Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976-2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 207 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn


Nguyễn Anh Cƣờng


ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH BÌNH THƢỜNG
HÓA VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM
VỚI HOA KỲ (1976-2006)


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh






Hà Nội – 2012
1

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 20
QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ 20
CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ (1976-1995) 20
1.1. Những đòi hỏi mới và quá trình cải thiện quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976-1986)
20
1.1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước năm 1976 20
1.1.2. Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 28
1.1.3. Những nấc thang trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 34
1.2. Thúc đẩy hợp tác tiến tới bình thƣờng hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1986-1995)
47
1.2.1. Những nhân tố đòi hỏi bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 47
1.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam 56
1.2.3. Tiến trình bình thường hóa 71
Tiểu kết chương 1 84
CHƢƠNG 2 87
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 87
QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ (1996-2006) 87
2.1. Chủ chương của Đảng trong phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 87
2.1.1. Bối cảnh lịch sử 87
2.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam 101
2.2. Đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với Hoa Kỳ 112
2.2.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao và an ninh, quốc phòng 112
2.2.2. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác 127
Tiểu kết chương 2 142
CHƯƠNG 3 145
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 145
3.1. Nhận xét 145
KẾT LUẬN 174

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, chủ nghĩa xã hội hiện thực
ở các nƣớc Đông Âu và Liên Xô dần tan rã và sụp đổ. Trật tự hai cực Xô -
Mỹ kết thúc, một trật tự thế giới mới đang hình thành. Bên cạnh đó cách
mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao,
lực lƣợng sản xuất tăng nhanh, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Chủ nghĩa xã
hội lâm vào thoái trào, trật tự quốc tế thay đổi căn bản theo hƣớng bất lợi cho
chủ nghĩa xã hội. Toàn cầu hoá kinh tế trở thành một đòi hỏi khách quan lôi
cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia nhƣng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Mặc dù
hợp tác để phát triển trở thành xu thế lớn của thế giới, nhƣng những nhân tố
gây mất ổn định trên thế giới vẫn tồn tại, thậm chí một số mặt còn tăng
cƣờng. Cuộc đấu tranh giữa hoà bình hợp tác để phát triển với các thế lực
hiếu chiến - các nhân tố gây mất ổn định trong quan hệ quốc tế vẫn đang diễn
ra gay go, phức tạp.
Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là một thị trƣờng
khổng lồ, và là nƣớc công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với những tiềm
năng to lớn về vốn, công nghệ, khoa học quản lý, khoa học kỹ thuật, giáo dục.
Việt Nam đang trên con đƣờng phát triển, tiến hành công nghiêp hóa, hiện đại
hóa gắn với kinh tế tri thức, nên rất cần hợp tác với Mỹ để học tập, tranh thủ
và kế thừa những thành tựu tiến bộ của họ.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986, Việt Nam đã thu
đƣợc nhiều thắng lợi. Với phƣơng châm đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan

hệ đối ngoại, muốn là bạn với tất cả các nƣớc vì hoà bình, độc lập và phát
3

triển, Việt Nam đã tranh thủ đƣợc các nƣớc trong cộng đồng quốc tế hợp tác
để xây dựng, phát triển nhằm đƣa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Mỹ là một nƣớc bị ảnh hƣởng nặng nề trong quá khứ với Việt Nam, do đó
cuộc đấu tranh đi đến bình thƣờng hoá và thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Mỹ
gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, sự khác biệt về hệ thống chính trị, về văn
hoá và sự hiểu biết lẫn nhau vẫn là những yếu tố bất lợi đối với quan hệ giữa
hai nƣớc. Mặc dù vậy, với đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Việt Nam
đã từng bƣớc phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, tích cực chủ động bình
thƣờng hóa và mở rộng quan hệ Việt - Mỹ, làm Mỹ nhận thấy cần sớm hợp
tác với Việt Nam. Điều này khẳng định tƣ duy chính trị nhạy bén, sâu sắc,
linh hoạt và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1978, Mỹ cấm vận toàn diện Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam đã
thành công trong chủ động bình thƣờng hoá quan hệ với Mỹ. Năm 2001 hai
bên bắt đầu thực hiện Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ (BTA). Năm 2006 quy
chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) của Mỹ với Việt Nam có hiệu
lực. Sự tiến triển liên tục trong quan hệ giữa hai nƣớc đã góp phần khẳng định
và nâng cao vị thế cũng nhƣ uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế, tạo điều
kiện để Việt Nam giải quyết tốt hơn một bƣớc nữa trong tiến trình hội nhập
với thế giới. Tuy nhiên những kết quả trên vẫn chƣa phản ánh đầy đủ khả
năng, triển vọng cũng nhƣ tiềm năng của hai nƣớc. Có thể coi đó mới chỉ là
những thắng lợi bƣớc đầu. Khó khăn và trở ngại không chỉ là đặc thù của
quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, mà trong bất cứ mối quan hệ nào, sự tồn tại
của mâu thuẫn là không thể tránh khỏi, cho dù đấy là quan hệ đồng minh hay
quan hệ đối tác.
Nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện quá trình bình thƣờng hóa,
phát triển quan hệ hợp tác hai nƣớc Việt Nam - Hoa Kỳ dƣới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực

4

tiễn. Qua đó, làm sáng tỏ những chủ trƣơng đúng đắn, sáng tạo của Đảng,
những khó khăn hạn chế trong quan hệ giữa hai nƣớc, góp phần tiếp tục hoàn
thiện phƣơng sách trong quan hệ với Hoa Kỳ; rút ra những kinh nghiệm bƣớc
đầu trong việc đẩy mạnh quan hệ với đối tác Mỹ, góp phần thúc đẩy sự hội
nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn
đề tài “Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ của
Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 2006)” làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử,
chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- “Đảng lãnh đạo” ở đây cụ thể là Đảng Cộng sản Việt Nam đƣa ra chủ
trƣơng, đƣờng lối và chỉ đạo các cơ quan của Nhà nƣớc nhằm tổ chức thực
hiện đúng nhƣ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đề ra. “Đảng lãnh đạo” là
muốn nói tới vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ giữa Việt
Nam với Hoa Kỳ.
- “Quá trình bình thƣờng hóa” trong tên của đề tài chính là các thời kỳ
cụ thể trong tiến trình đi đến quan hệ bình thƣờng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
- “Phát triển quan hệ” ở đề tài là muốn nói tới những chủ trƣơng, đƣờng
lối và sự chỉ đạo của Đảng nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc để đạt đƣợc
lợi ích to lớn hơn.

2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ có khá nhiều bài viết, các
công trình nghiên cứu, tập trung vào những nội dung sau:
Về quan hệ ngoại giao có công trình tiêu biểu nhƣ: WWS Case Study,
Diplomacy of Isolation United States Unilateral Sanctions Policy and
Vietnam 1975-1995, (Olivrer Babson, 2002) - Chính sách trừng phạt cô lập
đơn phƣơng về ngoại giao của Mỹ với Việt Nam 1975-1995 - Công trình này
đã trình bày những tính toán của Mỹ khi thi hành chính sách ngoại giao nƣớc
5


lớn nhằm cô lập Việt Nam, cũng nhƣ xem Hà Nội nhƣ là nơi cân bằng chiến
lƣợc với Liên Xô và Trung Quốc. Qua đó, luận án có thể khẳng định rõ ràng
những tính toán lợi ích của Mỹ đối với Việt Nam là có thật và chính quyền
Mỹ đã không thành công trong việc cô lập Việt Nam khi Việt Nam bƣớc vào
thời kỳ đổi mới.
Viện nghiên cứu chiến lƣợc và khoa học công an - Trung tâm thông tin
khoa học công an có cuốn Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Mỹ
“Một chiến lược cho sự cân bằng ở Đông Nam Á”, Hà Nội, tháng 11/2002 đã
đƣợc luận án tham khảo một số thông tin nhƣ: nguồn gốc các chính sách của
Mỹ với Việt Nam, các nhân tố quốc tế ảnh hƣởng đến chính sách đối ngoại
của Mỹ và vị thế của Campuchia trong quan hệ Việt Nam - Mỹ từ tháng
4/1975 đến tháng 7/1990.
Đặc biệt trong vấn đề này có Luận án Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
(1995-2005) (luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Nam Tiến) đã trình bày và phân
tích các sự kiện trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian từ năm
1995 đến 2005. Luận án này chỉ tập trung phản ánh quan hệ Việt Nam với
Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, nhân đạo xã hội nhằm
khắc phục hậu quả chiến tranh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và chỉ
nghiên cứu trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005. Mặc dù luận án của Trần
Nam Tiến phản ánh chi tiết những hoạt động ngoại giao của Nhà nƣớc Việt
Nam với chính quyền Mỹ, nhƣng đã không trình bày và phân tích đƣợc sự
phát triển trong tƣ duy đối ngoại của Đảng nói chung và đối với Mỹ nói riêng.
Về quan hệ kinh tế có các công trình tiêu biểu nhƣ: Cuốn sách Quan
hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ của Đỗ Đức Định (Nhà xuất bản Thế Giới ấn
hành năm 2000). Cuốn sách đã đi sâu tìm hiểu các quan hệ kinh tế giữa hai
nƣớc trong ba thời kỳ chính, đó là Thời kỳ chiến tranh 1954 - 1975, Thời kỳ
cấm vận và trừng phạt 1975 - 1995, và Thời kỳ bình thƣờng hóa từ 1995.
6


Trọng tâm nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực chính là quan hệ thƣơng mại,
đầu tƣ và viện trợ. Cuốn sách đã cung cấp những thông tin quan trọng về
những tác động của cấm vận đối với Việt Nam, những nguyên tắc của chính
quyền Mỹ khi áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam và những luật liên
quan chi phối quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc Hoa Kỳ và
Việt Nam.
Cuốn sách Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư của
Nguyễn Thiết Sơn, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004) trình bày một cách
khái quát, có hệ thống tiến trình bình thƣờng hoá quan hệ kinh tế Việt Nam và
Mỹ, những kết quả đạt đƣợc trong quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc,
những vấn đề, những khó khăn bƣớc đầu mà Việt Nam đang vấp phải và triển
vọng quan hệ kinh tế Việt- Mỹ. Với đúng nhƣ tên gọi của cuốn sách, quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ tập trung đƣợc trên lĩnh vực thƣơng mại và đầu
tƣ. Luận án đã sử dụng những thông tin trong sách nhằm bổ sung cho quan hệ
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ.
Hội thảo khoa học Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh
quốc tế mới, do Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Mỹ tổ
chức vào năm 2009 đã đăng bài viết của GS Nguyễn Quang Thái với tiêu đề
Quan hệ với Hoa Kỳ cần được coi là một trụ cột của chính sách đối ngoại.
Một số nhận xét của Nguyễn Quang Thái đã đƣợc luận án nghiên cứu kế thừa
nhƣ: ngoại giao thân thiện đa phƣơng, từ chỗ coi Hoa Kỳ là kẻ thù chuyển
sang quan hệ đối tác cùng có lợi; hợp tác toàn diện không né tránh, thẳng thắn
trao đổi các vấn đề gai góc; hợp tác trong giáo dục y tế, văn hóa, thể dục thể
thao là ƣu tiên và đẩy mạnh nhanh vƣợt bậc.
Cuốn sách Hoa Kỳ xu hướng chiến lược kinh tế kể từ kết thúc chiến
tranh lạnh do Đỗ Lộc Diệp chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998, đã
trình bày những xu hƣớng điều chỉnh chiến lƣợc kinh tế của Mỹ có tác động
7

tới việc bình thƣờng hóa quan hệ với Việt Nam. Luận án đã kế thừa những

thành tựu nghiên cứu của các tác giả trong việc đánh giá mối quan hệ Việt
Nam và Hoa Kỳ. Chẳng hạn cuốn sách cho rằng sự phát triển các quan hệ của
Mỹ đối với Việt Nam cần phải đƣợc xem xét giữa hai góc độ địa - chính trị và
địa - kinh tế; hay vấn đề nhân quyền là mối quan tâm lớn của chính sách Mỹ
đối với Việt Nam, song Mỹ không cho đó là điều kiện tiên quyết.
Luận án của Hà Văn Hội, Chính sách thương mại của Mỹ đối với khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm 1990, năm 2004 đã đƣợc
tham khảo ở những vấn đề trong việc thực thi chính sách thƣơng mại với Mỹ
nhƣ việc Việt Nam cần tích cực thông qua diễn đàn APEC để tranh thủ sự ủng
hộ của Mỹ và các nƣớc thành viên khác, hay Việt Nam cần phải tiến hành
nghiên cứu, khảo sát công phu để một mặt hoàn thiện hệ thống pháp luật của
Việt Nam, đồng thời, có thể nắm bắt đƣợc hệ thống pháp luật Mỹ để thúc đẩy
thƣơng mại với Mỹ.
Nguyễn Thiết Sơn chủ biên cuốn Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2002, đã đƣợc luận án tham khảo một số thông tin
trên một số lĩnh vực trong quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam - Hoa Kỳ nhƣ:
quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hóa xã hội.
Cuốn Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995
đến nay của Bộ Ngoại giao - Học viện quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Chính
trj quốc gia, Hà Nội, 2001 đã cung cấp cho luận án một số thông tin về chính
sách kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam trƣớc năm 1995 cho tới năm 2000.
Rất nhiều sách và tài liệu khác viết hoặc đề cập liên quan ít nhiều tới
chính sách của Mỹ với Việt Nam hoặc của Việt Nam với Mỹ nhƣ Chính
sách của Hoa Kỳ đối với Asean trong và sau chiến tranh lạnh của Lê Khƣơng
Thùy (Nhà xuất bản khoa học Xã hội, năm 2003), Cuốn sách này giới thiệu
những nội dung chính sau: Chƣơng 1: Mỹ - Đông Nam Á : Những tiền đề lịch
8

sử, Chƣơng 2: Chính sách của Mỹ đối với ASEAN thời kỳ chiến tranh lạnh
(1967 - 1991), Chƣơng 3: Chính sách của Mỹ đối với ASEAN thời kỳ sau

chiến tranh lạnh (1991 - 1995). Cuốn sách khái quát và phân tích sâu những
dính líu của ngƣời Mỹ với các nƣớc khu vực Đông Nam Á. Vì thế trong quan
hệ của Mỹ với Việt Nam, cuốn sách đã cung cấp một số thông tin lịch sử quan
trọng cho luận án này.
Luận án của Lê Bá Thuyên, Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động
của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay, năm 1994 đã đƣợc khai thác nhằm
làm rõ sự điều chỉnh chiến lƣợc và nội dung chính sách mới của Mỹ đối với
Việt Nam từ sau năm 1975 đến tháng 2 - 1994.
Cuốn sách của Trần Bá Khoa Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến
lược quân sự của Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 đã đƣợc luận án
khai thác trên một số nội dung mà cuốn sách muốn lƣu tâm đó là: Chính sách
mới của Mỹ đối với Việt Nam xây dựng trên cơ sở những mục tiêu của chiến
lƣợc toàn cầu và chiến lƣợc quân sự toàn cầu của Mỹ cũng nhƣ xuất phát từ
những lợi ích chiến lƣợc của Mỹ ở Việt Nam, Đông Dƣơng và Đông Á - Thái
Bình Dƣơng trong thời kỳ mới.
Cuốn Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến
tranh lạnh của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Lệ (Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2007), trình bày bối cảnh hình thành, nội
dung, những bƣớc điều chỉnh chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ thời sau
chiến tranh lạnh. Sự triển khai chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ ở Đông
Nam Á sau chiến tranh lạnh và tác động của việc triển khai chiến lƣợc an ninh
quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á và Việt Nam. Cuốn sách cung cấp cái nhìn
tổng quát về chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ đối với Việt Nam và Đông
Nam Á. Cuốn sách đã đƣợc luận án khai thác nhằm làm rõ chính sách đối
ngoại của Mỹ đã có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quan hệ song phƣơng Việt
9

Nam - Hoa Kỳ.
Trong Dialogue on U.S - Vietnam Relation Domestic dimensions, The
Asia Foundation, năm 2003 đã công bố những nghiên cứu về quan hệ Mỹ -

Việt trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, viện trợ, trao đổi giáo dục và hợp tác văn
hóa. Qua những bài nghiên cứu đƣợc tập hợp ở đây đã đƣa ra những đánh giá
và bài học cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Công trình này đã giúp luận án so
sánh cách thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Chính quyền và
cách thức tác động tới chính giới của Chính quyền Mỹ khi họ đƣa ra các
quyết định.
Trong Dialogue on U.S - Vietnam Relation Global and Regional
influence, The Asia Foudation, 2004 đã công bố những nghiên cứu về tác
động của khu vực và quốc tế tới quan hệ song phƣơng Việt Nam và Hoa Kỳ
nhƣ vấn đề hợp tác chặt chẽ khu vực, hợp tác chống khủng bố, khuynh hƣớng
kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, tội phạm quốc tế, sự bất ổn khu
vực, vai trò cũng nhƣ tác động của thể chế khu vực. Qua đó, luận án đã thấy
rõ hơn vị trí của Trung Quốc trong quá trình tác động tới quan hệ Việt - Mỹ
cũng nhƣ sự hiện diện của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam là cách cân bằng
chiến lƣợc nƣớc lớn ở Việt Nam và khu vực.
Phân tích những mặt trái trong chính sách của Mỹ đối với Việt
Nam có cuốn sách của Nguyễn Anh Lân, Chiến lược diễn biến hòa bình của
đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế chống chủ nghĩa xã hội và
chống Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tổng cục II - Bộ quốc phòng, và cuốn
Chiến lược diễn biến hòa bình của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay của Tổng cục Chính trị - Thƣ viện Quân đội sƣu tập chuyên đề Hà Nội,
2002, đã khái quát mục tiêu căn bản và lâu dài trong chiến lƣợc toàn cầu của
Mỹ là đứng đầu một thế giới không có chủ nghĩa cộng sản, thiết lập trật tự thế
giới mới do Mỹ thống trị. Sách khẳng định Mỹ bao giờ cũng coi sự tồn tại của
10

chủ nghĩa xã hội và các nƣớc xã hội chủ nghĩa là sự uy hiếp sống còn đối với
chủ nghĩa tƣ bản. Vì vậy, lật đổ lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phủ định
hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, duy trì thế giới thống nhất theo
chủ nghĩa tƣ bản. Trong các tác phẩm này, luận án đã sử dụng một số nhận

thức, nội dung trong chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” chống Việt Nam hiện
nay của Mỹ nhƣ chiến lƣợc chi phối đầu tƣ, chiến lƣợc ngoại giao thân thiện,
chiến lƣợc khoét sâu mâu thuẫn nội bộ để làm cơ sở đánh giá quan hệ Việt -
Mỹ.
Tiếp theo nội dung về “diễn biến hòa bình” có cuốn sách Mỹ sử dụng
“ngoại giao nhân quyền” trong quan hệ với Việt Nam và một số giải pháp
chống “ngoại giao nhân quyền” (Tổng cục Chính trị, năm 2002) đã chỉ rõ:
Thông qua “vấn đề nhân quyền” thực chất Mỹ và các thế lực thù địch chống
Việt Nam muốn tìm cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Chúng âm mƣu tạo ra sự bất bình chống Nhà nƣớc trong các tầng lớp nhân
dân, thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” chống phá nƣớc cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuốn sách đã chỉ rõ tính hai mặt trong quan hệ với
Việt Nam của chính quyền Mỹ và làm thế nào để Việt Nam ứng xử thích đáng
với chính sách đó của Mỹ. Từ những nội dung mà sách cung cấp, luận án đã
có thể khẳng định một cách rõ ràng là Mỹ luôn lấy những vấn đề “nhân
quyền” và “ngoại giao nhân quyền” để cản trở quan hệ giữa Mỹ với Việt
Nam.
Một số tác phẩm phân tích nhiều về vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam nhƣ: cuốn sách Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại
của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, do Trình Mƣu, Nguyễn Thế Lực,
Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2005
trong đó có các bài nghiên cứu nhƣ Chính sách đối ngoại của Việt Nam trên
con đường đổi mới của Hồ Châu, Quan hệ với các nước lớn trong chính sách
11

đối ngoại của Đại hội IX của Nguyễn Hoàng Giáp, Quan hệ Việt - Mỹ những
năm gần đây của Hà Mỹ Hƣơng đã cung cấp cho luận án một số nội dung
nhƣ: một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội
VI đến trƣớc Đại hội VIII; quan điểm của Đảng trong quan hệ với các nƣớc
lớn, đặc biệt đƣợc đề cập nổi bật tại Đại hội IX; những vấn đề trong quan hệ

Việt - Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XX.
Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Vinh Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1986 - 1996 tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2000 gồm có hai nội dung chính là: đƣờng lối và hoạt
động đối ngoại của Đảng (1986 - 1991); sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ 1991 - 1996. Với nội dung đó, luận án của Vũ
Quang Vinh đã đƣợc khai thác một cách cơ bản để thấy rõ bối cảnh trong
nƣớc và quốc tế cũng nhƣ những chủ trƣơng, đƣờng lối và hoạt động đối
ngoại của Đảng trong thời gian 1986 đến năm 1996.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế (cơ hội, thách thức và giải pháp)
của Ngô Đức Thắng, Bộ Ngoại giao - Vụ hợp tác kinh tế đa phƣơng, tháng
11/2000; Tổng luận phân tích: Công tác đối ngoại từ đại hội VII của Đảng
đến nay quan điểm - chính sách và thành tựu của Viện Thông tin khoa học -
Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, năm 1996
đã cung cấp cho luận án một số thông tin về đƣờng lối của Đảng nhằm hội
nhập kinh tế quốc tế trong đó có Mỹ.
Cuốn sách do Nguyễn Đình Bin chủ biên Ngoại giao Việt Nam 1945-
2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 đã đƣợc luận án khai
thác một số thông tin nhằm làm rõ giai đoạn Đảng lãnh đạo đấu tranh chống
chính sách cấm vận, đấu tranh phá bỏ cấm vận và bình thƣờng hóa trong quan
hệ với Hoa Kỳ.
12

Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ Hợp tác và đấu tranh trong quan hệ
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay, do An Mạnh Tuấn chủ nhiệm, tại Viện
Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998, đã
đƣợc luận án kế thừa trên những phân tích về hợp tác và đấu tranh trong quan
hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh
quân sự, kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, khoa học, giáo dục.

Các vấn đề khác có: cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng về
phía trước do Nguyễn Mại chủ biên (Nhà xuất bản Tri thức, 2008) nghiên cứu
một số vấn đề lịch sử gắn với cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam đang
có tác động đến quan hệ giữa hai nƣớc; thực trạng của mối quan hệ hiện tại và
xu hƣớng phát triển trong thời gian tới; trên cơ sở đó kiến nghị hệ thống các
giải pháp cần thực hiện để mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Cuốn
sách đƣa ra nhiều đánh giá phản ánh rõ thái độ của ngƣời Mỹ đối với Việt
Nam từ sau cuộc chiến tranh đến những năm gần đây nhƣ: “hội chứng Việt
Nam”, POW/MIA, về dioxin và chất độc da cam. Một số nhận thức đó đã
đƣợc luận án tiếp thu và phát triển. Tuy nhiên cuốn sách vẫn không thấy đƣợc
vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đó.
U.S - Việt Nam Relation: Background and Issues for Congress (Quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: bối cảnh và những vấn đề dành cho Quốc hội) của
Mark E.Manyin (2008), đây là bản tập hợp thông tin quan hệ nhiều mặt giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam cũng nhƣ sơ lƣợc lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc từ năm
1975 đến 2008 nhằm phục vụ Quốc hội Mỹ. Mark E.Manyin có đề cập đến
quan hệ quân sự, quan hệ kinh tế và viện trợ kinh tế, tình hình nhân quyền và
vấn đề di sản từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Bản báo cáo cũng cho thấy
những đánh giá của ngƣời Mỹ về chiến lƣợc và chiến thuật đằng sau những
nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cấp quan hệ với Mỹ. Bản báo cáo này đã
giúp tác giả luận án trả lời cho câu hỏi vì sao ngƣời Mỹ lại cố gắng cô lập
13

chính phủ cộng sản Việt Nam sau năm 1975 và tại sao hiện nay, Mỹ lại quan
tâm đến mối quan hệ với Việt Nam.
Cuốn Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, của Nguyễn Vũ Tùng,
Học viện quan hệ quốc tế, 2007 đã đƣa ra những tiêu chí để làm rõ khuôn khổ
quan hệ giữa Việt Nam và một số nƣớc là đối tác và đối tác chiến lƣợc. Riêng
trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam đã thiết lập một khuôn khổ mới là đối tác
vào tháng 6 - 2005. Với nội dung đó của sách, tác giả luận án đã thấy rõ hơn

vị trí của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ.
Cuốn sách Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ do Đào Trí Úc
chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002 tập trung vào làm rõ những
vấn đề cơ bản của luật thƣơng mại Hoa Kỳ và thực tế quan hệ thƣơng mại hai
nƣớc trƣớc khi Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đƣợc ký kết. Trên
cơ sở đó, đã đƣợc luận án sử dụng một số nội dung liên quan đến quan hệ
thƣơng mại Việt - Mỹ từ sau khi bình thƣờng hóa.
Cuốn Chiến lược và quan hệ kinh tế Mỹ - EU - Nhật Bản thế kỷ XXI,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002 do Lê Văn Sang, Trần Quang Lân, Đào
Lê Minh đồng chủ biên có đề cập đến nội dung chiến lƣợc toàn cầu mới của
Mỹ những năm cuối thế kỷ XX. Cũng về vấn đề này có cuốn Vài nét về chính
sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt
Nam do Thƣ viện Quân đội tổng hợp, năm 2001. Hay cuốn Mỹ điều chỉnh
chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương của Tổng cục V - Bộ Nội vụ,
năm 1996. Đây chính là cơ sở cho luận án nghiên cứu những yếu tố tác động
tới chính sách đối ngoại của Mỹ và những ảnh hƣởng trong chính sách đó đối
với Việt Nam.
Tài liệu phục vụ nghiên cứu tác động của việc Hoa Kỳ dành quy chế tối
huệ quốc cho Việt Nam của Trung tâm thông tin tƣ liệu - Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ƣơng, năm 1999 đã cung cấp một số nội dung cho luận
14

án đúng nhƣ theo tiêu đề của tài liệu.
Thƣ viện Trung ƣơng Quân đội có lƣu giữ một số tài liệu của Ban Đối
ngoại Trung ƣơng nhƣ: Việt Nam: các vấn đề thủ tục và pháp lý cho khả năng
Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế đến ngày 30 tháng 11 năm
1989 của Alan K.Yu, Vladimir N.Pregelj, Robert G.Sutter; hay ngày
22/2/1993, với nhan đề Quan hệ Việt Nam - Mỹ: cuộc tranh luận về việc bình
thường hóa của Robert G.Sutter văn phòng các chuyên gia cao cấp, cơ quan
phục vụ nghiên cứu của Quốc hội Mỹ. Các tài liệu này đã cung cấp một số

thông tin về pháp lý và quy tắc cũng nhƣ những diễn biến liên quan đến quan
hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1975 đến 1991.
Các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Ngoại
giao cũng có rất nhiều giá trị trong việc khẳng định nhiều quan điểm chủ
trƣơng và đƣờng lối của Đảng trong quan hệ với Mỹ nhƣ “Tuyên bố của Thủ
tướng Võ Văn Kiệt về việc Tổng thống Hoa Kỳ Bin Cliton quyết định bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam” hay “Thư của Chủ tịch nước Việt Nam
Trần Đức Lương gửi ngài George W.Bush, Tổng thống hợp chủng quốc Hoa
Kỳ (ngày 4 tháng 10 năm 2001)”….
Các bài nghiên cứu: Mỹ - Việt Nam và quyền sở hữu trí tuệ của Steven
Robinson (Châu Mỹ ngày nay, số 3, năm 1998); Một số nét về quan hệ nông
nghiệp giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian gần đây của Nguyễn Điền (Châu
Mỹ ngày nay, số 5/1997); Những ghi nhận sau bình thường hoá quan hệ Việt-
Mỹ của Nguyễn Hữu Cát (Châu Mỹ ngày nay, số 1/1997); Quan hệ thương
mại Việt - Mỹ sau 5 năm nhìn lại của Phạm Hồng Tiến (Châu Mỹ ngày nay số
5/2000); Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam của Trần Đình Vƣợng (Châu
Mỹ ngày nay số 5/2000); Trao đổi khoa học Việt - Mỹ về các vấn đề song
phương và khu vực (Thông tin khoa học xã hội, số 4 năm 1998) đã chỉ ra
những hoạt động của hai nƣớc trên những khía cạnh của kinh tế nhằm thúc
15

đẩy quan hệ hai nƣớc và một số nội dung khác nhƣ: Quan hệ Việt- Mỹ điều gì
đang ở phía trước của Allan E.Goodman (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4,
năm 1994) phân tích những thuận lợi, khó khăn và xu hƣớng trong quan hệ
hai nƣớc; Những yếu tố chi phối sự lựa chọn chính sách của Mỹ đối với khu
vực Đông Á và Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 của Bùi Thanh Sơn
(Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (3) tháng 3 - 1994); Xây dựng tình đoàn kết và hữu
nghị giữa nhân dân Mỹ và Việt Nam của Merle Ratner (Thông tin chuyên đề,
Hà Nội, 1992); Việc giải quyết một số vấn đề then chốt trong quá trình bình
thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, của Vũ Thị Thu Giang (Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 5/2010)…
Ngoài ra còn khá nhiều bài viết của các học giả ngƣời nƣớc ngoài viết
về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đăng trên Tài liệu tham khảo đặc
biệt của Thông tấn xã Việt Nam nhƣ: Clinton chơi con bài Việt Nam, ngày
6/4/1994; Bình thường hóa quan hệ Việt /Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian, ngày
29/5/1995; Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và Trung Quốc, ngày
26/10/1996; Việt Nam/Mỹ: Một năm bình thường hóa quan hệ, ngày
15/7/1996; Quan hệ Mỹ/ Việt Nam , ngày 6/3/1997; Vấn đề MIA với chính
sách của Mỹ ở Việt Nam, ngày 3/1/1998; Quan hệ thương mại Việt/ Mỹ, ngày
11/2/1999; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: những vấn đề trước khi hiệp định
có hiệu lực, ngày 5/8/2000; Quan hệ Việt - Mỹ qua chuyến thăm Việt Nam của
Tổng thống B. Clinton, ngày 8/12/2000; Trở lại vấn đề “catfish” trong quan
hệ thương mại Việt - Mỹ, ngày 26/4/2002; Về chất độc da cam và trách nhiệm
của Mỹ, ngày 13/3/2002…
Mặc dù, qua các bài viết, các đề tài với nhiều cách tiếp cận khác nhau,
trên các lĩnh vực khác nhau đã chỉ ra sự phong phú, đa dạng, những khó khăn,
thuận lợi của các lĩnh vực, các ngành khác nhau trong những thời điểm lịch sử
cụ thể giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhƣng tất cả các công trình đó đều chƣa
16

giải quyết một cách trọn vẹn toàn bộ mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ từ sau
năm 1975 đến nay. Đặc biệt, chƣa có công trình nào công bố và đề cập một
cách hệ thống, cơ bản, toàn diện, trực tiếp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quá trình bình thƣờng hóa và phát triển quan hệ giữa hai nƣớc
Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian từ năm 1976 đến 2006.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình bình
thƣờng hóa và phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.

- Tập trung làm rõ quá trình bình thƣờng hoá và phát triển quan hệ hai
nƣớc trong thời gian từ 1976 đến 2006.
- Chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế trong quá trình bình thƣờng
hóa cũng nhƣ trong thời gian phát triển quan hệ giữa hai nƣớc.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
đối với việc thiết lập và đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ .
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày các diễn biến trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ.
- Phân tích những nhận thức, chủ trƣơng và đƣờng lối của Đảng trong
các thời kỳ đã từng bƣớc tác động đến quá trình bình thƣờng hóa và đẩy mạnh
hợp tác giữa hai Việt Nam và Hoa Kỳ nhƣ thế nào.
- Tổng hợp, thống kê, phân tích những biểu hiện, thành tựu và hạn chế
trong quan hệ hai nƣớc để rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm trong lãnh
đạo và chỉ đạo của Đảng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc, những xu thế vận động của thời đại,
17

những đòi hỏi của thời cuộc tác động tới quá trình bình thƣờng hóa quan hệ
giữa hai nƣớc.
- Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, động thái và những
hành động của Mỹ trong từng giai đoạn thiết lập quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm của Đảng trong suốt
quá trình bình thƣờng hóa và thiết lập quan hệ giữa hai nƣớc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng trong những
điều kiện lịch sử cụ thể nhằm gỡ bỏ cấm vận, tiến tới bình thƣờng hóa và phát
triển quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian từ 1976 đến
2006. Sở dĩ luận án nghiên cứu từ năm 1976 vì đây là thời điểm đánh dấu sự

thống nhất về mặt Nhà nƣớc ở Việt Nam, cũng là thời điểm Đảng Cộng sản
Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ IV - lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi cả nƣớc. Thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận án năm 2006,
là thời điểm đánh dấu quan hệ về kinh tế giữa hai nƣớc chính thức hoàn toàn
bình thƣờng - Mỹ phê chuẩn áp dụng Quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh
viễn (PNTR) với Việt Nam vào tháng 12/2006.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
- Tài liệu liên quan đến đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, bao
gồm các văn kiện của Đảng, các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng,
Nhà nƣớc,…
- Các tài liệu liên quan tới chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm
những cuốn sách do Mỹ xuất bản, các bài nghiên cứu của các học giả, các bài
phát biểu của quan chức Chính phủ Mỹ,…
- Tài liệu đƣợc công bố trong các công trình của các tác giả trong và
18

ngoài nƣớc về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đƣợc in thành sách, đƣợc công
bố trên các báo, tạp chí, hoặc trong hội thảo quốc tế.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tài
liệu phục vụ cán bộ chủ chốt trong quân đội có liên quan tới đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Dựa trên thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm
có ý nghĩa phƣơng pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sử dụng phƣơng pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra có sử dụng các
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm làm sáng tỏ nội
dung của đề tài.


6. Đóng góp của luận án
- Luận án làm rõ một cách hệ thống sự phát triển tƣ duy đối ngoại của
Đảng với Hoa Kỳ và với thế giới, cũng nhƣ quan điểm của chính quyền Mỹ
trong quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam.
- Dựng lại quá trình lãnh đạo của Đảng tiến tới bình thƣờng hóa trong
quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 1995 và thời kỳ phát
triển quan hệ giữa hai nƣớc trên nhiều lĩnh vực từ năm 1996 đến năm 2006.
Qua đó thấy đƣợc vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, những thuận lợi và
những khó khăn phải lƣờng trƣớc trong quan hệ với Mỹ.
- Bƣớc đầu, luận án đƣa ra một số nhận xét và kinh nghiệm lãnh đạo
của Đảng có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong thiết lập quan hệ với Hoa
Kỳ.
- Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu hay phục vụ
giảng dạy cho những vấn đề có liên quan đến đề tài.

19

7. Kết cấu của luận án
Đề tài “Đảng lãnh đạo quá trình bình thƣờng hóa và phát triển quan hệ
của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 2006)” gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Đảng lãnh đạo quá trình bình thƣờng hóa quan hệ của Việt
Nam với Hoa Kỳ (1976 - 1995) (67 trang)
Chƣơng 2. Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ
(1996 - 2006) (60 trang)
Chƣơng 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử (29 trang).
Ngoài các chƣơng, mục, luận án còn có phần Mở đầu (18 trang), Kết
luận (4 trang), Mục lục (3 trang), Danh mục công trình của tác giả liên quan
đến đề tài của luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (28 trang), Phụ lục (76
trang).
20


CHƢƠNG 1
QUÁ TRÌNH BÌNH THƢỜNG HÓA QUAN HỆ
CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ (1976-1995)

1.1. Những đòi hỏi mới và quá trình cải thiện quan hệ của Việt Nam với
Hoa Kỳ (1976-1986)
1.1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước năm 1976
Năm 1787 tại Pari - thủ đô nƣớc Pháp, cuộc gặp gỡ giữa Hoàng tử
Cảnh đang theo Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đi
sang cầu viện vua Pháp và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã mở ra mốc lịch sử đầu tiên đánh dấu quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ. Cuộc gặp này xuất phát từ mong muốn của Thomas
Jefferson có đƣợc giống lúa cạn nổi tiếng đang gieo trồng trên quê hƣơng
Hoàng tử Cảnh để góp phần cải tạo môi trƣờng sinh thái, mang lại ấm no,
hạnh phúc cho ngƣời dân vùng ngập nƣớc quê ông. Đáng tiếc là mãi tới năm
1791 Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh mới về tới Nam Kỳ. Những lời
ƣớc hẹn giữa Hoàng tử Cảnh và Jefferson đã không đƣợc thực hiện.
Năm 1802, công ty Crowninshield of Salem, Massachusetts đã phái
một chiếc tàu mang tên Fame do thuyền trƣởng Jeremind Briggs chỉ huy tới
Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đƣờng và cà phê. Đây là chiếc tàu biển
đầu tiên của Mỹ cập hải cảng Việt Nam. Ngày 21 tháng 5 năm 1802 tàu
Frame tới cảng Đà Nẵng. Ít ngày sau J.Briggs đến Huế xin Nhà vua cấp cho
giấy phép buôn bán tại tất cả các hải cảng của Việt Nam, và Nhà Vua đã đồng
ý. Tháng 6 năm 1803, tàu Frame rời Việt Nam đi Manilla (Philippin). Nhƣng
không hiểu tại sao thuyền trƣởng J. Briggs đã không trở lại buôn bán ở Việt
Nam nữa, mặc dù cơ hội tốt đẹp này đã đƣợc hé mở dƣới thời Gia Long.
Năm 1832, chiếc tàu quân sự Peacok đã chở đoàn ngoại giao Mỹ đầu
21


tiên do Edmund Roberts dẫn đầu chính thức đến thăm Việt Nam. Trong
chuyến đi này, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson đã giao nhiệm vụ cho đoàn
ngoại giao đàm phán về hiệp định thƣơng mại với Việt Nam. Song, đề nghị
đàm phán với Việt Nam đã không đƣợc Triều đình nhà Nguyễn chấp nhận.
Năm 1835, Roberts trở lại Việt Nam để tiếp tục công việc bị bỏ dở.
Nhƣng lần này, đang trong quá trình đàm phán về các hiệp định hợp tác
thƣơng mại thì ông bị ốm nên buộc phải rời khỏi Việt Nam và mất ở Ma Cao
ngày 12-6-1836 khi các thoả thuận vẫn chƣa xong.
Năm 1845, hạm đội Mỹ Constitution, một bộ phận của sƣ đoàn Đông
Ấn thuộc hải quân Mỹ dƣới sự chỉ huy của thuyền trƣởng John Pereiral đã cập
bến tại bờ biển Đà Nẵng. Hạm đội này đã gây ra một số hành động quá khích
mà cho đến bốn năm sau, Tổng thống Mỹ Zachary Taylor phải viết thƣ tới
“Hoàng đế nƣớc Anam” hối tiếc: “tôi rất đau lòng khi đƣợc biết 4 năm trƣớc
đây thuyền trƣởng Pereival đã cho quân đổ bộ lên đất liền ở vịnh Turan, bắn
nhầm vào thần dân của ngài, giết và làm bị thƣơng một số ngƣời…”. [290]
Sau những cuộc tiếp xúc này, trong thời kỳ nhà Nguyễn, ngƣời Mỹ đã
không trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa. Điểm chung nhất của các chuyến đi
đó là sự chuẩn bị chu đáo của những ngƣời có trách nhiệm và có thiện ý. Vì
thế, sự thất bại của các chuyến đi đến Việt Nam hẳn thuộc về phía triều đình
Huế.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng chính thức tiến hành xâm lƣợc Việt
Nam. Trƣớc nguy cơ ngày càng mất nhiều đất cho Pháp, tháng 7-1873, vua
Tự Đức cử Bùi Viện, một nhà Nho thức thời và năng động đi công cán ở
Hƣơng Cảng. Ở đây, ông có dịp tiếp xúc với viên lãnh sự Mỹ và đƣợc giới
thiệu đến Mỹ gặp Tổng thống. Vì thế, ông đáp tàu sang Mỹ nhằm kêu gọi Mỹ
giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp. Nhƣng vì chƣa có quốc thƣ của vua Tự Đức ủy
quyền nên mọi thỏa ƣớc chƣa thể ký kết. Bùi Viện gấp rút trở về nƣớc báo
22

cáo và đƣợc Tự Đức giao quốc thƣ ủy quyền tức tốc lên đƣờng. Nhƣng khi tới

Mỹ thì Tổng thống Hoa Kỳ Olyses S.Grant đã mất, Tổng thống mới
Rutherford Hayes từ chối không nhận giúp đỡ Việt Nam.
Trong thời gian nƣớc Việt Nam là thuộc địa của Pháp, mặc dù Mỹ có
đặt Lãnh sự quán tại Sài Gòn và Hà Nội, nhƣng họ vẫn bàng quan với Đông
Dƣơng. Mãi cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ (1939), Chính
phủ Mỹ mới bắt đầu có những chính sách chú ý tới Đông Dƣơng. Đặc biệt,
khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dƣơng nổ ra, Mỹ coi Đông Dƣơng là một địa
bàn quan trọng để ngăn chặn những âm mƣu của Nhật Bản. Từ đó, chính phủ
Mỹ mà trƣớc hết là Tổng thống Franklin Roosevelt bắt đầu suy nghĩ những
chính sách đối với Đông Dƣơng và hình thành những ý đồ thiết lập chế độ
tƣơng lai cho Đông Dƣơng khi chiến tranh kết thúc.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc, Tổng thống Roosevelt
thƣờng nhắc đến chế độ quản trị quốc tế đối với Đông Dƣơng sau chiến tranh
và chống lại việc Pháp dùng vũ lực tái chiếm Đông Dƣơng để lập lại chế độ
thực dân. Những quan điểm của ngƣời đứng đầu nƣớc Mỹ lúc bấy giờ, về
khách quan có lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam.
Với tầm nhìn xa trông rộng, khả năng phân tích và nắm bắt tình hình cực kỳ
nhạy bén, chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra kết luận: phải chủ động tranh thủ sự
đồng tình của Mỹ thêm bạn đồng minh cho cách mạng, tìm kiếm và hình
thành mối quan hệ nhất định với Mỹ để cách mạng Việt Nam có một vị trí
trong phe Đồng minh chống phát xít, tạo ra thế hợp pháp về mặt quốc tế cho
Chính quyền cách mạng và triệt để phân hoá hàng ngũ chủ nghĩa đế quốc.
Từ tháng 3 năm 1945 đến khi Tổng thống Mỹ Roosevelt chết (12-4-
1945), mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Minh diễn ra thân thiện. Hai bên giúp đỡ
nhau một cách nhiệt thành. Ngƣời Mỹ đã cung cấp cho Việt Minh một số vũ
khí, thuốc men bằng thả dù xuống khu căn cứ Việt Bắc hoặc đƣa tới Nam
23

Ninh (Trung Quốc) để Việt Minh chuyển về nƣớc, đánh Nhật. Còn Việt Minh
đã cung cấp cho OSS (Office of Strategic Services - tổ chức tình báo Mỹ

trong thời gian Chiến tranh thế giới II) những tài liệu cực kỳ quan trọng về
quân đội Nhật, giúp họ thành lập một hệ thống radio suốt từ Hà Nội vào Sài
Gòn phù hợp với kế hoạch của OSS.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời, với cƣơng vị là Chủ tịch và Bộ trƣởng Bộ Ngoại
giao chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã tìm cách thiết lập quan hệ với chính
phủ Hoa Kỳ bằng những công hàm, thƣ, điện gửi Tổng thống H. Truman và
ngoại trƣởng G. Byrnes. Trong tất cả các văn kiện chính thức đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của Hoa Kỳ. Suốt 16 tháng, khởi đầu từ bức
thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngày 29-9-1945 và khép lại buổi tiếp Vụ
trƣởng Vụ Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ A.L. Moffat ngày 7-12-
1946 tại Phủ Chủ Tịch - Hà Nội, Hồ Chí Minh đã nỗ lực thiết lập quan hệ với
Hoa Kỳ song không đƣợc hồi đáp. Thời đó, Chính phủ Hoa Kỳ xuất phát từ
lợi ích của nƣớc mình và từ những định kiến sai lầm và thiển cận về Chính
phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã im lặng trƣớc những đòi hỏi chính
đáng của Việt Nam. [291]
Chính phủ Mỹ do Truman đứng đầu đã dần dần ủng hộ Pháp quay trở
lại chiếm đóng Đông Dƣơng. Họ đã quyết định chọn con đƣờng giúp Pháp để
rồi tự mình lao vào “một cuộc chiến tranh làm mất lòng ngƣời và gây chia rẽ
nhất trong thế kỷ của lịch sử nƣớc Mỹ”. [52, tr. 24]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vƣợt lên về sức mạnh vật chất - kỹ
thuật và quân sự, đã nhảy ra đóng vai trò sen đầm quốc tế hòng cứu vãn chế
độ tƣ bản chủ nghĩa đang trong cơn nguy biến. Do đó Mỹ cần phải có một
chiến lƣợc chỉ đạo mọi hoạt động trên các lĩnh vực để thực hiện âm mƣu bá
quyền của mình. Đó là chiến lƣợc toàn cầu mà đế quốc Mỹ thực hiện. Chính
24

vì thế từ năm 1947-1975 quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ chịu sự tác động toàn
diện của chiến lƣợc này.
Từ năm 1947, Mỹ thi hành “chiến lƣợc ngăn chặn” với mục tiêu chặn

đứng “sự bành trƣớng của cộng sản”, bao vây Liên Xô, chống lại phong trào
giải phóng dân tộc. Chiến lƣợc này dựa trên độc quyền vũ khí nguyên tử của
Mỹ và đặt trọng tâm là Tây Âu, nơi mà Pháp có vị trí rất quan trọng. Vì vậy,
Mỹ cố gắng tranh thủ Pháp. Đây là nhân tố quyết định chính sách của Mỹ đối
với cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp ở Đông Dƣơng, chuyển từ chỗ lúc
đầu không ủng hộ đến chỗ ra tay giúp Pháp bằng viện trợ kinh tế và quân sự.
Ở Đông Nam Á, Mỹ coi Đông Dƣơng có vị trí then chốt và chủ trƣơng cần
thiết phải ngăn chặn sự “bành trƣớng” của chủ nghĩa cộng sản ở đây. Chiến
lƣợc ngăn chặn của Mỹ ở Đông Nam Á bắt đầu hình thành và Đông Dƣơng
trở thành tâm điểm của chiến lƣợc này. Nó chi phối và chỉ đạo sự dính líu
ngày càng sâu của Mỹ, đi đến can thiệp thẳng vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc
của Pháp ở Đông Dƣơng.
Vào đầu những năm 1950, dù đƣợc Mỹ tăng thêm viện trợ với khối
lƣợng lớn, và quân đội Pháp cũng đã có nỗ lực rất lớn nhằm giành thắng lợi
áp đảo trƣớc “Việt Minh”, song họ vẫn không có đƣợc chút chiến thắng nào
để tạo thế mặc cả cho sự rút lui trong danh dự khỏi Đông Dƣơng. Cuối cùng,
với thất bại cay đắng ở Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ký kết Hiệp định Geneve
năm 1954 và rút quân về nƣớc. Còn Mỹ sau thất bại trên bán đảo Triều Tiên,
Mỹ không muốn có thêm một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở Đông
Dƣơng nhƣng với thuyết Domino coi vấn đề Đông Dƣơng có ý nghĩa tƣơng tự
nhƣ vấn đề Triều Tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn lo ngại sự sụp đổ dây chuyền
và “hiểm họa” cộng sản. Do đó, Mỹ rất muốn Pháp giành chiến thắng quân sự
áp đảo trƣớc “Việt Minh” để có thể kết thúc chiến tranh, tránh cho Mỹ phải
đối đầu với Trung Quốc mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu ngăn chặn cộng sản.

×