Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề tên đề tài và phương pháp chọn đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.99 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài :
TÊN ĐỀ TÀI VÀ
PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỀ TÀI

GVHD : PGS.TS TRỊNH VĂN BIỀU
HVTH : Trần Nguyên Anh Thư
Lớp : Lý luận và phương pháp dạy học Hoá học – K23
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3 năm 2013
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4
1.1 Khái niệm về đề tài [10] 4
1.2 Khái niệm về đề tài khoa học [9] 4
1.3 Phân loại đề tài 5
1.3.1 Phân loại đề tài theo sự chỉ định hay tự lựa chọn 5
1.3.2 Phân loại đề tài theo bản chất của đề tài 5
1.3.3 Phân loại đề tài theo trình độ đào tạo 6
2.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn đề tài 9
2.2 Những yêu cầu đối với một đề tài 9
2.2.1 Đề tài phải có ý nghĩa khoa học 9
2.2.2 Đề tài phải có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn
đời sống và sự phát triển của khoa học 9


2.2.3 Đề tài phải là vấn đề có tính cấp thiết đối với lý luận hay đối với thực tiễn,
có tính chất mới mẻ, thời sự, có thể bổ sung cho kho tàng tri thức của nhân loại
những thông tin mới 10
2.2.4 Đề tài có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành 10
2.2.5 Đề tài phải phù hợp sở thích của mình 10
2.3 Những căn cứ khi chọn đề tài 10
2.3.1 Vấn đề nghiên cứu 10
2.3.2 Điều kiện của việc nghiên cứu 11
2.3.3 Điều kiện chủ quan của bản thân 11
2.3.4 Người hướng dẫn 11
2.4 Những căn cứ khi đánh giá đề tài 12
CHƯƠNG 3. TÊN ĐỀ TÀI 14
3.1 Tầm quan trọng của tên đề tài [1], [11] 14
3.2 Định nghĩa tên đề tài 14
3.3 Cấu trúc của tên đề tài [3] 14
3.4 Nội dung của tên đề tài 14
3.5 Lưu ý khi đặt tên đề tài [1], [4], [10], [11], [12], [13] 15
3.5.1 Các yêu cầu cần đạt được khi đặt tên đề tài 15
3.5.2 Một số điểm cần tránh khi đặt tên đề tài 16
CHƯƠNG 4. LÀM SAO ĐỂ ĐỀ TÀI CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI 17
4.1 Phương thức phát hiện ra đề tài nghiên cứu 17
4.2 Một số nhóm đề tài của ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học 18
4.3 Một số đề tài nghiên cứu khoa học 18
4.3.1 Luận văn thạc sĩ 18
4.3.2 Luận án tiến sĩ 24
PHẦN KẾT LUẬN 28
TÓM TẮT 29
29
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 2
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nghiên cứu khoa học, việc lựa chọn một đề tài để nghiên cứu phù hợp
với bản thân và các điều kiện ngoại cảnh có thể nói là đã đáp ứng 30% đến 40%
công việc của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Lựa chọn cho bản thân một đề tài nghiên cứu phù hợp đã không phải là
chuyện đơn giản, mà chọn cho đề tài của mình một cái tên chính xác lại càng khó
khăn hơn. Có rất nhiều sinh viên khi làm khóa luận tốt nghiệp cũng như học viên
cao học khi làm luận văn thạc sĩ … gặp lúng túng khi đặt tên đề tài nghiên cứu
khoa học, ví dụ : Nên đặt tên như thế nào ? Cần những nội dung gì ? Làm thế nào
để khái quát hết nội dung của đề tài qua tên đề tài ?
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho các sinh viên cũng như học
viên giải quyết các câu hỏi trên, tôi đã chọn đề tài:
TÊN ĐỀ TÀI VÀ
PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỀ TÀI
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 3
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khái niệm về đề tài [10]
Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc
một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn
toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: chương trình, dự án, đề
án. Sự khác biệt giữa các hình thức nghiên cứu khoa học này như sau:
Đề tài Dự án Đề án Chương trình
được thực hiện để
trả lời những câu

hỏi mang tính
học thuật, có thể
chưa để ý đến
việc ứng dụng
trong hoạt động
thực tế.
được thực hiện
nhằm vào mục
đích ứng dụng, có
xác định cụ thể
hiệu quả về kinh
tế và xã hội. Dự
án có tính ứng
dụng cao, có ràng
buộc thời gian và
nguồn lực.
là loại văn kiện,
được xây dựng để
trình cấp quản lý
cao hơn, hoặc gởi
cho một cơ quan tài
trợ để xin thực hiện
một công việc nào
đó như: thành lập
một tổ chức; tài trợ
cho một hoạt động
xã hội, Sau khi đề
án được phê chuẩn,
sẽ hình thành những
dự án, chương trình,

đề tài theo yêu cầu
của đề án.
là một nhóm đề tài
hoặc dự án được
tập hợp theo một
mục đích xác định.
Giữa chúng có tính
độc lập tương đối
cao. Tiến độ thực
hiện đề tài, dự án
trong chương trình
không nhất thiết
phải giống nhau,
nhưng nội dung
của chương trình
thì phải đồng bộ.
1.2 Khái niệm về đề tài khoa học [9]
Đề tài khoa học (subject, theme) là một vấn đề (problem) có chứa một nội
dung thông tin chưa biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Đó là một câu hỏi, một
vấn đề của khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp được sẽ thúc đẩy khoa học
tiến thêm một bước.
Như vậy đề tài khoa học có liên quan với vấn đề khoa học. Vấn đề khoa
học là một sự kiện hay hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là một
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 4
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người mà với kiến thức cũ
và kinh nghiệm cũ thì không giải thích được, hoặc một sự thiếu hụt của lý thuyết,
những điều chưa biết hay mâu thuẫn thiếu hụt đó đòi hỏi các nhà khoa học nghiên
cứu làm sáng tỏ.

Điều kiện để cho một vấn đề trở thành đề tài khoa học là
(1) Đó là một sự kiện hay hiện tượng mới chưa từng ai biết, một mâu thuẫn
hay vướng mắc cản trở bước tiến của khoa học hay thực tiễn.
(2) Bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học
phải nghiên cứu giải quyết.
(3) Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị cho
khoa học hay làm khai thông các hoạt động của thực tiễn.
Sự xuất hiện của đề tài khoa học là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống hay
nhu cầu phát triển khoa học. Giải quyết những yêu cầu đó đòi hỏi phải huy động
lực lượng các nhà khoa học nghiên cứu.
Đề tài khoa học được diễn đạt bằng tên đề tài, đó là tên gọi của vấn đề khoa
học mà ta cần nghiên cứu. Tên gọi là cái vỏ bên ngoài, còn vấn đề khoa học là nội
dung bên trong. Cái vỏ chứa một nội dung, cái vỏ phải phù hợp với nội dung để
khi đọc tên đề tài là ta nắm bắt được nội dung vấn đề nghiên cứu.
1.3 Phân loại đề tài
1.3.1 Phân loại đề tài theo sự chỉ định hay tự lựa chọn
Đề tài được chỉ định
- Người nghiên cứu có thể được chỉ định thực hiện một đề tài mà đơn vị đang thực
hiện theo yêu cầu của cấp trên hoặc theo một hợp đồng của đối tác.
- Đối với sinh viên hoặc nghiên cứu sinh làm luận văn thì đề tài được chỉ định có
thể là một phần nhiệm vụ của đề tài mà thầy hoặc bộ môn đang thực hiện.
Đề tài tự chọn
Trong trường hợp được tự chọn, người nghiên cứu cần tìm hiểu hiện trạng phát
triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế mà xác định một hướng
nghiên cứu thích hợp.
1.3.2 Phân loại đề tài theo bản chất của đề tài
Đề tài tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 5
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều

Điều tra cơ bản, phát hiện tình hình. Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân
thành công hay thất bại. Đề xuất giải pháp. (Loại đề tài này không có
phần thực nghiệm sư phạm)
Tổng kết kinh nghiệm.
1.3.3 Phân loại đề tài theo trình độ đào tạo
Khóa luận tốt nghiệp
Đó là một văn bản trình bày các kết quả tập dợt nghiên cứu của sinh viên
trong quá trình đào tạo ở trường đại học để trở thành nhà khoa học. Kết quả đánh
giá của luận văn là cơ sở để nhà trường công nhận tốt nghiệp. Tuy vậy, cũng có
những sinh viên tài năng, luận văn của có giá trị thực tiễn và khoa học cao, có thể
nâng lên thành luận văn Thạc sĩ hoặc luận án Tiến sĩ.
Luận văn Thạc sĩ khoa học
Đó là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn. Luận văn
thường hướng vào việc tìm tòi các giải pháp cho một vấn đề nào đó của thực tiễn
cuộc sống hoặc chuyên ngành. Hoàn thành luận văn Thạc sĩ là bước trưởng thành
về mặt khoa học của nhà chuyên môn trẻ và là bước chuẩn bị để tiếp tục ở bậc
nghiên cứu sinh.
Luận án Tiến sĩ khoa học
Đó là một công trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Đề tài luận
án có tính cấp thiết, kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới, những phát hiện
mới và kiến giải có giá trị trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn chuyên ngành.
1.4 Phát hiện và phát triển vấn đề thành đề tài nghiên cứu khoa học
1.4.1 Những phát hiện làm cơ sở xuất phát cho một đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài khoa học thường bắt nguồn từ những ý tưởng khoa học và phát hiện của cá
nhân, sau đó có sự đóng góp, bổ sung của tập thể để trở thành các đề tài nghiên
cứu khoa học. Nội dung của các phát hiện khoa học đó thường bao gồm các loại
sau đây:
- Phát hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế. Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa lý
thuyết về tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh với thực tế dạy học hóa
học ở nhiều trường phổ thông.

HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 6
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
- Phát hiện sự phát triển chậm chạp của thực tế. Chẳng hạn, yêu cầu cao và đòi hỏi
cấp bách của việc đào tạo, rèn luyện năng lực cho người lao động ở thời đại mới
với thực trạng dạy học hóa học hiện nay, hoặc là sự phát triển chậm chạp của việc
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở các nước trên thế
giới.
- Phát hiện những thiếu sót, sự không hoàn thiện của lý thuyết hiện có. Chẳng hạn,
sự không hoàn thiện về dạy học nêu vấn đề, đặt quá nặng vào yêu cầu tạo tình
huống có vấn đề và chưa coi trọng đúng mức yêu cầu dạy cho học sinh giải quyết
vấn đề.
- Phát hiện mâu thuẫn của các trường phái lý thuyết. Chẳng hạn, trong việc giải
thích một số tính chất hoặc cấu tạo của các nguyên tố hóa học để tìm ra cách phối
hợp sử dụng các thuyết đó.
- Phát hiện sự bế tắc của các phương pháp hiện có, bằng cách làm cũ không tạo
được hiệu quả công việc, cần phải có các phương pháp hành động mới. Chẳng hạn
phương pháp diễn giảng (thuyết trình) của giáo viên được lạm dụng trong nhiều
thời gian của một tiết học đã không làm cho học sinh chủ động tích cực, cần tìm
cách phối hợp với các phương pháp dạy học khác.
- Phát hiện ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy, chưa có một tài liệu nào trình bày
và chưa có ai nghiên cứu. Chẳng hạn, có những học sinh nông thôn không dự các
lớp luyện thi nhưng vẫn đạt điểm cao trong các bài thi hóa học, vật lý, toán học
trong kỳ thi đại học. Bài học về phương pháp học tập các môn học đó của những
học sinh này là ở đâu ?
1.4.2 Phát triển vấn đề thành đề tài khoa học
Các phát hiện vấn đề hoặc mâu thuẫn được trình bày trên đây thường là gợi ý ban
đầu cho một đề tài khoa học. Như vậy, các ý tưởng về đề tài khoa học của cá nhân
thường xuất hiện trong quá trình giải quyết các công việc thực tế, trong khi nghiên
cứu các tài liệu lý thuyết hay thực tiễn, trong khi trao đổi, tranh luận, hội thảo và

có thể xuất hiện bất ngờ theo cơ chế trực giác. Người nghiên cứu cần gia công,
phân tích thêm để thấy rõ những mâu thuẫn cần giải quyết, đối chiếu với đòi hỏi
của thực tiễn, điều kiện và khả năng của người nghiên cứu, dự định về giả thuyết
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 7
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
khoa học và mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu Làm
như vậy là đã phát triển một vấn đề thành đề tài khoa học.
Sau khi đã phát hiện vấn đề tồn tại, phát triển vấn đề thành đề tài khoa
học, người chủ trì phải tổ chức triển khai việc nghiên cứu đề tài. Đó là việc huy
động nhân lực và vật lực để thực hiện kế hoạch nghiên cứu, tạo ra sản phẩm khoa
học. Lúc đó công việc nghiên cứu khoa học không còn là hoạt động của một cá
nhân mà là sự kết hợp hoạt động của nhiều người nghiên cứu, thậm chí là của
nhiều ngành khoa học. Hoạt động nghiên cứu lúc đó đã trở thành của tập thể, của
xã hội. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học lúc đó vẫn phải được thực hiện
trên cơ sở ý tưởng của một cá nhân chủ trì đề tài và chiến lược tìm tòi của ý tưởng
đó.
Các đề tài khoa học được giao từ chương trình khoa học cấp Nhà nước
hoặc cấp Bộ là một dạng phân tầng nghiên cứu theo chiến lược chung, mà sự phát
hiện ra vấn đề nghiên cứu thuộc về cấp chỉ huy chiến lược bên trên.
CHƯƠNG 2. CHỌN ĐỀ TÀI
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 8
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
2.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn đề tài
 Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu có một ý
nghĩa quan trọng đối với người nghiên cứu.
Chọn đề tài đúng, thích hợp với bản thân và
các điều kiện ngoại cảnh sẽ giúp quá trình
nghiên cứu đỡ tốn công sức, vất vả và có

nhiều cơ hội thành công. Có thể không sai khi
nói rằng chọn một đề tài đúng là đã thực hiện
được 30 – 40% công việc của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
 Mỗi đề tài nghiên cứu gắn liền với những cố gắng đầu tư sức lực, thời gian,
kinh phí… đôi khi còn quyết định cả phương hướng chuyên môn một đời
sự nghiệp của một con người.
2.2 Những yêu cầu đối với một đề tài
2.2.1 Đề tài phải có ý nghĩa khoa học
- Bổ sung những chỗ còn trống trong lý thuyết của bộ môn khoa học.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết còn tồn tại.
- Xây dựng nguyên lý các giải pháp khác nhau trong kỹ thuật, công nghệ, tổ chức,
quản lý, vv …
2.2.2 Đề tài phải có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được những yêu cầu của thực
tiễn đời sống và sự phát triển của khoa học
- Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội.
- Giải đáp những đòi hỏi trong sản xuất về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý
thị trường, vv…
- Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của lĩnh vực nghiên cứu.
- Giải đáp nhu cầu phát triển xã hội và những nhiệm vụ tương lai trong lĩnh vực
giáo dục con người.
- Giải đáp nhu cầu trực tiếp của công tác giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường.
- Xuất phát từ logic bên trong của sự phát triển khoa học giáo dục.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 9
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
2.2.3 Đề tài phải là vấn đề có tính cấp thiết đối với lý luận hay đối với thực tiễn,
có tính chất mới mẻ, thời sự, có thể bổ sung cho kho tàng tri thức của nhân loại
những thông tin mới.
2.2.4 Đề tài có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành
- Cơ sở thông tin, tư liệu.

- Phương tiện thiết bị thí nghiệm (nếu cần phải tiến hành thí nghiệm)
- Quỹ thời gian và thiên hướng khoa học của người lãnh đạo khoa học hoặc thầy
hướng dẫn trực tiếp.
- Các cộng tác viên có kinh nghiệm và có quỹ thời gian.
2.2.5 Đề tài phải phù hợp sở thích của mình.
Trong khoa học thì yếu tố này luôn mang một ý nghĩa quan trọng (thích, say mê)
Đương nhiên ở đâu và bao giờ người nghiên cứu cũng gặp mâu thuẫn giữa nguyện
vọng khoa học của cá nhân với việc giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội.
Nghiên cứu phải đứng trước sự lựa chọn này.
2.3 Những căn cứ khi chọn đề tài
Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu
khoa học là lựa chọn đề tài.
- Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm
và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí
hoặc nhu cầu thực tế của xã hội.
- Đối với sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, ngoài việc lựa chọn
đề tài, họ còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng dẫn khoa học.
Khi lựa chọn đề tài, người nghiên cứu phải chú ý cân nhắc một cách hết sức thận
trọng các yếu tố sau:
2.3.1 Vấn đề nghiên cứu
 Có giá trị mới mẻ hay không ? Có tính cấp bách và thiết thực, có là vấn đề
then chốt không ? Cần xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, thường thì các
vấn đề then chốt nhất, có tính cấp bách và thiết thực nhất mà thực tế đặt ra
sẽ làm cho đề tài có giá trị cao và được mọi người quan tâm.
 Nội dung có dễ phát triển và mở rộng không ?
 Phương pháp nghiên cứu có dễ thực hiện không ?
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 10
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
 Có đòi hỏi phương tiện nghiên cứu đắt tiền, khó kiếm không ?

 Nhiệm vụ đề tài có đòi hỏi việc thực hiện tốn nhiều thời gian và công sức
không ?
 Có dễ thiết kế các công việc cụ thể để làm ra sản phẩm không ?
 Có cần thiết đầu tư, chi phí nhiều tiền bạc không ?
 Có tận dụng được kết quả nghiên cứu của những người đi trước không ?
2.3.2 Điều kiện của việc nghiên cứu
 Tài liệu tham khảo
 Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị để thực hiện đề tài.
 Nguồn tài chính
 Người cộng tác
 Thời gian cho phép
 Môi trường thực hiện công việc nghiên cứu
 Địa bàn thực hiện đề tài có gần nơi ở của người nghiên cứu, đi lại dễ dàng
hay khó khăn.
2.3.3 Điều kiện chủ quan của bản thân
 Có vừa sức không ? (dựa vào vốn hiểu biết, trình độ, năng lực, kinh nghiệm
nghiên cứu …)
 Có phù hợp với sở trường của bản thân không ?
 Có hứng thú với vấn đề nghiên cứu không ?
2.3.4 Người hướng dẫn
Việc lựa chọn người hướng dẫn khoa học không hoàn toàn phụ thuộc vào đề
tài nghiên cứu được lựa chọn.
Có hai khả năng kết hợp: chọn người hướng dẫn trước, chọn đề tài sau; hoặc
ngược lại, chọn đề tài trước rồi mới tìm người hướng dẫn phù hợp. Nhưng rất
thông thường, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, một đề tài nghiên cứu
làm khoá luận, luận văn, luận án thường được xác định sau khi đã có người hướng
dẫn khoa học.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 11
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều

2.3.4.1 Lựa chọn người hướng dẫn như thế nào?
 Người hướng dẫn phải am hiểu và có kinh nghiệm về vấn đề, lĩnh vực
nghiên cứu để có thể đánh giá đề tài, cho những lời khuyên cần thiết.
 Người hướng dẫn phải thích thú, quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.
 Người hướng dẫn phải có thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu và vấn
đề sẽ nghiên cứu.
2.3.4.2 Quan hệ người hướng dẫn – người nghiên cứu
Trong nghiên cứu khoa học, không có người người hướng dẫn lí tưởng cho
mọi người nghiên cứu. Chỉ có người thầy phù hợp. Điều quan trọng nhất trong
quan hệ thầy – trò giữa người hướng dẫn và người nghiên cứu là biết lắng nghe
nhau. Người thầy chỉ có vai trò định hướng, dẫn dắt. Còn người trò phải chủ động
trong nghiên cứu, và phải biết tự tin đúng mực.
Không nên chọn các đề tài
 Quá rộng, tổng quát hoặc quá hẹp, quá cụ thể
 Khó tiếp cận: thực hành khó khăn, không gắn với các hoạt động hàng ngày
của bản thân người nghiên cứu.
 Khó thiết kế công cụ đánh giá, xác định sản phẩm, việc đánh giá kết quả
nghiên cứu không rõ ràng, khó phân định đúng – sai.
 Vượt khả năng của người nghiên cứu.
2.4 Những căn cứ khi đánh giá đề tài
Khi đánh giá đề tài có giá trị nhiều hay ít ,người ta thường căn cứ vào :
 Có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu,
trong khi vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập
trung, xử lí các vấn đề ở trên bề mặt.
 Có tính hữu ích: giá trị của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn đối với xã hội,
ngành học…
 Có tính mới mẻ và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang một sự tiến bộ
nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với những
kết quả, công trình đã công bố trước đó.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư

Trang 12
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
 Có tính thực tiễn: đáp ứng được nhu cầu bức bách của thực tế cuộc sống
 Xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra
những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần
nghiên cứu đã đặt ra.
 Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương
pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và dễ đọc.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 13
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
CHƯƠNG 3. TÊN ĐỀ TÀI
3.1 Tầm quan trọng của tên đề tài [1], [11]
Tên đề tài có vai trò rất quan trọng:
- Giúp người đọc hiểu được đề tài nghiên cứu cái gì, phạm vi như thế nào…
- Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyết vấn đề
cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần
giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
3.2 Định nghĩa tên đề tài
Tên đề tài là sự mô tả một cách cô đọng đề tài nghiên cứu. Nó giúp người
đọc hiểu được đề tài nghiên cứu cái gì, những nội dung cần thực hiện trong quá
trình nghiên cứu. Tên đề tài cần phải ngắn gọn, súc tích và rõ ràng ở mức độ cần
thiết”.
Tên đề tài nghiên cứu là lời văn diễn đạt mô hình tư duy của kết quả nghiên
cứu dự kiến dưới dạng súc tích nhất. Nó cũng diễn đạt lòng mong muốn của người
nghiên cứu tác động vào đối tượng, cải biến nó nhằm đạt tới những mục tiêu dự
kiến.
3.3 Cấu trúc của tên đề tài [3]
Tên đề tài phản ánh cô đọng nhất nội dung của vấn đề nghiên cứu. Về
nguyên tắc chung, tên đề tài phải ít chữ nhất, nhưng chứa đựng một lượng thông

tin cao nhất. Về mặt kết cấu, tựa đề tài có thể theo một trong những cách sau đây:
- Đối tượng nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu + phương tiện
- Mục tiêu + môi trường
- Mục tiêu + phương tiện + môi trường
3.4 Nội dung của tên đề tài
Tên đề tài có thể thường chứa: [1], [7], [10]
- Đối tượng nghiên cứu (trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì)
- Nội dung công việc sẽ nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu (chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy
mô của vấn đề nghiên cứu)
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 14
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
Tuy nhiên, trong một số tên đề tài người ta có thể làm rõ hơn về những nội
dung khác như:
- Khách thể nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu…
Ví dụ 1: [7] Đề tài tâm lý học: “Cơ chế logic – Tâm lý của sự lĩnh hội một số
khái niệm toán học dùng cho học sinh học kém toán cấp tiểu học”
- Đối tượng nghiên cứu là cơ chế lĩnh hội khái niệm
- Khách thể nghiên cứu là học sinh học kém toán
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lĩnh vực toán học ở tiểu học.
Ví dụ 2: [7] Một đề tài thuộc lĩnh vực lý luận và lịch sử sư phạm học có tên:
“Những biện pháp cải thiện tác động của gia đình đến học tập của học sinh
các lớp 1,2 trường tiểu học”. Trong đề tài này:
- Đối tượng nghiên cứu là: những biện pháp tác động qua lại của gia đình đối

với việc học tập của học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình giáo dục học sinh của gia đình trong quá
trình giáo dục tổng thể.
- Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn trong việc học tập của học sinh các lớp
1,2 ở trường tiểu học…
Có thể nói tên đề tài là sự thể hiện khái quát cao những vấn đề nghiên cứu.
Căn cứ vào tên đề tài, bạn có thể tìm thấy những nội dung cụ thể cần thực hiện
trong quá trình nghiên cứu.
3.5 Lưu ý khi đặt tên đề tài [1], [4], [10], [11], [12], [13]
3.5.1 Các yêu cầu cần đạt được khi đặt tên đề tài
- Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều
thông tin nhất.
- Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác, đơn nghĩa để có
thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu
thành nhiều nghĩa.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 15
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
- Tên đề tài phải xác định được đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ
thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng
khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài
3.5.2 Một số điểm cần tránh khi đặt tên đề tài
- Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao
về thông tin như:
• Vài suy nghĩ về …
• Thử bàn về …
• Về vấn đề …
• Một số biện pháp về …
• Góp phần vào …
• Bước đầu tìm hiểu về …

Cách đặt tên đề tài mập mờ trên đây chỉ thích hợp cho một bài báo chứ
không thích hợp cho một công trình khoa học, như luận văn, luận án và các
công trình khoa học khác.
- Tránh lạm dụng những từ chỉ mục đích: những từ như “nhằm”, “để”, “góp
phần”, nếu bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu
bật được nội dung trọng tâm;
Ví dụ:
(…) nhằm nâng cao chất lượng …,
(…) để phát triển năng lực tư duy …,
(…) góp phần vào …
Sẽ là không đạt yêu cầu khi đặt tên bao gồm hàng loạt cụm từ nêu trên.
- Tránh lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong
văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa;
- Không thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng
khác trong khoa học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm,
chính kiến, quan điểm, vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử
trong một thời điểm nhất định.
Ví dụ:
1. Đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng một số phần mềm để dạy
học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần hóa học vô
cơ lớp 9”
Nhận xét: Tên đề tài nói trên sử dụng nhiều từ chỉ mục đích và liên từ → khi đọc
lên cảm thấy rối rắm, không toát lên vấn đề trọng tâm.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 16
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
⇒ Nên sửa lại như sau: “Xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng một số phần
mềm tạo đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan phần hóa học vô cơ lớp 9”.
2. Đề tài: “Tích hợp giảng dạy các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
trong môn hóa học lớp 12 trường Trung học phổ thông”

Nhận xét: Tên đề tài có hai động từ “tích hợp” và “giảng dạy” đi liền nhau làm
cho tên đề tài trở nên rối rắm.
⇒ Nên sửa lại: “Tích hợp các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong dạy
học hóa học lớp 12 ở trường Trung học phổ thông”.
CHƯƠNG 4. LÀM SAO ĐỂ ĐỀ TÀI CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
4.1 Phương thức phát hiện ra đề tài nghiên cứu
1. Theo dõi các thành tựu nghiên cứu khoa học.
2. Nghiên cứu các phương pháp mới, qui trình mới, lý thuyết mới, áp
dụng vào thực tiễn giáo dục.
3. Nghiên cứu những đối tượng cũ bằng phương pháp mới và quan niệm
mới với những điều kiện mới.
4. Phân tích và tổng hợp các tài liệu như các tài liệu thống kê, tài liệu điều
tra đã xuất bản.
5. Tham khảo các nhà hoạt động khoa học, các nhà nghiên cứu nổi tiếng
trong lĩnh vực chuyên môn.
6. Nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 17
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
7. Tìm hiểu những vấn đề thường tạo nên sự bất mãn hay bất đồng quan
điểm.
4.2 Một số nhóm đề tài của ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
1. Nhóm đề tài về bài tập
2. Nhóm đề tài về thực hành thí nghiệm
3. Nhóm đề tài về kiểm tra – đánh giá
4. Nhóm đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
5. Nhóm đề tài về nâng cao hiệu quả bài lên lớp
6. Nhóm đề tài về đổi mới phương pháp giảng dạy
7. Nhóm đề tài về bồi dưỡng học sinh giỏi
8. Nhóm đề tài về bồi dưỡng học sinh yếu

4.3 Một số đề tài nghiên cứu khoa học
4.3.1 Luận văn thạc sĩ
Phân loại STT Tên đề tài
Người
bảo vệ
Cán bộ hướng
dẫn
1. Nhóm
đề tài về
bài tập
1.
Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập hóa học phần kim loại
lớp 12 THPT chương trình
nâng cao
Nguyễn Cửu
Phúc
TS.
Lê Trọng Tín
2.
Tuyển chọn, xây dựng hệ thống
bài tập hóa lớp 10 nâng cao
nhằm rèn luyện năng lực chủ
động, sáng tạo cho HS ở trường
THPT
Võ Thị Thu
Sang
TS.
Nguyễn Mạnh
Dung

3.
Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập hóa học có nhiều cách
giải để rèn luyện tư duy cho
Lương Công
Thắng
PGS.TS
Nguyễn Xuân
Trường
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 18
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
HS lớp 12 THPT
4. Tuyển chọn và xây dựng hệ
thống bài tập theo chuẩn kiến
thức và kĩ năng phần hóa vô
cơ lớp 12 THPT
Đỗ Thị Tâm
TS.
Vũ Anh Tuấn
5. Những biện pháp khắc phục
sai lầm thường gặp ở học sinh
khi giải bài tập hóa học vô cơ
THPT
Nguyễn
Minh Tấn
PGS.TS
Nguyễn Xuân
Trường
6.

Xây dựng hệ thống bài tập tự
luận có PP giải nhanh dùng làm
câu hỏi TN phần PK lớp11
Phạm Thị
Thu Hà
PGS.TS
Nguyễn Xuân
Trường
7.
Tuyển chọn và xây dựng hệ
thống bài tập tự luận và TNKQ
phần VC lớp 11 chương trình
nâng cao nhằm phát huy tính
tích cực của HS THPT
Tống Đức
Huy
TS
Nguyễn Mạnh
Dung
8.
Thiết kế hệ thống bài toán hóa
học nhiều cách giải nhằm phát
triển tư duy và nâng cao hiệu
quả dạy học ở trường THPT
Dương Thị
Kim Tiên
PGS.TS
Trịnh Văn Biều
9. Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài toán trắc nghiệm khách

quan có cách giải nhanh phần
hóa vô cơ lớp 12 (nâng cao)
Phan Thị Mỹ
Hạnh
TS.
Nguyễn Mạnh
Dung
10. Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập theo các mức độ tư duy
trong dạy học chương chương
"Anđehit – Xeton – Axit
cacboxylic" lớp 11 THPT
Nguyễn Thị
Thu Hiền
TS.
Phạm Văn Hoan
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 19
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
2. Nhóm
đề tài về
thực hành
thí
nghiệm
1.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng rèn luyện kiến thức, kỹ
năng thí nghiệm trong chương
trình hóa học 10 nâng cao cho
học sinh theo hướng dạy học

tích cực
Đỗ Thị Bích
Ngọc
PGS.TS
Đặng Thị Oanh
2.
Cải tiến kĩ thuật tiến hành và
PP sử dụng một số thí nghiệm
để nâng cao chất lượng dạy học
hóa học THCS
Nguyễn Thị
Minh Nhân
TS.
Phạm Thị Ngọc
Hoa
3.
Sử dụng thí nghiệm hóa học để
tổ chức hoạt động học tập tích
cực cho HS lớp 11 THPT
Nguyễn Thị
Trúc Phương
TS.
Lê Phi Thúy
4.
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học tiết thực
hành hóa học lớp 11 ở trường
THPT
Tô Quốc Anh
TS.

Nguyễn Phú
Tuấn
5.
Thiết kế E-book các bài thực
hành thí nghiệm hóa học lớp
11 THPT
Nguyễn Thị
Ngọc
Phượng
TS. Nguyễn
Tiến Công
3. Nhóm
đề tài về
kiểm tra –
đánh giá
1.
Xây dựng hệ thống đề kiểm tra
định kỳ theo chuẩn kiến thức
và kỹ năng hóa học khối 11
THPT
Huỳnh Ngọc
Tài
TS.
Vũ Anh Tuấn
2.
Xây dựng hệ thống đề kiểm tra
thường xuyên và định kỳ
“Chương 5, 6, 7” hóa học lớp
10 chương trình nâng cao
Trần Thị

Thanh Trầm
TS.
Vũ Anh Tuấn
1. Ứng dụng Access và Visual
Basic.net để xây dựng và quản
lý hệ thống bài học, bài tập hóa
Nguyễn Trần
Thủy Tiên
TS.
Lê Trọng Tín
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 20
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
4. Nhóm
đề tài về
ứng dụng
công nghệ
thông tin
trong
giảng dạy
học phần Hiđrocacbon
2.
Sử dụng phần mềm Active
Inspire trong dạy hoc phần
kim loại lớp 12 THPT
Nguyễn
Minh Việt
PGS.TS
Trịnh Văn Biều
3.

Thiết kế và sử dụng giáo trình
trực tuyến trên hệ thống
Moodle hỗ trợ dạy học hóa học
lớp 10 THPT
Phạm Hương
Trang
PGS.TS.
Bùi Thọ Thanh
4.
Sử dụng phần mềm Lecture
maker thiết kế bài giảng điện tử
lớp 10 ban cơ bản theo hướng
dạy học tích cực
Nguyễn Thị
Khoa
TS.
Trang Thị Lân
5.
Sử dụng phần mềm ToolBook
thiết kế ebook hỗ trợ học sinh
tự học môn hóa học lớp 10 ban
cơ bản trung học phổ thông
Văn Thị Trà
My
TS.
Lê Huy Hải
6.
Thiết kế e-book hỗ trợ học sinh
tự học phần kim loại hóa học
lớp 12 chương trình nâng cao

Nguyễn Trí
Ngẫn
PGS.TS.
Đặng Thị Oanh
7.
Xây dựng website chương
“Nguyên tử”, chương "Bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa
học và định luật tuần hoàn” lớp
10 ban cơ bản để nâng cao chất
lượng dạy học
Phạm Duy
Nghĩa
TS.
Lê Trọng Tín
8.
Thiết kế và sử dụng website hỗ
trợ dạy và học phần lý thuyết
chủ đạo môn hóa học ở trường
THPT
Vũ Lê Hà
Khánh
TS.
Trang Thị Lân
9. Thiết kế giáo án điện tử phần
Hiđrocacbon lớp 11 chương
trình nâng cao theo hướng dạy
Nguyễn Diệu
Linh
TS.

Nguyễn Tiến
Công
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 21
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
học tích cực
10.
Sử dụng phần mềm Active
Inspire thiết kế bài lên lớp phần
hoá học vô cơ lớp 11 chương
trình nâng cao
Lê Thị Thơ
TS.
Trang Thị Lân
5. Nhóm
đề tài về
nâng cao
hiệu quả
bài lên
lớp
1.
Nâng cao hiệu quả dạy học các
nội dung về hóa học phân tích
ở trường THPT
Phạm Thị
Hằng
TS.
Đỗ Văn Huê
2.
Xây dựng và sử dụng hệ thống

bài tập gây hứng thú học tập
nhằm nâng cao chất lượng dạy
học phần hóa phi kim lớp 10
chương trình nâng cao
Phạm Thị
Thanh Hương
PGS.TS.
Nguyễn Thị Sửu
3.
Vận dụng 5 định hướng của
R.Marzano vào dạy học phần
hiđrocacbon lớp 11 nâng cao
Hà Lê Yến
Anh
PGS.TS
Nguyễn Thị Sửu
4.
Sử dụng phim ảnh để nâng cao
hiệu quả dạy học phần kim
loại hóa học lớp 12 THPT
Đặng Thị
Ngọc Mai
TS.
Lê Phi Thúy
5.
Xây dựng hệ thống tình huống
có vấn đề nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phần hóa hữu
cơ THPT.
Trần Phương

Hoài Trang
PGS.TS
Trần Thị Tửu
6. Nhóm
đề tài về
đổi mới
phương
pháp
giảng dạy
1.
Vận dụng phương pháp dạy học
phức hợp để thiết kế bài lên lớp
nhằm nâng cao chất lượng dạy
học những nội dung mới Hóa
học 12 THPT
Phạm Thị
Thanh Nhàn
TS.
Lê Trọng Tín
2.
Thiết kế bài giảng hóa học lớp
11 THPT theo tư tưởng dạy
học hợp tác
Nguyễn
Hoàng
Hương Thảo
PGS.TS
Trịnh Văn Biều
3. Những biện pháp nâng cao chất Biện Thị PGS.TS.
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư

Trang 22
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
lượng hoạt động nhóm trong
dạy học hóa học ở trường
THPT – lớp 10 chương trình
nâng cao
Thùy Dương
Trịnh Văn Biều
4.
Sử dụng grap kết hợp với sơ đồ
tư duy trong giờ ôn tập, luyện
tập phần hóa phi kim lớp 11
THPT
Đinh Thị
Mến
PGS.TS.
Nguyễn Thị Sửu
5.
Mở đầu và củng cố bài giảng
hóa học lớp 10 theo định
hướng đổi mới phương pháp
dạy học
Phan Thị
Thuỳ Trang
PGS.TS.
Trịnh Văn Biều
6.
Vận dụng dạy học theo dự án
trong dạy học hóa học lớp 11
trường trung học phổ thông.

Nguyễn Thị
Lan Phương
PGS.TS.
Đặng Thị Oanh
7. Nhóm
đề tài về
bồi dưỡng
học sinh
giỏi
1.
Nội dung và biện pháp bồi
dưỡng HS giỏi hóa học hữu cơ
THPT
Lê Tấn Diện
PGS.TS
Ngyễn Thị Sửu
2.
Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi
phần kim loại lớp 12 THPT
chuyên
Trần Thị
Thùy Dung
PGS.TS.
Nguyễn Xuân
Trường
3.
Xây dựng hệ thống bài tập hóa
học hữu cơ lớp 11 THPT dùng
cho học sinh khá giỏi

Nguyễn Thị
Ngọc An
PGS.TS.
Trần Thị Tửu
8. Nhóm
đề tài về
bồi dưỡng
học sinh
yếu
1.
Một số biện pháp rèn luyện kỹ
năng giải bài tập cho học sinh
trung bình, yếu môn hóa lớp
10 trung học phổ thông
Nguyễn Thị
Mộng Tuyền
TS.
Nguyễn Thị
Kim Thành
2.
Những biện pháp bồi dưỡng
HS yếu môn hóa lớp 10 THPT
Nguyễn Anh
Duy
PGS.TS
Trịnh Văn Biều
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 23
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
3.

Xây dựng hệ thống bài tập hóa
hữu cơ 12 nhằm rèn luyện kỹ
năng giải bài tập cho học sinh
yếu môn hóa ở trường THPT
Lê Thị
Phương Thúy
PGS.TS
Trần Thị Tửu
4.
Một số biện pháp giúp học sinh
trung bình, yếu học tốt môn
hóa học phần hidrocacbon lớp
11 ban cơ bản
Nguyễn Thị
Tuyết Trang
PGS.TS.
Lê Văn Năm
4.3.2 Luận án tiến sĩ
STT Tên Đề Tài Người Bảo Vệ
Năm
Bảo Vệ
Nơi đào tạo
1
Dùng thí nghiệm kỹ thuật tổng hợp và
thí nghiệm mô hình để dạy học sản
xuất hóa học ở trường trung học
Nguyễn ngọc
Quang
1965 ĐHSP Matxcơva
2

Nâng cao tác dụng về mặt nhận thức
của thí nghiệm hóa học trong dạy học
hóa học ở trường phổ thông
Nguyễn Cương 1970 ĐHSP Lêningrat
3
Công tác độc lập của học sinh trong
học tập hóa học ở trường Phổ Thông
Trung Học Việt Nam và Liên Xô
Nguyễn Đình Am 1971 ĐHSP Matxcơva
4
Hoàn thiện các phương tiện dạy học
trong dạy học Hóa Học Vô Cơ
Võ Chấp 1971 ĐHSP Lêningrat
5
Nội dung và phương pháp bồi dưỡng
học sinh giỏi ở trường phổ thông về hóa
học
Vương Thị Hanh 1971 ĐHSP Matxcơva
6
Thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông Liên Xô và
Việt Nam
Dương Tất Tốn 1972 ĐHSP Matxcơva
HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 24
Tên đề tài và phương pháp chọn đề tài GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Biều
7
Bài tập hóa học trong việc hình thành
các khái niệm và định luật hóa học cơ
bản ở trường phổ thông

Vũ Văn Lục 1972 ĐHSP Lêningrat
8
Nghiên cứu kim loại trên cơ sở thuyết
cấu tạo chất và định luật tuần hoàn
trong nhà trường phổ thông
Lê Xuân Trọng 1974
Viện Hàn lâm sư
phạm Matxcơva
9
Hoàn thiện nội dung và phương pháp
thực hiện các bài thực hành trong giáo
trình hóa học ở trường phổ thông
Phạm Thị Ngọc
Hoa
1982
Viện Hàn lâm sư
phạm Matxcơva
10
Giảng dạy chương lý thuyết về phản
ứng hóa học trong chương trình trường
Trung Học Phổ Thông Việt Nam dưới
sự chú ý đặc biệt về các thí nghiệm và
các mô hình
Nguyễn Hoài
Lanh
1983
ĐHSP Pôtsđam.
Cộng hòa dân chủ
Đức
11

Bài tập hóa học thực nghiệm định
lượng nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học Hóa học
Nguyễn Xuân
Trường
1984 ĐHSP Lêningrat
12
Lựa chọn, sắp xếp, giảng dạy những
khái niệm cơ bản về cấu tạo chất trong
chương trình lớp 10 trường Phổ Thông
Trung Học Việt Nam
Đỗ Tất Hiển 1984 Erfurt/Munhlhausen
13
Nghiên cứu và sử dụng một cách hiệu
quả phương tiện phim đèn chiếu trong
giảng dạy hóa học Hữu Cơ ở trường
Trung học phổ thông
Nguyễn Mạnh
Dung
1984 ĐHSP Matxcơva
14
Phương pháp thực hiện các mối liên hệ
liên môn trong giáo trình hóa học ở
trường Phổ thông cơ sở Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền 1984 ĐHSP Matxcơva
15
Phương pháp giảng dạy cấu tạo nguyên
tử và liên kết hóa học ở trường phổ
thông
Phan Tuyết Lan 1985 ĐHSP Erfurt

HVTH: Trần Nguyên Anh Thư
Trang 25

×