Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.62 KB, 88 trang )


Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn




Lê Thị Thanh Thương


Hà minh đức với nghiên cứu
phê bình văn học




Luận văn thạc sĩ văn học

















Hà Nội- 2009

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn




Lê Thị Thanh Thương


Hà minh đức với nghiên cứu
phê bình văn học


Chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32


Luận văn thạc sĩ văn học



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS trần khánh thành














Hà Nội- 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 15
5. Cấu trúc luận văn 15
Chƣơng 1: HÀ MINH ĐỨC VÀ DUYÊN NỢ VĂN CHƢƠNG 16
1.1 Hà Minh Đức: Từ nhà giáo đến nhà văn 16
1.1.1 Nhà giáo 16
1.1.2 Nhà văn 20
1.2 Nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc 27
1.3 Đánh giá tổng quát 29
Chƣơng 2: SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 30
2.1. Nghiên cứu tác gia văn học 31
2.2. Nghiên cứu thể loại văn học 38
2.3. Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 44
2.4. Tiểu kết 51
Chƣơng 3: SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH VĂN HỌC 54

3.1. Phê bình thơ 57
3.2. Phê bình văn xuôi 66
3.3. Chân dung văn học 70
3.4. Tiểu kết 73
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………… …… 81


Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Minh Đức là một trong những người mà tên tuổi đã trở nên quen
thuộc với độc giả và uy tín đã được khẳng định vững chắc trên văn đàn văn
học Việt Nam từ những năm đầu 1960. Giới nghiên cứu biết đến ông không
chỉ với vai trò một người thầy, một nhà quản lí mà hơn hết là một nhà lý luận
tầm cỡ, nhà phê bình văn học sắc sảo và cũng là một cây bút sáng tác văn
chương có bản sắc riêng. Dù ở lĩnh vực nào ông vẫn giữ được sự hài hòa của
trạng thái sóng đôi giữa chất trí tuệ của lý luận và nghiên cứu khoa học với
cây đời xanh tươi trong sáng tác văn chương.
Hà Minh Đức sinh năm 1935 tại Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc,
Thanh Hóa. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1957, ông là một trong những
giảng viên đầu tiên của bộ môn Lí luận – Văn học hiện đại, khoa Văn học,
cũng như của trường Đại học Tổng hợp. Vừa làm công tác giảng dạy và
nghiên cứu, trong những năm đầu tiên ở môi trường sư phạm ông đã bộc lộ
khả năng sáng tạo của mình qua những cuốn sách nghiên cứu – lí luận phê

bình. Năm 1961, cuốn Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc nhất ra đời từ
một dự định đã được nung nấu từ những năm còn học đại học. Cuốn sách đã
được nhà văn Tô Hoài đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như sự công phu
nghiên cứu và sáng tạo của tác giả. Năm 1962, hai cuốn giáo trình Tác phẩm
văn học và Loại thể văn học lần lượt ra đời trở thành tài liệu không thể thiếu
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của nhiều thế hệ sinh viên và
giảng viên và cho những độc giả quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Tiếp sau đó, những công trình lớn của Hà Minh Đức tiếp tục được công
bố như Nguyễn Huy Tưởng (viết chung với Phan Cự Đệ, 1966), Thơ ca Việt

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

2
Nam – Hình thức và thể loại (viết chung với Bùi Văn Nguyên, 1968), Nhà văn
và tác phẩm (1971)… đặc biệt là sự xuất hiện của công trình công phu và bề
thế: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974) đã thể hiện sức lao
động và một trí tuệ tuyệt vời. Khi viết lời tựa cho công trình này nhà thơ Chế
Lan Viên đã nhận định: “Đọc xong tập sách, chúng ta càng tin ở khả năng của
Thơ hơn, giữa lúc ở nhiều nơi muốn báo tử nó. Chúng ta cũng càng tin thêm ở
những gì chúng ta làm được về thơ trong ba chục năm nay! Ba mươi năm thơ”
[1, tr. 250]. Trong số những công trình nói trên, nhiều cuốn sách do ông viết
có giá trị và tầm ảnh hướng lớn đối với công chúng và giới chuyên môn và
được tái bản rất nhiều lần như: Thơ ca Việt Nam (1968); Thơ và mấy vấn đề
trong thơ Việt Nam hiện đại (1979); Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của
dân tộc (1979).
Ra đời với số lượng lớn và liên tục nhưng chất lượng của các công trình
nghiên cứu, phê bình của Hà Minh Đức không hề giảm sút. Mỗi cuốn sách của
ông đều có những đóng góp nhất định cho nền lí luận, nghiên cứu và phê bình

của văn học nước nhà. Trong những bước chuyển của văn học đương đại mỗi
vấn đề ông đặt ra bên cạnh tính thời sự còn được xem như kim chỉ nam, cơ sở
lí luận cho những người làm công tác nghiên cứu và phê bình lúc bấy giờ và
cả giai đoạn tiếp sau nó. Cuốn Các Mác - Ph.Ăngghen – V.I. Lênin và một số
vấn đề lí luận văn nghệ (1982) đã chứng minh tầm vóc của một nhà nghiên
cứu lớn, có sự nhận thức đúng đắn với đường lối văn nghệ của chủ nghĩa
Mác-xít góp phần định hướng phát triển văn học theo đường lối của Đảng và
lí giải nó một cách phù hợp với tình hình phát triển của văn học nước nhà.
Bên cạnh đó, cuốn Nhà văn Việt Nam tập I (1979); tập II (1983) (viết chung
với Phan Cư Đệ) cũng là những tác phẩm lớn của Hà Minh Đức tạo được
tiếng vang lớn và gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu, phê bình văn học.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

3
Những năm sau đó, bên cạnh vai trò của một người làm công tác quản lí
ông vẫn say mê với công tác nghiên cứu phê bình văn học và đều đặn cho ra
đời những tác phẩm có giá trị như: Thời gian và trang sách (1987); Nguyễn
Bính – Thi sĩ đồng quê (1994); Một thời đại trong thi ca (1996)… Độ chín của
một cây bút từng trải và có một bề dày văn hóa đã in hằn rõ nét trong các tác
phẩm của ông ở giai đoạn này. Người ta bắt gặp một ngòi bút dày dặn kinh
nghiệm, với một phương pháp phê bình chân xác mà không giảm đi công phu
lao động và sự tâm huyết với văn chương trong từng trang viết. Có lẽ, chính
sự cộng hưởng của thời gian và kinh nghiệm sống cùng với tư duy sáng tạo, ý
thức sâu sắc về nghề nghiệp đã đưa ngòi bút của nhà nghiên cứu phê bình Hà
Minh Đức đến được với “Những chân lý nghệ thuật” cao nhất. Nơi mà tinh
thần, trí tuệ và cảm xúc của ông thực sự thăng hoa trong từng trang viết.
Nói đến Hà Minh Đức, người ta thường nghĩ đến một nhà lí luận văn

học nhưng thực tế các công trình nghiên cứu lịch sử văn học của ông lại lớn
hơn nhiều. Với tri thức lý luận phong phú, với sự sắc sảo và nhạy cảm của nhà
phê bình Hà Minh Đức tiếp tục có những công trình văn học sử có giá trị tiêu
biểu đi vào nhiều vấn đề của văn học: Khảo luận văn chương (1997); Văn học
Việt Nam hiện đại (1997); Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998); Văn chương tài
năng và phong cách (2001). Đặc biệt, những công trình nghiên cứu của ông
về Hồ Chí Minh đã tạo được tiếng vang lớn khi tiếp cận con người vĩ đại này
ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh và chịu không ít sự ảnh hưởng của những công
trình lớn đã nghiên cứu về Bác ở giai đoạn trước đó. Cụm công trình nghiên
cứu về Hồ Chí Minh như: Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc;
Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh (1985); Báo chí Hồ Chí Minh
(2000); Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh (2000)… đã thể hiện
một sức lao động không mệt mỏi để đem lại những “quả ngọt” hữu ích và có
giá trị bền vững đối với văn học nước nhà.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

4
Cùng với công tác nghiên cứu, phê bình ông còn là chủ biên của không
ít các công trình lớn được xuất bản như: Báo chí những vấn đề lý luận và thực
tiễn (1997), Nhà văn nói về tác phẩm (1997). Đặc biệt, ông còn tham gia vào
việc tuyển chọn và giới thiệu công trình của các tác giả lớn trong nền văn học
Việt Nam hiện đại.
Không chỉ là một nhà nghiên cứu, phê bình, Hà Minh Đức còn được
biết đến với vai trò của một nhà văn. Ông đi vào sáng tác như một niềm đam
mê, sự thăng hoa của cảm xúc và cả sự tích lũy của vốn sống. Dường như óc
quan sát để phê bình, sự thẩm định và tìm tòi trong nghiên cứu được hội tụ
trong từng tác phẩm ông sáng tác sau này. Người đọc bắt gặp một tâm hồn

cảm nhận tinh tế về cuộc sống, những cung bậc muôn màu của cảm xúc, sự
từng trải thấu đáo trong từng vần thơ của ông. Thơ Hà Minh Đức ngập tràn
những trải nghiệm nhưng không già nua mà mặn nồng sự tươi trẻ trong những
giao cảm, thức nhận về cuộc đời. Hai tập thơ Đi hết một mùa thu (1999) và Ở
giữa ngày đông (2001) như một phép thử nhưng lại tạo nên phong cách của
Hà Minh Đức trong lĩnh vực sáng tác văn chương. Trong thơ ông, không có
những toan tính của vần điệu, nguyên lí của phối vần, phối nhịp mà chất chứa
tình yêu cuộc sống, sự tha thiết gắn bó với cuộc đời và ý thức thường trực về
sự trân trọng cuộc sống trong từng khoảnh khắc.
Nét tinh tế và sắc sảo trong ngòi bút của Hà Minh Đức còn được bộc lộ
trong các tác phẩm bút ký Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (1996), Ba lần đến nước
Mỹ (2000), Tản mạn đầu ô (2002), Đi một ngày đàng (2004), Người của một
thời (2009). Sáng tác văn chương đến với ông ở độ tuổi “không còn trẻ nữa”
nhưng ông đã đem đến một hơi thở mới và tạo được tình cảm tốt đẹp từ bạn
đọc yêu văn chương.
Nhìn lại sự nghiệp của Hà Minh Đức, cho đến này ông đã có được hơn
ba mươi công trình nghiên cứu được viết trong bốn mươi năm, biểu hiện một

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

5
sức lao động bền bỉ và giàu tính sáng tạo. Hai cụm công trình gồm sáu tác
phẩm của ông đã được tặng hai Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu văn học
và lý luận phê bình văn nghệ. Trong những năm gần đây Hà Minh Đức còn
viết ký và làm thơ. Ở mỗi thể loại ông đều có những khám phá riêng nhưng tất
cả đều là cuộc sống gần gũi và chất liệu đời thường mà ông có dịp trải
nghiệm, gắn bó yêu thương.
Hơn bốn mươi năm lao động và sáng tạo, Hà Minh Đức đã sống hết

mình cho công việc và nghề nghiệp. Những danh hiệu cao quý được dành cho
ông là sự bù đắp xứng đáng với những gì ông đã cống hiến. Năm 1991, ông
chính thức được phong hàm giáo sư, đó là học hàm danh giá khẳng định
những đóng góp của ông trong công tác nghiên cứu văn học. Với cương vị
một nhà giáo, danh hiệu Nhà giáo ưu tú (1994), Nhà giáo nhân dân (2000) đã
nói lên những cống hiến lớn lao của ông trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bảng thành tích ấy càng bề thế hơn bởi những tấm huy chương: Huy chương
lao động hạng ba (1995), Huy chương lao động hạng nhất (2000, Giải thưởng
về nghiên cứu văn học giải thưởng về lí luận phê bình (2000).
Có thể nói, bên cạnh những cây bút nghiên cứu, phê bình uy tín như
Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính… Hà Minh Đức
xuất hiện muộn hơn nhưng đã tạo được một tiếng nói rất riêng và có sức
“nặng” ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn học Việt Nam hiện đại. Những
công trình nghiên cứu đầu tay của ông đã góp phần gợi mở và phát hiện về
một khung trời mới, táo bạo nhưng đã để lại những dấu ấn có giá trị dài lâu.
Cùng với nó, ngòi bút phê bình của ông cũng là một hướng đi đúng đắn góp
phần phát hiện kịp thời và cổ vũ những ngòi bút tài hoa. Nhiều công trình
nghiên cứu của ông dù đã trải qua nhiều thập kỷ nhưng cách tư duy và những
vấn đề ông đặt ra vẫn không hề bị cũ, ngược lại nó vẫn là một công cụ hữu

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

6
dụng giúp người đọc tiếp cận văn chương. Không bị lu mờ bởi những cây đa
cây đề, Hà Minh Đức vẫn tạo được một bản sắc riêng trong phê bình.
Hiện nay, dù tuổi đời không còn trẻ nhưng dường như tuổi tác không
phải là rào cản đối với việc ông tiếp tục theo đuổi ước mơ và trả tiếp những
món nợ “duyên nợ” đối với văn chương. Vẫn miệt mài trên bục giảng để chia

sẻ tri thức, kể lại những câu chuyện mà ông đã trải nghiệm, về những gì ông
đã tích lũy trong suốt đời văn của mình cho học trò. Ông tâm sự: “Công việc
chính của tôi là làm thầy giáo. Tôi dạy học đến năm nay đã là 50 năm rồi. Sức
khỏe tôi sút kém dần nhưng vẫn thú làm việc. Tôi vẫn thích đi giảng bài,
giảng về văn thơ rất thú vị, nhất là giảng trước lớp đông, vì ở trước đám đông
mới có phản ứng hai chiều, mình mà giảng hay thì phản ứng trở lại rất dễ chịu
và tạo thêm cảm hứng cho mình. Hiện nay, tôi vẫn đi dạy cho mấy lớp cao
học. Dùng cái từ sự nghiệp giáo dục thì nó có vẻ to tát quá nhưng trong nghề
làm thầy thì mình cũng được tôn vinh. Tôi mang đến cho các em kiến thức và
các em cũng mang đến cho tôi sự tươi trẻ, tình yêu cuộc sống và đó có lẽ là
cái ổn định nhất” [43]. Trên những tạp chí chuyên ngành, vẫn bắt gặp những
bài báo, những bài bút ký đều tay của ông, nhiều tác phẩm vẫn được xuất bản
và đem đến nhưng hơi thở, những luồng gió mới cho văn chương đương đại.
Trong một cuộc trao đổi với phóng viên ông cũng tâm sự rất thật lòng
mình rằng với ông mọi giới hạn dường như có sự tác động. Tuổi tác không
ngăn cản được đam mê được viết và được cống hiến, ông vẫn tiếp tục niềm
đam mê của mình cho đến khi nào ngừng sự sống. Có lẽ vì vậy mà chúng ta
hoàn toàn có thể hy vọng về một công trình đang được ông ấp ủ góp phần làm
giàu, làm đẹp thêm cho nền văn học và báo chí nước nhà.
Bằng những gì để lại cho đời, Hà Minh Đức là tấm gương về sức lao
động không mệt mỏi. Chính nhờ lao động, sự đam mê với nghề nghiệp đã

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

7
đem đến cho ông sự minh mẫn đáng nể ở cái tuổi “xưa nay hiếm có” để tiếp
tục làm việc và đóng góp cho cuộc đời.
Tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu và phê bình của Hà Minh Đức một lần

nữa chúng tôi muốn ghi nhận và khẳng định hơn nữa vài trò, vị trí của ông đối
với nền văn học nước nhà nói chung và lĩnh vực nghiên cứu và phê bình nói
riêng đồng thời khẳng định một phong cách nghiên cứu, phê bình độc đáo và
cá tính.
2. Lịch sử vấn đề
Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình Hà Minh Đức có một phong cách
riêng. Phong cách ấy được hình thành bởi sự tâm huyết với văn chương, tấm
lòng gắn bó với nghề nghiệp. Nhưng hơn hết phong cách của Hà Minh Đức
được tạo bởi tài năng văn chương thực thụ cả trên phương diện cảm nhận và
sáng tạo; sức hiểu biết và khả năng kết hợp nhiều ngành khoa học khi nghiên
cứu, phê bình. Chính nền tảng kiến thức uyên thâm đó đã góp phần tạo dựng
nên phong cách nghiên cứu, phê bình văn học mà như Lý Hoài Thu đã nhận
xét một cách khá đầy đủ và chính xác: “Phong cách phê bình của ông là sự kết
hợp hài hòa giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa lí luận kinh điển và thực tiễn sinh
động, vững vàng trong quan điểm học thuật nhưng uyển chuyển linh hoạt”
[27, tr. 249]. Với hệ thống các công trình nghiên cứu có giá trị, ông thực sự là
một cây bút nghiên cứu – phê bình rất đáng chú ý của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Tài năng của ông cùng với các bậc tiền bối đã góp phần làm nên sự
khởi sắc cho lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học nước nhà.
Bên cạnh sự công phu, tài năng và tâm huyết trong nghiên cứu, phê
bình, các sáng tác của ông ở thể ký, thơ còn cho thấy một phong cách riêng
độc đáo – độc đáo ở văn phong, ở lối giản dị, hóm hỉnh, lắng đọng trong từng
bài ký, từng vần thơ.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

8
Với số lượng tác phẩm khá lớn ở các thể loại khác nhau, Hà Minh Đức

thực sự là một minh chứng cho một sức lao động không ngừng nghỉ và hình
như chưa bao giờ có ý định ngừng nghỉ. Chính vì vậy đây cũng là thách thức
lớn đối với những ai thực sự muốn tìm hiểu sâu về sự nghiệp nghiên cứu phê
bình của ông. Các công trình của ông thực sự đã có tác động mạnh mẽ và ảnh
hưởng đối với nền văn học lúc bấy giờ và cho đến tận hôm nay, được xem
như những công trình đi tiên phong mà “mới hôm qua thôi, còn ít lắm ngỡ
như không có”. Mỗi công trình đi vào những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt
kịp với hiện thực và đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với sự phát triển văn học ở
mỗi giai đoạn. Sự nhạy cảm với thời sự văn học đã giúp cho Hà Minh Đức
luôn đưa ra những luận điểm, những kiến giải tinh tế, sắc sảo, hỗ trợ kịp thời
cho sự phát triển của văn học nước nhà. Rất nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc
quan tâm văn học đã khẳng định: Những tác phẩm của ông đã viết từ hơn 30
năm trước đến giờ vẫn chưa có người nào đạt tới và vẫn còn vẹn nguyên giá
trị đối với những ai quan tâm đến những phạm trù của văn học.
Làm thế nào để khai thác mảnh đất màu mỡ từ khu vườn các công trình
nghiên cứu của Hà Minh Đức? Làm thế nào một con người rất đỗi giản dị như
vậy lại có thể làm nên những điều to lớn? Sự toàn diện của Hà Minh Đức
trong cuộc dấn thân, trải nghiệm ở nhiều thể loại phải chăng là một sự “pha
loãng” trong văn chương? Đã có không ít bài viết, chuyên luận khoa học đi
vào nghiên cứu các công trình của Hà Minh Đức ở nhiều lĩnh vực. Tuy vậy,
một điều mà bất cứ ai muốn tìm hiểu về tác giả này đều công nhận rằng: Rất
hiếm để tìm nhiều nét đa năng trong một con người, đặc biệt là một nhà thơ
trong một nhà nghiên cứu lí luận và phê bình văn học. Có rất nhiều điều người
ta đưa ra luận bàn. Có nhiều kiến giải nhằm tìm ra câu trả lời. Có khen, có chê
nhưng đa phần bạn đọc đều đánh giá cao chất lượng của những công trình,

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương


9
đánh giá cao sức lao động nghiêm túc, bền bỉ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học của Hà Minh Đức.
Là người đương thời nên hầu hết những nhận xét, đánh giá về ông đều
là của giới chuyên môn, bạn bè hoặc học trò. Tuy vậy, những ý kiến này
không “duy tình”, vẫn tôn trọng yếu tố khách quan trong khi nhận xét, đánh
giá về các công trình của Hà Minh Đức. Có nhiều công trình viết và giới thiệu
về con người cũng như sự nghiệp của Hà Minh Đức, nhưng có thể tạm chia
như sau:
Đánh giá về công trình của Hà Minh Đức: Giáo sư Hà Minh Đức với
các cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại (Bộ Khoa học và Công
nghệ), Trong một nhà phê bình có một nhà sáng tác (Hữu Thỉnh), Sự thăng
hoa trong nghệ thuật (Trần Huyền Sâm)…
Đánh giá về con ngƣời và phong cách Hà Minh Đức: GS Hà Minh
Đức, như tôi nghĩ ( Thành Duy); Cát sẽ ướt trở lại (Đinh Nam Khương), Kỷ
niệm xa và gần với giáo sư Hà Minh Đức (Phong Lê), Đi mãi vẫn còn thu (Đỗ
Văn Khang), Ghi chép về một phong cách (Hà Công Tài)… cùng hàng trăm
bài viết của bạn bè, đồng nghiệp đặc biết là các thế hệ học trò thân thương của
ông sau này đã thành danh trong nhiều lĩnh vực.
Đánh giá có tính chất tổng quát về toàn bộ sự nghiệp Hà Minh Đức:
Giáo sư Hà Minh Đức tình yêu cuộc sống và sức sáng tạo của một đời văn
(Trần Khánh Thành), Lời giới thiệu (Hoàng Trinh - Tuyển tập Hà Minh Đức –
Tập 1)…
Các nhận xét, đánh giá kể trên đều ghi nhận những thành tựu mà nhà
giáo nhân dân, Hà Minh Đức đã đạt được trong toàn bộ sự nghiệp của mình.
Một số bài viết đã đi vào tìm hiểu công trình nghiên cứu, phê bình và sáng tác
của ông nhằm chỉ ra một vài đặc điểm nổi bật về nghệ thuật và tư tưởng tuy
vậy mới dừng lại ở bước đầu nhận xét, cảm nhận và khái quát chung mà chưa

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học


Lê Thị Thanh Thương

10
nghiên cứu một cách thấu đáo, có hệ thống, đặc biệt là những thành tựu trong
nghiên cứu và phê bình văn học. Trong những ý kiến nói trên phải kể đến các
bài viết nghiên cứu của Trần Khánh Thành và Hoàng Trinh – đây được xem là
hai bài viết đã thể hiện sự dày công nghiên cứu về tác giả trên cơ sở tổng hợp,
khái quát một cách xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp để đưa ra những nhận định
chân xác và khách quan về tác giả.
Với khóa luận này, chúng tôi xác định đây là công trình đầu tiên tập
trung nghiên cứu theo hướng toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống tập trung ở
hai vấn đề lớn là lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học của Hà Minh Đức.
Qua đó, nhằm mục đích ghi nhận, tôn vinh những đóng góp lớn lao của ông –
nhà giáo nhân dân, nhà khoa học đối với nền văn học nước nhà và ngành giáo
dục.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Có thể nói, số lượng các công trình nghiên cứu – phê bình của Hà Minh
Đức rất lớn, lại rất đa dạng với nhiều đề tài, thể loại và hướng tiếp cận. Trong
khi đó với khuôn khổ của một luận văn chúng tôi chỉ có thể đi vào nghiên cứu
những nội dung mang tính chất trọng điểm thuộc các công trình nghiên cứu,
phê bình của ông.
Để thực hiện công trình này chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu
bộ 3 tuyển tập các công trình tiêu biểu của Hà Minh Đức.
Bộ sách gồm 3 tập, ngót 3000 trang, tuyển chọn hầu hết những công
trình tiêu biểu nhất của Hà Minh Đức trong suốt 40 năm qua. Mỗi tập đều có
sắc thái riêng, thể hiện những định hướng nghiên cứu của tác giả: Tập 1- Lý
luận văn học và báo chí, Tập 2 – Nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, Tập
3- Phê bình và tiểu luận văn học.


Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

11
Mở đầu Tập 1 là lời giới thiệu đầy trân trọng của Hoàng Trinh, tổng
quát hành trình sáng tạo của Hà Minh Đức trên cả hai phương diện, nghiên
cứu và sáng tác văn học. Hoàng Trinh cho rằng: “Hà Minh Đức giữ được sự
hài hoà của trạng thái song đôi giữa chất xanh tươi của lý luận và nghiên cứu
khoa học với cây đời tươi xanh trong sáng tác văn chương” [1, tr. 14]. Trong
lĩnh vực nghiên cứu văn học, đóng góp của Hà Minh Đức được thể hiện ở ba
hướng chính: Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại, Sự nghiệp văn
chương và báo chí của Hồ Chí Minh. Ngoài những giáo trình Tác phẩm văn
học và Loại thể văn học ông viết nhiều chuyên đề về thể loại: Thơ và mấy vấn
đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974), Ký về chiến tranh cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội (1980), Cơ sở lý luận báo chí (2000). Nhờ những công
trình chuyên sâu ấy mà ông được coi là một chuyên gia về lý luận thể loại văn
học. Một trong những công trình lý luận quan trọng của ông là chuyên luận
C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ (1982).
Công trình này đã giúp người đọc vừa tiếp nhận được tư tưởng văn nghệ của
C. Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin vừa thấy được sự vận dụng sáng tạo của
Đảng ta trong đường lối văn hoá nghệ thuật, góp phần soi sáng những vấn đề
nảy sinh trong đời sống văn nghệ.
Tập 2 tuyển những công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về văn học
Việt Nam hiện đại. Với tri thức lý luận phong phú, với sự sắc sảo và nhạy cảm
ông đã đóng góp nhiều công trình văn học sử có giá trị, tiêu biểu là các tập
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc (1979), Tác phẩm văn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1985), Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê (1994), Nam
Cao đời văn và tác phẩm (1996), Một thời đại trong thi ca (1996), Khảo luận
văn chương (1997). Tác gia văn học thu hút niềm say mê và tâm huyết của Hà

Minh Đức nhiều nhất là Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá xuất sắc của nhân
loại, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam. Viết về Bác, về văn chương

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

12
của Bác là vinh dự to lớn, là sự thôi thúc của tình cảm và cũng là khát vọng
khám phá một thế giới tinh thần cao đẹp mà nhân loại ngưỡng mộ. Đầu tiên
Hà Minh Đức đến với thế giới thơ ca phong phú của Hồ Chí Minh, khám phá
vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, ý chí, nghị lực của vị lãnh tụ kính yêu. Sau khi viết
chuyên luận về thơ Bác, Hà Minh Đức viết chuyên luận Tác phẩm văn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên năm 1985
với lời đề tựa trân trọng của Nguyễn Khánh Toàn. Từ khi sang giảng dạy và
làm Chủ nhiệm Khoa Báo chí, Hà Minh Đức lại nghiên cứu về sự nghiệp báo
chí của Hồ Chí Minh và đến năm 2000, cuốn sách Hồ Chí Minh – nhà báo ra
mắt bạn đọc. Cả ba chuyên luận đó mới đây được in chung trong một cuốn
sách khá đồ sộ: Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh.
Những tác phẩm phê bình và tiểu luận của Hà Minh Đức được tuyển
chọn in trong Tập 3. Tập này chủ yếu được tuyển từ 5 tập sách xuất hiện khá
đều đặn trong suốt mấy chục năm qua: Nhà văn và tác phẩm (1971), Thực tiễn
cách mạng và sáng tạo thi ca (1977), Thời gian và trang sách (1998), Đi tìm
chân lý nghệ thuật (1998), Văn chương tài năng và phong cách (2001). Hà
Minh Đức viết phê bình về hầu hết các thể loại nhưng sở trường của ông là
phê bình thơ. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm Hà Minh Đức phát hiện được
nhiều ý thơ, tứ thơ hay, kịp thời động viên khẳng định những hướng sáng tạo
đúng đắn.
Kết hợp giữa nghiên cứu phê bình với sáng tác Hà Minh Đức đã thực sự
tạo nên chiều sâu của lý luận và những rung động của tâm hồn trong sáng tác

văn chương. Bên cạnh việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, phê bình,
chúng tôi cũng khảo sát thêm các sáng tác văn chương của ông để hiểu rõ hơn
về một cây bút tài hoa cũng như sự nghiệp của Hà Minh Đức như: Vị giáo sư
và ẩn sĩ đường (bút ký), Ba lần đến nước Mĩ (bút ký), Tản mạn đầu ô (bút
ký), Đi một ngày đàng (bút ký), NXB, Đi hết một mùa thu (thơ), Ở giữa ngày

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

13
mùa đông (thơ), Những giọt nghĩ trong đêm (thơ), Khoảng trời gió cát bay
(thơ), Người của một thời (bút ký).
Một vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong quá làm luận văn này đó là nét
đặc thù trong công tác nghiên cứu và phê bình văn học. Bản thân những người
làm công tác nghiên cứu, phê bình cũng chịu sự đòi hỏi khắt khe từ công
chúng và chính đối tượng mà họ nghiên cứu. Xuất phát từ đặc thù này mà
công trình của chúng tôi cũng nhìn nhận một cách khách quan đối với những
người làm công việc này. Rõ ràng, trong văn hiện đại, nghiên cứu – phê bình
có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của văn học. “Thực chất
công việc của nhà phê bình trong đời sống văn học hiện đại là làm việc với
chương trình đương thời mình, quan sát, ghi nhận các động thái của nó và tìm
cách tác động vào nó. Độ rộng, sự pha tạp linh tinh của các loại công việc mà
ngòi bút một nhà phê bình cần có thể và phải động đến cho thấy độ rộng và sự
pha tạp của đời sống văn học ở thời hiện đại của nó” [16, tr. 5]. Nhưng cái khó
của công việc này là ở chỗ nó còn là một hình thức đấu tranh tư tưởng trên
mặt trận văn nghệ nói riêng, trên lĩnh vực hình thái, ý thức nói chung. Do đó
đòi hỏi người làm lĩnh vực này phải có một nền tảng lí luận thực sự phong phú
và vững chắc. Cũng bàn về vấn đề này, Hoàng Trinh cho rằng “Có sáng tác
văn học là có phê bình văn học, đó là một quy luật. Sáng tác là nói lên, nói

với, là công bố ra. Có phê bình là có người tiếp nhận sáng tác. Tiếp nhận sáng
tác vừa là thưởng thức, vừa là đánh giá: thưởng thức để đánh giá và đánh giá
để thưởng thức. Phê bình văn học là công việc có ý nghĩa định giá văn học
trong khi tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học đã gắn liền với xây dựng văn
học, góp vào hướng đi cho văn học bằng chính công việc phê bình” [30, tr. 7].
Như thế “Phê bình văn học thực hiện chức năng cao đẹp của nó là một
mặt đánh giá đúng các giá trị văn học, phát hiện được các giá trị và tài năng,

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

14
góp phần phổ biến các giá trị đó, mặt khác góp phần phê phán và ngăn ngừa
các sáng tác xấu, phản động” [30, tr. 179]
Hiểu được vai trò to lớn nhưng đầy khó khăn phức tạp của công tác
nghiên cứu – phê bình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, công bằng
hơn đối với những người đảm nhiệm công việc này. Phải thừa nhận rằng:
Bước chân vào địa hạt này là nhà nghiên cứu - phê bình đã vô tình “dấn thân”
vào một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai thái cực tốt và xấu. Để
có thể đứng vững trên lập trường tư tưởng của giai cấp mình, người chiến binh
ấy cần có một bản lĩnh vững vàng, một con mắt sắc sảo, một óc quan sát tinh
tế, một trí tuệ sáng suốt… Cũng phải khẳng định rằng nghiên cứu phê bình là
một địa hạt không dễ chen chân cho bất cứ ai. Đó là một công việc tưởng như
đơn thuần là “chỉ tay” nhưng thực tế lại đầy chông gai mà đòi hỏi người bước
chân vào địa hạt này phải có tầm văn hóa và bản lĩnh trong nghiên cứu, phê
bình. Bằng chứng là chúng ta có không ít những công trình nghiên cứu, phê
bình văn học nhưng số lượng những nhà nghiên cứu – phê bình văn học thực
sự có tên tuổi không phải là nhiều. Trong khi đó đội ngũ các nhà văn nhà thơ
đang phát triển ngày càng rầm rộ. Điều này có thể lí giải bởi giá trị của tác

phẩm nghiên cứu – phê bình thường tồn tại trong từng thời điểm, nó phụ
thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội trong những khoảng
thời gian nhất định. Bởi vậy sức sống của một tác phẩm nghiên cứu – phê bình
thường không bền. Tuy nhiên không phải thế mà văn học của chúng ta không
có những công trình nghiên cứu có giá trị bền vững. Cho đến bây giờ Thi
nhân Việt Nam vẫn là một mẫu mực cho văn chương phê bình về Thơ mới;
Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan còn giữ được những giá trị của một bức
tranh tổng hợp một thời kỳ văn học… Và trong giới nghiên cứu – phê bình
văn học chúng ta thường tự hào nhắc đến những tên tuổi của những cây bút tài
năng như Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính… ở
thời điểm hiện nay, nghiên cứu phê bình cũng xuất hiện những tác phẩm có

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

15
chỗ đứng rất vững trong văn đàn. Những công trình đó đã phục vụ thiết thực
cho sự phát triển của văn học nước nhà. Trong số đó có không ít công trình
nghiên cứu – phê bình của Hà Minh Đức.
Trong quá trình phát triển luận văn, chúng tôi cũng có sự so sánh và
liên hệ với những tác phẩm của các tác giả khác cùng lĩnh vực, tham khảo
thêm các bài nghiên cứu, những đánh giá, nhận định về tác giả như là một kho
tư liệu để học hỏi và làm phong phú thêm cho luận văn cả về mặt tư liệu lẫn
nội dung.
Trong khuôn khổ đề tài và thời gian có hạn chúng tôi chỉ mới bước đầu
đưa ra những nhận định riêng về tác giả trên cơ sở tìm hiểu ở hai lĩnh vực
chính là Nghiên cứu văn học và Phê bình văn học tập trung đi vào những tác
phẩm tiêu biểu, chọn lựa những luận điểm mang tính chất tổng quát để khảo
sát và phân tích. Đồng thời do yêu cầu dung lượng luận văn nên chúng tôi chỉ

có thể đưa ra một số dẫn chứng tiêu biểu nhằm làm nổi bật cho những luận
điểm nêu lên trong luận văn. Trong quá trình phát triển luận văn chắc hẳn sẽ
còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô cũng
như sự chia sẻ của bạn bè để luận văn thực sự hoàn thiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp và đánh giá
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, bao gồm ba chương:
 Chƣơng 1: Hà Minh Đức và duyên nợ văn chƣơng
 Chƣơng 2: Sự nghiệp nghiên cứu văn học
 Chƣơng 3: Sự nghiệp phê bình văn học


Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

16

Chƣơng 1: HÀ MINH ĐỨC VÀ DUYÊN NỢ VĂN CHƢƠNG
1.1 Hà Minh Đức: Từ nhà giáo đến nhà văn
1.1.1 Nhà giáo
Nếu phải đi trở lại, tôi vẫn đi đường này – Có lẽ đây là câu trả lời chắc
chắn sẽ nhận được, dù có ngàn lần lặp đi lặp lại một câu hỏi với Hà Minh
Đức: Nếu được lựa chọn lại nghề nghiệp của mình, liệu ông có chọn nghề
giáo viên?
Hà Minh Đức, sinh ngày 3/5/1935 tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Từ năm

1941 đến năm 1953 ông theo học phổ thông sau đó thi đỗ đại học. Khoảng
thời gian từ năm 1954 đến năm 1957 ông là sinh viên khoa Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Bước chân vào môi trường đại học với đặc thù của
ngành nghề theo đuổi ông đã biến lý thuyết thành thực tế bằng việc tham gia
viết bài cho các tạp chí sinh viên, tạp chí khoa học. Sớm bắt tay vào thực tiễn
sáng tác đã cho ông kinh nghiệm và nhận thực rõ hơn về định hướng công
việc lâu dài. Sau khi được giữ lại trường, ông đóng vai trò là trợ giảng cho
Đặng Thai Mai và nhiều thầy giáo khác, và bước đầu đi vào tìm hiểu một vấn
đề tương đối khó lúc bấy giờ là lí luận văn học Việt Nam. Từ năm 1957 đến
năm 1960 Hà Minh Đức chính thức đảm nhiệm vai trò giảng viên khoa Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Và từ năm 1960 đến nay ông tiếp tục
công tác giảng dạy tại khoa Văn, khoa Báo chí Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội (Nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội).
Trong quá trình giảng dạy, Hà Minh Đức còn tham gia giảng dạy tại
nhiều trường đại học lớn trong và ngoài nước. Ông là người thích kết hợp
giảng dạy và nghiên cứu nên lúc nào trong bài giảng của ông cũng có những

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

17
tư liệu và suy nghĩ mới, sinh động để truyền đạt cho sinh viên. Những tri thức
ngoài sách vở những vốn sống thực tế sinh động trong các bài giảng luôn trở
thành những bài học bổ ích, những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc
đầy ý nghĩa cho bao lớp học trò, khiến những buổi học luôn trở nên thú vị.
Với ông sự hứng thú trên mỗi khuôn mặt học sinh trong từng giờ học hơn hết
là niềm vui, là động lực thôi thúc ông nguyện gắn bó trọn đời với cái nghề
nhọc nhằn vinh quang này, mà như có lần ai đó từng hỏi: Nếu được chọn lại

một nghề khác ông chọn nghề gì, ông vẫn tự hào khẳng định ý nghĩ đầu tiên:
nghề dạy học.
Giai đoạn về sau Hà Minh Đức tham gia nhiều vào công tác quản lý:
Chủ nhiệm khoa Báo chí (1990-2000), Viện trưởng Viện Văn học (6/1995 –
2/2003), Tổng biên tập Tạp chí Văn học (6/1995-11/2003). Dù bận bịu với
công tác quản lí, tổ chức nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia vào công tác
giảng dạy. Ông nói: Nghề dạy gắn bó với tôi gần trọn đời rồi, không sao bỏ
được. Có lẽ lòng yêu nghề đó khiến cho 52 năm qua đứng trên bục giảng, với
ông bài giảng nào cũng đầy hào hứng, sôi nổi mặc dù có thời kì ông phải đi
dạy bằng xe ôm, bằng sự đưa đón của học trò. Mặc dù, tuổi cao nhưng Hà
Minh Đức chưa bao giờ bỏ một giờ dạy nào. Mỗi bài giảng của ông luôn là sự
chờ đợi của sinh viên. Bởi ở đó không có kiến thức sách vở, không có những
giờ đọc chép mà là sự chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, văn chương của người
thầy với học trò. Những thông điệp ông mang đến cho sinh viên ngoài tri thức
còn là niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống. Sau này trong một bài ký của
mình ông có kể về câu chuyện bác xe ôm bình luận về người thầy giáo: “Các
thầy quyền chức chẳng có, tiền của chẳng nhiều. Nhưng cái quý là không ai
dám gọi các thầy là “thằng”. Đấy thầy xem, bây giờ trừ bề trên ra, con người
ta có thể gọi là thằng tuốt nếu họ không ưng ý, hoặc có chuyện gì chẳng hay.
Còn ai dám, nỡ gọi thầy là thằng” [27, tr. 60]. Phải chăng, với ông dù nghề

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

18
giáo có vất vả trăm bề, cay đắng nhưng nghe câu nói ấy cũng mát lòng mát dạ
và cũng như sự an ủi với chính mình về nghề đã theo đuổi.
Có thể nói từ khi ra trường cho đến nay, mặc dù ở nhiều vị trí công việc
khác nhau nhưng với 52 năm gắn bó với công tác giảng dạy, ông đã thực sự

dành trọn tâm huyết cho nghề nghiệp cao quý này. Với ông nhiệt huyết lao
động chưa bao giờ nguội tắt, nó chứa sức bền của niềm đam mê và cả khát
khao được cống hiến cho cái nghiệp mà ông đã bén duyên. Bao khóa học với
hàng nghìn sinh viên được ông giảng dạy, truyền thụ kiến thức. Ông đã hướng
dẫn hàng trăm khóa luận cử nhân, vài chục luận văn cao học, hướng dẫn thành
công 15 luận án tiến sĩ… Bao thế hệ học trò của thầy Hà Minh Đức đã thành
danh trong các công việc của xã hội góp phần làm rạng danh thêm cho người
Thầy hết mực gần gũi và thân quen ấy. Những câu chuyện, những kỷ niệm về
Thầy vẫn được những người học trò nay cũng đã là ông, là bà ghi nhớ mãi:
“Thầy của chúng ta – Người Thầy chí hiếu, chí tình, đa tài và cũng rất
đa cảm” [27, tr. 60]
“Hơn 30 năm … Dù mái tóc của thầy có bạc và tóc chúng tôi không còn
xanh như xưa nhưng cả Thầy và chúng tôi vẫn giữ được cái trẻ trung cần có
của nghề nghiệp. … Trên 45 năm đứng ở giảng đường đại học, và trên 30 tập
sách đóng góp cho đời, trong đó có những cuốn sách, mà theo tôi, dù Thầy đã
viết từ hơn 30 năm trước đến giờ vẫn chưa có người nào đạt tới. Những danh
hiệu cao nhất của một đời nghề Thầy đã đạt được cả. Vinh quang như Thầy,
có lẽ không mấy ai có được. Mọi vui buồn của một đời người Thầy cũng đã
nếm trải” [27, tr. 65]
“Thầy Hà Minh Đức còn là một mẫu hình sinh động để chúng tôi học
hỏi về phép đối nhân xử thế, về khả năng dung hóa các mối quan hệ, khả năng
“hài hước hóa” những chuyện “nghiêm trọng” hoặc đang sắp sửa trở thành

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

19
nghiêm trọng, khả năng “xì hơi” làm dịu bầu không khí quá căng thẳng của
những cuộc họp hành, bầu bán” [27, tr. 72]

“Ông là thầy dạy ở bậc đại học của ngót trăm nhà văn, nhà thơ, nhà báo
và Tiến sĩ khoa học ngữ văn. Ông từng xuất bản hàng chục công trình nghiên
cứu, lý luận, phê bình văn học. Có thể đánh giá các công trình của ông theo
những cách khác nhau nhưng phải nói rằng, ông là người duyên dáng, ý nhị,
hiền lành, rất ngại làm người khác phật ý” [43]
Có lẽ những tình cảm của học trò là món quà lớn nhất, món quà vô giá
dành tặng những người làm nghề giáo như ông. Trong quyển Làm thầy và
duyên nợ văn chương những bài viết của học trò về thầy giáo Hà Minh Đức
chân thành và mộc mạc với những kỷ niệm từ xa xưa ùa về. Bao nhiêu con
người, qua bao nhiêu thời gian nhưng ở những thế hệ học trò hình ảnh ấy đều
có những kỷ niệm, những dấu ấn riêng, rõ nét và không bị phai mờ qua năm
tháng về người thầy của mình.
Như một niềm đam mê không tắt, dù ở tuổi 75 ông vẫn tiếp tục tham
gia công tác giảng dạy “vẫn thấy say mê như một quán tính, một tình yêu và
sự giải tỏa” [27, tr. 7]. Có lẽ nghề giáo đối với Hà Minh Đức là nghiệp, nghiệp
ấy có cỗi rễ từ tình yêu. Song có lẽ nói theo cách của thầy đó còn là “sự giải
tỏa”. Động lực để người thầy ấy tiếp tục đứng trên bục giảng chính là tình yêu
nghề, là khát khao được cống hiến, được gieo tri thức và cũng mong nhận lại
một niềm vui sống như thầy tâm sự “Say mê truyền giảng đối thoại trước đám
đông trước tuổi trẻ ham học và yêu đời và tôi cũng đã tiếp nhận được ở các
em tình yêu cuộc sống” [27, tr. 7]. Phải chăng đấy là một sự trao đổi đầy toan
tính nhưng công bằng mà ông vẫn thường hóm hỉnh nói đùa mỗi khi có người
hỏi đến.
Một đời dằng dặc "thất thập cổ lai hy" trên bục giảng mà vẫn không
mỏi mệt, vẫn không thay giọng hay đổi điệu bất chấp mọi biến thiên thời

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương


20
cuộc. Khi nghĩ về thầy giáo của mình người học trò tác giả của bài viết Giáo
sư Hà Minh Đức - Người của thời đang sống đã hồi ức lại những kỷ niệm đẹp
đẽ: Đã bao nhiêu thế hệ sinh viên từng ngồi nghe những bài giảng ấy, họ
trưởng thành trong đời sống, giống nhau và khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau, tranh cãi nhau kịch liệt, có khi đến mức như cãi cọ quan niệm với nhau,
nhưng tất cả, khi nhắc về Hà Minh Đức, đều một niềm trân trọng. Người
ngưỡng vọng thầy ở những thành tựu. Người xót xa thầy ở những điều chưa
làm được hay ở những việc làm có thể chỉ đắc dụng một thời. Nhưng ai cũng
trân trọng thầy ở tình thân ái "đồng hội đồng thuyền" mà dường như thầy đã
dành cho tất cả! Ai cũng thương cảm thầy khi đọc câu thơ bất chợt hiện trong
chiều: "Khoảng trời nào cũng có cát bay, Cuộc đời nào cũng dính vào với
cát"
Với những đóng góp to lớn, không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục –
sự nghiệp trồng người, năm 2000 Hà Minh Đức được vinh dự đón nhận danh
hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao cho: Danh hiệu – Nhà giáo Nhân
dân.
1.1.2 Nhà văn
Trong một lần trò chuyện với học trò Hà Minh Đức đã nói: “Tôi cũng
đã gắn cuộc đời người thầy với văn chương, một nghề nhiều âu lo và thử
thách. Hoạt động nghiên cứu văn học đã thực sự giúp cho việc dạy học. Giờ
giảng thầy phải đem lại cho các em những tri thức bổ ích, cái mới và sự hứng
khởi. Tôi luôn cố gắng làm theo điều đó” [27, tr. 8]. Có thể nói thực tế sáng
tác văn chương không hề độc lập với công tác giảng dạy mà chính là đòn bẩy
cho sự nghiệp giảng dạy của Hà Minh Đức.
Không chỉ cặm cụi trong kiến thức sách vở, ngay từ khi còn là sinh viên
của Trường Đại học Sư phạm, Hà Minh Đức đã tích cực hoạt động văn

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học


Lê Thị Thanh Thương

21
chương, báo chí, là chủ bút của tờ Sinh viên Việt Nam và cũng thường xuyên
viết bài cho tờ báo này với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, nghị luận… như
một sự thể nghiệm giữa lý thuyết và thực tiễn. Những năm tháng sinh viên ấy
là bước đi đầu tiên của ông trên hành trình nghiên cứu và sáng tạo văn
chương.
Khi đã làm công tác giảng dạy thì tình yêu văn chương và tình yêu nghề
dạy của thầy lại gặp gỡ nhau trong từng bài giảng. Văn chương không đứng
độc lập, riêng lẻ mà xen kẻ, lồng ghép, hòa quyện trong từng bài giảng. Trong
từng vấn đề mà ông đưa đến cho sinh viên đều gắn với thực tiễn nghiên cứu,
tìm tòi và sáng tác của Hà Minh Đức. Những công trình nghiên cứu, những
sáng tác văn chương đó đã đem đến những luồng sinh khí mới mẻ cho học
sinh khi tiếp nhận bài giảng của ông.
Nhiều năm sau, khi đã làm Viện trưởng Viện Văn học kiêm chủ nhiệm
khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, công việc bộn bề
nhưng ông vẫn dành thời gian cho sáng tác thơ văn. Có thể nói, Hà Minh Đức
là một hiện tượng ít thấy và hiếm có giới văn nghệ sĩ cùng thời. Bởi không dễ
gì có được một nhà văn, nhà thơ trong một nhà nghiên cứu khoa học đã thành
danh. Ở mỗi lĩnh vực, dù sớm đi vào nghiên cứu hoặc muộn màng mới dấn
thân khám phá ông cũng đều để lại dấu ấn của riêng mình.
Điều đáng nói là trong những năm gần đây ông cho ra đời bốn tập bút
ký và bốn tập thơ mang bản sắc sáng tạo riêng: Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba
lần đến nước Mỹ, Tản mạn đầu ô, Đi một ngày đàng, Đi hết một mùa thu, Ở
giữa ngày mùa đông, Những giọt nghĩ trong đêm, Khoảng trời gió cát bay và
gần đây nhất là tập bút ký Người của một thời. Ông quan niệm viết ký là viết
về những điều gần gũi, thân tình với cuộc sống của mình chính vì vậy trong
các bài ký của mình ông cũng không đi tìm những đề tài quá xa xôi để viết.
Ông tâm sự: Trong cuộc sống, cái đời thường gần mình nhất có một sức hấp


Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương

22
dẫn riêng. Không đột xuất nhưng có thể nói được bản chất. Ngay từ phẩm ký
đầu tiên Vị giáo sư và ẩn sĩ đường Hà Minh Đức đã tâm sự "cho dù là những
mảnh nhỏ, mảnh vỡ của cuộc sống nhưng biết chắp nối lại theo dòng kỷ niệm
và mạch tình cảm gắn bó vẫn có thể tìm thấy trong những góc lãng quên hình
bóng chân thực của cuộc đời". Tư tưởng và quan niệm đó không hề thay đổi
theo thời gian và thể hiện rõ nét trong các tác phẩm ông đã cho ra mắt trong
thời gian gần đây. Có lẽ điều ông lo lắng nhất là những hạn chế của đời sống
cá nhân có đủ cung cấp cho những trang viết để khỏi tẻ nhạt và đơn điệu. Chỉ
khi cuộc sống cá nhân dừng lại và vô nghĩa thì mới là điều đáng sợ, bởi bất kì
một tác phẩm văn chương nào không riêng gì ký sẽ trở thành giấy lộn khi ở đó
không tồn tại cuộc sống và không có mối dây liên hệ nào đến thực tại: Không
ai chọn lựa được trước những gì sẽ xẩy ra trong cuộc sống chung và riêng. Vì
vậy ký không khỏi bị ràng buộc nhiều từ cuộc sống. Rất chân thành ông bộc
lộ niềm đam mê viết ký của mình như là một việc làm nhằm thỏa mãn thú viết
lách, sự tò mò về cuộc sống của ông:
“Tôi viết ký lúc "về già". Vì vậy, các trang viết về cuộc đời vừa già dặn
vừa như ngơ ngác. Tuổi tôi bây giờ, "lực hút vào rồi lại đẩy ra". Nhiều
chuyện mới bắt gặp thấy thích thú, hăm hở muốn viết nhưng sau lại thấy ngại
ngùng. Nhiều sự việc, con người tôi bắt gặp rất hấp dẫn, nhiều màu vẻ, nhưng
ống kinh nghệ thuật của mình quá hẹp không ôm nổi sự phong phú của cuộc
đời nên đành chừng mực và cũng dần lãng quên. Đó là thực trạng của tuổi già,
cái bất lực của người có tuổi trước cuộc sống. Cái chính là tôi yêu cuộc sống,
yêu đất nước. Ngoài ra, tôi cũng có một vài "ưu điểm nhỏ" khác: tôi ham hiểu
biết về cuộc sống, con người và những năm gần đây tôi lại được đi nhiều, kể

cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà tác phẩm của tôi có nhiều địa danh
như Sa Pa, Tam Đảo, Sầm Sơn, Cúc Phương, đất nước chùa Tháp
(Campuchia), Tôrôntô (Canađa), St.Pêtécbua Vừa qua tôi đi dọc miền trung

×