Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH HỌC NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.31 KB, 12 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
SINH HỌC NGƯỜI

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Hữu Nhân
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS. TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHQGHN
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Nhân học-Sinh lý học, Khoa Sinh học trường Đại học Khoa
học Tự nhiên
Email:
;
- Các hướng nghiên cứu chính: Sinh học người; Nhân học cơ thể; Sinh thái Nhân văn.
- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Sinh học người
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 03
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20
+ Làm bài tập trên lớp: 0
+ Thảo luận trên lớp: 2
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 15


+ Thực tập thực tế ngoài trường: 0
+ Tự học: 8

2
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Nhân học & Sinh lý học
+ Khoa: Sinh học.
- Môn học tiên quyết: Tế bào học; Mô học; Động vật có xương sống
- Môn học kế tiếp:Sinh lý người và động vật; các môn chuyên đề (Cơ sở di truyền
người; Sinh lý sinh sản; huyết học cơ sở; dinh dưỡng học, nhân học ứng dụng…)
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về sinh học, nguồn gốc, tiến hóa và sinh thái của người, bao gồm những nội dung
sau:
Tổ chức cấu tạo các hệ cơ quan cơ thể người (ở trạng thái thái bình thường và một số
bất thường – dị tật, bệnh lý); Những biến dị trên cơ thể người; Sự tăng trưởng, phát
triển cơ thể người qua các giai đoạn phát triển; Nguồn gốc và tiến hóa người; và Sinh
thái người
- Mục tiêu về kĩ năng: giúp cho sinh viên có kỹ năng nhận biết, phân biệt các chi tiết
giải phẫu thuộc các hệ cơ quan trên cơ thể người. Sinh viên có kỹ năng thực hành
trong việc xác định những đặc điểm biến dị về hình thái trên cơ thể người. Kỹ năng
tính toán về dân số và sự biến động dân số để có được mô hình dân số, sinh thái phù
hợp trước những tác động của các yếu tố biến động tự nhiên và xã hội.
- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Tạo cho sinh viên có sự say mê khoa học qua
những kiến thức rất thực tế liên quan đến con người và cuộc sống của con người, qua
đó giáo dục cho sinh viên có lối sống lành mạnh, hợp vệ sinh và có ý thức giữ gìn và
tăng cường sức khỏe cho bản thân và cho những người xung quanh.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Sinh học người nghiên cứu sinh học về cơ thể người. Khoảng một nửa thời lượng của
môn học tập trung vào những kiến thức về giải phẫu học trong đó đi sâu nghiên cứu từ

mức độ cơ quan vì phân tử, tế bào và mô đã có các môn học riêng đảm nhận. Môn học
cũng đề cập đến một số những cấu tạo bất thường trong các cơ quan, hệ cơ quan do dị
tật, bệnh lý… qua đó tăng kiến thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cho người
học. Phần tiếp theo của môn học giới thiệu về những biến dị về hình thái trên cơ thể
người ở mức cá nhân và quần thể; sự biến đổi, tăng trưởng của các cơ quan và cơ thể
qua các giai đoạn phát triển của đời người. Môn học cũng nghiên cứu về sự hình thành
loài người, sự tiến hóa cũng như sự biến động của quần thể người (dân số) trong lịch
sử trước những tác động của tự nhiên, xã hội. Phần cuối của môn học nghiên cứu về

3
sinh thái người trong đó nêu những đặc trưng của hệ sinh thái người, sự tác động và
thích ứng của con người với thiên nhiên. Vai trò của con người trong hệ sinh thái và
tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bền vững.
5. Nội dung chi tiết môn học:
MỞ ĐẦU
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
1.1. Thành phần hóa học cơ thể người
1.1.1. Thành phần vô cơ
1.1.2. Thành phần hữu cơ
1.2. Tế bào, mô, cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo tế bào
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo các mô
1.2.3. Đặc điểm chung về các hệ cơ quan và mối liên hệ gữa chúng
1.2.3 Các hệ cơ quan
1.3. Một số nét chung về nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của các hệ cơ quan
trong cơ thể người
1.3.1. Nguyên tắc cấu tạo
1.3.2. Nguyên tắc hoạt động
Chương 2. HỆ XƯƠNG
2.1. Thành phần hóa học và cấu trúc của hệ xương

2.1.1. Thành phần cấu tạo
2.1.2. Vai trò và cấu trúc của hệ xương
2.1.3. Những thay đổi về hệ xương trong quá trình phát triển của cơ thể
2.2. Hệ thống các xương trong cơ thể
2.2.1. Các cách phân loại, gọi tên xương
2.2.2. Cấu tạo một xương điển hình
2.3. Khớp
2.3.1. Các loại khớp
2.3.2. Cấu tạo, sự hoạt động của một khớp động điển hình
2.3.3. Những biến động về khớp trong quá trình phát triển
2.4. Một số bất thường về xương và khớp

4
2.4.1. Những bất thường về xương
2.4.2. Những bất thường về khớp
2.5. Sự tương tác của hệ xương với các hệ cơ quan khác trong cơ thể
2.6. Những đặc điểm tiến hóa của người so với vượn người thể hiện ở hệ xương
Chương 3. HỆ CƠ (CƠ VÂN)
3.1. Cấu trúc hệ cơ
3.1.1. Thành phần hóa học của cơ
3.1.2. Cấu trúc
3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ cơ và sự cung cấp năng lượng cho cơ
3.2.1. Nguyên lý hoạt động của cơ
3.2.2. Sự cung cấp năng lượng cho cơ
3.3. Sự biến đổi của hệ cơ qua các giai đoạn của đời người
3.4. Một số bất thường về hệ cơ
3.5. Sự tương tác của hệ cơ với các hệ cơ quan khác trong cơ thể
Chương 4. HỆ TIÊU HÓA
4.1. Cấu trúc của hệ tiêu hóa và chức năng của các cơ quan
4.2. Các tuyến tiêu hóa

4.3. Một số bất thường về cấu trúc và chức năng của cơ quan tiêu hóa
4.4. Một số enzym tiêu hóa
4.5. Dinh dưỡng học và sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể
4.6. Sự tương tác của hệ tiêu hóa với các hệ cơ quan khác trong cơ thể
Chương 5. HỆ TUẦN HOÀN
5.1. Máu và thành phần của máu
5.1.1. Thành phần của máu
5.1.2. Các tế bào máu
5.1.3. Nhóm máu
5.1.4. Một số vấn đề về miễn dịch
5.1.5. Một số bất thường về máu
5.2. Cấu tạo của hệ mạch máu
5.2.1. Cấu tạo của hệ mạch
5.2.2. Một số thay đổi của hệ mạch trong quá trình phát triển

5
5.2.3. Những bất thường về hệ mạch
5.3. Tim
5.3.1. Cấu tạo của tim
5.3.2. Những biến đổi của tim trong quá trình phát triển
5.3.3. Một số bất thường về tim
5.4. Sự tương tác của hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan khác trong cơ thể
Chương 6. HỆ HÔ HẤP
6.1. Cấu trúc và chức năng các cơ quan của hệ hô hấp
6.1.1. Cấu trúc của hệ hô hấp
6.1.2. Những biến đổi về cấu trúc hệ hô hấp trong quá trình phát triển
6.2. Cơ chế hô hấp và các cử động hô hấp
6.2.1. Cơ chế hô hấp
6.2.2. Các cử động hô hấp
6.3. Sự trao đổi khí trong cơ thể

6.4. Hô hấp và sức khỏe
6.5. Sự tương tác của hệ hô hấp với các hệ cơ quan khác trong cơ thể
Chương 7. HỆ NIỆU VÀ BÀI TIẾT
7.1. Cấu trúc đại thể các cơ quan của hệ niệu và chức năng
7.2. Thận
7.2.1. Vị trí, cấu tạo ngoài
7.2.2. Cấu tạo trong của thận
7.3. Sự hình thành, bài tiết nước tiểu
7.3.1. Cấu tạo vi thể thận và sự hình thành nước tiểu
7.3.2. Bàng quang và sự bài tiết nước tiểu
7.4. Một số bất thường về hệ niệu và bài tiết
7.5. Sự tương tác của hệ niệu và bài tiết với các hệ cơ quan khác trong cơ thể
Chương 8. HỆ THẦN KINH
8.1. Đại thể về hệ thần kinh ở người
8.2. Các tế bào và mô thần kinh
8.3. Thần kinh trung ương
8.3.1. Não bộ và các bộ phạn của não bộ

6
8.3.2.Tủy sống và các bộ phận của tủy sống
8.4. Thần kinh ngoại biên
8.4.1. Hệ thống các hạch thần kinh
8.4.2. Hệ thống các dây thần kinh
8.5. Một số bất thường về hệ thần kinh
8.6. Sự tương tác giữa hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác
Chương 9. CÁC GIÁC QUAN
9.1. Cơ quan cảm giác xúc giác –da
9.1.1. Cấu tạo của da và các bộ phận trong da
9.1.2. Vai trò của da và các bộ phận trong da
9.2. Cơ quan cảm giác mùi, vị - mũi, lưỡi

9.2.1. Cấu tạo của cơ quan khứu giác
9.2.2. Cấu tạo của lưỡi
9.2.3. Sự cảm giác mùi, vị
9.3. Cơ quan cảm giác thính giác - tai
9.3.1. Các bộ phận của tai
9.3.2. Sự truyền sóng âm
9.3.3. Cảm giác thăng bằng
9.4. Cơ quan cảm giác thị giác
9.4.1. Các bộ phận của mắt
9.4.1. Một số bất thường về mắt
Chương 10. HỆ SINH SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ
10.1. Cấu trúc cơ quan sinh sản
10.1.1. Các bộ phận của cơ quan sinh sản ở người
10.1.2. Những tương đồng và khác biệt về cơ quan sinh sản của nam và nữ
10.2. Sự thụ tinh
10.2.1. Điều kiên để có sự thụ tinh
10.2.2. Những yếu tố tác động đến sự thụ tinh
10.3. Sự phát triển phôi, thai
10.3.1. Sự phát triển bình thường của phôi, thai

10.3.2. Những bất thường trong sự phát triển phôi, thai

7
10.3.3. Sự phát triển các cơ quan giới tính ở nam và nữ
10.4. Sự sinh đẻ
10.4.1. Sự sinh đẻ bình thường
10.4.2. Những bất thường trong sinh đẻ
10.5. Sự phát triển cơ thể ở các giai đoạn sau sinh
10.5.1. Đặc điểm cơ thể ngay sau sinh
10.5.2. Các giai đoạn phát triển sau khi sinh

Chương 11. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Ở CÁC QUẦN THỂ NGƯỜI
11.1. Biến dị về tầm vóc, kích thước cơ thể
11.2. Biến dị về đặc điểm hình thái đầu mặt
11.3. Biến dị về đặc điểm hình thái đường vân tay
11.4. Biến dị về màu sắc và lông ở cơ thể
11.5. Nhân trắc học và ứng dụng trong nghiên cứu nhân học cơ thể
Chương 12. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI VÀ TIẾN HÓA
12.1. Nguồn gốc loài người
12.1.1. Một số giả thuyết về nơi phát sinh loài người
12.1.2. Một số bằng chứng hóa thạch về nguồn gốc loài người
12.2. Sự tiến hóa sinh học ở người
12.2.1. Bằng chứng hóa thạch về sự tiến hóa sinh học
12.2.2. Hướng tiến hóa ở người
12.3. Sự tiến hóa văn hóa ở người
12.4. Xu hướng tiến hóa loài người trong tương lai
Chương 13. SINH THÁI NGƯỜI
13.1. Hệ sinh thái và đặc trưng của hệ sinh thái người
13.2. Vị trí của con người trong hệ sinh thái
13.2. Mối quan hệ giữa sinh học và văn hóa trong hệ sinh thái người
13.3. Sự tác động của con người vào thiên nhiên
13.4. Sự thích ứng của cơ thể người trong thiên nhiên
13.5. Dân số học và sự phát triển dân số trong mối quan hệ với thiên nhiên
13.6. Vai trò của con người trong hệ sinh thái và sự phát triển bền vững

8
6. Học liệu:

Học liệu bắt buộc
1. Nguyễn Hữu Nhân (2007) Bài giảng Sinh học người, tài liệu biên soạn

2. Nguyễn Như Hiền,Chu Văn Mẫn (2004), Cơ sở sinh học người, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Văn Yên (2000), Sinh học người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học liệu tham khảo
4. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Thực tập giải phẫu người, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
5. Nguyễn Hữu Nhân (2006), Thực tập sinh học người, tài liệu biên soạn
6. The Mc. Graw-Hill Companies (2001), Human Biology , (seventh edition)
7. McGraw-Hill/Dushkin Companies (2004), Physican Anthropology, Annual Edition
(3/04)
8. Paul O’Higgins (1991), Human Biology an Integrative Science, Western
Australia

7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1 Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực hành,
thí nghiệm,
điền dã
Tự học, tự
nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Chương 1 1
Chương 2 2 2
Chương 3 2 2
Chương 4 1 1

Chương 5 2 1
Chương 6 1 1
Chương 7 1 1 1
Chương 8 2 1 1
Chương 9 2 2

9
Chương 10 2 1
Từ chương
1-10
2
Chương 11 1 2 2
Chương 12 1 2
Chương 13 2 2 1
Tổng
20 2 15 8
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh
viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi chú
1
Nhập môn Sinh học
người
Những vấn đề chung
về tổ chức cấu tạo cơ
thể người
Đọc chương 1

(tài liệu 1),
chương 1,2 (tài
liệu 4),
Thuyết trình
trên lớp
- Sinh học người
là gì?
- Nguyên tắc tổ
chức cấu tạo cơ
thể người ?
2
Hệ xương
Mục 2.1; 2.2.

Đọc trước tài
liệu 1, 2, 3, 4
(phần về hệ
xương)
Thuyết trình
trên lớp
-Thành phần hóa
học của xương
- Thay đổi về
xương?
- các loại xương?
- Mục 2.4; 2.5 và 2.6
Đọc trước tài
liệu 1, 2, 3, 4
(phần về hệ
xương)

Thuyết trình
trên lớp và thực
hành ở phòng
thực tập Bộ
môn
-Bất thường về
xương?
- Điểm tiến hóa ở
người trên xương?
3
Chương 3 (Hệ cơ)
- Mục 3.1; 3.2

Đọc trước tài
liệu 1, 2, 3, 4
(phần về hệ cơ)
Thuyết trình
trên lớp; Thực
hành ở phòng
thực tập của Bộ
môn
-Cấu trúc cơ?
- Mục 3.3; 3.4 và 3.5
Đọc trước tài Thuyết trình
- Sự biến đổi cơ?

10
liệu 1, 2, 3, 4
(phần về hệ cơ)
trên lớp; Thực

hành ở phòng
thực tập của Bộ
môn
4 Hệ tiêu hóa
Đọc trước tài
liệu 1 (chương
4); tài liệu 2; 4
(phần về hệ
tiêu hóa)
Thuyết trình
trên lớp; Thực
hành ở phòng
thực tập của Bộ
môn
-Cấu trúc của cơ
quan tiêu hóa?
- Một số bất
thường ở các cơ
quan tiêu hóa?
5
Hệ tuần hoàn
(Phần 5.1)
Đọc trước tài
liệu 1 (chương
5); tài liệu 2;
3;4 (phần về hệ
tuần hoàn)
Thuyết trình
trên lớp
-Cấu trúc của hệ

tuần hoàn?

- Hệ tuần hoàn (phần
5.2; 5.3 và 5.4)

Đọc phần 5.2;
5.3 và 5.4 (tài
liệu 1)
Thuyết trình
trên lớp; Thực
hành ở phòng
thực tập của Bộ
môn
- Một số bất
thường ở các cơ
quan hệ tuần
hoàn?
6 Hệ hô hấp
Đọc chương 6
(tài liệu 1)
Thuyết trình
trên lớp; Thực
hành ở phòng
thực tập của Bộ
môn
- Cấu trúc của hệ
Hô hấp
- Một số bất
thường ở các cơ
quan hệ hô hấp

7 Hệ niệu
Đọc chương 7
(tài liệu 1), tài
liệu 2, 3
Thuyết trình
trên lớp và thực
hành ở phòng
thực tập
-Cấu tạo của vi thể
thận và sự hình
thành nước tiểu
8
Hệ thần kinh
- Mục 8.1; 8.2 và 8.3
Đọc chương 8
tài liệu 1; phần
hệ thần kinh của
tài liệu 2;3 và 4
Thuyết trình
trên lớp; quan
sát mẫu vật ở
phòng thực tập
Cấu tạo của não
bộ
- Mục 8.4; 8.5 và 8.6 Đọc tại liệu 1 Thuyết trình Cấu tạo của tủy

11
của chương 8
- Kiểm ta giữa kỳ (
làm bài trắc nghiệm

20 phút)
chương 8, tài
liệu 4 chương
12
trên lớp; quan
sát, mô tả các
mẫu vật trong
phòng thực tập
sống và hệ thống
các dây thành kinh
tủy
9-10 Các giác quan
Tài liệu 1
(chương 9), tài
liệu 4 (chương
13)
Thuyết trình
trên lớp; quan
sát, mô tả các
mẫu vật trong
phòng thực tập
Sự cảm nhận
thông tin của các
giác quan
11
Hệ cơ quan sinh sản
Đọc chương10
(tài liệu 1) mục
10.1; 10.2.
Quan sát và mô

tả trong phòng
thực tập

Sự phát triển cơ thể
qua các giai đoạn
Đọc chương10
(tài liệu 1):
mục 10.3; 10.4
và 10.5

-Đặc điểm chính
của các giai đoạn
phát triển cơ thể
12
Một số đặc điểm biến
dị của cơ thể
Đọc Chương 11
(Tài liệu 1,
chương 5 tài liệu
5)
Thuyết trình và
thực hành
- Những biến dị
trên cơ thể người
13
Nguồn gốc loài người
và tiến hóa
Chương 12 tài
liệu 1
Thuyết trình

- Con người đầu
tiên xuất hiện ở
đâu, khi nào, tiến
hóa theo hướng nào

14
Dân số
Chương 13 tài
liệu 1
Thuyết trình;
Bài tập
Các tỷ suất sinh và
các yếu tố tác động
Sinh thái
Chương 13 tài
liệu 1; chương
17 tài liệu 4
Thuyết trình
-Sự tác động của
con người vào
thiên nhiên
- Sự thích ứng của
con người với môi
trường sống
15
Thảo luận trên lớp,


12
giải đáp thắc mắc

8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học như: giảng
đường, phòng máy…
- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên như: sự tham gia học tập trên lớp, quy định
về thời hạn, chất lượng làm các bài tập về nhà, …
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Phần tự học: Tự nghiên cứu tài liệu, tự quan sát mẫu vật: 20%
- Kiểm tra giữa kỳ : Làm bài trắc nghiệm, 30 phút: 20%
- Thi cuối kỳ: Làm bài trắc nghiệm, 90 phút 60%
9.2.Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 theo lịch của Nhà trường
- Thi lại: Sau kỳ thi chính từ 3-5 tuần
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên.
- Nộp báo cáo các bài thực tập đúng thời gian qui định
- Đánh giá các bài thực tập theo thang điểm 10/10
- Đánh giá phần tự học theo yêu cầu cụ thể từng phần của giáo viên.

×