Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.28 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
PHẠM THỊ KIM THANH
CÔNG THƯƠNG NGHIỆP HÀ NỘĨ
THỜI KỲ THựC DÂN PHÁP TẠM CHIẺM
(2/1947 - 10/1954)
CHUYÊN NGÀNH LỊCH sử VIỆT NAM
Mã số: 5.03.15
LUẬN VÃN THẠC s ĩ KHOA HỌC LỊCH s ử
Ngưòi hướng dẫn: PGS, TS. NGUYÊN VĂN KHÁNH
MỤC LỤC
• ế
LỜI NÓI ĐẦU Trang 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP HÀ NỘI TỪ 1°
THỜI THUỘC PHÁP ĐẾN TRƯỚC TẠM CHIẾM (1888 -
2/1947)
1.1- Công thương nghiệp Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám 10
(1888-1945)
1.1.1- Bộ máy cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội 10
1.1.2- Chính sách đầu tư vốn của tư bản Pháp cho công thương 12
nghiệp ở Đông Dương vù Bắc kỳ.
1.1.3- Công thương nghiệp của tư bản Pháp và nước ngoài ở Hà . 18
Nội
1.1.4- Công thương nghiệp của người Hà Nội 26
Công thương nghiệp của tư sản Hà Nội 26
Thủ công nghiệp 29
1.2- Công thương nghiệp Hà Nội trước và trong những ngày đầu 33
kháng chiến (từ 9/1945 - 211947')
1.2.1- Chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoù 33
1.2.2- Công thương nghiệp Hù Nội góp phần xâv dựng chính 36
quyền dân chủ nhân dân và chuẩn bị bước vào cuộc


kháng chiến chống thực dân Pháp
CHƯƠNG 2: CÔNG THƯƠNG NGHIỆP HÀ NÔI THỜI KỲ THỰC DÂN 43
PHÁP TẠM CHIẾM (2/1947- 10/1954)
2.1 - Chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Hà Nội 43
2.1.1- Về bộ máy chính quyền 43
2.1.2- Chính sách kinh tế của thực dân Pháp 45
2.2- Còng thưoĩig nghiệp thành phô trong thòi chiến tranh 57
2.2.1- Công nghiệp tư hãn Pháp 57
Điện 59
Nước 60
Công nghiệp chế biến 62
Công nghiệp cơ khí, sửa chữa các phương tiện của ngành 64
giao thông vận tải
2.2.2- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tư sản người 68
Việt
Nghề dệt 72
Nghề làm giấy 73
Các nghề mỹ nghệ, khảm trai, thêu, re/ỉ 74
2.3- Hoạt động thương mại dịch vụ của thành phô' 75
2.3.1- Mối quan hệ buôn bán của thương nhân thành p h ố với 75
thị trường nước ngoài
2.3.2- Hoạt động buôn bủn dịch vụ của thươiig nhân trên thị 83
trường Hà Nội
Tình hình kinh doanh của các thương nhân 83
Vận chuyển lưu thông hàng hoá 88
Việc kinh doanh một số hàng hoá thiết yếu trên thị trường 90
thành phố
2.3.3- Các loại dịch vụ 97
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP 100
ĐẾN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI

3.1 - Những biến đổi vé nhà ở và cơ sở hạ tầng đô thị của Hà Nội 100
3.1.1- Quy hoạch thành phô' và nhà ở của dân cư 100
3.1.2- Cơ sở vật chất kỹ thuật của hụ tầng đô thị 105
3.2- Sự biến đổi trong cơ cấu xã hội 107
3.2.1- Những biến đổi ở nội đô trong thảnh phẩn xã hội nội đô 107
3.2.2- Tác động của công thương nghiệp đối với nông thôn 119
ngoại thành
Kết luận: 126
Tài liệu tham khảo chính 133
Phần phụ lục 138
5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Nhưng chỉ
một năm sau, cả dân tộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Trong 9 năm kháng chiến, kiến quốc,
kinh tế - xã hội Việt Nam đã song song tồn tại bộ phận kinh tế - xã hội của
chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà ở các vùng tự do và bộ phận kinh tê - xã
hội của chế độ thuộc địa ở các vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng mà Hà
Nội, Sài Gòn là những đô thị điển hình.
Một vấn đề lớn đặt ra khi nghiên cứu thời kỳ nàv: là hình thái kinh tế -
xã hội thuộc địa đã tiếp tục tái lập, tồn tại trong điều kiện -của cuộc chiến
tranh phi nghĩa do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam như thế nào? Với vị
trí là thủ phủ của liên bang Đông Dương, sào huyệt của Bộ chỉ huy quân đội
Pháp ở Bắc Đông Dương, Hà Nội đã có một nền kinh tế - xã hội thuộc địa
tồn tại và vận động ra sao? Đây là nhữns vấn đề cho đến nay, chưa có tác giả
nào nghiên cứu và giải quyết thấu đáo trong một công trình mang tính hệ
thống. Trong các sách xuất bản trong những năm 1970 - 1980 của các tác siả
viết về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
trong đó vấn đề kinh tế - xã hội được các tác giả ! trình bày như là bối
cảnh của mỗi giai đoạn cuộc kháng chiến *. Riêng một số công trình lớn viết

về lịch sử Hà Nội đã nêu được ' - những nét lớn của kinh tế - xã hội Thủ
đô trong thời kỳ này) nhimg nhận xét còn mang tính chủ quan, chung
chung, xem Hà Nội thời tạm bị chiếm là một “thành phố tiêu phí, hàng hoá
’ >. - Ban nghiên cứu lịch sử Đảiig, Tliàiili uỷ Hà Nội: Cuộc kháng chiến chống thực dàn Pháp và cơn
thiệp M ỹ, NXB HN, 1980 và Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1926 - 1954), NXB HN, 1989-
- Phòng khoa học Quàn khu Thủ đô: “T hủ đô H à Nội, lịch sử kháng chiến chống thực dàn P h á p '
(1946 - 1954)'NXBHN, 1986.
- Liên hiệp công đoàn Thành phố: "Lịc h sử p h ong trào công nhàn và tổ chức công đoàn Hà Nội", xuất
bản 1988.
- Phòng Khoa học Sở công an thành phố "C ông an Thủ dô, những chặng dường lịch sử", NXB CAND,
Hà Nội' 1990.
6
của nước ngoài” \ Ngày nay, dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới, chúng ta
cũng đã có đủ “độ lùi” cần thiết để nhìn nhận, đánh giá lại quá khứ một cách
khách quan, khoa học hơn cả những mặt tiêu cực và tích cực do tư bản - thực
dân Pháp “để lại” sau 9 năm chiếm đóng Hà Nội.
Đây là một vấn đề rất lớn; vì vậy trong luận văn, chúng tôi không có
tham vọng nghiên cứu toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội (1947 -
1954), mà chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu “Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ
thực dân Pháp chiếm đóng” (1947 - 1954).
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong luận văn chúng tôi tập trung:
- Tái hiện trung thực, khách quan, tình hình công thương nghiệp của
thành phố Hà Nội trong thời kỳ bị thực dân Pháp chiếm đóng từ 1947 đến
1954;
- Tìm ra những nét đặc thù của công thương nghiệp Hà Nội dưới ảnh
hưởng trực tiếp của chủ nghĩa thực dân Pháp (trong điều kiện có chiến tranh).
2. Thực hiện đề tài này chúng tôi đã thu thập sử dụng các nguồn tư
liệu sau đây:
- Các tài liệu lưu trữ, bao gồm các sắc lệnh, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo,
sô' liệu thống kê

- Sách báo tạp chí đương thời (tiếng Việt và tiếng Pháp).
- Các công trình nghiên cứu của các nhà sử học trong và ngoài nước có
liên quan đến những vấh đề kinh tế - xã hội của Việt Nam, Hà Nội thời kỳ này.
Trong các nguồn tư liệu trên, chúng tôi rất coi trọng khai thác nguồn
tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I. Đây thực sự là nguồn tư liệu
quv mà bấy lâu nay, trong còng tác nghiên cứu lịch sử Hà Nội thời kỳ nàv,
chúng ta chưa có điều kiện khai thác, xử lý (nhiều văn bản của Toà thị chính
’ - Trần Huy Liệu: “Lịc/i sử Thủ dó Hà N ộ f \ NXB sử học, 1960.
- Trán Quốc Vượng - Bùi Hanh cẩn - Bùi Đình Thanh: "Bốn mươi năm T hủ dô nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt N a m ", NXB ST, 1984.
- Trần Quổc Vượng - Phan Huy Lỏ - Đinh Xuân Lâm , Tháng Long -H à Nội, NXB CTQG, 1995.
7
Hà Nội và các tạp chí bằng tiếng Pháp). Ngoài ra, một số công trình nghiên
cứu của các nhà sử học Pháp viết về cuộc chiến tranh Đông Dương, trong đó
có kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ này (đã được dịch ra tiếng việt) cũng là
nguồn thông tin sử liệu khá quan trọng, giúp chúng tôi tham khảo, để có sự
nhìn nhận đánh giá toàn diện về công thương nghiệp Hà Nội trong nền kinh tế
của Việt Nam *.
3. Để lý giải các vấn đề khoa học trong luân văn, chúng tôi đổng thời
sử dụng phương pháp lịch sử, thống kê, so sánh và phương pháp hệ thống cấu
trúc. Đặt công thương nghiệp Hà Nội trong nền kinh tế Hà Nội và kinh tế
Việt Nam để có cái nhìn toàn diện, cụ thể trong mối quan hệ biện chứng khi
đưa ra nhận xét, đánh giá dựa trên các luận chứng, luận cứ khoa học. Mỗi
một thay đổi trong chính sách của chính quyền Pháp và tay sai, mỗi một biến
đổi trong tình hình kinh tế Việt Nam (ở các vùng bị tạm chiếm), ở mỗi thời
đoạn đều tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công thương
nghiệp Hà Nội - một đô thị lớn, một trang tâm kinh tế quan trọng nhất của
Bắc Đông Dương. Sự tồn tại và biến động của công thương nghiệp Hà Nội
được xem xét trong mối liên kết chặt chẽ với thị trường trong nước (Hải
Phòng, Sài Gòn) và ngoài nước (Pháp, Hồng Kông, ).

4- Trên cơ sở những nguồn tư liệu khác nhau, trong đó có nhiều tư liệu
lưu trữ mới được khai thác, luận văn trình bày một cách có hệ thống thực
trạng và đặc điểm công thương nghiệp Hà Nội thời kv bị Pháp tạm chiếm,
trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm thiết thực cho sự nshiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá Thủ đô hiện nay.
5. Luận văn gồm 3 chương, với những nội dung chính như sau:
* CÓ thể nỏu một số còn2 trình tiỏu biểu của các học giả Pháp nslìiẽn cứu vẻ Việt Nam và Đôna Dươni’ thời
kỳ này:
- Devillers Philippe: Histoire du Việt Nam de 1940 à 1952. P.Ed. du Seuil, 1952.
- Naville Pièrre: La guèrredu Viôt Nam: P.Ed. de la Revue Internationale, 1949.
- Mus Paul: Việt Nam, Sociologie d'une guerre\ P.Le SeuiL 1952.
-LDespuech: Le Trafic de piastres\ P Đeux rives, 1953.
- D.Philippe Paris - Sài Gòn - Hà Nội; P.Devillers - P.Gallimard, 1988.
- Ruscio A laỉn: C om m unistes Francaỉs et la guerre d ’ Indochỉne 1944 -1 9 5 4 ; p. L’Harmattan, 1985.
8
Chưongl: Khái quát những nét đặc trưng của công thương nghiệp Hà
Nội dưới tác động, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản Pháp từ cuối thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám và những bước đi đầu tiên xây dựng công thương
nghiệp của Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Chương 2: Tập trung làm sáng tỏ thực trạng công thương nghiệp Hà
Nội (1947 - 1954) và những đặc trưng của công thươns nahiệp Thủ đô dưới tác
động kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và quy luật chiến tranh, nêu lên và
phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của nền công thương nghiệp đó.
Chương 3: Tác động của công thương nghiệp đến hạ tầng đô thị và cơ
cấu xã hội Hà Nội.
“Ôn cố tri tân” - còng thương nghiệp Hà Nội đang vận động và biến
đổi trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướna xã hội chủ nghĩa. Dựng
lại trung thực khách quan bức tranh công thương nghiệp Hà Nội trong cơ chế
thị trường tư bản chủ nghĩa của thực dân Pháp để rút ra những điều bổ ích,
tránh được những sai lầm có thể có do chủ quan, duy ý chí hoặc do nóng vội

trên bước đường chuyển dần sans xã hội công nghiệp là mục tiêu cơ bản của
luận văn.
Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân. Nhân dịp này, cho phép
tôi bày tỏ lời cảm ơn đối với thầy Nguyễn Văn Khánh, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi
làm luận văn; cảm ơn Giáo sư Đinh Xuân Làm đã chỉ bảo cho tôi nhiều ý
kiến quý báu; cảm ơn bác Phạm Vãn Trọng, nguyên chuyên viên cao cấp của
Viện nghiên cứu khoa học - kinh tế kỹ thuật Bộ Vật tư (cũ) đã giúp đỡ tôi xử
lý các tư liệu bằna tiếna Pháp, khoa Lịch sử và Dhòng Đào tạo trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn: Ban Tuvên giáo Thành uỷ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án; cảm ơn gia đinh các bạn thân thiết đã
chân thành khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong những tháng, ngày gian nan
vừa qua.
Trong điều kiện tiếp cận tư liệu, nhất là tư liệu tham khảo từ sách báo
tiếng Pháp còn hạn chế, chắc chắn luận án của tôi không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Kính rnona nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy và các bạn đồns
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4- 2001
Phạm Kim Thanh
10
CHƯƠNG 1
KHÁ! QUÁT VỀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP HÀ NỘ!
TỪ THÒI PHÁP THUỘC ĐẾN TRƯÓC TẠM CHIẾM
(1888- 2/1947).
1.1- CÔNG THƯƠNG NGHIỆP HÀ NỘI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM (1888 -1945).
1.1.1- Bộ máy cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội.
Ngày 6/6/1884, triều đình Huế ký hoà ước Patơnốt. Từ đây, thực dân

Pháp chính thức đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ nước ta, biến Việt Nam
thành một thuộc địa, bóc lột sức người sức của và là một thị trường tiêu thụ
hàng hoá của nước Pháp.
Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Liên bang
Đông Dương bao gồm Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Campuchia trực thuộc Bộ
Hải quân và Thuộc địa. Năm 1899, Liên bang Đông Dương có thêm Lào.
Việt Nam bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc kỳ là. nửa
bảo hộ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, Nam kỳ là thuộc địa. Đứng đầu toàn Liên
bang Đông Dươns là viên toàn quyền, thay mặt Chính phủ Pháp cai trị Đông
Dương. Dưới toàn quyền là Thống đốc (Nam kỳ), Thống sứ (Bắc kỳ) và
Khâm sứ (Trung kỳ, Lào, Campuchia).
Theo chỉ dụ của triều đình Huế Ị ngày 1/10/1888 (ngày 6 tháng 8 năm
Đồng Khánh thứ 3), Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp. Nhưng thực tế,
do nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng của Hà Nội đối với Bắc kỳ và Việt.
Nam, thực dân Pháp đã nhanh chóng tìm cách khống chế Hà Nội ngay sau
khi đánh chiếm thành lần thứ nhất (1873).
Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Pháp được đặt tại Hà Nội một viên
lãnh sự với lực lượng lính bảo vệ không quá 100 người. Tiếp đó, ngày
ĐịA GIỐI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 1939
Nguồn: Hồ sơ lưu trữ tại Pháp - Bibliothèque A.O.M. Ký hiệu BA406. Tư liệu
do cố PGS, TS. Dương Kinh Quốc cung cấp.
11
31/2/1874, trong “Điều khoản bổ sung” của “Hiệp ước thương mại” (Traité
de commerce),thực dân Pháp đòi chính phủ Nam triều phải cấp đất xây dựng
lãnh sự quán và đồn binh. Vâng mệnh triều đình, ngày 11/1/1875, Tổns đốc
Hà Nội Trần Đình Túc đã ký hiệp định dành vùng Đồn Thuỷ ven sông Hồng
cho thực dân Pháp xây dựng khu lãnh sự. Theo hiệp định ngày 31/8/1875,
khu Đồn Thuỷ có diện tích 15ha5035 là khu đất đầu tiên của Hà Nội thuộc
quyền quản lý, sử dụng của Pháp.
Tháng 7/1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Thành phố Hà

Nội, xếp Hà Nội vào loại thành phố cấp I. Địa bàn thành phố gồm một phần
đất của huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương cũ. Theo bản đồ của người Pháp vẽ
năm 1890, địa giới của nội thành được quy định như sau:
- Đông Bắc - Tày Nam: từ Yên Phụ xuống vườn Bách Thảo - Ô Thụy
Chương xuống Ồ Yên Trạch (nay là nhà in Tiến Bộ).
- Tây Nam - Nam: từ thôn Yên Trạch đến ồ Kim Liên - Ô Cầu Dền, ô
Đông Mác thẳng ra sông Hồng.
- Đông: từ Ô Yên Phụ xuống Ô Đông Mác (bao gồm cả bãi Cơ Xá trên
sông).
Từ 1890 đến 1943, trong quá trình thực dân Pháp phá thành Hà Nội
“đô thị hoá”, mở các đường phố, các tuyến xe điện, xây dựng các công sở,
vila, nhà ở, địa giới trên hầu như không thay đổi.
Khu vực ngoại thành được thực dân Pháp lập từ năm 1889 (Zône
suburbaine autour de la ville de Hà Nội) gồm phần đất còn lại của huyện
Vĩnh Thuận và Thọ Xương, một số xã thuộc huyện Từ Liêm và Thanh Trì,
năm 1942 được gọi là Đại lý Hoàn Long (Délégation Spéciale de Hà Nội).
Về phương diện hành chính, Đại lý trực thuộc thẳng toà Đốc lv Hà Nội
(ngang với nội thành).
Về tổ chức bộ máy chính quyền thành phố, trước cả hiệp ước
Hácmăng (Harmand 25/8/1883), thực dân Pháp đã cử Bônan làm càng sứ
đầu tiên ở Hà Nội ngay sau khi đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Năm 1886,
thực dân Pháp tự tiện thành lập Hội đổng Tư vấn thành phố gồm cả người
12
Pháp và người Việt. Đứng đầu Hội đồng này là viên Đốc lý ngưòỉ Pháp. Hội
đồng này tồn tại đến năm 1888, trước thời điểm Hà Nội bị biến thành
nhượng địa thì đổi thành Hội đồng thành phô' với 16 đại biểu gồm 12 người
Pháp, 4 người Việt. Năm 1928, số đại biểu người Việt mới tăng lên 6. Năm
1941, số người Việt tăng lên 10 (số người Pháp vẫn giữ 12, tổng số đại biểu
Hội đồng thành phố ấn định cho Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn là 22).
Đốc lý thành phố (Maire) do Thống sứ Bắc kỳ đề cử, toàn quyền Đông

Dương bổ nhiệm; có quyền ra nghị định về các vấn đề chính trị - kinh tế - xã
hội của thành phố và chủ toạ Hội đồng thành phố. Trước Đốc lý có hai Phó
đốc lý (Maire adjoint).
Chính quyền cơ sở được Pháp chia thành các khu (8 quartier) và các
khu phố nhỏ (43 khu) ở nội thành với 1.220ha và 230.000 người năm 1944.
Đứng đầu mỗi khu phố nhỏ là Trưởng phố. ở ngoại thành, trước và sau khi
có Đại lý Hoàn Long, cấp Tổng và .rã được giữ nguyên như thời phong kiến
(9 tổng, 82 xã với 10.904 ha) [38, 63].
Trực tiếp chỉ đạo bộ máy chính quyền thành phố là bộ máy cai trị thực
dân Pháp cấp liên bang Đông Dương và Bắc kỳ: Phủ toàn quyền Đông
Dương, Sở mật thám Đông Dương, Bộ tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp
ở Đông Dương, Toà thượng thẩm, Phủ thống sứ Bắc kỳ, Hội đồng bảo hộ Bắc
kỳ (1898), Viện dân biểu Bắc kỳ (1926). Mọi hoạt động của chính quyền
thành phố đểu chịu sự lãnh đạo và giám sát chặt chẽ của các cơ quan Trang
ương do thực dân Pháp nắm quyền chỉ đạo. Một hệ thống tổ chức cai trị và
hoạt động từ cơ quan Trung ương xuống địa phương chặt chẽ, mang tính đàn
áp của thực dân Pháp đã được xác lập từ đầu thế kỷ, biến Hà Nội thành thủ
phủ của Bắc kỳ và của cả Liên bang Đông Dương.
1.1.2- Chính sách đầu tư vốn của tư bản Pháp cho công thương
nghiệp ở Đông Dương và Bắc kỳ.
Trước khi trở thành nhượng địa của Pháp, công thương nghiệp Hà Nội
đã phát triển, và đã có những yếu tố của kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa.
13
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi của thành phố trong
sông (sông Hồng) và trên sông (sông Tô), thương mại là thế mạnh vốn có
của Hà Nội. Mạng lưới các chợ: Chợ Gạo - chợ Bạch Mã - chợ Cầu Đông,
san sát nhau từ cửa sông Tô (Giang Khẩu) đến cửaíÈtông của Thành đã tạo
nên khu thương mại sầm uất nhất nối Hà Nội với các miền trong nước và với
nước ngoài (Trung Hoa, Ân Độ, Hà Lan, Anh, Java ). Trước khi trở thành
nhượng địa của Pháp, Hà Nội đã có 64 hãna buôn người Âu, 72 hãng buôn

người Hoa. Đến thăm Hà Nội, tận mắt chứng kiến quang cảnh phố phường,
một tác giả nước ngoài đã viết: “Mặc dù không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi
cho rằng đó vẫn là một thành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, công
nghiệp, thương nghiệp, về sự giàu có, số dân đông đúc, về sự lịch duyệt và
học vấn. Phải nói rằng, trong khắp vương quốc, không có ngành công nghiệp
nào khác ngoài Kẻ Chợ và tất cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ không nơi nào vượt qua
được nơi này. Chính ở đó đã tụ tập từ các nơi về những văn nhân, thợ giỏi,
nhà buôn lớn, chính ở đó đã sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu và những đồ
mỹ nghệ xa hoa. Tóm lại, đó chính là trái tim của đất nước”[46, 141]. Ngoài
khu vực ngã ba sông Tô - sông Hổng - khu “kinh tế mở” - khu vực cảng
sông, Hà Nội còn có mạng lưới hệ thống chợ khá lớn trên các cửa ô nối Hà
Nội với các tỉnh Bắc kỳ: chợ Bưởi, chợ Cầu Giấv, chợ cầu Mọc, chợ Mơ.
Động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế hàng hoá Hà Nội phát triển nhanh
trong thế kv XVII, x v m , XIX , chính là mạng lưới chợ và hoạt độns của
các thương nhân ở Thăng Long ngày càng tăng hon, quv mô buôn bán lớn
hơn, trong đó các thương nhân người Hoa cũng đóng vai trò đáng kể.
Trên đà phát triển của kinh tế hàng hoá (thế kỷ XVII - x v n i), các
phường của Thăng Long giữ truyền thống sản xuất hàng tiểu công nghiệp đa
dạng và tinh xảo nhất nước. Các cơ sở sản xuất thủ công có 2 cấp độ:
- Quan xưởng đúc tiền của Nhà nước phong kiến.
- Xưởng làm hàng thủ công ở cdc phô' nghé hoặc làng nghề.
Trải qua 9 thế kỷ sản xuất hàng hoá phục vụ vua, quan, sĩ tử và dãn
kinh thành, trình độ chuyên môn hoá kỹ thuật, mỹ thuật của thợ thủ công Hà
Nội đã đạt mức khá cao. Các lò, xưởng sản xuất thường có 5 - 20 nhàn công.
14
Người chủ xưởng vừa tổ chức sản xuất vừa là người chủ bán hàng sản xuất
ra. Một số nghề đã có sự phân công chuyên môn hoá: chạm bạc, khảm trai,
vàng lá, vàng nén, gốm
Thực dân Pháp đến xâm lược và cai trị Hà Nội đã cắt ngang mạch phát
triển tự nhiên của công thương nghiệp thành phố, áp đặt phương thức sàn

xuất tư bản chủ nghĩa « Từ đó, công thương nghiệp Hà Nội đã
biến chuyển không bình thường dưới tác động của các chính sách khai thác
và bóc lột thuộc địa của tư bản Pháp.
Ngay sau khi chiếm xong toàn cõi Việt Nam, Paul Doumer, Toàn
quyền đầu tiên của Đông Dương đã thiết kế và cho thực thi một chương trình
khai thác thuộc địa toàn diện nhằm khai thác và bóc lột Đông Dương, biến
Đông Dươns thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp. Nền sản xuất
của Đông Dương chỉ được phát triển trong giới hạn bổ sung cho công nghiệp
chính quốc, cung cấp những nguyên liệu, vật phẩm mà nước Pháp khôn2 có.
Ngay sau đó, nước Pháp thiết lập một chế độ tài chính ngân sách, tiền
tệ; thành lập Ngân hàng Đông Dương (1875) để nắm và chi phối toàn bộ
hoạt động của các công ty ở Đông Dương; quy định ngân sách chuns cho
Liên bang Đông Dương và ngân sách riêng cho mỗi xứ (1897); ra các
nguyên tắc “đồng hoá thuế quan” Đông Dương với chính quốc (từ 26/2/1887
đến 15/10/1940).
Đây là những công cụ bảo vệ quyền lợi cho tư bản Pháp tiến hành kinh
doanh ở Đông Dương.
Từ năm 1896 đến 1914 có 424 triệu Fr vàng [43, 113] của tư bản nhà
nước đầu tư vào Đông Dương chủ yếu tập trung cho việc phát triển cơ sở vật
chất - kỹ thuật thuộc hạ tầng cơ sở: hệ thống giao thông vận tải đường sắt,
đường bộ, bưu điện, xây dựng trụ sở các cơ quan cai trị, các công ty, mở
rộng và xàv dựng các đô thị.
Tư bản tư nhân đầu tư 492 triệu Fr vàng (1888 - 1918), trong đó số vốn
tập trang cho ngành mỏ đứng đầu với 249 triệu Fr (51%); giao thông vận tải
15
đứng thứ hai vói 128 triệu Fr (26%), thương mại đứng thứ ba với 75 triệu Fr (15%)
[42,40].
Mặc dù không có lợi thế cảng biển như Sài Gòn, Hải Phòng, nhưna vị
trí trung tâm của Hà Nội đối với Bắc kỳ được tư bản Pháp đánh giá cao và bỏ
vốn đầu tư cho thương mại lớn gấp hơn hai lần so với số vốn đầu tư vào công

nghiệp từ 1859 đến 1902 [37, 53].
Bảng 1: Tình hình vốn đầu tư trong các ngành kỹ nghệ và thương
mại ở Hà Nội - Hải Phòng.
_________________________________ Đơn vị: Fr
Khu vực Kỹ nghệ
Thương mại
Đông Dương
72.243.357
41.526.950
Bắc kỳ
32.698.875
23.000.000
Hà Nội
12.500.000 20.000.000
Hải Phòng 2.800.000 2.000.000
Nguồn: J. Aumiphin: Sự hiện diện của kinh tê' và tư bản tài chính
Pháp ỞĐôttg Dưong. Hội sử học Việt Nam xuất bản, H.1994, tr.53
Các số liệu trên cho chúng ta thấy số vốn đầu tư vào thị trường Hà Nội
chiếm tỷ lệ lớn nhất Bắc kỳ: 95% tổng sô' vốn đầu tư cho thương mại, gần
50% tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp của Bắc kỳ. Và so với tổng số vốn
đầu tư cho Đông Dương, Hà Nội chiếm gần 1/2 vốn cho thương mại; 1/6
vốn cho còng nghiệp.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để khắc phục những hậu quả nặng nề
do chiến tranh gây ra, tư bản Pháp càng đẩy mạnh khai thác bóc lột Đông
Dương, xứ sở giàu tài nguyên nhất trong các thuộc địa của Pháp. Vốn của tư
bản Pháp được đưa ồ ạt vào Đông Dương với tốc độ nhanh hơn, quy mô lớn
hơn đợt khai thác 1. Chỉ tính riêng 6 năm 1924 - 1930, các công ty vô danh
đầu tư vào các ngành kinh tế Đông Dương 2.832,2 triệu Fr, nhưng số vốn đầu
tư cho các ngành kinh tế ở Bắc kỳ lại giảm hơn thời kỳ 1859 - 1902 rất
nhiều: công nghiệp chế biến và công chính còn 33%; thương mại chỉ còn

9%, trong khi ở Nam kỳ, tỷ trọng vốn cho hai ngành trên là 67% và 91% [37,
16
62]. Điều này chứng tỏ, sau thời gian thăm dò thị trường, kinh doanh và sản
xuất, tư bản Pháp đã chuyển hướng vùng đầu tư vào Nam kỳ, một thị trường
hấp dẫn hon, đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với Bắc kỳ.
Từ năm 1931 trở đi, do khủng hoảng kinh tế và hậu quả của nó, vốn
của tư bản tư nhân Pháp (các công ty vô danh) đầu tư vào Đông Dương sút
kém hẳn, trong 9 năm (1931 - 1939) số vốn chỉ bằng một nửa so với trước
(1036,1 triệu Fr), trong đó vốn đầu tư cho thương mại và vận tải giảm 2/3,
nhưng cho công nghiệp lại giảm rất ít [37,62].
Bảng 2: Vốn đầu tư của các công ty vô danh cho ba nhóm ngành
kinh tế từ 1924 đến 1939:
Đơn vị: triêu Fr
Ngành
1924 - 1930 (1)
1931 -1939 (2)
Tổng số tiền
% của tổng
số vốn
Tổng số tiền
% của tổng
số vốn
Kỹ nghệ
369,2
12,9
342,4 33
Thương mại và vận tải
422,5 14,8
169,6
16,5

Nông nghiệp
900,2
31,4
222,9
21,5
Nguồn: (1) và (2) : J. Aumiphin: Sự hiện diện Tài chính và kinh tê'của
tư bản Pháp ở Việt Nam, Hội sử học Việt Nam, XB,H. 1994, tr.59 và 62
Từ khi chiến tranh thế giới n bùng nổ, 147 công ty vô danh tư bản
Pháp *bỏ vốn vào Đông Dương để kinh doanh lại mạnh hơn so với thời kỳ
phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Tổng số vốn 5 năm 1940 - 1945 là 1,2457
triệu Fr, trong đó chỉ trừ có 5% số vốn là của tư bản các nước. Số vốn phân
bổ cho công thương nghiệp giai đoạn này như sau:
* So với giai đoạn trước, nãm 1939, tư bản Pháp có 223 công ty vô danh trụ sở ở Đông Dương, thì số lượng
công ty vô danh ở giai đoạn này đã giảm 76 công ty (Theo Trần Huy Liệu: X ả hội Việt Nam trong thòi
Phap -Nhật^Q .U NXB Vân - sử - Địa, H. 1957, tr.87).
17
Công nghiệp chế biến: 320,1 triệu Fr, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
nhóm ngành kinh tế. Công chính điện nước: 18,9 triệu Fr ; Vận tải: 67,2 triệu
Fr; thương nghiệp: 251,5 triệu Fr [45,87].
Phát xít Nhật, sau khi thiết lập sự thống trị ở Đông Dương (1940), đã
đòi thực dân Pháp chia quyền lợi kinh tế. Tháng 12/1941, Toàn quyền Pháp ở
Đông Dương ký nhượng cho Nhật quyền sử dụng tít cả cơ sở kinh doanh và
kỹ nghệ cần thiết cho chiến tranh.
Từ năm 1940 - 1943, Nhật bỏ vốn trị giá 111 triệu Fr cho các công ty
của Nhật hoạt động tại Đông Dương, trong đó một số công ty có trụ sở ở Hà
Nội: Công ty thương mại và kỹ nghệ Đông Dương (thành lập từ năm 1938
với số vốn ban đầu 100.000$); Công ty Crôm - thiếc Đông Dương (vốn ban
đầu 500.000$).
Chính sách đầu tư vốn cho các ngành kinh tế ở Đông Dương và Bắc kỳ
như trên đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển

công thương nghiệp Hà Nội trong thời thuộc Pháp.
Quá trình chuyển biến và phát triển từ một đô thị phong kiến
thành một đô thị thuộc cTíõL' —‘ trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá của
Bắc kỳ, thủ phủ liên bang Đông Dương, cũng là quá trình kinh tế công
thương nghiệp thành phố hình thành và xác lập những nhóm ngành kinh tế
mói trong sự vận hành của quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa mà thực dân
Pháp du nhập vào (Tài chính, Giao thông vận tải, Bưu điện), nhưng vẫn “bảo
lưu” kinh tế truyền thống - thủ công nghiệp. Trong quá trình đó, công thương
nghiệp thành phố có hai mảng rõ nét:
1. Công thương nghiệp của tư bản Pháp và tư bản nước ngoài
2. Công thương nghiệp của tư sản dân tộc và tiểu chủ Việt Nam.
Đi sâu nghiên cứu hai mảng này, chúng ta sẽ thấy rõ diện mạo công
thương nghiệp thành phố, những tiến bộ và hạn chế của nó do chính thực dân
Pháp “khai sinh” và đầu tư vốn để khai thác, bóc lột thị trường Hà Nội.
\ròiKÌỈúi'ihù
18
1.1.3- Công thương nghiệp của tư bản Pháp và nước ngoài ở Hà
Nội:
Cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp, ngay trong khoảng
thời gian Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất (1882) và lần thứ hai (1883),
các công ty thương mại lớn của Pháp đã đến Hà Nội: Hãng Sát-xa-nhơ,
(Chatsagne), Buốc-gioanh Mép-phơ-rơ (Bourgoin Meiffre). Đến năm 1891
đã có 64 hãng và công ty tư bản Pháp có mặt ở Hà Nội hoặc đi thăm dò thị
trường Hà Nội và Bắc kỳ chưa kể các thương nhân của Pháp mở các cửa hiệu
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các quan chức quân đội, và gia đình của họ.
Nhưng thời gian này, tư bản Pháp rất vất vả trong việc cạnh tranh kinh doanh
vói thương nhân Hoa kiều có 72 cửa hiệu lớn (ở Hàng Buồm, Chợ Gạo, Hàng
Ngang, Hàng Chiếu) vốn thông thạo thị trường, có thế và lực lớn ở Hà Nội.
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 có 52 công ty vô danh của tư bản nước
ngoài trong đó có 43 công ty của tư bản Pháp, trụ sở ở Paris đặt chi nhánh tại

Hà Nội hoặc có trụ sở ở Hà Nội đã hoạt động, kinh doanh: thương mại, công
nghiệp, giao thông vận tải, nông nshiệp * Từ chi nhánh hoặc trụ sở ở Hà Nội,
các hãng và công ty tư bản vươn ra giao dịch, buôn bán với các đô thị lớn của
Đông Dương hoặc của Việt Nam. Một công ty hoặc một hãng có thể kinh
doanh nhiều lĩnh vực: công - thương nghiệp, hoặc tài chính - thương mại, đồn
điền - khách sạn, đồn điền - bất động sản Nắm độc quyền hàng hoá xuất
nhập khẩu của thị trường Hà Nội vản là các công ty lớn thành lập từ đầu thế
kỷ: L’Union Commercial Indochinoise et Aíricaine (L’UCIA-1904), Denis
Frères (1912), Descours & Cabaud (1913), Poinsard et Veyret (1920),
Magasins Chaffanjon (1928). Riêng các công ty kinh doanh ngành giao
thông vận tải giữ độc quyền nhập vào Hà Nội các trang thiết bị, máy móc
(đầu máy, toa xe, ô tô các loại, tàu thuỷ, tàu điện ) để vừa buôn bán ở thị
trường Hà Nội và Bắc kỳ, vừa mở xưởng lắp ráp, sửa chữa, trong đó lớn nhất
là công ty hoả xa Đông Dương và Vân Nam (1901); hãng S.TA I - vận tải ô tô
Đông Dương (1911), Côns ty vận tải sông - biển Đông Dương (1928).
*
Theo Dưcme Kinh Quốc, tổng hợp từ Répeitoire des Sociétés anonymes Indochinoises, Hà Nội, IDEO. 1944
19
Trong tổng số 52 công ty vô danh, có 12 công ty kinh doanh và sản
xuất các sản phẩm công nghiệp chế biến, 14 công ty kinh doanh thương mại,
bất động sản, 8 công ty kinh doanh ngành giao thông vận tải là cơ sở sửa chữa
các phương tiện giao thông vận tải, 6 công ty kinh doanh nông lâm nghiệp.
Tính chất kinh doanh đa lĩnh vực và trên phạm vi rộng lớn của các
công ty tư bản Pháp đã làm thay đổi cơ bản thị trường thương mại của Hà
Nội, theo hướng chuyển thành thị trường kinh doanh, giao dịch và sản xuất
theo phương thức tư bản chủ nghĩa; hoạt động công thương nghiệp ở Hà Nội
có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào thị trường của nước Pháp và các
nước trong khu vực, chịu chế độ thuế quan của Pháp ở cảng Hải Phòng thông
qua Sở hối đoái của Pháp ở Bắc kỳ và Phòng thương mại Hà Nội (thành
lập 1886). Hàng của Pháp, các nước thuộc địa Pháp và hàng của các nước

châu Âu theo các hiệp định thương mại ký với Pháp, đã độc chiếm thị trường
Hà Nội.
Ngoài các hãng và công ty vô danh trên của tư bản Pháp, thương nhân
người Hoa vốn buôn bán lâu đời ở Hà Nội, vẫn giữ được thế lực và thị trường
buôn bán với Hương Cảng, các nước Nam Á - những khách hàng quen thuộc
từ xưa của Hà Nội. Tư bản người Hoa là lực lượng quan trọng thứ hai sau tư
bản Pháp, chi phối thị trường buôn bán với nước ngoài của Hà Nội. Vốn sinh
cơ lập nghiệp nhiều đời ở Hà Nội, và tập trung đông nhất ở các phố Hàng
Buồm, Hàng Ngang, Hàng Bồ, họ có nhiều kinh nghiệm buôn bán và nắm
độc quyền một số hàng nhập vào Hà Nội: thuốc Bắc sống và thuốc Bắc đã
sấy ở phố Lãn ông, cao đơn hoàn tán, dầu gió (Nhị thiên đường, Đại Quang),
thực phẩm, hương liệu (hiệu An-Pô); các loại vải cao cấp: gấm, nhung, the,
nhiễu (hiệu Chí Long, Chí Hưng) không vải nước nào cạnh tranh nổi.
Tư bản Ấn Độ từ năm 1891 đã có 4 hãng buôn kinh doanh chủ yếu vải
vóc, tơ lụa và có một vài cơ sở ăn uống lớn, nổi tiếng nhất là Bô-đê-ga.
Các hãng buôn của Nhật: Mit sui, Mitsubisi, Đại Nam kosi có trụ sở
ở Hà Nội từ 1940 đến 1945, chủ yếu vơ vét thóc gạo của Bắc kỳ chở về Nhật
hơn là đưa hàng Nhật sang Đông Dương, góp phần đẩy nhân dân Bắc kỳ vào
nạn chết đói trầm trọng năm 1945.
20
Trong hoạt động buôn bán giữa các công ty tư bản nước ngoài ở Hà
Nội vói các nước Âu - Á, cảng Hải Phòng và đường 5 là huyết mạch giao thông;
“năm 1939, cảng này đón nhận 23% ngoại thương Đông Dương”[37, 121].
Hàng hoá nước ngoài nhập vào Hà Nội qua cảng Hải Phòng. Hàng ngoại
nhập vào Hà Nội chủ yếu là lương thực, thực phẩm chế biến, bách hoá, mỹ
phẩm, vải vóc, quần áo, đồ dùng sinh hoạt phục vụ nhu cầu đời sống của
các tầng lớp cư dân đô thị. Hàng hoá cho công nghiệp (máy móc, khí cụ, hoá
chất, ô tô, xăng dầu, nguyên vật liệu cho các nhà máy) chiếm tỷ lệ rất ít so
với các nhóm hàng trên \ Hàng xuất khẩu, chủ yếu do các công ty tư bản
Pháp khai thác từ các tỉnh Bắc kỳ đưa về Hà Nội, đóng gói để xuất khẩu,

chủ yếu gồm: tôm, cá khô, da thô, chè, cà phê, dầu hồi, hàng thủ công mỹ
nghệ (thêu, mây, tre đan, khảm trai, ).
Nhờ các hoạt động thương mại đa dạng nói trên của các hãng và công
ty tư bản Pháp, các hiệu buôn tư bản Hoa, Ấn, mối quan hệ giao lưu với
nước ngoài của thành phố đã mở rộng rít nhiều so với đầu thế kỷ. Mặc dù bị
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động, từ 1919 đến 1939, ngoại thương
Hà Nội vẫn tăng tiến - theo sự tăng tiến chung của ngoại thương Đông Dương.
Từ năm 1940, do ảnh hưởng trực tiếp chính sách phát xít của Nhật và
thực dân Pháp, giao thông trên bộ và trên biển Thái Bình Dương đều tắc
nghẽn, việc buôn bán giữa các chủ tư bản ở Hà Nội với nước ngoài gặp khó
khăn, hàng hoá nhập vào Hà Nội giảm sút đi nhiều. Tinh hình kinh tế đã đẻ
ra nạn đầu cơ tích trữ. Đó là bức tranh toàn cảnh của thương mại Hà Nội thời
kỳ này.
* Theo tác giả Nguyỗn Vãn Khánh, trong “Cơ cấu kỉnh tế - x ă hội Việt N ơ m ” thời thuộc địa (1858 - 1945),
NXB Đại học quốc gia, H.1999, tr.l 17 hàns máv móc, khí cụ nhập vào Đông Dương, nám ít nhất là nãm
1915 chiếm 1,5%; nảm nhiều nliất là năin 1931 chiếm 8,8% tổng giá trị hàng nhập khẩu
21
Bảng 3: Số tàu và hàng hoá vào cảng Hà Nội và Hải Phòng năm
1938 và 1944 **.
Nãm 1938 Năm 1944
Số tàu
(chiếc)
Sô h/hoá
(đ/v: tấn)
Sỏ tàu
(chiếc)
Sô h/hoá
(đ/v: tấn)
Hà Nội
6.950

672,9
126,3 6.020
372,6 95,1
Hải Phòng
21.016
2.309,1
502,3(1)
13.952
593,9
138,2 (2)
Nguồn: (1): Annuaỉre statistique de L' Indochine, 1938, tr.128
(2): Annuaire statistique de L' Indochine, 1943 -1944, tr. 128
Một hoạt động mới, rất đặc trưng của thương mại đô thị là dịch vụ
buôn bán động sản, bất động sản. Các công ty thuộc loại này đều là của tư
bản tài chính: Công ty Địa ốc Đông Dương (1901), Ngân hàng Địa ốc Đông
Dương, Công ty Optorg (1913), Công ty bất động sản Hà Nội (Société
Immobilière de Hà Nội 1913).
Trong quá trình Hà Nội đô thị hoá diễn ra mạnh vào những năm đầu
thế kỷ (và đến năm 1930 chững lại), nhiều công ty kinh doanh bất động sản
đã thu lãi lớn trên những lô đất mua và bán.
Đây là loại hoạt động thương mại mang tính ăn bám, bóc lột của tư
bản Pháp không đem lại giá trị kinh tế.
Các dịch vụ hình thành từ đời sống đô thị hiện đại do tư bản Pháp du
nhập vào như: khách sạn, hotel, tiệm khiêu vũ, vui chơi kiểu châu Âu càng
ngày càng phát triển, trong đó, đáng chú ý nhất là các cơ sở khách sạn nổi
tiếng (Métropole, Delapaix Coq D’Or, Hotel des Colonies, Splendide, Mỹ
Kinh, Đông Hưng viện, Nhật Tân lâu và các câu lạc bộ, tiệm ăn uống - khiêu
vũ của tư bản Pháp và Hoa kiều. Những hoạt động dịch vụ này gắn chặt với
thương trường đem lại nguồn lợi không nhỏ cho các công ty.
** Do cảng Hà Nội khồng nliư Hải Phòng, có tàu ra - vào cảns biển nôn chúng tồi chỉ lãy cột Cabotage (tàu

và hàng hoá vào ven bờ) trong bảng để tiện so sánh.
22
Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội, sau thương mại và dịch
vụ, công nghiệp là lĩnh vực quan trọng thứ hai mà tư bản Pháp quan tâm đầu
tư kinh doanh. Ngay từ đầu thế kỷ (1900 - 1909), các nhà máy quan trọng đã
được xây dựng: Điện Yên Phụ, Đèn Bờ Hồ, Nước, Ga Hà Nội, Rượu, Diêm,
Sợi, Bia Larue.
Năm 1909, trong số 32 cơ sở công nghiệp có tính chất hiện đại của
người Pháp ở Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ thì Hà Nội có 12 nhà máy xí nghiệp.
Cho đến 1919, cơ cấu công nghiệp của tư bản Pháp ở Hà Nội có thể được
chia thành các nhóm ngành chủ yếu sau:
1. Công nghiệp phục vụ lợi ích công cộng của thành phố: Nhà máy
đèn Bờ Hồ của Công ty điện khí Đông Dương (1902), Nhà máy nước Yên
Phụ (1904).
2. Công nghiệp nhẹ: phục vụ sinh hoạt: Nhà máy sợi bông của Meiffre
- Cousins và công ty (1890); nhà máy Rượu của Công ty vô danh cất nấu
rượu Đông Dương (1901); Công ty cưa máy Đông Dương, nhà máy Diêm
của Công ty Rừng và Diêm Đông Dương (1904); Nhà máy Bia Victor Larue
(1909) của hãng “Nhà máy bia và nước đá Đông Dương, nhà máy Da Thụy
Khuê của Công ty thuộc da Đông Dương (1912), nhà máy Thuốc lá (1917).
3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy gạch ngói của
Công ty gạch ngói Đông Dương (1909).
4. Công nghệ in ấn: nhà máy in của Nhà in Viễn Đông, Nhà in Tô -
panh (Taupin).
5. Công nghiệp hoá chất: chỉ có các nhà máy nhỏ sản xuất thuốc nổ,
xà phòng, sơn, véc ni.
6. Công nghiệp sửa chữa, lắp ráp cơ khí, chủ yếu phục vụ cho ngành
giao thông vận tải thuộc các công ty đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, tàu
điện, nhà máy sửa chữa và lắp ráp tàu điện Thụy Khuê của Công ty Tàu điện
Bắc kỳ (1912), Dépot Hà Nội, Gia Lâm (sau mở rộng thành Nhà máy xe lửa

23
Gia Lâm), xưởng sửa chữa ô tô của các hãng Aviat, Boillot, Indoto, Hall,
S.T.A.I.
Trong các nhóm ngành công nghiệp trên ở thành phố, công nghiệp nhẹ
được tư bản Pháp ' phát triển hơn cả nhưng ở Hà Nội không có nhà máy
xay lớn như Sài Gòn; công nghiệp nặng hầu như không có gì đáng kể. Việc
lắp ráp gia công, sửa chữa ô tô, toa xe lửa, xe điện chỉ nhằm phục vụ các
công ty kinh doanh, quy mô xưởng máy nhỏ bé. Chỉ riêng nhà máy Xe lửa
Gia Lâm là có quy mô và trang thiết bị hiện đại hơn cả. Sự phát triển công
nghiệp của Hà Nội nói riêng, của Đông Dương nói chung, ngay từ đầu đã
được tư bản Pháp đặt trong giới hạn: “không làm ảnh hưởng đến công nghiệp
chính quốc”. Do đó, tư bản Pháp chỉ cho xây dựng các nhà máy xí nghiệp có
lợi cho việc kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, việc đô thị hoá, xây dựng và mở rộng thành phố, phát triển
các ngành nghề phục vụ nhu cầu sinh hoạt của Pháp và dân đô thị cũng là
một động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp thành phố phát triển, nhất là
ngàoh giao thông vận tải và bưu điện. Giao thông vận tải được tư bản Pháp
ưu tiên hàng đầu trong đợt khai thác I. Ngay từ đầu thế kỷ, Hà Nội đã trở
thành đầu mối giao thông quan trọng của các tuyến đường giao thông sắt -
bộ toả đi khắp đất nước. Vói sự có mặt của Công ty hoả xa Đông Dương và
Vân Nam (1901), lần đầu tiên, Hà Nội có nhà ga lớn và từ đó toả đi các
tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lao Cai; Hà Nội - Lạng Sơn;
Hà Nội - Vinh; cũng lần đầu tiên Hà Nội có cầu sất. bác : qua sông
Hồng - cầu Doumer (1902) với kinh phí lên tới 6 triệu Fr.
Hệ thống đường quốc lộ từ Hà Nội đi các tỉnh và các xứ bắt đầu được
mở từ năm 1912. Đến năm 1919, các tuyến đường Hà Nội - Hà Giang; Hà
Nội - Cao Bằng; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hoà Bình được xây dựng
hoàn thành.
Trong thành phố, các đường phố cũng được mở rộng, trải nhựa hoặc
rải đá với tổng số chiều dài 230km (1945). Nhưng nét mới nhất là các tuyến

đường xe điện được mở trên các tuyến (Bờ Hồ - Bạch Mai, Bờ Hồ - Bưởi, Bờ
Hồ - Thái Hà ấp - Hà Đông, Bờ Hồ - Kim Liên - Vọng, Bờ Hồ - Mơ) do
Công ty xe điện Bắc kỳ kinh doanh, với tổng chiều dài các tuyến gần lOkm.
Hệ thống bưu điện và viễn thông cho thành phố được xây dựng từ 1901 mà
trung tâm là Bưu điện Bờ Hồ. Năm 1912 có sở vô tuyến điện Bạch Mai, năm
1924 nối mạng liên lạc với Paris.
Với sự phát triển mạng lưới giao thông vận tải viễn thông trong và
ngoài thành phđf Hà Nội đã cùng với Sài Gòn trở thành hai trung tâm giao
dịch, thương mại dịch vụ, công nghiệp lán nhất Đông Dương trong nửa đầu
thế kỷ XX.
Sau chiến tranh thế giới I, tư bản Pháp tiếp tục xây dựng một số cơ sở
công nghiệp ở Hà Nội: Công ty bột màu và sơn kim loại có nhà máy ở Gia
Lâm (1921), Nhà máy Bia Hommel (1923), Nhà máy tinh cất dầu hồi ở Thái
Hà ấp của công ty vô danh hồi SDEVA (1924); xe đạp Bec-xê (Berset)
(1929). Các nhà máy cũ tiếp tục sản xuất và 'được đầu tư trang thiết bị (điện,
nước, hoả xa Hà Nội, Gia Lâm). Xe điện Thụy Khuê, xưởng Aviat nâng quy
mô thành nhà máy Aviat Đặc biệt, cảng hàng không Gia Lâm là không
cảng hiện đại nhất Đông Dương, có các xưởng máy với trans thiết bị kỹ thuật
tốt và 1000 công nhãn, kỹ thuật viên đã làm cho thành phố được tiếp xúc
và biết đến nền công nghệ thực sự tiên tiến.
Tư sản người Hoa có một số cơ sở chế biến: Nhà máy Rượu, Nhà máy
Diêm của cồng ty Achi, xưởng nhuộm Tô Châu, dép cao su “Con hổ”, xà
phòng, gạch đá hoa, thuỷ tinh nhưng kỹ thuật vẫn lạc hậu, mang nhiều tính
chất tiểu công nghiệp.
Đến trước 1939, trên địa bàn Hà Nội có 23 công ty công nghiệp chiếm
10% tổng số công ty vô danh của Pháp ở Đông Dương (223 công ty). So với
Sài Gòn - Chợ Lớn có 149 công ty, chiếm 67% , thì số lượng đó thật nhỏ bé
“Thành phố Hà Nội không phải là trang tâm kỹ nghệ loại nhất” [37, 72] *;
nhưng so với các đô thị ở Bắc kỳ, Hà Nội vẫn có nhiều nhất cơ sở côns
nghiệp của tư bản Pháp và nước ngoài.

24
* Theo J.P.Aumiphin, số lượng các công ty vô danh phâii bố ở các thành phố và thị xã Bác kỳ như sau: Hải
Phòng: 17; Nam Đinh: 3; Bắc Ninh: 2: Lạng Sơn: 2; Đáp Cầu: 1; Cao Bàng: 1; Tuyốn Quang: 1. (Sdd, tr.72)
25
Những năm chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945) hoạt động kinh
doanh của các công ty tư bản nước ngoài chững hẳn lại. Có một vài cơ sở
được thành lập như: Công ty vô danh tẩy, nhuộm vải, quần áo ở Thụy
Khuê; nhà máy cưa xẻ gỗ Săng-cô của Nhật.
Các cơ sở công nghiệp của tư bản Pháp ở Hà Nội dừng lại ở số lượng
23 cơ sở của các công ty vô danh như trước chiến tranh **.
Trong chiến tranh thế giới n, các công ty này không những không bị
vỡ nợ mà vẫn có lãi lớn, nhất là các nhà máy thuộc ngành công nghiệp ahẹ
(rượu, bia, nước đá) và các nhà máy điện, nước, hoả xa phục vụ cả thực dân
Pháp và quân đội Nhật. So vói khi mới thành lập, số vốn hiện hành của các
công ty đã tăng lên gấp bội: Công ty đường sắt Đông Dương và Vân Nam:
vốn đầu tiên (1901) là 12.500.000fr; năm 1940 lên 57.750.000fr; Công ty
Pháp cất nấu rượu Đông Dương: vốri đầu tiên (1901) là 2.000.000fr, năm
1940 lên 100.000.000fr; Công ty rừng và diêm Đông Dươns: vốn đầu tiên:
1.600.000fr, năm 1941 lên 12.000.000fr [45,91-96].
Tuy nhiên, cũng có một số nhà máy khả năng sản xuất giảm sút vì
thiếu nguyên vật liệu và nhiên liệu, nhất là các nhà máy sửa chữa, lắp ráp ô
tô, sửa chữa máy móc của ngành giao thòng vận tải, phải chuyển hướna sản
xuất phục vụ chiến tranh; các nhà máy cần nguyên vật liệu hoá chất (sơn,
thuộc da, làm tinh dầu hồi) chỉ sản xuất cầm chừng.
Từ 1873 đến 1945, sau hơn nửa thế kv thực dân Pháp xâm chiếm và
đặt ách cai trị ở Hà Nội, thông qua việc đầu tư vốn và đưa các công tv vô
danh, các hãng kinh doanh vào thành phố, các thành phần kinh tế mới tư bản
chủ nghĩa đã được xác lập dựa trên nền tảng của kinh tế đô thị phong kiến
với nhiều yếu tố của tiền tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, Hà Nội đã trở
thành một đỏ thị hiện đại, với nền công thương nghiệp hoạt độns theo kiểu tư

bản chủ nghĩa.
** Theo thống kỏ trona danh mục các cơ sở doanh Iiíĩhiệp (lộc hại của Toà thị chính Hà Nội nam 1949, thì số
cơ sờ của tư bản Pháp-là 23. Phôns Thị chính Hà Nội. KH: D66/315, TTLTQG I.

×