Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 129 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








LÊ THẾ LÂM








QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VỚI IRẮC

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008










LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới









HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








LÊ THẾ LÂM







QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VỚI IRẮC

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50







Người hướng dẫn khoa học: TSKH. Trần Hiệp










HÀ NỘI - 2011


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT





CHDCND
:
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CIA
:
Central Intelligence Agency
Cục Tình báo Trung ương Mỹ
CNXH
:
Chủ nghĩa Xã hội
CNBQ
:
Chủ nghĩa bá quyền
EU
:
The European Union
Liên minh châu Âu
HĐBA
:
Hội đồng Bảo an
IAEA
:
The International Atomic Energy Agency

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế
LHQ
:
Liên Hợp Quốc
OPEC
:
The Organization of Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
UNSCOM
:
The United Nations Special Commission
Ủy ban đặc biệt của Liên Hợp Quốc
UNHCR
:
The United Nations High Commissioner for Refugees
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn
TBCN
:
Tư bản chủ nghĩa
TTKCN
:
Tin tham khảo chủ nhật
TTKTG
:
Tin tham khảo thế giới
TTXVN
:
Thông Tấn xã Việt Nam
XHCN
:

Xã hội chủ nghĩa
WTC
:
The World Trade Center
Trung tâm Thương mại Thế giới
WMD
:
Weapon of mass destruction
Vũ khí hủy diệt hàng loạt

3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 14
4. Phương pháp nghiên cứu 15
5. Kết cấu của luận văn 16
Chương 1 17
QUAN HỆ HOA KỲ - IRAQ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 17
1.1. Tổng quan về Hoa Kỳ và Iraq 17
1.1.1. Tổng quan về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 17
1.1.2. Một vài nét về Cộng hòa Iraq 23
1.2. Chính sách của Mỹ đối với Trung Cận Đông sau Chiến tranh Lạnh 26
1.3. Quan hệ Hoa Kỳ - Iraq trong giai đoạn Tổng thống B. Clinton 33
Chương 2 40
QUAN HỆ HOA KỲ - IRAQ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2004 40
2.1. Chính sách của Tổng thống G. Bush đối với Iraq 40
2.2. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003) 45
2.2.1. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh 45

2.2.2. Diễn biến của cuộc chiến tranh 66
2.2.3. Hậu quả của cuộc chiến tranh 73
Chương 3 85
QUAN HỆ HOA KỲ - IRAQ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008 85
3.1. Sự điều chỉnh chính sách của Tổng thống G. Bush đối với Iraq 85
3.2. Quan hệ Hoa Kỳ với Iraq giai đoạn 2005 - 2008 89
KẾT LUẬN 98
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

4
MỞ ĐẦU


1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói
riêng và hội nhập khu vực, quốc tế nói chung, song song với những công trình
viết về mối quan hệ song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới, đã xuất hiện nhiều công trình viết về mối quan
hệ giữa các nước, khu vực trên thế giới cả về phương diện lịch sử và đương
đại. Và trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ đó, những "khoảng trống"
trong nhận thức và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội, của các nước,
cũng như quan hệ, hợp tác giữa các chủ thể trên thế giới, đặc biệt là các nước
lớn dần được làm sáng rõ và "lấp đầy" với sự tham gia ngày càng sâu, rộng
của giới nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở định hướng phát triển đó, tình hình thế giới và khu vực,
cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới nghiên cứu Việt Nam
biết đến theo chiều sâu văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ
quốc tế,…. Trong đó, những động thái của các nước lớn, cùng với một số

điểm nóng, vấn đề nổi cộm của thế giới được chúng ta đặc biệt quan tâm mà
nước Mỹ, khu vực Trung Cận Đông, Irắc (Iraq) và mối quan hệ Mỹ - Iraq là
những chủ thể không thể không nhắc tới trong lịch sử nhân loại giai đoạn từ
sau chiến tranh Lạnh đến nay.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, với vai trò siêu
cường duy nhất của thế giới, những động thái của nước Mỹ đặc biệt thu hút
được sự quan tâm của phần còn lại của thế giới. Trái ngược với siêu cường
Mỹ, Iraq là một quốc gia nhỏ thuộc khu vực Trung Cận Đông, song sự giàu
có về tài nguyên dầu mỏ cộng với nền văn hóa cổ xưa, cùng với lịch sử phát
triển phức tạp,… đã đưa Iraq lọt vào danh sách các nước được nhắc đến nhiều
nhất trong lịch sử nhân loại hiện đại. Bên cạnh đó, mối quan hệ Mỹ - Iraq là

5
một trong những mối quan hệ phức tạp, căng thẳng và điển hình cho chính
sách của Mỹ ở Trung Cận Đông. Những động thái trong mối quan hệ này
không chỉ tác động tới các quốc gia trong khu vực mà nó còn ảnh hưởng đến
toàn thế giới.
Bên cạnh đó, sự kiện ngày 11/9/2001 – khi Trung tâm Thương mại Thế
giới (World Trade Center - WTC) tại New York bị đánh sập không chỉ là một
“bất ngờ” đối với thế giới, mà nó còn mở ra một trang mới trong quan hệ Mỹ
- Iraq. Trong khi các nước đang bày tỏ sự thương tiếc với những nạn nhân xấu
số, lên án mãnh liệt chủ nghĩa khủng bố thì nước Mỹ đã nhanh chóng thiết lập
liên minh chống khủng bố mà mục tiêu số một là Afganistan và Iraq. Đây
chính là nguyên cớ quan trọng của cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II
(2003) – một trong những cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ
XXI, đồng thời cũng đánh dấu chấm hết cho mối quan hệ đồng minh, phức
tạp giữa Washington và Baghdad. Do đó, tìm hiểu mối quan hệ Mỹ - Iraq giai
đoạn hậu chiến tranh lạnh cho chúng ta cái nhìn xuyên suốt về mối quan hệ
giữa hai nước trong lịch sử, những diễn biến từ đơn giản đến phức tạp, từ
đồng minh đến đối thủ, từ liên minh đến “trục ma quỷ”,…. Đồng thời, tìm

hiểu mối quan hệ Mỹ - Iraq có ý nghĩa quan trọng, góp phần đánh giá chính
sách của Mỹ đối với Trung Cận Đông nói chung và Iraq nói riêng, cũng như
vị trí của của nước Mỹ đối với an ninh khu vực và thế giới.
Là siêu cường duy nhất trên thế giới sau chiến tranh Lạnh, với sức
mạnh vượt trội và tầm vóc đối ngoại mang tính toàn cầu, nước Mỹ trở thành
mối quan tâm của cả nhân loại. Mỗi động thái trong chính sách đối ngoại của
nước Mỹ đều có tác động ít nhiều đến phần còn lại của thế giới, trong đó có
Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng
như mối quan hệ của nước này với những chủ thế khác, đặc biệt là mối quan
hệ với một quốc gia nhỏ giống Iraq, sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm,

6
góp phần tìm ra thế “ứng đối” cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách
đối ngoại nói chung, với các nước lớn nói riêng.
Trên cơ sở những định hướng nghiên cứu đó, chúng tôi chọn đề tài:
Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Iraq từ năm 1991 đến năm 2008 (The
Relationship between US and Iraq from 1991 to 2008) làm chủ đề nghiên cứu
của luận văn thạc sỹ. Mục đích luận văn dừng lại ở những đóng góp sau:
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Iraq
trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh Lạnh đến năm 2008 nói chung, cuộc
chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003) nói riêng.
- Phân tích những chuyển biến cũng như đánh giá mối quan hệ giữa
Hoa Kỳ với Iraq trong vòng hơn 2 thập niên.
- Đi sâu phân tích cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003) – một
trong những cuộc chiến tranh đầu tiên và có quy mô lớn của thế kỷ XXI.
Những nguyên nhân của cuộc chiến tranh cũng như hậu quả của nó sẽ được
nhìn nhận khách quan, khoa học, dưới nhiều góc độ khác nhau.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau:
- Thu thập những nguồn tài liệu liên quan đến chính sách đối ngoại của
Mỹ sau chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ với Trung Cận Đông, Mỹ - Iraq, cuộc

chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003).
- Xây dựng tổng quát mối quan hệ Mỹ - Iraq giai đoạn 1991 – 2008.
- Phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ Mỹ - Iraq, từ đó bước đầu
dự báo mối quan hệ này trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong hai thập niên qua, đã có không ít tác giả và công trình của giới
khoa học đặt vấn đề nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Iraq cũng như cuộc chiến
tranh vùng Vịnh lần thứ II. Chính vì vậy nhiều công trình nghiên cứu đã được
xuất bản, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp. Mối quan hệ Mỹ - Iraq theo nghĩa

7
trực tiếp được hiểu là nội dung của toàn bộ công trình (tác phẩm), bài nghiên
cứu, chuyên luận,…đề cập trực tiếp, sâu sắc lịch sử mối quan hệ Mỹ - Iraq nói
chung, giai đoạn 1991 – 2008 nói riêng; Mối quan hệ Mỹ - Iraq được phản
ảnh gián tiếp được hiểu khi nội dung của cuốn sách, công trình nghiên cứu,
bài báo, tạp chí,… đề cập ít nhiều mối quan hệ này và đặt chúng trong một
tổng thể những mối quan hệ khác.
Theo hướng tiếp cận thứ nhất – trực tiếp: Công trình nghiên cứu hoàn
chỉnh đầu tiên ở nước ta đề cập đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Iraq trong
khoảng hai thập kỷ gần đây phải kể đến tác phẩm Mỹ - Iraq cuộc đối đầu hai
thế kỷ [112] được TTXVN (Thông Tấn xã Việt Nam) phát hành năm 2003.
Cuốn sách phản ánh mối quan hệ Mỹ - Iraq trong hơn mười năm qua, trong
đó đi sâu phân tích, đánh giá nguyên nhân, mục đích, quá trình vận động
chiến của Mỹ và đồng minh trước khi tấn công Iraq; những diễn biến đầu tiên
của cuộc chiến tranh. Cùng thời gian này, độc giả Việt Nam còn biết đến một
tác phẩm viết về vị tổng thống đầy quyền lực và chuyên chế nhất khu vực
Trung Cận Đông – cuốn sách Những điều chưa biết về Saddam Hussein [113]
được TTXVN giới thiệu năm 2003. Mang tính chuyên sâu và được nghiên
cứu bởi một cơ quan nghiên cứu chuyên biệt về khu vực Trung Đông, cuốn
sách Trung Đông – Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối

cảnh quốc tế mới [17] là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả thuộc
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, do PGS, TS. Đỗ Đức Định chủ
biên, xuất bản năm 2008. Trong công trình này, tập thể tác giả đã trình bày rõ
nét tình hình chính trị và kinh tế của Trung Đông trong giai đoạn hiện nay
như: vấn đề chiến tranh và xung đột, vấn đề đạo Hồi, dầu mỏ và an ninh năng
lượng,…đồng thời cũng đưa ra những dự báo về xu hướng vận động của khu
vực này. Và theo hướng nghiên cứu đó, mối quan hệ giữa Mỹ với Iraq cũng

8
được đề cập khi tập thể tác giả phân tích vị trí của Trung Đông trong chiến
lược của các nước lớn và cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai.
Không đề cập một cách trực tiếp, trọn vẹn mối quan hệ Mỹ - Iraq, song
Lịch sử Trung Cận Đông [91] của tập thể tác giả Nguyễn Thị Thư, Nguyễn
Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về
lịch sử Trung Cận Đông nói chung, lịch sử quan hệ Mỹ - Iraq nói riêng của
giới học giả Việt Nam. Nội dung tác phẩm phản ảnh khái quát, xuyên suốt
lịch sử Trung Cận Đông từ cổ đại cho đến sau chiến tranh lạnh. Có lẽ cũng
chính vì vậy mà nhiều vấn đề, sự kiện, nhân vật,… liên quan đến lịch sử quan
hệ Mỹ - Iraq đương đại ít hoặc chưa được đề cập trong tác phẩm. Tuy nhiên,
như đã nói ở trên, đây vẫn được coi là công trình đầu tiên, có giá trị của các
tác giả Việt Nam và được nhiều người trích dẫn.
Tiếp cận vấn đề theo hướng thứ hai – gián tiếp, trước tiên chúng ta có
thể tìm hiểu cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh và những tác động của
chúng đối với mối quan hệ Mỹ - Iraq qua một số tác phẩm như: Thế giới sau
chiến tranh Lạnh [104]; Trật tự thế giới sau chiến tranh Lạnh – Phân tích và
dự báo [119 & 120]; Cục diện thế giới đến 2020 [61], Đông Tây Nam Bắc –
Diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ 1945 [27]; Lịch sử quan hệ quốc tế
hiện đại (1945 - 2000) [92],… Thông qua các tác phẩm này, một bức tranh về
trật tự quốc tế sau chiến tranh lạnh, về xu hướng phát triển của thế giới và khu
vực, về vai trò của các nước lớn,…cùng với những tác động của những nhân

tố đó đối với mối quan hệ song phương giữa các quốc gia đã được khắc họa
dưới góc nhìn khách quan, đa diện.
Cùng tiếp cận theo hướng gián tiếp, song một số tác phẩm đã đề cập
nhiều hơn đến chính sách đối ngoại của Mỹ, tình hình chính trị - xã hội Trung
Đông, Iraq,… chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ II của Tổng thống
G.Bush cũng như tình hình Iraq sau cuộc chuyển giao quyền lực (28/6/2004)

9
còn được thể hiện qua công trình Tình hình thế giới gần đây – vấn đề và sự
kiện [5] của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Vụ Tuyên truyền và Hợp tác
quốc tế, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2004.
Song trùng với khoảng thời gian những công trình nghiên cứu về Trung
Đông, về mối quan hệ Mỹ - Iraq của các tác giả Việt Nam, chúng ta cũng thấy
sự hiện diện của những ấn phẩm nghiên cứu về vấn đề này của các nhà khoa
học có gốc tịch Việt Nam (Việt kiều). Tiêu biểu như Nguyễn Trường: Thế
giới thời hậu chiến tranh Lạnh [95]; Cao Huy Thuần: Thế giới quanh ta [90].
Sự phong phú về nhận thức được phản ảnh trong những công trình này là điều
có thể nhận thấy, song theo chúng tôi, trong số những công trình đó, Thế giới
thời hậu chiến tranh Lạnh là tác phẩm nghiên cứu sâu hơn cả về mối quan hệ
Hoa Kỳ - Iraq thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh. Trong công trình của mình, bên
cạnh việc khắc họa chân dung nước Mỹ sau chiến tranh Lạnh cũng như sự nổi
lên của của các cường quốc (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ) và một số vấn đề
quốc tế khác, Nguyễn Trường tập trung phân tích mối quan hệ giữa Iraq với
Mỹ từ đối địch đến lệ thuộc. Đặc biệt, tác giả còn nêu lên và phân tích giá trị
của năng lượng dầu mỏ trong mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia này.
Như đã nói trên đây, nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Iraq trong từng giai
đoạn cụ thể, đặc biệt về cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II còn thu hút
được đông đảo các tác giả Việt Nam. Và trên cơ sở đó, nhiều công trình đã
được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Điển hình như: Đỗ Đức
Định (2007), “Trung Đông và những vấn đề thiết thực đối với Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 11 (27); Đỗ Đức Định
(2007), “Trung Đông trong chiến lược của các nước lớn”, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 12 (28); Đỗ Trọng Quang (2006), “Sự nhất trí và
bất đồng giữa chính sách của Mỹ và EU đối với vấn đề Trung Đông”, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2 (06); Đỗ Trọng Quang (2006),

10
“Tình hình căng thẳng ở Trung Đông thời gian qua”, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 6 (10); Đỗ Trọng Quang (2006), “Bài học của
người Mỹ từ chính sách Trung Đông thời gian qua”, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 12(16); Đỗ Trọng Quang (2007), “Trận chiến
của Mỹ chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở châu Á và cuộc săn đuổi
Osaman Binladen”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1 (106); Đỗ Trọng Quang
(2008), “Nhìn lại 4 năm chiến tranh Iraq”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2
(119); Đỗ Trọng Quang (2009), “Tình cảnh dân tị nạn Irắc”, Tạp chí Nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông, số 04 (44); Hà Mỹ Hương (2007), “Nhìn lại sự
điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh”, Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (68); Nguyễn Thái Yên Hương (2001), “Một số suy
nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời kỳ của Tổng thống G. W.
Bush”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1; Nguyễn Thái Yên Hương (2007):
“Chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng
thống George. W. Bush”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2 (107); Hùng Sơn
(2003), “Tại sao lại là Iraq?”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 51; Tạ Minh
Tuấn: “Chính sách Trung Đông của Mỹ sau 11/9/2001”, Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế, 2004; Nguyễn Vũ Tùng (2008), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau
chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3,…. Thông qua những bài
nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu lên, phân tích và dự báo chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ; về mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Đông, Mỹ với Iraq.
Đặc biệt, luận giải nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần
thứ II thu hút được sự chú ý hơn cả của các nhà nghiên cứu, do đó nội dung

này chiếm một số lượng không nhỏ.
Cùng với các tác giả là người Việt Nam, trong khi nghiên cứu vấn đề
chúng tôi cũng tiếp cận được một số công trình nghiên cứu của các tác giải
người nước ngoài. Năm 1995, Giáo sư Bernard Lewis – một nhà Đông

11
phương học nổi tiếng của thế giới phương Tây, một người nghiên cứu đầu
ngành về Trung Đông của Mỹ đã cho xuất bản công trình Lịch sử Trung Đông
2000 năm trở lại đây [8]. Đó là công trình nghiên cứu công phu về lịch sử
Trung Đông trên nhiều phương diện khác nhau như nhà nước, kinnh tế, tôn
giáo, pháp luật, văn hóa, chiến tranh,…Và trong khi nghiên cứu về những vấn
đề đó, một xã hội Iraq, cùng với sự ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực cũng
được phản ảnh.
Sự kiện ngày 11/9/2001, khi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) bị
đáp sập đã tạo nên một cú sốc kinh hoàng và thu hút được sự quan tâm của
đông đảo dư luận thế giới, đồng thời cũng tạo ra một bước ngoặt trong mối
quan hệ giữa Mỹ với Iraq. Vì vậy, ngay sau khi xảy ra, sự kiện này không chỉ
thu hút được sự quan tâm của báo giới, của giới chính trị,…mà còn là chủ đề
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhờ đó, một bức tranh phác họa sự kiện
11/9, cũng như những tác động của nó đối với nước Mỹ, thế giới, quan hệ Mỹ
- Iraq đã được xây dựng. Chúng ta có thể kể đến một số công trình tiêu biểu
như: Thomas L.Fiedman, Một Album bằng lời sự kiện 11-9 [106], William
Langewiesche, Nước Mỹ sau sự kiện 11-9 [130],…
Trong số các tác phẩm viết về lịch sử Iraq đương đại nói chung và mối
quan hệ Mỹ - Iraq nói riêng mà chúng tôi có được, có lẽ William R. Polk là
tác giả nghiên cứu điểm hình hơn cả. Là một trong những giám đốc sáng lập
Hiệp hội Nghiên cứu Trung Đông của Mỹ, có bề dày nghiên cứu về khu vực
Trung Đông, lại có kiến thức thực tế, Vì vậy, ngay sau khi cuộc chiến tranh
vùng Vịnh lần thứ 2 nổ ra, ông đã cho xuất bản cuốn Iraq - chặng đường lịch
sử [129]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã dành hai chương

(5&6) phân tích tình hình Iraq dưới sự chiếm đóng của Mỹ cũng như lý giải
tương lai của Iraq sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.

12
Cũng đề cập đến mối quan hệ Mỹ - Iraq, cuộc chiến tranh vùng Vịnh và
chiếm đóng Iraq của Mỹ, song Noam Chomsky lại nhìn nhận vấn đề dưới
lăng kính chủ nghĩa bá quyền Mỹ. Trong tác phẩm Tham vọng bá quyền [74],
ông đề cập và phân tích đến một loạt khía cạnh trong chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ như tham vọng bá quyền, thay đổi chế độ, chiến tranh xâm
lược,…đặc biệt những khía cạnh đó phần lớn đều được phân tích, minh chứng
cụ thể, đặt trong mối quan hệ với Iraq và một số quốc gia ở khu vực Trung
Cận Đông.
Cùng với những công trình nghiên cứu về bề nổi chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ nêu trên, tình hình nội các nước Mỹ - vẫn được coi là “thâm cung
bí sử” cũng được hé lộ thông qua tác phẩm Cuộc chiến tranh ngầm – Bí sử
nhà trắng 2006 – 2008 (The War Within: A secret white house history 2006 –
2008) của Bob Woodward [7]. Đây có thể coi là cuốn biên niên sử về tình
hình nội các nước Mỹ trong vòng 3 năm (2006 – 2008), khi tình trạng bạo lực
ở Iraq dâng cao đến mức đáng lo ngại, chính quyền Bush đang phải đối mặt
với những căng thẳng, những cuộc tranh luận bí mật, những cuộc đàm phán
không chính thức, sự mất tín nhiệm và quyết tâm trong nội bộ Nhà Trắng, Lầu
Năm góc, Bộ Ngoại giao, cơ quan tình báo và ngay cả ở những bản doanh
quân sự của Mỹ ở Iraq.
Bên cạnh nguồn tư liệu tiếng Việt, trong khi nghiên cứu vấn đề này,
chúng tôi cũng tham khảo một số tác phẩm bằng tiếng Anh, tiêu biểu như:
Avi Shlaim: The impact of US policy in the Middle East (“Tác động của
chính sách của Mỹ ở Trung Đông”) , Jouranal of Palestine Studies, Vol. 17,
No. 2. (Winter, 1998), pp. 15 - 28, W. Jstor. Org; Philip H. Gordon: Bush's
Middle East vision (“Ảo tưởng Trung Đông của Tổng thống Bush), Survival,
vol.45, No.1, Sping 2003, pp. 155 – 165; Edward said: US policy and the

conflict of powers in the Middle East (“Chính sách của Mỹ và cuộc xung đột

13
quyền lực ở Trung Đông”); Nabil Fahmy: The changing paradigm of the
Middle East - Its elements and challenges (“Các mô hình thay đổi ở Trung
Đông – Những yếu tố và thay đổi của nó”), Mediteranean Quarterly, Spring
2005, W. muse.jhu.edu; Nicholas A. Veliotes: Bush’s Middle East - Second
Term blues ? (Trung Đông của Tổng thống Bush – Giới hạn xanh thứ hai ?”,
Mediteranean Quarterly, Spring 2005, W. muse.jhu.edu; Raymond
Hinnebusch: The international politics of the Middle East (“Chính trị quốc tế
của Trung Cận Đông”), Manchester University Press, 2003; Robert Looney:
US Middle East economic policy - the Use of free trade Areas in the war on
Terrorism (“Chính sách kinh tế của Mỹ ở Trung Cận Đông – Sử dụng Khu
vực Tự do thương mại trong cuộc chiến chống khủng bố”), W. muse.jhu.edu;
Richard N. Haass: The new Middle East (“Trung Đông mới”), Foreign
Affairs, November/December 2006; Joel Beinin: The Israelization of
American Middle East policy discourse (“Israel hóa chính sách của Mỹ ở
Trung Đông”), Social Text 75, Vol. 21, No. 2, Summer 2003, W.
muse.jhu.edu; Joe Stork; Rashid Khalidi: Washington’s game plan in the
Middle East (“Canh bạc của Washington ở Trung Đông”), Middle East report,
No. 164/165, Intifada year three. (May - Aug., 1990), pp. 9-11+16,
W.Stor.org; US foreign policy in the 21
the
century (“Chính sách đối ngoại
trong thế kỷ XXI của Mỹ”), Foreign Policy Agenda, U.S., Departmen of
State/September 2006, Volum 11, Number 3, http//: usinfor.state. gov; Shashi
Tharoor: Why America still needs the United Nations ? (“Vì sao Mỹ vẫn cần
Liên Hợp Quốc ?”), Foreign Affairs, September/October 2003; U.S.
Department of State: Middle East Partnership Initiative (“Sáng kiến Quan hệ
đối tác Trung Đông”), Washington DC, December, 2002,

Darin E.W.Johnson (2008), 2007 in Iraq: The
surge and benchmarks – A new way forward (“2007 ở Iraq: Sự gia tăng và

14
điểm chuẩn”); Williampolk: The Danger of war in the Middle East (“Mối
nguy hiểm của chiến tranh ở Trung Đông”); Williampolk: Fact Sheet on the
Iraq war (“Thông tin về chiến tranh Iraq”); Williampolk; What is the to be
done in Iraq ? (“Điều gì đang được thực hiện ở Iraq ?”)
, Trong bài viết của mình, các tác giả đã phân
tích chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và đối với Trung Đông nói riêng
trong thời gian qua cũng như dự báo trong những năm đầu thế kỷ XXI, nêu
lên những thách thức từ các cuộc chiến tranh ở Trung Đông,…. Đặc biệt, các
tác giả đã cung cấp những dữ liệu quan trọng về cuộc chiến tranh Iraq cũng
như đưa ra những nhận định, giả định về tương lai của cuộc chiến tranh, của
mối quan hệ Mỹ - Iraq.
Như vậy, lược sử tình hình nghiên cứu vấn đề chúng tôi mong muốn
nêu lên hai ý: Một là, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan
hệ giữa Hoa Kỳ với từng quốc gia cụ thể trong khu vực Trung Cận Đông (ví
như quan hệ Mỹ - Iraq) là không nhiều, hầu hết mối quan hệ này đều được đặt
trong tổng thể chính sách của Mỹ đối với Trung Đông; Hai là, trong khi
nghiên cứu về mối quan hệ giữa Mỹ với Iraq, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực quân sự, do đó còn rất nhiều khoảng trống khác đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu chuyên sâu, tách biệt, nhằm làm rõ lịch sử quan hệ
Hoa Kỳ - Iraq nói chung và quan hệ của hai chủ thể này trong giai đoạn hiện
nay nói riêng.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nội dung xuyên suốt của luận văn là nghiên cứu lịch sử quan hệ Hoa
Kỳ - Iraq trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2008, do đó đối tượng
nghiên cứu tập trung vào hai chủ thể là Hoa Kỳ và Iraq. Tuy nhiên, bên cạnh
quan hệ song phương, hai quốc gia này cũng được đặt trong quan hệ đa

phương với một số chủ thể khác trong quan hệ quốc tế như Liên Hợp Quốc,

15
các nước lớn, các tổ chức quốc tế, khu vực,…Vì vậy, để làm rõ lịch sử mối
quan hệ song phương này, chúng tôi cũng đề cập đến một số đối tượng khác
trong quá trình nghiên cứu.
Về mặt thời gian, luận văn chỉ dừng lại việc xem xét mối quan hệ giữa
Hoa Kỳ với Iraq trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2008, song để
góp phần làm sáng tỏ vấn đề chúng tôi cũng sử dụng những sự kiện diễn ra
trước và sau khoảng thời gian đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Qua nhận diện lịch sử nghiên cứu vấn đề, với chủ đề trên, phương pháp
lịch sử được xác định là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Xuất phát từ việc
nghiên cứu giai đoạn theo những lát cắt lịch sử, đặt sự kiện trong tổng thể khu
vực, thế giới đồng đại để đối chiếu, nhận xét, do vậy phương pháp so sánh và
tiếp cận khu vực cũng được chúng tôi rất chú ý vận dụng. Mặt khác, phương
pháp so sánh có ý nghĩa rất lớn khi nhận định về tình hình cụ thể và những
đặc điểm điển hình của Mỹ, Iraq và mối quan hệ giữa hai quốc gia này.
Trên cơ sở phân tích các số liệu dựa trên phương pháp thống kê, luận
văn đã cố gắng phác họa lại bức tranh quan hệ giữa Hoa Kỳ với Iraq trong
khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2008. Mặt khác, phân tích những động thái
cụ thể, đặt chúng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, để có thể đưa ra những
nhận định tổng quát, lập luận khoa học phải được dựa trên những căn cứ logic
khoa học, do vậy phương pháp logic được chúng tôi coi trọng khi đánh giá về
những chuyển biến của lịch sử mối quan hệ trong từng giai đoạn cụ thể. Chúng
tôi rất lưu ý đến việc tiếp cận liên ngành sử học, tôn giáo, quan hệ quốc tế,
chính trị học, điều đó giúp người viết có thể nhận diện tương đối đầy đủ về
một vấn đề lịch sử với những quan điểm liên ngành.




16
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được chia thành ba chương, bao gồm:
Chương 1: Quan hệ Hoa Kỳ - Iraq từ năm 1991 đến năm 2000
Nội dung trình bày khái quát mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Iraq trong
thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, trong đó nhấn mạnh những nhân tố chi
phối mối quan hệ Mỹ - Iraq, cũng như quá trình tịnh tiến từ đồng mình đến kẻ
thù trong mối quan hệ này.
Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ - Iraq từ năm 2001 đến năm 2004
Tập trung trực tiếp phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ - Iraq trong nhiệm
kỳ đầu của Tổng thống G. Bush, đặc biệt là sự thay đổi chính sách của Hoa
Kỳ đối với Trung Đông, Iraq…cũng như đề cập và phân tích cuộc chiến tranh
vùng Vịnh lần thứ II (2003). Đây có thể nói là Chương chủ đạo và trọng yếu
của Luận văn khi đề cập đến những sự kiện mang tính bước ngặt trong mối
quan hệ song phương Hoa Kỳ - Iraq.
Chương 3: Quan hệ Hoa Kỳ - Iraq từ năm 2005 đến năm 2008
Tiếp mạch nghiên cứu hai chương đầu (đặc biệt là chương 2), chương 3
tập trung phân tích mối quan hệ trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush.
Trong chương này, chúng tôi chủ yếu phân tích chính sách của Mỹ đối với
Iraq trong nhiệm kỳ II của tổng thống Bush, thực trạng đất nước Iraq dưới sự
đô hộ của Mỹ.


17
Chương 1
QUAN HỆ HOA KỲ - IRAQ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000


1.1. Tổng quan về Hoa Kỳ và Iraq
1.1.1. Tổng quan về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America) nằm ở Tây bán
cầu; bắc giáp Canada; nam giáp Mexico và vịnh Mexico; đông giáp Đại Tây
Dương; tây giáp Thái Bình Dương; bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada,
quần đảo Hawaii nằm ở Thái Bình Dương. Diện tích là 9.159.123 km
2
. Tổng
số dân là 300.000.000 người (tháng 10/2006), trong đó da trắng 77.1%, da đen
12.9%, gốc châu Á 4.2%, thổ dân Mỹ 1.5%, thổ dân Alaska và Hawaii và các
quần đảo Thái Bình Dương thuộc Mỹ là 0.3%, các nhóm người khác 4%.
Tăng trưởng dân số hàng năm khoảng 0.92% (khoảng 30% là nhập cư).
Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, ngoài ra có các cộng đồng lớn nói
tiếng Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác (theo xuất xứ nhập cư). Mỹ
là một quốc gia đa tôn giáo, trong đó Tin lành: 56%; Cơ đốc giáo La Mã:
28%; Do thái: 2%; Các đạo khác: 4%; Không theo đạo nào: 10%.
Ngày Quốc khánh (ngày Tuyên ngôn Độc lập): 4/7/1776.
Về lịch sử: Năm 1492, Christopher Columbus phát hiện châu Mỹ. Năm
1607, Anh bắt đầu đặt chân lên châu Mỹ và lập hệ thống thuộc địa ở hầu hết
lãnh thổ Bắc Mỹ. Các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan chiếm
các vùng còn lại. Năm 1775, cuộc đấu tranh giành độc lập nổ ra. Ngày
4/7/1776, các nhà cách mạng Mỹ công bố Tuyên ngôn Độc lập, tách Mỹ khỏi
đế quốc Anh, thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ gồm 13 bang.
Năm 1783, Anh ký Hiệp định Versailles thừa nhận nền độc lập của
nước Mỹ. Ngày 7/9/1787, Hiến pháp Liên bang đầu tiên của Mỹ được thông

18
qua và có hiệu lực từ ngày 4/3/1789. George Washington được bầu là tổng
thống đầu tiên của nước Mỹ.


BẢN ĐỒ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Nguồn:
Sau cuộc nội chiến 1861-1865, Mỹ củng cố nền độc lập, phát triển kinh
tế và mở rộng ảnh hưởng ở Tây bán cầu. Cuối thế kỷ 19, Mỹ trở thành nước
tư bản chủ nghĩa hàng đầu thế giới, bắt đầu tranh giành thuộc địa, mở đầu
bằng cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898 - 1899).
Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ trở thành đế quốc mạnh nhất, tiến hành
chiến lược toàn cầu khống chế các nước TBCN, ngăn chặn CNXH và phong
trào giải phóng dân tộc. Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào 2 cuộc chiến tranh cục
bộ ở Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (1964-1975). Thất bại trong chiến
tranh ở Việt Nam đẩy Mỹ vào thời kỳ suy yếu tương đối trong khi Tây Âu và
Nhật Bản phát triển. Mỹ dồn sức củng cố thực lực đồng thời tiếp tục thúc đẩy
chạy đua vũ trang với Liên Xô.

19
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), chiến tranh Lạnh và trật tự thế giới hai
cực kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh toàn diện về
kinh tế, quân sự. Mỹ đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược và tìm cách
xây dựng trật tự thế giới mới phù hợp với thế và lực của Mỹ.
Sự kiện khủng bố tấn công Trung tâm thương mại quốc tế 11/9/2001 và
các diễn biến kể từ đó đến nay đã có tác động lớn đến đời sống chính trị, an
ninh, kinh tế-xã hội Mỹ, cũng như cách nhìn nhận và quan điểm của Mỹ về
các vấn đề này, do đó cũng tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối nội và
đối ngoại của Mỹ.
Về Chính trị: Mỹ là nước Cộng hoà Liên bang, theo chế độ tam quyền
phân lập. Theo Hiếp pháp Mỹ, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành
pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Các cơ
quan nhà nước liên bang Mỹ hoạt động trên nguyên tắc ‘kiểm soát và cân
bằng’, trong đó hiến pháp Mỹ quy định quyền cụ thể của một cơ quan để kiểm
soát chéo hai cơ quan còn lại. Hiến pháp Mỹ quy định rõ các quyền thuộc về

nhà nước liên bang và các chính quyền tiểu bang, trong đó các chính quyền
tiểu bang có nhiều quyền hạn lớn.
Mỹ theo chế độ đa đảng. Đảng Dân chủ (thành lập năm 1828) và Đảng
Cộng hòa (thành lập năm 1854) thay nhau nắm chính quyền. Từ sau Chiến
tranh thế giới II, đã có 7 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ và 7
nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa.
Chính phủ Liên bang: Tổng thống nắm quyền hành pháp, có quyền hạn
của nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có
quyền phủ quyết các điều luật do quốc hội thông qua và để đảo ngược quyền
phủ quyết của tổng thống cần 2/3 số phiếu của cả 2 viện của quốc hội. Nhiệm
kỳ tổng thống dài 4 năm. Kể từ 1951, mỗi tổng thống chỉ được cầm quyền tối

20
đa 2 nhiệm kỳ. Nội các của tổng thống gồm 15 bộ trưởng. Tổng thống bổ
nhiệm các bộ trưởng và phải được sự đồng ý của Thượng viện.
Chính phủ Liên bang nắm quyền điều hành toàn bộ đất nước, quy định
các chính sách thuế chung, chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế và giữa
các bang, chịu trách nhiệm về quốc phòng, an ninh, phát hành tiền, hệ thống
đo lường, bản quyền Các bang của Mỹ có hiến pháp và pháp luật riêng,
nhưng không trái với Hiến pháp Liên bang.
Quốc hội: Gồm hai viện, Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ và 24
Uỷ ban, trong đó có 4 Ủy ban hỗn hợp lưỡng viện. Mỗi bang có 2 thượng
nghị sĩ với nhiệm kỳ 6 năm. Phó Tổng thống giữ chức danh Chủ tịch Thượng
viện, có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống bất phân thắng bại
(50/50). Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ, 22 Ủy ban và 7 Ủy ban đặc biệt. Mỗi
bang có ít nhất 1 hạ nghị sĩ, còn lại căn cứ theo số dân của bang đó. Các hạ
nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11
sẽ tiến hành bầu cử quốc hội, bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện.
Toà án tối cao: Gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán và đều do tổng thống
chỉ định với sự chấp thuận của thượng viện, nhiệm kỳ suốt đời. Chánh án Toà

án tối cao là John Roberts bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 9/2005.
Về Kinh tế: Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới.
Mỹ có nền kinh tế hỗn hợp, các tập đoàn và công ty tư nhân có vai trò quan
trọng trong khi chính phủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2008 là 14,29 nghìn tỷ USD, chiếm
khoảng gần 30% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người là 48 nghìn USD.
Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 18%, nông
nghiệp 2%.

21
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25% GDP, là nước
xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới. Các bạn hàng buôn bán lớn nhất của Mỹ là
Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật, ASEAN, Anh, Đức Pháp, Hà Lan. Mỹ bị
thâm hụt thương mại ở mức cao liên tiếp trong gần 2 thập kỷ, đặc biệt tăng
liên tục ở mức kỷ lục là 720 tỷ đô la (5,7%) năm 2008, vượt mức báo động
(5,5% GDP).
Bảng 1.1: Một số số liệu về kinh tế Mỹ

Số liệu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
GDP (ngàn tỷ $)
9,817

9,890
10,074
10,381
11,735
1
2,760
1
3,246
1
3,790
1
4,29
Tăng trưởng GDP (%)
3.7
0.8
1.9
3.0
4.4
3.5
3.4
2.2
1,3
GDP/đầu người (ngàn $)
34,7
34,5
34,9

40,1
43,5
44,1

46,0
48,00
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
4.0
4.7
5.8
6.0
5.2
4.8
4.6
4.6
7,2
Tỷ lệ lạm phát (%)
3.4
2.8
1.6
2.3
-0.1
2.5
2.8
2.7
4,2
Ngân sách (tỷ $)
+236.4
+127.4
-157.8
-375.3
-413
- 329
- 239

-163
-590
XK (nghìn tỷ $)
1,421
1,293
1,242
1,314
1,175
1,272
1,446
1,628
1,826
NK (nghìn tỷ $)
1,779
1,632
1,657
1,770
1,781
1,998
2,204
2,336
2,522

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam,
Kinh tế Mỹ hiện đang rơi vào khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất kể từ
Đại khủng hoảng 1929-1933, bắt đầu từ khủng hoảng tài chính dưới chuẩn từ
2007. GDP của Mỹ giảm mạnh: Quý 4/20008 là 6.3%; quý I/20009 là 6.1%.
Cuộc khủng hoảng này đang kéo lùi các chỉ tiêu phát triển kinh tế Mỹ (7/10
chỉ số sản xuất của Mỹ dưới mức 2002). Mô hình kinh tế-tài chính của Mỹ bị
nghi ngờ: trước đây Mỹ được coi là thiên đường an toàn của đầu tư quốc tế,

cả ngắn hạn và dài hạn; hiện nay các nước đều thận trọng khi đầu tư vào Mỹ.
Các tổ chức quốc tế do Mỹ lãnh đạo hoặc chi phối, như IMF, WB đang bị
thách thức. Để khắc phục, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh và
chưa có tiền lệ: Quốc hội thông qua gói cứu trợ tài chính 700 tỷ đôla để cứu
khu vực tài chính; Cục Dự trữ liên bang (FED) liên tục hạ lãi suất cơ bản và

22
bơm tiền vào hệ thống ngân hàng. Chính quyền Mỹ đã đăng cai Hội nghị
Thượng đỉnh G20 (15-16/11) để tranh thủ quốc tế. Về triển vọng, dự báo mới
nhất của Fed: kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng âm 2% năm 2009 (so với 1,3% dự
báo trước), thất nghiệp 10%.
Về Chính sách đối ngoại: Kể từ khi thành lập nước Mỹ đến trước
Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã thực hiện chiến lược "biệt lập" theo học
thuyết Mon-rô (Tổng thống Mỹ giai đoạn 1817-1825) với nội dung "Châu Mỹ
của người Châu Mỹ" để bành trướng ở Tây bán cầu trong lúc Mỹ chưa đủ lực
để vươn xa hơn.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, với thế và lực mới mạnh hơn trước
nhiều, Mỹ thực hiện chiến lược "ngăn chặn", một chiến lược toàn cầu nhằm
trở thành bá chủ thế giới. Để thực hiện ý đồ bá chủ, giới cầm quyền ở Mỹ
thực hiện hai mục tiêu chiến lược: xoá bỏ trật tự thế giới cũ của các đế quốc
Tây Âu, đưa toàn bộ thế giới TBCN vào một trật tự chính trị và kinh tế mới
do Mỹ khống chế và làm suy yếu, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng ảnh
hưởng của Liên Xô (cũ) và của chủ nghĩa xã hội.
Sau khi Liên Xô và khối XHCN tan rã, Mỹ một lần nữa điều chỉnh lớn
chiến lược đối ngoại, đưa ra chiến lược "dính líu và mở rộng", thực chất nhằm
củng cố và tăng cường vị trí bá chủ toàn cầu trong tình hình mới. Nội dung
chính của chiến lược "dính líu và mở rộng" là: Phục hồi và phát triển nền kinh
tế Mỹ, giữ vững địa vị là nền kinh tế mạnh nhất thế giới; Duy trì ưu thế quân
sự của Mỹ, tổ chức, cơ cấu lại và hiện đại hoá quân đội Mỹ nhằm đáp ứng
tình hình mới; Phát huy ưu thế về chính trị và quân sự, thúc đẩy "kinh tế thị

trường" và "dân chủ" phương Tây nhằm tiến tới thiết lập một trật tự thế giới
có lợi cho Mỹ.

23
Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chiến lược
cho thế kỷ 21, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất. Chống khủng bố được
sử dụng để tập hợp lực lượng nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ
lãnh đạo, dùng lý do chống khủng bố, Mỹ thực hiện biện pháp quân sự đánh
phủ đầu Afghanistan và Iraq. Năm 2002, Chính quyền Bush đưa ra Chiến
lược an ninh quốc gia với các nội dung chủ yếu: (1) Coi chủ nghĩa khủng bố
quốc tế, những quốc gia thù địch bất kham, những nước ủng hộ và che giấu
khủng bố, tìm kiếm và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt là kẻ thù nguy
hiểm nhất của Mỹ ; nêu cao khả năng sử dụng vũ lực đơn phương, đưa ra học
thuyết "đánh đòn phủ đầu" để hợp lý hoá việc sử dụng quân sự; (2) Tập hợp
lực lượng toàn thế giới chống khủng bố, coi chống khủng bố là ưu tiên cao
nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ và thành chuẩn mực trong quan hệ
của Mỹ với các nước (phân chia 2 loại nước đi với Mỹ chống khủng bố hay đi
với khủng bố quốc tế); (3) Trong quan hệ các nước lớn, Mỹ theo đuổi chính
sách "cân bằng quyền lực", tìm kiếm quan hệ xây dựng với Trung quốc nhưng
cảnh giác trước việc nước này tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng quan hệ
chiến lược mới với Nga, tăng cường quan hệ với Ấn Độ, củng cố, mở rộng và
cải tổ NATO, củng cố đồng minh truyền thống. Tuy nhiên, do bị sa lầy tại
Iraq nên từ nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush, Mỹ tiến điều chỉnh chiến lược
theo hướng tranh thủ đồng minh, bạn bè, bớt đơn phương hơn, nhấn mạnh các
thể chế đa phương trong quan hệ quốc tế.
1.1.2. Một vài nét về Cộng hòa Iraq
Iraq là một trong số các quốc gia hình thành trên vùng đất của nền văn
minh Lưỡng Hà cổ đại. Phần lớn đất đai của Iraq đều là sa mạc, nhưng khu
vực giữa hai con sông lớn Ơphơrát (Euphrates) và Tigơrơ (Tigris) là vùng đất
rất màu mỡ do hai con sông này bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ

khoảng 60 triệu m
3
hàng năm. Phía Bắc Iraq là khu vực miền núi rộng lớn với

24
đỉnh núi cao nhất là Haji Ibrahim cao 3600 m. Phía Nam Iraq có bờ biển và
dọc theo Shatt Al-Arab là những khu đầm lầy, phần lớn vùng đất này đã được
cải tạo tưới tiêu những năm 1990. Khí hậu chủ yếu là miền sa mạc với mù
đông ôn đới lạnh và mùa hè khô, nóng, ít mưa. Vùng núi phía Bắc có mù
động lạnh, có tuyết rơi, đôi khi bị ngập lụt. Thủ đô Baghda nằm ở trung tâm
đất nước bên bờ sông Tigris, ngoài ra Iraq còn có một số thành phố lớn như
Baras (ở phía Nam), Mosul (ở phía Bắc),
Ngoài ra, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, ở các vùng cao nguyên
phía Bắc và Đông Bắc cũng như sa mạc ở phía Tây Iraq nhiệt độ có thể xuống
2-3
0
C, ở phía Nam là 4-5
0
C. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 22
0
C -29
0
C.
Đặc biệt, khu vực Arruthah thuộc sa mạc phía Tây nhiệt độ rất thấp, khoảng -
14
0
C.
Về dân cư: hiện nay Iraq có khoảng 26 triệu người (trong đó hơn 40%
có độ tuổi dưới 15), tập trung sinh sống ở các thành phố lớn như Baghda (950
người/km

2
), thủ phủ Babylon (202 người/km
2
) và thưa thớt ở những vùng sa
mạc, cao nguyên, điểm hình như thủ phủ Al Mahana mật độ dân số chỉ có 5,5
người/km
2
. Sắc tộc chủ yếu của dân cư Iraq chủ yếu là người Arap (75% dân
số), người Kurd (20%), ngoài ra còn có các tộc người Turkoma, Mỹ, Assyria,
Iran, Lủ, Phần lớn người dân Iraq theo đạo Hồi (dòng Shiite và Sune),
ngoài ra còn một lượng nhỏ dân cư là người theo đạo Thiên Chúa, đạo Do
Thái, đạo Bahai, đạo Mandaca, đạo Yexzidi, Ngôn ngữ chính của người
Iraq là tiếng A rập, song tiếng Kurd được sử dụng chính thức tại miền Bắc và
tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi.
Về giáo dục: chính phủ Iraq đã đưa ra các chính sách nhằm củng cố cơ
sở vật chất cho giáo dục và đào tạo, đồng thời cải cách chế độ tiền lượng cho
giáo viên cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân. Những nỗ lực của
chính phủ đều nhằm tạo cơ hội để phát triển nền giáo dục cơ bản trong cả

×