Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 120 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Khoa Văn học




Luận văn thạc sĩ



Hồi ký của một số nhà văn Việt
Nam
thời kì hiện đại

Chuyên ngành: Lý Luận Văn Học





Giáo viên hướng dẫn: GS. Hà Minh Đức
Học viên thực hiện: Phạm Thị Lan Anh
Cao học Văn K50
Khóa 2005 – 2008




Hà Nội, 11. 2008




Lời Nói Đầu

Sau một thời giam chuẩn bị, tìm hiểu, nghiên cứu, luận
văn “Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam hiện đại” đã được
hoàn thành. Sẽ còn những thiếu sót do giới hạn của khả năng
cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tuy nhiên luận văn
là cả sự nỗ lực cố gắng hết mình của người viết khi đặt ra và
giải quyết vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ và khoa học của GS. Hà Minh Đức
trong suốt quá trình thực hiện đã giúp tôi rất nhiều để hoàn
thành được luận văn này. Tôi xin gửi tới Giáo sư lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất! Chúc Giáo sư sức khoẻ để đóng
góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp nghiên cứu lý luận phê bình
văn học nước nhà! Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo đã giảng dạy trong thời gian học tập tại trường, xin
chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lý luận Văn học, cán
bộ phụ trách đào tạo sau đại học Khoa Văn học đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong việc hoàn thành chương trình học và thực
hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
Hội đồng bảo vệ! Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích
lệ để tôi có thể hoàn thành được luận văn này! Một lần nữa,
tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2008.
Học viên
Phạm Thị Lan Anh

Mục lục
Trang

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
Nội dung
Chương 1. Thể loại hồi kí và hồi kí trong văn học Việt Nam 10
1.1. Hồi ký và Hồi ký văn học 10
1.2.Vai trò của thể loại hồi ký 18
Chương 2. Nội dung của các hồi ký nhà văn Việt Nam hiện đại 24
2.1. Bức tranh sinh động được phản ánh trong các tác phẩm hồi ký 24
2.1.1. Từ những xóm nghèo làng quê đến đời sống đô thị 24
2.1.2. Hồi ký nhà văn và đời sống văn nghệ 35
2.1.2.1. Tình hình đời sống văn nghệ nước nhà. 35
2.1.2.2. Những nhà văn cùng thế hệ. 45
2.2. Con người cá nhân các tác giả hồi kí 52
2.2.1.Truyền thống gia đình, môi trường giáo dục thời
thơ ấu và quá trình học tập, tự rèn luyện của các nhà văn. 52
2.2.2. Hoàn cảnh sáng tác, những vất vả của công việc
viết văn và niềm vui với những thành tựu. 61
2.2.3. Những tâm sự, quan niệm về nghề và
kinh nghiệm đúc rút trong cuộc đời viết văn. 67

Chương 3. Phương thức biểu hiện hồi kí văn học 76
3.1. Kết cấu tác phẩm và vai trò của tác giả - nhân vật trần thuật 76
3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh chi tiết 83
3.3. Không gian, thời gian. 92
Kết luận 99
Phụ lục 104
1. Vài nét về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp các tác giả. 104

2. Danh mục tài liệu tham khảo. 114



















Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nghiên cứu lý luận về thể loại, đã có không ít những công
trình, những bài viết về kí văn học và có nhiều công trình đi vào sâu hơn ở
các tiểu loại như tuỳ bút, bút kí, phóng sự văn học, kí sự, tạp văn v v…

Những trang viết ấy góp phần hoàn thiện diện mạo nền lý luận về thể loại của
văn học nước nhà từ những vấn đề nhỏ nhất. Là một tiểu loại thuộc kí văn học,
tuy nhiên hồi kí vẫn chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó. Ngay với
bản thân mỗi người, viết hồi kí có phần xa lạ và chưa thật cần thiết thì việc tìm
hiểu các tác phẩm hồi kí từ góc độ thể loại cũng chưa được quan tâm.
Trước hết có thể khẳng định hồi kí là một thể loại xứng đáng được tìm
hiểu và nghiên cữu kĩ lưỡng. Trong mỗi hồi kí có một phần hiện thực xã hội
được nói đến, có những tâm tư tình cảm của cá nhân con người và không ít
những biểu hiện nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Tuy nhiên, trong một thời kì dài
do đặc trưng của một xã hội luôn có đấu tranh, vai trò của cộng đồng được đề
lên hàng đầu. Do vậy tiếng nói của những cái tôi cá nhân không được chú ý.
Và hồi kí cũng chưa được nói lên tiếng nói của mình một cách đầy đủ. Thời
gian gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa như cầu được tìm lại
mình, nhìn lại mình qua hồi ký đang dần được đánh giá cao hơn. Hồi kí xuất
hiện nhiều hơn, đã có nhưng bài viết, những công trình nghiên cứu riêng lẻ về
từng cá nhân tác giả và hồi ký nhưng chưa có một cái nhìn tương đối tổng
quan có tính chất thể loại về vấn đề này.
Tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm hồi kí sẽ cho chúng ta những hiểu
biết về: con người cá nhân các tác giả (thân thế, hoàn cảnh xuất thân, truyền
thống gia đình, quá trình học tập, rèn luyện v v…) cũng như những cảm
nhận, đánh giá của họ về xã hội, lịch sử văn học, về những con người, những
nhà văn cùng thế hệ… Hồi kí không chỉ là tiếng nói của cá nhân, khi tìm được
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

2
sự đồng vọng với những tiếng lòng, với tiếng gọi của dân tộc, đất nước, nó sẽ
trở thành một tiếng nói chung cho toàn xã hội, đáng được nhìn nhận và trân
trọng.

Thời gian gần đây hồi kí xuất hiện nhiều hơn, có hồi kí của các nhà văn,
các nhân vật xã hội và một số hồi kí dịch từ nước ngoài. Các cuốn Hồi ký của
Hilary Clinton, của Mike Tayson, hồi kí của Brigitte Bardot “Viết tắt là B.B”,
thậm chí cuốn “Hồi ức của một Gaysa” nói về thân phận những kĩ nữ Nhật
Bản còn được dựng thành phim và thu hút sự quan tâm của không ít người. ở
Việt Nam, số lượng các tác phẩm hồi kí cũng xuất hiện nhiều, nhất là những
năm cuối thể kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Đó là những dự báo cho sự phát triển của
hồi kí trong nay mai, khi mà vị trí của cá nhân, đặc biệt là những cá nhân tài
năng ngày càng được coi trọng.
Một lí do quan trọng là xuất phát từ trực cảm cá nhân, từ lòng yêu mến
thể loại kí văn học nói chung và hồi kí nói riêng, người viết muốn có một cái
nhìn cụ thể hơn về các hồi ký nhà văn hiện đại Việt Nam, góp một phần vào
cách nhìn nhận, đánh giá chung của thể loại hồi kí trong nền văn học Việt
Nam.










Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

3
2. Lịch sử vấn đề

* Lịch sử nghiên cứu thể loại
Đặt trong một hệ thống các công trình nghiên cứu, các bài viết, sách báo
về thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết thì thể loại kí chiếm một số lượng không
nhiều. Điều này cũng hoàn toàn hợp lí khi các sáng tác theo thể kí cũng không
phải là quá nhiều so với các sáng tác khác và đội ngũ tác giả chuyên về kí hầu
như rất ít. Kí chỉ được xem như một bộ phận trong tổng thể các sáng tác của
bản thân tác giả mà thôi. Khiêm tốn và giản dị với một số lượng ít theo quan
điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, phần lớn các tác phẩm kí khi được viết ra
đều được đánh giá xuất sắc. Viết kí không dễ để viết hay, mà non tay một chút
thì không các nào khoả lấp được khoảng trống trong lòng người đọc. Những
điều này được nói nhiều trong những công trình nghiên cứu, lý luận chuyên về
kí.
Là một bộ phận của kí văn học, hồi kí càng được thu hẹp trong một
phạm vi tác giả và tác phẩm. Mỗi tác giả lại chỉ có thể viết một hồi kí với số
lượng tối đa là vài cuốn mà thôi. Một phần vì vậy chưa có nhiều công trình
chuyên về Hồi ký. Trong hai bộ giáo trình có thể xem là chuẩn cho công tác
đào tạo của hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Sư
phạm Hà Nội về Lý luận văn học (một của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội và một của Nhà xuất bản Giáo dục) hồi kí chỉ được nhắc đến bằng những
dòng ít ỏi trong một tổng thể về kí văn học. GS. Phương Lựu trong “Lý luận
văn học” (Nhà xuất bản Giáo dục) đưa ra: “Cuối cùng là loại hồi kí với đặc
điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong
quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể kết cấu theo dạng kết
cấu- cốt truyện hoặc kết cấu - liên tưởng.” [49/ 436] GS. Hà Minh Đức trong
phần “Các thể kí văn học” (“Lý luận văn học” - Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội) viết về hồi kí đầy đủ, chi tiết hơn: “Trong các thể kí tự sự, hồi kí
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh


4
cũng là một thể văn quan trọng. Người viết hồi kí kể lại những điều mà mình
có dịp quan sát nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại những ấn
tượng sâu sắc, gắn bó với những kỉ niệm riêng, nhưng đồng thời lại có một nội
dung xã hội phong phú. Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về một quá khứ
gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại. Trong những năm gần đây,
thể hồi kí phát triển nhiều trong văn học Việt Nam. Người ta thường viết hồi kí
về những sự kiên tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu. Chúng ta đã có những
hồi kí về Cách mạng tháng Tám, hồi kí về Điện Biên, hồi kí về Bác Hồ. Một số
hồi kí như “Sống như anh” và “Bất khuất” có giá trị về xã hội và cả về mặt
văn học. Đối tượng miêu tả của hồi kí thường là những nhân vật xuất sắc
trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng
chiến sĩ với nhiều kì tích và công lao. Tuy nhiên vấn đề không chỉ hạn chế ở
phạm vi trên mà thực ra cuộc đời của mỗi người đều có thể ghi lại thành hồi
kí với điều kiện là những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng, gợi lên
được nhận thức có ích chung cho mọi người. Các nhà văn và nghệ sĩ thường
viết hồi kí khi cuộc đời nghệ thuật đã trải qua nhiều chặng đường. Bên cạnh
những hồi kí có giá trị văn học còn có nhiều hồi kí về xã hội, lịch sử. Trong xã
hội tư sản có nhiều loại hồi kí đi vào khai thác những câu chuyện bí ẩn trong
quá khứ nhằm đáp lại thị hiếu và ý thức tò mò của một số công chúng.” Các
tác giả đã đưa ra được những đặc điểm, đặc trưng, yêu cầu cũng như ý nghĩa,
giá trị của hồi kí trong đó nhấn mạnh hồi kí văn học như một hồi kí nghề
nghiệp có giá trị.
Nữ sĩ Anh Thơ có viết một bản tham luận tại Hội nghị lý luận Phê bình
văn học tại Tam Đảo về vấn đề viết hồi ký. Bài viết của bà là tất cả những tâm
huyết không phải chỉ của một người đã từng cầm bút viết hồi kí mà còn là
những đóng góp của một tác giả trên phương diện lý luận thể loại. Nó đã nêu
ra được tình hình thực tế của sáng tác hồi kí trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại


Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

5
mặt tích cực, những đóng góp của thể loại hồi kí. Bên cạnh đó chỉ có những
phần nhỏ thuộc các công trình có tính lý luận chung như “Kí báo chí– Kí văn
học” (Đức Dũng), “Năm bài giảng về thể loại” (Hoàng Ngọc Hiến), khoá luận
“Tìm hiểu giá trị hiện thực của kí những năm gần đây” của Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (2003) v v… Đức Dũng
đặt hồi kí văn học trong “Các thể kí tự sự” cùng với: kí sự, phóng sự văn học,
truyện kí và chân dung văn học. Người viết đã cung cấp cho chúng ta những
thông tin cần thiết về tiểu loại này, ông đặt nó trong mối tương quan giữa cái
tổng thể (hồi kí) với cái cá biệt (hồi kí văn học) để thấy điểm thống nhất giữa
chúng cũng như đánh giá cao hơn vai trò, vị trí của hồi kí văn học trong hồi kí
nói chung. GS. Hà Minh Đức trong cuốn “Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm” có
bài “Hồi kí Tô Hoài và ý thức về thể loại” ghi lại những tâm sự riêng của nhà
văn Tô Hoài khi viết hồi kí. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng có một bài
viết “Tô Hoài và thể Hồi kí” trên Tạp chí Văn học số tháng 8 năm 2002. Từng
ấy công trình mang tính lý luận chưa đủ cung cấp cho người nghiên cứu một
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về hồi ký, hồi ký văn học. Xuất
phát từ việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của thể loại hồi kí, cần phải có nhiều
hơn những công trình nghiên cứu, tìm hiểu thể loại văn học này.
*Lịch sử nghiên cứu tác phẩm:
Nếu như các sáng tác khác của các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng, Huy Cận, Xuân Diệu, Tô Hoài, Anh Thơ, Vũ Bằng và
các công trình nghiên cứu của Đặng Thai Mai được tìm hiểu, nghiên cứu một
cách cặn kẽ thì hồi kí của họ lại chưa được xem xét một cách đủ đầy, có hệ
thống. Nếu có cũng chỉ mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, coi hồi kí như một bộ
phận cấu thành trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của các nhà nhơ, nhà văn.
Những bài viết chỉ tiếp cận một vài tác phẩm cụ thể như bài viết của Hoàng
Trung Thông “Về tập Hồi kí của Đặng Thai Mai” đăng trên Báo Văn Nghệ số

Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

6
3-5 năm 1986. Hoàng Trung Thông đã chỉ ra được những đóng góp của Đặng
Thai Mai ở thể hồi kí, giá trị nội dung của những trang viết ấy. Khoá luận tốt
nghiệp của Cấn Thị Thu Hằng “Tác phẩm kí của Tô Hoài thời kì đổi
mới”(2001) Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn do PGS.TS Lý
Hoài Thu hướng dẫn là những nét mới trong cách nhìn nhận, đánh giá hồi kí
Tô Hoài, trong khi dư luận xung quanh hai cuốn “Cát bụi chân ai” và “Chiều
chiều” không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Tuy nhiên tác giả của
khoá luận mới chỉ dừng lại ở việc khái quát về kí của nhà văn Tô Hoài chứ
chưa có một cái nhìn cụ thể hơn về hồi kí của ông (mà “Cát bụi chân ai” và
“Chiều chiều” đều là những hồi kí tiêu biểu) Hầu hết các tác phẩm đều được
tìm hiểu kĩ lưỡng và có những đánh giá, nhận xét độc đáo. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoành Khung trong giáo trình “Văn học Việt Nam 1900-1945” có
nhận xét về tập hồi kí “Đời viết văn của tôi” của Nguyễn Công Hoan: “Đặc
biệt là tập hồi kí về cuộc đời cầm bút của nhà văn: “Đời viết văn của tôi”
(1971), không chỉ có giá trị ở chỗ đã kể lại trung thực, sinh động quá trình
hoạt động văn học phong phú của tác giả, một nhà văn lớn, mà còn qua đó, đã
dựng lại diện mạo, không khí của đời sống văn học khu vực hợp pháp Việt
Nam thời kí trước cách mạng, một thời kì văn học sôi động, phức tạp, lý thú,
trong đó nổi lên những phác hoạ sinh động chân dung nhiều khuôn mặt văn
học đương thời: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Tam
Lang, Vũ Bằng… Những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà văn về viết truyện,
nhất là truyện ngắn trào phúng, được tổng kết trong cuốn sách, cũng có nhiều
ý nghĩa.” [44/387] Những nhận xét, đánh giá về các tác phẩm hồi kí là của một
số nhà văn, nhà thơ chỉ được xem như một thành tố rất nhỏ trong hệ thống các
công trình nghiên cứu về sáng tác nói chung của họ. Hơn thế nữa, các công

trình, bài viết ấy mới chỉ dừng lại ở góc độ tác phẩm riêng rẽ chứ chưa có một
cái nhìn toàn diện kết hợp với từ góc độ thể loại. Do vậy cần có thêm những
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

7
công trình nghiên cứu, những bài viết để tìm ra những đóng góp của thể loại
hồi kí trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
* Vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề thể loại: Hồi ký Văn học
- Nội dung chủ yếu của những trang Hồi ký
- Những biểu hiện nghệ thuật (có sự so sánh, đối chiếu với các sáng tác khác
của các tác giả để thấy sự thống nhất trong phong cách của mỗi người)
* Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các hồi kí nhà văn Việt
Nam hiện đại, từ đó để có thể khẳng định hồi kí là một thể loại đáng được
quan tâm, nghiên cứu; góp phần thay đổi những quan niệm chưa đầy đủ và
chính xác về thể hồi kí, hi vọng sẽ có nhiều tác phẩm hồi kí có giá trị hơn nữa
trong tương lai.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ khảo sát trong các hồi ký sau của các nhà văn, nhà thơ,
nhà phê bình:
- Hồi ký Tô Hoài, Nhà xuất bản Văn học
- Từ bến sông Thương, Anh Thơ
- Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng
- Bước đường viết văn, Nguyên Hồng
- Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan
- Hồi ký Song đôi, Huy Cận

- Nhớ lại một thời, Tố Hữu
- Hồi ký Đặng Thai Mai, Nhà xuất bẩn Tác phẩm mới
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có tham khảo thêm những cuốn
Hồi ký khác:
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

8
- Hồi kí của các văn nghệ sĩ trong cùng thời kỳ: Hồi kí Trần Văn Khê, Hồi
kí “Ta đã làm chi đời ta” của Vũ Hoàng Chương, Hồi ký Đinh Hùng, Hồi kí
Phạm Duy, Hồi kí “Nhớ lại một thời” của Đào Xuân Quý…
- Các loại hồi kí khác:
- Hồi kí “Hồng Hà nhớ Hồng Hà thương” của phu nhân tướng Nguyễn Sơn.
- Hồi kí của diễn viên Brigitte Bardot nổi tiếng của Holywood - “Viết tắt là
B.B”.
- Hồi kí “Từ ngôi sao điện ảnh đến nữ tỉ phú” của Lưu Hiểu Khánh.
- Hồi kí “Tướng Nava với trận Điện Biên Phủ” của Jean Pouget.
- Cuốn “Câu chuyện về một nền hoà bình bị bỏ lỡ” của Jean Sainteny.
- “Hồi kí U.Bớcsét” - một phóng viên tờ “Luân Đôn hằng ngày”.
- “Hồi kí bà Tùng Long” của bà Tùng Long - một nhà báo trong chế độ Sài
Gòn trước giải phóng.
- “Đọc hồi kí của các tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài” của Mai
Nguyễn.
- v v…
- Những hồi kí về Bác Hồ: “Hồ Chí Minh qua kí ức các nhân chứng lịch sử”
của Đinh Chương, “Con đường theo Bác” hồi kí của Hoàng Quốc Việt, Đức
Vượng ghi; “Bác Hồ của chúng ta” của các tác giả Lê Trọng Tấn, Đàm Quang
Trung, Hoàng Cầm v v…
4. Phương pháp nghiên cứu

- Hướng tiếp cận chủ yếu là tiếp cận từ góc độ văn bản, thông qua nội dung,
chủ đề tư tưởng, kết cấu, giọng điệu trần thuật cùng các phương thức biểu hiện
khác…
- Về mặt thao tác, kết hợp phân tích, tổng hợp, bình giá các trường hợp cụ thể
để làm rõ hơn các nội dung chủ đạo trong đối tượng nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê ngôn ngữ học và văn hoá học.
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

9
Nội dung
Chương 1. thể loại hồi kí và hồi kí
Trong văn học Việt Nam
1. 1. Hồi ký và Hồi ký văn học
Trong các thể kí văn học, người ta nhớ tới bút kí, tuỳ bút với giọng văn
trữ tình, sâu lắng; tới bút kí chính luận với giọng sắc sảo và lối tư duy độc đáo
đầy ấn tượng; tới kí sự, phóng sự với chất liệu hiện thức phong phú, đa dạng
và người ta cũng nhớ tới hồi kí như một thể văn có đặc điểm giao thoa với các
tiểu loại trên, vừa rất đặc trưng riêng biệt.
Trước hết có thể nói, về phương diện lý luận thể loại, chưa có một công
trình nào chính thức đưa ra một định nghĩa toàn vẹn về hồi kí và hồi kí văn
học. Về hồi kí, các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia) đưa ra câu đầu
tiên, tạm coi là định nghĩa: “Một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến
cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.”
[25/ 127] GS. Phương Lựu trong “Lý luận văn học” thì dừng lại ở: “Hồi kí với
đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc
trong quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hoặc việc, có thể theo dạng kết cấu
- cốt truyện hoặc dạng kết cấu liên tưởng.” [49/ 436] Các tác giả cuốn “Lý

luận văn học” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 1998) tuy không đưa ra định
nghĩa nhưng cũng giới hạn hồi kí trong những đặc điểm sau: kể lại những điều
mình có dịp quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại ấn
tượng, gắn bó với những kỉ niệm riêng, nhưng đồng thời lại có một nội dung
xã hội phong phú; có liên hệ với thực tại và có ý nghĩa xã hội sâu sắc v.v…
Để tổng hợp lại cùng với một sự khái quát cao, tác giả Đức Dũng trong “Kí
báo chí và kí văn học” đã đưa ra những đặc điểm cơ bản của thể loại hồi kí
như sau:
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

10
- là những ghi chép chính xác và trung thực về những biến cố có ý nghĩa đã
xảy ra trong quá khứ và có nhiều liên hệ với hiện tại.
- tác giả hồi kí kể lại những hồi ức, những kỉ niệm và những điều tai nghe mắt
thấy của chính mình.
- nhân vật trần thuật giữ vai trò trung tâm trong hồi kí.
Một số những yếu tố quan trọng cần có của một tác phẩm hồi kí, đó là:
- mức độ tiêu biểu, điển hình của những sự vật mà nó phản ánh.
- những sự việc, chi tiết được miêu tả, đặc tả một cách ấn tượng.
- chú trọng kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu và đặc biệt là vai trò của tác giả -
nhân vật trần thuật.
Chúng ta có thể thấy định nghĩ mà các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ
văn học” đưa ra là chưa đủ sức thuyết phục cho một định nghĩa hoàn chỉnh -
khi nó được đặt trong một hệ thống các thuật ngữ. Còn thông tin của GS.
Phương Lựu chưa cung cấp một cách đầy đủ về đặc điểm, tính chất và yêu cầu
thể loại của hồi kí. GS. Hà Minh Đức trong “Lý luận văn học” đã đem đến một
cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về hồi kí trong sự phân biệt với các tiểu loại
khác của kí văn học. “Sinh sau đẻ muộn” hơn cả, công trình “Kí báo chí - Kí

văn học” của Đức Dũng là một sự kế thừa và phát huy, trên cơ sở những
nguồn tài liệu đã khai thác, Đức Dũng tìm tòi và mở rộng vấn đề. Song ông
mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra nội hàm của thể loại này chứ chưa có một định
nghĩa cần thiết đáp ứng nhu cầu của người nghiên cứu.
Các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đã cung cấp một thông tin
hết sức cần thiết, đó là sự ra đời của hồi kí: “Hồi ức của Kxênophon và Xôcrat
và những ghi chép của ông về các cuộc hành quân của người Hi Lạp là những
tác phẩm hồi kí cổ xưa nhất.” [25/ 128] Từ đó đến nay, bao biến cố thăng trầm
xảy ra với xã hội, mỗi thời kì, thời điểm lại được ghi lại, nhớ lại bằng hồi ức
của con người. Hồi kí đa dạng trong nội dung và đối tượng phản ánh, từ những
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

11
tâm tư tình cảm của cá nhân đến những sự việc mang tầm chính trị, xã hội sâu
sắc; từ hồi kí của những người nổi tiếng, những nhà hoạt động chính trị, xã hội,
kinh tế, những vị tướng, những diễn viên, những thượng nghị sĩ, nhà báo… đến
hồi kí của các nhà văn v v… Ai cũng có thể và có quyền được viết nhưng phải
xác định rõ viết với tư cách gì? sự việc được đề cập có tiêu biểu cho vấn đề gì
hay không? và viết có tạo được hấp dẫn hay không? Hồi kí có thể thu hút người
đọc ở sự tái hiện lại những hiện thực quá khứ mà người ta chưa được biết đến
một các sinh động, lôi cuốn. Trên thế giới, chúng ta biết tới những cuốn hồi kí
của Mike Tayson, của công nương nước Anh Dianna, của người tình tổng
thống Kenerdy, của cựu đệ nhất phu nhân kiêm Thượng nghị sĩ Mỹ, bà Hilary
Clinton, của diễn viên Brigitte Bardot nổi tiếng của Holywood - “Viết tắt là
B.B”; hồi kí “Từ ngôi sao điện ảnh đến nữ tỉ phú” của Lưu Hiểu Khánh… Nhà
báo U.Bớcsét đã viết một cuốn hồi kí về khoảng thời gian 40 năm làm báo,
đụng độ với những vấn đề nóng bỏng của thế kỉ XX. ở Việt Nam, có “Hồi kí
bà Tùng Long”, một nhà báo nữ nổi tiếng dưới chế độ Sài Gòn; hồi kí của bà là

những nét đậm nhạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động trên đất Sài
Gòn. Những vị tướng sau một thời chinh chiến nhớ lại quá khứ của mình cũng
qua các cuốn hồi kí, như “Câu chuyện về một nền hoà bình bị bỏ lỡ” của Jean
Sainteny nói lên những cảm nghĩ về một giai đoạn của Việt Nam những năm
1945-1947, về hoạt động, tư tưởng, phẩm chất của Hồ Chí Minh dưới con mắt
của một chiến binh Pháp. “Tướng Nava với trận Điện Biên Phủ” của Jean
Pouget là những tư liệu lịch sử về cuộc chiến Điện Biên Phủ trong đó ghi lại kế
hoạch của Navarre, Việt Minh chuẩn bị tấn công và những giờ phút nghiêm
trọng của chiến tranh Đông Dương, từ Bộ tư lệnh đến từng mũi nhọn của trận
chiến trên các ngọn đồi Điện Biên Phủ. Thậm chí những tướng tá của chế độ
Sài Gòn sau này nhớ lại những giờ phút cuối cùng của chế độ đã viết nên
những dòng hồi kí mà Mai Nguyễn tập trung lại trong “Đọc hồi kí của các
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

12
tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài”. Hồ Chủ Tịch của chúng ta là nguồn
đề tài phong phú cho rất nhiều các tác phẩm hồi kí: “Hồ Chí Minh qua kí ức
các nhân chứng lịch sử” của Đinh Chương, “Con đường theo Bác” hồi kí của
Hoàng Quốc Việt, Đức Vượng ghi; “Bác Hồ của chúng ta” là hồi ức của các
tác giả Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Hoàng Cầm v v…
Với một phạm vi tương đối rộng trên các bình diện của đời sống hiện
thực, hồi kí có thể cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích và lý thú.
Không chỉ là đời tư cá nhân với những tâm tư tình cảm thầm kín mà còn có
nhiều khía cạnh khác của đời sống trong cảm nhận và đánh giá của bản thân tác
giả. Có thể đâu đó đôi chút mang màu sắc chủ quan và cũng có hiện tượng lợi
dụng hồi kí để tô vẽ, bịa đặt, đề cao cá nhân hay vì những mục đích riêng tư
nào đó. Nhưng không phải tất cả hồi kí đều như vậy, đọng lại trong tâm trí
người đọc là những hồi kí có giá trị về vốn sống, kinh nghiệm, kiến thức, sự

hiểu biết… Chẳng phải thế mà ở phương Tây, hồi kí của các chính khách,
người đứng đầu các quốc gia được coi trọng, ở đó không chỉ là cuộc đời, sự
nghiệp của một cá nhân mà còn có những tri thức, vốn sống được đúc kết trong
suốt một đời người.
Tuy viết về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ nhưng hồi kí luôn có
một mối liên hệ mật thiết với thực tại, nhiều khi nó lại giúp nhận thức quá khứ,
giải đáp cho thực tại, là một sự “ôn cố tri tân”. Khi đó, giá trị của hồi kí sẽ
được tăng lên rất nhiều. Đây cũng là xu hướng chung của hồi kí, khi quên đi
nhiệm vụ chỉ đơn thuần là ghi chép, phản ánh quá khứ mà không giúp ích gì
cho thực tại. Làm được điều này, tác phẩm hồi kí sẽ có thể vượt thời gian, nằm
trên đường liên hệ giữa thực tiễn và quá khứ, thậm chí dự báo tương lai.
Trong thể loại hồi kí, người ta đánh giá cao vị trí và ý nghĩa của hồi kí
văn học. Ngoài việc ghi chép và phản ánh lại thông tin, sự kiện thông qua
những hồi ức, hồi kí văn học mang đầy đủ đặc trưng của một tác phẩm văn học
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

13
- loại hình nghệ thuật đặc biệt của ngôn từ. Bộ ba “Tự thuật” của M.Gorki
được đánh giá là một bộ hồi kí văn học đặc biệt có giá trị. Nó không chỉ là
cuộc đời của một cá nhân con người mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề xã hội
với một bút pháp bậc thầy. Trong văn học Việt Nam, so với các tiểu loại khác
như kí sự, phóng sự văn học… hồi kí xuất hiện muộn hơn. Từ thể kỉ XVIII,
XIX chúng ta đã có các tác phẩm kí sự như “Thượng kinh kí sự” hay “Hoàng
Lê nhất thống chí”; đầu thế kỉ XX có các phóng sự văn học: “Tập án cái đình”
của Ngô Tất Tố, “Cạm bầy người”, “Kĩ nghệ lấy Tây”, “Làm đĩ”, “Cơm thầy
cơm cô”, “Lục xì” của Vũ Trọng Phụng; “Ngõ hẻm”, “Ngoại ô” của Vũ Đình
Lạp; “Tôi kéo xe” của Tam Lang; “Làm tiền”, “Hà Nội lầm than” của Trọng
Lang v v… Riêng với hồi kí văn học, phải sau cách mạng tháng Tám năm

1945 mới thực sự hình thành và phát triển. Khi đội ngũ các nhà thơ, nhà văn
đông đảo dần, có nhiều vốn sống, kinh nghiệm được tích luỹ; theo thời gian
các kỉ niệm, hồi ức được sàng lọc; để khi nhớ lại nó không chỉ là một sự giải
toả xuất phát từ nhu cầu tự thân mà còn do đòi hỏi của xã hội. đặc biệt trong
văn học Việt Nam, hồi kí cách mạng có một vị trí vô cùng quan trọng. Đó là sự
ghi lại những năm tháng đấu tranh gian khổ của những con người, những thế
hệ cho tự do độc lập của dân tộc. Đó là những cuốn hồi kí về cách mạng tháng
Tám vĩ đại của dân tộc, về chiến thắng Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, trấn
động địa cầu, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng bất khuất.
“Sống như anh” viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, “Bất khuất” của Nguyễn
Đức Thuận, “Ngục Kon Tum” của Lê Văn Hiến, “Những năm tháng không thể
nào quên” của đại tướng Võ Nguyên Giáp là những tập hồi kí xuất sắc trong
dòng văn học cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Cùng với
hồi kí về đề tài chiến tranh cách mạng, hồi kí của các nhà văn cũng có một vị
trí đặc biệt. Nó cung cấp cho người đọc những thông tin về thân thế, tiểu sử,
cuộc đời, sự nghiệp của tác giả cũng như quá trình sáng tác, con đường đưa họ
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

14
đến với văn chương, cả những suy nghĩ, tâm sự trong suốt cuộc đời hoạt động
nghệ thuật. Những tác phẩm chúng tôi đưa ra khảo sát trong luận văn có thể coi
là tiêu biểu cho hồi kí văn học Việt Nam hiện đại: “Nhớ lại một thời” của Tố
Hữu, Hồi kí Đặng Thai Mai, “Song đôi” của Huy Cận - Xuân Diệu, “Đời viết
văn của tôi” của Nguyễn Công Hoan, “Bước đường viết văn” của Nguyên
Hồng, “Từ bến sông Thương” của Anh Thơ, Hồi kí Tô Hoài, “Bốn mươi năm
nói láo” của Vũ Bằng. Đó là những tên tuổi lớn trong làng văn, làng báo, trong
lý luận phê bình của văn học nước nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều những hồi kí
của các văn nghệ sĩ khác như bộ hồi kí đồ sộ của GS Trần Văn Khê viết về

cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu âm nhạc của ông, hồi kí “Ta đã làm chi đời
ta” của Vũ Hoàng Chương, hồi kí Phạm Duy, Đinh Hùng, “Một thời nhớ lại”
của Đào Xuân Quý v v… Hồi kí của một số nhà văn có thể tái hiện lại những
chặng đường của văn học trong quá khứ như “Cát bụi chân ai”, “Chiều chiều”
của Tô Hoài, về những mốc đáng nhớ của văn học như vấn đề Nhân văn giai
phẩm trong hồi kí Đào Xuân Quý hay tâm sự của những người “bên kia chiến
tuyến” một thời như Đinh Hùng, của người Việt xa xứ Phạm Duy… Những
điều đó không chỉ có ý nghĩa cho công tác nghiên cứu văn học, đặc biệt là
nghiên cứu lịch sử văn học và tâm lý học sáng tạo văn học mà tự nó còn mang
giá trị nhất định về mặt nghệ thuật.
So với các tiểu loại trong kí văn học, hồi kí dễ lẫn với chân dung và tự
truyện hơn cả. Có những tác phẩm chân dung văn học hay tự truyện lại được
xếp vào hồi kí, do cùng là những ghi chép về một con người, một cuộc đời.
Phân biệt rõ đặc điểm riêng biệt của từng thể loại để đặt tác phẩm vào đúng vị
trí của mình là nhiệm vụ của lý luận văn học. Chân dung văn học là “những bài
viết sinh động đủ sức tạo nên ấn tượng sâu đậm về một con người mà chúng ta
mới biết hoặc chưa biết gì cả.” [13/ 67] Đối tượng của các tác phẩm chân dung
văn học là những văn nghệ sĩ nổi tiếng, nhà khoa học, nhà hoạt động văn hoá
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

15
chính trị, hồi kí cũng có thể là những trang viết về những con người như vậy,
chỉ khác là tác giả hồi kí tự đem mình làm đối tượng phản ánh mà thôi. Một tác
phẩm chân dung văn học hấp dẫn trước hết phải tái tạo sinh động những chân
dung điển hình, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để nhân vật được bộc
lộ, được giãi bày và chia sẻ, chia sẻ những điều mà độc giả chưa hoặc ít biết
đến. Tác giả của chân dung văn học cũng phải là một cây bút từng trải, nhiều
kinh nghiệm, sâu sắc và tinh tế trong cảm nhận và đánh giá. Văn học Việt Nam

từng có các tác phẩm chân dung văn học tiểu biểu về những cá nhân như: Bác
Hồ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Hàn Mạc Tử, Xuân
Diệu, Văn Cao, Nguyễn Tuân v v…
Khác với chân dung văn học, tự truyện lại là một thể loại mà mà tác giả
tự viết về cuộc đời mình. Nhà văn khai thác chất liệu hiện thực là đời tư của
chính mình, có thể là để khám phá, nhận thức về thế giới nội tâm và đời sống
tinh thần của con người, có thể về các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa
các cá nhân với cá nhân, với tập thể và toàn xã hội; có thể qua số phận cá nhân
mình mà nói về một dân tộc, một thời đại.
Chỉ riêng trong thể kí văn học đã có rất nhiều các tiểu loại khác nhau,
trong đó lại còn các thể nhỏ nữa. Sự phân chia trong các cuốn sách lý luận chỉ
là tương đối. Trong thực tế có rất nhiều những tác phẩm khó có thể xếp riêng
vào một thể loại nào. Sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của bản thân văn học
cùng với sự vận động không ngừng của xã hội đã dẫn tới sự giao thoa của các
thể loại với nhau. Điều này không phải hoàn toàn là không tốt, nói như Letxing
- nhà mĩ học Đức thì: “Chỉ trong một cuốn sách giáo khoa người ta mới cần
phân biệt các thể tài một cách chính xác. Nhưng khi một nhà thơ thiên tài hỗn
hợp nhiều thể loại thành một trong cùng một tác phẩm, làm như thế vì những
mục đích cao hơn, thì chúng ta hãy nên quên đi những cuốn sách giáo khoa, và
chúng ta hãy chỉ nên hỏi cái mục đích cao hơn đó có đạt được hay không mà
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

16
thôi… Con la, liệu có thể không phải lừa, không phải ngựa mà không còn là
một trong những động vật có ích nhất được không?” [49/ 436] Có thể trong hồi
kí có tự truyện, có chân dung văn học (không phải ngẫu nhiên nhà xuất bản
Văn học lại xếp “Tự truyện” và “Chân dung văn học” chung vào cuốn “Hồi kí
Tô Hoài”) Khi được bổ sung những yếu tố tích cực của các tiểu loại khác thì

hồi kí sẽ mang thêm nhiều giá trị hấp dẫn hơn.
Tuy chỉ là một bộ phận của hồi kí nói chung, nhưng hồi kí văn học lại có
một vị thế tương đối đặc biệt. Ngoài vai trò cung cấp thông tin, hồi kí văn học
còn chở tải thông tin bằng tính thẩm mỹ, tính hàm súc, tính hình tượng đặc
trưng của ngôn ngữ văn học. Bởi tác giả của nó là những nhà văn, những cây
bút bậc thầy, từng trải, giàu kinh nghiệm, sâu sắc và tinh tế. Có những hồi kí
văn học xứng đáng là tác phẩm nghệ thuật thực sự, như những sáng tác khác
của các nhà văn, nhà thơ.

1. 2.Vai trò của hồi ký văn học
Tố Hữu trong lời mở đầu “Cùng bạn đọc yêu quý” có đoạn viết: “Tôi sẽ
là một kẻ vô ơn, bất nghĩa, nếu không kể lại những tấm lòng trong sáng,
những công lao cao quý của những đồng bào, đồng chí mà tôi được biết và
mang nặng ân tình. Vì vậy, đã đến lúc tôi cần viết một bản hồi kí về cuộc đời
chung tôi đã sống, trong đó cuộc đời riêng của mình.” [41/ 6] “Nhớ lại một
thời” trước hết với ông là sự trang trải món nợ tình, nợ nghĩa với những con
người, vùng đất mà ông đã từng đi qua, từng gắn bó. Với Tô Hoài: “Tôi viết
hồi kí là khó khăn hơn cả sáng tác. Bởi đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng để
viết ra. Nó chân thành hay dối trá, nó thanh minh hay báo công khoe khoang.
Làm thế nào cho khách quan nhất mà lại tình cảm nhất với một dụng ý về vấn
đề thật rõ ràng. Đây là một cuộc môt xẻ toàn diện, không phải nhẹ nhàng và
chỉ có cảm hứng.” [19/ 142]
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

17
Các nhà văn, xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của bản thân khi
viết hồi kí, tuy nhiên về cơ bản, các dòng hồi ức về quá khứ của nhà văn giúp
chúng ta hiểu hơn về chính con người của họ, về tiểu sử, hoàn cảnh gia đình,

quá trình rèn luyện, con đường đến với sự nghiệp văn chương cũng như quá
trình sáng tác của những nhà văn. Một thế giới riêng với những tâm tư tình
cảm, suy nghĩ, quan niệm được mở ra. Đó là nhiệm vụ đầu tiên của một cuốn
hồi kí. Vì là thể loại ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ qua cảm
nhận của các nhà văn, nên chất liệu hiện thực trong hồi kí hoàn toàn đáng tin
cậy. Qua đó người ta có thể nhận thức về quá khứ với các vấn đề liện quan
như: đời sống xã hội, đời sống văn học, những cá nhân trong văn học v v…
Hồi kí nhà văn là tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực xã
hội học văn học, nghiên cứu văn học theo phương pháp tiểu sử, tâm lý học
sáng tạo văn học và lịch sử văn học. Khai thác triệt để nội dung cũng như vai
trò hồi kí của các nhà văn sẽ cho chúng ta một cái nhìn tương đối toàn diện về
các vấn đề liên quan của văn học từ quá khứ diễn tiến tới thực tại. Khác với
các hồi kí nghề nghiệp khác; hồi kí của các vị tướng như M. Namara, Võ
Nguyên Giáp; hồi kí của các diễn viên nổi tiếng, các chính khách… hiện thực
trong đó khi được viết lại đã thuộc về quá khứ, người viết cũng không còn ở vị
trí của quá khứ nữa; tất cả những gì họ viết ra đơn thuần là kí ức, là kỉ niệm;
còn nhà văn khi viết hồi kí họ vẫn sáng tác, hình như nghề nghiệp này không
có “tuổi về hưu”, không bao giờ ngơi nghỉ; vấn đề mà nhà văn viết trong hồi
kí có thể là quá khứ, nhưng quá khứ trong văn học không đồng nhất với quá
khứ trong thực tế đời sống. Trong văn học, quá khứ có thể hiện hữu trong hôm
nay và cả ngày mai. Đó là may mắn kì diệu dành cho một tác phẩm văn học -
một loại hồi kí nghề nghiệp có giá trị.
Cái hay của hồi kí văn học là trong quá trình làm sáng tỏ hồi ức, nhà
văn không nghĩ về mình quá nhiều mà tôn trọng sự thật. Nguyên tắc quan
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

18
trọng trong khi viết hồi kí là tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả.

Tính xác thực của hồi kí thể hiện rõ trong việc phản ánh: sự kiện đời sống và
bản thân tác giả. Nếu như với một số các thể kí văn học khác như tuỳ bút, bút
kí, hư cấu nghệ thuật luôn tồn tại để tổ chức, tái tạo hiện thực nhằm xây dựng
những hình tượng có ý nghĩa khái quát. Hư cấu là một biện pháp cần thiết
trong thể kí để tăng ý nghĩa nghệ thuật cho tác phẩm; người viết kí có thể thay
đổi ít nhiều trật tự tự nhiên vốn có của đối tượng phản ánh, sắp xếp lại một số
tình tiết, chi tiết miễn là không xáo trộn, thay đổi bản chất các mối quan hệ
của đối tượng và logic nội tại của bản thân đối tượng. Riêng với hồi kí, đặc
biệt là hồi kí văn học, tâm lý chung của người đọc không chấp nhận hư cấu
tưởng tượng. Nhà văn có quyền chọn lọc hay gạt bỏ chi tiết, sự kiện nếu cảm
thấy không cần thiết nhưng không được phép thay đổi, sửa chữa. Chẳng phải
thế mà Tô Hoài từng day dứt, trăn trở trong quá trình viết hồi kí của mình, ông
coi đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng thực sự: “Hồi kí không phải là sáng tác
mà là thực hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng. Không viết cái nhàm, cố gắng
viết đúng sự thật, đừng lên gân.” [19/ 215] Trong tự truyện thì: “Tự truyện
phải viết cho thật, cho người ta tin, mà trước mắt là mình tin mình không nói
dối, chứ thêu dệt thì chẳng có tác dụng gì. Nhiều nhà văn lớn viết tự truyện rất
thật, nếu ăn cắp thì nói ăn cắp, chời bời thì nói chơi bời, chẳng giấu giếm gì.”
[19/ 215] GS. Hà Minh Đức khi viết về hồi kí Tô Hoài đã nhận xét: “Hồi kí và
tự truyện của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực, với ý thức phân
tích tỉnh táo các hiện tượng và phần tự sự của tác giả. Tô Hoài không xem hồi
kí tự truyện là một dạng hồi tưởng tự nhiên. ở đây đòi hỏi nhiều suy nghĩ, tự
phân tích và khám phá về mình.” [19/142] Cũng là quan niệm về tính xác thực
của đối tượng phản ánh, Huy Cận trong hồi kí “Song đôi” viết: “Tôi viết hồi kí
phải công bằng, ơn ai tôi không quên, những trò đùa trêu chọc quái ác tôi
cũng phải ghi cho đủ chi tiết.” [8/ 66] Ngoài việc phản ánh con người cá nhân,
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh


19
tính chân thực còn hướng tới các sự kiện được nhắc tới trong hồi kí. Tuy
không tránh khỏi màu sắc chủ quan khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, song khi
viết về nó nhà văn không thể bóp méo, xuyên tạc sự thật vì mục đích của riêng
mình. Đó là trách nhiện, lương tâm với ngòi bút, với độc giả, với chính bản
thân mình nữa. Dù sao, hồi kí trước hết phải viết cho chính mình, sau nữa mới
là người đọc.
So với tiểu thuyết, thơ hay truyện ngắn tuy không có một bề dày lịch sử
tồn tại và phát triển cùng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, tác giả đông đảo
nhưng hồi kí vẫn khẳng định được vị thế riêng của mình. Một hồi kí có giá trị
cũng mang lại cho độc giả những cảm xúc, tình cảm sâu sắc không kém các
tác phẩm văn học khác. Điều quan trọng là phải trong tay một nhà văn có
nghề, một nhà văn có thể chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ của kỉ niệm,
của hồi ức mang tính cá nhân thành giá trị chung cho một dân tộc, một thời
đại. Tuy nhiên, ở xã hội ta, do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, vai trò của cộng
đồng luôn được đề lên hàng đầu. Một thời kì dài vai trò và sức mạnh của tập
thể luôn là điều kiện tiên quyết làm nên thắng lợi, làm nên thành công. Những
ngày đấu tranh chống thực dân, đế quốc, sự hợp lực của tất cả mọi người, mọi
thành phần dân tộc, mọi ngành nghề, tôn giáo, tầng lớp nhân dân đã đem lại
độc lập tự do cho dân tôc. Trong xã hội, vị trí của cá nhân, của cái tôi vẫn chưa
được chú trọng. Mà hồi kí lại là chuyện của những cái tôi. Do vậy, hồi kí nói
chung và hồi kí văn học nói riêng chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó.
Cùng với lịch sử dân tộc, văn học nghệ thuật là tiếng nói của tập thể, là bản đại
hợp xướng chung cho tất cả mọi người. Những thanh âm, những tiếng nói lạc
đàn, lỗi nhịp là không thể chấp nhận. Những năm đầu thế kỉ XX, khi mới xuất
hiện, những thi sĩ của phong trào Thơ Mới chẳng phải là những “quái thai”
của thời đại đó sao? Tâm lý không coi trọng cái tôi cá nhân là tâm lý chung
của toàn xã hội, bên cạnh đó, nhiều người lại “e dè” với hồi kí, tự truyện.
Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại


Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

20
Người ta sợ sẽ phải đối mặt với những vấn đề của quá khứ mà có những vấn
đề không biét có nên nói không và sẽ nói như thế nào? Che giấu, xuyên tạc
hoặc bịa đặt thì không được. Vì vậy người ta tìm đến với tiểu thuyết hay
truyện ngắn, một số thể loại văn xuôi khác, cho phép một biên độ giao động
cần thiết khi khai thác chất liệu hiện thực. Hơn nữa, nhiều người, nhiều nhà
văn cũng chưa có ý thức đủ đầy trong việc viết hồi kí, Sự chuẩn bị, trù liệu cho
hồi kí không thực sự chu đáo, thiếu tư liệu thì không thể viết được. Hồi kí đòi
hỏi một trí nhớ tốt, một quá trình chuẩn bị, tích luỹ lâu dài, cũng như ghi chép,
viết nhật kí hằng ngày vậy… Có người khi còn đủ sức khoẻ và trí tuệ thì chưa
muốn viết, khi bắt đầu viết thì cũng đã muộn hoặc chưa kip bắt đầu…
Thời gian gần đây, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI,
nhiều tác phẩm hồi kí xuất hiện nhiều hơn trước. Người đọc lần lượt đón nhận
“Song đôi” - bộ hồi kí viết chung cho cả Huy Cận và Xuân Diệu khi sự ra đi
đột ngột đã khiến Xuân Diệu không kịp viết những dòng nhớ lại của cuộc đời
mình dù ông rất có ý thức ở thể loại này; “Nhớ lại một thời” của Tố Hữu và
“Một thời nhớ lại” của Đào Xuân Quý là những cái tên rất “đặc trưng” cho thể
loại hồi kí; bộ hồi kí đồ sộ của GS âm nhạc Trần Văn Khê ghi lại những quãng
đời từ khi còn thơ bé đến những năm sống, học tập và nghiên cứu âm nhạc
Việt Nam trên đất Pháp đến ngày trở về. Dư luận lại được dịp xôn xao khi
“Cái bụi chân ai” và “Chiều chiều” ra mắt độc giả. Tuy vẫn còn những ý kiến
khác nhau nhưng không thể phủ nhận được tài năng của ngòi bút Tô Hoài, đặc
biệt ở thể kí. Gần đây, tự truyện “Lê Vân - Yêu và sống” gây không ít những
tranh cãi trên các phương tiện thông tin. Có nhiều ý kiến không đồng tình, coi
đó là thứ văn chương “câu khách”, thứ cấp nhưng cũng có những đồng cảm,
chia sẻ với tâm sự của Lê Vân đằng sau quãng đời hoạt động nghệ thuật của
chị. Dù thế nào thì dư luận sẽ luận công bằng và thời gian là thử thách nghiệt
ngã cho tác phẩm. Xét ở khía cạnh nào đó, tự truyện “Lê Vân - Yêu và sống”

Đề tài: Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh

21
cũng không hoàn toàn tiêu cực, có thể nó sẽ là một lời cảnh tỉnh cho những trò
mượn văn chương làm công cụ “lăng xê”, đề cao, tô vẽ cái tôi cá nhân. Để hồi
kí thực sự có giá trị cần có một cái tài biết khai thác, một cái tâm biết sẻ chia
và một tầm hiểu biết nhất định của ngòi bút!
Trở lại với vấn đề nhiều hồi kí xuất hiện vào thời gian gần đây, chúng ta
có thể thấy đây là giai đoạn giao thời có nhiều biến đổi sâu sắc trong xã hội,
cùng với những thay đổi của kinh tế - xã hội, văn học nghệ thuật cũng có
nhiều biến chuyển. Biến chuyển để thích nghi, biến chuyển để phù hợp, biến
chuyển để tìm ra được những giá trị mới, khi mà các giá trị cũ cần được nhìn
nhận lại thì con người và cái tôi sẽ được đặt đúng với vị trí của nó. Những cái
tôi tinh tuý, những cái tôi tài năng cần được coi trọng. Bản thân mỗi nhà văn
cũng không thể chìm lấp trong xã hội hiện đại, họ phải khẳng định mình để
tồn tại và vươn lên. Hồi kí do vậy cũng dần được đánh giá cao hơn, nhiều
người tìm đến hồi kí như một phương tiện để bộc lộ, để giãi bày!
Khẳng định hồi kí văn học như là một thể loại có giá trị sẽ trong văn
học Việt Nam sẽ còn được tiếp tục. Thiếu một bề dày tồn tại và phát triển như
thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn; hồi kí văn học đang dần định hình và vươn lên.
Tuy nhiên xét về góc độ tác phẩm, không thể phủ nhận có những hồi kí văn
học chứa nhiều nội dung xã hội sâu sắc và độc đáo về mặt nghệ thuật, tạo
được ấn tượng tốt trong lòng người đọc, xứng đáng là những tác phẩm nghệ
thuật thực sự.







×