Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******************************

Nguyễn Việt Khoa

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA

CỦA TÊN NGƯỜI ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Chun ngành: Lý luận ngơn ngữ
Mã số: 50408

Hà Nội – 2002


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******************************

Nguyễn Việt Khoa

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA

CỦA TÊN NGƯỜI ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ


Mã số: 50408

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội - 2002


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

3

0.1

Đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3

0.2

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

4


0.3

Tư liệu sử dụng trong luận văn

5

0.4

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

5

0.5
Cấu trúc của luận văn
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

6

1.1

Tên riêng và danh từ chung

7

1.1.1

Danh xưng học với việc nghiên cứu tên riêng

7


1.1.2

Đặc điểm về chức năng, ý nghĩa và ngữ pháp của tên riêng

8

1.1.2.1

Chức năng của tên riêng

8

1.1.2.2

Ý nghĩa của tên riêng

10

1.1.2.3

Ngữ pháp của tên riêng

14

1.2

Khái niệm về tên người (nhân danh)

15


1.2.1

Mô hình chung về tên người

15

1.2.2

Sự chuyển dịch của tên người qua các vùng địa lí

18

1.2.3

Những vấn đề ngơn ngữ - xã hội liên quan đến tên người

23

1.2.3.1

Vấn đề đặt tên

23

1.2.3.2

Vấn đề kiêng kị khi đặt tên

27


1.2.3.3

Vấn đề tên tạm

29

1.2.3.4

Vấn đề tên họ

30

1.2.3.5

Vấn đề thay đổi tên

34

1.2.3.6

Tên người và giới tính

36

1.2.3.7

Khía cạnh pháp lí của tên người

38


1.3

Tình hình nghiên cứu tên người Anh

41

Chương II
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TÊN NGƯỜI ANH
2.1

Đặt vấn đề

45


2.2

Đặc điểm cấu tạo của tên người Anh

45

2.2.1

Thống nhất về thuật ngữ

45

2.2.1.1


Tổ hợp định danh

45

2.2.1.2

Danh tố

46

2.2.2

Các danh tố trong cấu trúc tên người Anh

48

2.2.2.1

Danh tố tên cá nhân

48

2.2.2.2

Danh tố họ

59

2.2.2.3


Danh tố đệm

69

2.2.3

Các mơ hình cấu trúc tên người Anh

73

2.2.3.1

Mơ hình chung

73

2.2.3.2

Các mơ hình cụ thể

75

2.3

Tiểu kết

89

Chương III
ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA TÊN NGƯỜI ANH

3.1

Những vấn đề chung

92

3.1.1

Đặt vấn đề

92

3.1.2

Vấn đề ý nghĩa của tên người Anh

92

3.2.3

Vài nét về đặc điểm lịch sử tên người Anh

94

3.2

Phân loại tên người Anh từ góc độ ý nghĩa

99


3.2.1

Phân loại ý nghĩa tên họ

99

3.2.1.1

Nhận định chung

99

3.2.1.2

Tình hình biến đổi của tên họ người Anh

100

3.2.1.3

Phân loại tên họ người Anh từ góc độ ý nghĩa

104

3.2.2

Phân loại ý nghĩa tên cá nhân

112


3.2.2.1

Nhận định chung

112

3.2.2.2

Phân loại tên cá nhân người Anh từ góc độ ý nghĩa

113

3.2.3

Phân loại tên đệm người Anh từ góc độ ý nghĩa

133

3.2.3.1

Nhận định chung

133

3.2.3.2

Phân loại tên đệm người Anh từ góc độ ý nghĩa

134


3.3

Tiểu kết

136
KẾT LUẬN

139

TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

2


MỞ ĐẦU
1. Đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tên người là một trong những mảng quan trọng bậc nhất trong hệ thống tên
riêng, thuộc thành phần đặc biệt trong hệ thống từ vựng của một ngơn ngữ. Tên
người mang trong nó cả lịch sử, truyền thống, văn hố cũng như tất cả những gì
đặc trưng cho mỗi cộng đồng dân tộc nhất định. Chính vì lí do đó, đã từ lâu tên
người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như
ngơn ngữ học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học, triết học, gia phả học...v.v.
Trong ngôn ngữ học, bộ môn chuyên nghiên cứu về tên riêng là Danh xưng
học (Onomastics) với hai chuyên ngành Nhân danh học (Anthroponomastics) –
nghiên cứu tên về người và Địa danh học (Toponomastics) – nghiên cứu về tên
đất.
Tên người là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chuyên ngành nhân danh học.
Nhiệm vụ chủ yếu của nhân danh học là phát hiện ra những qui luật cơ bản về

phân bố, nguồn gốc cũng như quá trình biến đổi, phát triển của hệ thống tên người
trong các ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu tên người trên quan điểm của ngành nhân danh học không
chỉ đưa tới những thành tựu mang tính chất ngơn ngữ học mà cịn đem lại những
lợi ích vượt ra khỏi khn khổ của ngơn ngữ học, từ đó nâng cao sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các dân tộc.
Vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người trên thế giới đã có lịch sử từ thời Hy
Lạp cổ đại. Tên người Anh cũng đã được nghiên cứu từ thế kỉ XVII (William
Camden 1623) và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là sau khi có sự
ra đời của chuyên ngành nhân danh học.
Trong luận văn này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu tên người Anh trên
hai phương diện cấu trúc và ý nghĩa và đặt chúng trong mối liên hệ với tên người
Việt. Trong hệ thống tên người, tên riêng mà cụ thể là chính danh (tức là tên khai
sinh, tên chính thức) giữ một vai trị quan trọng vì chúng phản ánh được đầy đủ
nhất các đặc trưng ngơn ngữ - văn hố của một cộng đồng nhất định. Do vậy,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tơi chỉ có thể tiếp cận chính danh
3


của người Anh và tạm thời không đề cập tới các tên gọi khác. Chúng tôi hy vọng
sẽ được trở lại đề tài này ở một bình diện sâu rộng hơn.
Như chúng ta đều biết, Vương quốc Anh (UK) là một quần đảo mà trên đó,
ngồi dân tộc Anh (English) ra còn nhiều dân tộc khác sinh sống. Bên cạnh đó, về
mặt địa lí và hành chính, Vương quốc Anh còn là một liên hiệp gồm bốn đơn vị
là: Anh (England), Xcốt-len (Scotland), xứ Uên (Wales) và Bắc Ai-len (Northern
Ireland). Do vậy, trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu cụ thể của chúng tơi là
tên riêng (tên chính gồm các yếu tố Họ - Đệm - Tên cá nhân) của người Anh
(English) sinh sống tại nước Anh (England). Trong khi xem xét tên người Anh,
chúng tôi thường liên hệ với tên người Việt mà cụ thể là tên riêng của dân tộc
Kinh sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Theo lí thuyết định danh, tên riêng (trong đó có tên người) cùng với từ và cụm
từ là các đơn vị định danh. Tuy nhiên, tên người là một dạng định danh đặc biệt
và có nội dung hồn tồn khác với các đơn vị định danh khác.
Với tư cách là một tín hiệu ngơn ngữ, tên người thể hiện vai trị của mình
trong việc gọi tên một đối tượng duy nhất và cá biệt để phân biệt với những đối
tượng khác. Tuy nhiên, khơng chỉ có chức năng trong việc gọi tên, tên người cịn
chứa đựng trong đó những giá trị biểu trưng hay nghĩa hàm chỉ nhất định. Ngồi
ra, vì là hiện tượng xã hội, nên quá trình ra đời và phát triển của tên người cũng
phản ánh chân thực và rõ nét các biến động của xã hội loài người.
Do vậy, mục đích của luận văn là tiếp cận bản chất ngôn ngữ học của tên
người Anh trên cơ sở liên hệ với tên người Việt. Để đạt được mục đích trên,
chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cụ thể mà luận văn đặt ra:
-

Xác định và miêu tả đặc điểm cấu tạo về mặt hình thức của tên người Anh,
sau đó sẽ tiến hành phân tích, miêu tả và mơ hình hố đặc điểm cấu tạo của
tên người Anh trong mối liên hệ với với tên người Việt.

4


-

Phân loại ý nghĩa tên người Anh theo các yếu tố tên họ, tên cá nhân và tên
đệm, qua đó miêu ý nghĩa của chính danh người Anh trong sự liên hệ với ý
nghĩa tên người Việt.

3. Tư liệu sử dụng trong luận văn
Hầu hết các tên người Anh được chúng tơi xử lí để làm rõ nội dung nghiên

cứu của luận văn được khai thác từ các tài liệu điện tử của chính phủ Anh như
danh bạ điện thoại trực tuyến, danh sách cử tri, danh sách danh nhân người Anh,
danh sách nghị sĩ, v.v. Ngồi ra, chúng tơi còn thống kê số liệu từ các loại từ điển
tên người Anh như các từ điển tên người in trên giấy, các từ điển tên người là
sách điện tử, các phần mềm từ điển tên người, các bách khoa toàn thư trên đĩa CD
cũng như các từ điển tra cứu tên người Anh trực tuyến. Con số các tên họ, tên cá
nhân và tên đệm của người Anh mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là vào
khoảng gần 1.000.000 tên.
Về tên người Việt, ngoài việc tham khảo các số liệu về tên người đã được
công bố trong các tài liệu, chúng tôi cũng sử dụng nhiều tên người thân, bạn bè,
đồng nghiệp và khoảng hơn 6000 tên chính của sinh viên các khoá K44 và K45 –
trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các tư liệu nêu trên được chúng tơi thu thập, kiểm chứng, chỉnh lí và bổ sung
sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích, miêu tả diễn dịch và qui nạp thông qua các thủ pháp như thống kê, so
sánh, phân loại và mơ hình hố đối tượng nghiên cứu. Để tìm ra các đặc điểm
riêng cũng như những nét khu biệt của đối tượng, luận văn thường sử dụng
phương pháp so sánh tương phản.
Cách tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu của luận văn cơ bản là dựa trên các đặc
điểm đương đại của đối tượng. Tuy nhiên, luận văn vẫn cố gắng tiếp cận vấn đề
cần nghiên cứu trên cả hai quan điểm đồng đại và lịch đại, qua đó có được cái
5


nhìn xun suốt và tương đối tồn diện về tên người Anh. Song, do gặp nhiều khó
khăn về nguồn tài liệu tham khảo, luận văn chưa thể đi sâu phân tích và miêu tả
tên người Anh trên tất cả các bình diện liên quan.
5. Cấu trúc của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
chính sau:
Chương I

: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Chương II

: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TÊN NGƯỜI ANH

Chương III

: ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA TÊN NGƯỜI ANH

6


Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.1. Tên riêng và danh từ chung
1.1.1 Danh xưng học với việc nghiên cứu tên riêng
Ngành khoa học nghiên cứu tên riêng trên tất cả các bình diện được gọi là
ngành Danh xưng học (Onomastics). Phạm vi nghiên cứu của ngành Danh xưng
học là rất rộng bởi vì gần như mọi thứ đều có tên và cũng bởi vì về mặt lí thuyết,
việc nghiên cứu về tên bao gồm tất cả các ngôn ngữ, ở tất cả các vùng địa lí, văn
hóa và các thời đại lịch sử khác nhau.
Dựa trên mục đích thực tế, người ta có thể chia phạm vi nghiên cứu của Danh
xưng học thành những nhóm nhỏ như theo ngơn ngữ (ví dụ: nghiên cứu tên riêng
trong tiếng Hy Lạp...), hoặc theo tiêu chí địa lí, lịch sử (ví dụ: nghiên cứu tên
riêng tại Trung Quốc, nghiên cứu tên riêng chỉ người thời Đế chế La Mã...)

Dựa trên đặc điểm của tên riêng, người ta chia khoa học nghiên cứu về tên
riêng thành 2 chuyên ngành là Nhân danh học (Anthroponomastics) và Địa danh
học (Toponomastics). Nhân danh học là khoa học nghiên cứu về tên riêng chỉ
người hoặc tên người. Địa danh học là khoa học nghiên cứu về tên đất, tên địa
điểm. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường dùng thuật ngữ “onomastics” để chỉ
khoa học nghiên cứu về tên riêng và thuật ngữ “toponomy” để chỉ ngành khoa học
nghiên cứu địa danh.
Thuật ngữ “địa danh học” (toponomy) có thể được hiểu theo 2 cách: theo
nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này chỉ ngành khoa
học nghiên cứu tên đất, tên đường, tên nhà, tên đất nước, tên núi non, tên sông,
tên hồ, tên biển cả, tên các vì sao... Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ ngành khoa
học nghiên cứu tên địa điểm như tên thành phố, tên thị trấn, tên làng mạc...
Việc phân chia ngành danh xưng học thành nhân danh học và địa danh học là
để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu tên riêng. Tuy vậy, để đạt được kết
quả nghiên cứu tốt nhất, người ta thường nghiên cứu tên người và tên đất cùng
nhau, bởi vì giữa 2 đối tượng này thường xẩy ra chuyển đổi. Chẳng hạn, nhiều tên
7


đất có nguồn gốc từ tên người như “thành phố Hồ Chí Minh”, “thủ đơ
Washington”, tên các hành tinh theo thần thoại Hy Lạp – La Mã... và nhiều tên
người có nguồn gốc từ địa danh như “Thành Nam”, “Hồ Bình”, “Kỳ Anh”...
trong tiếng Việt hoặc “French”, “Scott”... trong tiếng Anh.
1.1.2 Đặc điểm về chức năng, ý nghĩa và ngữ pháp của tên riêng
Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ “tên riêng” để chỉ tên gọi cá thể
hoá hay tên cá thể. Tên riêng bao gồm hai loại: nhân danh và địa danh. Nhân danh
liên hệ đến một người hay một nhóm người (như anh Xuân, họ Huỳnh của người
Việt; cơ Mary, dịng họ Curtis của người Anh). Địa danh đề cập tới một vùng
vùng lãnh thổ nhất định (như Hà Nội, London).
Tuy nhiên, trong vấn đề tên riêng vẫn còn nhiều điều còn bỏ ngỏ, nhất là khi

đi vào khảo sát các nội dung cụ thể như tiêu chí phân biệt tên riêng và tên chung,
các kiểu loại tên riêng, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, phạm vi hành chức chủ
yếu...
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu ba bình diện cơ bản của tên riêng: chức
năng, ý nghĩa và ngữ pháp.
1.1.2.1 Chức năng của tên riêng
Một danh từ chung có thể được dùng để chỉ một nhóm thực thể và cũng có thể
được dùng để chỉ một cá thể đơn nhất. Tức là, danh từ chung vừa có nội dung ngữ
nghĩa nhất định vừa chỉ một đối tượng hiện thực. Ví dụ, người dân ở bãi An
Dương (Quận Tây Hồ - Hà Nội) nói “Đi bơi đi nhưng ở bể bơi chứ không phải ở
sông đâu nhé” thì rõ ràng từ “sơng” ở đây đã hàm chỉ tới một cá thể duy nhất, một
dịng sơng duy nhất, đó là sơng Hồng. Tuy nhiên, điều này khơng làm cho tên
riêng của dịng sơng này mất đi. Rõ ràng từ “sông” ở đây là một danh chung
nhưng với một ngữ cảnh ngơn ngữ đặc biệt, nó đã chuyển sang chỉ một thực thể
duy nhất. Trong khi đó, tên riêng chỉ có một chức năng là chức năng biểu đạt.
Chức năng này giúp phân biệt, nhận biết được sự vật, hiện tượng, con người mà
khơng chỉ ra đặc tính phẩm chất của các đối tượng được gọi tên đó. Một số danh
8


từ chỉ tên dường như thuộc về nhóm danh từ chung nhiều hơn là nhóm danh từ chỉ
tên riêng như trường hợp “Sài Gịn” trong “sơng Sài Gịn”. Ví dụ các tên riêng
như “Gị Cơng”, “Rạch Rá”, “Bến Tre”, “Hà Nội”... có lẽ là bắt nguồn từ việc sử
dụng danh từ chung một cách riêng biệt. Nếu câu “Chúng tôi đi bơi ở cái hồ phía
tây chứ khơng khơng phải phía đơng” được lặp lại nhiều lần, thì có thể cái tên
“Hồ Tây” hoặc “Tây Hồ” sẽ được hình thành với tư cách là một danh từ chỉ tên
riêng. Những tên riêng được hình thành như cách ở trên phần lớn là những tên
mang đặc điểm mô tả.
Khi đề cập tới một đối tượng cụ thể, đơn nhất trong cả thế giới hiện thực hay
tưởng tượng, tên riêng thể hiện được đầy đủ nhất chức năng gọi tên sự vật của

mình. Chức năng này đã giúp tên riêng trở thành phương tiện nhận biết tốt nhất.
Chẳng hạn, khi người ta nói: “Hemingway đã nhận giải thưởng Nobel văn học
năm 1954” thì ai cũng biết đó là nhà văn nổi tiếng người Mỹ Ernest Hemingway,
người đã viết các tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”...
Sự khác biệt giữa danh từ chỉ tên và danh từ chung thường khơng khó xác
định: danh từ chỉ tên được dùng để chỉ một đối tượng duy nhất, danh từ chung
được dùng để chỉ tất cả các đối tượng trong cùng một nhóm hoặc là bất cứ một
đối tượng nào đó trong nhóm (ví dụ như sơng, núi, đàn ơng, đàn bà, cái xe, cái
bàn...). Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà ranh giới xác định tỏ ra khơng hồn
tồn rõ ràng. Ví dụ “người Anh”, “người Việt”, “người Nga” thì được coi là danh
từ chỉ tên, nhưng cũng có những nhóm người khác thì lại khơng được coi là danh
từ chỉ tên và do vậy các từ ngữ như “chiến sĩ”, “thuỷ thủ”, “giới nghệ sĩ”... lại là
danh từ chung. Ngoài ra cịn nhiều danh từ khác rất khó xác định là danh từ chung
hay danh từ chỉ tên. Chẳng hạn, nếu tất cả xe máy do ông Honda sản xuất thì liệu
“Honda” có cịn là tên nữa khơng? Nếu vẫn là danh từ chỉ tên thì liệu nó có cịn
giữ được đầy đủ những chức năng khu biệt với danh từ chung không? Thực tế cho
thấy, những tên loại này thường mất dần đi tính chất của danh từ chỉ tên và
chuyển thành danh từ chung. Ví dụ, sau khi thống nhất đất nước, rất nhiều xe máy
Honda được mang ra ngồi miền Bắc và người miền Bắc có thói quen gọi tất cả
các loại xe máy là Honda. Hoặc hãng Sony đã rất thành công với loại máy nghe
9


nhạc bỏ túi Walkman đến nỗi người phương Tây có thói quen gọi tất cả các máy
nghe nhạc loại này Walkman mà không quan tâm tới tên thương hiệu của chúng là
gì. Những tên như “Roman Catholic Church” (Nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã),
“Mexico City” (thành phố Mexico) vừa có biểu hiện của danh từ chung vừa có
tính chất của danh từ chỉ tên. Tình trạng khơng rõ ràng này là kết quả của việc viết
hoa hay không viết hoa các thành tố trong các ngôn ngữ khác nhau. Vấn đề này đã
có lịch sử lâu dài và được phản ánh trong hệ thống thuật ngữ hiện đại. Người Hy

Lạp dùng thuật ngữ danh từ (onoma) để chỉ cả danh từ chung và danh từ chỉ tên
và khi muốn phân biệt, họ gọi danh từ chỉ tên là danh từ riêng (onoma kyrion).
Chính là từ truyền thống này mà người Anh dùng thuật ngữ “danh từ riêng”
(proper noun) hoặc “tên riêng” (proper name) để chỉ các danh từ chỉ tên và
“danh từ chung” (common noun) để chỉ các danh từ khơng chỉ tên riêng
(appellative).
Ngồi chức năng gọi tên sự vật, tên riêng cịn có chức năng ngữ dụng, tức là
chúng được dùng như một phương tiện biểu hiện tình cảm, quan hệ hay đánh giá
đối tượng được gọi tên. Điều này được thể hiện rất rõ ở tính đặc thù trong sử dụng
tên riêng ở mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ. Chẳng hạn, việc gọi tên một người Anh
theo tên cá nhân, theo tên họ, theo tên đầy đủ khơng có tên đệm, theo tên đầy đủ
với yếu tố tên đệm cũng phản ánh rõ mối quan hệ thân, sơ, hay kính trọng cũng
như địa vị xã hội của người người được gọi tên và người gọi tên. Ở người Việt
cũng vậy, thông thường người ta gọi nhau bằng tên tên như “anh Bình”, “chị
Mai”, “bà Hồ” v.v... nhưng trong những bối cảnh giao tiếp mang tính hành chính
lại cần thiết phải gọi cả họ tên đầy đủ (anh Nguyễn Văn Bình, chị Hồng Thu Mai,
bà Trần Thị Hồ).
Như vậy, có thể thấy tên riêng có một số chức năng quan trọng sau: chức năng
gọi tên, chức năng nhận biết, chức năng biểu đạt và chức năng ngữ dụng.
1.1.2.2 Ý nghĩa của tên riêng
Câu hỏi chung quanh vấn đề tên riêng có nghĩa hay khơng có nghĩa đã có từ
khi con người biết đặt tên và cho đến nay vẫn là vấn đề thời sự trong nghiên cứu
10


tên riêng. Vấn đề nghĩa của tên riêng luôn gắn liền với bản chất của tên riêng. Vấn
đề ý nghĩa của tên riêng (sense/meaning of proper name) là một vấn đề lớn và
hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh vấn đề này. Trong giới
nghiên cứu về tên riêng, có 2 trường phái nổi lên thu hút được nhiều sự chú ý. Đó
là trường phái cho rằng tên riêng có nghĩa và trường phái cho rằng tên riêng

khơng có nghĩa. Cho rằng tên riêng có nghĩa hay khơng có nghĩa cũng chính là
khẳng định sự tồn tại hay không tồn tại của kết cấu vật chất bên trong tên riêng.
Đại diện nổi bật của trường phái cho rằng tên riêng có nghĩa là Frege (Gottlob
Frege, 1848 – 1925). Ơng và các tác giả có quan điểm giống ơng cho rằng tên
riêng có nghĩa. Bằng chứng là nếu thay đổi nội dung của những tên cùng tham
chiếu thì sẽ thấy tên riêng có nghĩa. Chẳng hạn: khơng ai nghi ngờ “sao Mai” là
sao mọc vào buổi sáng và việc nói “sao Hơm” mọc vào buổi sáng sẽ là trái với
hiểu biết chung. Khó khăn mà những người theo trường phái này gặp phải chính
là vấn đề diễn đạt, bày tỏ ý nghĩa của tên riêng.
Mill (John Stuart Mill, 1806-1873) là người đi đầu trong việc cho rằng tên
riêng khơng có nghĩa, tức là tên riêng khơng có nghĩa hàm chỉ. Cùng với Mill cịn
có quan điểm của Kriple (Saul A. Kripke, 1941 -). Theo Kriple, tên riêng chỉ gọi
tên sự vật một cách cứng nhắc, tên riêng khơng có nghĩa hàm chỉ. Theo các tác
giả này, nếu tên riêng có nghĩa thì dường như cái biểu vật của tên riêng sẽ thay
đổi trong các thế giới khác nhau. Mill cho rằng, tên riêng cũng giống như vệt phấn
đánh dấu, nó khơng có nghĩa mà chỉ có mục đích chỉ ra biểu vật. Tuy vậy, vấn đề
mà những người theo trường phái Mill gặp phải đó là giải thích nội dung có tính
chất nhận thức hiển nhiên của tên riêng.
Tên riêng rõ ràng mang nội dung riêng biệt và được cá thể hố chính bởi
nguồn gốc của nó. Nội dung của mỗi một tên riêng đều được qui định bởi người
đặt tên hoặc cộng đồng đặt tên. Những từ dùng để đặt tên có thể là để biểu thị sự
tơn kính hoặc cũng có thể là để hàm chỉ tới một đối tượng khác mà người đặt tên
mong muốn. Dù mang nội dung nào đi chăng nữa mỗi cái tên vẫn là một cá thể
riêng biệt với nguồn gốc riêng, người đặt tên riêng và lịch sử ra đời riêng.

11


Có thể thấy, cả quan điểm cho rằng tên riêng có nghĩa và quan điểm cho rằng
tên riêng khơng có nghĩa đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Sẽ còn cần

nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề nghĩa của tên riêng trước khi có thể đi
đến một kết luận hay một phát hiện cho vấn đề này.
Tuy nhiên, nhìn một các chung nhất, tên riêng là có nghĩa nhưng năng lực
nghĩa của tên riêng dường như không trọn vẹn, đầy đủ như năng lực nghĩa của
thực từ. Trong khi nghĩa của thực từ được biểu hiện qua khái niệm của nó thì
nghĩa của tên riêng (nghĩa biểu vật) thể hiện thơng qua việc hình thức âm thanh
của nó tương quan trực tiếp ln với biểu vật, rồi qua biểu vật mà tương quan với
đối tượng biểu đạt. Đây cũng chính là lí do để nảy sinh các quan điểm về việc tên
riêng có nghĩa hay khơng có nghĩa.
Rõ ràng về phương diện ngữ nghĩa, tên riêng không có cấu trúc ngữ nghĩa như
tên chung, nó cũng khơng có các mối liên hệ có tính liên tưởng và tính cấu trúc.
Nội dung hàm chỉ của tên riêng (nội dung ngữ nghĩa) nảy sinh trên cơ sở các mối
liên tưởng thường trực trong tâm thức của cộng đồng ngôn ngữ. Nội dung hàm chỉ
ở tên riêng thường xuất hiện trong những ngữ cảnh nhất định và đôi khi chỉ bộc lộ
trong trường hợp có tác động của những nhân tố nhất định ngồi ngơn ngữ. Xét ví
dụ sau:
-

“Napoleon was impatient waiting for his marshals. The emperor was
furious: his order has been disordered.” (Napoleon khơng cịn kiên nhẫn
để đợi các vị tướng của mình được nữa. Hồng đế rất tức giận vì mệnh
lệnh của ngài đã khơng được tn theo.)

Trong ví dụ này, người đọc dù muốn hay khơng cũng có một liên tưởng giữa
“Napoleon” và “Hồng đế”. Để hiểu đoạn văn trên, nhất định người ta phải cho
rằng cả “Napoleon” và “Hoàng đế” đều hàm chỉ tới một đối tượng và rằng
“Napoleon” là “Hoàng đế”. Đồng thời, cái tên “Hoàng đế Napoleon” gợi cho họ
rất nhiều điều nằm ngoài phạm vi tác động của ngôn ngữ. Giả sử, thay
“Napoleon” bằng “Nale” trong ví dụ nêu trên, chắc chắn người đọc sẽ đặt ra hàng
loạt câu hỏi. Chính những mối liên tưởng thường trực trong suy nghĩ của người


12


đọc đã khiến họ phải tìm kiếm chính xác đối tượng định danh và kích thích việc
tạo ra hình tượng biểu cảm.
Người ta thường cho rằng tên riêng dùng để gọi tên một người, một địa điểm,
một sự vật...v.v. Cách định nghĩa này chỉ có tác dụng trong một phạm vi hẹp và
nếu nhìn rộng ra thì nó sẽ vấp phải 2 vấn đề cơ bản sau: (1) Chẳng hạn, cụm từ
“Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 2000” chỉ ra một người cụ
thể nhưng người ta lại khơng cho nó là tên riêng. Trên thực tế, đã có một số nhà
logic học coi những cụm như trên là tên riêng vì nó chỉ tên một đối tượng duy
nhất, nhưng trong thực tế giao tiếp xã hội những người sử dụng lại không nghĩ
như vậy. (2) Những từ ngữ thường được cho là tên riêng như “Adam”, “Eva”,
“Margaret”..., thực tế lại không phải lúc nào cũng gọi tên những đối tượng cụ thể.
Tại nước Anh chẳng hạn, hiện nay có rất nhiều người mang tên “Adam”,
“Margaret”.
Rõ ràng cái được gọi là tên riêng lại không là tên riêng về mặt ngữ nghĩa,
nhưng vấn đề là gọi tên như thế nào và dựa trên những căn cứ nào để gọi tên? Trở
lại ví dụ trên, “Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 2000” chỉ ra
một người cụ thể bằng cách mô tả những đặc điểm mà người đó có, để từ đó có
thể được gọi tên như là “giữ chức thủ tướng”, “đứng đầu chính phủ nước Việt
Nam”, “đứng đầu chính phủ năm 2000”. Nếu tại Việt Nam, người ta khơng dùng
cụm “Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 2000” để nhắc tới ông
Phan Văn Khải thì nghĩa hàm chỉ của cụm trên vẫn khiến người nghe liên tưởng
tới ơng Phan Văn Khải vì bản thân ông đáp ứng đầy đủ các đặc điểm mà cụm từ
nêu trên hàm chứa. Trong khi đó, cái tên “Adam” gợi nhắc tới bất cứ người nào
có tên như vậy mà không cần chú ý tới các đặc điểm riêng có. Nếu một người
chưa được gọi là “Adam” và chưa từng có ai gọi anh ta như vậy, thì anh ta không
được coi là “Adam”. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa, tên riêng có thể được coi là

những cụm từ được dùng để gọi tên một người, một địa điểm, một đối tượng mà
tất cả mọi người đều thống nhất gọi như vậy. Tên riêng không bao hàm bất kỳ đặc
điểm nào khác ngoài việc gọi tên đối tượng. Cái tên “Adam” chỉ xác định một
người được gọi là “Adam” và ngồi ra thì khơng cịn gì hết.
13


Tóm lại, vấn đề nghĩa của tên riêng là rất phức tạp. Quan niệm của các nhà
nghiên cứu trên vấn đề này rất khác nhau. Những người theo trường phái Frege
thì cho rằng tên riêng có nghĩa nhưng lại khơng diễn đạt được, khơng giải thích
được tên riêng. Ngược lại, những người theo trường phái Mill thì cho rằng tên
riêng khơng có nghĩa song lại khơng thể giải thích nội dung có tính chất nhận thức
hiển nhiên của tên riêng. Vấn đề đặt ra là nếu như tên riêng có nghĩa thì nội dung
của nghĩa đó là gì? Nội dung của nghĩa tên riêng chính là nghĩa hàm chỉ của nó.
Vậy nên câu hỏi là tên riêng có nghĩa hàm chỉ khơng? Câu trả lời có thể là “Có”,
có thể là “Không” tuỳ vào phạm vi liên tưởng. Nếu tên riêng khơng có các mối
liên hệ liên tưởng thì sẽ khơng có nghĩa hàm chỉ. Nếu tên riêng có các mối liên hệ
có tính liên tưởng hoặc gợi ra những mối liên tưởng thì có nghĩa hàm chỉ. Chúng
tơi cho rằng, để đạt được kết quả trong việc nghiên cứu ý nghĩa của tên riêng thì
cần phải xem xét ý nghĩa của tên riêng trong bối cảnh ngôn ngữ - xã hội cụ thể,
tức là ở trong từng ngôn ngữ cụ thể với cộng đồng giao tiếp cụ thể (Community of
Speech).
1.1.2.3 Ngữ pháp của tên riêng
Trong một số ngôn ngữ, tên riêng được phân biệt với danh từ chung bằng
những phương tiện hình thức. Sự khác biệt giữa chúng đơi khi được chỉ ra theo
cùng một cách. Chẳng hạn, những ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái La-tinh, Hy
Lạp, Xla-vơ cổ, Ác-mê-ni... phân biệt danh từ chỉ tên bằng cách chuyển chữ cái
đầu tiên trong tên thành chữ hoa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại. Trong
tiếng Đức, tất cả danh từ đều được viết với chữ cái đầu tiên là chữ hoa. Danh từ
chỉ tên và danh từ chung cũng có thể được phân biệt qua phương tiện ngữ pháp

như trường hợp bỏ quán từ “a” và “an” trong tiếng Anh. Ví dụ: “Yesterday I saw
a baker making his cakes” và “Yesterday I saw (James) Baker making his cakes”
(Hôm qua tôi xem một người thợ làm bánh mỳ làm bánh; - Hôm qua tôi xem ông
Baker làm bánh).
Rõ ràng, tên riêng không chỉ đặc biệt về mặt ngữ nghĩa mà về mặt ngữ pháp
cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Chức năng của tên riêng là gọi tên đối tượng đơn
14


nhất cho nên tên riêng chủ yếu dùng ở số ít, không dùng ở số nhiều. Chẳng hạn
trong tiếng Việt, tên riêng không trực tiếp kết hợp với các từ chỉ số lượng như
những, các để gọi tên một đối tượng cụ thể. Ta khơng thể nói “những Nguyễn
Văn Ba” hay “các Vũng Tàu”... (Nếu nói như vậy thì ý nghĩa hàm chỉ đã thay
đổi.) Trong tiếng Anh, cũng xẩy ra tình hình tương tự, người ta khơng dùng hình
thức số nhiều với tên riêng trừ những trường hợp đặc biệt (như gọi tên cả gia
đình). Có một số tên địa danh hoặc tên quốc gia trong tiếng Anh sử dụng hình
thức số nhiều như “The Philippines”, “The Great Lakes”, “The States”..., song
trong sử dụng người Anh ln có thói quen coi chúng như những danh từ số ít.
Đặc điểm ngữ pháp của một ngơn ngữ cũng góp phần làm cho tên riêng của
ngơn ngữ đó có nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn, cách dùng quán từ xác định
“the” với tên riêng để thể hiện hình thức số nhiều trong tiếng Anh. Ví dụ: “The
Browns has come back from their holiday” (Gia đình nhà ơng (bà) Brown đã đi
nghỉ về).
Các tên riêng cũng có một tính chất khá quan trọng là chuyển thành các từ
loại khác trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Có thể nói, hình thức cấu tạo
các tính từ, động từ... từ tên riêng là khá phổ biến trong các ngôn ngữ (mặc dù
phương thức cấu tạo có khác nhau). Ví dụ:
-

“Americanize” (Mỹ hóa), “Victorian time” (thời nữ hồng Victoria)

trong tiếng Anh.

-

“Giữ chút gì rất Huế đi em”, “Việt Nam hố chiến tranh” trong tiếng
Việt.

Ngồi ra, hình thức cấu tạo danh từ chung từ tên riêng cũng xuất hiện ở nhiều
ngôn ngữ tuy không phải là một hiện tượng phổ biến.
Như vậy, ngoài những đặc điểm ngữ nghĩa, tên riêng cũng mang những đặc
điểm ngữ pháp khác biệt với nhóm danh từ chung.
1.2 Khái niệm về tên người (nhân danh)
1.2.1 Mơ hình chung về tên người

15


Tên người hay tên riêng chỉ người (còn gọi là nhân danh) là một phạm trù
rộng, bao gồm nhiều thành phần cũng như khái niệm ở bên trong. Về cơ bản, một
đứa trẻ mới sinh ra sẽ được đặt một cái tên để gọi (tại châu Âu và Bắc Mỹ, đứa trẻ
thường được đặt tên tại Lễ Baptism (Lễ Rửa tội). Cái tên này thường được gọi là
tên thánh, tên gọi, hay tên thứ nhất. Để tránh nhầm lẫn về mặt thuật ngữ, chúng
tôi gọi tên này là tên cá nhân. Do số lượng tên thánh là không nhiều, nên có rất
nhiều người trùng tên với nhau và để phân biệt người ta dùng tên họ (ví dụ: John
Smith, John Hunter, John Scott...). Các tên họ thường có tính ổn định cao hơn và
được truyền từ đời này qua đời khác trong các gia đình, gia tộc. Do vậy, tên họ có
thể được gọi là tên gia đình và tại các nước phương tây (như Anh, Mỹ...), nó cịn
được gọi là “tên cuối cùng” (last name). Từ đó có thể thấy mơ hình tên người cơ
bản, thường trực ở các nước Âu – Mỹ là: Tên cá nhân + Tên gia đình. Trong khi
đó, ở các dân tộc khác thì mơ hình tên người lại khác. Thí dụ, tên người Việt, tên

người Hoa cũng như tên người của một số dân tộc khác lại có mơ hình ngược lại
với tên người Âu – Mỹ. Cụ thể là tên gia đình đi trước tên cá nhân, ví dụ như
Nguyễn Ái Quốc, Mao Trạch Đơng... thì “Nguyễn” và “Mao” là các tên họ.
Tuy nhiên, trong cấu trúc hồn chính của tên người còn một yếu tố nữa được
gọi là tên đệm. Tại các nước Âu – Mỹ, người ta thường thêm một tên nữa song
song với tên cá nhân và đặt vào giữa tên cá nhân và tên họ trong mơ hình tên
người. Tên này được gọi là tên đệm (tên giữa – middle name) hoặc tên thứ hai
(second name). Tên đệm của một người có thể là tên họ thời con gái của mẹ người
ấy và tên đệm cũng có thể là tên họ thời con gái của người vợ được đặt giữa tên cá
nhân của cô ta và tên họ của chồng. Tại nước Anh, tên đệm ít được quan tâm hơn
so với tên họ và tên cá nhân. Thông thường, người Anh chỉ sử dụng tên đệm tại
Lễ Rửa tội và Lễ Đặt tên chính thức (Confirmation), hoặc những dịp cực kỳ trọng
đại mà thôi. Tại phần lớn các nước châu Âu khác, người ta chỉ coi tên cá nhân thứ
nhất mới là tên thực thụ và rất ít khi quan tâm tới tên đệm. Tuy nhiên, trong cách
gọi tên của người Đức thì cái tên đi ngay trước tên họ lại là tên quan trọng nhất.
Ví dụ: nếu phải bỏ đi một trong những tên thánh đi trước tên họ trong các tên
người như Johann Sebastian Bach và Johann Wolfgang von Goethe thì người Đức
16


sẽ bỏ tên “Johann”, tức là yếu tố thứ nhất trong cấu trúc tên người. Tuy người
Anh coi tên cá nhân (yếu tố đầu tiên) là quan trọng nhất nhưng cũng không phải là
không hề bị ảnh hưởng bởi phong cách Đức (chẳng hạn như cách viết W. Sidney
Allen).
Nếu như tên đệm ít được quan tâm trong mơ hình tên người châu Âu thì nó lại
rất được chú ý trong mơ hình tên người các nước phương Đơng. Chẳng hạn, phần
lớn tên người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản... có sự xuất hiện của
yếu tố tên đệm. Trong các ngơn ngữ này, tên đệm có vai trị và chức năng riêng và
gần như không thể thiếu được trong cấu trúc tên người.
Tại châu Âu cũng tồn tại một hình thức đặt tên gọi là: đặt theo tên cha

(patronymics), tức là đặt tên theo tên cá nhân của cha (hoặc mẹ). Tại nước Nga,
nếu tên của cha là Иван Крылоь (Ivan Krylov), thì tên của con trai có thể là Пёмр
Иванович Крылоь (Piotr Ivanovich Krylov) và tên con gái có thể là Намаша
Иванона Крылова (Natasha Ivanovna Krylova). Trong giao tiếp thân mật, người
Nga thường chỉ gọi tên cá nhân và “yếu tố gọi theo tên cha”. Tại Tây Ban Nha,
tên họ của một người bao gồm tên họ của cha và tên họ của mẹ. Trong 2 yếu tố
này thì yếu tố đi trước được coi là quan trọng hơn. Chẳng hạn, tên đầy đủ của thủ
tướng Tây Ban Nha hiện nay là José María Aznar nhưng thơng thường người dân
nước này gọi ơng là José María.
Ngồi những thuật ngữ như “tên cá nhân”, “tên họ”, “tên đệm”, khi nghiên
cứu về tên người, đặc biệt là tên người châu Âu, chúng tơi cịn thấy một số thuật
ngữ chỉ tên người khác với những đặc điểm riêng biệt.
Vì phần lớn phụ nữ châu Âu khi lấy chồng thì phải đổi theo họ chồng, nên
trong tiếng Anh xuất hiện thuật ngữ “maiden name” để chỉ tên thời con gái (trước
khi đi lấy chồng) của người phụ nữ có gia đình. Để gọi một người với mục đích
đùa bỡn, hoặc giễu cợt người ta thường dùng những từ mô tả đặc điểm tính cách,
ngoại hình... của người được gọi tên và vì vậy ra đời thuật ngữ “nickname” (tạm
dịch là tên lóng). Khác với người Việt hoặc người Hoa vốn cho rằng tên lóng
khơng thể là tên chính thức, người châu Âu (trong đó có người Anh) lại phát triển
khá nhiều tên họ từ những tên lóng này. Chẳng hạn các tên họ “Short”, “Black”,
17


“Brown” trong tiếng Anh lần lượt với nghĩa “thấp”, “đen”, “nâu” đều ra đời từ
các tên lóng. Tên họ cũng có thể được gọi là “byname” hoặc “to-name” để chỉ
những người có cùng tên họ nhưng thuộc những gia đình khác nhau và khi mà tên
cá nhân không được đề cập tới. Ví dụ, trong một làng có vài người mang họ
“Jones”, nếu không gọi bằng tên cá nhân, người Anh thường gọi là “Jones at the
Pond” (Jones sống ở gần hồ) hoặc “Jones the redhead” (Jones tóc đỏ)... Tại Xcốtlen và một số địa phương khác, tồn tại một một loại tên chỉ người khác gọi là
“clan name”. “Clan” là những nhóm người có chung mối quan hệ họ hàng, chung

niềm tin tôn giáo, chung bản sắc dân tộc, cùng sinh sống tại một vùng địa lí nhất
định và thường không thể kết hôn với nhau. Người Anh cũng như người châu Âu
cịn có hình thức gọi “tên thân mật” hoặc “tên âu yếm”. Thuật ngữ chuyên ngành
gọi tên người loại này là “hypocoristic name”. Ví dụ như “Tom” là hình thức gọi
thân mật của “Thomas”, “Pete” là hình thức gọi thân mật của “Peter”...v.v.
Như vậy, có thể thấy tuy ít nhiều khác nhau ở yếu tố tên đệm nhưng nhìn
chung cấu trúc tên người cơ bản, đầy đủ là gồm 3 yếu tố: tên họ, tên đệm và tên
cá nhân. Các yếu tố này tạo nên 2 mô hình tên người phổ biến nhất trên tồn thế
giới là: Tên họ + Tên đệm + Tên cá nhân và Tên cá nhân + Tên đệm + Tên họ.
1.2.2 Sự chuyển dịch của tên người qua các vùng địa lí
Tên cá nhân chứa đựng trong nó nhiều điều phức tạp và khơng dễ giải quyết.
Tuy vậy, lịch sử văn hố của một dân tộc có thể phần nào được làm sáng tỏ thông
qua việc nghiên cứu tên riêng. Chẳng hạn, có thể tìm thấy câu trả lời cho tính
phức tạp của hệ thống tên người châu Âu qua hàng loạt các cuộc chuyển dịch dân
số, tơn giáo, văn hố, chính trị...v.v. Đế chế La Mã cổ đại không những để lại cho
các nước châu Âu ngày nay hệ thống luật pháp tương đối hồn chỉnh mà cịn là
cả hệ thống tên người rất đa dạng. Ví dụ như các tên cổ Amanda, Antonio,
Céline... vẫn được dùng rất phổ biến tại Pháp và Italia. Bên cạnh đó, cịn có rất
nhiều tên người bản địa hình thành theo kiểu “La-tinh hố” khi bị Đế chế La Mã
thống trị. Sau này, khi La Mã lựa chọn Cơ đốc giáo, hệ thống tên người châu Âu

18


lại trải qua những thay đổi to lớn thông qua việc lựa chọn các tên có nguồn gốc từ
tơn giáo này.
Châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng cũng thừa hưởng rất nhiều tên
người có nguồn gốc Hy Lạp do bị ảnh hưởng bởi nền văn học và nghệ thuật của
Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, nhiều tên người có nguồn gốc Hy Lạp và La-tinh khác
lại phổ biến thông qua các nghi lễ của nhà thờ La Mã và Đế chế La Mã phương

Đông (Byzantium) như Christopher, Peter, Paul.... Tên người có nguồn gốc từ
Kinh Cựu ước (Old Testament – Do Thái cổ) cũng phổ biến tại nước Anh. Ví dụ:
Amos, Bethany, Sam...
Mặc dù Cơ đốc giáo là tôn giáo số một ở các nước châu Âu và những tên
người có nguồn gốc từ tơn giáo này là khá phổ biến nhưng cũng có những nơi tại
lục địa này tên người bản địa vẫn giữ được vai trò quan trọng của mình. Tại
Vương quốc Anh, người Xen-tơ (Celt), người Xcốt (Scot), người Uên (Welsh)
vẫn có tên gọi riêng của mình và khi cần thì các tên gọi này có thể chuyển sang
hình thức tên Cơ đốc giáo mặc dù giữa chúng chẳng có mối liên hệ nào. Trường
hợp Alun (tên người Uên) chuyển thành Allan là một ví dụ. Người Na Uy dường
như không mấy quan tâm tới tên người có nguồn gốc Cơ đốc giáo. Một trong
những bằng chứng cho điều nêu trên là tên Torsten, vốn có nghĩa là “hịn đá của
thần Thor” (một vị thần quyền lực nhất của thần thoại Bắc Âu).
Bên cạnh tên người có nguồn gốc La-tinh, Hy Lạp cổ đại và Do Thái cổ, tên
người châu Âu cịn có nguồn gốc từ tiếng Đức cổ (Germanic). Các bộ tộc Anglo
và Saxon di cư tới hòn đảo Anh từ các khu vực mà ngày nay là miền Bắc nước
Đức. Có thể nói, các tên người bắt nguồn từ các ngôn ngữ Bắc Âu và Đức cổ đã
mang lại một loạt tên người rất phổ biến trên tồn châu Âu. Ví dụ: Bernard (con
gấu, người trung thành), Edward (người trông nom tài sản, người giầu có), Arnold
(chim đại bàng), Henry (chủ gia đình, người thống trị đất nước).
Có một điều khá thú vị là, trong khi tên người có nguồn gốc từ tiếng Đức cổ
vẫn khá phổ biến tại nước Đức ngày nay thì tại Hy Lạp, những tên người Hy Lạp
cổ lại khơng cịn phổ biến nữa. Lí do là, hệ thống tên người Hy Lạp đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của hệ thống La-tinh và Đức cổ khi các hệ thống tên người này lan
19


tràn tới Hy Lạp. Tên người Hy Lạp ngày nay cũng là kết quả việc hiện đại hố
một số ít các tên có nguồn gốc phi tơn giáo của người Hy Lạp cổ. Tuy nhiên,
nhiều hơn tất cả lại là những tên người bắt nguồn từ những nghi lễ của Đế chế La

Mã phương Đơng, một đế chế vốn có gốc rễ từ chính Hy Lạp cổ đại.
Khi những sự chuyển dịch này xẩy ra, người ta dù bắt buộc hay tự nguyện đã
dần dần chấp nhận những tên người từ một ngôn ngữ khác vào hệ thống tên người
của dân tộc mình và vì vậy ý nghĩa ban đầu của tên cũng mai một dần. Kết quả
của hiện tượng này là, những tên gốc đã biến đổi sao cho phù hợp với ngôn ngữ
bản địa (trường hợp tên “James” của người Anh và “Jacques” của người Pháp) và
qua thời gian, sự phù hợp với ngơn ngữ bản địa cịn thể hiện ở hàng loạt các biến
thể của tên người ở cả khía cạnh chính tả lẫn phát âm (đấy là chưa kể đến vấn đề
tên người biến đổi theo giới tính). Có thể kể ra những ví dụ rõ ràng nhất về các
biến thể từ tên gốc như Alexander trở thành Alex, Sandra... hoặc Hanna (nữ),
John (nam) trở thành Sean, Zane, Yannick, Eoin, Shaughna, Ivan...
Tuy nhiên, tình hình như trên không phải lúc nào cũng xẩy ra cho dù cũng có
những dịch chuyển xã hội to lớn. Những nền văn hố giữ được tính độc lập nhiều
hơn thì ít phải đối mặt với tình trạng nghĩa gốc của tên người bị mất đi. Trong
trường hợp này, tên người vẫn không thay đổi qua nhiều thế kỉ. Chúng vẫn được
sử dụng giống như khi chúng được sinh ra cùng với ngôn ngữ. Trường hợp tên
người Nhật và người thổ dân Hawaii là những ví dụ nổi bật nhất. Cho tới gần đây,
tên của họ vẫn giữ được những hình thức và nội dung mang đậm nét đặc điểm
dân tộc. Ấn Độ lại là một trường hợp khác. Các biến thể tên người chỉ xẩy ra
trong phạm vi đất nước này và giữa các ngôn ngữ trên tiểu lục địa này mà thơi.
Tên người Ả-rập lại khơng khó nhận ra cho dù chúng đã trải qua nhiều dịch
chuyển địa lí. Cụ thể, rất ít tên người Ả-rập có cách phát âm thay đổi và dù có
thay đổi cũng là vì đó là những tên người mà hình thức phát âm của chúng khơng
phù hợp với ngơn ngữ địa phương. Ví dụ trong tiếng Li-băng, một ngơn ngữ có xu
hướng loại bỏ những âm đòi hỏi nỗ lực khi phát âm, những tên người như Lu’lu’a
và Nâ’ela (nguyên âm bị tắc) sẽ vẫn được giữ nguyên hình thức viết trong các
văn bản chính thức nhưng cách phát âm thì có thay đổi (phát âm là [lulwa] và
20



[nayla]). Ngồi ra, cịn có trường hợp giản lược tên gọi, hoặc giảm nhẹ nghĩa
(diminutive) như Barhum với nghĩa là “Ibrahim bé nhỏ”.
Với sự bành trướng của các đế chế Hồi giáo, tên người Ả-rập đã vươn tới tận
Trung Quốc và Tây Ban Nha và thay đổi đôi chút cách phát âm sao cho phù hợp
với ngôn ngữ bản địa. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng người Hồi giáo dù ở
Trung Quốc hay Tây Ban Nha vẫn nói tiếng Ả-rập và do vậy tên người ít bị thay
đổi hơn so với trường hợp tên có gốc Hy Lạp cổ được người Anh sử dụng. Cũng
có một số tên người ở châu Âu ngày nay có nguồn gốc Hồi giáo nhưng lại khơng
tìm thấy dấu vết trong tên người Ả-rập. Chẳng hạn như tên “Eleanor” có lẽ mang
nghĩa là “ (Thánh) Ala là ánh sáng của con”. Dường như cái tên này đến với hai
nước Pháp và Anh qua con đường Tây Ban Nha.
Tên người gốc Ả-rập và Ba Tư thường có sự trùng lặp. Người Thổ Nhĩ Kỳ sau
này coi tiếng Ả-rập như một ngôn ngữ của tầng lớp cao trong xã hội như cách mà
người châu Âu nhìn nhận tiếng La-tinh, hoặc người Nhật, người Việt, người Triều
Tiên nhìn nhận tiếng Hán. Thơng qua những mối liên hệ văn hố và địa lí giữa
Trung Đơng với khu vực Ba Tư, có thể thấy rất nhiều tên người gốc Hồi giáo cho
đến nay vẫn được sử dụng có gốc gác rất cổ. Ví dụ: Joumana là một tên người
châu Âu ngày nay đã được sử dụng từ rất lâu trong thế giới Ả-rập tới mức mà
người ta cho rằng nó là một tên gốc Ả-rập. Thật ra, đây lại là tên có gốc Ba Tư và
mang nghĩa là “ngọc trai”.
Một số tên người tồn tại trước khi Hồi giáo ra đời đã bị những người theo tôn
giáo này cấm sử dụng. Nhà tiên tri Mơ-ha-mét (Mohammed) cho rằng có một số
tên không xứng đáng được sử dụng để gọi tên con người. Ví dụ: Harb (chiến
tranh), Murr (cay đắng), Kalb (con chó)... Tuy nhiên, những tên này lại được
dùng trở lại làm tên họ vài thế kỉ trước với mục đích khác. Đế quốc Hồi giáo Thổ
Nhĩ Kỳ bắt buộc người dân ở những vùng đất mà họ chiếm được phải mang
những tên họ như trên.
Có một điểm đáng chú ý là, trong nhiều trường hợp không thể xác định được
một tên người thuộc gốc nào. Ví dụ như trường hợp tên người gốc Ả-rập và tên
người gốc Do Thái cổ. Người ta không thể xác định được một tên người nào đó là

21


gốc Ả-rập hay gốc Do Thái, hoặc là được vay mượn từ tiếng Xê-ry hay tiếng Aicập cổ.
Tiếng Ả-rập có đặc điểm là không vay mượn tên người từ một ngơn ngữ mà
nó khơng có liên hệ trực tiếp. Cho nên, tên người châu Âu xuất hiện rất nhiều ở
Trung Đông nhưng chúng không đi vào ngôn ngữ bản địa. Bằng chứng là, các tên
này được phát âm theo kiểu Pháp, Italia hay Anh... tuỳ vào việc chúng đến từ đâu.
Cũng có những kí tự mới được sinh ra để ghi lại các âm như /p/, /g/, /v/ trong các
tên Peggy hoặc Fulvio... Tuy nhiên, có một ngoại lệ với những tên người gốc Hy
Lạp cổ đại. Thực ra, những tên chỉ người này đến với khu vực Trung Đông dưới
thời Đế chế La Mã phương Đông trước khi Hồi giáo ra đời. Ví dụ tên Boutros
(Peter trong tiếng Anh). Mặc dù có hiện tượng này nhưng người Ả-rập vẫn hiểu
rõ ý nghĩa của phần lớn những tên người họ dùng. Chính vì vậy, trong văn bản,
người Ả-rập thường để tên riêng trong dấu ngoặc kép để phân biệt với từ thơng
thường. Ngồi ra, tại từng nước Ả-rập cũng có những phong cách đặt tên khác
nhau. Chẳng hạn, trong khi tại Li-băng, người ta thích đặt những tên gần gũi với
vốn từ thơng dụng hàng ngày thì tại những nước Ả-rập khác, những tên có nguồn
gốc văn chương hoặc tơn kính lại được ưa chuộng hơn.
Tại Đơng Á, cùng với sự lớn mạnh và bành trướng của các triều đình phong
kiến Trung Quốc, tên người Trung Quốc cũng theo đó mà lan rộng ra các quốc gia
chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, phần lớn chỉ bị ảnh hưởng bởi lí do đặt tên hay ý
nghĩa của tên mà thơi. Nói cách khác, các tên người gốc Trung Quốc khi thâm
nhập vào một ngơn ngữ sẽ một phần hoặc hồn tồn thay đổi vỏ âm thanh cho phù
hợp ngôn ngữ bản địa. Trường hợp tên người Việt có nguồn gốc Trung Quốc là
một ví dụ điển hình.
Ngày nay, khơng có gì ngạc nhiên khi thấy rằng có sự lưu chuyển tên người
giữa các quốc gia, các lục địa và việc mai một ý nghĩa ban đầu của tên người trở
thành một điều hiển nhiên. Người ta ln cố gắng tìm hiểu và gìn giữ ý nghĩa gốc
của tên vì đây chính là một trong những lí do để đặt tên. Có lẽ Shakespeare và sau

đó là một số nhà văn khác là những người đầu tên sáng tạo ra một số tên người
như Miranda, Wendy... nhưng việc sáng tạo ra tên mới chỉ đơn thuần vì mục đích
22


phát âm, đặc biệt đối với tên nữ. Người Mỹ đi đầu trong việc chuyển tên họ thành
tên cá nhân. Ví dụ: deForest, laToya... Mặc dù được thừa hưởng văn hoá và cả tập
quán đặt tên của người Anh, nhưng người Mỹ cũng đi đầu trong việc truyền bá
tên người Xen-tơ (Celt) và người Gael (người Xen-tơ nói tiếng Gaelic ở Xcốt-len)
và tất nhiên điều này chẳng làm nước Anh thích thú gì. Ngồi ra, người Mỹ cịn
“nhập khẩu” nhiều tên người từ những nền văn hoá phát triển như kiểu người Nga
du nhập các tên gốc Pháp hay người Pháp du nhập các tên gốc Hy Lạp các thế kỉ
trước đó. Người Mỹ cũng quay trở lại với quan điểm tên riêng phải có nghĩa
thơng qua việc lựa chọn trong chính ngơn ngữ của mình những từ có “ý nghĩa” để
chuyển thành tên người. Ví dụ: Melody (giai điệu), Sunshine (ánh nắng), Sky (bầu
trời), Rainbow (cầu vồng). Tuy nhiên, nhiều tên trong số này chỉ xuất hiện như
hiện tượng mốt thời trang mà thơi.
Tóm lại, chính nhờ các sự chuyển dịch dân số, văn hố, tơn giáo, nghệ thuật...
giữa các vùng địa lí, giữa các dân tộc mà tên người có điều kiện phát triển đa dạng
như ngày nay. Dựa tên lí thuyết về sự di chuyển của tên người mà ngày nay các
nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu được nguồn gốc của rất nhiều tên người vốn đã rất
mờ nhạt về ý nghĩa. Việc nghiên cứu cũng làm sáng tỏ lịch sử phát triển văn hố
và ngơn ngữ của nghiều dân tộc, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc.
1.2.3 Những vấn đề ngôn ngữ - xã hội liên quan đến tên người
1.2.3.1 Vấn đề đặt tên
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình đặt tên người là việc
lựa chọn một tên gọi có ý nghĩa phù hợp với đối tượng được gọi tên. Trong
trường hợp này, khái niệm ý nghĩa của tên gọi hoàn toàn khác với ý nghĩa của một
danh từ chung vốn chỉ là “khả năng được sử dụng trong sự liên hệ với một nhóm

thực thể để biểu thị hoặc gọi tên chúng”. Tên riêng khơng có khả năng hàm chỉ
một nhóm thực thể. Nếu xem xét ý nghĩa của một danh từ chung, ví dụ từ “xe
hơi” (automobile), có thể thấy nó biểu thị một loại phương tiện giao thông (trong
số rất nhiều loại phương tiên giao thơng). Mặt khác, nếu phân tích từ
23


×