Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.17 KB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




DƢƠNG THÙY NGA




NGHIÊN CỨU HÁT RU NGƢỜI VIỆT
DƢỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN



Chuyên ngành: Văn học dân gian


Mã số: 60220125




L
L
U
U



N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


V

V
Ă
Ă
N
N


H
H


C
C





Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Huế




Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 2 năm 2014

Tác giả luận văn


Dƣơng Thùy Nga
LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Văn học, khoa Sau đại học, cán
bộ phòng Quản lý khoa học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp cùng gia
đình và những người thân đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều
kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Hà Nội, tháng 2 năm 2014
Tác giả luận văn


Dƣơng Thùy Nga


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Đóng góp của luận văn 12
6. Cấu trúc luận văn 13
PHẦN NỘI DUNG 14
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÁT RU VÀ HÁT RU NGƢỜI
VIỆT 14
1.1.Khái niệm về hát ru và dạng thức của hát ru 14
1.1.1. Khái niệm về hát ru 14
1.1.2. Dạng thức của hát ru và hát ru người Việt 16
1.2. Đặc điểm của hát ru 16
1.2.1. Hát ru là một loại hình sinh hoạt dân ca vừa có tính phổ biến vừa
có tính địa phương 16
1.2.2. Hát ru là loại hinh sinh hoạt văn hóa có tính điển hình 19
1.3. Môi trƣờng diễn xƣớng, đối tƣợng đƣợc ru và ngƣời thực hành hát ru 25
1.3.1. Môi trường diễn xướng của hát ru 25
1.3.2. Người thực hành hát ru 32
1.3.3. Đối tượng được ru 36
Tiểu kết chƣơng 1 39
Chƣơng 2: HÁT RU TRONG ĐỜI SỐNG, NỘI DUNG VÀ NGHỆ
THUẬT PHẢN ÁNH CỦA HÁT RU NGƢỜI VIỆT 40
2.1. Hát ru trong đời sống dân gian 40
2.2. Nội dung của hát ru ngƣời Việt 41
2.2.1. Hát ru người Việt với nội dung về thiên nhiên, vũ trụ 42


2
2.2.2. Hát ru người Việt với nội dung về đời sống văn hóa, phong tục tập
quán, lịch sử đất nước 49
2.3. Nghệ thuật của hát ru ngƣời Việt 54
2.3.1.Ngôn ngữ, giai điệu và yếu tố âm nhạc của hát ru 54

2.3.2. Các biện pháp nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, gieo vần, so sánh,
tượng trưng, nhân hóa ) của hát ru người Việt 58
Tiểu kết chƣơng 2 69
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ VÀ BẢO TỒN HÁT RU NGƢỜI VIỆT 70
3.1. Giá trị và ý nghĩa của hát ru ngƣời Việt 70
3.1.1 Giá trị về văn hóa, nghệ thuật của hát ru 70
3.1.2. Ý nghĩa giáo dục của hát ru 71
3.2. Hiện trạng bảo lƣu câu hát ru của ngƣời Việt 77
Tiểu kết chƣơng 3 78
PHẦN KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94










3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHXH: Khoa học xã hội
Nxb: Nhà xuất bản
GS: Giáo sư
PGS: Phó giáo sư
TS: Tiến sĩ
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

VHNT: Văn học nghệ thuật


4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa phong phú văn hóa của 54 dân tộc
anh em. Trong sự đa dạng và phong phú đó có những làn điệu hát ru đang dần
đi vào quên lãng từ người Kinh đến các dân tộc thiểu số ở nước ta. Hát ru là
những lời hát có chức năng giáo dục, thẩm mỹ cao góp phần hình thành và
phát huy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ. Với người Kinh hát ru như một ký ức
tuổi thơ mà không ai có thể quên trong ký ức của mình, qua lời ru của bà, của
mẹ hình ảnh vầng trăng, cánh cò, dòng sông, cánh đồng, lũy tre làng nó đã
được in sâu vào tâm hồn trẻ thơ. Bằng những lời ru êm ả tha thiết của bà, của
mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng
nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước.
Nghệ thuật hát ru và những bài hát ru không chỉ mang tính di sản văn
hóa mà còn là nguồn mạch quan trọng, có ý nghĩa nhân văn tiêu biểu của gia
đình Việt Nam, là mạch nguồn của sự sống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giáo
dưỡng nhân cách hồn nhiên, trong sáng, trọng lẽ phải, trọng đạo hiếu nghĩa
cho trẻ từ khi lọt lòng.
Hát ru là một bộ phận nằm trong kho tàng văn học dân gian truyền
thống quý giá của dân tộc với rất nhiều ý nghĩa nội dung và giá trị trong đời
sống thực tiễn xưa. Hát ru là loại hình văn hóa dân gian phi vật thể có từ lâu
đời, được lưu truyền phổ biến trong các dân tộc Việt Nam và thế giới. Với
mỗi con người, kí ức sâu đậm về thời thơ ấu chính là lời ru của bà, của mẹ,
của chị gắn với những hình ảnh gần gũi và quen thuộc như cái nôi, cái võng,
chiếc địu êm trên lưng mẹ. Lời ru ấy như đưa tâm hồn ta đến một chân trời
mới, vừa xa lại vừa gần gũi, vừa nhẹ nhàng mà lại đằm thắm thiết tha ấm áp
tình người.



5
Hát ru là một nét văn hóa truyền thống của người Việt và của nhiều tộc
Việt Nam. Hát ru góp phần rất lớn trong việc hình thành tính cách và bản lĩnh
người, đây là một tài sản văn hóa quý, rất cần được lưu giữ để truyền lại cho
đời sau, nhằm góp phần khẳng định tính dân tộc của nền văn hóa. Cùng với ca
dao, dân ca, hò vè, hát ru là những hình thái văn hóa, từng khẳng định thế
mạnh của cái nôi văn hóa dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo tồn, phát huy
kho tàng văn hóa dân gian này trong đời sống hiện nay không dễ!
Kho tàng ca dao, dân ca, hò vè trong đó có hát ru, là một bộ phận của
nền văn học dân gian Việt Nam. Kho tàng ca dao, dân ca, hò vè đặc biệt là hát
ru vẫn còn tiềm ẩn trong dân gian rất phong phú, giàu có cả về chủ đề lẫn số
lượng tác phẩm, từng một thời rất phổ biến trong sinh hoạt, nhưng hiện nay
trước sự xâm nhập ào ạt của các dòng văn hóa đến từ phương Tây đang có
nguy cơ bị mai một nếu chúng ta không nhanh chóng sưu tầm, không có ý
thức lưu giữ và phát huy.
Là một người theo học ngành sư phạm, hiện là giáo viên giảng dạy về
bộ môn văn học, tác giả luận văn muốn thông qua việc tìm hiểu về hát ru, từ
đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn và ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống dân
tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà
trường.
Thực tế, trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà sưu tầm biên soạn, nhiều cơ
quan, tổ chức nghiên cứu đã cho ra đời được khá nhiều các cuốn sách, các
chuyên luận về ca dao, dân ca, hò vè, nhưng về thể loại hát ru rất ít được đề
cập đến, nếu chúng ta không lưu giữ và phát huy chức năng ứng dụng, thực
hành của thể loại hát ru sẽ là một thiệt thòi lớn đối với nền văn học nghệ thuật
nước nhà.



6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hát ru là bộ phận trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam - một trong
những thể loại phong phú và hấp dẫn nhất của văn học dân gian do dân
chúng sáng tác, thưởng thức, lưu truyền từ xa xưa đến nay. Trong nhiều cuốn
sách trước đây viết về văn học dân gian, thường có quan niệm: “Văn học dân
gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động” hay “Văn học
dân gian là một hình thái ý thức xã hội”. Nhiều tác giả cho rằng, văn học dân
gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu
dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày
nay. Vì thế nên ta rất khó có thể khẳng định rằng, hát ru ra đời khi nào, mà ta
chỉ có thể nói hát ru ra đời khi có hình thái ý thức xã hội.
Đã có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về hát ru ở các góc độ khác nhau.
2.1. Các sách sưu tầm, biên soạn về hát ru
Năm 1991, cuốn Những bài hát ru (Nxb Văn nghệ TPHCM) của Lê
Giang và Lê Anh Trung biên soạn được công bố. Nội dung sách có ba phần:
Phần I – Hát ru, được chia theo các nội dung như: Lời của ông bà cha mẹ; Lời
ru của chị; Ru cho tình yêu; Lời ru chồng vợ; Ru cho tình đời, tình người. Đi
kèm là những làn điệu hát ru ba miền Bắc, Trung, Nam được ký âm trên bản
nhạc. Phần II – Nói thơ được chia theo bài: Mẹ dạy con bài 1, Mẹ dạy con bài
2. Phần III – Phụ lục các bài vè… Ngoài ra, cuốn sách còn có hai bài viết về
vai trò hát ru của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Lư Nhất Vũ.
Năm 2001, cuốn Ru em, Em ngủ (Nxb Kim Đồng), nhiều tác giả sưu tầm
và dịch, bao gồm lời các bải hát ru của các dân tộc như Dao, Lô Lô, Mông,
Tày, Thái (Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Bắc), Mường, Chăm, Cơ Ho, Cơtu,
Êđê, Giarai, Hrê, Khơme (Nam Bộ) và dân tộc Kinh…
Năm 2004, cuốn Lòng mẹ lời ru (Nxb Âm Nhạc) do tác giả Đào Ngọc
Dung sưu tầm tuyển chọn, là nhũng bài hát ru có bản nhạc được chia làm ba



7
phần. Phần I là 55 ca khúc sáng tác mới mang chủ đề hát ru hoặc lấy chất liệu
của hát ru để sáng tác của rất nhiều nhạc sĩ như: Đất nước lời ru của nhạc sĩ
Văn Thành Nho; Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý; Tìm về lời ru của
nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn; Khúc hát ru của người mẹ trẻ, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ,
Nhạc sĩ Phạm Tuyên; Ru con mùa đông của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc… Phần
II của cuốn sách là tập hợp những bài hát ru dân ca của các dân tộc như: Hát
ru con dân ca Dao; Ngủ đi con dân ca Thái; Ru con, Ru em dân ca Tày; Hát ru
dân ca Phú Thọ, dân ca Bắc Bộ, dân ca Hà Nam; Ru con dân ca Hà Tĩnh, dân
ca GiaRai, dân ca Nam Bộ, dân ca Khơ-me… Phần III là những khúc hát ru
nước ngoài như: Ru em của nhạc sĩ Lullaby Brahms; Khúc hát ru con của
nhạc sĩ Franz Schubert; Lời ru đến muôn đời của nhạc sĩ Felix Mendelssohn.
Năm 2006, cuốn Hát ru ba miền (Nxb Phụ nữ) của tác giả Lệ Vân, giới
thiệu sưu tầm lời ca các bài hát ru ba miền Bắc – Trung – Nam gồm lời cổ và
lời mới. Cuốn sách còn một số ý kiến của các giáo sư như GS Trần Văn Khê,
Phan Đăng Nhật, Trần Ngọc Sương về nghệ thuật hát ru của Việt Nam.
Năm 2006, cuốn Bảo xích – Giữ gìn con đỏ (Nxb Phụ nữ) của Trần Quốc
Thịnh sưu tầm và chú giải, được chia làm hai phần. Phần I là những lời giáo
dục con cái, nhũng người vợ, người mẹ, người chị, người em với nội dung
khuyến thiện, tính nhân đạo, tính thẩm mỹ của những câu hát ru. Phần II cuốn
sách là những sưu tầm tuyển chọn những lời hát ru.
Năm 2010, cuốn Mẹ ru bé ngủ à… ơi…(Nxb Phụ nữ) của tác giả Lê
Thanh Nga tuyển soạn, gồm hai phần. Phần I: Những lời hát ru đồng dao
được chia thành các chủ đề: Những lời hát ru công cha nghĩa mẹ; những lời ru
về tình cảm gia đình; những lời hát đồng dao. Phần II; Những bài thơ hay
dùng để ru gồm những bài thơ mới viết ở thể lục bát của nhiều tác giả được
lựa chọn như “Bầm ơi, Tiếng ru” của nhà thơ Tố Hữu. “Thề non nước” của
nhà thơ Tản Đà, “Nghe khúc hát Trương Chi” của Ngô Thụy Miên…



8
Năm 2012, cuốn 999 bài hát ru ba miền (Nxb Văn hóa thông tin) của tác
giả Cao Hoàng Long sưu tầm biên soạn, cuốn sách giới thiệu 999 lời hát ru
đặc sắc ba miền Nam – Trung – Bắc.
Năm 2012, cuốn Hát ru Việt sử thi ( Nxb Tổng hợp TPHCM) của tác gải
Phạm Thiên Thư. Cuốn sách gồm 3.277 câu lục bát thuần Việt. Từng sự kiện
lịch sử tiêu biểu, từng chiến công hào hùng được chuyển tải đến người đọc
bằng những câu thơ giàu hình tượng, nhiều so sánh ẩn dụ, với lối kể chuyện
mộc mạc, có duyên, làm đọc giả dễ thuộc, dễ nhớ như: Hát ru Trưng Vương,
Hát ru Thăng Long…
Các công trình trên là những tư liệu quý, chứa đựng số lượng phong phú
các lời ru truyền thống của các dân tộc và các bài hát ru mới sáng tác của các
nhạc sĩ trong và ngoài nước.
2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về hát ru
Năm 1986 cuốn Lời ru của mẹ (Nxb TPHCM) của nhà văn Mai Văn
Tạo được công bố, gồm những nghiên cứu và ý kiến đánh giá của tác giả,
thông qua lời tự bạch của tác giả bằng những câu chuyện kể súc tích và sinh
động, những kỷ niệm tuổi thơ và bằng những so sánh, phân tích, nhà văn đã
giúp người đọc hiểu được vai trò, giá trị to lớn của tiếng hát ru đối với cuộc
đời mỗi con người.
Năm 1987, cuốn Mẹ hát ru con của tác giả Nguyễn Hữu Thu (Nxb Phụ
nữ) được chia làm hai phần: Phần I của cuốn sách cho ta thấy đặc trưng thể
loại và chức năng của hát ru, trong đó nêu rõ vị trí, ý nghĩa xã hội của hát ru,
vai trò của hát ru đối với giáo dục trẻ thơ. Phần II của cuốn sách là phần sưu
tầm lời hát ru được tập hợp theo từng chủ đề: Những câu hát về nuôi dạy con;
những câu hát công cha nghĩa mẹ; những câu hát về thiên nhiên…
Năm 1992, cuốn Kỷ yếu hội thảo hát ru toàn quốc lần thứ nhất tại Huế
do Viện Âm nhạc và múa, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xuất bản,



9
bao gồm các bài tham luận với các góc nhìn bao quát về hát ru, trong đó một
số bài tham luận có giá trị về nghiên cứu phục hồi và bảo tồn hát ru.
Năm 1996, công trình Hát ru dỗ ngủ người Việt là luận văn Thạc sĩ
Âm nhạc học của Bùi Huyền Nga, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
nghiên cứu nội dung hình thức và cấu trúc của lời ru, mối quan hệ giữa người
ru với đối tượng tiếp nhận và môi trường diễn xướng của hát ru, với ý nghĩa
xã hội, sự tác động của hát ru tới hình thành nhân cách trẻ,
Năm 2005, cuốn Hát ru Việt Nam (Nxb trẻ, TPHCM) của nhóm tác giả
Lư Nhất Vũ và Lệ Giang xuất bản, cho thấy một góc nhìn tương đối thấu đáo
về hát ru dưới góc độ nhạc học. Các tác giả đã giới thiệu 152 bài hát ru có ký
âm của người Việt ba miền Bắc – Trung – Nam và các dân tộc thiểu số. Nội
dung cuốn sách gồm lời giới thiệu của GS nhạc sĩ Tô Vũ, tiểu luận của Nhạc
sĩ Lư Nhất Vũ giới thiệu tổng quan về kiểu cách hát ru của người Việt, nghiên
cứu các làn điệu hát ru của dân tộc thiểu số. Ngoài phần ký âm các làn điệu
hát ru, cuốn sách còn tập hợp một số bài bình khá sâu sắc của các học giả
như: GS Trần Văn Khê, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Nga nổi tiếng Rasum
Gamzatốp, Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, PGS Ngọc Tú… Phần phụ lục tập hợp
34 ca khúc tiêu biểu lấy hát ru làm đề tài và chất liệu để sáng tác bài hát ru
mới. Công trình hát ru “Hát ru Việt Nam” này đã đoạt giải nhất của Hội nhạc
sĩ Việt Nam năm 2005 về thể loại tác phẩm nghiên cứu. Cho đến nay đó vẫn
là công trình công phu, đầy đủ nhất về hát ru của người Việt.
Năm 2006, cuốn Hành trang gia đình trẻ (Nxb Thanh niên) xuất bản, là
cuốn sách tập hợp nhiều bài tham dự hội thảo “Giao lưu tiếng hát ru – Hành
trang gia đình trẻ” với thành phần các tác giả đang làm việc thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau như ca sĩ, cán bộ nghiên cứu, quản lý văn hóa, bác sĩ, cô giáo
và các nhà chuyên môn như nhạc sĩ Phạm Tuyên, TS Lê Văn Toàn, Các bài
viết cho cái nhìn tổng quan từ nhiều góc độ về vai trò, giá trị của hát ru trong



10
xã hội, thực trạng hát ru hiện nay, những biện pháp cho việc bảo tồn hát ru,
v.v và v.v…
Năm 2010, tác giả Bùi Trọng Hiền với bài viết Hát ru, đồng dao in
trong tuyển tập 1000 năm âm nhạc Thăng Long Hà Nội (quyển II, Nxb Âm
nhạc). Bài viết cho người đọc thấy được cái nhìn tổng thể về hát ru của người
Kinh ba miền Bắc – Trung – Nam với các cấu trúc ba làn điệu khác nhau, phù
hợp với thanh điệu và thẩm mỹ âm điệu từng nơi. Nhưng cả ba làn điệu đều
có cấu trúc đồng dạng với ba phần của một bài hát ru, lời ca, nhịp điệu tiết
tấu, cách hát, nội dung các bài hát ru, tính thực hành xã hội… Bài viết là
những phân tích đầy đủ và dễ hiểu về hát ru của người Kinh, thêm vào đó là
những minh họa một số lời ru thông dụng.
Năm 2011, luận văn Văn hóa học về đề tài Hát ru trong đời sống
nông thôn Bắc Bộ hiện nay do Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hiền thực hiện (Học
viện Khoa học xã hội), đã chỉ ra đặc điểm, mối quan hệ của các thành tố của
hát ru Bắc Bộ, vai trò, vị trí và ý nghĩa của hát ru trong đời sống nông thôn
Bắc Bộ hiện nay (qua khảo sát ở xã Trường Yên – Hoa Lư – Ninh Bình), từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hát ru.
Ngoài ra ở một số sưu tập như cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
của Vũ Ngọc Phan (NXB Văn học, tái bản nhiều lần), cuốn Tục ngữ câu đố
ca dao dân ca Việt Nam của Mã Giang Lân, Lê Chí Quế (Nxb. Đại học tổng
hợp), cuốn Ca dao trữ tình Việt Nam của Vũ Dung, (Nxb. GD, 1994), cuốn
Văn học dân gian những công trình nghiên cứu của Bùi Mạnh Nhị (Nxb.
GD)…cũng giới thiệu một số đơn vị lời hát ru.
Hát ru là vốn quý ngàn đời của dân tộc Việt Nam nhưng số lượng các
cuốn sách sưu tập, nghiên cứu về hát ru còn chưa nhiều, nội dung chủ yếu
dừng lại ở khía cạnh giới thiệu đôi nét khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu
một cách chuyên biệt.



11
Vì vậy bước đầu đặt vấn đề nghiên cứu về hát ru, chúng tôi mạnh dạn
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn
học dân gian” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trong nền văn hóa dân gian, hát ru đã xuất hiện từ lâu đời , qua nhiều
thời đại, được lưu truyền ở nhiều địa phương. Người ta cất tiếng hát ru là để
ru con, ru cháu, ru em và ru chính mình lịm vào dòng suối ngọt ngào của tuổi
thơ. Từ đó, trong tâm hồn mỗi người luôn mang nặng hình ảnh quê hương và
quãng đời thơ ấu trên võng hoặc bên nôi lặng nhìn vào giọt máu của mình
đung đưa với những câu hát ru êm đềm say đắm hồn nhiên mà bất tử hơn bất
kỳ loại nhạc nào. Và cũng từ đó, người ta đã mượn hát ru để dạy con, cháu
học, làm và sống theo ý nghĩa trong những câu hát giản dị nhưng mang ý
nghĩa và tính giáo dục vô cùng sâu sắc. Vì thế, đề tài “Nghiên cứu hát ru
người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian” hướng tới việc tìm
hiểu đầy đủ hơn nội dung, giá trị hát ru dưới góc độ văn hóa và văn học dân
gian, để từ đó giúp nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy di sản qúy báu này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phần lời, phần ca từ hát ru của người
Việt ba miền Bắc - Trung - Nam.
- Xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề khá quan trọng cho việc
thành công của đề tài. Ở đề tài này, người nghiên cứu sẽ giới hạn vào việc
nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian nhằm
giữ gìn và phát huy những thành tựu của chúng trong kho tàng văn học dân
gian truyền thống quý giá của dân tộc ta.
3.3. Phạm vi nghiên cứu


12

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở phương diện ca từ, tức là
trên góc độ văn học, ngôn ngữ học là chủ yếu còn tìm hiểu hát ru ở các
phương diện nhạc lí là rất ít. Đồng thời phạm vi nghiên cứu cũng chỉ áp dụng
với các đối tượng các làn điệu hát ru truyền thống của người Việt ở một số
vùng miền chứ không áp dụng với các bài hát ru thời hiện đại.
- Phạm vi tư liệu nghiên cứu
+ Các công trình sưu tập về hát ru đã công bố, các bài báo, các tài liệu,
thông tin trên internet, kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước liên quan đến hát ru.
+ Tham khảo thêm các bộ sưu tập ca dao của người Việt, cụ thể là tập
Ca dao (tập 15 và 16) trong bộ Kho tàng văn học dân gian người Việt do
Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003)
+ Một số câu hát ru, bài ca dao dùng để hát ru khá phổ biến và quen
thuộc do tác giả luận văn sưu tầm trong quá trình thực hiện đề tài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu văn bản văn học đối với
các tác phẩm hát ru. Từ cách tiếp cận những lời hát ru của một số vùng miền
sẽ chỉ ra hình thức, nội dung cũng như sự tác động, ảnh hưởng của hát ru đối
với đời sống tâm hồn con người.
- Bên cạnh đó là các phương pháp văn hóa học, phương pháp thống kê, đối
chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh
trong nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian.
5. Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho ta hiểu rõ về khái niệm, chức
năng, mục đích và đối tượng phục vụ của hát ru.


13
- Chỉ ra nội dung thể hiện của hát ru người Việt gắn với môi trường
sinh hoạt ở ba miền Bắc – Trung – Nam dưới góc độ văn hóa mang đậm bản

sắc dân tộc.
- Từ thực trạng hát ru của người Việt, chỉ rõ giá tri nghệ thuật và ý
nghĩa giáo dục của hát ru của người Việt nói riêng và các dân tộc Việt Nam
nói chung để từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy di sản văn học dân
gian này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc của luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Khái quát chung về hát ru người Việt
Chƣơng 2: Hát ru trong đời sống, nội dung và nghệ thuật phản ánh của hát
ru người Việt
Chƣơng 3: Giá trị và bảo tồn hát ru người Việt






14
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÁT RU VÀ HÁT RU NGƢỜI VIỆT
1.1.Khái niệm về hát ru và dạng thức của hát ru
1.1.1. Khái niệm về hát ru
Xét về lịch sử ra đời, chưa có một nhà nghiên cứu nào khẳng định thời
điểm ra đời của hát ru mà họ đều cho rằng hát ru là một trong nhưng thể loại
âm nhạc dân gian ra đời từ rất sớm, bốn thiên niên kỷ trước, người Babylon
cổ đã bắt đầu sáng tác những bài hát ru như một món quà mà người mẹ dành
cho đứa con của mình. Đó là một phương tiện hữu ích đưa em bé vào giấc
ngủ, bằng những giai điệu riêng biệt. Người ta đã tìm thấy lời bài hát ru đầu
tiên với niên đại khoảng khoảng 2.000 trước Công nguyên được khắc trên

một phiến đất sét nhỏ vừa vặn lòng bàn tay. Bài hát được viết dưới dạng chữ
hình nêm, bút viết làm bằng cây sậy. Ở Việt Nam, hát ru cũng được nghiên
cứu từ nhiều năm trước, song để có một mốc son cụ thể để đánh dấu sự ra đời
của hát ru thì chưa một nhà nghiên cứu nào dám khẳng định. Tồn tại song
song với lịch sử ra đời của hát ru là khái niệm về thể loại này.
Một khái niệm rất ngắn gọn: “Hát ru là điệu hát dân gian dùng để ru trẻ
ngủ, âm điệu êm ái, thiết tha, đồng thời biểu lộ tình cảm, tâm sự một cách nhẹ
nhàng” [14, tr.405]. Trích: “Từ điển Tiếng Việt’’, NXB Thanh Niên, (Lê Thị
Huyền – Minh Trí).
Một khái niệm khác của nhạc sĩ Tô Vũ thể hiện rất rõ về chức năng
của hát ru: “Hát ru, như tên gọi, đã có nguồn gốc nguyên sơ một chức năng
hết sức rõ ràng: hát (để) ru (con ngủ)”. [ 54, tr.42]
Nhận thức về đặc trưng của hát ru, Lê Văn Chưởng trong cuốn Dân ca
Việt Nam những thành tố của chỉnh thể nguyên hợp đã viết: “ Ru là lối diễn
xướng phổ nhạc vào những bài thơ theo âm ngũ cung, chủ yếu là thơ dân gian


15
với những thể lục bát, lục bát biến thể… để đưa trẻ vào giấc ngủ. Ru là một
lối hát dân gian, miền Bắc gọi là hát ru, ở Bình Trị Thiên gọi là hò ru, bởi vì
nơi đây ru theo làn điệu hò. Thông thường thì mẹ ru con nhưng có khi bà ru
cháu, chị ru em… chủ yếu là mẹ ru con, nhưng ru cũng là cách để mẹ giãi bày
tâm sự, ru cảnh ngộ của mình.” [4, tr.34]
Trong Hát ru Việt Nam, Vũ Ngọc Phan viết: “Hát ru được phổ biến
khắp trong nước, mỗi miền hát ru một cách khác nhau, nhưng có chung một
phong thái là đều ngân nga, êm dịu. Nội dung của những bài hát ru rất phong
phú, có thể là những cảnh vật xinh xinh, những ý nghĩ thơ ngây phù hợp với
tuổi nhỏ, nó cũng có thể là tình cảm thắm thiết của người phụ nữ biểu lộ trong
bài ca phù hợp với tâm tình người hát, nó cũng có thể là tư tưởng đả kích giai
cấp phong kiến. Hát ru em đều là những bài ca dao sẵn có, người hát tự thêm

tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tùy theo từng điệu hát đưa em ở mỗi miền.
Hát ru em thường là lục bát thông thường hay lục bát biến thể”. [34, tr.433]
Hoặc theo nhạc sĩ Phạm Phúc Minh trong Tìm hiểu dân ca Việt Nam
thì: “Hát ru hay gọi ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập quán truyền
thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước.
Tuy mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru được gọi bằng những tên khác
nhau và nét nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những đặc điểm chung
như: nét nhạc êm dịu, du dương, trìu mến, tiết tấu êm dịu, nhẹ nhàng, lời ca
giàu hình tượng, dạt dào tình yêu thương tha thiết đối với em thơ, tất cả
những yếu tố đó đã như đôi cánh nhẹ nhàng đưa em bé vào tổ ấm với giấc ngủ
ngon lành. Đối với những người lớn, hoặc những thanh thiếu niên khi nghe
hát ru ít nhiều được sưởi ấm, vỗ về bằng những tình cảm trìu mến của thời bé
thơ, đều có cảm giác gợi nhớ những kí ức xa xưa, những tình cảm yêu thương
thắm thiết cao đẹp của những người thân trong gia đình”. [22, tr.196]


16
Từ những nhận định trên cho thấy, hát ru là những bài hát trước hết
dùng cho việc dỗ trẻ ngủ, có tiết tấu nhẹ nhàng, nét nhạc êm dịu du dương.
Phần lớn lời ca hát ru được lấy từ tục ngữ, ca dao, đồng dao, hay chính từ
những bài dân ca, được sáng tác theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể, nội
dung phong phú, giàu hình tượng. Hát ru mang đậm nét đặc trưng văn hóa của
mỗi vùng quê, mỗi dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ và thường gắn
liền với hình ảnh người phụ nữ.
1.1.2. Dạng thức của hát ru và hát ru người Việt
Theo các nhà nghiên cứu đi trước, hát ru là của người Việt được đặt
trong loại hình trữ tình và cụ thể hơn hát ru nằm trong mảng dân ca sinh hoạt,
hát ru thường có hai dạng cơ bản:
- Loại thứ nhất mang tính chất hát nói – ngâm ngợi, ra đời trước. Nội
dung lời ca có tính chất ngụ ngôn sử dụng hình ảnh những con vật thân thuộc,

gần gũi với cuộc sống của người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con
kiến, con mèo…
- Loại thứ hai mang tính chất ca xướng (ca khúc dân gian) xuất hiện
muộn hơn. Nội dung của những bài hát ru loại này thường diễn đạt trực tiếp
tâm tình của người hát. Về âm nhạc, đôi khi là sự cải biên từ các làn điệu dân ca.
1.2. Đặc điểm của hát ru
1.2.1. Hát ru là một loại hình sinh hoạt dân ca vừa có tính phổ biến
vừa có tính địa phương
Hát ru nằm trong dân ca sinh hoạt, nội dung cũng gần gũi với đồng dao,
nhưng hát ru mang âm điệu buồn hơn. Đã từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ
khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là
những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong
bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân
gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó,


17
những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia
đình có một cách hát riêng biệt.
Nhịp điệu của bài hát ru thường đem lại cảm giác "an toàn" cho tr ẻ có
thể là vì đã làm nhớ lại nhịp điệu tim đập mà trẻ nghe được từ những ngày
tháng còn nằm trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết
đang được người bảo bọc, chở che.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không
thành câu dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt. Dưới góc
độ khoa học thì hát ru là những kích thích rất có lợi không những với sự phát
triển ngôn ngữ, tâm lí, sinh lí mà còn cả phát triển thể chất nữa. Đó là sự kích
thích tiền đình và nhiều người đã xác nhận rằng những trẻ hằng ngày được
kích thích bằng hát ru (khoảng 10 phút) thì phản xạ vận động tốt hơn nhiều so
với trẻ không được nghe hát ru.

Với hát ru, thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì
mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong
suốt cả cuộc đời người con. Trong hát ru, lời ca thường lấy từ ca dao, đồng
dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng qua các thế
hệ rất phổ biến trong dân gian. Trên thế giới, hát ru dường như là những thể
loại không thể thiếu ở hầu khắp các dân tộc.
Xét về ngôn ngữ, mỗi vùng miền lại có những bài hát ru khác nhau,
vừa đa dạng nội dung và điệu nhạc vừa mang đặc trưng riêng của từng vùng
miền. Đi dọc chiều dài đất nước, ta thấy có rất nhiều làn điệu hát ru ứng với 3
miền Bắc- Trung- Nam, in đậm dấu ấn thổ ngữ mỗi vùng.
Hát ru ở Bắc Bộ tiêu biểu ta thấy có những bài như Con cò mà đi ăn đêm
À …ơi … à…ơi
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao


18
À…ơi … à… ơi
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À…ơi … à… ơi
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Hay như là bài Cái ngủ
À…ơi…à…ơi
Cái ngủ, ơ… mày ngủ… cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về
Bắt được con trắm con trê
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn
À…ơi…à…ơi

Hát ru Trung Bộ ta thấy những bài như Cái quán giữa đàng
À …ơi …ơi
Bạn hàng trước ngõ
Cây hương bên tàu
nhỏ nhụy thơm xa
(Chớ) anh có đi mô lâu
Cũng nhớ ghé vô thăm chén ngọc ve ngà
Dù gần cũng nghĩa
Dù xa cũng tình
Hay như bài Bạn chào ta có ân có ái
À …ơi …ơi
Ta chào lại bạn có nghĩa có nhơn
May mô may quyển lại gặp đờn


19
Quyển kêu thánh thót còn tiếng đờn thì ngâm nga
Nhắn em về nói với mẹ cha
Dọn đàng quét ngõ tháng ba dâu về
Dâu về không lẽ về không?
Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau
Ngựa Ô đi tới vạt cau
Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè
Hay như bài hát ru Nam Bộ
Ầu ơ
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua

Ầu ơ

Khó qua mẹ dắt con qua
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời
Có thể thấy đi suốt dọc dài đất nước, đâu đâu ta cũng tấy những lời hát ru,
những bài hát ru đã ăn sâu vào tiềm thức người dân xưa, phản ánh một hình
thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian vừa mang tính phổ biến vừa mang
tính địa phương.
1.2.2. Hát ru là loại hinh sinh hoạt văn hóa có tính điển hình
Có nhà nghiên cứu đã nói rằng: Trẻ thơ ngay từ khi lọt lòng mẹ, thậm
chí từ khi còn là bào thai nếu sớm được tiếp xúc với hát ru, một mặt sẽ nhanh
chóng nảy nở năng khiếu âm nhạc vì do sớm được làm quen với những âm
trầm bổng, khoan nhặt trong lời ru được cất lên từ những câu ca dao, mặt


20
khác sẽ bước đầu khơi lên trong tâm hồn con trẻ sự nhân hậu, dịu dàng mà
hình thành nhân cách sống cao đẹp.
Hát ru là một thể loại đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian. Những
làn điệu hát ru thường là các bài hát nhẹ nhàng, đơn giản và phần lớn đều có
xuất xứ từ ca dao, đồng dao, hò vè dân gian, các loại thơ…được truyền miệng
từ đời này qua đời khác.
Trong hát ru, mỗi bà mẹ, người chị đều có một cách hát riêng nhưng
nhìn chung đều mang tính trữ tình, thể hiện rõ tình cảm của người ru với
người được ru đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng và luôn để lại ấn tượng sâu
sắc trong tâm hồn trẻ nhỏ.
Hát ru góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát huy nhân cách, năng
khiếu, tâm hồn, kể cả thái độ ứng xử của con người từ khi còn bé. Bằng
những lời ru êm ả, tha thiết người mẹ đã gieo vào tâm thức trẻ thơ những hạt
giống tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương đất nước
từ khi còn nằm nôi:

À …ơi …à… à… ơi!
Đêm khuya trăng tà, mẹ ru con ngủ
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa
Chinh chiến miền xa, cha con, chinh chiến miền xa
Mong sao con trẻ quê nhà được vui
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Thương con mẹ những tơi bời ruột gan
Giông tố lầm than, con ơi, nơi kia giông tố lầm than
Gây nên bao cảnh điêu tàn tang thương
Mấy đời bánh đúc có xương


21
Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình
Trách ai uốn lưỡi cầu vinh
Bán quê hương nỡ quên tình nước non…
Những câu hát mẹ ru con sẽ ăn sâu mãi mãi vào tâm thức, ý nghĩ của
con trẻ. Những lời mẹ ru sẽ là những gì êm ái nhất, nhân văn nhất trong hành
trang khi con bước vào đời:
À …ơi …à… à… ơi!
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hình ảnh vầng trăng, cánh cò, luỹ tre làng, dòng sông thơ ấu qua lời ru
ngọt ngào với giai điệu êm ái, nhẹ nhàng sẽ đưa bé dần dần đi vào giấc ngủ
bình yên. Đặc biệt, lời ru ấy còn chứa đựng biết bao tình cảm yêu thương, trìu
mến của bà, của mẹ gửi gắm, cứ thẩm thấu bồi đắp tâm hồn con qua từng câu
hò, điệu hát thấm đượm tình người, nó nuôi dưỡng tâm hồn bé, làm cho sợi

dây gắn bó với gia đình của bé được thắt chặt hơn:
À …ơi …à… à… ơi!
Con cò là con cò kỳ
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Về sau lấy cháu ông đồ
Thầy mẹ thách cưới ba bồ khoai lang
Một bồ thì để phần làng
Hai bồ thì để họ hàng ăn cheo…


22
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, trong các loại hình dân ca
thì hát ru ra đời sớm nhất, và từ đời này qua đời khác các thế hệ truyền lại cho
nhau dưới dạng bất thành văn.
Nhìn chung, mỗi vùng miền đều có bài hát ru khác nhau, với những
giọng điệu riêng như ở Hà Tĩnh có ví ru em, ở Thanh Hóa có hát khúc, ở
Quảng Bình có hò bồng bông, ở Nam Trung Bộ còn có cả điệu lý ru con…
Bên cạnh đó, có rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã dựa trên những chất liệu dân
ca 3 miền và của các dân tộc thiểu số để viết những ca khúc hát ru như: “Mẹ
yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, “Lời ru trên nương” của Nguyễn Khoa
Điềm - Trần Hoàn, “Đất nước lời ru” của Văn Thành Nho, “Ca dao Mẹ” của
Trịnh Công Sơn… Qua những giai điệu ấy, bé sẽ cảm nhận được sự bình yên
cho tâm hồn với những ước nguyện của người mẹ dành cho con trong tương
lai như những bài học đầu tiên của cuộc đời.
Mỗi dân tộc đều có điệu hát ru của riêng mình. Những bài hát ru của
người Việt hết sức phong phú về số lượng, sâu sắc và đa dạng về nội dung
phản ánh. Những bài hát ru của người dân tộc thiểu số rất mộc mạc, nội dung
đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc. Nhưng tất cả đều tập trung phản ánh tình yêu quê
hương đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục tinh
thần lao động, học tập công tác của các tầng lớp nhân dân, ca ngợi phẩm chất

đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, đùm bọc,
yêu thương, chia sẻ trong mỗi mái ấm gia đình Việt Nam.
Như vậy, có thể nói, người mẹ Việt Nam nuôi dưỡng con không chỉ
bằng dòng sữa ngọt ngào, mà còn bằng những lời ru. Thế nhưng, thật đáng
tiếc, loại hình nghệ thuật dân gian từng góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ khôn
lớn, trưởng thành đang có nguy cơ mai một. Bởi cuộc sống đã khác đi, khi
những bà mẹ có rất ít thời gian, khi tiếng nhạc hoà tấu ru trong đĩa hát cũng
có thể đưa con vào giấc ngủ.

×