication, John Wiley & Sons (1983), 219 p.
8. Sparre P. and Venema S. C., Introduction to tropical fish stock assessment. Part I.
Manual. FAO Fisheries technical paper 306/1 Rev. 1. FAO. Rome (1992), 376 p.
7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung:

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Tổng

Lên lớp Thực hành,
thí nghiệm,
điền dã
Tự học,
tự nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
Chương 1
(+Mở đầu)
2 1 3
Chương 2 2 1 3

8
Chương 3 6 3 9
Chương 4 6 4 10
Chương 5 2 1 3
Chương 6 2 2
Tổng 20 7 3
30

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi
chú
1
1. Giới thiệu tổng quát về môn

học và đề cương môn học.
2. Giới thiệu các nguồn lợi chính
về động vật không xương sống.
3. Giới thiệu nguồn lợi cá.
4. Giới thiệu nguồn lợi nghề cá ở
Biển Đông Việt Nam.
Đọc tài liệu (1):
Bài mở đầu
Chương 1: mục 1.1

Chương 1: mục 1.2
Chương 1: mục 1.3
- Lý thuyết
(2 giờ Tín chỉ)

5. Sinh viên tự nghiên cứu về:
Nguồn lợi nghề cá ở Biển Đông
Việt Nam
Đọc tài liệu (4
) và
các tài liệu liên
quan khác
- Tự học và
nghiên cứu
(1 giờ Tín chỉ)

2
1. Giới thiệu các loại ngư cụ và
phương pháp khai thác:
+ Lưới rê.

+ Lưới kéo.
+ Lưới vây.
+ Nhóm nghề câu, xiên móc.
Đọc tài liệu (1)
Chương 2: mục 2.1,
2.2; 2.3, 2.4 và các
mục liên quan ở tài
liệu (4), (7), (8)
- Lý thuyết
(2 giờ Tín chỉ)

2. Sinh viên tự nghiên cứu về:
+ Nhóm lưới cố định
+ Các nghề khác
+ Các loại nghề theo vùng nghề
cá của Việt Nam
Đọc tài liệu (1)
Chương 2: mục 2.5,
2.6 và các mục liên
quan ở tài liệu (4),
(7), (8)
- Tự học và
nghiên cứu
(1 giờ Tín chỉ)

3
1. Giới thiệu về phân bố và mật
độ quần thể cá
2. Giới thiệu mối quan hệ về kích
thước của cá

3. Giới thiệu về mối quan hệ giữa
Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.1.
3.2, 3.3, 3.4
và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
Lý thuyết
(2 giờ Tín chỉ)


9
kích thước và tính chọn lọc của
ngư cụ
4. Giới thiệu sinh trưởng cá
(3), (7), (8), (9)
4
1. Bài tập:
Bài 1. Tính cấu trúc tuổi và tốc độ
sinh trưởng dựa trên số liệu phân
tích phần cứng của cơ thể (vẩy, đá
tai, ).
Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.2,
3.3, 3.4 và các mục
liên quan ở tài liệu
(2), (3), (8), (9)
Bài tập trên
lớp: tính bằng
Excel và chạy
phần mềm

FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)

2. Bài tập:
Bài 2. Tính cấu trúc tuổi và tốc
độ sinh trưởng dựa trên số liệu
thành phần chiều dài (phương
pháp ELEFAN).
Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.2,
3.3, 3.4 và các mục
liên quan ở tài liệu
(2), (3), (4), (8), (9)
- Bài tập trên
lớp: chạy trên
phần mềm
FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)

5
1. Bài tập:
Bài 3. Tính các tham số sinh
trưởng của phương trình von
Bertalanffly.
Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.2,
3.3, 3.4 và các mục
liên quan ở tài liệu
(2), (3), (4), (8), (9)
- Bài tập trên

lớp: chạy trên
phần mềm
FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)

1. Giới thiệu về sinh sản và lượng
bổ sung của cá.

Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.5,
và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (4), (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)

6
1. Giới thiệu về mối quan hệ giữa
kích thước đàn cá và lượng bổ
sung.

Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.6
và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (4), (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)

2. Giới thiệu về tử vong của cá

3. Giới thiệu các kiểu chu kỳ sống
của cá
Đọc tài liệu (1)
Chương 3: mục 3.7,
3.8 và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (4), (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)


10
7
1. Bài tập:
Bài 4. Tính hệ số tử vong toàn
phần, tử vong tự nhiên, tử vong
khai thác.

- Đọc tài liệu (1)
chương 3: mục 3.7
và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (4), (8), (9)
Bài tập trên
lớp: chạy trên
phần mềm
Excel và
FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)


1. Giới thiệu mục tiêu đánh giá
đàn cá và dự báo khả năng khai
thác.
2. Giới thiệu các mô hình đánh
giá đàn cá và dự báo khả năng
khai thác.
Đọc tài liệu (1)
Chương 4: mục 4.1,
4.2 và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (8), (9)
Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)

8
1. Kiểm tra giữa kỳ (50 phút)
- Kiểm tra từ
chương 1- 3
Kiểm tra giữa
kỳ
(1 giờ Tín chỉ)

3. Giới thiệu về: Sai khác về
nghiên cứu đánh giá trạng thái
đàn cá và dự báo khả năng khai
thác giữa vùng ôn đới và vùng
nước nhiệt đới
4. Giới thiệu các nghiên cứu về
đánh giá trữ lượng đàn cá và dự
báo khả năng khai thác ở Việt

Nam.
Đọc tài liệu (1)
Chương 4: mục 4.3,
4.4 và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (8), (9)
Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)

9
1. Giới thiệu các mô hình sản
lượng thặng dư.
2. Giới thiệu các mô hình sản
lượng bổ sung

Đọc tài liệu (1)
Chương 4: mục 4.5,
4.6 và các mục liên
quan ở tài liệu (2),
(3), (5), (6), (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)


3. Bài tập:
Bài 5. Ước tính trữ lượng cá bằng
các mô hình tổng thể.
- Bài tập trên
lớp: tính bằng
Excel và chạy

phần mềm

11
FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)
10
1. Giới thiệu phương pháp phân
tích quần thể thực tế -
Mô hình
VPA.
Đọc tài liệu (1)
chương 4: mục 4.7
và các mục liên
quan ở TL (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)


2. Giới thiệu mô hình phân tích
dựa vào số liệu chiều dài (LCA).

Đọc tài liệu (1)
chương 4: mục 4.8
và các mục liên
quan ở TL (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)


11

1. Bài tập:
Bài 6. Ước tính trữ lượng cá bằng
các mô hình phân tích.

Đọc tài liệu (1)
Chương 4: mục 4.7,
4.8 và các mục liên
quan ở tài liệu (8),
(9)
Bài tập trên
lớp: chạy phần
mềm FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)

2. Giới thiệu các phương pháp dự
báo kích thước quần thể
Đọc tài liệu (1)
chương 4: mục 4.9
và các mục liên
quan ở tài liệu (5),
(8), (9)
Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)

12
1. Bài tập:
Bài 7. Ước tính trữ lượng, sản
lượng và khả năng khai thác dự
báo theo các
mô hình dự báo

Đọc tài liệu (1)
Chương 4: mục 4.9
và các mục liên
quan ở tài liệu (5),
(8), (9)
Bài tập trên
lớp: tính bằng
Excel và chạy
phần mềm
FISAT 2
(1 giờ Tín chỉ)

2. Giới thiệu các vấn đề liên quan
đến đánh giá đàn cá.
Đọc tài liệu (1)
Chương 5, các mục
5.1 đến 5.5
và các
mục liên quan ở TL
(4), (5), (6), (8), (9)
- Lý thuyết
(1 giờ Tín chỉ)

13
1. Giới thiệu các vấn đề liên quan
đến giám sát nghề cá.
Đọc tài liệu (1)
Chương 5, mục 5.6
và các mục liên
quan ở tài liệu (4),

(5), (6), (8), (9)
- Lý thuyết
(2 giờ Tín chỉ)


12
14
1. Giới thiệu các mục tiêu và
chiến lược quản lý nghề cá.
2. Giới thiệu các quy định của
nghề cá
Đọc tài liệu (1)
Chương 6 và các
mục liên quan ở tài
liệu (2), (4), (5), (9)
Lý thuyết
(2 giờ Tín chỉ)

15
1. Sinh viên tự nghiên cứu về:
Đánh giá đàn cá, giám sát và quản
lý nghề cá, các quy định của nghề
cá ở Việt Nam
Đọc tài liệu (1)
Chương 5, 6 và các
mục liên quan ở tài
liệu (2), (4), (5), (6),
(8), (9)
- Tự học và
nghiên cứu

(1 giờ Tín chỉ)



8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học
- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học:
+ Giảng đường: cần có bộ máy tính và máy chiếu projector, có khoảng 5 máy
tính để sinh viên làm bài tập.
- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên:
+ Sinh viên phải có mặt trên lớp nghe giảng lý thuyết đủ 80% tổng số giờ lên
lớp, nếu sinh viên nghỉ học trên 20% số giờ nghe giảng lý thuyết thì sẽ không
được dự thi cuối kỳ và coi như không đạt yêu cầu môn học, phải học lại trong
những học kỳ tiếp theo.
+ Sinh viên phải tuân thủ đầy đủ theo chỉ dẫn của giảng viên về phương pháp
đọc tài liệu, đáp ứng đủ tiêu chí đánh giá của các bài tập, các bài kiểm tra giữa
kỳ và cuối kỳ.
+ Sinh viên phải hoàn thành các nội dung của phần tự học, tự nghiên cứu và báo
cáo kết quả thông qua các bài tiểu luận theo yêu cầu và quy định cụ thể của
giáo viên.
+ Sinh viên phải tuân thủ các quy định về kiểm tra, thi.
+ Sinh viên nghỉ thi phải có giấy phép hợp lệ và được sự đồng ý của giáo viên/
người hướng dẫn bài tập. Sinh viên nào tự ý nghỉ thi thì coi như bài thi đó bị
đánh điểm 0.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

13
- Phần tự học, tự nghiên cứu: chiếm 10%, thực hiện dưới hình thức tiểu luận, giao bài
tập, phân nội dung và lập báo cáo.
- Điểm bài tập chiếm 10%, thực hiện dưới hình thức thi trên máy tính

- Điểm kiểm tra giữa kỳ chiếm 20%, thực hiện dưới hình thức tiểu luận hoặc vấn
đấp.
- Điểm thi cuối kỳ (sau tuần 15) chiếm 60%, thực hiện dưới hình thức thi vấn đáp
hoặc thi viết
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Kiểm tra giữa kỳ vào tuần thứ 8 (tính từ tuần bắt đầu học bài đầu tiên)
- Thi cuối kỳ vào thời gian sau tuần 15
- Thi lại sau kỳ thi chính 3 – 5 tuần
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên
- Giáo viên đánh giá, cho điểm phần tự học, tự nghiên cứu dựa trên yêu cầu và quy
định cụ thể của giáo viên đối với các nội dung đã giao, mức độ sinh viên đã hoàn
thành, khối lượng và chất lượng của báo cáo tổng luận hoặc tiểu luận.
- Điểm bài tập: dựa trên các bước thực hiện và kết quả tính toán cuối cùng trên
máy.
- Bài thi giữa kỳ: Đối với tiểu luận: sinh viên nộp tiểu luận đúng hạn, có đúng yêu
cầu về nội dung và số trang của giảng viên hay không là tiêu chí cho điểm. Ngoài
ra, hình thức trình bày của tiểu luận cần rõ ràng, sạch đẹp.
- Bài thi cuối kỳ: Điểm được cho tùy thuộc vào mức độ hiểu vấn đề của sinh viên
đối với câu hỏi và việc trả lời các câu hỏi phụ nếu thi vấn đáp. Thi viết theo đáp
án.

×