Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Huyện phú bình tỉnh thái nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.14 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



Lê Thị Thu Hương


HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ TRIỀU NGUYỄN
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đàm Thị Uyên




Th¸i Nguyªn, th¸ng 9 n¨m 2008


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên - người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử và các Thầy Cô giáo, cán bộ khoa
Lịch sử - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Phú Bình, Phòng Văn hoá Thông tin
huyện, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên, các già làng, trưởng thôn và
các gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế ở địa phương.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đối với tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như
trình độ chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học cùng bạn bè, đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
Lê Thị Thu Hƣơng





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN ... 8
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ................................................................ 8
1.1.1.Vị trí địa lí ................................................................................................. 8
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9
1.2. Lịch sử hành chính huyện Phú Bình ...................................................... 11
1.3. C¸c thµnh phÇn d©n téc .......................................................................... 14
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện ......................................... 16
1.4.1. Về kinh tế ............................................................................................... 16
1.4.2. Về văn hóa - xã hội ................................................................................ 17
1.5. TruyÒn thèng lÞch sö huyÖn Phó B×nh ................................................... 18

Chương 2: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU
ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) ......................................................................... 22
2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất huyện Phú Bình trước thế kỉ XIX ............ 22
2.2. Tình hình ruộng đất huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) ................................................................................................... 23
2.2.1 Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Phú Bình ........ 24
2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ................................................................ 30
2.2.2.1. Phân bố sở hữu đất tư .......................................................................... 30
2.2.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư ..................................................................... 31
2.2.2.3 Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh ................................................. 34
2.2.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ ............................................................. 37
2.2.2.5. Sở hữu ruộng đất của chức sắc ............................................................ 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chương 3: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA
BẠ MINH MẠNG 21 (1840) ........................................................................... 45
3.1. Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú
Bình .................................................................................................................. 45
3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ................................................................... 48
3.2.1. Phân bố sở hữu đất tư ............................................................................. 48
3.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư ........................................................................ 48
3.2.3. Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh ................................................... 51
3.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ ................................................................ 53
3.2.5. Sở hữu ruộng tư của chức sắc ................................................................ 55
3.3. So sánh tình hình ruộng đất ở Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ
Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) .................................................. 57
3.3.1. Đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình ............................... 58
3.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ................................................................ 59

3.3.2.1 Phân bố sở hữu ruộng tư ...................................................................... 59
3.3.2.2. Sở hữu ruộng tư của chủ nữ phụ canh ................................................ 61
3.3.2.3. Quy mô sở hữu của các nhóm họ ........................................................ 61
3.3.2.4. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc .................................... 63
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
PHỤ LỤC .............................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết là Đọc là

1.4.13.4.1.6 1 mẫu 4 sào 13 thước 4 tấc 1 phân 6 ly
PTS Phó tiến sĩ
Nxb Nhà xuất bản
KHXH Khoa học xã hội
Rđ Ruộng đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các dân tộc ở Phú Bình ..................................................................15
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ Gia Long 4 (1805) ...............................................25

Bảng 2.2: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của 30 xã, thôn có địa bạ Gia
Long 4 (1805) .................................................................................................26
Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Phú Bình theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) ..................................................................................................26
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng ruộng đất của 30 xã có địa bạ Gia Long 4 (1805) . 29
Bảng 2.5: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng (1805) ...................30
Bảng 2.6: Thống kê diện tích tư thổ của 30 xã có địa bạ 1805 .......................31
Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ...............31
Bảng 2.8: Số chủ và bình quân ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ...33
Bảng 2.9: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Gia Long 4
(1805) ..............................................................................................................34
Bảng 2.10: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ (1805) .............36
Bảng 2.11: Phân bố ruộng theo nhóm họ (1805) ............................................38
Bảng 2.12: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ......41
Bảng 2.13 : Tình hình sở hữu ruộng tư của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4
(1805) ..............................................................................................................41
Bảng 3.1: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Phú Bình theo địa bạ Minh
Mạng 21 (1840) ...............................................................................................45
Bảng 3.2: Thống kê địa bạ Minh Mạng 21 (1840) .........................................46
Bảng 3.3: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất theo địa bạ Minh Mạng 21
(1840) .............................................................................................................47
Bảng 3.4: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng (1840) ...................47
Bảng 3.5: Quy mô diện tích sở hữu tư thổ theo địa bạ Minh Mạng 21 ..........48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Bảng 3.6: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Minh Mạng 21 .....................50
Bảng 3.7: Số chủ và bình quân ruộng đất theo địa bạ Minh Mạng 21 .........51
Bảng 3.8: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Minh Mạng 21

Bảng 3.9: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ theo địa bạ Minh
Mạng 21 ...........................................................................................................52
Bảng 3.10: Phân bố ruộng theo nhóm họ (1840) ............................................53
Bảng 3.11 : Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Minh Mạng 21 .......55
Bảng 3.12: Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức sắc theo địa bạ Minh
Mạng 21 (1840) .............................................................................................. 55
Bảng 3.13: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của 12 địa bạ lập ở hai thời
điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ....................................... 58
Bảng 3.14: So sánh quy mô sở hữu ruộng tư của 12 địa bạ lập ở hai thời điểm
Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ................................................ 59
Bảng 3.15: So sánh chủ nữ, phụ canh (1805 – 1840) ................................... 61
Bảng 3.16: So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ của 12 xã có địa bạ lập 2
thời điểm Gia Long 4 và Minh Mạng 21. ...................................................... 62
Bảng 3.17: So sánh quy mô sở hữu của các chức sắc .................................... 64







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Phú Bình theo địa bạ Gia Long 4
(1805) .............................................................................................................. 27
Biểu đồ 2.2: Mối tương quan giữa số chủ và diện tích sở hữu ruộng tư (1805) . 32

Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu của nam và nữ (1805) ....................................... 35
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ số chủ của các nhóm họ lớn (1805) .................................. 39
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ diện tích của các nhóm họ lớn (1805) ............................... 39
Biểu đồ 2.6: Quy mô sở hữu ruộng của chức sắc (1805) ................................ 42
Biểu đồ 2.7 : Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc với các tầng lớp xã
hội khác (1805) ................................................................................................ 43
Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Phú Bình theo địa bạ Minh Mạng 21 ... 45
Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa số chủ và diện tích sở hữu (1840) ........... 49
Biểu đồ 3.3: Quy mô sở hữu của nam và nữ (1840) ....................................... 51
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ số chủ của các nhóm họ lớn (1840) .................................. 54
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ diện tích của các nhóm họ lớn (1840) ............................... 55
Biểu đồ 3.6: Quy mô sở hữu của chức sắc (1840) ......................................... 56
Biểu đồ 3.7: Diện tích sở hữu của chức sắc (1840) ......................................... 57
Biểu đồ 3.8: So sánh quy mô sở hữu ruộng tư của 12 địa bạ ......................... 59


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quản lý ruộng đất là một nội dung trọng tâm của quản lý Nhà nước thời
phong kiến. Bởi lẽ có nắm chắc ruộng đất Nhà nước mới có cơ sở để thu tô
thuế - mà trong xã hội tiền tư bản, tô thuế ruộng đất là nguồn thu nhập tài
chính chủ yếu của Nhà nước. Hơn thế nữa, từ chỗ quản lý chặt chẽ và có hiệu
quả ruộng đất, Nhà nước mới có thể chi phối được mọi mặt đời sống xã hội,
trong đó trước hết là chi phối người nông dân. Ngoài ra, trên cơ sở làm tốt
công tác này, quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với vấn đề ruộng đất
được xác lập một cách vững chắc [39,5].
Nước ta dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn lôn giữ vai trò chủ

đạo trong nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác như thuỷ
lợi, tập quán sản xuất…được coi là những yếu tố cơ bản nhất quyết định
thắng lợi của sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa
phương bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà
chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu tình
hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình
kinh tế - xã hội, về đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên
quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội cũng
như sự phân hoá giai cấp trong các làng xã mà việc nghiên cứu về giai đoạn
lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. Có như vậy mới có thể rút ra được những bài
học để có phương hướng đúng xử lí vấn đề, tạo sự phát triển cho sản xuất.
Bên cạnh đó, đối với những làng xã được hình thành và phát triển theo
phương thức khẩn hoang thì việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất còn có ý nghĩa
làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử khẩn hoang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Rõ ràng, việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc tìm hiểu lịch sử làng xã nói riêng, lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam nói chung, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề đang được đặt ra đối với
khoa học lịch sử. Tình hình ruộng đất và sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
lại chịu sự tác động trở lại của hàng loạt nhân tố như điều kiện tự nhiên, chính
sách ruộng đất và nông nghiệp của Nhà nước, tình hình chính trị - xã hội, tập
quán sản xuất, tục lệ phân phối ruộng đất của từng làng xã cụ thể…đòi hỏi
chúng ta phải quan tâm nghiên cứu.
Chọn đề tài “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ
triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi hi vọng
góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu cơ cấu sử dụng và khai phá đất

đai cũng như tập quán sản xuất của địa phương, các hình thái sở hữu ruộng
đất, sự phân hoá xã hội và mức độ sở hữu điền thổ của các giai tầng trong xã
hội. Từ đó chúng ta có thể hình dung được phần nào bức tranh làng xã ở
huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX và kết hợp với những
tư liệu khác có thể nghiên cứu về dân số học lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả
mong muốn góp thêm cơ sở khoa học cho Đảng bộ và chính quyền địa
phương trong việc quản lý ruộng đất, phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai
đoạn cách mạng hiện tại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam từ lâu đã
thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới sử học. Về vấn đề này, cho đến
nay đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố:
Vào cuối thập kỉ 50 và đầu 60 đã có một số chuyên khảo về đề tài trên
mà tiêu biểu là cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ”
của tác giả Phan Huy Lê. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét
lớn về chính sách ruộng đất – nông nghiệp của Nhà nước Lê sơ thế kỉ XV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là là các bộ sử cũ của các sử gia phong
kiến. Đây là cuốn sách đầu tiên chuyên về đề tài này của giới sử học nước nhà
kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ những năm cuối thập kỉ 70, đầu 80 đến nay xuất hiện một số chuyên
khảo khá quy mô, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề
ruộng đất. Trong chuyên khảo “Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XIX”, dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, Vũ Huy Phúc
đã hệ thống hoá những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế
và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động và hậu
quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử.

Trong chuyên khảo công phu và quy mô “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam
thế kỉ XI – XVIII” (2tập), tác giả Trương Hữu Quýnh đã phác ra những nét
chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ
XVIII, qua đó bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng như tính chất
kinh tế - xã hội của nó. Bên cạnh việc sử dụng các bộ chính sử, tác giả còn
huy động một nguồn tư liệu địa phương khá phong phú (bao gồm văn bia, gia
phả…). Vì vậy, chuyên khảo này còn có ý nghĩa trong việc cung cấp những tư
liệu tham khảo có giá trị về vấn đề sở hữu ruộng đất dưới thời phong kiến.
Ngoài ra còn có thể kể tới một số công trình như “Chế độ ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” - Luận án PTS sử học của
tác giả Vũ Văn Quân; “Tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp và đời sống
nông dân dưới triều Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên.
Bên cạnh các cuốn sách và luận án nói trên còn có nhiều bài viết đề cập
đến vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu
kinh tế, Dân tộc học của các tác giả như Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm,
Nguyễn Hồng Phong, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, Phan Đại
Doãn, Vũ Huy Phúc, Vũ Văn Quân - Nguyễn Quang Ngọc, Đào Tố Uyên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Nguyễn Cảnh Minh … Các bài viết nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau của chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử
Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XX.
Ở miền Nam, học giả Nguyễn Đình Đầu đã tiến hành khai thác tư liệu
địa bạ ở các tỉnh phía Nam. Các công trình có giá trị đã được công bố:
+ Nguyễn Đình Đầu (1992), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử
khẩn hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh, Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.
+ Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ ở Nam kì lục
tỉnh, Nxb TP Hồ Chí Minh.

+ Nguyễn Đình Đầu (1994), Địa bạ Biên Hoà ở Vĩnh Long, Nxb TP Hồ
Chí Minh.
Trong nghiên cứu tình hình ruộng đất, nguồn tư liệu địa bạ được các
nhà nghiên cứu đặc biệt coi trọng. Giáo sư sử học Nguyễn Đức Nghinh đã
giành nhiều thời gian nghiên cứu và cho đến nay đã có hàng chục công trình
được công bố qua việc khai thác nguồn tư liệu này. Đặc biệt, mấy năm gần
đây, tại trung tâm lưu trữ Quốc gia I, 10.044 tập địa bạ đã bước đầu được
thống kê, khảo sát. Hai tập sách quy mô giới thiệu địa bạ Thái Bình và địa bạ
Hà Đông đã được công bố [24;25].
Trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn
(1829)”, tác giả Đào Tố Uyên đã vạch ra những điểm cơ bản và diễn biến của
chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỉ XIX. Tác giả Bùi Quý Lộ,
trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải” cũng đã
phân tích khá kĩ chế độ ruộng đất ở huyện Tiền Hải.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu
“Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu
thế kỉ XIX”. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem thành quả của những nhà nghiên
cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu giúp chúng tôi có thể hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Thực hiện đề tài “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua
tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX”, trên cơ sở nguồn tư liệu có
được, chúng tôi mong muốn góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực
tình hình sở hữu ruộng đất của huyện Phú Bình nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó
bước đầu phân tích và đưa ra một số nhận xét sơ bộ về tình hình sở hữu ruộng
đất và cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện ở thời điểm này.

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình
ruộng đất của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn thời gian là nửa đầu thế kỷ XIX qua
các địa bạ triều Nguyễn của Phú Bình. Giới hạn không gian là các tổng, xã,
thôn của huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX.
- Nội dung của đề tài: Nội dung nghiên cứu của đề tài là những nét
khái quát về chế độ sở hữu ruộng đất và tình hình xã hội có liên quan.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Nguồn tư liệu chung: Bao gồm một số sử sách và địa chí cổ như: Đại
Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Dư địa chí,
Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Kiến văn tiểu lục, Đồng Khánh
địa dư chí.
+ Nguồn tư liệu địa phương: Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX,
Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình, Dư địa chí Thái Nguyên trong đó có ghi
chép rất kĩ về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, chúng ta có cái nhìn
toàn diện về huyện Phú Bình nửa đầu thế kỷ XIX.
+ Nguồn tư liệu địa bạ: 30 địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805); 26 địa bạ
có niên đại Minh Mệnh 21 (1840). Các bản địa bạ trên hiện đang lưu tại Trung
tâm lưu trữ quốc gia I Hà Nội. Đây là cơ sở rất quan trọng để chúng tôi nghiên
cứu và khôi phục về bức tranh làng xã huyện Phú Bình nửa đầu thế kỷ XIX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
+ Nguồn tư liệu thực địa: Thực hiện đề tài này,chúng tôi đã tiến hành
các đợt thực địa tại huyện Phú Bình, quan sát địa hình, cảnh quan, tổ chức
hành chính, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân địa phương, tìm hiểu một
số đình chùa ….ở huyện. Ngoài ra, các tư liệu truyền miệng do các cụ già cao
niên trong làng kể lại rất phong phú và đa dạng, giúp chúng tôi có thêm những

tư liệu cần thiết để hoàn thành việc nghiên cứu của mình.
- Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp logic và phương
pháp lịch sử. Đặc biệt chúng tôi chú trọng phương pháp giám định tư liệu
bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó. Đồng thời chúng tôi kết
hợp chặt chẽ các nguồn tư liệu khác với nguồn tư liệu địa bạ, sử dụng phương
pháp phân tích định lượng để xử lý nguồn tư liệu địa bạ.
Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp mô hình hoá lịch sử, phương pháp
thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa bằng hệ thống bảng, biểu được sử dụng.
Chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp liên ngành như điều tra, điền dã lịch
sử; đồng thời so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan nhằm
rút ra sự tương đồng hay khác biệt về sở hữu ruộng đất của địa bàn nghiên cứu
qua các thời điểm cũng như giữa địa bàn với các nơi khác.
Mặt khác, chúng tôi cũng đặt việc nghiên cứu huyện Bình nửa đầu thế
kỷ XIX trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc để thấy được những tác động và
ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều
Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX”, dựa trên nguồn tài liệu khai thác được mong
muốn góp phần bước đầu khôi phục lại diện mạo của huyện Phú Bình trong
nửa đầu thế kỷ XIX .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Đây là lần đầu tiên 56 đơn vị địa bạ đầu triều Nguyễn về Phú Bình
được công bố. Từ những tài liệu địa bạ giúp chúng ta hiểu được chế độ sở hữu
ruộng đất, tình hình văn hoá xã hội… của huyện ở giai đoạn lịch sử này.
Là công trình đầu tiên phân tích một cách có hệ thống và đưa ra một số
nhận xét về đặc điểm của tình hình sở hữu ruộng đất huyện Phú Bình trong sự

so sánh với một số địa phương khác cùng giai đoạn lịch sử.
Đề tài mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc khơi dậy niềm tự
hào, lòng yêu quê hương, đất nước của đồng bào các dân tộc Phú Bình, thấy
được trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống lịch
sử cho các thế hệ huyện Phú Bình ngày nay.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 81 trang. Ngoài phần mở đầu (07 trang), phần kết luận (03
trang), danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bản đồ, phần nội dung (71 trang)
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ Gia
Long 4 (1805)
Chương 3: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ Minh
Mạng 21 (1840)







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lí
Phú Bình là một huyện trung du, địa đầu phía đông nam của tỉnh Thái
Nguyên, huyện lị đặt tại thị trấn Úc Sơn, cách thành phố Thái Nguyên 28 km
theo quốc lộ 37. Phía đông giáp huyện Yên Thế; phía nam giáp huyện Hiệp
Hoà (Bắc Giang); phía bắc và tây bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía tây và tây nam
giáp huyện Phổ Yên, có toạ độ địa lí từ 21độ 23 phút 33 giây đến 21độ 35 phút
22 giây độ vĩ bắc, giữa 105độ 51 phút đến 106 độ 02phút độ kinh đông.
Theo số liệu thống kê tháng 12/2004, huyện Phú Bình có diện tích tự
nhiên là 249,36km2. Sự kiến tạo địa chất và con sông Cầu, sông Máng, kênh
Đông (thuộc hệ thống đại thuỷ nông) chia cắt Phú Bình thành 3 vùng: Vùng
phía Bắc và Đông bắc nằm trên tả ngạn sông Máng, là vùng bán sơn địa (Vùng
I), có diện tích tự nhiên là 13.883,84 ha trong đó có 6.189 ha là đất nông
nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp. Vùng I có 8 xã, trong đó có 7 xã là miền núi,
mật độ dân số thưa (346 người/km
2
). Vùng trung tâm huyện (Vùng II), bao
gồm 8 xã và thị trấn huyện lị, có diện tích tự nhiên là 5.583,88 ha, trong đó có
4.003,89 ha là đất nông nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp và đất chuyên dụng,
có mật độ dân số khá cao (384 người/km
2
). Đây là vùng có dân số đông, lao
động dồi dào, trình độ dân trí khá. Vùng phía Tây và Tây nam (Vùng III) gồm 6
xã, có diện tích tự nhiên là 4.518,39ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 3.652

ha, còn lại là đất lâm nghiệp, mật độ dân số là 576 người/km2. Phú Bình là
huyện có đặc điểm đa dạng về địa hình, có cả miền núi, trung du và đồng bằng,
độ cao so với mặt nước biển trung bình là 14 mét, nơi thấp nhất là 10 mét, đỉnh
cao nhất là 250 mét (đèo Bóp thuộc xã Tân Thành).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Muốn đến Phú Bình, lấy trung tâm thành phố làm điểm xuất phát xuôi
theo đường Cách mạng tháng Tám chỉ khoảng 15km. Xã đầu tiên của huyện
Phú Bình giáp thành phố là xã Thượng Đình.
Ở Phú Bình, tuy đồi núi thấp chiếm một diện tích lớn nhưng lại có ưu
thế về giao thông cả đường bộ lẫn đường sông. Phú Bình được ví như chiếc
cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi có những đô thị buôn bán sầm uất
với miền núi non hiểm trở phía Bắc – nơi ngã ba con đường giao lưu của các
tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…Vị thế này rất
thuận tiện cho Phú Bình giao lưu với các huyện xung quanh, với thành phố và
một số địa phương khác.
Nhìn chung, toàn huyện Phú Bình địa hình tương đối bằng phẳng.
Vùng đồi núi chủ yếu là đồi núi bát úp thoải và thấp, có độ cao dưới 100
mét. Địa hình mang đặc điểm của vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù
sa sông Cầu là điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và cho các hoạt
động quân sự trong thời chiến cũng như thời bình.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Phú Bình rất ít sông, suối. Trên địa bàn huyện chỉ có hai con sông
chính là sông Cầu và sông Đào (hay còn gọi là sông Máng). Sông Cầu thuộc
hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn - Bắc
Kạn). Đoạn chảy qua huyện Phú Bình dài 29 km, lòng sông rộng khoảng 120
mét. Sông Đào được khởi công xây dựng năm 1922 và hoàn thành năm
1929, cung cấp nước tưới cho hơn 20.000 ha ruộng đất của huyện Phú Bình

và 3 huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, Việt Yên (Bắc Giang).
Ngoài sông Cầu và sông Đào, trên địa bàn huyện Phú Bình còn có hơn
40 hồ chứa nước lớn, nhỏ và hàng trăm ngàn ao, đầm cùng với một số suối
nhỏ ở các xã Tây bắc huyện. Do vậy, những năm gặp thời tiết thất thường,
diện tích đất gieo trồng bị khô cạn của huyện Phú Bình cũng ít hơn so với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
huyện khác trong tỉnh. Huyện Phú Bình có trữ lượng nước ngầm khá lớn và ở
độ sâu vừa phải (trung bình dưới mặt đất 4 mét là thấy mạch nước ngầm).
Khí hậu của Phú Bình mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi,
trung du Bắc bộ, có nhiệt độ trung bình năm từ 23,1 độ C đến 24,4 độ C.
Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,9 độ C; lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng từ 2000mm đến 2.500 mm. Tháng 8 có lượng mưa cao nhất và
tháng 1 có lượng mưa thấp nhất. Tổng số giờ nắng trong năm dao động
từ 1.206 giờ đến 1.570 giờ và phân phối đều trong năm.
So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Phú Bình có độ ẩm cao, trung
bình từ 81,9 % đến 82 %, trừ hai tháng 11 và 12 độ ẩm nhỏ hơn. Do địa hình
tương đối bằng phẳng nên huyện Phú Bình có tần suất lặng gió thấp, khoảng
từ 15 đến 20 % và tốc độ gió cũng lớn hơn các huyện miền núi, hướng gió
thay đổi rõ rệt theo hệ thống hoàn lưu, mùa hè thường có gió đông nam, mát
mẻ; mùa đông có gió đông bắc, thời tiết lạnh.
Điều kiện địa lí tự nhiên của huyện Phú Bình rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông – lâm nghiệp. Đây là vựa thóc - nguồn cung cấp thực
phẩm rất quan trọng cho thành phố Thái Nguyên cũng như các khu công
nghiệp phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.
Hệ thống đường bộ của Phú Bình qua nhiều năm xây dựng, đặc biệt từ
năm 1990 dến nay đã tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều đường giao thông
ngang, dọc nối liền các thôn, xã trong huyện với nhiều vùng trong tỉnh và

nhiều miền của đất nước. Trục giao thông quan trọng nhất trên địa bàn huyện
là Quốc lộ 37. Quốc lộ 37 nối quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn) tại huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với Quốc lộ 3A (Hà Nội - Cao Bằng) tại thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đoạn Quốc lộ 37 trên địa bàn huyện
Phú Bình đi qua xã Kha Sơn, thị trấn Hương Sơn và các xã Xuân Phương,
Nhã Lộng, Điềm Thụy, Thượng Đình. Từ huyện Phú Bình ta có thể theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Quốc lộ 37 xuôi xuống Bắc Giang gặp quốc lộ 1A, rồi theo quốc lộ 1A có
thể ngược lên thành phố Lạng Sơn, hoặc xuôi về thủ đô Hà Nội. Từ huyện
Phú Bình ta cũng có thể theo Quốc lộ 3A ngược lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao
Bằng hoặc xuôi về thủ đô Hà Nội.
Tiếp theo là tỉnh lộ 262. Tỉnh lộ 262 bắt đầu từ bến đò Hà Châu, qua
các xã Hà Châu, Ngay My, Úc Kì lên xã Điềm Thụy chia làm hai nhánh, một
nhánh nối với Quốc lộ 37 tại xã Điềm Thụy, một nhánh sang huyện Phổ
Yên, lên huyện Đại Từ, nối với đoạn quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu (xã Cổ
Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đi Tuyên Quang tại thị trấn Đại
Từ (tỉnh Thái Nguyên). Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hai bờ đê sông Đào
cũng là trục đường bộ khá quan trọng, nhất là bờ đê phía hữu ngạn, xe ôtô có
trọng tải tương đối lớn có thể đi lại dễ dàng.
Về giao thông đường thuỷ, từ tháng 7/1954 trở về trước, sông Cầu và
sông Đào không chỉ là tuyến vận tải quan trọng của huyện Phú Bình mà của
cả tỉnh Thái Nguyên. Trên sông Đào, các đoàn thuyền và xà lan chở than đá
và nông sản từ bến than và bến Tượng (thị xã Thái Nguyên) có thể đến tận
Hải Phòng và có thể lấy hàng từ Hải Phòng về Thái Nguyên. Năm 1966, đế
quốc Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá làm hỏng nhiều âu thuyền nên
tuyến vận tải thuỷ này ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nhân dân địa phương
vẫn sử dụng vận tải nội hạt, khi cần thiết, sửa chữa các âu thuyền lại có giá

trị như trước đây.
1.2. Lịch sử hành chính huyện Phú Bình
Đất Phú Bình ngày nay là đất huyện Tư Nông thời Lý. Trong lịch
sử, Tư Nông còn có những tên gọi khác là Dương Xá, Tây Nông, Tây
Nùng. Sách “Thiên Nam dư hạ tập” ghi rằng Tư Nông là một trong 6
huyện (Tư Nông, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Bình Tuyền)
thuộc phủ Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Sách “Cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn và “Dư địa
chí” của Nguyễn Trãi - một trong những tác phẩm xưa nhất còn lại có giá
trị trong nghiên cứu khoa học địa lý của Việt Nam ghi lại Tư Nông là một
trong 8 huyện của phủ Phú Bình, thuộc thừa tuyên Ninh Sóc (tên gọi của
tỉnh Thái Nguyên thời Lê Thánh Tông).
Đầu thế kỉ XIX, năm 1931, vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên gồm hai phủ là Phú Bình và Tòng Hoá. “Đồng Khánh dư
địa chí” chép rằng Tư Nông là 1 trong 5 huyện (Tư Nông, Phổ Yên, Bình
Xuyên, Đồng Hỷ, Vũ Nhai) thuộc phủ Phú Bình. Huyện có 9 tổng, gồm 54 xã,
thôn, phường:
Tổng Nhã Lộng có 7 xã, thôn: xã Triều Dương, xã Điềm Thụy, thôn
Cống Thượng, xã Nhã Lộng, xã Ngọc Long, xã Úc Kì, thôn Ngọc Sơn.
Tổng Thượng Đình có 9 xã, thôn: xã Thượng Đình, xã Ninh Sơn, xã
Lục Dương, xã Quan Tràng, xã Thuần Lương, thôn Nông Cúng, thôn Đình
Kiều, xã Dưỡng Mông, xã Đào Xá.
Tổng Nghĩa Hương có 4 xã, thôn: xã Trang Ôn, xã Vân Dương, thôn
Cầu Đông xã Nghĩa Hương, thôn Yên Mễ xã Nghĩa Hương.
Tổng La Đình có 9 xã, thôn: xã La Đình, xã La Sơn, xã Bằng
Cầu, xã Mai Sơn, xã Úc Sơn, xã Kha Nhi, thôn Thượng xã Kha Sơn, xã

Phương Độ, thôn Hạ xã Kha Sơn.
Tổng Phao Thanh có 6 xã: xã Phao Thanh, xã Lương Trình, xã
Lương Tạ, xã Thanh Lương, xã Phú Mỹ, xã Ngô Xá.
Tổng Đức Lân có 6 xã, thôn: xã Đức Lân, xã Lữ Vân, xã Nổ Dương,
thôn Nội xã Xuân Nùng, thôn ngoại xã Xuân Nùng.
Tổng Tiên La có 4 xã: xã Tiên La, xã Vân Đồn, xã Điều Khê, xã
Bạch Thạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Tổng Lý Nhân có 6 xã: xã Lý Nhân, xã Lũ An, xã Đăng Nhân, xã Cổ
Dạ, xã Kim Lĩnh, xã Chỉ Mê.
Tổng Bảo Nang có 3 xã, phường: xã Bảo Nang, xã Thanh Huống,
phường Thuỷ Cơ xã Triều Dương.
Vào cuối thế kỉ XIX, vùng đất ngày nay là xã Hà Châu và xã Nga
My được cắt khỏi huyện Hiệp Hoà, phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh để để nhập
vào huyện Tư Nông tỉnh Thái Nguyên. Năm 1904, chính quyền thực dân
Pháp đặt cấp châu, huyện trực thuộc cấp tỉnh. Huyện Tư Nông đổi thành
huyện Phú Bình từ đây. Trải qua hơn 5 thế kỉ tồn tại và phát triển, vùng
đất huyện Phú Bình ngày nay vẫn căn bản như vùng đất huyện Tư Nông
thời thuộc Minh.
Ngày 1/7/1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập. Tỉnh Thái Nguyên
trong khu tự trị Việt Bắc gồm thị xã Thái Nguyên và các huyện Định Hoá, Phú
Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và Võ Nhai. Huyện Phú Bình tách sang tỉnh Bắc
Giang, huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc.
Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai huyện Phú Bình và
Phổ Yên, ngày 15/6/1957, chủ tịch Hồ Chí Minh kí quyết định trả lại
hai huyện nói trên về tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 19/10/1962, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 114/CP

thành lập thành phố Thái Nguyên. Theo quyết định này, các xóm Nhân
Minh, Ngọc Tâm (xã Thượng Đình), Hanh (xã Trần Phú – nay là xã Điềm
Thụy), Ngân, Na Hàng, Tiến Bộ, Phú Thái, lương Thịnh, Tân Trung (xã
Lương Sơn) được tách khỏi huyện Phú Bình, sáp nhập về thành phố Thái
Nguyên. Ngày 21/4/1965, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra nghị quyết số 103 NQ– TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái.
Huyện Phú Bình là một trong 14 huyện thành thị tỉnh Bắc Thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
Cuối năm 1976, xã Lương Sơn được tách khỏi huyện Phú Bình, sáp
nhập về thành phố Thái Nguyên. Tiếp đó, thủ tướng chính phủ ra quyết
định hợp nhất xã Hương Sơn và thị trấn Úc Sơn thành thị trấn Hương Sơn.
Ngày 6/11/1966, trong kì họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định tách tỉnh Bắc
Thái để tái lập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Huyện Phú Bình thuộc tỉnh
Thái Nguyên.
Hiện nay, huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính thực thuộc gồm 20
xã và 1 thị trấn, bao gồm 311 xóm và 4 tổ dân phố. Các xã, thị trấn là: Thị
trấn Hương Sơn, xã Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Thượng Đình, Điềm
Thụy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hoà, Tân
Đức, Lương Phú, Dương Thành, Thanh Ninh, Kha Sơn, Xuân Phương, Úc
Kì, Nga My, Hà Châu.
1.3. C¸c thµnh phÇn d©n téc
Dân cư là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Thái Nguyên là
một tỉnh đông dân so với các tỉnh miền núi phía Bắc, mật độ dân cư trung
bình toàn tỉnh là 297 người/km2. So sánh với nhiều tỉnh thuộc miền núi
phía Bắc, tỉnh Thái nguyên có mật độ dân cư trung bình cao gấp 2 lần tỉnh
Tuyên Quang, gấp 3 lần tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La và gấp 7 lần

tỉnh Lai Châu.
Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành. Bên cạnh một bộ
phận lớn là dân bản địa định cư từ lâu đời là bộ phận dân cư do bọn điền chủ
người Pháp và người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền. Một bộ
phận khác là đồng bào các tỉnh vùng địch tạm chiếm lên tản cư kháng chiến
rồi định cư lâu đời và một bộ phận là đồng bào các địa phương khác tự do di
cư đến địa bàn huyện sinh cơ, lập nghiệp. Tỷ lệ và số lượng nhân khẩu theo
thành phần dân tộc cụ thể như sau:

×