Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề khoa học - phân loại khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

BÁO CÁO MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:
KHOA HỌC – PHÂN LOẠI
KHOA HỌC
Người hướng dẫn :
PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Người thực hiện :
NGUYỄN THỊ MINH AN
Học viên cao học khóa 23 – Chuyên ngành : LL và PPDH bộ môn Hóa học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3 năm 20113
Mục lục
Mở đầu
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM KHOA HỌC
1.1. Một số quan điểm về khoa học
1.1.1. Theo Aristote
1.1.2. Theo Fouquié
1.1.3. Theo Culliver
1.1.4. Theo Từ điển Triết học giản yếu
1.1.5. Theo Từ điển Tiếng Việt
1.1.6. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô
1.2. Đối tượng của khoa học
1.3. Nội dung của khoa học
1.4. Chức năng của khoa học
1.5. Động lực của sự phát triển khoa học
1.6.Đặc điểm của khoa học


1.7. Tầm quan trọng của khoa học
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI KHOA HỌC
2.1. Mục đích của phân loại khoa học
2.2. Phân loại khoa học theo các quan điểm khác nhau
2.2.1. Phân loại khoa học của Aristote
2.2.2. Phân loại khoa học của Epiquya
2.2.3. Phân loại khoa học của Bacon
2.2.4. Phân loại khoa học của Ampère
2.2.5. Phân loại khoa học của Comte
2.2.6. Phân loại khoa học của Cournot
2.2.7. Phân loại khoa học của Spencer
2.2.8. Phân loại khoa học của Karl Marx
2.3. Những cách phân loại khoa học ngày nay
2.3.1. Phân loại khoa học dựa vào lĩnh vực (đối tượng) nghiên cứu
2.3.1. Phân loại khoa học dựa vào loại hình nghiên cứu
2.3.1. Phân loại khoa học dựa vào phương pháp nghiên cứu
Kết thúc
Tóm tắt
MỞ ĐẦU
  
Trong thời đại ngày nay, khoa học chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền văn
mình của loài người. Khoa học đã có nền tảng từ thời tiền sử và cổ đại, nhưng chỉ thực sự
phát triển mạnh mẽ từ sau cách mạng khoa học – kỹ thuật, mở đầu là Cách mạng Công
nghiệp ở nước Anh vào thế kỷ 18. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau
đó, diễn ra từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hệ quả của chúng kéo theo sự thay
đổi sâu rộng ở tất cả các mặt của đời sống xã hội. Từ đó đến nay, số lượng các cuộc
nghiên cứu khoa học đã tăng rất nhanh kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học.
Có thể ví von khoa học giống như một đôi cánh mạnh mẽ đưa con người tìm đến
những bầu trời văn minh rực rỡ. Nếu thiếu mất khoa học, con người mãi mãi ở trên mặt
đất của sự tăm tối, ngu muội. Cứ nghĩ “khoa học” là một khái niệm không còn gì để bàn

cãi; thế nhưng, thực tế trong lịch sử đã xuất hiện rất nhiều cách định nghĩa “khoa học” rất
khác nhau. Điều đó là do sự phát triển về khoa học – kỹ thuật và trình độ nhận thức của
con người qua từng giai đoạn lịch sử rất khác nhau. Cách phân loại khoa học cũng có tình
trạng tương tự như vậy.
Do vậy, tìm hiểu về khái niệm “khoa học” và các cách phân loại khoa học là một
vấn đề hết sức thú vị và cần thiết. Vì lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài:
“Khoa học – Phân loại khoa học”.
Chương 1. KHOA HỌC
  
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ KHOA HỌC
1.1.1. Theo Aristote (384-322 tr.CN): “Chỉ có cái tổng quát mới đáng gọi là khoa
học” và “Đối tượng thực sự của khoa học không phải là cái tổng quát
mà là cái tất yếu, vì rằng nếu khoa học là tổng quát thì cũng chính vì
tính tất yếu đã hàm chứa tính tổng quát”. Ông đã coi khoa học là
những tri thức tổng quát và đối tượng của nó là cái tất yếu.
1.1.2. Theo Foulquié:
Ông đã phát triển ý tưởng của Aristote và định nghĩa: “Khoa học là hệ
thống những chân lý tổng quát và hơn nữa, tất yếu về cùng một đối
tượng”.
1.1.3. Theo Cuvillier (Alfred-Auguste Cuvillier-Fleury, 1802-1887, nhà lịch sử
học và nhà phê nình văn học Pháp): “Khoa học là toàn thể những
nhận thức và những nghiên cứu có trình độ thống nhất, tổng quát,
chính xác, nhờ đó có thể quy tụ các nhà khảo cứu, vượt lên trên
những thành kiến cá nhân và những ước tính độc đoán, để đưa ra
những quan hệ khách quan có thể được chứng minh hay kiểm
chứng bằng những phương pháp đúng đắn”. Tuy nhiên, định nghĩa
của Cuvillier cũng chỉ thích ứng với khoa học thực nghiệm.
1.1.4. Theo Từ điển triết học giản yếu:
“Khoa học là một hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự
nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nghiên cứu trên

Hình 1. Aristote
(384-322 tr.CN)
Hình 3. Cuvilier
(384-322 tr.CN)
Hình 2. Foulquié
(384-322 tr.CN)
cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Nhiệm vụ
của khoa học là miêu tả hiện tượng một cách chính xác và phát hiện những quy luật
khách quan của hiện tượng ngẫu nhiên để giải thích và dự kiến chúng. Khoa học giúp con
người ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội.”
1.1.5. Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử
và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan
của thế giới bên ngoài cũng như về hoạt động tinh thần của con
người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” [1, tr.8-
9]
1.1.6. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô: “Khoa học là hệ thống tri thức
về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã
hội và tư duy; hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát
triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.”
* Khoa học là một hình thái ý thức xã hội [1,7]
Ở mức độ khái quát, khoa học là một hình thái ý thức xã hội, cùng với các hình
thái khác như chính trị, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, …
- Khoa học phản ánh hiện thực khách quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ
thống chân lý này được diễn đạt bằng khái niệm, phạm trù, nguyên lý, giả thuyết, học
thuyết, … Khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc biệt.
- Khoa học không những hướng vào giải thích thế giới mà còn nhằm hướng đến
cải tạo thế giới. Khoa học làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, có khả năng bắt
thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình.
- Khoa học có vị trí độc lập tương đối trước các hình thái ý thức xã hội khác,

nhưng đồng thời lại có mối liên hệ biện chứng với chúng. Tất cả các hình thái ý thức xã
hội đều là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Khoa học có khả năng vạch rõ nguồn gốc,
bản chất, xác định tính chính xác của sự phản ánh hiện thực và ý nghĩa xã hội của tất cả
các hình thái ý thức xã hội khác.
Các hình thái ý thức xã hội có chức năng xã hội khác nhau, trong đó, khoa học có
chức năng khám phá tự nhiên và xã hội, mà sản phẩm của công cuộc khám phá đó là
những tri thức mới. Nó luôn có thể vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức đương thời, vượt
khỏi những tiêu chuẩn pháp luật hiện hữu, vượt khỏi những tín điều tôn giáo hoặc quan
điểm chính trị đang ngự trị trong xã hội.
Tất cả những điều đó cho thấy, nếu không được pháp luật đứng ra làm “người bảo
trợ”, nhà khoa học luôn phải đối mặt trước những nguy cơ tồn vong. Trong lịch sử không
thiếu những ví dụ như thế. Chẳng hạn, Galileo đã bị Giáo hội xử trước giàn thiêu năm
1616, đến năm 1992 mới được giải oan (quan hệ khoa học với tôn giáo); Vavilov bị cầm
tù và chết trong tù năm 1943 vì bị kết tội là truyền bá tư tưởng duy tâm tư sản phản động
với thuyết di truyền học hiện đại của Mendel – Morgan, đến năm 1965 mới được giải oan
(quan hệ khoa học với chính trị); thành công về nhân bản vô tính người, cho đến nay vẫn
đang được tranh luận gay gắt về mặt đạo đức (quan hệ khoa học với đạo đức); thành công
về các biện pháp “gửi thai” cho đến nay vẫn chưa có được một đạo luật điều chỉnh quan
hệ giữa các đương sự trong cuộc (quan hệ giữa khoa học và ý thức pháp quyền).
* Khoa học là một hoạt động xã hội đặc biệt [1]
Đứng ở mức độ hoạt động, khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt động
đặc biệt của loài người. Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản
chất và các quy luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống
xã hội. Về thực chất, ở góc độ này, khoa học được hiểu là hoạt động nghiên cứu khoa
học, là quá trình phát minh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại.
1.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA KHOA HỌC [1]
Đối tượng của khoa học là những hình thức tồn tại khác nhau của vật chất đang
vận động và cả hình thức phản ánh chúng vào ý thức của con người. Nói cách khác, đối
tượng của khoa học là thế giới quan và cả những phương pháp nhận thức thế giới.
1.3. NỘI DUNG CỦA KHOA HỌC [1]

Khoa học gồm hai bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau là kiến thức khoa học và
phương pháp khoa học.
Kiến thức khoa học gồm có:
- Những tài liệu về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm mà có.
- Những nguyên lý được rút ra dựa trên những sự kiện đã được thực nghiệm chứng
minh.
- Những quy luật, những học thuyết được khái quát bằng tư duy lý luận.
Phương pháp khoa học gồm có:
- Những phương pháp nhận thức sáng tạo khoa học.
- Những quy trình vận dụng lý thuyết khoa học vào sản xuất và đời sống xã hội.
Kiến thức khoa học ngoài việc giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, nó
còn là nền tảng cho việc tiến hành, thực hiện các phương pháp khoa học. Ngược lại,
phương pháp khoa học lại giúp con người tích lũy được nhiều kiến thức hơn. Việc trang
bị phương pháp khoa học giúp cho người nghiên cứu nắm chắc kiến thức hơn, biết tìm
kiếm, phát hiện ra những kiến thức mới.
1.4. CHỨC NĂNG CỦA KHOA HỌC [1]
Khoa học có 3 chức năng cơ bản
- Khám phá bản chất các hiện tượng của thế giới khách quan; giải thích nguồn gốc
phát sinh, phát triển và phát hiện ra các quy luật vận động của các hiện tượng ấy.
- Hệ thống các tri thức, quy luật đã được khám phá thành các lý thuyết, học thuyết
khoa học.
- Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học để cải tạo thế giới, phục vụ
cuộc sống.
1.5. ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC [1]
- Nhu cầu trong cuộc sống vật chất, tinh thần; nhu cầu trong sản xuất, chiến đấu
của con người là mục tiêu cần phải giải quyết của mọi đề tài khoa học.
- Nhu cầu cần mở rộng tầm hiểu biết của con người.
- Các mâu thuẫn phát sinh trong thực tiễn. Thực tiễn vừa là nguồn gốc nhận thức
vừa là tiêu chuẩn để xác minh tính chân thực, vừa là mục tiêu cần phải giải quyết của
khoa học.

1.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HỌC [1]
- Những luận điểm, các nguyên lý của khoa học là hệ thống chân lý khách quan có thể
chứng minh được bằng những phương pháp khác nhau. Chân lý khoa học chỉ có một, nó
được thực tiễn trực tiếp hoạc gián tiếp kiểm nghiệm, xác minh và khẳng định.
- Khoa học không có giới hạn trong sự phát triển, vì tư duy của con người không có giới
hạn trong nhận thức. Khoa học không ngừng không ngừng tiếp cận chân lý, khám phá thế
giới một các hoàn thiện, sâu sắc và tạo ra hệ thống tri thức ngày càng chính xác, phong
phú và đầy đủ hơn. Vì vậy, khoa học luôn phát triển và hoàn thiện cùng với khả năng
nhận thức của con người và trình độ phát triển của lịch sử xã hội.
1.7 . TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC
- Khoa học giúp con người hiểu được bản chất của tự nhiên, nắm được các quy luật biến
đổi, chuyển hóa của vật chất, để từ đó cải tạo và chinh phục tự nhiên.
- Khoa học giúp con người nắm được các quy luật của chính xã hội và vận dụng chúng để
thúc đẩy xã hội phát triển nhanh chóng hơn. Khoa học là động lực để thúc đẩy sự phát
triển của xã hội
- Khoa học giúp con người tạo ra công cụ sản xuất hiện đại, làm giảm nhẹ cướng độ lao
động và sản xuất ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Khoa học nâng cao cuộc sống tinh thần của con người, làm cho con người ngày càng
văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn. Khoa học giúp con người chống lại các quan
điểm sai trái (mê tín dị đoan, phân biệt chủng tộc…)và vững tin hơn vào chính bản thân
mình.
- Khoa học góp phần giải phóng con người, làm mở rộng tầm mắt và nâng cao quyền lực
của con người trức thiên nhiên.
Chương 2. PHÂN LOẠI KHOA HỌC
  
2.1.MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN LOẠI KHOA HỌC [3,trang 26]





cơ sở
cơ sở
để
để
hệ thống hoá các tri thức khoa học,
hệ thống hoá các tri thức khoa học,


phân định
phân định




vị trí
vị trí


của từng
của từng


lĩnh vực, từng bộ môn khoa học.
lĩnh vực, từng bộ môn khoa học.


Căn cứ
Căn cứ
xác định phương hướng phát triển
xác định phương hướng phát triển

các lĩnh vực khoa học trung tâm,
các lĩnh vực khoa học trung tâm,


mũi nhọn, chiến lược để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
mũi nhọn, chiến lược để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.


Xây dựng
Xây dựng
quy hoạch đào tạo
quy hoạch đào tạo
, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ


thuật
thuật


Sắp xếp
Sắp xếp
tổ chức cơ quan nghiên cứu
tổ chức cơ quan nghiên cứu
khoa học hợp lý
khoa học hợp lý
Trong lịch sử phát triển của khoa học, tùy theo mục đích sử dụng, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và nhận thức xã hội mà có thể có nhiều kiểu phân loại khác nhau. Sau
đây là một số kiểu phân loại khoa học.
2.1. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA ARISTOTELES

Aristoteles (tiếng Hy Lạp: Αριστοτέλης Aristotelēs; phiên âm
trong tiếng Việt là Aritstốt; 384 – 322 tr.CN) là một nhà triết học Hy
Lạp cổ đại. Cũng như Platon đã từng là học trò của Socrates,
Aristototeles cũng là học trò của Platon, và chính bản thân
Aristoteles đã trở thành gia sư cho Alexandros Đại đế.
Ông được xem là người tạo ra môn luận lí học. Ông cũng thiết
lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và
trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Aristoteles cũng được biết đến như người
cha đỡ đầu của vật lí học, ông đã viết quyển "Vật lí học" đầu tiên của nhân loại. Tuy
nhiên, do ông đi đến kết luận bằng lập luận và trực giác nên các quan điểm của ông về
vật lí vẫn còn nhiều hạn chế và sai lầm. Thời trung cổ, các học thuyết của Aristoteles
được nhà thờ công nhận như kinh thánh, mọi ý kiến phản bác quan điểm của ông đều bị
đưa ra xét xử. Aristoteles đóng góp rất nhiều cho triết học và sinh học. Các công trình về
sinh học của ông đều có cơ sở vững chắc, ông đã liệt kê được 500 loài động vật, 120 loài
cá và 60 loài côn trùng.
Aristoteles phân khoa học thành ba nhóm:
2.2. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA EPIQUYA
Epiquya (Ph. Epicure; HL. Epikouros; 341 - 270 tr.CN), nhà
triết học duy vật và vô thần Hi Lạp cổ đại, sống chủ yếu ở Athen.
Epiquya phủ nhận sự can thiệp của thần thánh vào việc đời
và lấy tính chất vĩnh viễn của vật chất có vận động làm điểm xuất
phát. Là môn đệ của Đêmôcrit (Démocrite), Êpiquya đã khôi phục
lại thuyết nguyên tử. Epiquya đã đưa ra một quan niệm duy vật về
đạo đức học: mục đích của triết học là hạnh phúc của con người, là tìm lạc thú, nhưng lạc
thú theo Êpiquya không phải là những khoái lạc tầm thường mà là sự ban thưởng cho đạo
lí, cho sự tu dưỡng tinh thần và sự thực hành đạo đức. Triết học Epiquya là một trào lưu
triết học chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở thời
kỳ suy thoái của xã hội chiếm hữu nô lệ (TK III – I tr.CN). Chủ nghĩa Epiquya sau đó đã
được phát triển ở Ai Cập, ở La Mã, và có ảnh hưởng đến nhiều nhà triết học phương Tây
thế kỉ 17 – 18.

Epiquya chia khoa học thành:
2.3. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA BACON
'Francis Bacon, Tử tước St Alban thứ nhất (1561-1626) là
một nhà triết học, chính khách và tiểu luận người Anh. Ông được
biết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học và
được xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy vật Anh và các ngành khoa
học thực nghiệm hiện đại.
Bacon phân khoa học thành ba nhóm:
2.4. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA AMPÈRE
André-Marie Ampère (1775–1836) là nhà vật lý người Pháp
và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường. Đơn vị đo
cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere. Ngoài ra, ông
còn là một nhà toán học, hóa học, triết học hàng đầu. Ông đã thiết
lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, đồng thời khai sinh và phát triển khoa học
về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, sau này trở thành lĩnh vực mà
tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử
vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện.
Ampère phân khoa học thành hai nhóm chính, bao gồm nhiều ngành:
2.5. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA COMTE
Auguste Comte (tên đầy đủ: Isidore Auguste Marie
François Xavier Comte; 1798–1857) là một nhà tư tưởng Pháp,
nhà lý thuyết xã hội, người tạo ra ngành xã hội học, nhà thực
chứng luận đã đưa ra thuật ngữ "Xã hội học" ("Sociology"). Ông
đã đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới,
những đóng góp của ông về mặt lý thuyết như quan niệm về xã hội
học xem xã hội học là khoa học nghiên cứu các tổ chức xã hội.
Quan điểm nhìn nhận về xã hội và cấu trúc xã hội bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ,
sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân, gia
đình và các tổ chức xã hội.
Comte dựa vào mức độ phức tạp và tính tổng quát của quy luật để phân loại thành

sáu loại khoa học, sắp xếp theo thứ tự tính cụ thể và phức tạp tăng dần, tính trừu tượng và
phổ quát giảm dần:
2.6. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA COURNOT
Antoine Augustin Cournot (1801-1877) là một nhà triết
học và toán học Pháp, đồng thời là người có ảnh hưởng lớn đến
kinh tế học hiện đại.
Cournot phân chia khoa học thành ba nhóm:
- Khoa học toán, có đối tượng là lượng và trật tự.
- Khoa học thực nghiệm, có đối tượng là vật chất thô sơ và
các sinh vật.
- Khoa học nhân văn: có đối tượng là con người cá nhân hoặc tập thể với tư cách
là một sinh vật có tinh thần, có văn hóa.
2.7. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA SPENCER
Herbert Spencer (1820–1903) là một triết gia; nhà lý
thuyết chính trị tự do cổ điển; nhà lý thuyết xã hội học Anh.
Spencer đã phát triển một khái niệm toàn diện tiến hóa
như là sự phát triển tiến bộ của thế giới tự nhiên, của các cơ thể
sinh vật, trí tuệ và của xã hội văn hóa con người. Con người
sống độc thân suốt đời này đã đóng góp một loạt chủ đề khác
nhau, bao gồm đạo đức học, tôn giáo, chính trị, triết học, sinh
học, xã hội học, và tâm lý học. Đóng góp nổi tiếng nhất của ông
là việc tạo ra thuật ngữ “sự sống sót của loài thích hợp nhất” (survival of the fittest), thuật
ngữ ông tạo ra trong Nguyên lý Sinh vật (Principles of Biology (1864), sau khi đọc
Nguồn gốc muôn loài của Charles Darwin. Thuật ngữ này thừa nhận mạnh mẽ chọn lọc
tự nhiên, nhưng Spencer lại mở rộng sự tiến hóa sang các lĩnh vực của xã hội học và đạo
đức học và ông đã sử dụng chủ nghĩa Lamarck hơn là chọn lọc tự nhiên.
Spencer dựa vào tính chất cụ thể hoặc trừu tượng chia khoa học thành ba nhóm:
2.8. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA KARL MARX
Karl Heinrich Marx (, thường được phiên âm là
Các Mác trong các tài liệu tiếng Việt; 1818–1883) là nhà tư

tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của
Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Những hoạt động cách
mạng và triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 -
giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát triển.
Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng
ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên
thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những
lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản : “Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến
nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp”. Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội
Khoa học cùng Friedrich Engels. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư tưởng
được thành lập trong thế kỷ XIX.
Trong thời đại Marx sống, có lẽ chủ nghĩa tư bản đã đạt thắng lợi tuyệt đối và sẽ
tồn tại vĩnh hàng. Tuy nhiên, Karl Marx và người bạn thân là Friedrich Engels đã thực
hiện “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào năm 1848, nói cách khác là hai ông đã lên án
những bất công trong chế độ tư bản. Với Tuyên ngôn này, chủ nghĩa xã hội trỗi dậy trong
khi chủ nghĩa xã hội không tưởng thì tàn lụi. Người ta nói tư tưởng của Marx là chủ
nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học.
Marx chia khoa học thành hai nhóm:
1) Khoa học tự nhiên: có đối tượng là tất cả những gì tồn tại khách quan, các dạng
vật chất và các hình thức vận động của các dạng vật chất đó được thể hiện trong giới tự
nhiên cùng những mối liên hệ và quy luật của chúng.
2) Khoa học xã hội hay khoa học về con người: Khoa học xã hội có đối tượng là
những sinh hoạt của con người, những quan hệ xã hội, … cùng những quy luật và những
động lực của sự phát triển xã hội.
2.9. NHỮNG CÁCH PHÂN LOẠI KHOA HỌC HIỆN NAY
2.9.1. Phân loại dựa vào lĩnh vực (đối tượng) nghiên cứu
1) Khoa học tự nhiên: các
ngành khoa học nghiên cứu về quy luật
của thế giới tự nhiên, như toán học, vật
lý, sinh học…

2) Khoa học xã hội nhân văn:
khoa học nghiên cứu về các quy luật
hình thành và phát triển của xã hội và
con người, như chính trị học, sử học,
văn học, luật học, ngôn ngữ học…
3) Khoa học giáo dục: khoa
học trong ngành giáo dục.
4) Khoa học kỹ thuật: các khoa học liên hệ trực tiếp với sản xuất và các ngành kỹ
thuật.
5) Khoa học Nông – Lâm – Ngư: các khoa học liên hệ trực tiếp với sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
6) Khoa học Y dược: các khoa học liên hệ trực tiếp với các ngành y và dược.
7) Khoa học môi trường: khoa học nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi
trường.
8) Khoa học quân sự: ngành khoa học nghiên cứu ứng dụng vào công tác huấn
luyện và chiến đấu của quân đội.
2.9.2. Phân loại dựa vào loại hình nghiên cứu
1) Khoa học cơ bản: khoa học đặt
nền móng lý luận cho các ngành khoa học
ứng dụng.
2) Khoa học ứng dụng: ngành
khoa học chuyên nghiên cứu việc ứng
dụng thành quả của khoa học cơ bản vào
thực tiễn, phục vụ đời sống.
3) Khoa học triển khai: ngành
khoa học chuyên nghiên cứu việc mở rộng
trên phạm vi quy mô lớn các thành quả của khoa học cơ bản.
2.9.3. Phân loại dựa vào phương pháp nghiên cứu
1) Khoa học thực nghiệm: các
ngành khoa học áp dụng kỹ thuật cơ bản

được kiểm tra qua các thiết bị khoa học.
2) Khoa học thực chứng: các
ngành khoa học dựa vào chứng cứ.
3) Khoa học trừu tượng: khoa
học nghiên cứu về các quy luật bằng tư
duy, phán đoán dữ kiện, những vấn đề
không diễn ra trực tiếp trong mối quan
hệ xã hội cụ thể.
4) Khoa học viễn tưởng: sự mô tả có tính khoa học các hiện tượng mà khoa học
hiện đại chưa đạt tới, có thể xảy ra trong một tương lai không xác định, thể hiện lòng mơ
ước của con người.
KẾT LUẬN
  
Trên đây, tôi đã trình bày, các quan điểm định nghĩa khoa học khác nhau, các đặc
trưng cụ thể của khái niệm khoa học và các cách phân loại khoa học.
Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng sự phát triển khoa học đã chững lại so với
trước đây một thế kỷ. Nhưng thực ra, khoa học đã chuyển sang một chiều hướng phát
triển khác, đó chính là chú trọng phát triển hơn về mặt chất lượng, đào sâu hơn về công
nghệ - kỹ thuật chứ không còn là phát triển về số lượng như ở thế kỷ 19 – 20. Vậy, không
phải khoa học phát triển chậm lại mà chính là đang bứt phá mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, ta có thể dự đoán, trong tương lai, khoa học sẽ còn phát triển chú trọng hơn nữa
vào lĩnh vực công nghệ - thông tin, tạo ra một thời đại số hóa toàn diện, có thể giả lập
được toàn bộ cơ thể con người, hoặc tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái Đất, chẳng
hạn. Hãy mong chờ nhé !
TÓM TẮT
1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC
1. Khái niệm khoa
học theo Từ điển
Tiếng Việt
Là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn

chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên
ngoài cũng như về hoạt động tinh thần của con người, giúp con người
có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
1. Là hình thái ý
thức xã hội
- Phản ánh hiện thực khách quan
- Tạo ra hệ thống chân lý về thế giới
- Hướng đến cải tạo thế giới.
2. Là hoạt động xã
hội đặc biệt
Khoa học là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của loài người
3. Đối tượng Thế giới khách quan + Phương pháp nhận thức thế giới
4. Nội dung - Kiến thức khoa học
- Phương pháp khoa học
5. Chức năng - Khám phá bản chất của thế giới khách quan.
- Hệ thống tri thức thành lý thuyết, học thuyết.
- Nghiên cứu ứng dụng để phục vụ cuộc sống.
6. Động lực phát
triển
- Nhu cầu đời sống, sản xuất, chiến đấu.
- Nhu cầu mở rộng hiểu biết.
- Mâu thuẫn phát sinh trong thực tiễn.
7. Đặc điểm - Chân lý chỉ có một - Không có giới hạn
8. Tầm quan trọng - Cải tạo tự nhiên
- Thúc đẩy xã hội phát triển
- Giảm nhẹ lao động
- Nâng cao đời sống tinh thần
- Giải phóng con người
2. PHÂN LOẠI KHOA HỌC HIỆN NAY
Dựa vào lĩnh vực (đối tượng) nghiên cứu 1. Khoa học tự nhiên

2. Khoa học xã hội nhân văn
3. Khoa học giáo dục
4. Khoa học kĩ thuật
5. Khoa học Nông - Lâm – Ngư
6. Khoa học y dược
7. Khoa học môi trường
8. Khoa học quân sự
Dựa vào loại hình nghiên cứu 1. Khoa học cơ bản
2. Khoa học ứng dụng
3. Khoa học triển khai
Dựa vào phương pháp nghiên cứu 1. Khoa học thực nghiệm
2. Khoa học thực chứng
3. Khoa học trừu tượng
4. Khoa học viễn tưởng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  
1. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học , Đại học Sư Phạm TP.HCM.
2. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Lê (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Trẻ.
4. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội.
5. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội.
6. B. Kedrov (1980), Classification des Sciences, Edition Du Progrès.
7. Vũ Cao Đàm (2008), Định nghĩa khái niệm “khoa học” trong Luật Khoa học & công
nghệ nên như thế nào?, Tạp chí khoa học, tại trang web
/>8. Website của Đại học Quốc gia TP.HCM, tại trang web

9. Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tại các trang web

a) />b) />c) />d) />

×