Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.49 KB, 58 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển nhanh về quy mô dân số cũng như về quy mô sản
xuất, con người đã và đang làm cho môi trường rừng ngày càng thu hẹp gây ra
nhiều thảm họa cho chúng ta như: lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao,… Rừng
bị tàn phá nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta
cần có những biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng hợp lý nhằm cứu hành
tinh xanh mà chúng ta đang sống.
An Giang là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổng
diện tích rừng và đất rừng toàn tỉnh là 19.205 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên
của tỉnh. Tuy lâm nghiệp An Giang hiện nay không phải là một ngành chiếm tỷ
trọng cao trong thu nhập của tỉnh, nhưng nó có vị trí rất quan trọng trong việc
phòng hộ đất đai, sản xuất, môi trường và sự sống của con người, nó góp phần
làm giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo môi trường phát triển bền vững, tạo tiền đề cho
khai thác các tiềm năng du lịch.
Thông qua các chương trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn
đầu tư của Trung ương và vốn của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư trồng
rừng, cụ thể như: Chương trình 275 của tỉnh từ năm 1990 – 1993, Chương trình
327 của Chính phủ từ năm 1993 – 1998, Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày
29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ
chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các Quyết định của UBND
tỉnh phê duyệt Dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh An Giang
giai đoạn 2001 – 2005; 2006 - 2010.
Huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang có tổng diện tích đất đồi núi tự nhiên
5.176 ha. Trước kia toàn bộ vùng đồi núi này được che phủ bởi rừng kín nữa
rụng lá ẩm nhiệt đới. Theo thời gian, do chiến tranh kéo dài cùng với những tác
động thiếu ý thức của con người làm cho thảm thực vật nơi đây bị tàn phá nặng
nề, chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ rừng tái sinh, các loài thú rừng gần như bị
tiêu diệt hoàn toàn. Hiện trạng trên, dẫn đến tình trạng môi trường sinh thái
trong vùng biến đổi ngày càng xấu đi: thời gian khô hạn kéo dài, nguồn nước
ngầm cạn kiệt, đất đai bị bào mòn, thoái hóa nghiêm trọng (đá lộ đầu chiếm 60%


trên tổng diện tích), làm cho đời sống người dân trong vùng hết sức khó khăn:
đất đai sản xuất dần thu hẹp lại, thiếu nước, thiếu gỗ (củi) trong sinh hoạt hàng
ngày, thiếu lương thực để ăn
1
Phục hồi rừng ở vùng đồi núi huyện Tri Tôn là một trong những nội dung
quan trọng của sản xuất lâm nghiệp, nhất là khi độ che phủ của rừng đã giảm
dưới mức an toàn sinh thái. Nhận thức được trách nhiệm nặng nề đó, Đảng và
Nhà Nước ta từ Trung ương đến địa phương đã và đang không ngừng tập trung
chỉ đạo các ban ngành, trực tiếp là ngành lâm nghiệp cùng toàn dân thực hiện
việc quản lý, bảo vệ rừng, trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng để làm tăng vốn
rừng, tạo lại độ che phủ hợp lý của rừng so với trước kia.
Song song với việc phát triển vốn rừng, các cấp lãnh đạo còn chú trọng
đến đời sống người dân. Chương trình phát triển nông thôn ra đời và từng bước
thực hiện với việc tạo công ăn việc làm, làm tăng thu nhập cho người dân nông
thôn với một hệ canh tác hợp lý trên cùng một diện tích canh tác và đưa đời
sống người dân dần đi vào ổn định, đặc biệt là người dân sống với nghề rừng.
Qua điều tra thực tế tại vùng đồi núi huyện Tri Tôn, cùng với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội trong việc giao đất khoán rừng tới hộ gia đình, trước mắt
sẽ bảo vệ được diện tích hiện có như: khoanh nuôi, nuôi dưỡng, làm giàu vốn
rừng, đối với đất trống đồi núi trọc được trồng rừng và sản xuất theo hướng
NLKH. Vì vậy, quá trình phát triển nông thôn miền núi ngày càng hoàn thiện.
Về lâu dài không những phát triển được vốn rừng mà còn tăng thêm thu nhập
cho người dân với các khoản thu nhập từ rừng và đất rừng kết hợp cây nông
nghiệp và chăn nuôi.
Xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và nâng cao đời
sống người dân làm nghề rừng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2012”.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2
2.1. Tình hình mất rừng trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình mất rừng trên thế giới
Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã trong thời
gian 30 năm (1960 - 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần
13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km
2
xuống 32 triệu km
2
, với tốc
độ giảm trung bình 160.000km
2
/năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các dùng
nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km
2
trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗnn hợp
và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng
45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên
sinh lớn nhất, khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân làm mất rừng trên thế giới,
tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân như: cháy rừng, chăn thả gia súc,
lấy củi, khai thác gỗ và sản phẩm từ rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và
cháy rừng. Hằng năm, lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng 600
triệu m
3
vào năm 1963 lên 1.300 triệu m
3
vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn
khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu
Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun, việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở
vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ,

ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990,
đến năm 1960 đã có trên ½ diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở
Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai
thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn. Ngoài ra, cháy rừng là nguyên nhân
khá phổ biến ở các nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách
nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu
Âu, Châu Á, Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm
1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16
triệu ha rừng bị cháy. Không chỉ vậy, trên thế giới, nạn phá rừng đã gây thiệt hại
tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ môi trường Mỹ, mỗi
năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích
khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO
2
vào môi trường, chiến đến 20% lượng
khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Ngoài ra
còn nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình phá
rừng trên thế giới. Đó chính là các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai,
chính sách về di cư, định cư và các chính sách xã hội khác. Các dự án phát triển
kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu
3
công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới
[5].
Theo ước tính Ngân hàng thế giới, năm 2011 có hơn 1,6 tỷ người sống
phụ thuộc vào rừng, và rừng là nguồn cung cấp nhiều việc làm, góp phần vào sự
tăng trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực. Qua thống kê cho thấy, 30% diện
tích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại - lâm
sản ước đạt 327 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn trên toàn cầu là rừng đang bị con người
khai thác quá mức, khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và khí hậu
thay đổi, thiên tai, hạn hán, bão lụt… xảy ra tại nhiều nước trên thế giới đe dọa

sự sống trên khắp trái đất. Theo ước tính của Tổ chức Nông lương Liên Hợp
quốc (FAO) thì mỗi năm 130.000km² rừng trên thế giới bị biến mất do nạn phá
rừng. Điều này khiến cho môi trường sống của 2/3 loài động thực vật trên trái
đất bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm, nếu không có giải pháp kịp thời và
hữu hiệu, trong tương lai không xa, mỗi ngày chúng ta sẽ phải nói lời chia tay
với 100 loài động thực vật trên thế giới [8].
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết tình trạng phá rừng
trên toàn cầu đang dần giảm đi nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo động.
FAO cho biết trong bản đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằng
mỗi năm thế giới mất 7,3 triệu ha rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu
trong thời gian từ 2000 đến 2005.
Tổ chức này cũng cho biết tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990
đến năm 2000, với 8,9 triệu ha rừng bị biến mất hàng năm.
Nam Mỹ là khu vực có tình trạng phá rừng diễn ra tồi tệ nhất do các hoạt
động phá rừng trong 5 năm qua từ 2000 đến 2005, làm mất 4,3 triệu ha rừng mỗi
năm, theo sau là châu Phi với 4 triệu ha rừng biến mất hàng năm [9].
Theo FAO diện tích rừng của thế giới bao phủ năm 1999 là 3.454 triệu ha
rừng chiếm 26,6% tổng diện tích đất, trong đó ở các quốc gia không phát triển
chiếm 56,85%. So sánh độ che phủ rừng trong giai đoạn 1990 – 1995 đã cho
thấy những nước đang phát triển đã mất hẳn 56,3 triệu ha rừng hiện tại, giảm
65,1 triệu ha rừng (0,65% mỗi năm) và ngược lại, các quốc gia phát triển tăng
8,8 triệu ha rừng (0,06% mỗi năm). Theo White và Martin năm 2002 có khoảng
77% rừng trên thế giới đang được sở hữu và quản lý bởi Chính phủ và ít nhất
11% hoặc dành cho, hoặc thuộc sở hữu của cộng đồng. Khoảng 75% diện tích
4
thuộc sở hữu hoặc dành cho cộng đồng, đã được chuyển giao cho họ trong 15
năm vừa qua [4].
2.1.2. Tình hình mất rừng tại Việt Nam
Tình hình mất rừng ở nước ta xảy ra ở nhiều nơi: mặc dù diện tích rừng ở
toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức

cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là
399.118 ha, bình quân 57.019 ha/năm. Trong đó, diện tích được nhà nước cho
phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634 ha; khai thác trắng
rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hằng năm được duyệt là 135.175 ha;
rừng bị chặt phá trái phép là 68.662 ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393 ha; thiệt
hại do sinh vật hại rừng 828 ha. Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép
chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích
rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về QLBVR
tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.055 ha rừng, chiếm 23,5% trong
tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436 ha/năm [6].
Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn
7,88%, Sơn La 11,95% và Lào Cai 5,38%. Tại Đắk Nông, trong ba năm 2006 –
2008 rừng tự nhiên bị mất 5.736,37 ha, bình quân mỗi năm mất 1.912 ha. Trong
đó, phá rừng trái pháp luật 609,32 ha, chặt rừng tự nhiên để trồng cao su 1.003,1
ha, chặt rừng tự nhiên để làm công trình thủy điện 1.057,1 ha và các nguyên
nhân khác 3.066,85 ha, ngoài ra còn 35.486,73 ha rừng tự nhiên bị tàn phá trái
pháp luật từ trước năm 2004 mới được cập nhật số liệu [4].
Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha, với
tỷ lệ che phủ là 43,8%; trên mức an toàn sinh thái là 33%. Năm 1976 giảm
xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và
tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Năm
1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33. Diện tích rừng bình
quân cho 1 người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á
(0,42%).
Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân
100.000 ha năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990:
mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm. Nguyên nhân chính làm mất rừng
trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan,
quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su
5

và khai thác gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên từ những năm 1990 – 1995, do công tác
trồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên.
Về chất lượng, trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng
200 – 300 m
3
/ha, trong đó các loài gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai,
gụ là rất phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50%
trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm,
nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến. Hiện nay chất lượng rừng đã giảm
sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao.
Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m
3
(trung bình 76
m
3
/ha). Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3
m
3
/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m
3
/ha/năm.
Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa
(khoảng 40 loài có ý nghĩa thương mại và khoảng 4 tỷ cây tre nứa); Song mây
có khoảng 400 loài; hàng năm khai thác khoảng 50.000 tấn.
Trong rừng Việt Nam cũng phong phú về các loài dược liệu, theo Viện
Dược liệu năm 2002 hiện đã biết được 3800 loài, trong đó có nhiều loài đã được
biết và khai thác phục vụ cho việc chế biến thuốc. Nhiều loài cây cho chất thơm,
tanin, tinh dầu và dầu béo. Ngoài ra, rừng còn cung cấp nhiều loại sản phẩm quý
khác như cánh kiến, nấm, mật ong, hoa lan, thịt thú rừng.
Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

cần được bảo vệ như: cẩm lai (Dalbergia bariaensis), trầm hương (Aquilaria
crassna), sam bông (Amentotaya argotenia), thông tre (Podocarpus neriifolius),
gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), trắc (Dalbergia cochinchinensis), giao xẻ tua
(Sterospermum ferebriatum), gạo bông len (Bombax insigne).
Các loài động vật quý hiếm như: báo gấm (Neophelis nebulosa), voọc
quần đùi trắng (Trachipythecus francoisi delaconri), gà lôi hồng tía (Lophura
diardi), trĩ sao (Rheinartia ocellata), chồn bạc má (Megogale personata
geeoffrory), cu li lớn (Nycticebus coucang boddaert), bò tót (Bos gaurus), cà
tong (Cervus eldi), hổ (Panthera tigris) [5].
2.2. Nguyên nhân mất rừng
Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công
nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị
chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay,
những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém
6
phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất
thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho
tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá
để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên
năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó
người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân
di cư tự phát đốt phá nham nhở.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế
kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu
của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách
mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi
trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun
đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hằng năm.
Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất
các đồ gia dụng, sản xuất giấy Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta

càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày
càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai
thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa
chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt
phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.
Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng
làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai,
chiến tranh Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi
nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn
trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập
tắt lửa.
Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên
các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá rất nặng nề. Ở Việt Nam, từ 1945
cho đến năm 2012 mất khoảng hơn 2 triệu ha. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá
học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.
Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ,
lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là
sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc
phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của
một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái
7
hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất
nơi cư trú, nhiều loại cây quý, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên
trầm trọng hơn Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa
học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng
và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên [11].
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên Thế Giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên Thế Giới
Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự
phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử

lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ
XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh thái
điển hình trong sinh quyển. Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng
giữa sinh vật – trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và
môi trường. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái
trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con
người. Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích
sử dụng, rừng được chia thành 3 dạng chính như sau:
+ Rừng phòng hộ: được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng
phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
+ Rừng đặc dụng: chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật
rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi
trường.
+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh
gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường [5].
Theo White và Martin có ít nhất có 10 quốc gia (Australia, 1996; Bolivia,
1996; Brazil, 1988, colombia, 1991; Indonesia, 2000; Mozambique, 1997;
Philippine, 1997; Tanzania, 1999; Uganda, 2000 và Zambia, 1995), nhằm tăng
cường quyền sở hữu của người dân bản địa trong giai đoạn 1988 – 2000. Một số
các quốc gia khác, chẳng hạn như Chad, Comoros, Congo, Kenya, Morocco,
Niger, Negeria, Swaziland và Togo đã soạn thảo luật mới về Lâm nghiệp phù
hợp với hệ thống quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong năm 2002. Trong
8
khi các quốc gia khác, tham nhũng và khai thác gỗ bất hợp pháp là những
nguyên nhân chính giải thích vì sao nhiều nước đã chuyển sang hệ thống quản lý
rừng trên cơ sở cộng đồng [4].

2.3.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng tại Việt Nam
Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong
vùng Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn
(NN & PTNT), tổng diện tích rừng của cả nước năm 2010 là 13.258.843 ha,
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538
ha, độ che phủ 39,1%, trong đó khoảng trên 10 triệu ha là rừng tự nhiên và gần 3
triệu ha là rừng trồng. Trong số đó, hơn một nữa diện tích rừng tự nhiên của
nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín
chỉ chiếm trên 9%. Và cũng theo thống kê mới nhất của Cục kiểm lâm thì đầu
năm đến tháng 9/2010 có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị
cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm nghiêm trọng và độ
che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay
độ che phủ của rừng còn chưa đến 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ
còn 10%. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu, trong thời
gian tới, Việt Nam phải tiếp tục hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện tượng
thời tiết như El Nino, La Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và khốc liệt
[6].
Trong khoảng 10 năm trở lại đây quản lý rừng bền vững được Nhà nước
cũng như các ngành hết sức quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong
các văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các
quy chế, quy trình, quy phạm của ngành.
• Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, năm 2004
Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các vấn đề về quản lý rừng bền
vững, đã được đề cập đến như:
- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo
quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
9

- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân. Các hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và
phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết
hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, làm giàu
rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có.
- Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh
tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên
nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
- Đối với bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có chính sách đầu tư phát
triển các loại rừng mang tính công ích và các hoạt động dịch vụ quan trọng để
bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, chính sách khuyến
khích và thu hút vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ và phát
triển vốn rừng.
- Về bảo đảm đời sống của cư dân sống tại rừng, Nhà nước có chính sách
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống
của nhân dân miền núi, ngoài ra còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cộng
đồng dân cư thôn được giao rừng.
- Những hành vi bị nghiêm cấm:
+ Chặt phá, khai thác rừng trái phép.
+ Săn, bắn, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
+ Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
+ Khai thác lâm sản không đúng quy định của pháp luật.
+ Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài
nguyên thiên nhiên khác.
- Điều kiện sản xuất kinh doanh đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên đó
là những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã có chủ được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền công nhận. Chủ rừng là tổ chức thì phải có các hồ sơ được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, gồm: dự án đầu tư; phương án bảo vệ và sản xuất kinh
doanh rừng; khai thác rừng.

• Luật Bảo vệ môi trường
Trong Luật Bảo vệ môi trường, vấn đề quản lý rừng bền vững được hết
sức quan tâm. Cụ thể:
10
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động
vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh
thái.
- Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn,
phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi
phục về mật độ và giống, loài sinh vật, không làm mất cân bằng sinh thái.
- Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật
Bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cá
nhân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của
rừng, bảo vệ các vùng đầu nguồn sông, suối.
- Việc sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên
phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan, cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân địa phương được
giao trách nhiệm quản lý hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên nói trên.
- Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục
đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo
đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy định của pháp
luật.
- Nghiêm cấm các hành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách
bừa bãi gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái.
- Cấm khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý, hiếm trong
danh mục quy định của Chính phủ và cấm sử dụng các phương pháp, phương
tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật,
thực vật.

• Luật Đất đai
- Trong Luật Đất đai, đất lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đất
nông nghiệp mà không để mục đất lâm nghiệp riêng như trước đây và được phân
loại như sau: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Cách
phân loại này làm cho đất lâm nghiệp bị hòa đồng với các loại đất khác nên
trong Luật ít có những quy định riêng, mang tính đặc thù cho đất lâm nghiệp. Có
lẽ đây là một hạn chế của luật này vì đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn
11
trong tổng quỹ đất của quốc gia và nó có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội và
môi trường, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.
- Về nguyên tắc sử dụng đất, có quy định việc sử dụng đất phải tôn trọng
các nguyên tắc sau đây: tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh…. [3].
2.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Diện tích rừng trồng huyện Tri Tôn hiện nay trên địa bàn huyện là
6.024,80 ha, trong đó rừng phòng hộ đồi núi là: 3.984,80 ha tỷ lệ độ che phủ đạt
trên 19% tính cả diện tích trồng cây phân tán. Hàng năm trồng mới 120 – 150 ha
rừng, chủ yếu là thay dần cây lá rộng, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được
xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Riêng rừng đồng bằng còn
2.052 ha bình quân hàng năm đến chu kỳ khai thác trên 100 ha; nên tình hình
rừng đồng bằng đang có chiều hướng giảm nhanh bình quân giảm 2,90%/năm.
Tuy nhiên trong những năm gần đây việc khai thác rừng đồng bằng, nhất là tràm
không hiệu quả, không nơi tiêu thụ nên đang có xu hướng muốn phá rừng
chuyển sang trồng lúa [1].
Huyện đã xác định có 4.381,22 ha rừng thuộc vùng trọng điểm cháy nên
đã tập trung huy động nhiều lực lượng cùng phối hợp tuần tra, kiểm soát, chuẩn
bị đầy đủ phương tiện sẵn sàng chiến đấu với “giặc lửa”. Nhờ đề cao ý thức
cảnh giác nên từ đầu mùa khô năm 2012, trên địa bàn huyện Tri Tôn chưa xảy ra
cháy rừng.
Bên cạnh chăm sóc vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch và 2 ha rừng giao

khoán, ông Phan Văn Kéo, Tổ trưởng Tổ PCCCR Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, Tri
Tôn), còn kiêm luôn nhiệm vụ gác rừng ở khu vực ven chân núi Dài. Công việc
của ông Kéo cùng các thành viên trong Tổ PCCCR Ô Tà Sóc là thường xuyên
thông báo cho người đi rừng phải chú ý giữ mức độ lửa, không được hút thuốc,
đốt bắt ong trong rừng… Riêng đối với những đoàn khách vào tham quan, cắm
trại ở Khu di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc, Tổ PCCCR có nhiệm vụ nhắc
nhở mọi người không đốt lửa nấu ăn hoặc đốt lửa trại. “Dù là mùa khô nhưng
các chủ vườn đều dự trữ đầy nước trong các bồn chữa cháy, riêng các dụng cụ
chữa cháy như máy bơm, ống dây, can nhựa, dụng cụ dập lửa… thì thường
xuyên được kiểm tra nhằm đảm bảo đủ số lượng, sẵn sàng phục vụ. Nếu phát
hiện có cháy rừng, Tổ PCCCR sẽ huy động người dân tham gia dập lửa ngay,
trong trường hợp cháy lớn sẽ thông báo cho bộ đội, Kiểm lâm, Công an cùng
tăng cường lực lượng chữa cháy. Nói chung, anh em đều rất ý thức nâng cao
12
cảnh giác bởi PCCCR vừa là bảo vệ lợi ích chung vừa đảm bảo an toàn tài sản,
tính mạng của gia đình mình”, ông Kéo chia sẻ.
Ở Đại đội Bộ binh huyện Tri Tôn, bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu, công tác PCCCR luôn được toàn lực lượng đặc biệt chú trọng.
Từ khi được Chi cục Kiểm lâm An Giang bàn giao tháp canh cố định bằng thép
cao 14m (thuộc dự án nâng cao năng lực PCCCR của tỉnh), đơn vị đã phân công
chiến sĩ thay phiên nhau túc trực trên tháp canh để quan sát tổng quan khu vực
rừng phía Tây núi Dài. Công tác phối hợp PCCCR được Đại đội Bộ binh huyện
Tri Tôn tổ chức diễn tập thường xuyên. Theo đó, khi phát hiện có cháy, chiến sĩ
trực tháp canh sẽ đánh kẻng báo động, tất cả các chiến sĩ còn lại đều tham gia
chữa cháy. Thùng nước lớn, máy bơm và ống dây được di chuyển rất nhanh.
Mỗi chiến sĩ đều mang theo can nước hoặc dụng cụ dập lửa tiếp cận đám cháy.
Theo ghi nhận của chúng tôi tại một buổi diễn tập, chỉ trong vòng chưa đầy 10
phút, 2 đám cháy cùng lúc ở một rừng tầm vong cách xa đại đội khoảng 300m
đã được dập tắt hoàn toàn. Theo ông Lý Vĩnh Định, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
huyện Tri Tôn: “Từ khi bàn giao tháp canh cao 14m cho Đại đội Bộ binh huyện

sử dụng, hiệu quả phòng cháy được nâng lên rất cao, toàn khu vực tây núi Dài
chưa xảy ra vụ cháy nào đáng kể”.
Ông Lý Vĩnh Định cho biết: năm 2012 trong số hơn 3.964 ha rừng đồi
núi, khu vực có nguy cơ cháy cao chiếm đến 42,23%, khu vực có khả năng cháy
chiếm gần 16%. Trong khi đó, hơn 1.831 ha rừng tràm vùng đồng bằng đều có
nguy cơ cháy cao, tập trung ở các xã Tà Đảnh, Tân Tuyến, Vĩnh Gia, Vĩnh
Phước, Lương An Trà… Ngay từ đầu mùa khô, Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn đã
thông báo tạm ngưng các hoạt động khai thác, chặt hạ cây rừng trong vùng dự
án để tránh nguy cơ cháy rừng. Đồng thời, đã xây dựng 13 phương án PCCCR,
gồm 1 phương án của huyện và 12 phương án ở các xã, thị trấn có diện tích
rừng; hiệp đồng chữa cháy rừng với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn. “Bên cạnh việc xây dựng đầy đủ lịch trực của Ban Chỉ huy
PCCCR cấp huyện và cấp xã, thị trấn, chúng tôi đã chuẩn bị lực lượng gồm 791
người ở khu vực rừng đồi núi, 169 người ở khu vực rừng đồng bằng, bố trí đầy
đủ các phương tiện, dụng cụ chữa cháy xuống 87 điểm, chốt bảo vệ rừng trên
địa bàn huyện. Riêng các loại dụng cụ như can nhựa 10 lít, dao quéo, dao phát
cỏ đều được phân phát đến tận các ban tự quản và đội công tác của các xã, đều
được xác định tọa độ thực địa, thể hiện đối tượng trên bản đồ số chỉ huy
PCCCR”, ông Định thông tin.
13
Để công tác PCCCR đạt hiệu quả cao, Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn đang
tiến hành làm đường băng cản lửa ngăn cách các khu vực có khả năng cháy cao
tại các núi, đồng thời chủ động đốt các vật liệu dễ cháy như cỏ, rơm rạ tại các
khu vực tiếp giáp chân núi. Đồng thời, phối hợp với UBND xã tổ chức thăm
viếng các chùa Khmer trên địa bàn huyện. Qua đó, phối hợp tuyên truyền về
PCCCR, chống chặt phá rừng trong cộng đồng dân cư người dân tộc Khme[7].
Tình hình chặt phá rừng xảy ra 3 vụ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên tại khu
vực núi Nam Quy đối tượng chặt phá cây rừng là cộng đồng dân cư người dân
tộc Khmer do thiếu việc làm, họ phá rừng trồng để làm củi, hầm than đem bán.
Công tác phát triển rừng 8 tháng đầu năm 2010 đã trồng mới được 75,62 ha,

trồng bổ sung trên 169 ha và tra dặm chăm sóc rừng trên 500 ha.
Mục tiêu nhiệm vụ những tháng còn lại năm 2010, huyện Tri Tôn sẽ tập
trung duy trì tốt công tác tuần tra chống chặt phá rừng và mua bán động vật
hoang dã. Triển khai gieo ươm và cung cấp cây phân tán trồng vụ II năm 2010;
đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của cộng
đồng dân cư trong công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.
Theo kế hoạch, huyện Tri Tôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng mạng lưới
cộng tác viên Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng. Thực hiện vai trò nòng cốt
trong công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trong địa bàn, tạo mối liên
hệ chặt chẽ và tham mưu cho chính quyền địa phương cấp xã, ấp nắm chắc diễn
biến tài nguyên rừng và đất Lâm nghiệp [10].
PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
- Xác định thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong những năm qua, giai đoạn từ 2007 – 2012.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của cơ sở nhằm
định hướng cho việc đề xuất các giải pháp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở hạt kiểm lâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều tra cơ bản của khu vực nghiên cứu
14
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, tình hình thủy
văn, tài nguyên sinh vật rừng.
- Điều kiện kinh tế và xã hội, tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp, dân số,
lao động, việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế…
3.2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện
3.2.3. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của hạt kiểm lâm
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

3.2.4. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
quản lý của Hạt kiểm lâm huyện Tri tôn
Công tác tổ chức tuần tra bảo vệ rừng; công tác phòng cháy chữa cháy
rừng (PCCCR); công tác kiểm lâm địa bàn; công tác tuyên truyền giáo dục nâng
cao nhận thức của người dân; công tác phát triển vốn rừng; công tác quản lý
nương rẫy và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
3.2.5. Tình hình vi phạm và các mâu thuẫn phát sinh trong quản lý bảo vệ và
phát triển rừng
3.2.6. Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng
3.2.7. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng
3.2.8. Cơ hội, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của
Hạt kiểm lâm Tri Tôn trong thời gian tới
3.2.9. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu, báo cáo về điều kiện tự
nhiên, tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu, cũng như các báo cáo và tài
liệu liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các cơ quan
chức năng như: Ủy ban Nhân dân, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ…
- Phương pháp chuyên gia: tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến rộng rãi
của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các nội
dung nghiên cứu.
- Phỏng vấn cấu trúc: soạn thảo các hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin
liên quan đến các hoạt động sinh kế của các cộng đồng có liên quan đến công
tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn.
15
- Phương pháp PRA: sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin trong

quá trình nghiên cứu như: họp xã, phỏng vấn bán cấu trúc, họp nhóm, xâm nhập
thực tế.
- Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: thu thập các thông tin chuyên sâu về
các tác động của người dân vào rừng cũng như công tác quản lý bảo tồn tài
nguyên rừng trong những năm qua thông qua các cán bộ và người dân có vai trò
ở địa phương và các cơ quan liên quan.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân
tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt
được chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc phân
tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ
liệu này nặng về hướng định tính.
- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt/ liên quan,
hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hỗ
trợ của phần mềm Excel/ SPSS.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả điều tra cơ bản về huyện Tri Tôn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
16
Huyện Tri Tôn có tọa độ địa lý là 10
0
33’ vĩ độ Bắc và 105
0
08’ kinh độ
đông, là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây nam tỉnh An Giang.
Cách trung tâm tỉnh lỵ 50km.
Bản đồ 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Tri Tôn

- Phía Bắc giáp huyện Tịnh Biên và Vương quốc Campuchia.
- Phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
Toàn huyện có 13 xã và hai thị trấn với 79 khóm, ấp.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình đặc trưng của huyện Tri Tôn là vùng đồng bằng nhưng có xen
lẫn nhiều đồi núi với độ cao địa hình từ 0,4m đến 614m so với mặt nước biển,
điểm cao nhất (614m) là đỉnh núi Cô Tô.
Các núi đều có đá lộ đầu (đá gốc) gồ ghề, chiếm khoảng 50% diện tích.
Độ dốc thường từ 25
0
- 35
0
, chỉ ở ven chân và các đỉnh đồi rộng liên kết tạo
thành các cao nguyên nhỏ tương đối bằng phẳng.
4.1.1.3. Đất đai
Tài nguyên đất ở huyện Tri Tôn phân bố theo 2 khu vực địa hình (đồi núi
và đồng bằng) và chia làm 4 nhóm đất chính:
17
- Nhóm đất phù sa được phân làm hai loại là phù sa cổ đỏ nâu có tầng rửa
trôi và phù sa đang phát triển:
+ Đất phù sa cổ đỏ nâu: có tầng rữa trôi có diện tích 9.299,00 ha, chiếm
15,49% diện tích toàn huyện, được phân bố ở Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương Phi,
Ba Chúc, Lê Trì, Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Núi Tô, Tri Tôn, Châu Lăng.
+ Đất phù sa đang phát triển: có diện tích 8.785,00 ha chiếm 14,63% diện
tích toàn huyện, được phân bố ở Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lạc Quới, An Tức, Núi
Tô, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì, Châu Lăng, Tà Đảnh và Tân Tuyến.
- Nhóm đất phèn: có diện tích 33.455,00 ha chiếm tỷ lệ 55,72% diện tích tự
nhiên của toàn huyện, phân bố ở Lương An Trà, Vĩnh Phước, Lương Phi, An

Tức, Cô Tô, Tà Đảnh, Tân Tuyến, Núi Tô, Ô Lâm và thị trấn Tri Tôn.
- Nhóm đất cát núi: với diện tích 7.946,00 ha chiếm 13,23% diện tích toàn
huyện, là loại đất có dinh dưỡng kém. Hiện các đồi núi đã che phủ tương đối kín
với rừng trồng và cây lâu năm, góp phần hạn chế rửa trôi và tái tạo lại các nguồn
nước suối.
- Nhóm đất than bùn: chỉ có một loại đất than bùn chứa phèn tiềm tàng với
diện tích 554,74 ha chiếm 0,92% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Vĩnh
Phước, Lạc Quới với lớp than bùn dày phổ biến từ 50cm trở lên chứa hàm lượng
lớn sét và lưu huỳnh.
4.1.1.4. Khí hậu
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm trên phạm vi toàn huyện là 27,7
0
C nhiệt độ bình
quân tháng cao nhất là 29,6
0
C (tháng 4) và nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất
25,4
0
C (tháng 1).
- Nắng: Tri Tôn nằm trong vùng giàu ánh sáng tổng số giờ nắng trong
năm 2.241,5 giờ, cao nhất là 238,5 giờ vào tháng 1 và thấp nhất là 144,3 giờ vào
tháng 7 hằng năm.
- Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
+ Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn đạt từ 1.200mm –
1.300mm/năm. Tháng 3 và tháng 4 có lượng bốc hơi lớn nhất (trên
160mm/tháng), tháng 9 và tháng 10 có lượng bốc hơi tương đối nhỏ (khoảng
80mm/tháng).
18
+ Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, độ ẩm bình quân các tháng trong

năm đạt khoảng 80,1%, tháng thấp nhất đạt 73% (tháng 3) và tháng cao nhất đạt
85% (tháng 7). Độ ẩm bình quân qua các năm đạt trên 80%/năm.
- Chế độ gió: chế độ gió huyện Tri Tôn khá thuần nhất và mang tính khu
vực, hằng năm có hai hướng gió chính. Gió Đông – Bắc xuất hiện vào tháng 11
– 12 và gió Tây – Nam hoặc Tây Tây – Nam xuất hiện vào tháng 5.
- Chế độ mưa: khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
2 mùa rõ rệt trong năm. Lượng mưa phân bố đều trong năm và trùng với mùa
nước lũ lại có lượng mưa nhiều nhất (tháng 8,9,10); mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.407mm, lượng mưa cao
nhất là 1.560mm, lượng mưa thấp nhất 960mm.
Nhìn chung, chế độ nắng, lượng mưa, độ ẩm không khí và tình hình gió,
lốc trên địa bàn huyện Tri Tôn không quá khắc nghiệt nhưng cũng không thật
thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế, nhất là vào mùa khô.
4.1.1.5. Tình hình thủy văn
Chế độ thủy văn huyện Tri Tôn cũng mang một số đặc trưng chung của
tỉnh, phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các
yết tố dòng chảy sông Cửu Long, chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái
kênh rạch.
Một số kênh chính ở địa bàn huyện Tri Tôn là kênh Tám Ngàn, Vĩnh Tế,
Vĩnh Thành, Mặc Cần Dưng, Tri Tôn, Kênh 10, 11, 12, Tân Vọng, Châu Phú,
T4, T5, T6, kênh 15 mới, kênh Phú Tuyến, kênh Huệ Đức, kênh Cà Na, kênh
Mới, kênh Ninh Phước,…
4.1.1.6. Tài nguyên rừng
Tri Tôn là huyện có diện tích rừng cao nhất trong tỉnh với tổng diện tích
đất lâm nghiệp của huyện năm 2010 là 7.960,97 ha chiếm 13,26% diện tích đất
tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Độ che phủ trên địa bàn
huyện Tri Tôn đạt 13,26% cao hơn mức độ che phủ chung của tỉnh (3,96%).
Còn 730,80 ha đất chưa sử dụng, trong đó có 164,48 ha núi đá không có
rừng cây khó có thể cải tạo và 566,32 ha đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng

phát triển rừng trồng.
19
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số
Năm 2010, dân số toàn huyện Tri Tôn là 132.625 người, mật độ dân số
trung bình 221 người/Km
2
. Dân số thành thị có số lượng ít hơn với 30.955 người
chiếm 23,34%, dân số nông thôn là 101.670 người chiếm 76,66%. Tổng số hộ
trên địa bàn huyện là 32.675 hộ, trong đó số hộ dân tộc Khmer là 11.020 hộ,
chiếm 33,72%.
Về cơ cấu dân số, tỷ lệ cơ cấu nam – nữ hiện nay là 1:1,06, với nam là
65.787 người (49,60%) và nữ là 66.838 người (50,40%). Trong cộng đồng dân
tộc Khmer cũng có tỷ lệ cơ cấu nam – nữ là 1:1,09
- Lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Tri Tôn đến năm 2020 thì tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là
80.473 người, chiếm 60,67% dân số của toàn huyện. Trong đó số người trong độ
tuổi lao động thuộc khu vực I (khu vực nông nghiệp) chiếm 66%, khu vực II
(khu vực công nghiệp – xây dựng) chiếm 7,9% và khu vực III (khu vực dịch vụ)
chiếm 26,1%. Tỷ lệ số lao động được đào tạo còn thấp, chỉ đạt 7,42% (năm
2000) lên 13,2% (năm 2008), năm 2010 đạt khoảng 17,3%.
Nhìn chung những năm qua 2000 – 2010 nền kinh tế huyện mặt dù đã có
nhiều khởi sắc nhưng vì xuất phát điểm là một huyện nghèo miền núi nên so với
các huyện khác trong tỉnh thì đời sống vật chất của người dân Tri Tôn vẫn còn ở
mức thấp. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 874 USD/năm, vẫn còn sự
chênh lệch khá lớn giữa đô thị và nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,29%
so tổng số hộ của huyện (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 88,30%,
số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 50,30%. Số hộ có nhà xây dựng kiên cố

chiếm 26%, còn lại là nhà đơn sơ, tạm bợ.
4.1.2.2. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp
- Lĩnh vực trồng trọt
Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu tại một số xã như: Tân Tuyến,
Lương An Trà, Tà Đảnh, Vĩnh Phước, Vĩnh Gia,… năng suất bình quân tăng từ
43,5 tạ/ha năm 2000 lên 50,6 tạ/ha năm 2005, 57,1 tạ/ha năm 2010, tổng sản
20
lượng tăng từ 238.744 tấn năm 2000 lên 352.241 tấn năm 2005 và 480.450,2 tấn
năm 2010 sản lượng lương thực quy thóc đạt 480.739 tấn năm 2010.
Sản lượng lương thực quy thóc hàng năm đều tăng từ 266.585 tấn năm
2000 lên 352.694 tấn năm 2005 và 480.739 tấn năm 2010 trong đó sản lượng lúa
480.450,2 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 2.345 kg năm 2000, 2.814
kg năm 2005 và tăng lên 3.625 kg năm 2010. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh
tác tăng từ 21,92 triệu đồng năm 2005 lên 23,37 triệu đồng năm 2008 và 47 triệu
đồng năm 2010 theo giá thực tế.
- Lĩnh vực chăn nuôi
Việc phát triển chăn nuôi của huyện đang trong giai đoạn chuyển dần
sang hình thức nuôi trang trại theo hướng tập trung. Năm 2010 có 94 trang trại,
tổng vốn khoảng 22,8 tỷ đồng, thu hút 388 lao động tham gia.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi của huyện trong những năm qua từ năm
2000 – 2010 gặp nhiều khó khăn do: dịch cúm gia cầm tái phát liên tục, lỡ mồm
long móng, tụ huyết trùng,… ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi của
huyện, nhưng Tri Tôn vẫn đống góp cao trong ngành chăn nuôi toàn tỉnh: gia
cầm chiếm khoảng 10%, heo chiếm khoảng 10%, trâu chiếm khoảng 8%, bò
chiếm khoảng 295 cao nhất toàn tỉnh. Do là huyện vùng núi nên Tri Tôn có rất
nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi.
- Lĩnh vực lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tri Tôn năm 2010 là
7.960,97 ha. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 3.926,25 ha (chiếm
49,32%), diện tích đất rừng phòng hộ 3.834,72 ha (chiếm 48,17%) và diện tích

đất rừng đặc dụng là 200 ha (chiếm 2,51%).
Nhìn chung diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn
định và sẽ duy trì ổn định trong giai đoạn tới. Chủ yếu là diện tích đất rừng sản
xuất tăng từ 1.752 ha vào năm 2000, lên 2.771,37 ha vào năm 2005 và đến năm
2010 đạt 3.926,25 ha. Diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện bình ổn
qua các thời kỳ. Còn diện tích rừng đặc dụng thì đến 2010 mới được trồng với
diện tích là 200 ha.
- Lĩnh vực thủy sản
Diện tích nuôi trông thủy sản trên địa bàn huyện không lớn và phát triển
cũng không ổn định: năm 2000, 28,85 ha – sản lượng 107,64 tấn; năm 2005,
34,86 ha – sản lượng 583 tấn. Đến năm 2010 có 24,30 ha với 22 lồng bè, sản
21
lượng đạt khoảng 501,2 tấn, giảm 1,16 lần so với 2005. Diện tích nuôi trồng
thủy sản của huyện rất nhỏ chỉ chiếm 2% toàn tỉnh và sản lượng chiếm khoảng
1,4% toàn tỉnh, chủ yếu là nuôi cá.
Nhìn chung việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện gặp
nhiều hạn chế do vị trí nằm xa sông Hậu, chịu ảnh hưởng địa hình và hạn chế
môi trường nước. Nếu mở rộng nuôi trồng thủy sản sẽ gây ô nhiễm lớn môi
trường nước vốn đang khan hiếm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, về tương lai
huyện cũng đã quy hoạch 2 vùng nuôi trồng thủy sản chính và đã trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt: là lưu vực kênh Vĩnh Tế - T5 và lưu vực kênh 10 -13,
diện tích 2 vùng này khoảng 200 ha.
4.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội
- Giáo dục
Mầm non: Năm 2010 có 9 trường mầm non và mẫu giáo (chưa có trường
nào đạt chuẩn quốc gia). Đa số các trường lớp Mầm non chỉ tập trung ngay tại
trung tâm xã, thị trấn. Nhiều thôn, ấp, phum sóc chưa có lớp mẫu giáo hoặc
điểm giữ trẻ.
Tiểu học: Năm 2010 toàn huyện có 32 trường, nhiều nhất là thị trấn Ba
Chúc với 4 điểm trường, có 31/32 trường đạt mức chất lượng tối thiểu.

Cấp trung học cơ sở: Mạng lưới trường, lớp cấp trung học cơ sở phát triển
tương đối nhanh, năm 2010 có 15/15 xã có trường trung học cơ sở. Số học sinh
hàng năm tăng, giảm không đáng kể.
Trung học phổ thông: Hệ thống trường lớp cấp trung học phổ thông trên
địa bàn tương đối ổn định, năm 2010 có 3 trường trung học phổ thông.
Giáo dục không chính quy: Những năm qua năm 2000 – 2010 công tác
giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng, hoạt động
của Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng trên địa
huyện đã đóng góp đáng kể vào việc năng cao dân trí và đào tạo nghề phổ thông
cho người dân
Như vậy hiện trạng cơ sở vật chất và mạng lưới trường lớp trên địa bàn
huyện Tri Tôn hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh.
- Y tế
Mạng lưới y tế huyện năm 2010 có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa
khu vực, 15 trạm y tế xã phường và 1 phòng khám kế hoạch hóa gia đình. Tổng
22
số giường bệnh trên địa bàn huyện 262 giường (Bệnh viện 120 giường, phòng
khám khu vực 20 giường, trạm y tế xã 122 giường).
Toàn huyện có 276 cán bộ y tế (bình quân 20,81 cán bộ/10.000 dân).
Trong đó, cán bộ y tế có trình độ bác sĩ là 45 người đạt 3,6 bác sĩ/vạn dân, y sĩ là
113 người, y tá 52 người còn lại là nữ hộ sinh và cán bộ y tế khác. Mặt dù có
14/15 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã nhưng tỷ lệ người dân
tham gia các hình thức bảo hiểm y tế còn thấp so với quy định, chỉ đạt 33,70%.
- Văn hóa, thể dục và thể thao
+ Văn hóa
Năm 2010, huyện có 10/15 xã có nhà văn hóa; có 21 thư viện, trong đó có
20 thư viện xã và 1 thư viện huyện; tổng số sách trong thư viện là 15.000 cuốn,
số sách mới bổ sung hàng năm tăng 21,26%/năm; số người đọc sách trong thư
viện cũng tăng khoảng 5,41%.
Phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy

mạnh. Tính đến năm 2010 toàn huyện có 27.016 hộ/32.720 hộ đạt gia đình văn
hóa (trong đó có 10.044 hộ Khmer); 75/79 khóm, ấp văn hóa; 179 cơ quan có
đời sống văn hóa tốt; 18/36 chùa Khmer đạt chuẩn văn hóa.
+ Thể dục – thể thao
Về cơ sở thể dục – thể thao, trên địa bàn huyện Tri Tôn rất đa dạng với
nhiều loại hình sân tập, đáp ứng tốt nhu cầu rèn luyện thể chất của nhân dân.
Năm 2010 toàn huyện có 15 sân bóng đá phục vụ cho 172 đội, 68 sân bóng
chuyền phục vụ cho 112 đội và 4 sân quần vợt.
Tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên được duy trì, phát
triển tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao đạt 25% năm 2010; 100% số trường
đảm bảo giờ thể dục thể thao nội khóa; 75% số trường thực hiện giờ thể dục thể
thao ngoại khóa; 100% cán bộ, chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể; 95% đội bóng đá, bóng chuyền, việt dã,…hoạt động thường xuyên.
- Về kết cấu hạ tầng
+ Giao thông đường bộ
Quốc lộ N1: Đoạn qua huyện Tri Tôn dài 13km (02 xã Lạc Qưới – Vĩnh
Gia) trên đoạn Quốc Lộ N1 nối Quốc Lộ 91 tại Tịnh Biên đi Kiên Giang, do
Trung ương đầu tư đạt chuẩn cấp IV (nền 9m, mặt 6m), hiện đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng.
23
Đường tỉnh: Các tuyến đường tỉnh đi qua huyện Tri Tôn bao gồm: Tỉnh
Lộ 941, Tỉnh Lộ 943, Tỉnh Lộ 948, Tỉnh Lộ 955B, Đường Tri Tôn – Vàm Rầy.
Các tuyến đường này hiện đạt tiêu chuẩn cấp IV – V (nền đường rộng 9m,
mặt đường rộng 5,5 – 6m), 100% mặt đường nhựa nhưng đã xuống cấp nghiêm
trọng (ngoại trừ tuyến Tỉnh Lộ 941 vừa được nâng cấp).
Tổng số 15 cầu (có 09 cầu bê tông cốt thép dài 520m, còn 06 cầu sắt tạm
dài 177m).
Đường huyện (dự kiến có 15 tuyến): Tuyến Kinh Mới, Tuyến Hương lộ
17, Tuyến cập Kênh 13, Tuyến cập Kênh 10, Tuyến Ba Chúc – Sóc Tức.
Các tuyến đường huyện chỉ là đường cấp VI (nền đường 5 – 7m, mặt

đường 3,5 – 5m), 20% mặt đường nhựa, còn lại là cấp phối và đất.
Toàn bộ là cầu tạm (cầu sắt, cầu gỗ, càu treo), tải trọng nhỏ.
Đường xá: năm 2010 tổng số đường giao thông nông thôn của huyện Tri
Tôn là 198,9km, trong đó tổng cộng đường xã là 127,152km, tổng số đường đã
được nhựa hóa và bê tông hóa là 67,728km, hầu hết nền đường rộng 3 – 7m, mặt
đường nhựa cộng xi măng chỉ chiếm 11%. Hiện 100% là cầu tạm (cầu sắt, cầu
gỗ, cầu treo), tải trọng nhỏ.
Đường đô thị (nội ô thị trấn): Tổng cộng 17,849km, mặt đường nhựa cộng
xi măng chiếm 88,7%.
Bến xe: Trên địa bàn huyện chưa có bến xe nào, mà chỉ có bến xe tạm.
+ Giao thông đường thủy
Tri tôn có mạng lưới đường thủy phân bố đều khắp, rất thuận tiện cho
việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đến mọi nơi trên địa bàn huyện. Một
số chuyến vận tải thủy chính nối huyện Tri Tôn với sông Hậu và tuyến vận tải
thủy Quốc gia Rạch Giá – Hà Tiên, đảm bảo giao lưu giữa huyện với nơi khác
trong và ngoài tỉnh, các tuyến kênh chính: Tuyến kênh Vĩnh Tế, Tuyến kênh Tri
Tôn – kênh 13, Tuyến kênh 10 – Châu Phú, Tuyến kênh Mạc Cần Dưng – kênh
Tám Ngàn.
+ Thủy lợi
24
Tri Tôn có hệ thống thủy lợi gồm nhiều kênh chính: Kênh Tám Ngàn,
kênh Vĩnh Tế, kênh Huệ Đức, kênh Mạc Cần Dưng, kênh 10, T4, T5, T6,…và
mạng lưới kênh nội đồng.
Theo phân cấp, năm 2010 toàn huyện có 109 tuyến, dài 461,102 km, gồm:
Kênh cấp I: 06 tuyến, dài 66,5 km, diện tích phục vụ 55.800 ha.
Kênh cấp II: 39 tuyến, dài 174,813 km, diện tích phục vụ 51.480 ha.
Kênh cấp III: 54 tuyến, dài 174,589 km, diện tích phục vụ 9.154 ha.
Kênh nội đồng: 23 tuyến, dài 45 km, diện tích phục vụ 2.095 ha.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã và đang ngày càng
hoàn thiện, phục vụ công tác tưới tiêu ngày một tốt hơn.

+ Cấp điện
Trên địa bàn huyện năm 2010 có 235 trạm biến áp với 8.636m đường dây
trung thế và 230.103m đường dây hạ thế, tổng công suất là 8.680 KW.
Năm 2010 huyện đã cơ bản hoàn chỉnh việc phủ điện lưới quốc gia 15/15
xã, thị trấn và tiếp tục nâng cấp các trạm biến áp, thay thế các đường dây trung,
hạ thế. Đảm bảo phục vụ ngày càng một tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện tính đến cuối năm 2010
khoảng 82%.
+ Cấp thoát nước
Hiện năm 2010 trên địa bàn huyện chỉ có thị trấn Tri Tôn có hệ thống
thoát nước mưa, nhưng do xây dựng đã lâu nên bị xuống cấp không đảm bảo
khả năng thoát nước tốt.
Trên địa bàn huyện không có hệ thống thoát nươc bẩn. Việc thoát nước
của người dân và công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất,…đều được thoát trực tiếp ra
ao hầm, kênh – rạch.
Phát thanh truyền hình: hiện nay có 15/15 xã trên địa bàn huyện đã có đài
truyền thanh. Hiện ngày đài truyền thanh phát 3 buổi bằng 2 thứ tiếng là tiếng
Khmer và tiếng Việt, tiếp âm đài tỉnh, đài Trung ương. Trạm phát lại truyền
hình VTV1, VTV3 hàng ngày 12 giờ cho cụm 5 xã: Tri Tôn, Núi Tô, Châu
Lăng, Tà Đảnh, 1 phần Lương Phi và Lương An Trà.
+ Bưu chính, viễn thông
25

×