Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.22 KB, 20 trang )

GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị trường Tiểu học Quang Trung
Mã số ……………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ
ĐỒ TƯ DUY
Người thực hiện : Dương Thị Như Thao
Lĩnh vực nghiên cứu :
-Quản lý giáo dục
-Phương pháp dạy học bộ môn : lịch sử
-Lĩnh vực khác
Có đính kèm : các sản phẩm không thể hiện trong bản in skkn
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học : 2014-2015
Trang 1
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Dương Thị Như Thao
2. Ngày tháng năm sinh : 02-11-1986
3. Nam, nữ : nữ
4. Địa chỉ : Suối Cát - Xuân Thọ - Xuân Lộc - Đồng Nai
5. Điện thoại ( CQ) : 0613731415
6. Fax: E- mail
7. Chức vụ : giáo viên bộ môn
8. Đơn vị công tác : Trường tiểu học Quang Trung
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn , nghiệp vụ ) cao nhất : cao đẳng sư
phạm
- Năm nhận bằng : 2009
- Chuyên nghành đào tạo : sư phạm địa- sử


I. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giáo viên dạy môn khoa- sử- địa
Số năm kinh nghiệm : 3 năm
-Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
Trang 2
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
SỞ GD &ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vì trường Tiểu học Quang Trung Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
………….ngày tháng năm

PHIẾU NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2014-2015
Tên sáng kiến kinh nghiệm : giúp học sinh hứng thú học lịch sử bằng sơ đồ tư duy
Họ và tên tác giả : Dương Thị Như Thao chức vụ : giáo viên bộ môn
D9ơn vị : trường Tiểu học Quang Trung
Lĩnh vực : ( Đánh dấu x vào ô trống tương đương , ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh
vực khác )
-Quản ly giáo dục - Phương pháp dạy bộ môn ………………….
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác ……………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triễn khai áp dụng : tại đơn vị trong nghành
1. Tính mới ( Đánh dấu x vào 1 trong 2 ô dưới đây )
-Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến , đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả ( Đánh dấu x vào 1 trong 4 ô dưới đây )
- Hòan mới và đã triễn khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triễn khai áp
dụng trong toàn ngành đạt hiệu quả cao.
- Hoàn toàn mới và đã triễn khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triễn khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả

3. Khả năng áp dụng ( Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống dưới đây )
-Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoặch định đường lối , chính sách

Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn , dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống :
Tốt Khá Đạt
- Đã áp dụng vào trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng : Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trang 3
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của nền giáo dục hiện nay là giáo dục và đào tạo con người một cách toàn
diện về “ Đức – trí – thể – mĩ. ”, phân môn lịch sử lớp 5 góp phần quan trọng để
thực hiện được mục tiêu đó . môn Lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức khoa học
cho học sinh mà còn hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính
trị cho học sinh.
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 5 biên soạn phù hợp với tâm lý lứa thuổi , khả
năng nhận thức của học sinh Tiểu học, tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học, giúp học sinh tự rèn luyện tại lớp, tại nhà. Nhằm giúp học sinh có ý
thức tự học.
- Môn lịch sử lớp 5 cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh về các sự kiện
lịch sử, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Về mức
độ chỉ giới hạn ở mức độ biết lịch sử còn hiểu lịch sử chỉ ở mức sơ đẳng, chủ yếu
hiểu ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội. Tuy vậy, những
kiến thức trong phân môn Lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch
sử ở mức độ nhất định.
-chương trình lịch sử lớp 5 gồm : 32 tiết có xen kẽ các tiết ôn tập thuận lợi cho

việc củng cố lại kiến thức đã học trong một giai đoạn lịch sử. Cụ thể phân môn lịch
sử lớp 5 yêu cầu học sinh nắm được các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau:
Song song với việc biên soạn sách giáo khoa cho phù hợp với tâm lí và mức độ
học tập của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học,
Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch
sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi
hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học
Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng
lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,…
Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Trang 4
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
Dạy lịch sử theo phương pháp thầy đọc – trò chép như vậy dần dần làm cho khả
năng tư duy của học sinh bị bào mòn, từ đó các em cảm thấy nhàm chán và không
còn hứng thú khi học môn này.
Thời gian 1 tiết dạy môn lịch sử là từ 35 đến 40 phút, với những bài trình bày diễn
biến trận đánh lượng kiến thức nhiều với những con số về ngày, tháng, năm diễn ra
sự kiện, những địa điểm tấn công, …. trong thời gian hạn hẹp này nếu giáo viên
không có phương pháp dạy học phù hợp để dạy thì sẽ không truyền tải hết được
lượng kiến thức, dạy theo kiểu qua loa cho kịp giờ thì các em không thể hiểu, biết
và nắm bắt được hết kiến thức từ đó làm cho các em thụ động không kịp suy nghĩ
chỉ nắm bắt kiến thức trực tiếp do giáo viên truyền thụ, đây cũng là nguyên nhân
làm các em học sinh không hứng thú học lịch sử.
Chính vì vậy, người giáo viên phải có phương pháp dạy học thế nào để học sinh
động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí
thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp,
hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự
học dưới dạng học bài học đã được tóm tắt sau mội bài và làm bài, … nhưng về

căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về
rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả
năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh … của học sinh nói
chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy
học hiện đại. Bên cạnh đó phân môn lịch sử lớp 5 còn góp phần hình thành và phát
triễn ở học sinh những kĩ năng như :
+ Quan sát các sự vật , hiện tượng.
+ Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin giải đáp.
+ Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Qua đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen:
Trang 5
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
+ Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước, về môi
truờng xung quanh.
+ Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
+ Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử văn hóa của quê
hương đất nước.
Nếu như chỉ có học để nhớ và tái hiện lại kiến thức thì các em sẽ nhanh lãng
quên hơn thay vì các em phải suy nghĩ tự tìm ra kiến thức và không thực hiện được
mục tiêu đề ra của môn học.
Vì vậy, then chốt của việc tạo hứng thú học tập cho học môn lịch sử là đổi
mới phương pháp dạy học.
Qua các giờ học Lịch sử trên lớp học sinh được sâu sát với lịch sử trong quá
khứ để thực hiện được các lý tưởng “ Học để biết – hiểu – yêu mến – tự hào hơn
về đất nước và con người Việt Nam.” Từ đó các em thấy được quyền và trách
nhiệm của một học sinh, một công dân Việt Nam là cố gắng học thành tài để giúp
ích cho bản thân và làm rạng danh đất nước.
Theo quy luật chung việc dạy lịch sử là dạy những gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi

bài học đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Nó
không thực tế như khi học những môn khác như Toán sau khi học bài mới các em
được làm bài tập để lĩnh hội kiến thức , hay Khoa học được thực hành, thí nghịêm.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn
thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học
sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, học trước quên sau, không nắm vững các mốc
lịch sử quan trọng, còn nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử, nhớ các kiến thức lịch
sử một cách rời rạc và rất nhanh quên. Có thể nói phân môn lịch sử góp phần to
lớn trong việc hiện đại hóa mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học ở bậc tiểu
học
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hiện nay có quan niệm sai lệch về vị trí, chức
năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái
độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng,
không cần đầu tư công sức nhiều, từ đó học sinh không nắm đựơc những sự kiện
Trang 6
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến
trong thực tế ở nhiều trường.
Môn l ch s ti u h c có t m quan tr ng nh v y , tuy nhiên t khi tôi cị ử ở ể ọ ầ ọ ư ậ ừ đượ
phân công d y môn l ch s l p 5 , tôi nh n th y th c tr ng chung ạ ị ử ớ ậ ấ ự ạ là ‘’ H cọ
sinh không h ng thú khi h c môn n yứ ọ à ” , tình trạng trên theo ý kiến của bản
thân tôi là do những nguyên nhân sau:
- Lớp học nằm trên địa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình có hoàn
cảnh khó khăn nên phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em
mình.
- Nhiều học sinh người dân tộc khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng , đồ dùng dạy học tuy đã
được trang bị nhưng chưa phong phú.
- Tài liệu phục vụ cho bộ môn lịch sử như: sách tham khảo, tài liệu băng đĩa hình,
truyện tranh, hiện vật phục chế, sa bàn, … còn hạn chế.

- Trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như học sinh cho rằng môn lịch sử
là môn phụ, nên không thực sự quan tâm đầu tư thiết yếu.
-Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi phương pháp dạy học cho phù
hợp với tứng tiết dạy , chưa mạnh dạn tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều
kiện cho các em suy nghĩ , chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn dùng
phương dạy học thầy đọc – trò chép , làm cho khả năng tư duy của các em ngày
càng bị mai một , học sinh chưa có cách học , chỉ học theo kiểu máy móc , học đâu
biết đó , từ đó các em cảm thấy nhàm chán không hứng thú với môn học này .
- Đa số giáo viên khi kiểm tra bài cũ xong là đi vào dạy bài mới mà không đặt
những câu hỏi có tính chất đặt vấn đề để tạo sự tò mò cho học sinh , điều này làm
giảm khả năng tập trung chú ý bài của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên .
- Một số tiết dạy giáo viên chỉ đặt vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá,
giỏi trả lời , chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu , điều này làm các
em tự ti về năng lực của mình và thấy chán học môn này
Trang 7
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
-Đa số học sinh thường trả lời câu hỏi của giáo viên thông qua việc đọc sách và
nhắc lại , chưa có sự tư duy độc lập , một số học sinh còn bê nguyên bản sách giáo
khoa để trả lời.
-Học sinh còn lười học , chưa có sự đầu tư cho môn này , phần lớn các em không
học bài và đọc trước bài mới ở nhà , trên lớp ácc em thiếu sự tập trung suy nghĩ
nên việc lĩnh hội kiến thức còn chậm
- Học sinh chỉ hứng thú trả lời những câu hỏi dễ, đơn giản , còn một số câu hỏi yêu
cầu giải thích , so sánh thì các em còn lúng túng khi trả lời hoặc trả lời còn mang
tính chung chung.
- Năm 2014 – 2015, tôi được phân công dạy môn lịch sử lớp 5/2 qua một số tiết
dạy đầu năm tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp có khoảng 6 em học môn này
một cách tích cực, 10 em học trung bình còn lại 14 em học rất thụ động , các em
chỉ nghe , biết những sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử mà nội dung bài nhắc
đến, các em chưa thực sự hứng thú, tìm tòi để hiểu biết sâu hơn.

Là một giáo viên đang dạy bộ môn đang có nguy cơ bị suy giảm về chất lượng ,
bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp mới giúp học sinh hứng thú học
tập bộ môn này hơn và đạt kết quả cao hơn. Một trong những phương pháp có hiệu
quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng các sơ đồ tư duy
để dạy bài mới và củng cố kiến thức sau mỗi tiết học đặc biệt là những bài ôn tập
có tính chất hệ thống hóa kiến thức đã học.
Trên đây là một số vấn đề tôi gặp phải khi trực tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 5
trong thời gian qua , để giúp học sinh học môn lịch sử một cách hứng thú và đạt
hiệu quả cao , tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ giúp học sinh hứng thú học
lịch sử bằng sơ đồ tư duy”
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : học sinh lớp 5/2 trường tiểu học Quang
Trung( Xuân Thọ- Xuân Lộc- Đồng Nai).
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Môn L ch s có t m quan tr ng trong công tác giáo d c th h tr c bi t lị ử ầ ọ ụ ế ệ ẻ đặ ệ à
h c sinh Ti u h c. Nó giúp cho th h tr hi u c c i ngu n dân t c, bi tọ ể ọ ế ệ ẻ ể đượ ộ ồ ộ ế
Trang 8
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
c t n c ta, dân t c Vi t Nam ta ã tr i qua h ng nghìn n m d ng n cđượ đấ ướ ộ ệ đ ả à ă ự ướ
v gi n c gian kh nh th n o? Nh v y m i yh c hi n c l i d y c aà ữ ướ ổ ư ế à ư ậ ớ ự ệ đượ ờ ạ ủ
Bác H n m x aồ ă ư
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
T ó h c sinh bi t yêu T qu c, t h o v truy n th ng dân t c ng th iừ đ ọ ế ổ ố ự à ề ề ố ộ đồ ờ
bi t k th a v phát huy nh ng tinh hoa c a dân t c trong s nghi p xây d ngế ế ừ à ữ ủ ộ ự ệ ự
v b o v T qu c ng y nay.à ả ệ ổ ố à
th c hi n c m c tiêu ó ã có nhi u nh giáo nghiên c u tìm ra nhi uĐể ự ệ đượ ụ đ đ ề à ứ ề
ph ng pháp ph c v cho vi c gi ng d y nh :ươ ụ ụ ệ ả ạ ư
+ Phương pháp thảo luận nhóm
+ Phương pháp đóng vai

+ Phương pháp vấn đáp
Tuy nhiên các phương pháp trên vẫn chưa hoàn toàn giúp học sinh hứng thú và học
tốt môn lịch sử , từ khi phương pháp dạy học với sơ đồ tư duy du nhập vào Việt
Nam , việc dạy các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng như tìm được
ngọn lửa trong đêm tối
Sơ đồ tư duy do ông tony buzan sáng lập vào những năm 1960 đã được sử dụng
rộng rãi các trường học trên thế giới .Việt Nam chỉ mới vận dụng phương pháp này
vào mấy năm gần đây cho nhiều lĩnh vực trong đó có việc giảng dạy bộ môn lịch
sử lớp 5.
Nghiên cứu gần đây của nhà khoa học cho thấy bộ não không tư duy theo dạng
tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh. Việc ghi
chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ đã khiến cho con
người cảm thấy nhàm chán .Những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò quan
trọng trong tưởng tượng vì chúng là những vật liệu “liên kết thông tin ”, nếu
không có chúng thì không thể tạo ra sự liên kết giữa các ý tưởng. Bên cạnh đó sơ
đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh và màu sắc để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng mà không yêu cầu người vẽ phải chính xác về tỉ lệ sơ đồ,
không cần thiết phải vẽ đẹp mắt, có thể cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “
thể hiện “ nó dưới dạng 1 sơ đồ tư duy khác nhau . Như vậy , trong sơ đồ tư duy
Trang 9
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, phát huy được tối đa khả năng sáng
tạo của mình
Trước kia trong dạy học , sơ đồ tư duy đã được sử dụng nhưng dưới dạng sơ đẳng ,
hiện nay sơ đồ tư duy sử dụng đẳng cấp hơn , có thể miêu tả đó là một kĩ thuật
hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu
trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô
tận của bộ não.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 5 mang lại nhiều lợi ích cho cả
học sinh và giáo viên , cụ thể như sau:

• Đối với học sinh:
+ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ hình thành cho học sinh phương
pháp tự học , tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triễn được tư duy.
.+ sơ đồ tư duy giúp học sinh học thuộc bài tại lớp , khắc sâu kiến thức , không bị
nhầm lẫn giữa các sự kiện lịch sử
+ Một số kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy bộ não của con người sẽ
hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm những gì mình tự nghĩ ra , tự viết lại hoặc vẽ lại theo
ngôn ngữ của mình , Vì vậy sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách
tích cực , từ đó các em nhớ bài học lâu và sâu sắc hơn.
+ Như đã trình bày ở phần trên , việc lập sơ đồ tư duy không yêu cầu phải chính
xác về kích thước, tỉ lệ, …. Học sinh được phát huy tối đa khả năng sáng tạo , phát
triễn năng khiếu hội họa với những đường nét và màu sắc khác nhau.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát triễn khả năng thuyết trình ý kiến của
mình , qua đó giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống
• Đối với giáo viên
+ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy gíup giáo viên thiết kế một bài giảng sinh
động , sáng tạo với việc kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, ngôn từ , sẽ
thu hút học sinh học sôi nổi mà không thấy nhàm chán với những con số , hay các
sự kiện lịch sử khô khan. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng
phương pháp dạy học lịch sử ở nước ta.
+ Dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy giúp giáo viên thực hiện mục tiêu dạy
học lấy học sinh làm trung tâm
Trang 10
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
+Dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy rất phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học
+ Dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy giúp giáo viên phân hóa được đối tượng
học sinh, học sinh khá , giỏi có khả năng tư duy, sáng tạo , tự lập sơ đồ tư duy theo
sự hiểu biết của mình, còn học sinh trung bình , yếu khả năng tư duy yếu hơn so
với các bạn khác thì giáo viên kịp thời có biện pháp động viên giúp đỡ để các em
có sự tiến bộ.

+ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy
logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ
dưới dạng thuộc lòng, học “ vẹt ” .
+ Đổi mới phương pháp dạy học xưa và nay thường gắn liền với đổi mới khoa học
công nghệ , đòi hỏi cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này khó thực hiện cho
những trường học ở vùng sâu , vùng xa , nơi kinh tế còn khó khăn, trang thiết bị
phục vụ cho dạy học còn thiếu thốn.
Dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy có thể vận dụng trong bất kì điều kiện
hoàn cảnh nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất, có thể vẽ sơ
đồ tư duy trực tiếp lên bảng, có thể vẽ vào giấy , có thể vẽ vào bìa cứng , nếu có
điều kiện thì sử dụng phần mềm ImindMap để vẽ.
Trên đây là một số cơ sở lí luận về sử dụng sơ đồ tư duy trong lịch sử đồng thời
trong quá trình giảng dạy môn lịch sử tôi nhận thấy:
+ Phân môn lịch sử là phân môn khó trong các phân môn ở tiểu học vì lượng kiến
thức khá phong phú, nhiều ngày tháng , nhiều diễn biến lịch sử , học sinh khó nắm
vững kiến thức
+Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập nhiều học sinh còn thụ
động, lười suy nghĩ, có những học sinh còn sợ thầy cô gọi phát biểu, hoặc có phát
biểu cũng chỉ đọc ro ro trong sách mà không xác định rõ yêu cầu của câu hỏi .
+Một vấn đề đáng lưu tâm là hầu hết học sinh kể cả học sinh khá , giỏi học đến bài
nào thì nắm kiến thức của bài đó mà chưa biết liên kết, sâu chuỗi các kiến thức đã
học để vận dụng vào giải thích các kiến thức ở bài sau.
Ví dụ : khi dạy bài “ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời “ ,
Giáo viên giúp học sinh nắm được ý nghĩa của việc thành lập Đảng là từ khi có
đảng ra đời cách mạng nước ta có đường lối cách mạng đúng đắn giành được nhiều
Trang 11
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
thắng lợi vẽ vang.
Khi dạy đến bài “ Cách mạng mùa thu “ , khi giáo viên hỏi nguyên nhân thắng lợi
của cách mạng tháng Tám là gì ? hầu như học sinh không biết vận dụng kiến thức

trong bài Đảng cộng sản Việt Nam ra đời để giải thích nguyên nhân thắng lợi của
cách mạng tháng Tám là : nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn của đảng đứng đầu
là chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Trong một tiết lịch sử chỉ có vài em là chú ý học tập còn lại các em thấy mệt mỏi
chán nản. Là giáo viên còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề tôi mong muốn có một
phương pháp hữu hiệu để thay đổi tình trạng học tập trên.
Nhận thấy ưu điểm của phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung đặc
biệt là môn lịch sử nói riêng ,tôi đã mạnh dạn ứng dụng vào dạy môn lịch sử lớp 5.
Khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy rất hiệu quả đối với dạy bài mới,
kiểm tra bài cũ, củng cố bài học hoặc dạy những bài ôn tập.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các đề tài
Qua tìm hiểu thực tế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và môn
lịch sử nói riêng , bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp để sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy môn lịch sử lớp 5 như sau:
-Bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ tài liệu tập huấn về sử dụng bản đồ tư duy trong dạy
học.
-Tải và luyện tập sử dụng phần mềm thiết kế bản đồ tư duy.
-Luyện tập vẽ bản đồ tư duy bằng phương pháp thủ công: trên máy, trên bảng.
-Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh các bước vẽ bản đồ tư duy vào tập.
-Lựa chọn nội dung, bài giảng phù hợp sử dụng bản đồ tư duy.
-Vì phương pháp sơ đồ tư duy còn mới mẽ trong công tác giảng dạy nên học sinh
chưa quen học theo kiểu này , chưa biết cách lập sơ đồ tư duy , tôi đã hướng dẫn
học sinh làm quen dần với sơ đồ tư duy trong những tiết học đầu năm.
Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ
Bước 1: chọn từ trung tâm
Bước 2: xác định các nhánh cấp 1
Bước 3 xác định các nhánh cấp 2 theo từng nhánh cấp 1
- Để có 1 bài giảng theo sơ đồ tư duy hiệu quả yêu cầu đầu tiên là cần có sự chuẩn
Trang 12
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

bị cu đáo của giáo viên và học sinh
- Đối với học sinh chuẩn bị đầy đủ : giấy, bút chì, tẩy , màu, đọc kĩ sách giáo khoa
ở nhà
- Đối với giáo viên , để sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học đạt hiệu quả cần xây
dựng kế hoặch bài giảng chu đáo, thiết kế bài giảng chi tiết, phù hợp với yêu cầu
kiến thức cần đạt và đối tượng học sinh trong lớp đồng thời , chuẩn bị đầy đủ đồ
dùng dạy học, tư liệu, tranh ảnh . tải phần mềm iman mip và tập thiết kế sơ đồ tư
duy theo phân mềm này.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản khi thực hiện hoạt động dạy học trên lớp bằng sơ
đồ tư duy như sau:
+ Bứớc 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân
+Bước 2: Cá nhân học sinh hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo về sơ đồ tư duy mà
mình đã thực hịên
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh thảo luận , bổ sung , hoàn thiện
sơ đồ tư duy , từ đó dẫn dắt đến kiến thức bài học
+ Bước 4: Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy mà mình đã chuẩn bị sẵn
hoặc sơ đồ tư duy của học sinh đã hoàn thiện
Cụ thể tôi đã áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy các dạng bài sau:
 Áp dụng sơ đồ tư duy cho dạy bài mới :
Ví dụ : khi dạy bài “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo “ theo phương pháp sơ
đồ tư duy tôi tiến hành như sau :
Trước hết giáo viên giới thiệu hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng
Tám , hướng dẫn học sinh chọn từ khóa cho sơ đồ tư duy là “ Vượt qua tình
thế hiểm nghèo” , bước tiếp theo hướng dẫn học sinh vẽ nhánh cấp 1( nhánh
cấp 1 là nội dung chính của bài hay nội dung từng phần), như vậy nhánh
cấp 1 trong bài này là : khó khăn, giải pháp ,Buớc tiếp theo vẽ nhánh cấp 2 ,
cấp 3 là nêu cụ thể các khó kăn và các biện pháp khắc phục khó khăn đó,
cuối cùng là hoàn thiện sơ đồ tư duy
Trang 13
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Củng cố bài được coi là trọng tâm trong một bài nhưng thời gian dành cho
phần này chỉ khoảng 3- 5 phút. Trước kia dạy theo phương pháp truyền thống thì
phần củng cố bài giáo viên chỉ đặt 1 vài câu hỏi cho học sinh trả lời , hầu như
những câu hỏi này do các em học giỏi, khá trả lời còn các em học yếu thì rất thụ
động , nhưng củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy sẽ huy động sự suy nghĩ và làm
việc của cả lớp từ đó tất cả học sinh đều nắm được kiến thức .
Ví dụ : khi củng cố bài “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo” tôi thực hiện như
sau:
Đưa ra sơ đồ tư duy với các nhánh còn để trống , cho học sinh chơi trò chơi” mọi
người cùng thắng “ để hòan thiện sơ đồ tư duy bằng cách viết vào bảng con những
chỗ còn trống trong thời gian 2 phút .
 Sơ đồ tư duy còn rất hiệu quả khi áp dụng để kiểm tra bài cũ
Ví dụ : khi dạy bài “ Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ” thường giáo viên gọi học sinh lên trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: giải thích vì sao nói sau cách mạng tháng Tám nước ta trong tình thế nghìn
cân treo sợi tóc?
Câu 2: Nhân dân ta đã làm gì để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt?
Kiểm tra bài cũ theo hình thức như vậy chỉ kiểm tra được tối đa 2- 3 học sinh, vì
vậy giáo viên không kiểm soát được tình hình học bài cũ của cả lớp . Để khắc phục
tình trạng trên tôi đã áp dụng sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ như sau:
đưa ra sơ đồ tư duy còn trống gọi 2 học sinh lên bảng điền thông tin còn thiếu vào
sơ đồ, học sinh dưới lớp lấy bảng con ra làm, như vậy chỉ trong 4-5 phút kiểm tra
Trang 14
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
bài cũ giáo viên có thể kiểm tra được hết cả lớp. sau khi học sinh trả lời bài cũ
xong giáo viên dùng sơ đồ tư duy đó nhận xét tình hình học bài cũ của học sinh ,
việc làm đó một lần nữa khắc sâu kiến thức cho các em.
 Đối với những bài diễn biến một chiến dịch có nhiều ngày tháng,
sự kiện, điểm tấn công học sinh rất khó nhớ hết, vì vậy tôi cũng áp
dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy

Ví dụ : khi dạy bài chiến dịch Điện Biên phủ tôi hướng dẫn học sinh học theo sơ
đồ tư duy như sau :
Trang 15
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
 Áp dụng sơ đồ tư duy để dạy bài ôn tập kiến thức
Những năm học trước khi tiến hành dạy bài ôn tập sau một giai đoạn lịch sử
nhất định , tôi thường hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã
học theo bảng sau:
Thời gian Sự kiện Ý nghĩa lịch sử
1946 Bác Hồ kêu gọi toàn
quốc kháng chiến
Thể hiện tinh thần
chiến đấu của dân tộc
ta
1947 Chiến dịch Việt Bắc
1950 Chiến dịch biện giới
1951 Hậu phương những
năm sau chiến dịch
Khi dạy bài ôn tập theo phương pháp trên tôi nhận thấy không đủ thời gian để dạy,
học sinh chủ yếu nghe và biết sự kiện lịch sử đã xảy ra. Và cố gắng ghi thật nhanh để
kịp thời gian , mà không sâu chuỗi được kiến thức bài trước để giải thích cho bài
sau . hay nói cách khác các em chủ yếu biết học thuộc nhưng không hiểu . khi tôi áp
dụng phương pháp sơ đồ tư duy để dạy bài ôn tập tôi hướng dẫn cho học sinh lập sơ
đồ tư duy theo mẫu sau
Trang 16
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
Qua việc áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy bài ôn tập tôi nhận thấy học
sinh hứng thú học tâp , nắm vững kiến thức , hiểu rõ quy luật lịch sử , cái xuất
hiện sau bao giờ cũng tiến bộ và thành công hơn cái xuất hiện trước.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Trong học kì I vừa qua khi áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy môn lịch
sử lớp 5 , tôi nhận thấy kết quả rất khả quan . Thành tích học tập của các em cao
hơn, chất lượng hơn và các em cũng thật sự hứng thú trong học tập .
Bảng thống kê dưới đây đã chứng minh được điều đó
Bảng kết quả học tập sau khi áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy
Thời
gian
kiểm tra
Tổng số
bài
Điểm 9-
10
Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
Học kì I
năm học
2014-
2015
29 20 6 3
Qua thời gian thực học trong lớp trên lớp tôi thấy học sinh tiến bộ rất nhiều, học
sinh có sự say mê , hứng thú trong học tập . Hầu hết các em đều học được phương
pháp tự học ở lớp cũng như ở nhà , những lỗ hỗng kiến thức của các em dần dần
Trang 17
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
được bồi đắp, khả năng tư duy ngày càng được nâng cao. Việc này giúp giáo viên
tiết kiệm được thời gian , tăng sự linh hoạt trong bài giảng .
Qua thông tin phản hồi từ phụ huynh học sinh tôi thấy phụ huynh cũng rất hài
lòng về kết quả học tập của con em mình, đã dần thay đổi quan niệm xem thườmg
môn lịch sử . từ đó họ phối hợp nhiệt tình với giáo viên trong việc kèm và hướng
dẫn các em học ở nhà.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy lịch sử đạt hiệu quả cao , tuy nhiên cần lưu ý
một số vấn đề sau :
1. Không phải bài nào cũng sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy được mà phải tùy
vào nội dung của từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh để giáo viên thiết kế bài
giảng bằng bản đồ tư duy.
2. Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học cần phải chuẩn bị câu hỏi với nhiều
cấp độ khác nhau.
3.Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong tiết học giúp học sinh ít bị nhàm chán
và có thể tự tin hơn phát triển tư duy của mình.
4.Hướng dẫn học sinh cách lập sơ đồ tư duy.
5. Tổ chức vẽ theo nhóm trong đó có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
6. giáo viên phải luôn tìm tòi , sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học, thường
xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh . Tìm kiếm và thiết kế các
tiết dạy cùng với tranh ảnh, tư liệu minh họa chính xác phù hợp với nội dung bài.
Giáo viên cần phải có tâm huyết, phải thật sự quan tâm, động viên, yêu thương
giúp đỡ các em, giúp các em có niềm tin về bản thân trong học tập.
-Để học sinh hứng thú học lịch sử, nâng cao chất lượng lịch sử tôi có một số
khuyến nghị sau:
+ Đối với nhà trường :
-Tổ chức nhiều chuyên đề về sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy lịch sử
để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm
- Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh
+ Đối với giáo viên:
Trang 18
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
-Thường xuyên tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua tài liệu, đống nghiệp … để nâng
cao tay nghề.
+ Đối với phụ huynh :
- Trang bị đầy đủ sách vở lịch sử cho con em mình
-Thường xuyên quan tâm đến việc học của con

- Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để việc học các em tốt hơn
Qua thực tế giảng dạy trên lớp cùng một số kinh nghiệm của bản thân và qua sự
nghiên cứu , học hỏi tài liệu sách báo , đồng nghiệp tôi đã đúc kết được một số bài
học kinh nghịêm như trên . Tuy nhiên phần trình bày của tôi còn thiếu sót , tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của các anh chị đồng nghiệp , các
cấp lãnh đạo để đề tài tôi ngày càng được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa
2. Sách giáo viên lịch sử lớp 5
3. Ứng dụng sơ đồ tư duy (Tony Buzan ) ….…………………NXB LĐXH
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS NXB giáo dục
Biên soạn: Nguyễn Hải Châu
Nguyễn Trọng Sửu
5. Phần mềm ImindMap – phần mềm tạo sơ đồ tư duy.
6. Bí ẩn của bộ não - Anne Debroise
Trang 19
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
MỤC LỤC
II. Lí do chọn đề tài
III. Tổ chức thực hiện đề tài
1. Cơ sở lí luận
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
III . Hiệu quả của đề tài
IV Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng
V Tài liệu tham khảo
Trang 20

×