Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tổ chức khoa học tài liệu ảnh ở trung tâm lưu trữ quốc gia III - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********************

NGUYỄN MINH SƠN

TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU ẢNH
Ở TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC
Mã số: 51002



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Lưu trữ học và tư liệu học



HÀ NỘI - 2003

MỤC LỤC



Trang số
Phần mở đầu:
1
Mục đích, ý nghiã và sự cấp thiết của đề tài
1


Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
6
Nguồn tài liệu tham khảo
6
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp mới các đề tài
7
7
Bố cục của luận văn
8
Chương 1: Thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu ảnh ở
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
11
1.1. Thành phần, nội dung tài liệu ảnh trước Cách mạng tháng Tám
1945
11
1.2 . Thành phần, nội dung tài liệu ảnh sau Cách mạng tháng
Tám-1945
1.3 . Đặc điểm tài liệu ảnh
12

43
Tiểu kết
45
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tài liệu ảnh ở Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia III

48
2.1. Sưu tầm, thu thập tài liệu ảnh
2.2. Phân loại và xác định giá trị tài liệu ảnh
48
50
2.3. Biên mục, thống kê và công cụ tra cứu tài liệu ảnh
59
2.4. Các văn bản đã ban hành để tổ chức tài liệu ảnh
65
2.4. Nhận xét và đánh giá
67
Tiểu kết
71
Chương 3: Một số giải pháp tổ chức khoa học tài liệu ảnh ở

Tiểu kết 108
Kết luận 110
Tài liệu tham khảo 113
Phụ lục 120


Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
73
3.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản nghiệp vụ về tổ chức tài liệu ảnh
74
3.2. Nhóm các giải pháp nghiệp vụ về tổ chức tài liệu khoa học tài
liệu ảnh
76
3.3 Giải pháp về tổ chức cán bộ

107


3.2. Đẩy mạnh việc thu thập tài liệu ảnh từ các cơ quan và cá nhân, gia
đình, dòng họ

3.3.Nhóm các giải pháp về nghiệp vụ tổ chức tài liệu ảnh tại TTLTQG
III
3 3.1. Phân loại tài liệu ảnh




64

72

73
Tiểu kết
79


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CLTNN
Cục Lưu trữ Nhà nước
TTLTQG III
Trung tâm lưu trữ quốc gia III
TTLTQG I
Trung tâm lưu trữ quốc gia I




0




PHẦN MỞ ĐẦU


1- Mục đích, ý nghĩa và sự cấp thiết của đề tài
Một trong những thành tựu khoa học kĩ thuật quan trọng của loài người ở nửa đầu thể kỉ 19
là phát minh ra kĩ thuật nhiếp ảnh. Với sự phát triển mãnh mẽ của nền khoa học và kỹ thuật, ngày
nay nhiếp ảnh đang được ứng dụng một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Ở Việt Nam, ảnh được xuất hiện khá sớm từ cuối những năm 60 của thể kỷ 19. Từ đó đến
nay, càng ngày lượng tài liệu ảnh càng tăng lên nhanh chóng. Ngày nay, một khối lượng lớn tài liệu
ảnh đang được bảo quản tại nhiều cơ quan như các Trung tâm Lưu trữ, bảo tàng, thư viện, các cơ
quan thông tấn báo chí, các cá nhân, gia đình v.v. Nhờ kỹ thuật đặc biệt của mình, nhiếp ảnh đã ghi
lại được những khoảnh khắc, những hình ảnh tiêu biểu, điển hình của các hiện tượng, sự kiện có ý
nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, lịch sử v. v. Chính nhờ giá trị của nó như vậy nên ngày
nay theo qui định trong các văn bản của Nhà nước, tài liệu ảnh là thành phần quan trọng trong Phông
Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Thực tế tài liệu ảnh đã trở thành di sản văn hoá quý giá của dân tộc. Đó
là nguồn tư liệu quan trọng và đáng tin cậy để nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn.
Hiện nay, một khối lượng lớn tài liệu ảnh đang được bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia III ( từ nay gọi tắt là TTLTQG III ). Nội dung tài liệu ảnh thể hiện chân thực, sinh động nhiều sự
kiện lịch sử quan trọng; phản ánh tinh thần anh dũng, quật cường của nhân dân ta trong chiến đấu;
tinh thần cần cù, chịu khó, vượt khó khăn trong lao động sản xuất; phản ánh đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân ta từ đầu thể kỷ 20 đến nay.
Việc tổ chức sử dụng rộng rãi tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu ảnh nói riêng có một ý
nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách. Nó không những phục vụ cho việc tổng kết kinh nghiệm lãnh

đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng ta; nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu phong tục tập quán của các dân
tộc và các nhu cầu khác của xã hội mà nó còn phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền, giáo dục lý
tưởng, đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ.
Nhờ giá trị về nhiều mặt của khối tài liệu ảnh trên và do nhu cầu sử dụng tài liệu ảnh phục xã
hội ngày càng tăng nên ngày nay độc giả rất quan tâm đến việc khai thác, sử dụng khối tài liệu này.
Thế nhưng từ trước tới nay, việc tổ chức sử dụng tài liệu ảnh tại TTLTQG III còn nhiều hạn chế, thật
sự chưa đáp ứng được các nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do
tài liệu ảnh chưa được tổ chức khoa học. Công tác thu thập, bổ sung, phân loại và xác minh, cũng
như công cụ tra tìm tài liệu ảnh còn nhiều bất cập.
Nhằm góp phần làm tốt hơn công tác bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu ảnh đang bảo
quản tại TTLTQG III, chúng tôi chọn vấn đề “ Tổ chức khoa học tài liệu ảnh ở TTLTQG III -Thực
trạng và giải pháp ” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2 - Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
1



2. 1) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tổ chức tài liệu ảnh ở TTLTQG III và vận dụng cơ sở lý luận
để tổ chức khoa học tài liệu ảnh , mục tiêu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức
khoa học tài liệu ảnh ở TTLTQG III
2. 2) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để đạt được mục tiêu trên đây, chúng tôi xác định, đề tài cần này phải giải quyết một số
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu lý luận về tổ chức khoa học tài liệu ảnh.
- Nghiên cứu thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu ảnh hiện đang bảo quản tại
TTLTQG III .
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức tài liệu ảnh tại Trung tâm III, rút ra những ưu điểm, tồn tại
và nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại đó.

- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cụ thể để tổ chức khoa học tài liệu ảnh tại
TTLTQG III nhằm phục vụ tốt cho công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu.
3 - Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác lưu trữ tài liệu ảnh ở Việt Nam nói chung và tổ chức khoa học tài liệu ảnh nói
riêng còn là vấn đề khá mới so với lưu trữ tài liệu chữ viết. Trong khoảng 35 năm gần đây đã có một
số công trình nghiên cứu về tổ chức tài liệu ảnh, nhưng chủ yếu chỉ là các bài viết ngắn trên tạp chí
chuyên ngành, trên báo, có một số luận văn cá nhân, thạc sỹ. Chúng tôi xin điểm qua những công
trình nghiên cứu đó:
Nghiên cứu ở nước ngoài
Trước đây, Liên xô (cũ) và Liên Bang Nga ngày nay đã rất quan tâm đến công tác lưu trữ tài
liệu nghe nhìn nói chung và tài liệu ảnh nói riêng nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức
tài liệu ảnh. Những cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của việc lựa chọn tài liệu phim ảnh vào nhà
nước bảo quản” Mát -xcơ -va -1978, “Những nguyên tắc cơ bản trong công tác với tài liệu phim,
ảnh, ghi âm tại các viện Lưu trữ Nhà nước”; và gần đây các cuốn sách “Những nguyên tắc cơ bản
trong công tác của các viện Lưu trữ Quốc gia Liên Bang Nga”, Mát -xcơ -va 2002; “Lựa chọn tài
liệu lưu trữ nghe - nhìn để bảo quản vĩnh viễn” Hướng dẫn nghiệp vụ, Mát -xcơ -va 2003; “Quản lý
tài liệu ảnh trong hệ thống cơ quan Chính phủ Ca -na -đa”, Ot-ta-oa, 1993 - bản dịch v. v. . . là
những tài liệu nghiệp vụ đã được nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn về công tác lưu trữ tài liệu nghe
nhìn, đề cập đến các khâu nghiệp vụ từ thu thập, phân loại, biên mục, thống kê công cụ tra cứu, bảo
quản, tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn. Đây là những tài liệu quí có thể tham khảo tốt cho công tác
lưu trữ tài liệu nghe nhìn, trong đó có tài liệu ảnh của nước ta.
Nghiên cứu ở trong nước:
Về những vấn đề chung của tổ chức khoa học tài liệu ảnh: Tới nay đã có khá nhiều bài viết,
2



các sách chuyên khảo, tập bài giảng, luận văn cử nhân, thạc sĩ có liên quan đến tổ chức khoa học tài
liệu ảnh. Các bài viết của Võ Văn Sáu “Vài nét về tình hình công tác lưu trữ phim ảnh và băng ghi
âm của nước ta hiện nay”, Tập san “Nghiên cứu công tác Lưu trữ” số 2 -1967; “Phương pháp thống

kê, biên mục tài liệu ảnh lưu trữ” Tập san Công tác Lưu trữ hồ sơ, số 1 -1972; “ Một số ý kiến về tổ
chức lưu trữ tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Văn thư -Lưu trữ, số 03/1999 và
“Vài nét về quản lý tài liệu lưu trữ nghe nhìn”, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số 02/1998 của Nguyễn
Lan Phương v. v. mới chỉ bước đầu tìm hiểu và nêu lên thực trạng công tác tài liệu lưu trữ nghe nhìn,
nêu lên một số kiến nghị chung chung về cách quản lý tài liệu nghe nhìn. Trong những năm gần đây
có luận văn cử nhân “Vấn đề tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nghe nhìn ở Trung tâm Nghe -Nhìn
Đài Truyền hình Việt Nam”, năm 2001 của Trần Lệ Hường đã khảo sát về công tác tổ chức, quản lý
tài liệu nghe nhìn ở Đài Truyền hình Việt Nam; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thúy Bình “Công
tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài truyền hình - thực trạng và giải pháp” năm 2002 đã khảo sát
tình hình công tác lưu trữ ở các Đài truyền hình, đặc biệt là Đài truyền hình Trung ương, nêu lên
được thực trạng công tác tổ chức tài liệu nghe nhìn ở các Đài truyền hình còn nhiều bất cập; tác giả
cũng đã đề xúât một số giải pháp nhằm cải tiến công tác của các Đài truyền hình trong đó có giải
pháp về tổ chức tài liệu ảnh. Tuy nhiên giải pháp đó chỉ có thể áp dụng cho từng Đài truyền hình nơi
tài liệu ảnh không có nhiều và đa dạng như ở TTLTQG III
Vấn đề thu thập tài liệu: Đã có một số đề tài được nghiên cứu như: “ Những cơ sở khoa
học xác định nguồn bổ sung và thành phần tài liệu ảnh để nhà nước quản lý” Mã số 89 -98 -017 - Hà
Nội, 1992 do Lã Thị Hồng làm chủ nhiệm; và “Bước đầu xác định những nguồn tài liệu ảnh cần giao
nộp vào kho Lưu trữ trung ương Đảng” của Nguyễn Thị Bích Di, khoá luận tốt nghiệp cử nhân năm
1985. Các công trình này đã vận dụng một số nguyên tắc của lưu trữ học Liên -Xô, đề xuất nguồn và
thành phần tài liệu ảnh nhưng chưa nghiên cứu được thành phần tài liệu ảnh cụ thể vào Lưu trữ Đảng
hay Lưu trữ Nhà nước cấp Trung ương.
Phân loại và xác định giá trị tài liệu ảnh: Một số bài báo, công trình đã bước đầu nghiên
cứu về phân loại và xác định giá trị tài liệu ảnh như “ Mấy ý kiến về nguyên tắc và phương pháp
đánh giá tài liệu ảnh trong công tác lưu trữ ” -Văn thư -Lưu trữ số 3 -1983 và “Những nguyên tắc
xác định giá trị tài liệu ảnh trong công tác lưu trữ”, Tạp chí Văn thư -Lưu trữ, số 3 -1985; tập bài
giảng” Lưu trữ tài liệu nghe -nhìn” - Hà Nội 1997 và gần đây cuốn chuyên khảo “Nguồn tư liệu ảnh
về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)”do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản, Hà
Nội, năm 2002 của tác giả - tiến sĩ Đào Xuân Chúc bước đầu đã đề ra được những cơ sở khoa học
để phân loại, đánh giá giá trị tài liệu ảnh nói chung và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp nói riêng. Tuy nhiên, đó là những nguyên tắc chung, khi áp dụng vào tài liệu ảnh ở Trung tâm

III cần phải chú ý tới đặc thù của nó.
Vấn đề biên mục, thống kê và công cụ tra cứu. Một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này
như Dương Viết Á“ Ý nghĩa điển hình của lời chú thích trong ảnh thời sự”, Tạp chí Nhiếp ảnh, số
12/1980; Lã Thị Hồng với bài “Viết lời thuyết minh cho tài liêụ ảnh”, Tạp chí Văn thư -Lưu trữ số
01/1986; “Viết thuyết minh và biên mục, bảo quản tài liệu ảnh, của Nguyễn Lan Phương, Tạp chí
3



Lưu trữ Việt Nam, số 3/1998 v. v. Tuy nhiên trong các bài báo của mình, các tác giả chưa đề cập đến
các thông tin cần biên mục; cách xây dựng hệ thống công cụ tra cứu. Gần đây trong đề tài “Nghiên
cứu xây dựng hệ thống công cụ thống kê các loại tài liệu lưu trữ” năm 2000 do Tiến sỹ Nguyễn Cảnh
Dương chủ trì. Kết quả đề tài này là các mẫu thống kê đối với các loại hình tài liệu lưu trữ trong đó
có tài liệu ảnh. Tuy nhiên một số thông tin trong biểu mẫu chưa phù hợp với tình hình lưu trữ tài liệu
ảnh ở Việt Nam.
4 - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài liệu ảnh bảo quản tại TTLTQG III thuộc các thời
kì khác nhau và trên các chất liệu khác nhau.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đề tài chỉ nghiên cứu thành phần, nội dung, đặc điểm của tài liệu ảnh đang được bảo quản
tại TTLTQG III, không nghiên cứu nội dung tài liệu ảnh chưa được thu thập vào Trung tâm.
- Tìm hiểu các nguồn nộp lưu tài liệu ảnh vào Trung tâm.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức tài liệu ảnh tại Trung tâm LTQG III,
5 - Nguồn tài liệu tham khảo:
Tài liệu ngoài nước: các tác phẩm kinh điển về phương pháp luận nghiên cứu; các sách
giáo khoa, các bài báo, các công trình nghiên cứu, các văn bản quy phạm pháp luật về tài liệu nghe -
nhìn của Liên - xô trước đây, Liên bang Nga, Cana a, Đức. v. v
Tài liệu trong nước: - Các cuốn sách và các bài viết về tài liệu ảnh trên Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam, Tạp chí Nhiếp ảnh, Tạp chí Truyền hình, Tạp chí Báo ảnh Việt Nam;
- Các đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo khoa học, báo cáo khảo sát của Cục Lưu trữ

Nhà nước, các Trung tâm lưu trữ quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện
ảnh Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Khoa lưu trữ học và Quản trị Văn phòng v. v.
- Các luận án, luận văn của sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn
phòng
6 - Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác -Lê nin, cụ thể là vận dụng các nguyên tắc: như nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên
tắc toàn diện và tổng hợp được vận dụng trong quá trình khảo sát, phân tích tình hình thực tế về
thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu ảnh, thực trạng tổ chức tài liệu ảnh. Trong quá trình
thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ
thống, phương pháp thống kê phương pháp so sánh, phương pháp sử liệu học, phương pháp khảo sát
thực tế và một số phương pháp khác.
7 - Đóng góp mới của đề tài
Trong luận văn, lần đầu tiên, chúng tôi giới thiệu một cách có hệ thống thành phần, nội dung
4



tài liệu ảnh đang được bảo quản tại Trung tâm III, từ đó làm nổi bật được ý nghiã của tài liệu lưu trữ
giai đoạn này và việc cần thiết phải tổ chức khoa học chúng nhằm phục vụ tốt cho việc tổ chức sử
dụng tài liệu ảnh. Đồng thời luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích và khái quát được những đặc
điểm của tài liệu ảnh để có cơ sở phân loại, xác minh, lựa chọn được những tài liệu ảnh thật sự có
giá trị để bảo quản.
Luận văn cũng trình bày thực trạng tổ chức tài liệu ảnh hiện nay ở Trung tâm, chỉ ra những
ưu điểm, những tồn tại, thiếu sót cần thiết phải khắc phục bao gồm các mặt: về văn bản quy phạm
pháp luật và văn bản về nghiệp vụ liên quan đến tài liệu ảnh, văn bản về công tác tổ chức cán bộ; chỉ
ra những nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại; từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho thời
gian tới.
Từ những nghiên cứu đó, lần đầu tiên luận văn đề xuất một số giải pháp để tổ chức khoa
học tài liệu ảnh tại Trung tâm III phục vụ cho công tác bảo quản cũng như tổ chức sử dụng có hiệu

quả tài liệu ảnh nhằm phục vụ các yêu cầu khác nhau của xã hội. Công trình này sẽ là một đóng góp
nhỏ bé vào việc hoàn thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác lưu trữ là sử dụng có
hiệu quả nguồn di sản văn hoá quý báu và đặc biệt này của dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ rất cần thiết vì không chỉ góp phần giải quyết những
khó khăn, vướng mắc về công tác tổ chức khoa học tài liệu ảnh cụ thể tại TTLTQG III, mà còn có
thể góp phần định hướng công tác tổ chức khoa học tài liệu ảnh ở các trung tâm lưu trữ khác trong
cả nước.
Đóng góp của luận văn còn ở sự tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức
khoa học tài liệu ảnh tại TTLTQG III, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở pháp lý liên quan
đến tài liệu ảnh. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất việc soạn thảo, ban hành một số văn bản qui phạm
pháp luật và văn bản nghiệp vụ nhằm tạo cơ sở pháp lí để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tổ chức
khoa học tài liệu ảnh ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia nói riêng và tài liệu ảnh ở các lưu trữ khác
trong cả nước nói chung.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý để xây dựng các văn bản có
liên quan tới tài liệu ảnh, cho cán bộ nghiệp vụ khi tổ chức khoa học tài liệu ảnh trong quá trình làm
việc của mình.
8) - Bố cục của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn có 3 chương và phần phụ lục
Chương 1: Thành phần, nội dung và đặc điểm tài liệu ảnh bảo quản ở TTLTQG III
Trong chương này, chúng tôi trình bày khái quát thành phần, nội dung và đặc điểm tài liệu
ảnh bảo quản tại TTLTQG III. Bên cạnh đó, chúng tôi giới thiệu nội dung cơ bản của khối tài liệu
ảnh và giá trị của nó. Đặc biệt là những sự kiện lịch sử quan trọng nào được phản ánh trên tài liệu
ảnh đó. Ngoài ra, trong chương này, Luận văn còn trình bày những đặc điểm cơ bản của tài liệu ảnh
giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám đến những năm 80 của thế kỷ 20 được bảo quản ở TTLTQG
5



III. Qua đó khẳng định tài liệu ảnh ở TTLTQG III thực sự là nguồn sử liệu quý và đáng tin cậy, góp
phần quan trọng để nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tài liệu ảnh ở TTLTQG III
Đây là một trong hai chương cơ bản của luận văn. Trong chương này, tác giả đã khảo sát
thực trạng ban hành các văn bản liên quan đến công tác lưu trữ tài liệu nghe - nhìn nói chung và tài
liệu ảnh nói riêng. Để góp phần tổ chức khoa học tài liệu ảnh, công tác sưu tầm, thu thập đóng một
vai trò quan trọng; do vậy, Luận văn cũng đã khảo sát công tác thu thập tài liệu ảnh trong thời gian
qua từ các cơ quan nhà nước và các cá nhân, gia đình, dòng họ.
Đặc biệt trong chương này, tác giả đã giành nhiều thời gian để khảo cứu việc phân loại tài
liệu ảnh ở một số khối ảnh quan trọng, tìm hiểu thực trạng công tác biên mục, thống kê, xác định giá
trị và công cụ tra cứu tài liệu ảnh. Tác giả đã đi sâu phân tích mặt mạnh và mặt yếu của nó, chỉ ra
nguyên nhân của ưu điểm và những thiếu sót, tồn tại trong tổ chức tài liệu ảnh ở TTLTQG III.
Chương 3: Một số giải pháp tổ chức khoa học tài liệu ảnh ở TTLTQG III
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và tồn tại của công tác tổ chức tài liệu ảnh ở TTLTQG
III, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tổ chức khoa học tài liệu ảnh. Các giải pháp bao
gồm: Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản nghiệp vụ về tổ chức tài
liệu ảnh; đẩy mạnh thu thập tài liệu ảnh; phân loại, xác định giá trị tài liệu ảnh, biên mục, thống kê
và xây dựng hệ thống công cụ tra tìm tự động tài liệu ảnh. Ngoài các biện pháp về nghiệp vụ, công
tác tổ chức - cán bộ cũng được đề cập tới trong chương này.
Để làm sáng tỏ một số vấn đề trình bày ở các chương, Luận văn có thêm phần phụ lục: đó là
một số tài liệu ảnh quý đang bảo quản ở TTLTQG III cũng như một số biểu mẫu thống kê để minh
hoạ.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn - Phó giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Chúc; những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo
Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Nhân dịp
này tác giả xin bày tỏ lòng biết sâu sắc.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước,
Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, công chức Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bạn bè đồng nghiệp đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 2003
Tác giả


Nguyễn Minh Sơn
6



Chương 1
THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TÀI LIỆU ẢNH Ở TTLTQG III
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được thành lập ngày 10 -6 -1995 theo Quyết định 58 -TCCP
của Bộ trưởng -Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) có chức năng thu thập, bảo
quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ từ Cách mạng tháng Tám 1945 tới nay.
Hiện nay Trung tâm III đang bảo quản hơn 6000 mét giá tài liệu với bốn loại hình tài liệu chính là: tài
liệu quản lý hành chính( hay còn gọi là tài liệu hành chính) với hơn 200 phông; tài liệu khoa học kỹ
thuật (nhưng hiện nay chủ yếu là tài liệu xây dựng cơ bản ) của hơn 60 công trình trọng điểm quốc gia;
tài liệu văn học - nghệ thuật của gần 50 văn nghệ sĩ, các nhà khoa học tiêu biểu và bảo quản một khối
lượng lớn tài liệu phim, ảnh, ghi âm, ghi hình (còn gọi là tài liệu nghe - nhìn). Trong đó, tài liệu ảnh
chiếm một ví trí đáng kể về khối lượng với gần 350.000 ảnh và rất có giá trị về mặt nội dung. Khối tài
liệu ảnh này được chia thành hai thời kỳ: trước Cách mạng và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
1.1. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG TÀI LIỆU ẢNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
Khối tài liệu ảnh này chiếm số lượng không lớn, khoảng hơn 800 bức ảnh với ba thể loại chủ
yếu là ảnh sự kiện, ảnh chân dung và ảnh phong cảnh. Đối tượng mà những bức ảnh thể hiện không chỉ
trong phạm vi trên đất nước Việt Nam mà còn phản ánh một số cảnh ở các nước Đông Dương. Những
tài liệu ảnh này không nằm trong hồ sơ của các phông lưu trữ thời kì thuộc địa mà đó là những ảnh được
sưu tầm, được biếu tặng từ nhiều nguồn khác nhau; còn số tài liệu ảnh trước năm 1945 nằm trong hồ sơ
tài liệu giấy và có liên quan đến nội dung của hồ sơ đó thì vẫn bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
.
1.1.1. Khối ảnh sự kiện
Ảnh sự kiện bao gồm ảnh tài liệu, thời sự, báo chí, khoa học chụp các sự kiện, hiện tượng xảy
ra hàng ngày trong đời sống xã hội và tự nhiên. Ảnh sự kiện được hình thành nhằm phục vụ cho công
tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, cho các hoạt động kinh tế, khoa học và các mục đích khác. Vì nó
kịp thời ghi lại các sự kiện, hiện tượng mới xảy ra thường không bao giờ lặp lại nên có ý nghĩa thực tiễn

và lịch sử. Do vậy ảnh sự kiện là một trong những nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu khoa học và
lịch sử.[84, 21]
Trong thời kì này, tuy số lượng ảnh không nhiều nhưng có nội dung khá phong phú. Một số sự
kiện quan trọng trong lịch sử nước ta từ khi chưa có Đảng Cộng sản và sau khi có Đảng đều được thể
hiện ở đây. Nhiều bức ảnh thật sự có giá trị như bức ảnh: “ Những chiến sĩ trong vụ “Hà Thành đầu
độc” mưu sát bọn thực dân Pháp ở Hà Nội bị bắt giam” [64,174], ảnh đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát
biểu tại Đại hội Tua của Đảng cộng sản Pháp năm 1920 [64, 151] hay hình ảnh của đồng chí đồng chí
Nguyễn Ái Quốc chụp ảnh lưu niệm cùng với các đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản
họp ở Mát- xcơ- va năm 1924
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh
chống thực dân Pháp, trong đó nổi bật nhất là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930. Trong khối tài
liệu ảnh trước Cách mạng tháng Tám còn lưu giữ được khá nhiều những hình ảnh chân thực và sinh
7



động về sự kiện này. Ta có thể hình dung ra Đình làng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
nơi đi đầu trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh hoặc cây si đầu làng, nơi cất dấu tài liệu và hòm thư bí
mật của Tỉnh uỷ hay Cột đèn để treo lá cờ đỏ sao vàng trong ngày mít tinh 1 -5 -1930. Nhà máy Diêm
Bến Thuỷ, nơi nổ ra cuộc đấu tranh của công nhân trong Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng được ghi lại bằng
hình ảnh, hoặc “đồn điền của địa chủ Ký Viễn, huyện Thanh Chương bị nông dân phá, lấy thóc, ruộng
đem chia cho nông dân trong Xô viết”[64,161]; Chiến khu Hoà quân là nơi tập hợp lực lựơng bảo vệ Xô
viết trong thời gian 9 tháng, việc thành lập các Xô Viết tại Nghệ - Tĩnh cũng được ghi lại bằng bản đồ…
Như vậy thông qua những bức ảnh này, độc giả nói chung và những nhà nghiên cứu nói riêng có thể
hình dung ra một phong trào Xô viết với những hình ảnh chân thực và sống động.
Ngoài ra, nhiều sự kiện khác cũng được ghi lại bằng hình ảnh và được bảo quản tại nơi đây, ví
dụ: về thắng lợi của các đảng viên Cộng sản tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc kỳ có ảnh: “ đồng chí Võ
Nguyên Giáp dự buổi liên hoan mừng thắng lợi trúng cử của một số ứng cử viên trong danh sách vận
động tranh cử của Đảng vào Viện Dân biểu Bắc kỳ năm 1939” [64,166]
Từ năm 1936, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phong trào cách mạng của

nhân dân ta nổ ra khắp nơi. Cũng từ năm 1936 trở đi, nhiều tờ báo do Đảng chỉ đạo xuất bản công khai
ở khắp Bắc, Trung, Nam. Ảnh: Toà soạn báo “Tin tức” có đồng chí Trường Chinh [ 64,170] và các nhà
văn, nhà báo tham gia tích cực trong phong trào chống Pháp. Chính lực lượng nhà văn, nhà báo không
những đóng góp to lớn trong lĩnh vực tuyên truyền cổ động tinh thần cách mạng, hướng dẫn, kêu gọi
quần chúng lao khổ đứng dậy đấu tranh chống lại thực dân, phong kiến, mà chính bản thân họ cũng trực
tiếp tham gia vào các phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi ấy. Đây là hình ảnh “ Đoàn nhà văn, nhà
báo và đoàn phụ nữ trong buổi mít tinh ngày 1 -5 -1938 tại khu Đấu Xảo -Hà Nội ”[64,171].
Phong trào Dân chủ chống Pháp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như “ Hội Ái hữu
thợ Mộc”, “ Hội Truyền bá Quốc ngữ”. Các nhà cách mạng đã dùng diễn đàn của hội này vừa để vận
động đồng bào học chữ quốc ngữ vừa để khích lệ lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần cách
mạng. Hình ảnh trên diễn đàn, có đồng chí Võ Nguyên Giáp, ông Phan Thanh, Hằng Phương, Trần Văn
Giáp, bác sĩ Phạm Hữu Chương, Nguyễn Văn Tố, Tôn Thất Bình, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn
Huyên, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Lộ v. v. [64, 182]. Một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần
to lớn quyết định vận mệnh của đất nước Việt Nam ta là sự ra đời của Việt Nam Tuyên truyền giải
phóng quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương với 34 chiến sĩ đầu tiên nay đã trở thành
một quân đội hùng mạnh, cùng với nhân dân Việt Nam làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám long trời lở
đất, đánh thắng những đế quốc to như Pháp, Mỹ. Sự kiện này cũng được lưu giữ bằng hình ảnh:“ Lễ
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại Khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng, ngày
22 -12 -1944)”. Mặc dù đây là cảnh được dựng lại để chụp. Thời gian càng lùi ra xa, những tài liệu này
càng trở nên quý giá, chúng là những bằng chứng lịch sử sinh động về buổi đầu mới thành lập Quân đội
ta. Như vậy, qua khối tài liệu ảnh này, những phong trào yêu nước của nhân dân ta trước năm 1930 và
những phong trào cánh mạng, những sự kiện quan trọng của dân tộc ta trước Tổng khởi nghĩa năm 1945
đều được thể hiện một cách chân thực và sinh động. Đây thực sự là một cuốn sử biên biên bằng hình
8



ảnh, giúp cho các độc giả, đặc biệt là các nhà nghiên cứu nguồn sử liệu đáng tin cậy để dựng lại chân
dung lịch sử một cách trung thực.
Không chỉ phản ánh về phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mà khối tài liệu ảnh

này còn là những bẳng chứng đanh thép, hùng hồn, là bản án tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân
Pháp đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là sự đàn áp tàn bạo của bọn chúng đối với những chiến sĩ
yêu nước, thương nòi của ta. Chúng dựng nhiều nhà tù, trường bắn ở khắp nơi để giam giữ và hành
quyết những người yêu nước dám chống lại chúng. Đây là hình ảnh “ Lính khố xanh dẫn tù chính trị ở
nhà tù Lao Bảo” và “ Máy chém của thực dân Pháp [64, 167]; Trường bắn ở Phả Lại [64, 684], Trường
bắn Phú Liêm [64, 533,] trường bắn Cẩm Phả[64, 681]; “ Buổi tiễn đưa đồng chí Hoàng Quốc Việt
(người thứ 5 từ bên trái) bị khép án trục xuất khỏi xứ ở ga Hàng Cỏ tháng 2 -1938” [ 64, 172] v. v.
Chúng dùng chính sách “nồi da nấu thịt” bắt người Việt Nam đánh lại người Việt Nam, chúng
dùng người Việt ta đi lính cho chúng, làm bia đỡ đạn cho chúng. Hình ảnh Pháp tuyển mộ dân ta làm
lính đánh thuê cho chúng hoặc bắt dân ta, tù nhân của ta làm những công việc nặng nhọc, vất vả như “
Những tù nhân bản xứ bị bắt đi kéo xe lăn đường”[64, 384];
Dưới chế độ thực dân phong kiến, không chỉ những tù nhân phải sống cuộc sống cơ cực bần hàn
mà toàn bộ người dân lao động An Nam đều lầm than khốn khổ, cả đất nước ta là một nhà tù khổng lồ.
Xuất phát từ chính sách hà khắc của thực dân Pháp như sưu cao, thuế nặng, bóc lột tận xương tuỷ người
lao động nên đời sống của họ vô cùng thương tâm. Cuộc sống khổ cực và tủi nhục của nhân dân ta dưới
thời Pháp thuộc được thể hiện khá sinh động qua bức ảnh “ Đời sống khổ cực của công nhân Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc: lấy gầm cầu làm nhà ở, cuộc sống đói khát nheo nhóc” [64, 173] hoặc “ Những
hình ảnh đói rách, nghèo nàn mà bọn thực dân Pháp và phong kiến mang lại cho dân Việt Nam”. Hậu
quả tất yếu là trận đói chưa từng thấy trong lịch sử vào năm Ất Dậu -1945 qua bức ảnh “ cảnh đói năm
1945 ở đồng bằng Bắc Bộ” [64,176]
Về sự kiện Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương được thể hiện qua bức ảnh “ Quân đội Nhật ào ạt
tiến vào Đông Dương, hất cẳng thực dân Pháp tháng 3 -1945” [64, 253] và sự hèn nhát của thực dân
Pháp bán rẻ Đông Dương cho Nhật qua hình ảnh: “ Toàn quyền Decou duyệt đội quân danh dự trong
ngày giao Đông Dương cho Phát xít Nhật” [ 64, 254] v.v.
1.1.2. Khối ảnh chân dung
Ảnh chân dung là những tấm ảnh về một con người hay một nhóm người với những đặc điểm
nổi bật của họ. Có thể là ảnh chân dung ở tư thế tĩnh hoặc tư thế đang hoạt động. Những bức ảnh chân
dung có giá trị là ảnh về những người có công lao, đóng góp đối với dân tộc, với đất nước như chân
dung các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các anh hùng, chiến sĩ thi đua trên các lĩnh vực, các nhà khoa
học, văn nghệ sĩ nổi tiếng kể cả những nhân vật lịch sử thuộc các chế độ cũ. [84, 22]

Trong khối ảnh chân dung thời kì trước Cách mạng, có nhiều hình ảnh về các nhân vật yêu
nước, các chiến sĩ cộng sản. Đó là hình ảnh của ông Vua trẻ Duy Tân, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái
Học, Hoàng Trọng Mậu tức Nguyễn Đức Công - người hoạt động trong phong trào Phan Bội Châu, bị bắt ở
Hương Cảng, bị án tử hình ngày 20 -1 -1916 tại Bạch Mai - Hà Nội. Đặc biệt, chiếm một khối lượng lớn tài
9



liệu ảnh trong khối này là chân dung các chiến sĩ cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của Đảng như chân
dung Nguyễn Ái Quốc năm 1920, khi Người còn hoạt động ở Pháp; đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên
của Đảng Cộng sản Đông Dương; đồng chí Lê Hồng Phong năm 1931 và năm 1935; đồng chí Lê Duẩn năm
1931 và năm 1939 khi ông hoạt động trong Xứ uỷ Trung kỳ; Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Khánh Toàn
năm 1931; Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Đặng Xuân Khu( Trường Chinh ) năm 1936,
đồng chí Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), Văn Tiến Dũng, đồng chí Hoàng Văn Thụ, đồng chí Hạ Bá Cang
(tức Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu), Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Nõn, Ngô Gia Tự,
Nguyễn Phong Sắc và rất nhiều ảnh chân dung của các đồng chí trong các Xứ uỷ Bắc kỳ, Trung kỳ và
Nam Kỳ.
Ngoài ra, còn có các nhân vật lịch sử khác như các vua triều Nguyễn và các đại thần như chân
dung của Vua Bảo Đại, Phó vương Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hải Thần, Cường Để chân dung một số
tri phủ, vợ con và gia đình họ cũng được thể hiện ở khối này.
Khối ảnh chân dung này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc triễn lãm, trưng bày tại các Viện bảo
tàng, các nhà lưu niệm, trong các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử nói chung hoặc nghiên cứu về cuộc
đời và sự nghiệp của các vị tiền bối cách mạng của ta cũng như một số nhân vật lịch sử khác. Hiện nay,
TTLTQG III là một trong số ít cơ quan còn giữ được những bức ảnh quý hiếm này.
1.1.3. Khối ảnh phong cảnh
Ảnh phong cảnh là những hình ảnh về phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, phong cảnh kiến
trúc, phong ảnh công nghiệp, nông nghiệp, cảnh nông thôn, miền núi .qua các thời kì lịch sử. Trong
ảnh phong cảnh còn có cả cảnh sinh hoạt, lao động đời thường của nhiều tầng lớp nhân dân [ 84, 23]
Khối ảnh phong cảnh thời kì này khá phong phú, ngoài hình ảnh phong cảnh của Việt Nam còn
có ảnh của các nước láng giềng như Lào, Căm-Pu-chia. Ảnh phong cảnh kiến trúc chiếm số lượng

tương đối nhiều. Có những ảnh ghi lại hình ảnh các chùa chiền, lăng mộ, như Chùa Một Cột trước và
sau khi trùng tu, Chùa Láng, Đền Voi Phục, Đền Hai Bà Trưng, Chùa Tây Phương, Chùa keo -Thái
Bình, Nhà thờ lớn Hà Nội, Văn Miếu ở Huế, Nhà thờ ở Phú Cam, chùa Thầy Hà Tây, Tháp Chàm ở
Phan Rang; sưu tập ảnh về Ăng Co vát và Ăng- Co- Thom ( Căm- pu- chia) và rất nhiều ảnh về các
chùa nổi tiếng khác được chụp trên phim kính vào cuối thể kỷ 19 đầu thể kỷ 20. Những lăng tẩm nổi
tiếng cũng nằm trong sưu tập ảnh này: Lăng Vua Tự Đức, Lăng Vua Minh Mạng Đáng chú ý là các
sưu tập ảnh chụp các pho tượng quý hiếm trong các chùa như nhóm ảnh về các nhóm tượng Thập Bát
La Hán, Phật Thích ca, tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương. vv., ảnh chụp các văn bia trong các văn
miếu hoặc các chùa, hoặc các hoành phi, câu đối trong các đền, chùa [64, 247 -235] v. v. Cùng với ảnh
các chùa chiền là cảnh những ngày hội ở các đền, chùa này như cảnh ngày hội Đền Hùng - Phú Thọ hay
quang cảnh một buổi lễ cầu hồn tại chùa Quán Sứ -Hà Nội [ 64, 200].
Trong khối ảnh phong cảnh này, có một số ảnh chụp toàn cảnh một số địa danh như: toàn cảnh
di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá năm 1923, toàn cảnh Móng Cái, toàn cảnh thị xã Lạng sơn, Lào Cai.
Phong cảnh về thủ đô Hà Nội được thể hiện nhiều hơn cả. Ta có thể tìm thấy cảnh hồ Hoàn
Kiếm, cầu Thê Húc, thành Hà Nội, cầu Long Biên, vườn Bách Thảo, quảng trường Pôn- Be. Ảnh chụp
10



các đường phố của Hà Nội thời bấy giờ như phố Hàng Trống, Phố Hàng Bông và vườn hoa Cửa Nam
năm 1928. Các công sở của chính quyền bảo hộ được ghi lại khá đầy đủ như Phủ Toàn quyền và nhiều
bức ảnh bên trong Phủ Toàn quỳên, Phủ Thống sứ, Thư viện, Kho bạc, Sở Tài Chính, Toà án, nhà ga Hà
Nội, các trường học như trường An -be -xa -rô, các khách sạn như khách sạn Metropol và nhiều cảnh
khác. Ngoài những ảnh về Hà Nội, trong khối này còn có khá nhiều ảnh chụp một số cảnh ở các tỉnh
như Hải phòng, Lạng Sơn, Nam định. . .Không chỉ những sự kiện mà những địa điểm đã in dấu những
sự kiện lịch sử quan trọng cũng được ghi lại bằng hình ảnh như Hang Cốc pó ( trong chiến khu Kẻo
Yên) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đặt trụ sở và nơi ăn ở sau ngày thành lập Mặt
trận Việt Minh, hoặc Đình làng Tân Trào (Sơn Dương -Tuyên Quang) nơi họp Quốc dân đại hội ngày
16 -8 -1945, thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng và ra Hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa cướp
chính quyền và Cây đa Tân Trào, nơi Giải phóng quân xuất phát tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên

đều được ghi lại.
Khối ảnh phản ánh cảnh sinh hoạt đời thường của nhân dân ở nhiều vùng khác nhau chiếm một
khối lượng không nhỏ. Trước hết, đó là những bức ảnh miêu tả những con người ở các vùng miền, các
dân tộc, các dân tộc và các tâng lớp giai cấp khác nhau. Ta có thể tìm thấy trong số này hình ảnh các cô
gái Việt Nam của các miền khác nhau, như ảnh thiếu nữ Bắc kỳ trong y phục dân tộc, ảnh thiếu nữ Sài
Gòn, Hải phòng, Lào Cai, thiếu nữ Nam Định; cảnh sinh hoạt của các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam như
Mán, Mèo, Lô Lô, Mường. . .
Cảnh sinh hoạt, lao động của nhân dân ta được thể hiện khá rõ nét: cảnh trâu kéo cày ở Bắc Bộ,
nhà nông vác cày, vác cuốc ra đồng, cảnh nhổ mạ, gặt lúa, tát nước, bắt cá, cảnh gánh nước, cảnh đánh
cá ở Hồ Tây, ở Sầm Sơn, các ngành nghề thủ công khác như nghề làm giấy, tơ tằm, khắc chạm gỗ. . .
Không những cảnh Việt Nam mà còn có cả các cảnh sinh hoạt ở Căm-pu- chia như: vũ nữ
Hoàng cung Căm-pu-chia, những nhạc công của công chúa Akhanari, những người làm công ở hoàng
cung Căm-pu-chia, các vũ nữ múa, những thanh niên ở Pnôm pênh. . .
Như vậy, tuy với số lượng ảnh không thật nhiều nhưng khối ảnh trước Cách mạng tháng Tám
thực sự là nguồn tư liệu quý. Đó là những hình ảnh chân thực sinh động, phản ánh nhiều mặt của lịch sử
Việt Nam ta trong một giai đọan khá dài. Trước hết đó là những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất
nước, những cuộc khởi nghĩa, những phong trào cách mạng, sự kiện Nhật hất cẳng Pháp v. v. Tóm lại,
đây là nguồn tư liệu có giá trị nhiều mặt phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kinh tế và nhiều
mặt khác; đồng thời đây cũng là nguồn tư liệu quý để phục vụ cho các Viện bảo tàng, các nhà lưu
niệm Vấn đề là cần phải tổ chức khoa học khối tài liệu ảnh quý híêm này để phục vụ tốt hơn nữa nhu
cầu sử dụng của đông đảo các nhà nghiên cứu hiện nay.
1. 2. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG TÀI LIỆU ẢNH SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM -1945
1.2.1. KHỐI TÀI LIỆU ẢNH SỰ KIỆN CỦA CÁC CƠ QUAN
Ảnh sự kiện thời kì sau Cách mạng tháng Tám 1945 chiếm một số lượng khá lớn với gần
130.000 tấm ảnh phán ánh một cách trung thực, sinh động nhiều hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hoá, ngoại giao… của đất nước ta.
11




1.2.1.1. Ảnh về một số hoạt động chính trị:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân ta đã hoàn thành cuộc Cách
mạng tháng Tám long trời lở đất lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà - nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông - Nam châu Á. Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc
Việt Nam - kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Nhiều hoạt động chính trị quan trọng đã kịp
thời được ghi lại.
Những ngày Cách mạng tháng Tám hào hùng diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương khác, đặc
biệt là những bức ảnh chụp Lễ Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 ở Vườn hoa Ba Đình Hà Nội đã được lưu
lại qua một số bức ảnh. Ngày 6 tháng 1- 1946, nhân dân cả nước ta nô nức đi bầu cử Quốc hội. Đây là
sinh hoạt chính trị có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại bởi lần đầu tiên nhân dân ta được tự làm chủ vận
mệnh của mình qua lá phiếu bầu cử những đại biểu ưu tú vào Quốc hội. Nhiều tấm ảnh đã thể hiện quá
trình tổ chức bầu cử ở một số địa phương, đặc biệt đã ghi lại được Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá I năm
1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tại kì họp lịch sử này, Quốc hội đã truy nhận Chính phủ Liên hiệp kháng
chiến. Phần lớn các kỳ họp của Quốc hội đều được ghi lại bằng hình ảnh, thể hiện một cách chân thực
và sinh động trong lĩnh vực hoạt động lập pháp. Tại kì họp thứ 3 Quốc hội khoá I tháng 12 năm 1953,
các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Quốc hội, Chính phủ tới dự và phát biểu ý kiến. Kỳ họp thứ 3
này có ý nghĩa quan trọng đối với cục diện chiến tranh ở Việt Nam và đặc biệt là Quốc hội đã thông qua
Luật Cải cách ruộng đất. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, chính phủ trở về Thủ đô, Kỳ
họp thứ 4 Quốc hội khoá I đã được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tháng 3 -1955. Hình ảnh của Hồ
Chủ tịch, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được ghi
lại khá đầy đủ. Kỳ họp quan trọng này đã đề ra những nhiệm vụ to lớn cho toàn dân ta trong giai đoạn
mới là: tiếp tục đấu tranh để triệt để thi hành Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình và tiến tới thực
hiện thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử; củng cố và phát triển kinh tế miền Bắc, củng cố quốc
phòng, củng cố chính quyền nhân dân tăng cường công tác ngoại giao, mở rộng và củng cố đoàn kết
toàn dân tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Trong thời kì kháng chiến chống thực
dân Pháp, Hội nghị Liên -Việt ( Liên hiệp quốc dân Việt Nam ) họp tại xã Quảng Nạp, Định Hoá, Thái
Nguyên năm 1948. Tiếp theo, Đại hội Liên minh Việt - Miên - Lào họp tại Định hoá, Thái Nguyên năm
1949 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương. Đồng
chí Xu -pha -nu -vông ( Lào), Siêu Hinh ( Căm -pu -chia), Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh tới dự. Trong
năm 1951, tại Chiêm Hoá -Tuyên Quang diễn ra Đại hội Liên minh Việt - Miên - Lào, đồng chí Sơn

Ngọc Minh - Chủ tịch Đảng Issara - Issarak Căm - pu - Chia cùng các nhà lãnh đạo cách mạng Lào đã
dự Đại hội và sau đó đã có các cuộc hội đàm quan trọng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.
Đại hội Mặt trận thống nhất thống nhất Việt Minh - Liên Việt năm 1951 với những hình ảnh của
các đại biểu đọc báo cáo và tham luận, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu. Năm
1952, Hội nghị Uỷ ban Liên Việt toàn quốc và Hội nghị Kháng chiến Hành chính toàn quốc về phong
trào thi đua sản xuất và tiết kiệm ở Chiêm hoá, Tuyên Quang. Tại các Hội nghị đó, Hồ Chủ Tịch và các
đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước đã tới dự.
12



Những hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ đón tiếp phái đoàn Nam bộ ra thăm miền
Bắc năm 1948 và đón tiếp phái đoàn Thanh niên Nam bộ tại Việt Bắc năm 1949 đã thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của chính phủ đối với Miền Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội Đảng Lao động Việt
Nam lần thứ II, ảnh Người đang trao đổi tình hình cách mạng Đông Dương với Chủ tịch Xu - pha - Nu -
vông trong dịp Đại hội Đảng Lao động Việt Nam năm 1951[66] .
Hình ảnh nhân dân Hà Nội kỷ niệm ngày 1-5-1955 và chào mừng Trung ương Đảng và chính phủ
về Thủ đô; đấu tranh chống cha cố cưỡng ép di cư vào Nam, hình ảnh công nhân ở các nhà máy Hải
Phòng đấu tranh bảo vệ nhà máy thời kì 1954-1955 … được lưu giữ khá nhiều.
Tiếp theo là những hình ảnh về Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III năm 1960 tại Hà Nội.
Lễ mừng Quốc khánh 2-9 và tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2- hàng năm được tổ chức ở Hà
Nội và nhiều địa phương khác.
Tại Hội nghị Chính trị Đặc biệt năm 1964, Hồ Chủ Tịch đọc báo cáo quan trọng tại Hội nghị này,
một lần nữa tỏ rõ quyết tâm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền
Nam. Tiếp đó là các hình ảnh Người đi thăm nhà trẻ, bệnh viện, nhà máy, đón tiếp trọng thể Luật sư Lô-
dơ-bai, đón tiếp đoàn Đại biểu mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam thăm miền Bắc năm
1965, Hồ Chủ Tịch chiêu đãi khách quốc tế nhân các ngày lễ .
Trong khối tài liệu này còn lưu giữ được nhiều hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các
cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, Người dự các bữa cơm thân mật với các đồng chí trong Trung ương,

gặp gỡ các cháu thiếu nhi ở Việt Bắc; hình ảnh các đoàn đại biểu Quốc hội đi thăm, báo cáo ở các địa
phương; Trong Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh (9-1969) ta thấy hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và
nhà nước, bạn bè quốc tế đến chia buồn với nhân dân ta, hình ảnh của hàng triệu nhân dân Thủ đô và
nhân dân cả nước đau buồn tiễn biệt Người; cảnh lễ tang các nhà hoạt động cách mạng - đại biểu Quốc
hội: Trần Huy Liệu, Phạm Bá Trực, Nguyễn Văn Tạo…
Tiếp theo đó là những hình ảnh Lễ mừng Việt Nam toàn thắng ở thành phố Hồ Chí Minh và ở
Hà Nội …[68]
Một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước đã
được ghi lại bằng hình ảnh là Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất Tổ quốc diễn ra tại thành phố
Sài Gòn ( nay là thành phố Hồ Chí Minh ). Đoàn đại biểu miền Bắc do đồng chí Trường Chinh - Chủ
tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đoàn đại biểu miền Nam do đồng chí Phạm Hùng làm Trưởng
đoàn đã tiến hành Hội nghị Hiệp thương chính trị để bàn việc thống nhất nước Việt Nam về mặt nhà
nước [67]
Bên cạnh đó, nhiều tấm ảnh thể hiện sinh động và chân thực hoạt động của Đảng Dân chủ,
Đảng Xã hội trong suốt quá trình tồn tại của mình.
Khối ảnh Khu Tự trị Việt Bắc đã phản ánh khá đầy đủ nhiều mặt hoạt động của chính quyền,
các đoàn thể và sinh hoạt của nhân dân. Đấy là những tấm ảnh về các Hội nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân Khu Tự trị Việt Bắc qua các khoá, Hội nghị Khu uỷ mở rộng …72]
13



1.2.1.2. Ảnh về hoạt động quân sự:
Ảnh về các hoạt động quân sự chiếm số lượng tương đối lớn với hàng ngàn bức ảnh phản ánh
cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống chống thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ và trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây - Nam của tổ quốc.
Bằng những nổ lực ngoại giao mềm dẻo nhưng nguyên tắc và thật sự đã có nhiều nhân nhượng, “
nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”, cuối cùng cuộc kháng chiến toàn quốc
đã bùng nổ đêm 19 tháng 12 -1946. Nhiều hình ảnh quí giá đã ghi lại những ngày chiến đấu oanh liệt,
hào hùng của nhân dân ta đặc biệt là quân dân Thủ đô. Nhằm nỗ lực cứu vãn lần cuối cùng nền hoà bình

và tạo điều kiện cho nhân dân đi tản cư trong khi chiến sự xảy ra, đầu năm 1947, giữa chính phủ ta và
đại diện chính phủ Pháp đã có các cuộc điều đình. Nhiều tấm ảnh đã ghi lại sự kiện này.
Nhiều chiến dịch quân sự quan trọng ở miền Nam đã được các phóng viên chiến tranh ghi lại
như Chiến dịch Giòng Dứa ( Mỹ Tho ) tháng 2 -1947; chiến dịch Trà Vinh năm 1949 với hình ảnh nhân
dân đi tiếp tế cho bộ đội, các chiến sĩ cảm tử của ta xung phong, cảnh giải tù binh, quân y ta chăm sóc
vết thương cho tù binh địch; chiến dịch Sóc Trăng năm 1950, cảnh thanh niên, phụ nữ ở Đồng Tháp
Mười -Nam Bộ lập chướng ngại vật chống các cuộc càn quét của địch.
Tiếp theo là những cảnh của các nhà máy quân giới trong các vùng giải phóng như Nhà máy Cơ
khí Trần Hưng Đạo tháng 8 -1948, cảnh thi đấu thể thao của công nhân quốc phòng nhân dịp kỉ niệm
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1950; cảnh Đại hội Uỷ ban kháng chiến Nam bộ, Đại hội Công
giáo kháng chiến trong các năm 1951, 1953, 1954 diễn ra trong các vùng giải phóng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Tổng Tư lệnh của các lực lượng vũ trang luôn quan tâm, chăm lo cho
sự trưởng thành của Quân đội. Người đến thăm các công binh xưởng, hình ảnh Người trong chiến dịch
Biên giới nổi tiếng hay sau chiến dịch Cao Bằng. Đặc biệt chúng ta được thấy những bức ảnh có giá trị
lịch sử khi Người cùng đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… họp quyết định
mở Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Trong khối ảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hình
ảnh bộ đội Cụ Hồ và dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ chiếm một khối lượng khá lớn [66]
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hình ảnh về các đợt diễn tập, huấn luyện, hội
thao quân sự, cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ ở hậu phương lớn miền Bắc, chi viện về mọi mặt cho các
chiến trường miền Nam, Lào; ảnh về Đại hội Quyết thắng Quân khu Việt Bắc, Hội nghị tập huấn toàn
quân, cảnh tuyển quân vã tiễn đưa con em lên đường ra trận, thanh niên đăng ký Ba Sẵn sàng, tập bắn
máy bay Mỹ, các đơn vị Công binh xây cầu ngầm .được thể hiện khá nhiều. Cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ đã mang lại nhiều tổn thất về người và của cho nhân dân ta:
các nhà máy bị đánh phá, các nông trường, bệnh viện, đê điều, cửa hàng lương thực, khu dân cư, làng
quê, các đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội bị bom đánh trúng, hình ảnh dân lành bị giết hại. Hàng trăm
nhà thờ, đền, chùa trên miền Bắc bị bom Mỹ phá huỷ, các trường đại học, phổ thông bị đánh phá, nhiều
trường bị bom Mỹ đánh phá nhiều lần. Các cuộc chiến đấu chống hoạt động gián điệp, biệt kích của Mỹ
- Ngụy trên miền Bắc cũng được thể hiện qua nhiều bức ảnh như hình ảnh về một số vụ biệt kích bị bắt
ở Hà Nội, ở Đèo ngang, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hồng Quảng v.v.[68]
14




Tội ác chiến tranh chống nhân dân Việt Nam của đế quốc Mỹ đã bị các tổ chức trong nước và
quốc tế vạch trần và lên án mạnh mẽ. Những hình ảnh về hoạt động của Uỷ ban Điều tra tội ác của đế
quốc Mỹ của Việt Nam, phiên họp của Uỷ ban quốc tế điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt
Nam họp tại Stốckhôm, Thuỵ- Điển từ 22 đến 24-10-1970 và nhiều phiên họp khác trong đó có đoàn
miền Nam, miền Bắc, các nhân chứng, đại diện Pháp, Thuỵ- Điển, Liên- Xô… đọc tham luận vạch trần
những tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Nhiều hình ảnh đã ghi lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại miền Nam Việt Nam như Mỹ
chở vũ khí và các phương tiện chiến tranh, quân đội Mỹ huấn luyện cho nguỵ quân Sài gòn, không quân
Mỹ mở rộng những cuộc bắn phá; đấy là những hình ảnh nhân dân làng Sơn Mỹ bị thảm sát ngày 16-3-
1968; cảnh càn quét, tra tấn người; dồn dân vào ấp chiến lược, người dân bị nhiễm chất độc màu da
cam, những hình ảnh về cuộc đấu tranh yêu nước chính nghĩa chống xâm lược của nhân dân miền Nam
Việt Nam, mít tinh khắp nơi của nhân dân Miền Nam Việt Nam hoan nghênh sự ra đời của Mặt trận
Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, hình ảnh về tăng gia sản xuất ở các vùng giải phóng, chế tạo
vũ khí ở các công binh xưởng, nhân dân tiếp tế cho quân giải phóng; cảnh quân địch ra hàng, trao trả
các tù binh chiến tranh Tiếp theo là hình ảnh về các đoàn khách quốc tế thăm nhà tù ở miền Nam
trong các thời điểm khác nhau.
Đặc biệt, chiến thắng mùa Xuân 1975 được ghi lại qua các hình ảnh Quân giải phóng đánh
chiếm Tây Nguyên, giải phóng Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… và cuối cùng là đánh chiếm Dinh Độc lập
sáng 30 - 4 -1975. Thật vui mừng và xúc động biết bao khi được nhìn những hình ảnh nhân dân đón
chào quân giải phóng ở khắp nơi trên đất miền Nam.
Chúng ta không khỏi buồn và thật đau lòng khi nhìn thấy tội ác của tập đoàn phản động Pôn
Pốt-Iêng Xa Ri ( Căm-Pu- Chia) gây chiến tranh biên giới Tây- Nam của Tổ quốc ( 1978-1979 ) và
những hình ảnh Trung- Quốc gây xung đột ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc của chúng ta năm 1979, [68]
1.2.1.3. Ảnh về hoạt động Ngoại giao - Hợp tác quốc tế
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương ngoại giao cũng là một mặt trận quan trọng nhằm tranh
thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cô lập kẻ thù, đặc biệt là thời kì chống Mĩ cứu nước. Đảng,
Quốc hội, Chính phủ cũng như nhiều tổ chức chính trị- xã hội, cá nhân đều tham gia hoạt động ngoại

giao này. Đáp lại thiện chí của Việt Nam, bạn bè quốc tế cũng đã có nhiều hoạt động tích cực, góp phần
đáng kể vào thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến cũng như xây dựng cuộc sống hoà bình.
Khối tài liệu ảnh về ngoại giao chiếm số lượng khá lớn với hàng vạn tấm ảnh và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Hoạt động đối ngoại trong nước
+ Hoạt động của lãnh đạo các nƣớc tại Việt Nam
Tháng 10 -1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân
dân Hà Nội nồng nhiệt đón chào Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô. Chưa đầy hai tháng sau, ngày 29-
11-1954 chúng ta được đón tiếp phái đoàn chính phủ Miến- Điện do Thủ tướng U-Nu dẫn đầu sang
15



thăm Việt Nam. Tiếp đó, phái đoàn Ấn-Độ do Thủ tướng Nerhu dẫn đầu là những phái đoàn cấp chính
phủ sớm nhất đến thăm Việt Nam sau khi hoà bình được lập lại.
Trong những năm tiếp theo, qua nhiều bức ảnh chúng ta nhận thấy rằng nhân dân Việt Nam
vui mừng và nồng nhiệt đón chào Đoàn đại biểu chính phủ Liên-xô do đồng chí Mi-côi-an dẫn đầu
sang thăm Việt Nam (2-4-1956), Đón tiếp Thủ tướng Vương quốc Lào Souvana-Phuma ( 8-1956), Chủ
tịch Đoàn Xô-viết Tối cao Liên Xô đồng chí K. E. Vô-rô-si-lốp (5-1957); đón tiếp phái đoàn chính phủ
Nước cộng hoà nhân dân Trung-Hoa do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu sang thăm Việt Nam, nhân dân
Hà Nội nồng nhiệt đón chào Đoàn [ 69,797] Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Chu Ân Lai nâng cốc chúc tình
hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Trung đời đời bền vững [69, 808 ]. Tiếp đó là các đoàn đại biểu của
nhiều nước khác như Tiệp-Khắc, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Triều-Tiên, Nam-Tư, Ba-Lan, Mông-Cổ, Cộng
hoà Dân chủ Đức, An-giê-ri, An-Ba-ni, Ma-li, Pháp… cũng đã đến thăm Việt Nam.
+ Tiếp đón các đoàn đại biểu Quốc hội các nƣớc:
Để củng cố, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa các dân tộc và trao đổi kinh nghiệm trong
công tác lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước ta đã mời các đoàn đại biểu Quốc hội các nước
khác đến thăm Việt Nam.
Tháng 9 - 1962, Phái đoàn Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung- Hoa đã sang thăm nước
ta. Qua những hình ảnh còn lưu giữ được, chúng ta thấy hàng vạn nhân dân Thủ đô đón chào Đoàn, các

cảnh hai đoàn hội đàm với nhau, đi thăm khu Hồng Quảng, Khu tự trị Việt bắc, Vịnh Hạ Long. .
Tháng 1 -1963, Đoàn đại biểu Xô viết Tối cao Liên -Xô (trước đây) do đồng chí U.
Anđơropov dẫn đầu sang thăm hữu nghị nước ta. Cuộc đi thăm này đánh dấu một bước phát triển trong
quan hệ giữa hai nước. Nhiều tấm ảnh quí đã ghi lại những hoạt động quan trọng của đoàn trong thời
gian ở thăm Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, các đoàn đại biểu Quốc hội Triều-Tiên, Hung-ga-ri,
Ru-ma-ni, Căm-pu-chia, In-đô-nê-xia, Cộng hoà Pháp. . . cũng đã đến thăm hữu nghị chính thức nước
ta [69]
+ Tiếp các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế:
Gần 400 tấm ảnh ghi lại hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Việt Nam,
tiếp đón và làm việc với các đoàn đại biểu Quốc hội, Chính phủ các nước sang thăm Việt Nam, tiếp đón
các Đại sứ, các tổ chức quốc tế. Các cuộc gặp gỡ, đón tiếp khi các đại sứ mới đến nước ta nhậm chức,
đến chào từ biệt. Nhiều tấm ảnh đã ghi lại cảnh các đồng chí lãnh đạo Quốc hội ta thân mật đón tiếp đại
diện các tổ chức quốc tế, các nhà báo, nhà văn nước ngoài sang thăm Việt Nam: Uỷ ban Na- Uy đoàn
kết với Việt Nam ( 5 -1967), Hội Nhật -Việt hữu nghị ( 9 -1967), Uỷ ban Đoàn kết Á -Phi của Lào ( 10
-1967), Hội nhà Văn Liên -Xô ( 6 -1968 )…[67]
+ Hoạt động của đại sứ quán, tổng lãnh sự quán nƣớc ngoài tại Việt Nam
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam, các đại sứ quán, lãnh sự quán
nhiều nước đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm xây dựng, phát triển quan hệ giữa hai nước. Tại Thủ đô
kháng chiến ở Việt Bắc tháng 9-1954, chúng ta vui mừng đón tiếp Đại sứ Trung-Quốc đầu tiên Lã Quý
16



Ba, tiếp theo là những hình ảnh Đại sứ đầu tiên của Liên Xô Lavritehev và Lễ trình quốc thư tháng 11-
1954, Đại sứ Ba-lan (1-1955), Mông-Cổ (2-1955), Hung-ga-ri (4-1955), Bun-ga-ri (4-1955), Đức( 1-
1955) và Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước trình Quốc thư trong các nhiệm kỳ khác nhau.
Nhân dịp các ngày lễ của Việt Nam hoặc các sự kiện ngoại giao quan trọng, Chính phủ ta đã
thân mật tiếp các chuyên gia Liên- Xô, Trung-Quốc. . ., trao tặng huân chương và các phần thưởng cao
quí khác cho các cá nhân nước ngoài có công lớn giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong công cuộc kháng
chiến và xây dựng đất nước. Trong những dịp kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam, Hồ Chủ tịch và Chính

phủ thường mở tiệc chiêu đãi các công sứ, đại sứ các nước tại Hà Nội .
Ngoài ra, thành viên các Hội Hữu nghị các nước, các cán bộ lão thành cách mạng của các nước
xã hội chủ nghĩa sang thăm Việt Nam, tổ chức các buổi nói chuyện về đấu tranh cách mạng ở nước họ.
Trong khối ảnh về hoạt động đối ngoại của các địa phương, ở Trung tâm III còn lưu giữ được
nhiều hình ảnh về lãnh đạo các cấp, ngành và nhân dân Việt Bắc đón phái đoàn các nước như Trung-
Quốc, Liên- Xô, Ba- Lan, Căm-pu- chia, Nhật- Bản lên thăm Việt Bắc trong những năm kháng chiến
chống Mỹ. Các đoàn Hoà bình Mỹ, Italia, các đoàn nghệ thuật Cu- Ba, Liên- Xô, đoàn Nhà Văn, Nhà
Báo Mỹ, Thuỵ- Điển, Trung- Quốc, O-man, Poc-to-ri-cô và nhiều nước khác trong các chuyến sang
thăm Việt Nam đều lên Việt Bắc và đã dành cho nhân dân Việt Bắc sự ủng hộ và giúp đỡ tinh thần và
vật chất rất quí giá, động viên, khích lệ nhân dân Việt Bắc đứng lên trong cuộc kháng chiến vì tự do và
độc lập.[69]
+ Hội nghị quốc tế tại Việt Nam
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, chúng ta vui mừng được tổ chức và đón các đoàn
đại biểu nước ngoài về dự hội nghị quốc tế tại Hà Nội ( Hội nghị Ngoại giao lần thứ 9 tổ chức tại Hà
Nội 29-7-1970).
+ Hoạt động của các đoàn nghệ thuật nƣớc ngoài
Đoàn Văn công An-ba-ni là đoàn Văn công sớm nhất sang biểu diễn tại Việt Nam (1955), tiếp
theo đó nhân dân Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc được đón chào và thưởng thức của chương trình biểu
diễn văn nghệ đặc sắc của các đoàn văn công Liên -Xô, Trung-Quốc, An-Ba-Ni…[69]
- Hoạt động ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
+ Hoạt động của Đảng ở nƣớc ngoài
Công tác đối ngoại luôn được Đảng ta quan tâm nhằm tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè
quốc tế. Tuy không nhiều về số lượng nhưng những hình ảnh về Phái đoàn Đảng Lao động Việt Nam do
đồng chí Lê Duẩn- Tổng Bí thư dẫn đầu thăm Liên- Xô, Trung - Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa
trong các thời gian khác nhau nhằm củng cố khối đoàn kết giữa các đảng cộng sản, đã phản ánh được
những hoạt động đối ngoại quan trọng của Đảng.[69]
+ Hoạt động của chính phủ
17




Với 156 tấm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà
sang Pháp năm 1946 là những hình ảnh quí giá phản ánh hoạt động đối ngoại quan trọng đầu tiên ở
nước ngoài của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Với tư cách là thượng khách của chính phủ
Pháp, bằng tài năng và uy tín của mình, Hồ Chủ tịch đã tích cực hoạt động trên mặt trận ngoại giao, gây
được lòng kính phục, quí mến, ngưỡng mộ của bạn bè trên thế giới đặc biệt là nhân dân Pháp, làm cho
kẻ thù phải khâm phục, kính nể. Hội nghị Phông-ten-nơ-blô do thái độ thiếu thiện chí của chính phủ
Pháp nên cuối cùng đã thất bại. Để tranh thủ thêm thời gian nhằm củng cố lực lượng cách mạng Hồ Chủ
tịch đã ký Tạm ước ngày 14-9 1946. Qua sự kiện đó, chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và nhân dân yêu
chuộng hoà bình trên thế giới đã thật sự chú ý, hiểu rõ hơn thực chất vấn đề Việt Nam, góp phần nâng
cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong khối tài liệu ảnh này, chúng ta thấy được hình ảnh
của Hồ Chủ tịch trong các hoạt động với chính phủ Pháp qua cuộc đón tiếp chính thức ở sân bay, tại
dinh Thủ tướng Bidault, dự Ngày Quốc khánh Pháp; Hồ Chủ tịch với nhân dân Pháp qua các cảnh trên
sân bay Bourget, với các thanh niên dân chủ Pháp, dự tiệc trà của Hội Quán hội Pháp-Việt; Hồ Chủ tịch
với thiếu nhi, với khách quốc tế, Người thăm các nơi công cộng như Mồ chiến sĩ Vô danh, thăm Đài
Chiến sĩ trận vong; người đi thăm danh lam thắng cảnh ở Ấn-Độ, Ai-Cập, Pháp, Hồ Chủ tịch với phái
đoàn đi dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô…[65]
Đầu năm 1950, Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội
chủ nghĩa và đặc biệt sau khi hoà bình được lập lại chúng ta có quan hệ ngoại giao với nhiều nước có
chế độ chính trị khác nhau. Do vậy các hoạt động ngoại giao của nước ta cũng đa dạng hơn.
Tiếp theo là những hình ảnh về Hội nghị Giơ - ne - vơ. Đó là hình ảnh khi Đoàn ta do Phó Thủ
tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu tới sân bay Giơ -ne -vơ, những hình ảnh khi các đoàn đàm phán, kí kết
Hiệp định, đoàn lên đường về nước có ghé qua thăm Trung- Quốc, hoạt động của Uỷ ban Quốc tế Giám
sát và kiểm sát đình chiến tại Việt Nam v. v.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước để nhanh chóng
xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chủ tịch đã đi thăm Liên - xô, Cộng hoà Dân chủ Đức
( 7-1957), Tiệp-Khắc, Cộng hoà Liên bang Nam-Tư, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Hun-ga-ri(8/1957); Miến-
Điện(1958);Trung-Quốc(1959); In-do-nẽ-xia (1959) và nhiều nước khác… Tiếp theo là hình ảnh của
Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Miến- Điện (4-1955).[69] . Sau khi Cu- Ba dành được độc lập
không lâu, ngày 30-5-1961, để tỏ rõ sự ủng hộ mạnh mẽ lực lượng cách mạng ở Tây bán cầu, Phái đoàn

Việt Nam do ông Hoàng Minh Giám dẫn đầu sang thăm Cu-Ba; sau đó, Phái đoàn Mặt trận Dân tộc
Giải phóng Miền Nam Việt Nam do ông Trần Văn Thành dẫn đầu sang thăm Cu-Ba ngày 30-7-1964 đã
chứng tỏ lực lượng cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh và đã giành được sự ủng hộ quốc tế to
lớn Trong những năm tiếp theo, chính phủ ta đã nhiều lần cử các đoàn đại biểu đi thăm hữu nghị chính
thức các nước, đi dự của lễ kỷ niệm Quốc khánh của nước như Liên- Xô, Trung- Quốc, Cộng hoà Dân
chủ Đức…[69]
+ Hoạt động của Quốc hội
Để tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, Quốc hội Việt Nam đã chú trọng
đến các hoạt động của mình ở nước ngoài nước. Tháng 10 -1956, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do
18



đồng chí Tôn Đức Thắng làm trưởng đoàn đã đi thăm chính thức Liên- Xô. Hơn 200 tấm ảnh đã ghi lại
cảnh tiễn đoàn ở ga Hàng Cỏ, cảnh đoàn đi qua Trung- Quốc, Mông- Cổ, cảnh Đoàn Đại biểu Xô viết
tối cao Liên- Xô và nhân dân Liên- Xô nồng nhiệt đón chào Đoàn ở sân bay Vơnucôvơ (Mátxcơva ).
Những ngày ở Liên Xô ngoài những cuộc hội đàm quan trọng, Đoàn đã vào Lăng viếng Lê-nin và Xta-
lin, thăm phòng làm việc của Lê-nin, thăm các danh lam thắng cảnh ở Mátxcơva. Ngoài ra Đoàn còn đi
thăm một số nước cộng hoà khác. Tháng 7 -1958, Đoàn Đại biểu Quốc hội nước ta đã đi thăm hữu nghị
chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung - Hoa. Nhiều tấm ảnh đã ghi lại cảnh đón tiếp Đoàn nồng
nhiệt ở Bắc-Kinh, cảnh hai đoàn hội đàm với nhau và các hoạt động khác của Đoàn ta. Chuyến đi thăm
này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.
Tháng 8-1964, đồng chí Trường Chinh đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đi thăm
Cộng hoà In-đô-nê-xia. Hàng nghìn đại biểu của đủ các tầng lớp, đảng phái ở Gia-các-ta đã tổ chức mít
tinh chào mừng đoàn. Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bức vào
giai đoạn ác liệt, để tranh thủ thêm sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Đoàn
đại biểu Quốc hội ta đã đi thăm Liên-Xô, Mông-Cổ. Đáng chú ý là những tấm ảnh ghi lại hành trình và
phản ánh kết quả chuyến đi thăm hữu nghị một loạt nước của Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do đồng
chí Trường Chinh dẫn đầu. Tháng 8-1977, Đoàn đã đi thăm hữu nghị Liên-Xô, Bun-ga-ri, Mông-Cổ,
Tiệp-Khắc, Ba-Lan, Ru-ma-ni. Đây là chuyến thăm dài ngày nhất và qui mô nhất mà kết quả chuyến

thăm đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước ta sau Ngày Giải phóng. [67, 1743 -1795]
Để tìm hiểu chính sách dân tộc của các nước, tháng 5-1960 Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số Việt
Nam đi thăm Trung-Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa khác.[69]
+ Hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội.
Giữa những năm tháng khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt,
để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tháng 8-1951, Phái đoàn Uỷ ban Liên Việt toàn quốc do ông
Hoàng Quốc Việt dẫn đầu đầu đi thăm Trung-Quốc, Triều-Tiên. Đoàn đã được đón chào nồng nhiệt.
Phái đoàn Phật giáo Việt Nam cũng đã sang thăm Miến-Điện và một số nước khác.[69]
+ Hoạt động của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nƣớc ngoài
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhiều nước đầu năm 1950 và đặc biệt sau
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Chính phủ trở về Thủ đô, hoạt động đối ngoại của các cơ quan ngoại
giao Việt Nam ở nước ngoài càng có nhiều điều kiện thuận lợi. Đó là những hình ảnh của vị Đại sứ đầu
tiên của nước ta tại Liên-Xô Nguyễn Lương Bằng trình Quốc thư 4-1952; Đại sứ nước ta tại Trung-
Quốc trình Quốc thư lên Chủ tịch Mao Trạch Đông; tiếp theo là nhiều hình ảnh của các vị đại sứ nước
ta trình quốc thư lên Chủ tịch, Tổng thống các nước trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó là những
hình ảnh về các hoạt động khác như dự lễ quốc khánh của nước bạn, tổ chức kỷ niệm và Chiêu đãi nhân
dịp Quốc khánh Việt Nam tại thủ đô các nước đã có Đại sứ quán( Matxcơva 1955), (Bắc-Kinh 1958) (
Nam- Dương 1956), ( Pa-ri 1960); Đoàn thương mại Việt Nam chiêu đãi nhân dịp thành lập Thương vụ
tại I-rắc 12/1958. . . Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần 9-1969, Lễ tang Hồ Chủ tịch được tổ chức trang
nghiêm tại Đại sứ quán Việt Nam ở các nước. Ngoài ra, Đoàn Ngoại giao Việt Nam tham gia các hoạt
19



động khác do nước bạn mời, cảnh sinh hoạt của Đoàn ngoại giao Việt Nam, lễ tiễn đưa các Đại sứ Việt
Nam về nước khi hết nhiệm kỳ…[69]
+ Tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế.
Từ năm 1949, mặc dù lúc đó chúng ta chưa có quan hệ ngoại với các nước nhưng để tranh thủ
sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè trên thế giới, Việt Nam đã tìm cách tham dự Đại hội các chiến sĩ bảo
vệ hoà bình trên thế giới( 4-1949 ) tại Pari ( Pháp). [66, 78-79]. Tiếp đó các đoàn đại biểu của nước ta

thường xuyên dự các hội nghị quốc tế khác như Hội nghị Á-Phi ở Miến-Điện (4-1955); Dự Đại hội
Liên hoan Thanh niên quốc tế tại Matxcơva 1957; Hội nghị Conabry( Ghi-Nê)-4-1960 [68, 95-96;
117-134]
Trong Hội nghị Giơ-nevơ về Đông Dương năm 1954, có hình ảnh phái đoàn ta tiến hành các
cuộc hội đàm, ảnh về lễ ký Hiệp định; Bộ trưởngNgoại giao Ung Văn Khiêm làm Trưởng đoàn Hội
nghị Giơ-ne-vơ mở rộng về vấn đề Lào, 5-1961… [69]
Tiếp theo là những hình ảnh sinh động, chân thực của Hội nghị Pa-ri về chấm dứt chiến tranh
và lập lại hoà bình ở Việt Nam năm 1973.
+ Hoạt động của các nhà khoa học, lƣu học sinh,
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng và chính phủ Việt
Nam đã tuyển chọn nhiều nhà khoa học, chuyên gia, lưu học sinh đi học tập, nghiên cứu, hợp tác khoa
học. . . Đặc biệt trong nhóm ảnh này, chúng ta gặp lại những hình ảnh của cán bộ, sinh viên Việt Nam
trong các cuộc biểu tình chống Mỹ từ năm 1964-1972… [69]
- Hợp tác với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá. . .
Hợp tác với các nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, văn hoá là ưu tiên hàng đầu
của Đảng và Chính phủ. Chưa đầy một năm sau khi giải phóng miền Bắc, chúng ta đã ký kết các hiệp
định thương mại giữa Việt Nam với Pháp, Ba-Lan,Tiệp-Khắc(1955) Trung- Quốc, Liên- Xô và nhiều
nước khác.
Ngoài ra một số nước đã tổ chức các cuộc triển lãm kinh tế tại Hà Nội . Chủ tịch Hồ Chí Minh
và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước cũng như quan chức ngoại giao đã đến xem triển lãm
như Triển lãm công nghiệp của Tiệp-khắc tại Hà Nội 7-1955. [69]
- Các nước ủng hộ Việt Nam
+ Tài liệu ảnh về hoạt động của các chuyên gia
Trong các cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, một trong những
nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng của chúng ta là có sự ủng hộ quốc tế rộng rãi trong đó các
chuyên gia nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ. Chính phủ ta đã thành lập Cục Chuyên gia để
chăm lo, bảo vệ và quản lý các chuyên gia. Trong khối ảnh này, chúng ta thấy hình ảnh của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm các
chuyên gia ở khách sạn Bạch Mai năm 1958, các đại hội liên hoan thi đua của Cục Chuyên gia qua các
20




năm, các lễ kỷ niệm thành lập cơ quan, hình ảnh các chuyên gia đang giảng dạy, tập huấn cho cán bộ,
công nhân Việt Nam trên các giảng đường, công trường, nhà máy, hầm mỏ, đồng ruộng v. v
Đó là những hình ảnh tiếp nhận hàng viện trợ của chính phủ và nhân dân Liên -Xô, Trung- Quốc,
Bun-ga-ri, Mông-Cổ, Đức, Triều - Tiên và nhiều nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Cảnh các chuyên
gia Liên- Xô, Trung- Quốc, Đức giúp Việt Nam xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông vận
tải v. v.
Bên cạnh sự giúp đỡ to lớn về vật chất, chúng ta nhận được sự ủng hộ tinh thần to lớn của nhân
dân Trung-Quốc, Liên- Xô, các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh
vì độc lập dân tộc. Nhân dân nhiều nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân các nước khác mít tinh ủng hộ
Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược( từ 1964 đến 1973). Đặc biệt cuộc biểu tình của sinh viên quốc
tế đoàn kết với sinh viên, nhân dân Việt Nam chống Mỹ tổ chức tại Mát-xcơ-va ngày 4-3-1965 được
diễn ra với qui mô cực kì lớn với hàng chục vạn người tham gia trong đó có nhiều sinh viên các nước Á,
Phi, Mỹ-la-tinh, Đông-Âu, Liên-Xô đều có mặt [69, 1176]. Những hình ảnh đoàn tiến về Đại sứ quán
Mỹ, mặc dù bị đàn áp, những người biểu tình đã vào sát hàng rào ném những lọ mực, gạch, đá làm hàng
loạt kính bị vỡ [69, 1237] những cảnh sát đang bắt những người biểu tình chống Mỹ xâm lược Việt
Nam [69, 1258].
1.2.1.4. Ảnh về hoạt động kinh tế.
Tài liệu ảnh về lĩnh vực kinh tế tuy không nhiều về số lượng nhưng đã phản ánh được nhiều mặt
hoạt động
Về Nông - Lâm nghiệp: Thực hiện Luật Cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua năm 1953,
từ cuối năm 1953 và 1954, nhiều vùng giải phóng ở Nam bộ đã làm lễ phát động Giảm tô[66]. Ở miền
Bắc, Đảng và Chính phủ đã nhận thấy có một số sai lầm trong quá trình khi triển khai Cải cách ruộng
đất nên đã rất quan tâm đến việc sửa sai. Hồ Chủ Tịch thăm và căn dặn bà con nông dân củng cố khối
đoàn kết sau Cải cách ruộng đất ở xã Đại Từ - Thái Nguyên. Người cũng rất quan tâm đến lĩnh vực
nông nghiệp: hình ảnh Hồ Chủ Tịch tham gia tát nước chống hạn ở cánh đồng Quản Cháo, làng Tó, xã
Đại Thanh, Thanh Trì Hà Nội ngày 12-1-1958[68, 1449], Người thăm và cấy bằng máy cấy lúa tại Trại
thí nghiệm giống lúa ở thôn Phú Mỹ, Xã Mỹ Đình, Từ Liêm ngoại thành Hà Nội; năm 1960, Người về

thăm công trình Thuỷ lợi Bắc-Hưng Hải.

Hình ảnh về các hợp tác xã điển hình như Thành Công, Ba Nhất; các nông trường, lâm trường,
các trạm kiểm lâm; hình ảnh khai thác, chế biến các sản phẩm của rừng; việc khai hoang xây dựng
vùng kinh tế mới; một số hình ảnh về cơ khí hóa trong nông nghiệp; cảnh gặt lúa tập đoàn, thu hoạch
bông, trồng cây gây rừng, chăn nuôi v.v. cũng được phản ánh sinh động và khá phong phú.
- Về Thủy sản : Đó là những hình ảnh nuôi và thu hoạch thủy sản nước ngọt, nước lợ ở nhiều địa
phương; các hợp tác xã đánh cá điển hình; đánh bắt cá biển và các loại hải sản khác…
- Về Thủy lợi: Tài liệu ảnh về hoạt động của ngành Thuỷ lợi khá phong phú và có thời gian
tương đối sớm: những hình ảnh về lũ lụt năm 1914 ở Lạng Sơn, hình ảnh thi công đập sông Đáy, đập

×