Tải bản đầy đủ (.pdf) (281 trang)

Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 281 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHAN PHƯƠNG THẢO




CHÍNH SÁCH QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở BÌNH ĐỊNH
QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn: Hà Văn Tấn




HÀ NỘI - 2003



MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
1
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
3
MỞ ĐẦU
4
Chƣơng I : TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT NỬA ĐẦU THẾ KỶ
XIX VÀ CHỦ TRƢƠNG QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở BÌNH ĐỊNH
17
1.1. NHÀ NGUYỄN TRƢỚC TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX
1.1.1. Nhà Nguyễn thành lập
1.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX
1.1.2.1. Sở hữu nhà nƣớc
1.1.2.2. Sở hữu tƣ nhân
1.1.3. Chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn
1.1.3.1. Tăng cƣờng quyền quản lý ruộng đất thông qua
việc đo đạc và lập địa bạ trong cả nƣớc
1.1.3.2. Chính sách ban cấp ruộng đất
1.1.3.3. Chính sách khai hoang
1.1.3.4. Chính sách đối với ruộng đất công làng xã
1.1.3.5. Chính sách đối với ruộng đất tƣ
17

17
19
19

24
27
27

28
28
32
34
1.2. CHỦ TRƢƠNG QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở BÌNH ĐỊNH
1.2.1. Vị trí địa lý, diên cách của Bình Định
1.2.2. Chủ trƣơng quân điền năm 1839
35
35
39
1.3. SƢU TẬP ĐỊA BẠ BÌNH ĐỊNH
45
1.3.1. Sƣu tập địa bạ Bình Định lập trƣớc và sau quân điền năm
1839
45
1.3. 2. Những địa bạ đƣợc tuyển chọn để khảo cứu
Tiểu kết chương 1
48
58
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở BÌNH ĐỊNH
TRƢỚC QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 QUA ĐỊA BẠ GIA LONG 14 (1815)
60
2.1. NHỮNG SỐ LIỆU TỔNG QUÁT CỦA ĐỊA BẠ VÀ ĐẶC ĐIỂM
SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT
61
2.2. TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TƢ

2.2.1 Phân bố sở hữu ruộng tƣ
2.2.2. Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh
2.2.3. Sở hữu ruộng của chức sắc
2.2.4. Sở hữu ruộng theo nhóm họ
2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG SỞ
HỮU RUỘNG ĐẤT Ở BÌNH ĐỊNH
Tiểu kết chương 2
70
70
73
77
84
89

95
Chƣơng 3: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở
BÌNH ĐỊNH QUA ĐỊA BẠ MINH MỆNH 20 (1839)
99
3.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở BÌNH
ĐỊNH
99
3.2. TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở BÌNH ĐỊNH SAU QUÂN
ĐIỀN QUA ĐỊA BẠ MINH MỆNH 20 (1839)
102
3.2.1. Những số liệu tổng quát trong địa bạ và đặc điểm sở hữu
ruộng đất
102
3.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tƣ
3.2.3. Sở hữu ruộng của chủ nữ, phụ canh
3.2.4. Sở hữu ruộng của chức sắc

3.2.5. Sở hữu ruộng theo nhóm họ

109
122
124
128
3.3. CÁCH SUNG CÔNG RUỘNG TƢ TRONG PHÉP QUÂN ĐIỀN
Tiểu kết chương 3
134
137

Chƣơng 4: KẾT QUẢ QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở BÌNH ĐỊNH
140
4.1. BIẾN ĐỔI SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở BÌNH ĐỊNH QUA SO SÁNH
ĐỊA BẠ TẠI HAI THỜI ĐIỂM 1815 VÀ 1839
140
4.1.1. Về cơ cấu sở hữu các loại ruộng đất
140
4.1.2. Về sở hữu ruộng tƣ
143
4.1.3. Về sở hữu ruộng của chủ nữ, phụ canh
4.1.4. Về sở hữu ruộng của chức sắc
4.1.5. Về sở hữu ruộng theo nhóm họ
144
147
148
4.2. BIẾN ĐỔI SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT QUA NHỮNG CHỦ TRÙNG
TÊN TRONG HAI ĐỊA BẠ 1815 VÀ 1839
4.2.1. Số liệu tổng hợp chung về 210 chủ trùng tên
4.2.2. Đối với 92 chủ bị giảm sở hữu ruộng

4.2.3. Đối với 99 chủ tăng sở hữu ruộng
152

152
158
159
4.3. CÁCH CHIA RUỘNG CÔNG VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ
4.3.1. Cách chia ruộng công theo lƣơng điền, khẩu phần
4.3.2. Quyền lợi do quân điền mang lại và hệ quả của nó ở Bình Định
160
160
165
4.4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ PHÉP QUÂN ĐIỀN
NĂM 1839 Ở BÌNH ĐỊNH
169
Tiểu kết chương 4
179
KẾT LUẬN
181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP
TỚI LUẬN ÁN
186
TÀI LIỆU THAM KHẢO
187
PHỤ LỤC (phần phụ lục đóng kèm sau luận án tách thành tập có số trang
riêng)







CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt:
Đọc là:
9871.2.13.4.5.6
9871 mẫu 2 sào 13 thƣớc 4 tấc 5 phân 6 ly
NXB
Nhà xuất bản
H.
Hà Nội
tr.
trang



1
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ



Trang
Bảng 1.1: Phân bố ruộng đất tỉnh Bình Định
37
Bảng 1.2: Phân bố các thôn của tỉnh Bình Định
48
Bảng 1.3: Danh mục 24 ấp thuộc trấn Bình Định có địa bạ năm 1815
51
Bảng 1.4: Danh mục 24 thôn thuộc tỉnh Bình Định có địa bạ năm 1839
52

Bảng 1.5: Danh mục 24 thôn/ấp năm 1886 -1888
53
Bảng 1.6: Thống kê đất đai và dân số của 24 thôn hiện nay
56
Bảng 1. 7: Thay đổi tên gọi của 24 thôn/ấp qua các thời
57
Bảng 2.1 : Chất lượng ruộng tư
65
Bảng 2.2: Phân bố ruộng theo thời vụ
68
Bảng 2.3: Phân bố ruộng đất cả trấn Bình Định
68
Bảng 2.4: Phân bố sở hữu ruộng đất ở một số tỉnh hồi đầu thế kỷ XIX
70
Bảng 2.5: Qui mô sở hữu ruộng tư
71
Bảng 2.6 : Phân bố chủ sở hữu tư điền
74
Bảng 2.7: Qui mô sở hữu của chức sắc
79
Bảng 2.8: Phân bố sở hữu ruộng đất của chức sắc
80
Bảng 2.9a: Qui mô sở hữu ruộng đất của chức dịch
81
Bảng 2.9b: Qui mô sở hữu ruộng đất của sắc mục
81
Bảng 2.10: Tổng hợp tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc
83
Bảng 2.11: Phân bố ruộng theo các nhóm họ
85

Bảng 3.1: Phân bố ruộng đất của 24 thôn
103
Bảng 3.2: Phân bố ruộng đất toàn tỉnh Bình Định
105
Bảng 3.3a: So sánh tỷ lệ công và tư điền cả tỉnh Bình Định
107
Bảng 3.3b: So sánh tỷ lệ công và tư điền của 24 thôn
108
Bảng 3. 4: Phân loại ruộng công và tư theo đẳng hạng
108
Bảng 3. 5: Phân bố sở hữu tư điền
110
Bảng 3.6: Qui mô sở hữu ruộng tư
111

2
Bảng 3.7: Danh sách 24 chủ có sở hữu tư điền trên 5 mẫu
113
Bảng 3.8: Mức sở hữu của 3 chủ khá giả trong địa bạ 1815 và 1839
115
Bảng 3.9a : Mức sở hữu theo địa bạ Gia Long 14 (1815)
116
Bảng 3.9b : Mức sở hữu theo địa bạ Minh Mệnh 20 (1839)
116
Bảng 3.10: Qui mô sở hữu tư điền thổ
121
Bảng 3.11: Phân bố sở hữu tư điền thổ
122
Bảng 3.12: Phân bố sở hữu ruộng đất của chức sắc
125

Bảng 3.13: Qui mô sở hữu của chức sắc
126
Bảng 3.14a: Qui mô sở hữu của chức dịch
127
Bảng 3.14b: Qui mô sở hữu của sắc mục
127
Bảng 3.15: Tổng hợp tình hình sở hữu ruộng đất của từng loại chức sắc
128
Bảng 3.16: Qui mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ
129
Bảng 4.1 : So sánh các loại ruộng đất giữa hai thời điểm
141
Bảng 4.2 : So sánh qui mô sở hữu ruộng tư giữa hai thời điểm
146
Bảng 4.3 : So sánh số chủ sở hữu nữ, phụ canh giữa hai thời điểm
146
Bảng 4.4: So sánh sở hữu của các nhóm họ trong địa bạ Gia Long và Minh Mệnh
148
Bảng 4.5: Phân bố 210 chủ sở hữu tư điền theo địa bạ Gia Long
153
Bảng 4.6: Quy mô sở hữu tư điền của 210 chủ trùng tên năm 1815
154
Bảng 4.7: Quy mô sở hữu tư điền của 210 chủ trùng tên năm 1839 (sau quân điền)
155
Bảng 4.8: Quy mô sở hữu tư điền của 210 chủ trùng tên năm 1839 (trước quân điền)
156
Bảng 4.9: Quy mô sở hữu của 92 chủ tư điền năm 1815 và 1839 (trước quân điền)
158
Bảng 4.10: Quy mô sở hữu của 99 chủ năm 1815 và 1839 (trước quân điền)
159











3

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ



Trang
Bản đồ: Phân bố các thôn/ấp có địa bạ được khảo cứu ở Bình Định
50
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số chủ khá giả và sở hữu ruộng đất của họ ở một số tỉnh
72
Biểu đồ 2.2: Qui mô sở hữu ruộng tư
73
Biểu đồ 2.3: Phân bố ruộng của 12 nhóm họ có số chủ đông hơn mức bình quân
89
Biểu đồ 3.1: Qui mô sở hữu ruộng tư
112
Biểu đồ 3.2a: Mức sở hữu theo địa bạ Gia Long 14 (1815)
116
Biểu đồ 3.2b:Mức sở hữu theo địa bạ Minh Mệnh (1839)

117
Biểu đồ 3.3: Qui mô sở hữu tư điền thổ
122
Biểu đồ 4.1: So sánh số chủ tư hữu giữa hai thời điểm
145
Biểu đồ 4.2:So sánh diện tích sở hữu giữa hai thời điểm
147
Biểu đồ 4.3:Biến đổi sở hữu ruộng đất của 10 chủ trùng tên
157


CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt
Đọc là
ĐB
Địa bạ
PC
Phụ canh
TCT
Tang căn thổ

Tư điền

Công điền
BATĐ
Bản ấp tư điền
h
Hạ vụ

ha
Hạn vụ









MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dù đã trải qua hàng nghìn năm phát triển song về cơ bản Việt Nam vẫn là
một nước nông nghiệp với ba đặc điểm mang tính chi phối: kinh tế nông nghiệp,
xã hội nông thôn, cư dân nông dân. Tư liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế nông
nghiệp là ruộng đất, và gắn với nó là các hình thức sở hữu và sử dụng đất đai mà
thông qua đó con người ràng buộc với nhau trong quá trình sản xuất và phân
phối sản phẩm. Nghiên cứu chế độ ruộng đất nói chung, mối quan hệ giữa các
hình thức sở hữu ruộng đất nói riêng, là cơ sở khoa học giúp chúng ta hiểu được
bản chất các kiểu dạng xã hội trong lịch sử, tìm ra qui luật của lịch sử, lý giải các
đặc điểm chung và riêng của Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới và khu
vực.
Ở Việt Nam, dưới thời phong kiến, chế độ ruộng đất là cơ sở, là nền tảng
của nhà nước trung ương tập quyền, là nguồn thu nhập chủ yếu của các vương
triều phong kiến, đồng thời cũng là nhân tố cơ bản chi phối mọi hoạt động của
xã hội đương thời.
Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nói chung, giai đoạn nửa đầu
thế kỷ XIX nói riêng, các nhà sử học rất quan tâm những nguồn sử liệu trực
tiếp liên quan đến tình hình sở hữu ruộng đất và việc phân chia ruộng đất của

làng xã qua các thời kỳ mà địa bạ chính là một trong những nguồn sử liệu đó.
Rất may, qua nhiều thăng trầm lịch sử, kho địa bạ đồ sộ vẫn còn được lưu giữ
đến nay. Riêng kho địa bạ lưu giữ tại Cục Lưu trữ Nhà nước đã gồm 10.044
tập với 16.884 địa bạ của các thôn ấp đời Nguyễn, phần lớn mang các niên đại

5


từ 1805 đến 1839. Địa bạ cung cấp nhiều tư liệu quý giá giúp các nhà nghiên
cứu có thể tái tạo lại một phần lịch sử đất nước nói chung, về chế độ sở hữu
ruộng đất Việt Nam nói riêng, một cách khách quan với những số liệu thống
kê cụ thể.
Chính vì vậy mà vài thập kỷ gần đây, nhiều nhà khoa học hết sức quan
tâm khai thác kho tư liệu địa bạ đồ sộ đời Nguyễn còn lưu giữ lại.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chúng tôi được may mắn
tham gia nhóm nghiên cứu địa bạ do giáo sư Phan Huy Lê chủ trì và có dịp
tiếp xúc với nguồn tư liệu quí báu này. Trong quá trình tiếp cận nguồn tư liệu
ấy, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sưu tập địa bạ của Bình Định. Bởi lẽ,
Bình Định là một trong những tỉnh có nhiều địa bạ nhất và là tỉnh duy nhất
trong cả nước có địa bạ lập vào hai thời điểm khác nhau trên qui mô toàn tỉnh.
Bình Định có 1222 địa bạ theo danh mục, hiện còn lưu giữ 1207 địa bạ, mang
hai niên đại Gia Long 14 (1815) với 559 địa bạ ấp và Minh Mệnh 20 (1839)
với 648 địa bạ thôn. Việc nghiên cứu sưu tập địa bạ Bình Định không chỉ cho
biết cơ cấu các loại hình ruộng đất, biến đổi sở hữu các loại ruộng đất đó sau
24 năm (từ 1815 đến 1839), mà quan trọng hơn là có được số liệu về ruộng
đất của từng thôn/ấp thuộc Bình Định trước và sau khi nhà Nguyễn thực hiện
chính sách quân điền năm 1839.
Quân điền là từ chính thức được ghi chép trong Đại Nam thực lục,
Minh Mệnh chính yếu khi nói về chủ trương của Minh Mệnh năm 1839 áp
dụng ở Bình Định. Đây không phải từ của các sử quan nhà Nguyễn mà là

nguyên văn lời tâu của các đại thần và chỉ dụ của vua Minh Mệnh khi chuẩn y
cho thi hành phép chia ruộng ở Bình Định năm 1839. Trong Đại Nam thực
lục dùng cụm từ "việc quân điền" hay "phép quân điền", còn trong Minh
Mệnh chính yếu, bản tiếng Việt dịch là “phép chia ruộng”, nhưng nguyên bản
chữ Hán là “quân điền pháp” khi nói về quân điền năm 1839 ở Bình Định.
Trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta, trước và sau quân điền năm
1839, đã có nhiều lần nhà nước thực hiện quân điền: quân điền thời Lê sơ (thế
kỷ XV), quân điền thời Vĩnh Thịnh (1711), quân điền thời Gia Long (1804),
quân điền thời Minh Mệnh (1840). Tuy nhiên, tất cả các lần quân điền đó đều

6


có một tính chất chung là áp dụng trên phạm vi cả nước trong việc quân cấp
ruộng đất công làng xã cho quan lại, binh lính và xã dân theo khẩu phần, tuy
khẩu phần cụ thể của mỗi lần quân điền có khác nhau. Quân điền năm 1839
là phép quân điền đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta, ngoài
việc quân cấp ruộng đất công làng xã như những lần quân điền khác, còn thể
hiện sự can thiệp sâu sắc nhất của nhà nước đối với quyền tư hữu ruộng đất
bằng cách cắt một nửa ruộng tư ở tất cả các thôn/ấp của Bình Định, những nơi
có tư điền nhiều hơn công điền, sung làm công điền để quân cấp cho quan,
binh, dân. Cũng chính vì có quân điền năm 1839 nên ở Bình Định, ngoài sưu
tập địa bạ lập năm Gia Long 14 (1815) như các địa phương khác trong cả
nước, nằm trong chủ trương chung của nhà Nguyễn nhằm tăng cường quyền
quản lý ruộng đất thông qua việc đo đạc ruộng đất và lập địa bạ, Bình Định có
thêm một sưu tập địa bạ năm 1839, lập ngay sau khi thi hành quân điền năm
1839.
Đề tài quân điền năm 1839 của Minh Mệnh ở Bình Định không phải là
một vấn đề mới đối với giới sử học. Quân điền năm 1839 đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trong mấy thập kỷ qua. Nguồn tư liệu chính

được các nhà nghiên cứu sử dụng là những ghi chép trong các bộ sử của Quốc
sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và quan điểm của họ nói chung đều cho
rằng quân điền năm 1839 của Minh Mệnh nhằm mục đích tăng cường và củng
cố ruộng đất công làng xã, đảm bảo nguồn tô thuế cho nhà nước. Nhiều nhà
nghiên cứu coi quân điền năm 1839 như một cuộc "thử nghiệm" ở Bình Định
nhưng vì không thu được kết quả khả quan như mong muốn nên sau đó không
áp dụng rộng rãi trong cả nước.
Tuy vậy, đi sâu nghiên cứu, phân tích địa bạ Bình Định vào hai thời
điểm 1815 và 1839 đã đem lại nhiều thông tin rất lý thú về biến đổi sở hữu
ruộng đất ở Bình Định trước và sau khi thực hiện quân điền năm 1839, về
những tác động trực tiếp của quân điền trong việc phân chia lại các loại ruộng
đất công và tư ở Bình Định dẫn đến một số vấn đề cần nghiên cứu, làm
sáng tỏ về chính sách quân điền năm 1839. Chủ trương này cần được đánh giá

7


như thế nào, có thực sự tiến bộ không trong bối cảnh cụ thể của tình hình
ruộng đất Bình Định nửa đầu thế kỷ XIX? Hơn nữa, thực chất quân điền có
phải chỉ nhằm mục đích tăng cường quyền quản lý ruộng đất của nhà nước
thông qua việc bổ sung, củng cố ruộng đất công làng xã, quân bình lại ruộng
đất giữa người giàu và kẻ nghèo như Minh Mệnh đã nói ? Hay quân điền năm
1839 còn có mục đích gì khác?
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Chính sách quân điền năm 1839 ở
Bình Định qua tư liệu địa bạ” làm đề tài luận án với mong muốn làm sáng tỏ
những vấn đề chưa được giải quyết về quân điền năm 1839. Ngoài các nguồn
tư liệu trong các thư tịch cổ mà các nhà nghiên cứu đi trước đã sử dụng, địa
bạ Bình Định tại hai thời điểm 1815 và 1839 là nguồn tư liệu chính của luận
án.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu tất cả địa bạ tỉnh Bình Định đòi hỏi phải
đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và không thể giải quyết trong phạm vi của
một luận án. Vì vậy, trong luận án này, áp dụng phương pháp thống kê chọn
mẫu, chúng tôi chọn lựa xấp xỉ 5% tổng số địa bạ, tức là 24/535 cặp địa bạ
đầy đủ của Bình Định được lập vào hai thời điểm khác nhau nửa đầu thế kỷ
XIX nêu trên, khai thác triệt để mọi thông tin, đồng thời so sánh với những số
liệu thống kê chung của địa bạ toàn Bình Định đã được công bố. Trên cơ sở
đó, có thể đưa ra một số nhận xét về những biến đổi ruộng đất của Bình Định,
nhất là biến đổi qui mô sở hữu ruộng đất tư tại hai thời điểm có địa bạ, đồng
thời kết hợp với kết quả khảo sát điền dã, luận án muốn tìm hiểu nguyên
nhân sâu xa dẫn tới việc Minh Mệnh lựa chọn Bình Định chứ không phải nơi
nào khác để áp dụng quân điền năm 1839, và cụ thể hóa việc thực hiện chính
sách quân điền này so với chủ trương chung của Minh Mệnh. Hơn nữa, đối
chiếu giữa chủ trương quân điền và kết quả thực hiện, luận án đưa ra một số
nhận định và đánh giá mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Chính sách quân điền năm 1839 của Minh Mệnh được đề cập đầu
tiên trong bài báo của R.P. Souvignet đăng trên tạp chí Đông Dương năm
1900 [134, 596-598]. Tác giả thu thập một số số liệu về ruộng đất của Bình

8


Định năm 1839 và 1900, trên cơ sở đó so sánh và đưa ra một vài nhận định về
chính sách quân điền năm 1839.
R.P. Souvignet cho biết, năm 1839 “ tỉnh Bình Định chỉ có 5 200
mẫu ruộng công mà có tới 71 400 mẫu ruộng tư. Đó là sở hữu của người giàu,
còn kẻ nghèo thì không có đất cắm dùi. Trong số binh lính chỉ có 5 500 người
có lương điền, còn 9 500 người không có”. Đến năm 1900 “Bình Định có
81 690 mẫu ruộng nộp thuế hàng năm là 24 449 quan 3 tiền bằng bạc và

67 225 hộc 7 thăng thóc”. Như vậy, sau 61 năm (1839 - 1900) ruộng ở Bình
Định chỉ tăng có 5 090 mẫu.
Theo R.P. Souvignet, nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ ruộng công ở Bình
Định quá ít mà ruộng tư lại quá nhiều là do ảnh hưởng của phong trào Tây
Sơn. Trong luận văn của mình, ông có trích dẫn lời của Minh Mệnh “Số
ruộng tư ở Bình Định đã tăng lên trong cuộc chiến tranh do anh em Tây Sơn
gây ra. Trong cuộc chiến tranh này, họ đã cả gan lấy tất cả đất đai và ruộng
nương tuỳ thích, huỷ các sổ điền thổ để biến ruộng công thành ruộng tư”. Rất
tiếc tác giả không ghi xuất xứ của câu trích dẫn trên.
Đến năm 1951, Nguyễn Thiệu Lâu đăng trong tập san của Viện Viễn
Đông bác cổ Pháp (BEFEO) một chuyên khảo với tiêu đề “Cải cách ruộng
đất năm 1839 tại Bình Định” 3132, 119-129]. Đây là một công trình nghiên
cứu quan trọng về chính sách quân điền năm 1839 của Minh Mệnh. Chỉ tiếc
rằng tác giả chưa khai thác nhiều các tư liệu Hán – Nôm của triều đình Huế có
liên quan đến đề tài. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác giả là Quốc triều chính
biên toát yếu được dịch ra chữ quốc ngữ và xuất bản năm 1923. Nguyễn
Thiệu Lâu đã dẫn một loạt những lời tâu, trình của các quan lại trong triều về
tỷ lệ giữa ruộng đất công và tư ở Bình Định để đi đến kết luận “cái diện tích
quá hẹp về ruộng đất công ở Bình Định là nguyên nhân của cuộc cải cách
ruộng đất vào năm 1839”. Nhưng Nguyễn Thiệu Lâu cho rằng “đó chỉ là
nguyên cớ được nhà nước viện dẫn”, và “nguyên cớ đó không làm chúng tôi
thỏa mãn”. Theo ông, có hai giả thiết có thể dẫn tới sự chênh lệch giữa ruộng
đất công và tư ở Bình Định, mà giả thiết nọ loại trừ giả thiết kia: thứ nhất là
do Tây Sơn, và thứ hai là do nguồn gốc xa xưa của người Chăm. Nguyễn

9


Thiệu Lâu nghiêng về giả thiết thứ nhất nhưng ông không có đủ cứ liệu chứng
minh cho nhận định của mình. Vì vậy, ông mong rằng "ngày nào đó, sẽ có

một sử gia trở lại đề tài này và dành cho nó một công trình triển khai xứng
đáng hơn".
Hai chuyên luận trên được coi là những nghiên cứu đầu tiên về chính
sách quân điền năm 1839 ở Bình Định.
Ngoài ra, trong những bộ lịch sử Việt Nam như Lịch sử Việt Nam, Lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại cương lịch sử Việt Nam, hay trong
nhiều chuyên khảo khác, khi nghiên cứu về chế độ ruộng đất thời Nguyễn,
không ai không đề cập tới quân điền năm 1839 của Minh Mệnh. Có thể kể ra
vài tác phẩm, tác giả quan tâm khá nhiều về chính sách quân điền năm 1839
như Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX [97] của Vũ
Huy Phúc, Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858
của Trần Văn Giàu [51], Việt Nam thế kỷ XIX của Nguyễn Phan Quang [98],
hay Chế độ ruộng đất – Kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
[100] của Vũ Văn Quân Trong những tác phẩm trên, các tác giả khai thác
khá kỹ các thông tin về quân điền năm 1839 trong Đại Nam thực lục, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu. Tuy nhiên, do hạn chế
của những tư liệu thư tịch này nên khó giải quyết thấu đáo vấn đề nguyên
nhân và kết quả của chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định. Hầu hết các
tác giả trên đều coi chính sách quân điền này là nhằm khôi phục và tăng
cường ruộng đất công làng xã, đối phó với tình hình ruộng đất đầu thế kỷ
XIX, nhưng sau thử nghiệm thất bại ở Bình Định thì không thể mở rộng ra
các tỉnh khác. Riêng GS. Trần Văn Giàu đưa ra nhiều phân tích sâu sắc và phê
phán chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định của Minh Mệnh.
Từ năm 1992, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu bắt đầu khai thác nguồn
tư liệu địa bạ và tiến hành nghiên cứu toàn bộ số địa bạ hiện còn của Bình
Định [44], [45], [46]. Ông tập trung khai thác những số liệu ở phần đầu của
mỗi địa bạ bao gồm đơn vị hành chính, giáp giới bốn phương của mỗi
thôn/ấp, tổng diện tích công tư điền thổ các hạng, từng loại công, tư, điền, thổ
, thổ trạch viên trì, cùng một số loại đất đặc biệt khác như tha ma mộ địa, khe,


10


ngòi …, Nhờ vậy, ông đã làm nổi bật những nét chính yếu của chế độ sở hữu
ruộng đất nói riêng và của nền hành chính đương thời nói chung trên cơ sở sử
dụng những số liệu tổng quát của địa bạ từng ấp/thôn cũng như thống kê
ruộng đất của toàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Đầu chưa khai
thác hết các thông tin trong địa bạ, đặc biệt là các tư liệu về phần tư hữu của
từng chủ sở hữu mà phần này thường chiếm khoảng hơn 80% số trang của địa
bạ. Quan điểm của Nguyễn Đình Đầu là rất ca ngợi khi đánh giá về quân điền
năm 1839.
Năm 1997, chúng tôi có khảo sát cụ thể địa bạ Kiên Mỹ (huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định) lập vào hai thời điểm 1815 và 1839. Trên cơ sở khai
thác hầu hết các thông tin của cặp địa bạ đó, so sánh, đối chiếu những số liệu
về các loại ruộng đất công và tư qua hai thời điểm đã cho phép đưa ra một vài
nhận xét bước đầu về biến đổi cơ cấu kinh tế – xã hội và ruộng đất của Kiên
Mỹ nửa đầu thế kỷ XIX, cũng như về chính sách quân điền năm 1839 nói
chung. Tuy nhiên, chỉ thông qua một cặp địa bạ của một thôn/ấp ở Bình Định
thì chưa thể có được những đánh giá xác đáng và đầy đủ về chính sách quân
điền của Minh Mệnh.
Trong luận án, chúng tôi tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo một hướng
mới, trên cơ sở khảo cứu kỹ 24 cặp địa bạ của 24 thôn /ấp Bình Định lập vào
hai thời điểm 1815 và 1839, kết hợp với các nguồn thư tịch cổ khác và kết
quả điều tra điền dã, rồi tổng hợp, so sánh những đổi thay trong chế độ sở hữu
ruộng đất tại hai thời điểm trước và sau khi thực hiện chính sách quân điền.
Qua đó, có thể hình dung cụ thể hơn về việc đề xuất và thực hiện chính sách
quân điền của Minh Mệnh năm 1839 trên thực tế, đưa ra một số nhận định và
đánh giá mới.
3. Cơ sở tư liệu, phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của luận án dựa trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:

Trước hết là 24 cặp địa bạ của 24 thôn/ấp của Bình Định lập năm 1815
và 1839. Đối với 48 địa bạ này, mọi thông tin về tổng diện tích công tư điền
thổ, cũng như diện tích từng loại ruộng đất đó, cho tới diện tích từng thửa
ruộng của từng chủ ruộng tư đều được khai thác, sử dụng. Khi phân tích tính

11


chất sở hữu của các chủ tư điền, luận án còn phân loại các chủ sở hữu đó theo
giới tính (nam, nữ) và theo quê quán của họ (chính canh hay phụ canh). Bên
cạnh đó, luận án kết hợp so sánh, đối chiếu với những thông tin tổng quát về
địa bạ Bình Định đã được nhà sử học Nguyễn Đình Đầu công bố.
Những tư liệu thư tịch cổ đã được dịch ra tiếng Việt, chủ yếu là các bộ
Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều chính biên
toát yếu, Minh Mệnh chính yếu là nguồn tư liệu thư tịch được tham khảo, sử
dụng rất nhiều trong luận án. Ngoài ra, tác giả tham khảo thêm các thông tin
có liên quan trực tiếp tới tỉnh Bình Định trong Đại Nam nhất thống chí, Đại
Nam liệt truyện, Đồng Khánh địa dư chí lược.
Thứ hai là các tư liệu khảo sát điền dã. Luận án kế thừa kết quả nghiên
cứu của những người đi trước, kết hợp với hai đợt điều tra điền dã do chính
tác giả thực hiện vào mùa hè năm 1997 và tháng 4 năm 2002. Những biến đổi
về hành chính qua các thời kỳ của Bình Định nói chung và 24 thôn/ấp nghiên
cứu nói riêng, cũng như đặc điểm về địa hình, cảnh quan, đời sống kinh tế, xã
hội, văn hoá của nhân dân Bình Định, những tư liệu do chính quyền địa
phương, Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định, Bảo tàng Quang Trung và các cụ
già địa phương cung cấp đã được khai thác, sử dụng nhiều trong luận án.
Quân điền năm 1839 của Minh Mệnh ở Bình Định là sự kiện xảy ra
cách chúng ta mới hơn 150 năm nên vẫn còn lưu lại những dấu ấn khá đậm
nét trong trí nhớ của các cụ già địa phương. Phép quân điền được ông, cha các
cụ kể lại, truyền từ đời này sang đời khác với những nét cơ bản nhất, nổi bật

nhất được ghi nhớ và lưu truyền là “sung công chiết cấp” hay “nhất bán vi
công, nhất bán vi tư”. Nhiều cụ già 70 - 80 tuổi còn kể lại những chuyện cụ
thể về cách "sung công" ruộng tư, "chiết cấp" ruộng công, cách bốc thăm
"tối", những tranh chấp xảy ra sau quân điền cùng dấu tích, ranh giới những
thửa ruộng tư của tổ tiên trong gia đình, dòng họ bị "sung công" Qua tư liệu
truyền khẩu có thể nhận thấy việc quân điền năm 1839 còn để lại những dấu
ấn rất đậm trong ký ức dân gian. Đặc biệt, nguồn tư liệu gia phả, phân thư,
giấy tờ bán ruộng, văn khế chia gia tài ruộng đất …còn lưu giữ được có nhiều
tài liệu liên quan tới quân điền. Tư liệu văn tự này cùng những lời kể của các

12


cụ già địa phương đã giúp chúng tôi giải đáp một số vướng mắc như cách
phân chia cụ thể ruộng công và tư trong từng thôn/ấp sau quân điền, hoặc như
hiện tượng tồn tại hai, ba đẳng hạng trên cùng một thửa ruộng… được ghi
chép trong địa bạ.
Hiện nay, ở Bình Định vẫn còn lữu giữ khá nhiều di tích, dấu ấn vật
chất về quân điền năm 1839 như : một số thửa ruộng tư tuy bị sung làm công
điền năm 1839 song vẫn giữ nguyên tên của chủ sở hữu cũ và vẫn còn đến
nay, hay mương nước được dùng làm đường ranh giới phân chia ruộng công
và tư trong quân điền đến nay có nơi vẫn còn… Đây là những nguồn tư liệu
rất phong phú, đa dạng về quân điền mà trong địa bạ không ghi chép.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án này, phương pháp tiếp cận của
khoa học lịch sử kết hợp với phương pháp điều tra điền dã của địa lý học lịch
sử và dân tộc học, xã hội học đã được áp dụng. Đặc biệt, phương pháp phân
tích định lượng được ứng dụng rất hiệu quả trong việc xử lý nguồn tư liệu
đám đông của địa bạ. Phương pháp thống kê chọn mẫu được áp dụng trong
việc lựa chọn và xử lý 24 cặp địa bạ. Các số liệu được thống kê và xử lý trên
máy vi tính, kết hợp với một số đồ thị, bản đồ minh họa, trên cơ sở đó đối

chứng, so sánh với các nguồn tư liệu khác nhau liên quan đến đề tài.
4. Nội dung, bố cục chính của luận án
Luận văn dài 200 trang đánh máy với 189 tài liệu tham khảo. Ngoài các
phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương. Ngoài
phần chính văn, luận án có 152 trang Phụ lục với 24 bản đồ minh họa.
Phần Mở đầu được dành để phân tích ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
đề tài, lý do chọn đề tài, cũng như nêu những nét chính về bố cục và kết quả
chủ yếu của luận văn.
Chương 1: “Tình hình sở hữu ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX và chủ
trương quân điền năm 1839 ở Bình Định”. Trên cơ sở khái quát chung tình
hình ruộng đất và những chính sách của nhà Nguyễn đối với các loại hình sở
hữu ruộng đất trong cả nước nửa đầu thế kỷ XIX, chúng tôi muốn làm nổi bật
đặc điểm riêng về ruộng đất của Bình Định, những bức xúc ruộng đất đã dẫn
tới quyết định quân điền năm 1839 của Minh Mệnh được tiến hành duy nhất

13


tại Bình Định. Sau đó giới thiệu nội dung chủ yếu của chủ trương quân điền
năm 1839 ở Bình Định theo những ghi chép trong chính sử của triều Nguyễn.
Chương 1 còn dành một phần miêu tả chung về sưu tập địa bạ của Bình
Định, cũng như đưa ra nguyên tắc chọn mẫu 24 trong tổng số 535 cặp địa bạ
của toàn Bình Định ( 5 %) để đi sâu thống kê, phân tích.
Chương 2 và 3 của luận án chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu mới được
khai thác là 24 cặp địa bạ Bình Định lập vào hai thời điểm 1815 và 1839. Hai
chương này tập trung phân tích triệt để các thông tin có trong địa bạ, so sánh
với số liệu tổng hợp của địa bạ toàn Bình Định cùng thời điểm đã được
Nguyễn Đình Đầu công bố, cố gắng phục dựng lại chế độ sở hữu ruộng đất
của các thôn/ấp Bình Định nửa đầu thế kỷ XIX, từ đó làm nổi bật tình hình
ruộng đất ở đây trước và sau quân điền năm 1839.

Chương 2: “Tình hình sở hữu ruộng đất ở Bình Định trước quân điền
năm 1839 qua địa bạ Gia Long 14 (1815)” . Chương này tập trung khai thác
thông tin trong 24 địa bạ của 24 ấp thuộc Bình Định lập năm Gia Long thứ 14
(1815). Qua các số liệu thống kê, nêu lên đặc điểm nổi bật của chế độ sở hữu
ruộng đất ở Bình Định là tuyệt đại đa số diện tích ruộng đất đều là tư điền, tư
thổ, nhưng qui mô sở hữu lại nhỏ, manh mún và dàn trải. Cả 24 ấp lựa chọn
nghiên cứu, phân tích vào thời điểm 1815 đều không có công điền thổ, hay
chính xác hơn là không có công điền thổ sở tại, chỉ có một ít quan điền thổ và
công điền thổ của thôn /ấp khác nằm trong địa phận bảtn ấp. Đó là đặc điểm
không bình thường của tình trạng sở hữu ruộng đất ở Bình Định đầu thế kỷ
XIX. Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là một nội dung
quan trọng của chương 2.
Chương 3 : “Thực hiện chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định
qua địa bạ Minh Mệnh 20 (1839) ”. Nội dung chính của chương 3 dành cho
việc khảo cứu, phân tích địa bạ 24 thôn của Bình Định lập năm Minh Mệnh
20 (1839). Kết quả thống kê cho thấy, sau quân điền, diện tích ruộng tư giảm
đi xấp xỉ một nửa, trong khi đó, sở hữu công điền sở tại trước đây không có
thì nay lại gia tăng đáng kể, chiếm xấp xỉ 50% tổng diện tích công tư điền
thổ. Điều đó chứng tỏ chính sách quân điền năm 1839 mà một số người coi

14


là “cải cách điền địa” đã được thực thi triệt để tới từng ấp/ thôn trong việc
phân chia lại tỷ lệ giữa ruộng công và tư. Tuy nhiên, đi sâu phân tích mức
sở hữu của từng chủ tư hữu cũng như cách sung công một nửa ruộng tư ở
các thôn/ấp cho phép hình dung rõ hơn một số điểm về chính sách quân
điền năm 1839 mà trước đây chưa được làm sáng tỏ.
Sự có mặt một số không nhỏ các chủ sở hữu là nữ trong địa bạ ở cả hai
thời điểm 1815 và 1839 cũng ít nhiều gợi ra bức tranh về vai trò người phụ nữ

ở Bình Định nói riêng và ở nông thôn Việt Nam thời phong kiến nói chung.
Đặc biệt, hiện tượng chia đều ruộng đất cho con cái không phân biệt nam hay
nữ, dẫn tới có những chủ sở hữu ruộng tư tuy là nữ nhưng lại có mức sở hữu
khá cao là một đặc điểm đáng lưu ý của Bình Định. Bên cạnh đó, tỷ lệ chủ
phụ canh cũng như mức sở hữu trung bình của họ bằng và cao hơn chính canh
trong các thôn/ấp Bình Định là vấn đề đáng quan tâm được phản ánh trong địa
bạ Bình Định.
Chương 4: Kết quả quân điền năm 1839 ở Bình Định. Trong chương 4,
thông qua so sánh các số liệu của địa bạ 24 thôn/ấp vào hai thời điểm 1815 và
1839, luận án muốn làm rõ hơn những biến đổi ruộng đất ở Bình Định sau
quân điền năm 1839, đặc biệt là những khác biệt cơ bản giữa phân bố ruộng
đất công và tư trước và sau quân điền. Bên cạnh đó, chương 4 còn trình bày
cách chia ruộng công theo khẩu phần cho quan lại, binh lính và xã dân cùng
những hệ quả của nó tại Bình Định.
Danh sách các chủ trùng tên trong hai địa bạ cùng mức sở hữu ruộng
đất của họ là kết quả có được sau những phân tích, đối chiếu 24 cặp địa bạ tại
hai thời điểm. So sánh qui mô sở hữu cũng như biến đổi ruộng đất của 210
chủ trùng tên cho phép lý giải thêm một số vấn đề về quân điền năm 1839
trong chương 4.
Từ chủ trương chung về quân điền của Minh Mệnh được ghi chép trong
các tư tịch cổ, kết hợp kết quả so sánh địa bạ hai thời điểm 1815 và 1839,
cùng các nguồn tư liệu khác, chương 4 trình bày một số nhận xét về nguyên
nhân trực tiếp cũng như sâu xa dẫn đến quyết định quân điền năm 1839 ở
Bình Định của Minh Mệnh.

15


Phần Kết luận dành để khái quát những đặc điểm chung của tình hình
sở hữu ruộng đất Bình Định nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ 1815 và

1839, từ đó nêu một số nhận định tổng quát và đánh giá mới về chính sách
quân điền năm 1839.
Phần Phụ lục nêu kết quả thống kê địa bạ của 24 thôn/ấp lập vào các
năm 1815 và 1839. Bên cạnh đó, với mỗi cặp địa bạ kèm theo bản đồ hiện
nay của thôn/ấp đó. Trong Phụ lục còn có danh sách 210 chủ trùng tên và bản
dịch toàn bộ địa bạ Kiên Mỹ qua hai thời điểm.
5. Đóng góp của luận án
Các kết quả chính của luận văn là:
 Xử lý triệt để 24 cặp địa bạ của 24 thôn/ấp Bình Định lập vào các
năm 1815 và 1839, so sánh với các số liệu thống kê chung toàn tỉnh Bình
Định cũng vào hai thời điểm trên, đồng thời đi sâu phân tích phần tư hữu
ruộng đất cho phép rút ra một số kết luận về tình trạng sở hữu ruộng đất cũng
như những biến đổi của các loại hình sở hữu ruộng đất ở Bình Định nửa đầu
thế kỷ XIX.
 Kết quả phân tích 24 địa bạ của 24 ấp thuộc trấn Bình Định lập năm
Gia Long 14 (1815) kết hợp với các tư liệu điền dã cho phép đưa ra bức tranh
cụ thể về tình hình ruộng đất ở Bình Định - cái nôi của phong trào Tây Sơn,
sau khi vương triều cuối cùng của Tây Sơn thất bại 13 năm. Kết quả phân tích
địa bạ 1815 cho thấy, sở hữu tư chiếm tuyệt đại đa số, sở hữu công không
đáng kể, nhưng trong sở hữu tư lại không có tích tụ ruộng đất mà dàn trải ra
với những chủ sở hữu nhỏ, mức sở hữu trung bình xấp xỉ 1 mẫu ruộng, người
sở hữu lớn nhất chỉ có hơn 20 mẫu ruộng. Đó là những đặc điểm nổi bật
trong phân bố ruộng ở Bình Định đầu thế kỷ XIX. .Nêu lên và phân tích
nguyên nhân của đặc điểm đó, tìm hiểu lý do sâu xa dẫn đến chủ trương quân
điền năm 1839 của Minh Mệnh là vấn đề mới của luận văn.
 Chủ trương quân điền năm 1839 của Minh Mệnh được thi hành triệt
để ở hầu khắp các thôn/ấp của Bình Định, những nơi có tư điền nhiều hơn
công điền. Phần tư điền sung công điền đem chia cho quan lại, binh dân, theo
lương điền và khẩu phần. Qua phân tích địa bạ kết hợp với tư liệu điền dã và


16


các nguồn sử liệu khác, luận án chỉ ra cách thức cụ thể khi áp dụng chủ
trương quân điền trong việc sung công chiết cấp một nửa tư điền, cũng như
cách chia ruộng công theo lương điền và khẩu phần.
 Kết quả quân điền năm 1839 của Minh Mệnh ở Bình Định được một
số nhà nghiên cứu coi là một cuộc cách mạng điền địa, nhưng thực chất mục
đích của Minh Mệnh khi thực hiện chính sách này là gì ? Tại sao Minh Mệnh
phải đề ra giải pháp đặc biệt với riêng tỉnh Bình Định? Quân điền năm 1839
thực sự đã đem lại kết quả, nguồn lợi cho những ai? Cho nhà nước hay cho
người dân Bình Định? Đó là những vấn đề đã được luận án lý giải, phân tích
dựa trên trên cơ sở tư liệu địa bạ kết hợp với tư liệu điền dã. Từ đó đưa ra một
số đánh giá mới về tác dụng của quân điền năm 1839 của Minh Mệnh.


Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS. Hà
Văn Tấn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày thuộc Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ
- trung đại, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã chỉ dẫn và góp nhiều ý kiến quí báu trong quá trình
hoàn chỉnh luận án. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS. Vũ Văn Quân và các đồng
sự đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình dịch và kiểm tra các nguồn tư liệu
Hán - Nôm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia I đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận và
khai thác địa bạ Bình Định.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định,
Bảo tàng tổng hợp Bình Định, Bảo tàng Quang Trung, Uỷ ban nhân dân các

huyện, xã cùng các cụ già địa phương đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi
trong quá trình đi khảo sát, thu thập tư liệu tại Bình Định.


Chương 1
TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX
VÀ CHỦ TRƯƠNG QUÂN ĐIỀN NĂM 1839 Ở
BÌNH ĐỊNH
1.1. NHÀ NGUYỄN TRƢỚC TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1.1. Nhà Nguyễn thành lập
Cuối thế kỷ XVIII, phong trào Tây Sơn đã lập được nhiều chiến công
hiển hách, đập tan các thế lực chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài, bước đầu
lập lại nền thống nhất đất nước, đánh bại các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở
phía Nam và Mãn Thanh ở phía Bắc, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
Sau khi khởi xướng và lãnh đạo phong trào Tây Sơn giành được những
thắng lợi trong giai đoạn đầu, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế (1776), lấy
hiệu Thái Đức. Năm 1786, Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế cai
quản vùng đất từ Quảng Ngãi vào nam, Nguyễn Lữ được phong làm Đông
Định vương, trấn giữ đất Gia Định. Còn từ Quảng Nam trở ra bắc do Bắc
Bình vương Nguyễn Huệ cai quản. Năm 1788, trước đòi hỏi cấp thiết của
cuộc kháng chiến chống Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đóng đô tại
Phú Xuân. Nhà Tây Sơn gồm có ba chính quyền, hai hoàng đế nhưng chỉ có
chính quyền của Hoàng đế Quang Trung đã đề ra và thực hiện một số chính
sách tiến bộ trên lãnh thổ do ông cai trị.
Sau đại thắng quân xâm lược Mãn Thanh (1789), chính quyền non trẻ
của Quang Trung một mặt phải khắc phục những khó khăn do cuộc khủng
hoảng kéo dài ở Đàng Ngoài để lại; mặt khác phải khẩn trương xây dựng



18
chính quyền mới và củng cố lực lượng quốc phòng, xây dựng quân đội vững
mạnh, sẵn sàng đối phó với các thế lực chống đối ở Bắc Hà cũng như với
Nguyễn Ánh ở Gia Định. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước lúc này
rất tiêu điều, đặt ra những yêu cầu phải giải quyết. Năm 1789, Quang Trung
ban Chiếu khuyến nông, đề ra một số biện pháp tích cực nhằm phục hồi sản
xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Mặc dù chính quyền Tây Sơn
chưa có chính sách giải quyết vấn đề ruộng đất, song trong vòng 3, 4 năm
thực thi Chiếu khuyến nông, tình hình nông nghiệp đã có những chuyển biến
tích cực.
Đối với công, thương nghiệp, Quang Trung cũng có những biện pháp
khuyến khích sản xuất, mở mang lưu thông hàng hóa, phục hồi và phát triển
các ngành thủ công nghiệp cũng như hoạt động thương nghiệp, kể cả quan hệ
thông thương với các nước láng giềng .
Đất nước đang dần phục hồi và phát triển thì Quang Trung đột ngột từ
trần vào năm 1792, người kế nghiệp là Quang Toản còn quá trẻ, không đủ sức
gánh vác trọng trách được giao phó. Thêm vào đó, những mâu thuẫn và xung
đột nội bộ làm cho vương triều Tây Sơn suy yếu nhanh chóng, ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển chung của cả nước. Thực tế khách quan đó cùng với sự
bất lực của Nguyễn Lữ và thái độ mệt mỏi, tự mãn của Nguyễn Nhạc đã tạo
điều kiện cho Nguyễn Ánh và các thế lực chống đối gây dựng và phát triển
lực lượng ở Gia Định. Từ 1790, Nguyễn Ánh bắt đầu phản công, đánh vào
những vùng đất thuộc quyền cai trị của Nguyễn Nhạc. Cái chết đột ngột của
Quang Trung và sự suy yếu của triều Quang Toản đã tạo điều kiện và cơ hội
thuận lợi cho Nguyễn Ánh nhanh chóng chiếm được thành Qui Nhơn (1799),
thành Phú Xuân (1801) và đến 1802 đánh bại vương triều Quang Toản.
Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), niên hiệu là Gia Long, sáng lập vương triều
Nguyễn (1802 – 1945). Lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước ta thống nhất và
có một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng

lớn bao gồm cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đã được mở rộng tới tận mũi Cà
Mau, gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại.


19
Vương triều Nguyễn, nhất là trong giai đoạn đầu thế kỷ XIX, đời Gia
Long (1802 – 1819), Minh Mệnh (1820 – 1840) đã có nhiều cố gắng và đạt
được một số thành tựu trong việc xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất,
trong cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831 – 1832, trong chính sách
khẩn hoang và trong nhiều hoạt động văn hóa, xã hội khác. Tuy nhiên, đặt
trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới thế kỷ XIX, nhà Nguyễn cũng
bộc lộ những hạn chế và tiêu cực, biểu thị tập trung trong chủ trương tăng
cường chế độ quân chủ tập quyền chuyên chế , khôi phục địa vị độc tôn của
Nho giáo, duy trì tư tưởng “ức thương” và nhất là trong chính sách xã hội,
không có giải pháp hữu hiệu bảm đảm an dân và ổn định xã hội.
Giai đoạn đầu thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra liên tục trên
khắp các vùng, từ bắc vào nam, từ đồng bằng, trung du cho đến miền núi. Đại
bộ phận các cuộc nổi dậy này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và trước
sau đều bị nhà Nguyễn đàn áp song đã làm cho triều đình nhiều phen khốn
đốn, đe dọa nền thống trị của họ Nguyễn.
Diễn biến sôi động của phong trào nông dân đầu thế kỷ XIX phản ảnh
tính chất không ổn định của tình hình chính trị xã hội, thể hiện phản ứng của
các tầng lớp xã hội đối với chế độ cai trị của các triều vua Nguyễn. Mặt khác,
hậu quả không tránh khỏi của các cuộc nổi dậy đó là sản xuất nông nghiệp có
nơi, có lúc, bị đình trệ, lực lượng sản xuất bị sa sút. Các cuộc khởi nghĩa đã
tác động đến chế độ ruộng đất ở một mức độ nào đó. Về hình thức, vấn đề
ruộng đất, khẩu hiệu về ruộng đất không được đặt ra trực tiếp trong các cuộc
khởi nghĩa nhưng rõ ràng phong trào nông dân đầu thế kỷ XIX có ảnh hưởng
nhất định đến diễn biến của chế độ ruộng đất và chính sách ruộng đất của
triều Nguyễn.

1.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX
Tình hình phân bố ruộng đất công và tư nửa đầu thế kỷ XIX giữa các
vùng, các miền trong cả nước rất khác nhau. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước và
sở hữu tư nhân vẫn là hai loại hình sở hữu chủ yếu của thời kỳ này.
1.1.2.1. Sở hữu nhà nước

×