Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM HOÀNG MẠNH HÀ







LÝ THƢỜNG KIỆT
VỚI VÙNG ĐẤT THANH HÓA







LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ













Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM HOÀNG MẠNH HÀ






LÝ THƢỜNG KIỆT
VỚI VÙNG ĐẤT THANH HÓA






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Danh Phiệt








Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của Luận văn là do tôi
thực hiện.
Các số liệu và luận điểm khoa học kế thừa từ các công trình khác đều
đƣợc trích dẫn đúng nội dung và có dẫn nguồn cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!




Ngƣời thực hiện Luận văn




PHẠM HOÀNG MẠNH HÀ

MỤC LỤC

Chương, mục …………………………………………………… trang
Mở đầu 1

Chƣơng 1: Sơ lƣợc về Lý Thƣờng Kiệt với vƣơng triều Lý 9
1.1 Vài nét về dòng họ Ngô Tuấn và gia thế Lý Thƣờng Kiệt 9
1.2 Lý Thƣờng Kiệt với vƣơng triều Lý 20
1.3 Lý Thƣờng Kiệt và công cuộc “phá Tống, bình Chiêm” 24

Chƣơng 2: Lý Thƣờng Kiệt với vùng đất Thanh Hóa 29
2.1 Về thời gian “biệt phái” của Lý Thƣờng Kiệt 29
2.2 Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội vùng đất Cửu Chân
trƣớc thời điểm Lý Thƣờng Kiệt đƣợc cử vào trấn trị 32
2. 3 Những đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt với Thanh Hóa 39
2. 3. 1 Lý Thƣờng Kiệt với việc trị an vùng đất Thanh Hóa 39
2. 3. 2 Lý Thƣờng Kiệt với sản xuất nông nghiệp 44
2. 3. 3 Thái úy Lý Thƣờng Kiệt với nghề thủ công 48
2. 3. 4 Thái úy Lý Thƣờng Kiệt với Phật giáo trấn Thanh Hóa 56


Chƣơng 3: Đền thờ và lễ hội đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh Hóa 70
3. 1 Đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh Hóa 70
3.2 Lễ hội đền thờ Lý Thƣờng Kiệt 81

Kết luận 84
Tài liệu tham khảo chính 87
Phụ lục 95
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lần giở lịch sử nƣớc nhà, cả tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử từng
địa phƣơng, có thể nhận thấy, các nhà sử học đã ghi chép khá đầy đủ về Lý
Thƣờng Kiệt, một danh tƣớng với chiến công “phá Tống bình Chiêm” chói
lọi; một lão thần, trụ cột của nhà Lý; một quan Tổng trấn với 19 năm cai quản
vùng đất Thanh Hóa.
Nghiên cứu về Lý Thƣờng Kiệt không ít, đáng chú ý hơn cả là chuyên
khảo Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và Tông giáo thời Lý của Hoàng
Xuân Hãn (1949). Đây có thể xem là công trình nghiên cứu công phu, khoa
học về vị Thái úy họ Lý và những đóng góp của ông với lịch sử dân tộc. Tuy
nhiên, khi đề cập về thời gian Lý Thƣờng Kiệt làm Tổng trấn Thanh Hóa
trong gần hai thập kỷ, Hoàng Xuân Hãn “để trống” khoảng thời gian này.
Đầu năm 2013, trong chuyến khảo sát thực địa các di tích Lịch sử - văn
hóa, Khảo cổ học tại huyện Yên Định nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung,
chúng tôi đã phát hiện một số di vật tại thôn Điền, xã A Đô (nay là xã Yên
Trung) huyện Yên Định - địa điểm tƣơng truyền là một trong không nhiều
đền thờ Thái úy Lý Thƣờng Kiệt trên vùng đất xứ Thanh.
Hiện vật phát hiện đƣợc không nhiều, bao gồm một chân tảng, một hòn
kê (cùng bằng đá) và một số mảnh gạch vụn. Ấy thế nhƣng, quá trình tìm hiểu
dấu tích đền cổ gặp nhiều khó khăn vì trên địa điểm đền thờ năm xƣa, ngƣời

dân đã xây dựng nhà cửa; ngƣời dân địa phƣơng cũng không tỏ ra am tƣờng
về một nhân vật lịch sử cách họ mƣời thế kỷ.
Từ khoảng trống mà các nhà nghiên cứu để lại, cộng với sự gợi mở của
những hiện vật khảo cổ mới lộ thiên tại huyện Yên Định, đƣợc sự đồng ý
hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Danh Phiệt - một chuyên gia nghiên cứu về
lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, chúng tôi chọn đề tài Lý Thường
Kiệt với vùng đất Thanh Hóa làm luận văn Cao học, hy vọng sẽ góp thêm một
2

số tƣ liệu, may ra có thể dựng lại đầy đủ hơn về cuộc đời và sự nghiệp Lý
Thƣờng Kiệt, nhất là thời gian ông giữ chức Tổng trấn Thanh Hóa.
2. Lịch sử vấn đề
Nhƣ chúng tôi đã đề cập, những ghi chép, tƣ liệu về Lý Thƣờng Kiệt
không đến nỗi nghèo nàn. Hầu nhƣ các công trình đề cập đến lịch sử Việt
Nam từ thế kỷ X đến nay đều dành một phần trang trọng để nói về ông.
Các bộ quốc sử thời kỳ quân chủ nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục… đã khảo cứu, đánh giá về Lý Thƣờng
Kiệt trên nhiều phƣơng diện song nhìn chung, dƣới lăng kính “sử học thời
quân chủ”, tác giả những bộ sách này đã tập trung đề cao tƣ tƣởng “trung
quân” của Lý Thƣờng Kiệt với vƣơng triều Lý cùng những đóng góp của ông
trong sự nghiệp “phá Tống bình Chiêm”, giữ gìn nền độc lập, tự chủ của quốc
gia Đại Việt. Nhìn nhận Thái úy Lý Thƣờng Kiệt với trọng trách là Phụ quốc,
là Tể tƣớng, lão thần… các sử gia xƣa đã đề cao đóng góp của Lý Thƣờng
Kiệt trong việc xây dựng quốc gia Đại Việt tự chủ, hƣng thịnh.
- Các bộ lịch sử Việt Nam hiện đại nhƣ: Lịch sử Việt Nam (2 tập, xuất
bản các năm 1971, 1985); Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1, Trƣơng Hữu
Quýnh chủ biên); Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc chủ
biên); Lịch sử Việt Nam giản yếu (Lƣơng Ninh chủ biên); Lịch sử Việt Nam
thế kỷ X - đầu thế kỷ XV (Nguyễn Danh Phiệt chủ biên), Lịch sử địa phƣơng
(Thanh Hóa)… và giáo trình các trƣờng Đại học, Cao đẳng đã có cái nhìn

khoa học, biện chứng về nhân vật lịch sử Lý Thƣờng Kiệt trong các vấn đề:
đóng góp cho triều vua Lý, kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống, trấn áp
mối đe dọa và gây rối từ phƣơng Nam, sự phản loạn của các tù trƣởng địa
phƣơng trong nƣớc… Trong các công trình này, phần viết về cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm lƣợc đều khẳng định tài thao lƣợc, mƣu trí của
Lý Thƣờng Kiệt trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phƣơng Bắc. Các
công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của GS. Phan Huy Lê, GS. Trần
Quốc Vƣợng, PGS.TS Nguyễn Danh Phiệt… đều dành dung lƣợng đáng kể
3

nhƣng chủ yếu nói về đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt trong lịch sử chống quân
Tống xâm lƣợc.
Các sách danh nhân, từ điển nhân vật lịch sử… cũng đề cập đến nhân
vật lịch sử Lý Thƣờng Kiệt dƣới nhiều góc độ:
- Với Phật giáo, Lý Thƣờng Kiệt rất quan tâm đến các công trình tu
bổ, xây dựng chùa tháp.
- Với nghề thủ công truyền thống, Lý Thƣờng Kiệt đƣợc nhìn nhận là
ngƣời đã có công trong việc cho ngƣời dò tìm phát hiện ra nguồn
nguyên liệu đá ở núi Nhồi, tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề
đục đá ở xứ Thanh.
- Về di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống, các nhà nghiên
cứu chú ý đến di tích, lễ hội có liên quan đến Thái úy Lý Thƣờng
Kiệt trong đời sống văn hóa dân gian.
Đối với những công trình nghiên cứu về lịch sử quân sự, các trận đánh
nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, Lý Thƣờng Kiệt là một trong những danh
tƣớng tiêu biểu, đƣợc các tác giả nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng về năng lực
dụng binh, tài thao lƣợc xuất chúng.
Không thể không đề cập đến ở đây chuyên khảo Lý Thường Kiệt - Lịch
sử ngoại giao và tông giáo thời Lý của Giáo sƣ Hoàng Xuân Hãn (Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân tái bản năm 2003). Trong công trình này, nhà nghiên

cứu đất Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã có một cái nhìn khá toàn diện, tƣơng
đối đầy đủ về Lý Thƣờng Kiệt, từ nguồn gốc dòng họ, gia đình đến những
đóng góp của ông đối với triều Lý, vai trò của ông trong cuộc chiến chống
quân xâm lƣợc Tống, cuộc đấu tranh ngoại giao Việt - Tống, về quan hệ Đại
Việt với Chiêm Thành, tác động của ông với việc trấn áp các vụ bạo loạn
trong nƣớc, chính sách đối với các tù trƣởng vùng núi, Phật giáo ở Việt Nam
dƣới triều Lý. Có thể khẳng định: không dễ có đƣợc những phát hiện, nghiên
cứu sâu về Lý Thƣờng Kiệt nhƣ Hoàng Xuân Hãn đã làm 65 năm trƣớc.
4

Các sách giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa ở xứ Thanh: chùa Linh
Xứng, chùa Báo Ân, tháp Báo Ân… Địa chí tỉnh Thanh Hóa (3 tập), địa chí
các huyện: Hà Trung, Yên Định, Hậu Lộc, Đông Sơn (Thanh Hóa)… đều ít
nhiều đề cập đến những địa danh, nhân vật lịch sử, di tích Phật giáo có liên
quan đến Lý Thƣờng Kiệt. Tƣơng tự, các công trình giới thiệu, nghiên cứu về
văn hóa dân gian trên đất Thanh cũng nhắc đến lễ hội tôn vinh anh hùng dân
tộc, đền thờ Lý Thƣờng Kiệt trong không gian lễ hội truyền thống.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trƣớc và sau Hoàng Xuân Hãn
đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến sự nghiệp và những đóng góp của
Lý Thƣờng Kiệt với triều Lý, đặc biệt là vai trò quan trọng của ông trong
chiến công phá Tống - bình Chiêm. Tuy nhiên, khoảng thời gian 19 năm Lý
Thƣờng Kiệt trấn trị Thanh Hóa cùng với những đóng góp của ông với nhân
dân địa phƣơng thì gần nhƣ bị bỏ trống. Giáo sƣ Hoàng Xuân Hãn là ngƣời đã
nhận ra điều này khi nhận định: chứng tích của Lý Thƣờng Kiệt trong mƣời
chín năm tại trấn Thanh Hóa mà “chỉ ghi được công việc cỏn con (việc giải
quyết tranh chấp đất đai ở giáp Bối Lý) như thế mà thôi thì thật là đáng tiếc,
mà đáng trách các sử gia và văn sĩ ta đã không ghi chép việc hàng ngày” [28,
324]. Tuy “trách” các sử gia nhƣng trong công trình nghiên cứu của mình,
Giáo sƣ cũng ít chú ý đến những ảnh hƣởng, tác động của Lý Thƣờng Kiệt
đối với xứ Thanh, hay nói cách khác, dƣờng nhƣ La Sơn Yên Hồ mới chỉ

dừng lại ở việc làm sáng tỏ nguyên nhân Lý Thƣờng Kiệt “bị” triều đình cử đi
trấn trị Thanh Hóa và lý do ông đƣợc trở về triều. Có thể do nội dung của
cuốn sách không cho phép tác giả đi sâu vào vấn đề này.
3. Nguồn từ liệu
Tƣ liệu mới về Họ Ngô ở Thanh Hóa và Họ Ngô ở Việt Nam tuy còn
những vấn đề cần khảo chứng thêm, song đã cung cấp những thông tin có giá
trị về chi họ Ngô, từ ông tổ Ngô Quyền đến đời ông, đời bố Ngô Tuấn cùng
những tƣ liệu về gia thất, vợ con vị danh tƣớng đời Lý. Từ nguồn thông tin
5

này, các nhà nghiên cứu có thể mở rộng việc tìm hiểu quê hƣơng bản quán
của ông.
Văn bia liên quan đến công trạng và đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh
Hóa không nhiều, đáng chú ý là một số văn bia sau:
- Văn bia chùa Hƣơng Nghiêm núi Càn Ni ở hƣơng Bối Lý, xã Thiệu
Trung, huyện Thiệu Hóa có nội dung nói về lịch sử chùa Hƣơng Nghiêm và
việc Lý Thƣờng Kiệt cho tu sửa chùa Hƣơng Nghiêm.
- Văn bia chùa Báo Ân ở dƣới chân núi Nhồi, xã Đông Tân, huyện
Đông Sơn (nay là phƣờng An Hoạch, Thành phố Thanh Hóa), đề cập đến
công lao và vai trò của Lý Thƣờng Kiệt trong việc cho ngƣời dò tìm ra nguồn
đá quý nơi đây (núi Nhồi), tạo điều kiện để nghề đục đá làng Nhồi phát triển.
Cũng không thể không nhắc tới hai tấm bia, một ở chùa Linh Xứng và
một ở đền thờ Lý Thƣờng Kiệt (khu vực núi Ngƣỡng Sơn, huyện Hà Trung,
tỉnh Thanh Hóa) đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng làm cơ sở cho việc
đối chiếu so sánh với các tƣ liệu khác.
Văn bia chùa Linh Xứng khẳng định những đóng góp của Lý Thƣờng
Kiệt với vƣơng triều Lý trong việc chống quân Tống xâm lƣợc, chinh phạt
Chiêm Thành và xây dựng chùa Linh Xứng, tháp Báo Ân, chùa Thánh Ân
trên đỉnh Ngƣỡng Sơn. Văn bia đền thờ Lý Thƣờng Kiệt đƣợc soạn vào triều
Nguyễn đã giới thiệu sơ lƣợc về gia thế, những đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt

với vƣơng triều Lý, vai trò của ông trong sự nghiệp chống xâm lƣợc và đền
thờ Thái úy Lý Thƣờng Kiệt ở Ngƣỡng Sơn (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung
ngày nay).
Hệ thống văn bia ở các chùa trên đất Thanh Hóa nói về Lý Thƣờng
Kiệt chỉ tập trung vào ngợi ca công trạng của Thái úy Lý Thƣờng Kiệt. Đáng
nói hơn, hoạt động của Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh Hóa đƣợc văn bia ghi lại rất
tản mát, chƣa thể nói là đã đầy đủ về giai đoạn Lý Thƣờng Kiệt trấn trị xứ
Thanh. Rõ ràng, 19 năm Lý Thƣờng Kiệt trấn trị Thanh Hóa không hề ngắn
ngủi nhƣng chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu một cách bài bản hệ thống.
6

Tài liệu từ cuộc khai quật khảo cổ học di tích chùa Linh Xứng của Viện
Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam) đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề liên quan đến
kiến trúc cũng những thông điệp liên quan đến chùa Linh Xứng, tháp Báo Ân
qua cứ liệu văn hóa vật chất có giá trị khoa học.
Rõ ràng, vấn đề đặt ra là cần làm sáng tỏ những đóng góp của Lý
Thƣờng Kiệt với đất và ngƣời xứ Thanh để có cái nhìn toàn diện hơn về tài
năng, đức độ của Lý Thƣờng Kiệt; trả lại cho ông những gì ông đã đóng góp
mà dƣờng nhƣ thời gian và nhiều thế hệ sử gia hậu bối đã vô tình lãng quên
hoặc có đề cập nhƣng chƣa đầy đủ.
4. Phạm vi đề tài và đóng góp của luận văn
4.1 Luận văn tập trung làm sáng tỏ những đóng góp của Tổng trấn Lý
Thƣờng Kiệt với vùng đất Thanh Hóa ở các mặt:
- Ổn định tình hình xã hội trấn Thanh Hóa.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Mở mang nghề thủ công.
- Phát triển Phật giáo.
4. 2 Thông qua các đền thờ, lễ hội, di tích lịch sử có liên quan đến Lý
Thƣờng Kiệt trên đất Thanh để tìm hiểu đánh giá của hậu thế, nhân dân địa

phƣơng với ngƣời đã trấn trị vùng đất này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những đóng góp của luận văn là kết quả của việc áp dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Các phƣơng pháp chuyên ngành của khoa học cứu lịch sử.
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành.
- Phƣơng pháp nghiên cứu khu vực học kết hợp với điều tra, điền dã
thực địa.
6. Cấu trúc của luận văn
7

Luận văn đƣợc trình bày theo thứ tự, gồm phần Mở đầu, Nội dung, Kết
luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo:
Phần mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài; đóng góp của các nhà
nghiên cứu đi trƣớc; phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên
cứu; nội dung chính của Luận văn.
Phần nội dung đƣợc chia làm 3 chƣơng
Chương 1: Sơ lƣợc về Lý Thƣờng Kiệt với vƣơng triều Lý.
1.1 Vài nét về dòng họ Ngô Tuấn và gia thế Lý Thƣờng Kiệt.
1.2 Lý Thƣờng Kiệt với vƣơng triều Lý.
1.3 Lý Thƣờng Kiệt và công cuộc “phá Tống, bình Chiêm”
Chương 2: Lý Thƣờng Kiệt với vùng đất Thanh Hóa.
2.1 Về thời gian “biệt phái” của Lý Thƣờng Kiệt.
2.2 Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội vùng đất Cửu Chân
trƣớc thời điểm Lý Thƣờng Kiệt đƣợc cử vào trấn trị.
2. 3 Những đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt với Thanh Hóa.
2. 3. 1 Lý Thƣờng Kiệt với việc trị an vùng đất Thanh Hóa.
2. 3. 2 Lý Thƣờng Kiệt với sản xuất nông nghiệp.
2. 3. 3 Thái úy Lý Thƣờng Kiệt với nghề thủ công
2. 3. 4 Thái úy Lý Thƣờng Kiệt với Phật giáo trấn Thanh Hóa

Chương 3: Đền thờ và lễ hội đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh Hóa.
3.1 Đền thờ Lý Thƣờng Kiệt.
3.2 Lễ hội đền thờ Lý Thƣờng Kiệt.
Kết luận: Tổng kết những đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt, các di tích
thờ tự, lễ hội liên quan đến Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh Hóa; những vấn đề cần
tiếp tục làm sáng tỏ trong quãng thời gian vị Thái úy họ Lý trấn trị vùng đất
Cửu Chân xƣa.
Phụ lục luận văn gồm:
- Tƣ liệu bản ảnh có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu: Đền thờ Lý
Thƣờng Kiệt ở huyện Hà Trung; hiện vật phát hiện tại địa điểm tƣơng truyền
xƣa kia là đền thờ Lý Thƣờng Kiệt tại huyện Yên Định (Thanh Hóa); bản ảnh,
8

bản vẽ mặt bằng, một số hiện vật tại chùa Linh Xứng qua kết quả khai quật
khảo cổ học; bản ảnh chụp hệ thống văn bia: bia thời Nguyễn ở đền thờ, văn
bia chùa Linh Xứng…
- Nội dung văn bia chùa Linh Xứng, bia chùa Báo Ân, bia chùa Hƣơng
Nghiêm, văn bia đền thờ Lý Thƣờng Kiệt…
9

NỘI DUNG
Chƣơng 1: Lý Thƣờng Kiệt và vƣơng triều Lý

1. 1 Vài nét về dòng họ, quê quán và gia tộc Lý Thƣờng Kiệt
Lý Thƣờng Kiệt vốn không mang họ Lý hay ngƣời hoàng tộc, ông
thuộc họ Ngô. Họ Lý là “quốc tính” ông đƣợc vua Lý ban cho. Theo gia phả
họ Ngô [43], nếu tính từ viễn tổ Ngô Ngọc Đại, ngƣời châu Ái (Thanh Hóa) ở
thế kỷ VII thì ngƣời anh hùng có công “phá Tống bình Chiêm” thuộc đời thứ
9 họ Ngô, cháu 5 đời Ngô Quyền, cháu 3 đời sứ quân Ngô Xƣơng Xí.
Thế thứ các đời họ Ngô đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau:

Gia phả họ Ngô ở Việt Nam
Đời thứ nhất
Viễn tổ
Ngô Nhật Đại
Ngƣời Ái châu (Thanh Hóa
Đời thứ hai
Ngô Nhật Dụ
Tinh thông chữ Hán, làm Liêu tá trong
phủ đô hộ
Đời thứ ba
Ngô Đình Thục
Hào trƣởng
Đời thứ tƣ
Ngô Đình Mân
Đại nho gia, lấy bà Phùng Thị Tịnh
Phong, con Phùng Hải, cháu Phùng
Hƣng (Bố cái đại vƣơng), làm Phong
châu Mục - thời Khúc Hạo làm Tiết độ
sứ
Đời thứ năm
Ngô Quyền và
Ngô Tinh Tịnh
- Ngô Tịnh làm Trấn thủ Kỳ Hòa; Ngô
Quyền làm Nha tƣớng cho Dƣơng Đình
Nghệ, lấy con gái Dƣơng Đình Nghệ là
Dƣơng Thị Nhƣ Ngọc, sinh ra Ngô
Xƣơng Ngập và Ngô Xƣơng Văn.
- Ngô Quyền là tƣớng giỏi của Dƣơng
Đình Nghệ, đã đánh thắng quân xâm
lƣợc Nam Hán. Sau chiến thắng trên

10

sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền
xƣng vƣơng, đóng đô ở Cổ Loa, thiết
lập nên vƣơng triều Ngô.
Đời thứ sáu
Ngô Xƣơng
Ngập đƣợc
truyền ngôi, em
là Ngô Xƣơng
Văn làm Phụ
chính
Sau khi vƣơng triều Ngô vƣơng sụp đổ,
con cháu Ngô Quyền lui về 3 nơi gây
dựng lực lƣợng:
- Ngô Xƣơng Xí là con Ngô Xƣơng
Ngập lui về giữ vùng đất Bình Kiều
(huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa),
đắp thành Bình Kiều, là một trong 12 sứ
quân thế kỷ X.
- Ngô Nhật Khánh, con Ngô Xƣơng Văn
về Đƣờng Lâm - Sơn Tây (nay thuộc Hà
Nội).
- Ngô Nhật Chung về Đỗ Động và trở
thành đại điền chủ (?).
Đời thứ bảy
Ngô Xƣơng Xí
là con Ngô
Xƣơng Ngập và
bà Phạm Thị Uy

Duyên. Bà Uy
Duyên sinh ra
Ngô Xƣơng Xí
và Ngô Xƣơng
Tỷ
Ngô Xƣơng Tỷ tinh thông đạo Phật, đạo
hiệu là Ngô Chân Lƣu; đƣợc Đinh Tiên
Hoàng phong là Khuông việt đại sƣ, là
“Quốc sƣ”, có công phò giúp vƣơng
triều Đinh và nhà tiền Lê.
Đời thứ tám
Ngô Xƣơng Sắc
(con trƣởng) và
Ngô Ích Vệ (con
thứ) là hậu duệ
- Ngô Xƣơng Sắc sau thất bại ở Bình
Kiều lƣu lạc nơi miền núi Thanh Hóa,
sinh ra Ngô Tử Canh và Ngô Tử Án.
Ngô Tử Canh là đại thần nhà Tiền Lê.
11

Ngô Xƣơng Xí

- Con thứ Ngô Xƣơng Xí là Ngô Ích Vệ
(sau đổi là Ngô An Ngữ) làm chức võ
quan nhỏ trong triều đình nhà Lý
Đời thứ chín
Ngô Ích Vệ lấy
bà họ Hàn sinh
ra Ngô Tuấn (Lý

Thƣờng Kiệt) và
Ngô Chƣơng
(Thƣờng Hiến)
Ngô Chƣơng cũng là Đại thần trụ cột
triều đình nhà Lý, tham dự ngự Tống
bình Chiêm, trấn thủ Châu Hoan, Lạng
Sơn; đƣợc phong Trung dũng Hầu. Con
cháu đều là công thần dƣới triều Lý.

Về mối quan hệ dòng họ giữa Ngô Quyền và Lý Thƣờng Kiệt, trên báo
Nhân dân chủ nhật, tác giả Tảo Trang đƣa ra ý kiến “Lý Thƣờng Kiệt dòng
dõi Ngô Quyền”
1
. Đến đời thứ chín [71], khi Thƣờng Kiệt vào cung đình nhà
Lý, dòng họ Ngô đƣợc triều Lý dành cho nhiều sự nể trọng. Trong triều Lý,
họ Ngô đƣợc bổ dụng chức vụ khá cao, tiêu biểu là bố của Hoàng hậu Ngô
Thƣợng đƣợc phong Thƣợng tƣớng.
Nguồn tƣ liệu văn bia tại đền thờ Lý Thƣờng Kiệt, cạnh chùa Linh
Xứng (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) do Nhữ Bá Sỹ soạn lời, cho biết:
Thƣờng Kiệt tên húy là Tuấn. “Thƣờng Kiệt” chỉ là tên tự, Nhữ Bá Sỹ cho
rằng: “có lẽ ngày xuất thân mới dùng tự làm tên” [31,833-837].
Về quê quán của Lý Thường Kiệt: từ trƣớc đến nay, các nguồn tài liệu
chỉ thống nhất về nơi sinh, chƣa nói đến quê gốc. Sử liệu về Lý Thƣờng Kiệt
đều khẳng định ông sinh ra ở Thăng Long. Ông Vũ Tuấn Sán trong bài viết
“Góp thêm tài liệu về việc định đô Thăng Long và về gốc gác Lý Thƣờng
Kiệt” đã dẫn nguồn tài liệu trong cuốn Tây Hồ chí và bài ký trên quả chuông
chùa Bắc Biên cho rằng “Lý Thường Kiệt là người làng An Xá (An Xá châu)
vốn ở trong khu vực phía nam Hồ Tây trong thành Thăng Long thời Lý”
[58,905].


1
Nhân đọc cuốn “Lịch sử họ Ngô tổng hợp”, số 172, ngày 24/5/1992.
12

Thăng Long thời Lý từ khi Lý Công Uẩn định đô, xây thành đã có
nhiều thay đổi. Ngoài khu vực kiến trúc cung điện còn có phố phƣờng, làng
nông nghiệp, “thập tam trại”, khu thủ công nghiệp và thƣơng mại. Cùng với
sông Hồng và các chi lƣu của nó, các bãi phù sa, vùng “tứ giác nƣớc” này đã
để lại dấu ấn với những hồ, đầm… trong đó nổi tiếng là hồ Dâm Đàm (Hồ
Tây) với huyền thoại “Trâu vàng”, hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm) với huyền tích
“Lê Lợi trả gƣơm” và “thập tam trại” - những làng nông nghiệp của đất kẻ
chợ. Thành Thăng Long đƣợc phân thành hai khu, có hai vòng thành: La
Thành và vòng thành trong. Căn cứ vào các nguồn sử liệu có thể phác họa về
thành Thăng Long nhƣ sau: phía đông là đoạn đê sông Hồng kéo dài tới Hồ
Tây, tiếp theo là đƣờng Hoàng Hoa Thám ngày nay, rồi đến đoạn chạy theo
bờ tả ngạn sông Tô Lịch từ đƣờng Bƣởi đến Ô Cầu Giấy, lại tiếp qua phố
Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa, Kim Liên rồi thẳng đƣờng Đại Cồ Việt, Trần Khát
Chân đến Ô Đống Mác; lại gặp đê sông Hồng với chiều dài khoảng 30km.
Nhƣ vậy La Thành thời Lý là vòng thành khép kín, chủ yếu dựa vào địa hình
tự nhiên. Thành bằng đất, ngoài thành là sông Hồng, sông Tô Lịch và nhiều
đầm hồ tạo thành hệ thống “hào thiên nhiên”.
Vòng thành trong đƣợc xây đắp từ thời Lý Công Uẩn định đô (năm
1010) và kéo dài mấy chục năm sau. Vòng thành trong cũng chủ yếu đƣợc
đắp bằng đất, ngoài có hào thành bao quanh, phân làm hai khu: khu làm việc
của triều đình và khu ở của hoàng thất. Việc phân chia thành hai khu vực
cũng có ý nghĩa phân biệt rõ ràng các tầng lớp cƣ dân trong thành [55, 121].
Các công trình văn hóa tâm linh ở Thăng Long đƣợc xây dựng ngày càng
nhiều, trong đó chiếm đa số là chùa, tháp và các vị thần linh “tứ trấn” đƣợc
vƣơng triều cung thỉnh về kinh thành để tôn thờ.
Giáo sƣ Hoàng Xuân Hãn đã xác định vị trí gia thất của Lý Thƣờng

Kiệt trong thành Thăng Long khá cụ thể: “Lý Thƣờng Kiệt quê phƣờng Thái
Hòa, ở trong thành Thăng Long, phía hữu nghĩa là phía tây. Thái Hòa cũng là
tên một ngọn núi nhỏ ở phía Tây trong thành Thăng Long, bây giờ, ở phía
13

nam đê Bách Thảo, gần chỗ rẽ xuống trƣờng đua ngựa, Lý Thƣờng Kiệt có
nhà gần núi ấy” [28,35].
Nhƣ vậy, vấn đề quê quán Lý Thƣờng Kiệt đến nay vẫn còn có các ý
kiến khác nhau. Theo tƣ liệu mới của Ngô Đức Thắng [67,29] thì Ngô Tuấn
sinh ra ở Thăng Long, quê gốc (quê bố và quê ông nội) ở xứ Thanh. Gia phả
họ Ngô cho biết: ông nội Ngô Xƣơng Xí và Ngô Ích Vệ (bố Ngô Tuấn) ở
Triệu Sơn (Thanh Hóa). Vùng đất phía Tây - Nam huyện Triệu Sơn bao gồm
các xã: Hợp Lý, Hợp Thành - nơi Ngô Xƣơng Xí cùng các con Ngô Xƣơng
Sắc, Ngô Ích Vệ phát triển thế lực, dựng thành Bình Kiều, trở thành một trong
12 Sứ quân - thế kỷ X. Tại đây còn nhiều di tích liên quan đến Ngô Xƣơng Xí
và thành Bình Kiều của sứ quân họ Ngô - con trai Ngô vƣơng (Ngô Quyền).
Trong thời gian xác minh nguồn gia phả họ Ngô, theo cách hiểu thông
thƣờng, “quê quán” phải theo bố và ông nội nên bƣớc đầu có thể khẳng định:
quê gốc của Ngô Tuấn là vùng đất Thanh Hóa hiện tại. Gia phả họ Ngô cho
biết thêm: Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, Ngô Ích Vệ đƣợc vị vua khai sáng
vƣơng triều Lý ban chức võ quan nên đã đem gia đình từ xứ Thanh ra Thăng
Long sinh sống.
Về con cái, gia thế, họ hàng thân thích của Lý Thƣờng Kiệt, Giáo sƣ
Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao & Tông
giáo thời Lý cho biết: cha Lý Thƣờng Kiệt tên An Ngữ, sung chức Sùng ban
lang tƣớng, ở triều Lý. Theo Giáo sƣ Hoàng, có thể “Sùng ban và lang tƣớng
là hàm lang tƣớng thuộc ban sùng chăng?”
Khoảng năm niên hiệu Thiên Thành, đời Lý Thái Tông, An Ngữ đƣợc
vƣơng triều Lý cử đi tuần biên ở Tƣợng châu thuộc Thanh Hóa, bị bệnh và
mất vào năm Tân Mùi (1031). Địa danh Tƣợng châu ở miền núi Thanh Hóa

đến nay chƣa xác định đƣợc
1
.

1
Huyện Thạch Thành - Thanh Hóa hiện nay có xã Thạch Tƣợng nhƣng
không có tài liệu nào khẳng định mối quan hệ giữa Thạch Tƣợng và Tƣợng châu.
14

Theo Nhữ Bá Sỹ - tác giả Văn bia đền thờ Lý Thƣờng Kiệt: mẹ Lý
Thƣờng Kiệt họ Hàn, năm 20 tuổi sinh Thƣờng Kiệt (Thuận Thiên thứ 10, tức
năm 1019 đời vua Lý Thái Tổ), sau đó sinh ra Thƣờng Hiến. Bà mất năm
Thƣờng Kiệt 18 tuổi (1038). Mẹ Thƣờng Kiệt có một ngƣời cô. Chồng ngƣời
cô này tên là Tạ Đức. Các tài liệu không cho biết thêm về bà cô này nhƣng đã
hé lộ những thông tin về Tạ Đức: “thƣờng đến thăm và an ủi Thƣờng Kiệt”,
“khuyên học chữ nho” sau khi bố ông mất [31,833-837].
Văn bia chùa Linh Xứng cho biết: Lý Thƣờng Kiệt có ngƣời cháu gọi
ông bằng cậu là Tín nữ Diệu Tính: Ngã Diệu Tính bà di Lý thị cữu công chi
đích điệt, kỳ di mỹ tu; anh giao thục chất. Thích Sùng Chân xử sĩ húy Trai
phối thành Khang lệ; khế hợp tùng la. Đản trưởng nho nam Hai, tự Tổ Bành
[77,358-367].
Dịch nghĩa: “Tín nữ Diệu Tính… là ngƣời dung mạo xinh tƣơi, tƣ chất
hiền thục, kết thành đôi lứa với xử sĩ Sùng Châu, tên húy là Trai. Vợ chồng
hòa hợp, sinh đƣợc con trai đầu lòng theo học đạo Nho, tên húy là Hai, tên
chữ là Tổ Bành… Bà đã dựng chùa Thánh Ân và trụ trì chùa này (tức chùa
Linh Xứng).
Thƣờng Hiến có tài võ lƣợc, sau này đƣợc Thƣờng Kiệt tiến cử với
triều đình; vua Lý ghi nhận và cho giữ chức Tán lý vũ úy. Thƣờng Kiệt cùng
Thƣờng Hiến đã lập nhiều công lớn: cầm đầu hai cánh quân vây đánh quân
Chiêm Thành “chém ba vạn, bắt được vua Chế Củ và cầm tù cả thảy năm vạn

quân” [31,833-837]. Sau này, vua Lý phong cho Thƣờng Hiến nối tước hầu.
Anh em Thƣờng Kiệt, Thƣờng Hiến rất chăm chỉ, có hiếu với bố mẹ. Hai anh
em lo việc lễ tang bố mẹ rất nghiêm cẩn, giữ đạo hiếu. Sử cũ cho biết: khi có
việc giỗ, hai ông thƣờng tự tay làm lấy lễ vật chu đáo, thành kính để tế lễ.
Lý Thƣờng Kiệt là ngƣời có chí lớn. Ngay từ thuở nhỏ ông đã chăm
chỉ: đêm đọc sách ngày bắn cung, cƣỡi ngựa, bày trận, lập doanh trại. Các
phép binh thƣ đều thông hiểu cả. Ông chủ trƣơng “về văn học, biết chữ để ký
tên là đủ. Về vũ học, muốn theo Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh lo đi xa vạn dặm
15

để lập công, lấy được ấn phong hầu để làm vẻ vang cho cha mẹ. Đó là sở
nguyện” [28,36]. Trong bối cảnh Đại Việt thời Lý, Nho học chƣa phát triển
nên việc Thƣờng Kiệt chú trọng việc binh mà không quan tâm đến văn học là
điều hợp lý. Hơn nữa, cha đẻ của Lý Thƣờng Kiệt theo nghiệp võ nên ông
ham cung kiếm xem ra cũng hợp với “nếp nhà”. Tuy nhiên, khác với đa số
những võ tƣớng thời bấy giờ, chi tiết Lý Thƣờng Kiệt không bỏ qua Nho học
rất đáng đƣợc chú ý, ghi nhận.
Các tài liệu ghi chép về Lý Thƣờng Kiệt không đề cập nhiều đến thê tử
của ông. Chuyện Lý Thƣờng Kiệt “tự yểm” (hoạn) phải chăng là nguyên nhân
chính khiến các sử gia đời sau không dành nhiều công sức làm sáng tỏ tên
tuổi vợ Lý Thƣờng Kiệt - chỉ chú trọng đến công lao “phá Tống bình Chiêm”
của ông?
Theo các nguồn tài liệu hiện có thì sự kiện Lý Thƣờng Kiệt vào cung
và “tự yểm” diễn ra khi ông 23 tuổi. Bởi vậy, hôn nhân của Lý Thƣờng Kiệt
chỉ có thể diễn ra trƣớc khi ông vào cung và sau thời điểm mẫu thân qua đời 3
năm (khoảng từ năm 1040 - 1043); sau khi tù trƣởng Nùng Trí Cao đƣợc vua
Lý phong chức Thái Bảo và cho về châu Quảng Nguyên - Cao Bằng (có giả
thuyết cho rằng sau sự việc này Lý Thƣờng Kiệt mới “tự yểm”). Có thể ông
lấy vợ trƣớc khi mẹ ông qua đời?
Nhữ Bá Sỹ, Hoàng Xuân Hãn đề cập đến vấn đề này một cách khá dè

dặt và thống nhất ở chi tiết: vợ Lý Thƣờng Kiệt là Thuần Khanh, cháu Tạ
Đức. Nhữ Bá Sỹ cho biết: chồng của ngƣời cô ruột Lý Thƣờng Kiệt là Tạ Đức
rất quan tâm đến ông nên “lớn lên ông Đức khuyên lấy cháu là Tạ Thuần
Khanh” [31,833-837]. Tác giả Hoàng Xuân Hãn theo tƣ liệu của Nhữ Bá Sỹ
cũng khẳng định: Tạ Đức khen Lý Thƣờng Kiệt là ngƣời có chí khí “bèn gả
cháu gái là Thuần Khanh cho ông” [28,36].
Việc Nhữ Bá Sỹ và Hoàng Xuân Hãn không đề cập đến con của Lý
Thƣờng Kiệt nhiều khả năng do ông không có ngƣời nối dõi. Theo lẽ thông
thƣờng, sau khi Lý Thƣờng Kiệt qua đời, “tƣớc hầu” và ân sủng “hƣởng lộc
16

vạn hộ ở vùng đất Việt Thƣờng” sẽ đƣợc truyền cho con trai hay chí ít con Lý
Thƣờng Kiệt cũng đƣợc nhà nƣớc quân chủ đƣơng thời trọng dụng song
ngƣời thừa hƣởng ân sủng này lại là em trai ông - căn cứ vào chi tiết vua Lý
cho Thƣờng Hiến “nối tƣớc hầu”.
Nguồn sử liệu gia phả mới phát hiện ở Thanh Hóa đã cho biết thêm
thông tin về vợ con Lý Thƣờng Kiệt: ông có nhiều vợ. Gia phả họ Ngô cho
biết: Lý Thƣờng Kiệt đã lấy vợ năm 16 tuổi (năm 1036, trƣớc lúc mẹ ông mất
2 năm), 16 tuổi sinh con, không may chết cả mẹ và con. Về sau, Lý Thƣờng
Kiệt lấy vợ khác, một bà họ Tạ (tức Tạ Thị Thuần Khanh), một bà họ Lý, tên
là Lý Thị Duy Mỹ.
Cuốn Lịch sử họ Ngô tổng hợp [66,29] do Ngô Đức Thắng biên soạn
cho biết thêm: bà Lý Thị Duy Mỹ sinh Ngô Khảo Tích, Ngô Thị Duyên
Lƣơng, Ngô Thị Mỹ Lƣơng. Ngô Khảo Tích sau này làm trấn thủ Ái Châu
1
.
Tuy nhiên, gia phả cũng ghi chú rằng: có sách nói ba ngƣời này không phải
con của Thƣờng Kiệt mà là con của Thƣờng Hiến?
Chúng tôi chƣa phát hiện đƣợc tài liệu về quê quán của bà Lý Thị Duy
Mỹ, cũng nhƣ việc xác định bà nào là vợ cả (?) bà nào là vợ lẽ (?); song đã có

thêm tài liệu về đền thờ và sắc phong của triều Nguyễn đối với đền thờ bà họ
Tạ ở Thanh Hóa tại thôn Điền, xã A Đô (nay là xã Yên Trung) huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa.
Chúng tôi từng có mặt tại địa điểm tƣơng truyền xƣa kia là đền thờ phu
nhân Lý Thƣờng Kiệt nhƣng không xác định đƣợc vị trí chính xác. Tài liệu
truyền ngôn cho biết: đền thờ có từ lâu đời, đƣợc tu sửa nhiều lần; đến thời
Nguyễn, ngôi đền vẫn còn rất khang trang, bề thế; đƣợc dân trong vùng
hƣơng khói quanh năm. Đền thờ bà nằm trong hệ thống đền thờ các vị trọng
thần thời Lý đƣợc xây dựng trên địa bàn xã A Đô xƣa. Đền đƣợc các vƣơng
triều phong sắc nhƣng các sắc phong đều thất lạc (theo ông Nguyễn Văn Hải -

1
Có thể có sự nhầm lẫn việc Lý Thƣờng Kiệt làm trấn thủ Ái châu với việc
Ngô Khảo Tích làm trấn thủ Ái châu?.
17

Phó trƣởng Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa thì bà Tạ Thị Thuần
Khanh hiện đang đƣợc phối thờ tại nghè Thọ Lập).
Hiện tại, có 2 sắc phong ghi niên đại thời “mạt Nguyễn”. Sắc phong thứ
nhất năm Khải Định thứ 2 (1918), sắc phong còn lại có niên đại Khải Định
năm thứ 9 (1925) cho đền thờ bà Tạ Thị Thuần Khanh “vợ của Thái bảo Việt
quốc công Lý Thƣờng Kiệt triều nhà Lý”.
Sắc phong thứ nhất đƣợc ban khi vua Khải Định 40 tuổi.
Phiên âm chữ Hán:
“Sắc Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, A Đô xã, Điền thôn tòng tiền
phụng sự nguyên tặng: Dực bảo, Trung hưng, Linh phù, Lý triều Thái bảo
Việt Quốc công chính phu nhân Tạ thị hiệu Thuần Khanh tôn thần. Hộ quốc
tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc chuẩn hứa phụng sự. Tứ
kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kính ban bảo chiếu đàm ân lễ long
đăng trật. Trứ gia tặng Trang vi thượng đẳng thần. Đặt chuẩn phụng sự

dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển, khâm tai.
Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật”.
Dịch nghĩa:
“Sắc cho thôn Điền, xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo
như lệ trước phụng thờ bà họ Tạ, tên hiệu là Thuần Khanh, là vợ của quan
Thái bảo triều Lý, được ban tước Việt Quốc Công (Lý Thường Kiệt) với các
mỹ tự Dực bảo, Trung hưng, Linh phù Đã có công giúp nước, hộ dân, nỗi
niềm nghiệm thấy linh ứng. Gặp các kỳ tiết lễ đội ơn ban cấp sắc phong cho
phép phụng thờ.
Nay vừa đúng vua 40 tuổi làm lễ khánh tiết vâng mang chiếu báu ân
sâu lễ rộng thăng lên một bậc, lại gia tặng thêm mỹ tự: Trang vi thượng đẳng
thần. Đặc biệt, cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh mà phương
pháp tế tự dõi theo phép điển xưa. Vâng sắc.
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1925)” [35,712].
18

Sắc phong thứ hai khẳng định: chính phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh là
vợ của Thái bảo Việt quốc công Lý Thƣờng Kiệt thời Lý đƣợc triều đình cho
phép thôn A Đô phụng thờ:
Phiên âm chữ Hán:
Sắc Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, A Đô xã, Điền thôn phụng sự Lý
triều Tháo bảo vệ quốc công Chinh phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh tôn
thần. Nẫm trứ linh ứng. Tứ kim phỉ thừa cảnh mệnh diên niệm thần hưu trứ
phong vi Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần. Chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ
thần kỳ tương hựu bảo ngã Lê dân, khâm tai.
Khải Định nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhật.
Dịch nghĩa:
“Sắc cho thôn Điền, xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa phụng
thờ Chính phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh là vợ của Thái bảo Việt quốc công
Lý Thường Kiệt triều nhà Lý, nỗi niềm nghiệm thấy linh ứng. Tới nay vua đội

ơn nối trải mệnh sáng đất nước, nhớ về công lao của thần trước đây, gia
phong thêm mỹ tự là bậc Dực Bảo Trung Hưng Linh phù. Cho phép phụng
thờ theo từng năm để thần ngầm giúp bảo hộ dân ta. Vâng sắc.
Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Khải Định thứ 2 (1918)”
Trong “Bảng danh mục di tích lịch sử văn hóa huyện Yên Định”, tại xã
A Đô xƣa, nay là Yên Trung, đã thống kê các di tích lịch sử ở xã Yên Trung
trong đó có:
- Đền thờ Lý Thƣờng Kiệt.
- Nghè Thọ Lập (thờ phu nhân Lý Thƣờng Kiệt).
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, tại Yên Trung có hai địa điểm thờ: Đền
thờ Lý Thƣờng Kiệt và đền thờ phu nhân Lý Thƣờng Kiệt. Đền thờ Lý
Thƣờng Kiệt đƣợc xây dựng riêng, có sắc phong riêng cho đền. Địa điểm thờ
phu nhân Lý Thƣờng Kiệt hiện trong Nghè Thọ Lập. Không rõ nghè Thọ Lập
đƣợc xây dựng để thờ phu nhân Lý Thƣờng Kiệt hay bà Tạ Thị Thuần Khanh
đƣợc phối thờ trong nghè?
19

Theo Hồ sơ quản lý di tích của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa, tại thôn Điền (xã Yên Trung, huyện Yên Định) có nhiều di tích thờ tự
liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Lý. Bên cạnh đền thờ Lý Thƣờng Kiệt,
bà Tạ Thị Thuần Khanh còn là đền thờ Đào Cam Mộc - đệ nhất công thần đời
Lý, đƣợc vị vua khai sáng vƣơng triều (Lý Công Uẩn) phong Nghĩa tín hầu.
Có lẽ, bà vợ họ Tạ (cháu Tạ Đức) đƣợc thờ ở Thôn Đen xã A Đô,
huyện Yên Định (Thanh Hóa) nhƣ tài liệu của Nhữ Bá Sỹ và Hoàng Xuân
Hãn nói đến là ngƣời xứ Thanh nên đƣợc xây dựng đền thờ ở quê nhà; mặt
khác, bà là vợ cả nên mới đƣợc phụng thờ, đƣợc triều đình ban sắc phong
dùng theo lễ quốc khánh, tế tự theo phép điển xƣa.
Gia đình Thƣờng Kiệt có vị thế, khá giả, nề nếp, con cái có hiếu với bố
mẹ. Gia phả họ Ngô còn cung cấp thông tin: bố Lý Thƣờng Kiệt giữ chức
Sùng ban lang tƣớng (một chức võ quan nhỏ) trong triều Lý. Việc ông đƣợc

cử đi tuần ở vùng biên viễn phía nam quốc gia Đại Việt (Thanh Hóa ngày
nay) và mất ở đó cho thấy ông là một võ quan tận tụy với công việc, đƣợc
triều đình tin cậy.
Tài liệu của Nhữ Bá Sỹ cho biết: khi bố mất, Lý Thƣờng Kiệt bấy giờ
mới 13 tuổi ngày đêm khóc lóc không dứt. Khi mẹ mất, hai anh em (Thƣờng
Kiệt và Thƣờng Hiến) lo đủ mọi lễ tống táng. Trong khi cúng tế, có việc gì
cũng tự tay mình làm để tỏ lòng cung kính với bố mẹ. Điều này cho thấy ông
là ngƣời con có hiếu đối với bậc sinh thành.
Thời Lý, Phật giáo là quốc giáo, chùa tháp đƣợc xây dựng ở nhiều nơi.
Kinh thành Thăng Long là trung tâm Phật giáo của cả nƣớc, dân cƣ chủ yếu
theo đạo Phật; nhiều ngôi chùa nổi tiếng đƣợc tạo dựng ở Thăng Long mà tiêu
biểu chùa Diên Hựu (chùa Một cột).
Chùa Diên Hựu đƣợc Lý Thái Tông xây vào năm 1049, “dựng cột đá ở
giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm ở trên cột”. Năm 1105, Lý Nhân
Tông cho “vét hồ Liên Hoa đài, gọi là hồ Linh Chiếu, ngoài hồ có hành lang
chạm vẽ chạy xung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là Bích Trì có cầu
20

bắc qua để đi lại” [55,270]. Chùa Diên Hựu có kiểu dáng đặc biệt, giống nhƣ
bông sen đang nở trên mặt nƣớc.
Chịu sự ảnh hƣởng của Phật giáo thời Lý, gia tộc Lý Thƣờng Kiệt rất
mộ đạo Phật. Tài liệu để lại cho biết, cô của Lý Thƣờng Kiệt đã dựng chùa
Thánh Ân ở phía đông Ngƣỡng Sơn. Chùa Thánh Ân có quy mô lớn, xây
dựng trong bốn năm, trong chùa đặt Phật vàng. Hai ngƣời cháu của Lý
Thƣờng Kiệt (một ngƣời là sƣ Viên Giác, pháp hiệu là Pháp Trí, một ngƣời là
sƣ Minh Ngộ, pháp hiệu là Pháp Ấn) cũng theo học đạo Phật. Nguồn tài liệu
mới về gia tộc họ Ngô khẳng định: ít nhất dòng họ Ngô (gốc) của Lý Thƣờng
Kiệt có tới “bốn đời theo Phật giáo”.
Văn bia chùa Linh Xứng cho biết: Lý Thƣờng Kiệt có ngƣời cô là tín
nữ Diệu Tính (gọi Thái úy bằng cậu) cùng với các cháu đều theo đạo Phật.

“Thần Vũ sơ phụng chiếu trừ kỳ tính danh, bất hệ công điển, tịch trang ư thử,
nhi chủ trì yên. Nãi ư sơn chi Đông hướng, biệt trí Thánh-ân tự, trung nghiễm
tử ma kim dung, tính phụ dực bồ tát chi túy nghi” [77, 358-367].
Dịch nghĩa: Đầu niên hiệu Thần Vũ, vâng chiếu nhà vua, họ đã rút tên
ra khỏi công điền, đã xây dựng chùa Thánh Ân và tu ở đấy. Theo các tác giả
Địa chí huyện Hà Trung thì điều này “góp phần giải thích tại sao Lý Thƣờng
Kiệt tuy thân vƣớng việc đời mà lòng hƣớng về đạo Phật” [31,824].
1. 2 Lý Thƣờng Kiệt với vƣơng triều Lý
Vƣơng triều Lý thiết lập cùng sự dời đô từ Hoa Lƣ (Ninh Bình) ra
Thăng Long (Đại La) đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc.
Lý Công Uẩn, ngƣời châu Cổ Pháp (Bắc Ninh) là ngƣời khai sáng
vƣơng triều nhà Lý và quyết định chọn vùng đất Đại La - nơi có thế “rồng
cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi Nam - Bắc - Tây - Đông… là đô thành bậc nhất
của đế vương” - làm kinh đô mới với tên gọi Thăng Long để “mƣu toan
nghiệp lớn, tính kế muôn đời”. Nhà Lý đã xây dựng chính quyền tập trung
(vào hoàng đế), các vua Lý sau đấy đều sử dụng nhiều chính sách nhằm “quý
tộc hóa dòng họ Lý”, tạo thành một hoàng tộc lớn, nắm giữ hầu hết các chức
21

vụ chủ chốt trong cung đình. Tuy vậy, những ngƣời ngoài hoàng tộc có công
với triều đình, trung thành với các vị vua Lý cũng đƣợc trọng dụng. Lê Phụng
Hiểu, Đào Cam Mộc, Ngô Chân Lƣu và cả Lý Thƣờng Kiệt là những cá nhân
đƣợc trọng dụng, thậm chí đƣợc phong phẩm hàm thuộc loại cao nhất (dƣới
vua). Đáng chú ý là dòng họ Ngô (cha của Hoàng hậu Ngô Thƣợng) có mối
thân tộc với họ Ngô An Ngữ (bố của Lý Thƣờng Kiệt) đƣợc trọng dụng
phong chức Khuông quốc Thượng tướng.
Về mặt xã hội, nhà Lý chú trọng phát triển nông nghiệp. Các hoạt
động: đắp đê, đào sông… Chính sách cấm giết thịt trâu, bò để bảo vệ sức kéo
cho nông nghiệp… đã tác động không nhỏ đến xã hội đƣơng thời, nhờ đó mà
Đại Việt có cơ sở phát triển, phục hƣng văn hóa dân tộc sau “nghìn năm Bắc

thuộc”. Phải chăng, chủ trƣơng “khuyến nông” của triều đình trung ƣơng đã
tác động đến bộ máy quan lại nên khi đƣợc cử vào nam trấn trị vùng đất
Thamh Hóa, Lý Thƣờng Kiệt rất chú trọng đến nông dân, nông nghiệp
“không để dân lỡ thời vụ”?
Thời Lý, hầu nhƣ tất cả các vị vua đều giác ngộ giáo lý nhà Phật. Lý
Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông từng đi tu; đặc biệt,
Lý Thánh Tông đã sáng lập ra phái Thảo Đƣờng. Triều Lý đã đầu tƣ rất nhiều
kinh phí cho việc xây chùa, tháp, đúc chuông, tạc tƣợng Phật. Đại Việt sử ký
toàn thư cho biết: Năm 1010, Lý Thái Tổ đã xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn
quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức. Năm 1014, lại xuống chiếu phát
310 lạng lạng vàng trong kho để đúc chuông treo chùa Hƣng Thiên và 800
lạng bạc để đúc 2 quả chuông treo chùa Thắng Nghiêm và Lầu Ngũ Phƣợng.
Hai năm sau, lại cho dựng thêm hai chùa: Thiên Quang, Thiên Đức và pho
tƣợng Thiên đế, cho độ hơn 1.000 ngƣời ở kinh sƣ làm tăng [84,242-246].
Trong xã hội, Phật giáo đƣợc truyền bá rộng rãi, ảnh hƣởng rất lớn đến đời
sống và tâm thức ngƣời dân. Ở các làng quê, hầu nhƣ xóm, thôn nào cũng có
chùa. Sự phát triển của Phật giáo đã tác động đến tƣ tƣởng Lý Thƣờng Kiệt.
Sau này, khi vào cai trị Thanh Hóa, tổng trấn họ Lý đã dựng chùa Linh Xứng,

×