Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.19 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM”

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Phương Vy
Sinh viên thực hiện : Trần Thành Danh
Lớp-Khóa : VB2 TCDN – khóa 12
Niên khoá 2009 – 2011
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM”

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Phương Vy
Sinh viên thực hiện : Trần Thành Danh
Lớp-Khóa : VB2 TCDN – khóa 12
Niên khoá 2009 – 2011


SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 ii
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
MỤC LỤC
Mở đầu: 7
Phần I: Cơ sở lý luận 7
I. Tỷ giá hối đoái 7
1. Khái niệm 7
2. Cơ chế tỷ giá: 7
2.1 Khái niệm: 7
2.2 Phân loại cơ chế tỷ giá 7
2.2.1 Tỷ giá hối đoái cố định 7
2.2.2 Cơ chế tỷ giá thả nổi 9
2.2.3 Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết 10
3. Phân loại tỷ giá hối đoái 10
3.1 Căn cứ vào phương tiện vận chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia làm hai loại10
3.2 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các loại 10
3.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các loại: 11
3.4 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối 11
3.5 Căn cư vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá được chia
làm hai loại 11
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 12
4.1 Cán cân thanh toán quốc tế 12
4.2 Lạm phát 12
4.3. Lãi suất 12
4.4 Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế 13
4.5 Hoạt động đầu cơ ngoại tệ 13
4.6 Các yếu tố khác 13
5. Hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh 13
5.1. Hợp đồng kỳ hạn 13

5.1.1 Hợp đồng kỳ hạn 13
5.1.2 Ưu nhược điểm hợp đồng kỳ hạn 14
5.2. Hợp đồng hoán đổi 14
5.2.1 Hợp đồng hoán đổi 14
5.2.2 Ưu nhược điểm hợp đồng hoán đổi 14
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 iii
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
5.3. Hợp đồng quyền chọn 15
5.3.1 Hợp đồng quyền chọn 15
5.3.2 Ưu nhược điểm hợp đồng quyền chọn 15
5.4 Hợp đồng giao sau 15
5.4.1 Hợp đồng giao sau 15
5.4.2 Ưu nhược điểm hợp đồng giao sau 16
6. Tổng quan về cơ chế điều hành tỷ giá và tỷ giá ở Việt Nam 16
6.1 Tổng qua về cơ chế điều hành tỷ giá 16
6.1.1 Tỷ giá thả nổi 16
6.1.2 Tỷ giá cố định 17
6.1.3 Tỷ giá thả nổi có điều tiết 18
6.2 Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam 18
II. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 18
1. Xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái 18
1.1.Sự hình thành đường cung tiền tệ 19
1.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ 21
3.1 Khi tỷ giá biến động tăng, đồng nội tệ giảm giá 22
3.2 Khi tỷ giá biến động giảm, đồng nội tệ lên giá 24
Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam trong thời
gian qua 25
I. Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1986 tới nay 25
II. Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian

vừa qua 28
1.Giai đoạn trước 1989: tỷ giá cố định, đa tỷ giá 28
2. Giai đoạn 1989- 1992 30
3.Giai đoạn1993- 1996 32
4. Giai đoạn 1997-2004 33
5. Giai đoạn 2005 – 2009 35
6. Giai đoạn 2010 đến nay 36
Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái
trong hoạt động xuất nhập khẩu 40
I. Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới 40
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 iv
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
II. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động
xuất nhập khẩu ở việt nam 43
1. Những giải pháp mang tính vĩ mô 43
2. Những giảp pháp đối với những Doanh Nghiệp kinh doanh XNK 45
2.1. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá 45
2.2. Lựa chọn ngoại tệ thanh toán 46
2.3. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành 47
4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá 47
2.5. Sử dụng thị trường tiền tệ 47
III. Một số kiến nghị 49
1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô 49
2. Kiến nghị đối với những Doanh Nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 49
Kết luận 50
Tài liệu tham khảo 50
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 v
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Mở đầu:
Phần I: Cơ sở lý luận
I. Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một
nước khác.
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể biểu
hiện qua đồng tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối
đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung
cầu ngoại hối.
2. Cơ chế tỷ giá:
2.1 Khái niệm:
Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan
đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
Cơ chế tỷ giá hối đoái: là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và ngân hàng
trung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối.
2.2 Phân loại cơ chế tỷ giá
2.2.1 Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một
đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với
một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm,
thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá
hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ, bằng các chính sách tài chính tiền tệ
sẽ cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường tránh những
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy

biến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ cho một quan điểm phát
triển nào đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho chính sách phát triển hướng
về xuất khẩu.
Khi cầu ngoại tệ tăng từ D đến D’ tạo áp lực làm tỷ giá hối đoái tăng từ e
0
đến e
1
, ngân
hàng trung ương sẽ bán ra ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối làm tăng cung ngoại tệ từ S
đến S’ và tỷ giá được kéo giảm trở lại tại điểm e’, mức cung sẽ dừng lại khi ngân hàng
trung ương (NHTW) đạt được mục tiêu đã định. Các mục tiêu của ngân hàng trung
ương có thể là cố định tỷ giá (kéo tỷ giá về sát e
0
), phá giá đồng nội tệ (NHTW mua
vào ngoại tệ tăng cung đồng nội tệ, đây là chính sách đẩy đường cung ngoại tệ S sang
trái) và ngược lại là chính sách nâng giá đồng nội tệ.
Hình 1: Can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm kéo giảm tỷ giá (nâng đỡ đồng nội
tệ) khi cầu ngoại tệ tăng.
Theo hình 1 , khi cầu ngoại tệ tăng từ D sang D’ tạo áp lực tăng tỷ giá lên e1, chính
phủ sẽ sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, bán ra ngoại tệ để thu lại đồng nội tệ, đồng nội tệ
tăng giá tỷ giá giảm lại (cân bằng tại e’).
Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương phải đủ mạnh để có thể
can thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc, đồng
tiền không thể hiện giá trị thị trường thực và làm méo mó các tín hiệu và thông tin để
thị trường điều chỉnh đúng hướng. Cơ chế này không khuyến khích Doanh Nghiệp tự
bảo vệ mình trước những rủi ro độ nhạy cảm giao địch đối với tỷ giá do không có bất

ổn tỷ giá, từ đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm
phòng ngừa rủi ro biến động giá trị tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này
sang các quốc gia khác.
Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá hàng hóa
trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập khẩu hàng
hóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc gia lạm phát
cao. Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp (đồng nội tệ bị
định giá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng hóa của quốc gia
này tăng kéo lạm phát tăng lên. Hay nói cách khác, nước có lạm phát cao đã lây nhiễm
sang nước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này.
Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các chính
sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiềm tiềm lực của chính phủ (phải
có đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết), cơ chế này
làm cho chính sách tiền tệ mất hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế
giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử
dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
2.2.2 Cơ chế tỷ giá thả nổi
Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ
giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo cơ
chế này các Doanh Nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao
động tỷ giá.
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ
không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng thì
đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá. Điều này đã làm
cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá

sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.
2.2.3 Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi
và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quá
bất ổn.
Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố một mức
tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh
toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính
thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục
vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục
tiêu ổn định giá cả và lạm phát…
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ
cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng
xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách
kinh tế khác để can thiệp.
3. Phân loại tỷ giá hối đoái
Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau:
3.1 Căn cứ vào phương tiện vận chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia làm hai loại
Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển
ngoại hối bằng điện(telegraphic transfer – T/T)
Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại
hối bằng thư (mail transfer M/T)
3.2 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các loại
Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Nhà Nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang
giá vàng.
Tỷ giá tự do: là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu qui định.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Tỷ giá hả nổi là giá hình thành tự phát trên thị trường và Nhà Nước không can thiệp

vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến đổi trong thời gian nào đó.
3.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các loại:
Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ
Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng
ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại
hối không phải bằng tiền mặt, bằng các chuyển khoản qua ngân hàng.
Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền
mặt.
3.4 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đẩu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của
chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày.
Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của
chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày.
Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ
được thực hiện chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc.
Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối
sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng ( có thể là 1,2,3 tháng
sau).
3.5 Căn cư vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá được chia
làm hai loại
Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào
Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
4.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và

kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được
ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội
tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung
ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ,
các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị
trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai
hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái
cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố,
đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ
lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương
mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.
4.2 Lạm phát
Lạm phát làm suy giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền trong nước so với ngoại tệ và
làm cho tỷ giá hối đoái của tiền trong nước biến động. Nếu mức lạm phát của một
nước mà cao hơn so với một nước khác thì đồng tiền nước đó sẽ có sức mua thấp hơn
và do đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó so với tiền nước ngoài sẽ giảm (nói cách
khác tỷ giá ngoại tệ khi đó sẽ tăng lên). Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao và kéo dài, đồng
tiền càng mất giá mạnh và tỷ giá hối đoái của nó sẽ giảm nhiều.
4.3. Lãi suất
Ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngoại
tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó làm cho
cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi theo xu
hướng giảm.
Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến xu hướng
đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ
thì sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng, dẫn
đến tỷ giá ngoại tệ tăng và ngược lại.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy

4.4 Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế
Mức độ tăng giảm GDP thực tế sẽ làm tăng, giảm cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho
tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên (thực tế gần đây cho thấy kinh
tế cộng đồng EU tăng lên khi nền kinh tế Mỹ nguội lạnh thì đồng EURO luôn được giá
so với USD, hơn thế USD còn bị mất giá so với cả nhiều đồng tiền khác trên thế giới).
4.5 Hoạt động đầu cơ ngoại tệ
Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá
hối đoái biến động. Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một ngoại tệ nào đó trong thời
gian tới sẽ tăng họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lượng ngoại tệ trên thị trường làm cho
ngoại tệ này trở nên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng. Ngược lại, nếu anh ta
dự đoán ngoại tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra thị trường làm
cung vượt cầu, do đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm.
4.6 Các yếu tố khác
• Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội: Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại
thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng.
• Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làm
thất thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có
tác động đến tỷ giá hối đoái.
• Sự tác động của các sự kiện bất thường về kinh tế xã hội như chiến tranh,
khủng bố, khủng hoảng chính trị, sự cố thiên tai, dịch bệnh cũng có những tác
động nhất định đến sự biến động của tỷ giá hối
5. Hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh
5.1. Hợp đồng kỳ hạn
5.1.1 Hợp đồng kỳ hạn
Để tránh rủi ro tỷ giá phát sinh, các Doanh Nghiệp cần liên hệ với ngân hàng thương
mại để mua hay bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn. Ngân hàng sẽ dựa vào tỷ giá giao
ngay ở thời điểm hiện tại, lãi suất ngắn hạn của ngoại tệ và nội tệ, và thời hạn hợp
đồng để xác định và chào tỷ giá mua ngoại tệ kỳ hạn cho công ty có khoản phải thu
trong tương lai; hay ngân hàng chào tỷ giá bán ngoại tệ kỳ hạn cho công ty có khoản
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 13

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
phải trả trong tương lai. Tỷ giá này là tỷ giá cố định và biết trước khi hợp đồng đến
hạn, nên rủi ro tỷ giá do biến động tỷ giá được loại trừ.
5.1.2 Ưu nhược điểm hợp đồng kỳ hạn
Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tránh rủi ro và ngăn ngừa rủi ro tỷ giá đối với Doanh
Nghiệp , có ưu điểm là rất hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng và dễ thương lượng hợp
đồng với các ngân hàng thương mại. Thế nhưng phương pháp này có nhược điểm là:
• Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng bắt buộc thực hiện nên khi đáo hạn dù bất lợi thì
hai bên vẫn thực hiện hợp đồng
• Chỉ áp dụng được trong những trường hợp hai bên tham gia hợp đồng không có
nhu cầu chuyển giao ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận giao dịch.
• Khách hàng có thể bị thiệt nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn
không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kỳ hạn và ngược lại cho tỷ giá bán kỳ hạn.
5.2. Hợp đồng hoán đổi
5.2.1 Hợp đồng hoán đổi
Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng tương tự như
sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Chỉ có điểm khác biệt là hợp đồng hoán đổi nên được sử
dụng, thay vì sử dụng hợp đồng kỳ hạn, khi nào Doanh Nghiệp vừa có nhu cầu mau
giao ngay ở thời điểm hiện tại, đồng thời có nhu cầu bán kỳ hạn cũng số lượng ngoại
tệ ấy ở thời điểm đáo hạn. Hoặc tương tự như việc Doanh Nghiệp vừa có nhu cầu bán
giao ngay ở thời điểm hiện tại, vừa có nhu cầu mua kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ ấy ở
thời điểm đáo hạn. Khi đó, Doanh Nghiệp có thể phòng tránh được rủi ro tỷ giá.
5.2.2 Ưu nhược điểm hợp đồng hoán đổi
Việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch có ưu
điểm là rất hiệu quả, dễ sử dụng, dễ thương lượng hợp đồng với các ngân hàng thương
mại, và đặc biệt là khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn khi khách hàng
vừa có nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay ở hiện tại, vừa có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn
ở tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhược điểm. Cũng như hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng hoán đổi là hợp đồng bắt buộc. Do đó, khách hàng có thể bị thiệt nếu

như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn tăng cao hơn tỷ giá mua kỳ hạn hoặc tỷ
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
giá bán giao ngay ở thời điểm đáo hạn thấp hơn tỷ giá bán kỳ hạn đã thỏa thuận với
ngân hàng.
5.3. Hợp đồng quyền chọn
5.3.1 Hợp đồng quyền chọn
Để phòng tránh tổn thất giao dịch do biến động tỷ giá ngoại tệ, Doanh Nghiệp có
khoảng phải trả hoặc phải thu trong tương lai có thể mau quyền chọn mua hoặc quyền
chọn bán ngoại tệ, có trị giá và thời hạn tương đương với trị giá và thời hạn thanh toán
của các khoản phải trả và phải thu đó, từ ngân hàng thương mại hoặc trên thị trường
quyền chọn. thong qua hợp đồng quyền chọn ngoại tệ đó, Doanh Nghiệp có thể biết
trước được doanh thu tối thiểu thu được khi bán ngoại tệ trong hợp đồng quyền chọn
bán hoặc chi phí tối đa phải bỏ ra để có được số ngoại tệ trong hợp đồng quyền chọn
mua bất chấp sự biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Nhờ vậy, rủi ro tỷ
giá đã được kiểm soát
5.3.2 Ưu nhược điểm hợp đồng quyền chọn
Sử dụng hợp đồng quyền chọn như là phương pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối có ưu
điểm là giúp công ty tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi.
Có thể nói hợp đồng quyền chọn, với tính chất linh hoạt của nó, là hợp đồng cho phép
cong ty đạt được cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Tuy nhiên, nhược điểm
của nó là công ty phải bỏ chi phí ra mua quyền chọn, cho dù có thực hiện hay không
thực hiện quyền chọn. Cho nên, hợp đồng quyền chọn mau và quyền chọn mua và
quyền chọn bán có thể được lựa chọn sử dụng như là phương pháp phòng ngừa rủi ro
ngoại hối khi nào có một thị trường quyền chọn tập trung hoặc phi tập trung sẵn sang
cho loại giao dịch này. Mặc khác, nếu sự biến động tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó
so với nội tệ rất khó dự đoán thì công ty nên chọn hợp đồng quyền chọn như là giải
pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối.
5.4 Hợp đồng giao sau

5.4.1 Hợp đồng giao sau
Để tránh tổn thất giao dịch do biến động tỷ giá ngoại tệ khi có khoản phải thu hoặc
khoản phải trả trong tương lai, Doanh Nghiệp có thể bán hoặc mua ngoại tệ theo hợp
đồng giao sau có trị giá và thời hạn tương đương với trị giá và thời hạn thanh toán của
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
khoản phải thu và phải trả đ1o trên thị trường ngoại tệ giao sau. Khi ấy, cùng một lúc
Doanh Nghiệp nắm giữ hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng cơ sở sẽ đến hạn thanh toán
trong tương lai, và (2) hợp đồng giao sau được ghi nhận và thanh toán hàng ngày. Tỷ
giá giao ngay và giá trị hợp đồng giao sau có tương quan cùng chiều với nhau. Do đó,
khi tỷ giá biến động, Doanh Nghiệp có thể dung lãi của hợp đồng này bù đắp thiệt hại
cho hợp đồng kia. Kết quả là rủi ro tỷ giá và tổn thất giao dịch có thể được kiểm soát.
5.4.2 Ưu nhược điểm hợp đồng giao sau
Sử dụng hợp đồng giao sau ngoại tệ như là một phương pháp phòng ngừa rủi ro ngoại
hối và ngăn chặn tổn thất giao dịch có ưu điểm là tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ
giá biến động đúng như dự đoán. Đồng thời, phương pháp này vẫn đảm bảo kiểm soát
được rủi ro ngoại hối nếu như tỷ giá biến động ngược lại so với dự đoán. Tuy nhiên,
phương pháp này có các nhược điểm sau:
• Do thị trường giao sau chỉ giao dịch những hợp đồng chuẩn hóa về loại ngoại tệ, trị giá
hợp đồng và thời hạn hợp đồng nên đôi khi Doanh Nghiệp không thể thương lượng
được hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình.
• Giải pháp này chỉ giúp kiểm soát rủi ro chứ không thể loại trừ hoàn toàn được rủi ro
như trong hợp đồng kỳ hạn
• Hợp đồng giao sau vẫn còn là hợp đồng bắt buộc nên dù muốn hay không vẫn phải
thực hiện hợp đồng khi đến hạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hợp đồng giao sau là một loại công cụ được thiết kế phục vụ
cho nhu cầu đầu cơ hơn là phòng ngừa rủi ro nên khả năng phòng ngừa rủi ro ngoại
hối của nó thường hạn chế hơn so với giao dịch phái sinh khác.
6. Tổng quan về cơ chế điều hành tỷ giá và tỷ giá ở Việt Nam

6.1 Tổng qua về cơ chế điều hành tỷ giá
6.1.1 Tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá
trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng
chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả
nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối.
Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài.
Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
6.1.2 Tỷ giá cố định
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ
tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng
tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như
vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo
vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng
tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn
với tỷ giá hối đoái thả nổi.
Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính
phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế
trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố
định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã
từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố
định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và
Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định
kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối
đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia.
Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những

thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn
thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không
chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ
mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để
nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như
vậy.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
6.1.3 Tỷ giá thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả
nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng
trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn
định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện
pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém,
và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế,
chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các
đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để
tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường
6.2 Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam
Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, đồng thời cố gắng thống
nhất các tỷ giá hối đoái bằng cách thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức
cho phù hợp với tỷ giá trên thị trường tự do.
II. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
1. Xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái
Xuất khẩu:
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và
dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là
việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam

được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Nhập Khẩu:
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và
dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức
biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình
mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ
được tính vào mục cán cân phi thương mại.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar
hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ
xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng
(cái, tấn, v.v )
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái.
Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa
và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng
nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
1.1.Sự hình thành đường cung tiền tệ
Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế, một số tổ chức như NHTƯ,
các ngân hàng thương mại cung ứng tiền ra lưu thông.
Cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương
NHTƯ phát hành tiền mặt chủ yếu dưới hình thức giấy bạc ngân hàng. Quá trình này
được thực hiện khi NHTƯ cho vay đối với các tổ chức tín dụng, cho vay đối với kho
bạc Nhà nước, mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối hoặc mua chứng khoán
trong nghiệp vụ thị trường mở.
Khối lượng tiền phát hành của NHTƯ được gọi là tiền mạnh hay cơ số tiền (MB) bao
gồm hai bộ phận: Tiền mặt trong lưu hành (C) và tiền dự trữ của các ngân hàng kinh
doanh (R), trong đó chỉ có bộ phận tiền mặt ngoài ngân hàng mới được sử dụng đáp

ứng cho nhu cầu về tiền.
Cung ứng tiền của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
Các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tạo tiền chuyển khoản (D) theo cơ chế tạo
tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khối lượng tiền do các tổ chức này cung ứng
được tạo ra trên cơ sở lượng tiền dự trữ nhận từ NHTƯ và các hoạt động nhận tiền gửi,
cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng.
Khi NHTƯ phát hành tiền đưa vào hệ thống ngân hàng, các NHTM sử dụng số tiền dự
trữ này để cho vay. Khi các Doanh Nghiệp hoặc dân cư vay khoản tiền đó, nó được sử
dụng để thanh toán chi trả và có thể một phần hoặc toàn bộ được kí gửi trở lại vào một
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, ngân hàng lại tiếp tục có vốn để cho
vay. Như vậy từ lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt
động của mình có thể làm hình thành lượng tiền gửi không kỳ hạn rất lớn. Số tiền này
được các Doanh Nghiệp , dân cư sử dụng để thanh toán qua ngân hàng, vì vậy nó được
tính là một bộ phận của khối tiền giao dịch trong nền kinh tế, được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về tiền.
Mức cung tiền tệ
Khối lượng tiền giao dịch do NHTƯ và các tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế
đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền bao gồm hai bộ phận chính là tiền mặt trong lưu
hành ( C ) và tiền gửi không kỳ hạn ( D ). Tiền dự trữ của các ngân hàng kinh doanh
( R ). Mối quan hệ giữa mức cung tiền giao dịch (MS) và cơ số tiền (MB) thể hiện qua
hình.
Hình 3. Mối quan hệ giữa MS và MB
NHTƯ với chức năng là ngân hàng phát hành thực hiện việc kiểm soát và điều tiết
khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, nó trực
tiếp điều chỉnh khối lượng tiền mặt đang tồn tại và kiểm soát gián tiếp việc tạo ra các
khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại. Toàn bộ khối lượng tiền
cung ứng được xác định theo hệ số tạo tiền so với lượng tiền cơ bản do NHTƯ phát

hành theo công thức:
MS = MB x M
Trong đó:
MS: Mức cung tiền giao dịch
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 20
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
MB: Cơ số tiền
m: hệ số tạo tiền.
Trong đó:
C/D: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu hành so với tiền gửi không kỳ hạn.
r
D
: Tỷ lệ dự trữ buộc.
r
E
: Tỷ lệ dữ trữ dư thừa của các ngân hàng thương mại.
Mặc dù có rất nhiều chủ thể có tác động tới mức cung ứng tiền nhưng NHTƯ vẫn có
thể sử dụng các công cụ của mình để điều chỉnh mức cung tiền theo ý muốn chủ quan
để thực hiện chính sách tiền tệ.
1.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ
Giả thiết
Thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng, nghĩa là lượng cầu tiền L bằng lượng cung
tiền M.
Lượng cung tiền M không thay đổi vì cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương
hay các cơ quan tương đương) không tiến hành biện pháp gì làm ảnh hưởng tới lượng
cung tiền.
Lượng cầu tiền L bằng tổng của lượng cầu tiền vì mục đích giao dich và lượng cầu
tiền vì mục đích đầu cơ kiếm lợi.
Càng có nhiều thu nhập, cá nhân càng tiêu dùng nhiều, do đó càng cần nhiều tiền mặt

để giao dịch.
Lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt, và thay vào đó càng tăng mua các
tài sản có lợi tức cao.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 21
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Thành lập mô hình
Hình 4: Đường LM thông thường
Vì giả thiết rằng lượng cầu tiền L luôn bằng lượng cung tiền M, nghĩa là không đổi.
Nên hễ thu nhập Y tăng, thì lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch sẽ tăng lên. Lượng
cầu tiền dự trữ vì mục đích đầu cơ vì thế sẽ giảm đi; và để đảm bảo điều đó, lãi suất
thực tế r cần phải tăng lên. Tóm lại, khi xét từ góc độ thị trường tiền tệ cân bằng, khi
thu nhập tăng thì lãi suất thực tế cũng sẽ tăng; và ngược lại.
Như vậy, đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ sẽ
là đuờng dốc lên phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu
nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất thực r (xem Hình 1).
Phương trình đường LM : M / P = L ( Y , r )
M : cung tiền
M / P : cung tiền thực tế
L ( Y , r ) : hàm cầu tiền phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất
3.1 Khi tỷ giá biến động tăng, đồng nội tệ giảm giá
Sau quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều người
cho rằng, các Doanh Nghiệp (DN) phải nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm để
sản xuất hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ bị ảnh hưởng bất lợi nhất, còn
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 22
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
các Doanh Nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các Doanh Nghiệp xuất khẩu hàng hóa được
sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Lý thuyết là như vậy, nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác (từ thị trường, từ quan hệ

cung - cầu) thì chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của việc tăng tỷ giá đến
cùng Doanh Nghiệp (hoặc nhóm Doanh Nghiệp ) đó lại khác đi. Điều đó tùy thuộc vào
hai khả năng: một là liệu Doanh Nghiệp có thể điều chỉnh tăng giá bán được hay
không và hai là việc tăng giá bán có làm giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa và thu hẹp
thị trường hay không.
Xin nêu một số ví dụ về Doanh Nghiệp hoặc nhóm Doanh Nghiệp trong nhóm được
cho là bị ảnh hưởng bất lợi nhất - nhóm nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc bán thành
phẩm để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước (nhóm 1) và nhóm được cho là được
hưởng lợi nhiều nhất - nhóm xuất khẩu hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu
trong nước (nhóm 2).
Ở nhóm 1, hãy nhìn các Doanh Nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược
phẩm. Hoạt động sản xuất của những Doanh Nghiệp này hoàn toàn mang tính gia
công trên cơ sở nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm từ nước ngoài và hầu như
toàn bộ lợi nhuận của các Doanh Nghiệp dược phẩm được hình thành nên chính bởi
hoạt động gia công này. Tỷ giá tăng và lãi vay cao hiển nhiên sẽ dẫn đến chi phí tăng,
nhưng người gánh chịu cuối cùng lại là người tiêu dùng và Doanh Nghiệp vẫn có lãi
(thậm chí là lãi cao hơn so với trong môi trường lạm phát thấp). Đã bệnh thì phải dùng
thuốc và đã mua thuốc thì không có mặc cả. Nhu cầu dùng thuốc chỉ thay đổi theo mô
hình bệnh tật, theo cơ cấu dân số, chứ không phụ thuộc trực tiếp vào lạm phát hay tỷ
giá.
Với Doanh Nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa: mặc dù cũng chủ yếu là gia công,
nhưng thực tế cho thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào ngành này cũng đều có lãi lớn
(nhưng Doanh Nghiệp thì không phải như vậy). Chi phí có tăng, nhưng giá sữa cũng
tăng không kém và lượng tiêu thụ vẫn rất lớn và không suy giảm. Sữa là mặt hàng
không thể thay thế đối với các bà mẹ luôn mong muốn con mình "thông minh hơn
người". Trong môi trường giá cao thì sự chuyển đổi có chăng là từ loại cao cấp sang
loại thấp cấp hơn mà thôi.
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 23
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy

Kinh doanh xăng dầu cũng không chịu áp lực lớn của việc tăng tỷ giá do chi phí tăng
thì: hoặc giá bán xăng dầu tăng theo; hoặc được bù lỗ từ quỹ bình ổn.
Ở nhóm 2, hãy xem các Doanh Nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Nhìn chung, các
Doanh Nghiệp này thường chỉ tham gia vào khâu chế biến trong toàn bộ chuỗi giá trị
từ khâu thức ăn - nuôi trồng - chế biến - xuất nhập khẩu qua biên giới - hệ thống bán lẻ
ở nước ngoài - người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng giá bán của những Doanh Nghiệp
này hầu như khó trở thành hiện thực do không làm chủ được cuộc chơi, trong khi đó
lại phải chịu sức ép giá cá nguyên liệu tăng. Các nguồn nguyên liệu chính để sản xuất
thức ăn chăn nuôi (bột ngô, bột cá, khô dầu, thuốc chữa bệnh cho cá, ) đều là hàng
nhập khẩu và có xu hướng tăng. Sự tăng giá đó sẽ truyền qua chuỗi giá trị để tạo áp
lực tăng giá đối với nguồn đầu vào (cá nguyên liệu) cho khâu chế biến.
Từ những ví dụ trên cho thấy, khó có thể đánh giá được tác động của việc tăng tỷ giá
đến khả năng tạo lợi nhuận của Doanh Nghiệp (hoặc nhóm Doanh Nghiệp ) niêm yết.
Việc đánh giá chỉ mang ý nghĩa thiết thực cho việc lựa chọn Doanh Nghiệp để đầu tư
khi xem xét đối với từng Doanh Nghiệp cụ thể và được gắn với bối cảnh lạm phát và
lãi suất cho vay vẫn còn đang duy trì ở mức cao như hiện nay. Chi phí tăng cao, nhìn
chung là bất lợi, nhưng đó là điều bất khả kháng. Vấn đề là liệu thu của Doanh Nghiệp
có đủ bù đắp cho khoản gia tăng chi phí hay không, hàng hóa và dịch vụ của Doanh
Nghiệp có cạnh tranh hay không và thị trường có chấp nhận việc tăng giá bán hàng
hóa và dịch vụ của Doanh Nghiệp hay không.
3.2 Khi tỷ giá biến động giảm, đồng nội tệ lên giá
Đứng ở góc độ vĩ mô, cần nhận thấy rằng tỷ giá giảm sẽ không khuyến khích xuất
khẩu, trong khi lại càng khuyến khích nhập khẩu, gây áp lực lớn lên cán cân thương
mại. Số liệu thống kê cho thấy nhập siêu trong quí 1-2010 đã đạt mức 3,5 tỉ đô la Mỹ,
bằng 25% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 17,5 tỉ đô la, tăng
37,6% so với cùng kỳ; trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 14,01 tỉ đô la, giảm 1,6%
so với cùng kỳ. Dưới cơ chế tỷ giá thả nổi, cầu nhập khẩu tăng lên trong khi cung xuất
khẩu giảm thì sẽ gây áp lực tăng tỷ giá, tức tạo ra cơ chế tự điều chỉnh cho cán cân
thương mại. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam luôn bị kìm
hãm bởi cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 24
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: ThS.Lê Thị Phương Vy
Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam trong thời
gian qua
I. Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1986 tới nay
Từ năm 1986 đến nay chúng ta đã có nhiều chiến lược cải cách kinh tế, Đại hội VI
của Đảng (12-1986) đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi
mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, công tác hành chính; từ đổi mới kinh tế đến
đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc khởi
xướng công cuộc đổi mới vào năm 1986 đánh dấu bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và một loạt thay đổi khác về xã hội,
chính trị và kinh tế ở Việt Nam. Đổi mới tư duy "sản xuất kinh doanh cá thể” xem là
khâu đột phá tổng thể của cả giai đoạn từ 1986 đến nay. "Khoán 100", "khoán 10"
trong nông nghiệp, áp dụng "cơ chế giá thị trường" trong kinh tế hoặc "Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới " trong chính sách
đối ngoại. Việt Nam đã từng bước thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập
khẩu và đối tác thương mại theo phương châm đa phương hoá quan hệ kinh tế đối
ngoại. Những thành tựu đạt được của ngoại thương Việt Nam được thể hiện rất rõ
nét qua số liệu thống kê của 4 giai đoạn phát triển 5 năm từ 1986 đến 2005.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến 2005 là
20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần năm 1985). Tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất cao,
thời kỳ 1996-2000 tăng gấp gần 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỷ đôla (tốc độ
tăng bình quân mỗi năm là 17,2%), thời kỳ 2001-2005 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước,
đạt 241 tỷ đôla (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 18,2%). Trong đó, khu vực kinh tế
trong nước giai đoạn đầu 1986-1990 có vai trò chủ đạo chiếm tới 96,6% tổng trị giá
xuất nhập khẩu.
Tính từ năm 1986 tới 2005, tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu là 21,2%/năm, kim
ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu đôla (năm 1986) lên mức 32,4 tỷ đôla

(năm 2005), tỷ trọng xuất khẩu so với tổng mức lưu chuyển tăng
dần từ 35,7% (giai đoạn 1986-1990) lên 46% (giai đoạn 2001-2005).
SVTH Trần Thành Danh; Điện thoại: 0927.099.099 25

×