Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 122 trang )


Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn




Nguyễn Thị Hải Yến


Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ
Tư duy nghệ thuật






Luận văn thạc sĩ văn học
















Hà Nội- 2009

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn




Nguyễn Thị Hải Yến



Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ
Tư duy nghệ thuật


Chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32


Luận văn thạc sĩ văn học



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đoàn Đức Phương












Hà Nội- 2009

Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư duy là hoạt động nhận thức của con người, là đời sống trí tuệ của
con người. Tư duy bắt nguồn từ tư tưởng và cuối cùng nó lại tạo ra tư tưởng,
nói như vậy có nghĩa là tư duy phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng, thế giới
quan, nhân sinh quan của con người, của thời đại, vì vậy mà xã hội có tự do tư
tưởng thì tư duy cũng như khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của con
người càng được phát huy mạnh mẽ. Dựa vào cấu tạo sinh học của não người,
phân loại theo phương pháp tư duy và các quá trình tâm lý học thì hoạt động
tư duy của con người được chia ra làm hai lĩnh vực: tư duy nghệ thuật và tư
duy khoa học. Trong đó tư duy nghệ thuật được hiểu như một phương pháp tư
duy phân biệt và đối trọng với tư duy khoa học. Nếu như tư duy khoa học
thiên về cái tất yếu, cái tất nhiên, cái nguyên nhân thì tư duy nghệ thuật thiên
về cái ngẫu nhiên, cái kết quả và như một câu nói nổi tiếng rằng: “Nghệ thuật

là tôi, khoa học là chúng ta” đã khẳng định đặc trưng lớn nhất của hai phương
pháp tư duy này đó là sự đối lập giữa tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật
qua cặp phạm trù cái chung-cái riêng, tính phổ biến và tính đặc thù. Tư duy
nghệ thuật vì vậy mang tính thẩm mỹ đối lập với tính logic và siêu logic của
tư duy khoa học. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy nghệ thuật; trong
cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Bá Thành
đã định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu
tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức
chủ quan” [99, tr.36]. Trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh yếu tố chủ
quan trong sáng tạo nghệ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhà văn, người
nghệ sĩ trong tác phẩm của mình phải luôn sáng tạo nên những biểu tượng
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
2
mới bởi quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình nhận thức thế giới khách
quan nhưng không bao giờ nhà văn được phép sao chép nguyên si hiện thực
khách quan mà phải nhìn sự vật, hiện tượng qua lăng kính chủ quan để từ đó
khái quát nên những hình tượng. Quá trình đó chính là quá trình từ đi từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
cuộc sống, những hình tượng trong tác phẩm có tác động trở lại lối sống và
suy nghĩ của con người. Nói như vậy thì ta có thể hiểu tư duy nghệ thuật một
mặt là hoạt động nhận thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh, tìm tòi để
nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ
quan, mặt khác tư duy nghệ thuật chính là quá trình nhận thức của độc giả về
tác phẩm nghệ thuật, có thể nói tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ
của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật”[61,
tr.381]
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng,
tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hoá hiện

thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Tư duy nghệ thuật vì thế lấy phương
tiện tư duy là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là
tình cảm, xúc cảm của người nghệ sĩ, thông qua trí tưởng tượng phong phú và
sự liên tưởng tinh tế mà người nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu
tượng mới. Quá trình sáng tạo đó luôn được bắt nguồn từ lý tính và trí tuệ có
kinh nghiệm của nhà văn, trên cơ sở tư duy nghệ thuật nhà văn tạo ra những
tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn và sử dụng những phương tiện và
biện pháp nghệ thuật phù hợp. Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những
tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết nắm bắt
tinh thần thời đại, biết dự báo tương lai và một tài năng sáng tạo nghệ thuật.
Tư duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư
tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
3
cách nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện bản sắc, cá
tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự
giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Nói về phong cách học Khrapchenko cho rằng: “ Cái chính ở đây là
làm sao xác định được những kiểu tư duy nghệ thuật, những con đường và
hình thức sáng tạo hình tượng” của nhà văn, tìm hiểu tư duy nghệ thuật của
nhà văn là bước đầu tiên trong hành trình đi tìm phong cách nghệ thuật của
nhà văn đó. Chính bởi sự phụ thuộc sâu sắc của tư duy nghệ thuật vào thế giới
quan, nhân sinh quan của nhà văn và tinh thần thời đại nhà văn đó sống nên
việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật của một tác giả cụ thể cần bắt đầu từ việc tìm
hiểu đặc trưng tư duy của chủ thể trong thời đại cụ thể và quan niệm nghệ
thuật của nhà văn và của thời đại đó, khi đã chỉ ra được kiểu tư duy của tác
giả thì bước tiếp theo là ta chứng minh nó qua các biểu hiện cụ thể như sự
sáng tạo biểu tượng, cách thức sử dụng ngôn ngữ và những lối biểu hiện khác

từ đó bước đầu có thể chỉ ra được phong cách tác giả.
Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ trẻ vào những
năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi trước ông và bên cạnh ông là
rất nhiều những nhà thơ đã thành danh, đã khẳng định tên tuổi mình bằng
những tác phẩm bất hủ về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Nhưng
không vì thế mà sự xuất hiện của Thanh Thảo lại bị lu mờ mà hơn thế ông đã
tạo được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca của dân tộc bằng một loạt
những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu rất riêng, không lẫn với bất kì
ai. Cũng từ đó cho đến nay Thanh Thảo được biết đến như một “Ông hoàng
của trường ca” và là một nhà thơ với nhiều sự cách tân, sự tự đổi mới mãnh
liệt trong làng thơ Việt Nam hiện đại, nói như Trung Trung Đỉnh thì Thanh
Thảo là “người luôn tự làm mới mình bằng thơ”.
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
4
Thơ cách mạng nói chung và thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói
riêng đều mang đậm cảm hứng sử thi với tư duy thơ ngợi ca con người đại
diện cho phẩm chất, trí tuệ cộng đồng với lòng dũng cảm, xả thân vì sự
nghiệp cách mạng hơn là nói về những con người cá nhân hay con người bé
nhỏ trong xã hội, thơ ít nói tới mặt trái, đau thương mà thường cổ vũ, thường
tuyệt đối hoá cái đẹp, cái cao cả thuộc về người anh hùng. Vượt ra khỏi
khuynh hướng chung đó, thơ Thanh Thảo nặng về ký ức, ký ức về một thuở
“mang gươm đi mở nước”, ký ức về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp
của những nghĩa binh áo vải cho đến sau này là những chiêm nghiệm, những
ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy hào hùng, gian khổ và hy sinh – nơi
đã nuôi dưỡng hồn thơ Thanh Thảo. Từ ký ức xa cho đến ký ức gần đã mang
lại cho ta cái nhìn đa chiều kích về những sự kiện trọng đại của lịch sử dân
tộc. Và quan trọng hơn cả là thơ Thanh Thảo đã mang lại muôn mặt đời
thường, ở đó có cả cái đẹp, cái ác, cái cao thượng, cái thấp hèn, niềm vui

chiến thắng bên cạnh những nỗi đau mất mát hy sinh, những trăn trở, dằn vặt,
xót đau về số phận con người trong chiến tranh được nhìn với độ lùi thời gian
cần thiết, vậy nên tất cả sự thật khốc liệt của một cuộc chiến được thể hiện
trong thơ ông một cách trần trụi trên tinh thần nhân đạo cao cả. Sở dĩ như thế
bởi thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trong cuộc, tiếng nói của một
người lính từng trải, từng đi qua những hồi khốc liệt nhất của cuộc chiến
tranh, ở đó ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như sợi chỉ mành.
Có lẽ vậy mà thơ ông có một chất giọng rất riêng hào sảng và bi hùng, ngợi ca
và đau xót, giễu nhại mà day dở. Thanh Thảo đã đem lại cái nhìn đa diện hơn
về cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo
vì vậy là một kiểu tư duy thơ “giàu đời sống thực và nặng tâm tình thực”.
Với một quan niệm:“thơ bao giờ cũng là chuyện rút gan rút ruột mình ra”,
không chỉ có thơ viết về chiến tranh mà cả những bài thơ về đề tài cuộc sống
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
5
đời thường của ông cũng luôn chất chứa nhiều ưu tư về thế sự, những day dở
về cuộc sống của một nhà thơ giàu tình yêu thương với cuộc đời này.
Nghiên cứu tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo giúp cho người viết có
cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại, nhận diện sự đổi mới trong
thơ hiện nay.Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc
độ tư duy nghệ thuật để tìm hiểu những nét riêng đặc sắc trong cách nhìn,
cách nghĩ của nhà thơ về chiến tranh, về cuộc sống để có thể tạo nên những
vần thơ làm đẹp cho đời như thế.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu cầm bút giọng thơ Thanh Thảo đã sớm được
bạn đọc và các nhà nghiên cứu để ý, đến nỗi ngay cả khi bài thơ đầu tay Thử
nói về hạnh phúc của ông chưa được in ấn thì nó đã được các chiến sĩ cách
mạng của ta truyền miệng nhau đọc đến thuộc lòng, điều đó chứng tỏ một

tiếng thơ lạ, nói được tiếng lòng của bao nhiêu người lính đang từng giờ, từng
phút chiến đấu trên tiền tuyến.
Năm 1980, khi tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và trường ca Những
người đi tới biển vừa được in ít lâu, tác giả Thiếu Mai trong bài viết Thanh
Thảo, thơ và trường ca in trên Tạp chí Văn học số 2 đã có những nhận xét
bước đầu khá xác đáng về thơ và trường ca của Thanh Thảo. Trong đó tác giả
đã đánh giá về phong cách thơ Thanh Thảo: “Với những nét rất riêng của
mình trong kiểu cảm, kiểu nghĩ, kiểu nhìn, và nhất hạng là kiểu nói, thơ
Thanh Thảo đã góp phần xứng đáng làm giàu có tiếng thơ chung ấy”, tác giả
cũng là người đầu tiên nói về độ mờ nhoè về nghĩa trong thơ Thanh Thảo:
“Có điều lạ là mình chưa thể phân tích rạch ròi những sắc thái tình cảm như
thường khi đọc thơ của nhiều tác giả khác, Thơ Thanh Thảo có khả năng
gọi dậy những suy nghĩ của người đọc bởi vì thơ ấy là thơ của một tâm hồn
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
6
giàu suy tưởng, giàu trí tuệ”[76, tr.97-98], đồng thời ông cũng đề cập đến
nhiều vấn đề trong trường ca Thanh Thảo không loại trừ cả những điều còn
khuất lấp, những chỗ còn hạn chế, tác giả đã khẳng định: “Trong thơ và
trường ca của Thanh Thảo có những bài, những mảng sáng, đẹp, vừa bay vừa
sâu. Ngòi bút của Thanh Thảo tinh tế mà thanh thoát, phong phú mà nhẹ
nhõm”. Nguyễn Trọng Tạo trong Chất trẻ thơ chống Mỹ (1981) khẳng định
trường ca Những người đi tới biển là một bước tiến có giọng điệu riêng, đưa
thơ trẻ chống Mỹ đến đỉnh cao, trong bài Chợt ghi về mấy nhà thơ cùng thời
(1983) tác giả này cũng nhấn mạnh tính bí ẩn, độ mờ nhoè về nghĩa trong thơ
Thanh Thảo: “thơ anh không sờ mó được. Nó là một tia chớp từ trời cao làm
hiện lên lung linh tất cả sự vật xung quanh ta vốn chìm trong bóng tối bí mật,
rồi vụt tắt sau những khoảnh khắc” [93, tr.139]. Trần Đình Sử, Trần Đăng
Suyền trong Suy nghĩ về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của

Thanh Thảo lại khẳng định vai trò của Thanh Thảo trong việc làm sâu sắc
thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học, nói về trường ca hai
tác giả này cũng cho rằng: “Thể loại trường ca nở rộ trong thời gian vừa qua
là một đóng góp quan trọng” của “những cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ
chống Mỹ”, trong đó, “Thanh Thảo là một trong những tác giả tiêu biểu”
[87, tr.123-125]. Bích Thu trong Thanh Thảo – một gương mặt tiêu biểu
trong thơ từ sau 1975 (1985) đã chỉ ra những tìm tòi mới mẻ, độc đáo của
phong cách thơ Thanh Thảo, tác giả khẳng định: “Thanh Thảo đem đến cho
người đọc một “thực đơn tinh thần” mới mẻ và độc đáo, góp phần làm phong
phú thêm tiếng nói của thơ hôm nay” [93, tr.422]. Nói về trường ca, Vũ Văn
Sỹ trong Thơ 1975 – 1995, sự biến đổi thể loại (1995) cho rằng: “Thanh
Thảo là người đi đầu trong sự phân hoá “cấu trúc thể loại trường ca” nhằm
trữ tình hoá yếu tố tự sự” [87, tr.108]. Trong Có một thời đại mới trong thi
ca (1996), Trần Mạnh Hảo lại nhận định: “Lần đầu xuất hiện trên thi đàn
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
7
Lập tức thơ ông đã trở thành một hiện tượng vào năm 1974 và nối dài qua
những ngày giải phóng với trường ca Những người đi tới biển” [60, tr.178].
Trần Đình Sử trong bài Văn học Việt Nam những thập kỷ chuyển mình
1975 – 1985 (1996) cho rằng: Thanh Thảo có “ý thức nhìn nhận con người ở
nhiều hướng, nhiều chiều đang được nhiều nhà văn chia sẻ” [88, tr.206]. Tác
giả Nguyễn Thuỵ Kha trong khi nhận xét về trường ca của Thanh Thảo ở Viết
lại chiến tranh trong thời bình (1998) đã khẳng định: “Với cảm hứng giao
hưởng khoáng đạt, Thanh Thảo đã vùng vẫy trong thể loại đầy tính phức điệu
này để viết nên sự thật cuộc chiến tranh” [64, tr.78], trong Thanh Thảo
người lính và những khúc ca lính Việt (1999) tác giả này lại khẳng định bản
sắc dân tộc và những cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo. Đông Hải trong
Khối vuông Rubich và hình tượng tư duy thơ của Thanh Thảo (1999) đã

đưa ra cái nhìn khái quát về tư duy và cấu trúc thơ và trường ca Thanh Thảo:
“thi sĩ là người xác lập những vòng tròn chuyển động bằng hình tượng tư duy
muôn màu, muôn vẻ. Và Thanh Thảo đã thành công qua khả năng tạo nên
những vòng quay sáng tạo bằng một cấu trúc thơ mới mẻ, đa dạng để tự
khẳng định mình, khẳng định cuộc sống” [55, tr.102 – 103], bài viết này mới
chỉ dừng lại ở việc khảo sát một tác phẩm Khối vuông rubich nên chưa thể nói
đầy đủ về quá trình hình thành, phát triển của tư duy thơ Thanh Thảo cũng
như những đặc trưng của tư duy thơ Thanh Thảo, và mở ra những bước đầu
của hành trình khám phá tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Bùi Công Hùng
trong cuốn Sự cách tân thơ văn hiện đại (2000) tập trung nhận xét về “tính
giao hưởng và tính phức điệu” trong thơ Thanh Thảo, tác giả đã khẳng định:
“Thanh Thảo trong Những người đi tới biển”, bằng “tính giao hưởng, tính
phức điệu” đã “bộc lộ sự sung sức của tâm hồn, của kỹ năng thơ trên nhiều
bậc thang khác nhau của sự biểu hiện, đồng thời nêu bật sự phong phú, đa
dạng trong nội tâm, trong đời sống của con người Việt Nam hiện đại” [63,
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
8
tr.92]. Khi bàn về trường ca Đêm trên cát (2003), Trung Trung Đỉnh thổ lộ,
nó “là một kiệt tác của phong cách thơ vụt sáng” [1, tr.7]. Trong Thanh Thảo
nghĩa khí và cách tân (2003) tác giả Chu Văn Sơn đã đề cập đến hai nội
dung mà ông cho là nổi bật đó là tinh thần nghĩa khí và ý thức cách tân mạnh
mẽ trong thơ và trường ca của Thanh Thảo thông qua hai đối tượng phản ánh
đồng thời là hai biểu tượng trong thơ Thanh Thảo – cặp phạm trù: Lửa –
Nước và cấu trúc đa dạng của trường ca, tác giả cũng trao ngôi vị “ông hoàng
của trường ca”[84, tr.31] cho nhà thơ Thanh Thảo. Nguyễn Việt Chiến trong
Thanh Thảo còn những bài thơ lẻ (2007) đã ghi nhận và khẳng định sự
thành công của thơ Thanh Thảo cả ở trước và sau chiến tranh: “Tôi thì cho
rằng ở giai đoạn nào cũng vậy, Thanh Thảo vẫn là một tài năng thơ đích thực

với một trái tim luôn luôn nồng nhiệt, chân thành và bất bình trước mọi giả
trá, bất công và bạo lực” [45, tr.75], tác giả vừa nhấn mạnh những cách tân
trong thơ Thanh Thảo nhưng đồng thời cũng khẳng định tính nhất quán trong
phong cách thơ ông từ trước đến nay: “ông là một tài năng không chịu đựng
nổi những con đường mòn cũ, quen thuộc trong thi ca. Bởi tính năng động
trong sáng tạo của con người thơ ông luôn bật lên những ý tưởng, những khát
khao khám phá” [45, tr.77]. Trong bài viết Đêm trên cát nhập hồn Cao Bá
Quát (2007) tác giả Xuân Cang đã khẳng định giá trị nghệ thuật vượt tầm của
trường ca này vì có được nhà thơ viết như thể đã được Cao Bá Quát nhập hồn
[43, tr.82]. Cũng trong năm 2007 khi tập thơ song ngữ Anh – Việt 123 ra mắt
bạn đọc thì tiếng thơ Thanh Thảo không chỉ vang lên trong lãnh thổ Việt Nam
mà đã vang xa trên trường quốc tế, tập thơ đã nhận được sự ủng hộ của rất
nhiều bạn bè nước ngoài, trong đó, tác giả Boey Kim Cheng (nhà thơ
Australia) đã có bài nghiên cứu Thơ Thanh Thảo: “chống lại ngày quên
lãng”, trong đó tác giả viết: “Thơ Thanh Thảo thôi thúc bởi một nhu cầu cấp
bách phải nhắc nhở để chúng ta không quên. Đó là những bài thơ mãnh liệt,
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
9
đôi khi là cái đẹp khắt khe, đầy lo ngại. Kí ức, việc thực hiện lời hứa với quá
khứ đang trở nên đặc biệt khẩn thiết tại nước Việt Nam mới, nơi sự phát triển
tư bản chủ nghĩa đang nhanh chóng phá huỷ thế giới và đức tin mà những
cựu binh như Thanh Thảo đã vì nó mà chiến đấu. Thơ ông là bằng chứng
cung cấp những nỗi đau của những người không thể lên tiếng thể hiện nỗi
đau của họ. Đó là thi ca về sự tồn tại, thứ thi ca có thể giành lại ý thức về cái
đẹp trong những trải nghiệm hoang sơ và khủng khiếp nhất. Và như thế,
Thanh Thảo là một nhà thơ cần thiết cho Việt Nam và cho thời đại chúng ta”
[46]. Tác giả Michelle Cahill (nhà thơ, nhà văn người Australia) trong bài
Thái độ khiêm nhường trong tác phẩm của Thanh Thảo cũng khẳng định

vai trò của kí ức trong thơ Thanh Thảo, ông cho rằng: “Những chủ đề chính
và liên kết trong thơ Thanh Thảo là chiến tranh và kí ức. Kí ức và lãng quên
đã tạo ra một bức tranh giàu tưởng tượng có âm vang lớn trong đó nhà thơ
có thể phục hồi và giải toả quá khứ cùng những di chứng đầy mâu thuẫn và
đau khổ triền miên của nó” [43]; Mai Bá Ấn trong 123 của Thanh Thảo và
bậc tư duy thơ trong quá trình hiện đại hoá thơ ca [2008] đã khẳng định “ý
thức cách tân thơ”, “ ý thức bứt phá rõ nét, đẩy thơ Việt Nam tiệm cận cùng
những trào lưu thơ hiện đại thế giới”, trong luận án tiến sĩ của mình mang tên
đề tài Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo
(2008), Mai Bá Ấn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý thuyết thể loại
và toàn bộ trường ca của ba tác giả từ đó chỉ ra đặc điểm chung nhất cho
trường ca của từng tác giả. Trong Thanh Thảo - ông hoàng của trường ca
(2009), Mai Bá Ấn một lần nữa khảo sát toàn bộ trường ca của Thanh Thảo
và chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong từng
tác phẩm và khẳng định lại: “Quá trình sáng tác trường ca của Thanh Thảo là
cả một quá trình kiếm tìm để làm mới thể loại với một ý thức cách tân rõ rệt”.
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
10
Qua việc tìm hiểu những bài nghiên cứu của các tác giả về thơ và
trường ca của Thanh Thảo như trên, ta có thể thấy tất cả các bài viết đều tập
trung khẳng định nội dung đặc sắc trong các tác phẩm thơ và trường ca của
Thanh Thảo và đặc biệt là ý thức cách tân rõ nét của nhà thơ qua từng thời kỳ,
từng tác phẩm. Hầu hết các bài viết chỉ mới khai thác về một vấn đề nhỏ hoặc
về một tập thơ lẻ của tác giả hoặc nghiên cứu trong một đề tài mang tính chất
khái quát về đặc điểm trường ca của nhiều tác giả chứ chưa có một bài viết
nào tìm hiểu tác phẩm của Thanh Thảo một cách có hệ thống và có chiều sâu.
Vì thế, việc nghiên cứu thơ và trường ca của Thanh Thảo dưới góc nhìn tư
duy nghệ thuật sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của nhà thơ,

làm rõ cái tôi trữ tình của nhà thơ và khẳng định nhân sinh quan, thế giới quan
sâu sắc của nhà thơ thông qua những biểu tượng đặc sắc và những phương
tiện ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện trong trong các tác phẩm.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ ra những đặc trưng của tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo thông
qua nội dung và hình thức biểu hiện như: thế giới biểu tượng, ngôn ngữ và
giọng điệu.
Phạm vi nghiên cứu
- Thơ, trường ca và những tác phẩm phê bình của nhà thơ
- Ngoài ra chúng tôi còn liên hệ với thơ và trường ca hiện đại của các tác giả
khác để có cái nhìn đối sánh và thuyết phục.



Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên cơ sở của chủ
nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác - Ăngghen
để lí giải vấn đề thực tiễn văn học và các vấn đề về lý thuyết tư duy.
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp
những kiến thức về lí luận văn học, văn học sử và một số phương pháp chủ
yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại
5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong ba phần
chính:
Chương 1: Đặc trưng tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo
Chương 2: Biểu tượng trong thơ Thanh Thảo
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu







Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
12

Chƣơng 1
ĐẶC TRƢNG TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ THANH THẢO

1.1.Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo
1.1.1.Quan niệm về con ngƣời
Con người là loài sinh vật phát triển ở trình độ cao nhất trong vũ trụ,
việc nghiên cứu và tìm hiểu về chính mình của loài người cho đến ngày nay
vẫn còn tiềm ẩn bao điều bí mật, bởi thế giới tâm hồn của con người là một
thế giới của những điều bí mật, những mối quan hệ của con người trong lòng
xã hội thì tiềm ẩn bao điều thú vị. Con người bao giờ cũng là những mục đích
cuối cùng mà thơ ca hướng tới, về điểm này các nhà thơ cũng giống như
những nhà triết học luôn muốn khám phá những bản chất của con người và
tạo ra những xác tín về những điều mình khám phá được. Quan niệm về con

người là sự thể hiện cách nhìn nhận của nhà thơ về thế giới, về cuộc sống và
về chính bản thân mình.
Thanh Thảo là một trong số ít những nhà thơ ngay từ những ngày đầu
cầm bút đã có những quan niệm của riêng mình về nhân sinh và về nghệ
thuật. Con người trong thơ Thanh Thảo là những người lính, người mẹ, người
chị, người em, là nhân dân ta kiên cường, là những nhân vật lịch sử được nhà
thơ nhìn nhận trong cái nhìn đa chiều kích với tất cả những phẩm chất của con
người. Con người trong thơ Thanh Thảo có cả một thế giới tâm hồn phong
phú, họ luôn trăn trở trước những được mất, vinh nhục trong cuộc đời, trong
cuộc chiến tranh đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc, hình ảnh người lính suy tư
có đôi chút ngậm ngùi là hình ảnh rất khác so với hình ảnh người lính trong
thơ Cách mạng truyền thống nhưng nó lại rất thật, rất đúng với tâm trạng của
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
13
một con người được nhà thơ viết: chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (nhưng
tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn
chi Tổ quốc?/ cỏ sắc mà ấm quá, phải không em? [Những người đi tới biển,
tr.16]. Đó là tâm trạng đầy chất bi hùng của hình ảnh người lính trong thơ
Thanh Thảo. Từ hình tượng người lính ấy nhìn rộng ra những hình ảnh con
người khác trong thơ Thanh Thảo thì ta đều thấy họ sống động qua những tâm
trạng, những suy tư rất đời thường mà nhà thơ đã tinh tế nắm bắt được. Có lẽ
vì thế mà cái người đọc cảm nhận được đầu tiên về thơ Thanh Thảo đó là chất
đời thường, dung dị, gần gũi và nhà thơ đã thật sự thành công khi biến những
điều thuộc đời sống bình thường thành những biểu tượng thơ, thành những
triết lý sống sâu sắc. Chính sự dung dị hoá hình ảnh con người ấy khiến cho
thơ Thanh Thảo không lên gân, không nhiều mỹ từ, không quá ngợi ca con
người với những phẩm chất vĩ đại mà với nhà thơ thì ông luôn trân trọng
những gì rất giản dị, khiêm nhường trong phẩm chất người, ông từng viết: tôi

yêu/ chất người đầu tiên/ những giọt sương lặn vào lá cỏ/ qua nắng gắt qua
bão tố/ vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh/ vẫn long lanh bình thản trước
vầng dương [Bùng nổ mùa xuân, tr.108].
“Chất người” là mối quan tâm suốt đời thơ Thanh Thảo, ngay từ bài
thơ đầu tay khi nhà thơ Thử nói về hạnh phúc ông đã hết sức trân trọng hình
ảnh “Những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người”. Chất người đầu tiên
ấy chính là những giọt sương trong trẻo, những con người sống bằng thực
chất, yêu nước thuỷ chung. Đến sau này khi không còn cầm súng thì ông vẫn
luôn tâm niệm rằng “học làm người cao hơn núi non”, chưa bao giờ lòng ông
nguôi ngoai khi cuộc đời vẫn còn người ác để: có những lúc ra về lòng rỗng
không/ vì phải gặp trong cơ quan một thằng cặn bã/ tôi chào đất nước tôi.
Buồn quá/ đất nước cùng tôi lặng lẽ lên đường (Tôi chào đất nước tôi), và
như tấm lòng một bà mẹ thương con nhà thơ lên tiếng: các con đừng làm mẹ
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
14
xấu hổ/ đừng ba hoa chích choè đánh quả lung tung ( Tôi chào đất nước tôi).
Có thể thấy quan niệm của Thanh Thảo về con người được thể hiện khá rõ
ràng, con người luôn được nhà thơ đặt trong mọi mối quan hệ, thể hiện nhiều
nét tính cách khác nhau, có hèn nhát, xấu xa, bỉ ổi nhưng trên hết nhà thơ luôn
đề cao con người với những phẩm chất trong sáng, trung thực. Vì vậy mà con
người trong thơ Thanh Thảo luôn gắn liền với chất gạo tinh khôi: những hạt
gạo lên sàng/ sàng qua lửa, qua bom/ qua đắng cay vẫn còn nguyên chất gạo,
chất gạo ấy gắn liền với chất nghĩa khí của những nghĩa sĩ với lý tưởng “trả
nghĩa đời mình bằng máu”. Quan niệm này đã chi phối đời thơ Thanh Thảo
khi ông luôn hướng ngòi bút của mình đến những nhân vật giàu lòng trung
nghĩa trong lịch sử như Cao Bá Quát, Nguyễn Trung Trực, Trương Định,
Nguyễn Đình Chiểu, đến nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ, và ngay cả khi chiến tranh đã đi qua, ngòi bút của ông

giờ đây vẫn không nguôi nỗi lòng nhân thế, những đổi thay giá trị cuộc sống,
những nhân cách con người bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội hiện đại.
Quan niệm nhân sinh của Thanh Thảo chính là tinh thần nhân văn cao
cả vượt qua mọi không gian và thời gian, những vần thơ viết về chiến tranh
của ông gợi cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều về mặt trái của chiến thắng, về
cái giá mà mỗi con người trên đất nước này phải trả cho vinh quang của Tổ
quốc. Trân trọng những phẩm chất người đồng thời Thanh Thảo cũng đớn đau
cho những số phận con người, mặt trái của tấm huy chương, sự thật về nỗi
đau chiến tranh, những mất mát không gì kể xiết của con người trong chiến
tranh được nâng lên một tầm vóc mới trong nhân sinh quan của nhà thơ. Nhân
sinh quan ấy có ý nghĩa nhân loại, ý nghĩa quốc tế, hoà chung vào ước vọng
hoà bình của loài người.

Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
15
1.1.2.Quan niệm về thơ
Quan niệm về thơ của Thanh Thảo khá phong phú, đa dạng theo cách nói,
và cách nghĩ rất riêng của ông. Dường như với Thanh Thảo thơ là lẽ sống của
cuộc đời nên trong quan niệm của mình ông nhìn thơ ở mọi góc cạnh, ông cho
thơ một định nghĩa, ông kiếm tìm bản chất của thơ, những mối quan hệ của
thơ và thế giới, và quan trọng hơn là tư tưởng cách tân, đổi mới, làm giàu cho
thơ luôn thôi thúc ông từng ngày từng giờ, qua từng tác phẩm. Những quan
niệm này chủ yếu được thể hiện trong những lần trả lời phỏng vấn trước báo
chí, thông qua những tiểu luận phê bình của nhà thơ và đặc biệt là ở đây đó
trong những tác phẩm của ông.
Thanh Thảo có những định nghĩa rất thú vị về thơ, ông cho rằng: “Thơ
là cái lặng lẽ của con hổ. Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì tiếng lá rụng.
Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ Thơ chính

là con dao găm “tôi ném vào khoảng trống”(Văn Cao), nhưng người bị
thương lại là chính tôi”[17, tr.5], trong đó nhà thơ đề cao sự nhạy bén của
thơ, tư duy thơ và sức ám ảnh, sự “sát thương” của nó đối với người làm thơ,
nói như vậy vì Thanh Thảo luôn cho rằng muôn đời thơ vẫn chỉ là chuyện rút
gian rút ruột của người làm thơ, với ông: “Thơ là chữ nghĩa cũng không là
chữ nghĩa, là ý thức mà không phải là ý thức, là vô thức mà không hẳn vô
thức. Thơ là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ” [21, tr.66]. Cái đẹp trong thơ là
một phạm trù khá phức tạp được Thanh Thảo phát biểu khá mạch lạc: “Cái
đẹp của thơ bây giờ phải khác thôi có thể “tục” (vulgarism), có thể “bẩn”
(dirty) mà vẫn đẹp đấy. Bởi chỉ có Đức Mẹ Đồng Trinh mới sinh con mà hoàn
toàn sạch sẽ, tinh khiết thôi. Các cuộc sinh nở bình thường khác, những cuộc
sinh nở của con người, đều có phần “vulgarism” và “dirty”. Thơ cũng vậy
thôi. Có điều, cái cuối cùng là “đứa con”, là “bài thơ” như một sản phẩm tự
nhiên, sống” [26, tr.85]. Thanh Thảo nhấn mạnh điều tối kỵ trong sáng tác là
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
16
việc lặp lại người khác và tồi tệ hơn là việc lặp lại chính mình, thơ là sáng tạo
riêng của mỗi nhà thơ, Thanh Thảo đã so sánh điều đó với công việc của
người hoạ sĩ: “Xêdan chỉ lặng lẽ nhìn và trong tranh của ông, những quả táo
từ từ có sức nặng toả hương thơm: nó sống. Tôi sợ những người bắt chước
ông, vặt hàng đống táo ném vào tranh, họ sốt ruột ném mạnh đến rách cả lụa.
Sốt ruột đến thành công, đến bất tử, cũng là sốt ruột đến cái chết” [5, tr.24].
Việc làm thơ vì thế được Thanh Thảo quan niệm rằng phải “cực kỳ đơn giản”,
quả thực những vần thơ ông viết như được tuôn chảy từ mạch ngầm của cảm
xúc, của tâm hồn nhà thơ không hề có những chau chuốt về kỹ thuật, chữ
nghĩa, về những dụng ý tư tưởng nhưng tự bản thân những tác phẩm ấy lại
mang trong mình tất cả, cái cách viết “cứ như không” ấy là cách viết bằng tâm
hồn, bằng nhiệt huyết mà không hề có vụ lợi cá nhân, ấy là cách viết và là

quan niệm thơ của Thanh Thảo.
Nói về bản chất của thơ, Thanh Thảo cho rằng: “Bản chất của thơ là
thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý”, thơ phải được tách biệt hoàn toàn
với những mưu toan, vụ lợi của con người, thơ không thể mua, không thể bán
nhưng lại không thể thiếu cho con người bởi thơ là: “tiếng nói của tâm linh,
tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời
người”
Thơ trong mối quan hệ với con người, với độc giả được nhà thơ nhìn
nhận khá hiện đại theo Lý thuyết tiếp nhận, ông cho rằng: “Thơ chỉ dành cho
từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện
với một giáo đường. Vì vậy có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc
kinh” [22, tr79]. Sức mạnh của thơ đối với đời sống con người được nhà thơ
đề cập đến bằng quan niệm khá mới mẻ: “thơ có ích không chỉ vì thơ giáo
huấn ai, giáo dục ai, cải tạo ai, mà vì thơ thức tỉnh con người trước cái “trăm
năm”, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
17
thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản” [22, tr.80], bởi thơ “giúp
thanh lọc tâm hồn con người”. Sức mạnh của thơ chính là sức mạnh của sự ản
ủi đối với tâm hồn con người, bởi thơ được ra đời từ sự tích luỹ kinh nghiệm
suốt hàng ngàn năm của thế giới con người, từ kinh nghiệm cá nhân, kinh
nghiệm của lịch sử nhà thơ khái quát nên những tứ thơ, ý thơ đẹp làm thành
món quà tinh thần để dâng tặng cho cuộc đời.
Về mối quan hệ giữa thơ và hiện thực đời sống, nhà thơ từng thốt nên
trong thơ mình: tôi thương quá những gì đã nuôi nấng đời tôi/ bờ suối ngọn
nguồn cái tôm cái tép/ bát canh tàu bay tiếng bầy chim két/ một chút trăng thu
trái bắp đầu mùa [Những người đi tới biển, tr.23], những trải nghiệm xương
máu của cuộc chiến tranh khốc liệt đã mang lại cho nhà thơ nguồn cảm hứng

vô tận về đề tài chiến tranh cùng những ý niệm về hạnh phúc của con người,
về sự tồn tại của con người trong cuộc đời này. Thanh Thảo rất biết ơn hiện
thực cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh cho cảm xúc thơ của ông vươn tới, ông
đã nói những lời bày tỏ lòng tri ân ấy: “người ta có thể coi những bài thơ rất
bình thường mình viết được trong chiến tranh như những vắt cơm đã nuôi
mình khi đói, như hớp nước cuối cùng trong bi-đông mà mình sẻ chia với
đồng đội, lại như một ân sủng mà mình nhận được” [23, tr.4]
Có thể nói những quan niệm về thơ của Thanh Thảo khá phong phú,
ngoài những nhận định về thơ trên bề nổi, Thanh Thảo con đi sâu vào tìm
hiểu thi pháp của thơ, ông đưa ra những nhận định và quan niệm về ngôn ngữ
thơ, biểu tượng thơ rất sâu sắc. Chính sự thấu hiểu thơ ca đến tận cùng của
nguồn gốc và sự sáng tạo như vậy nên Thanh Thảo có ý thức cách tân rất rõ
rệt. Sự cách tân ấy thể hiện trước hết ở sự khám phá cấu trúc thơ của Thanh
Thảo khi nhà thơ chỉ ra rằng: “rubic là cấu trúc của thơ” thì quả thật đó là
một sự liên tưởng, khái quát đến tầm tinh tế của sự triết luận. Một khối rubic
xếp từ nhiều ô vuông, mỗi ô vuông là một sắc màu, bao nhiêu lần xoay rucbic
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
18
là bấy nhiêu lần những sắc màu đó cấu thành một hình ảnh khác về rubic cũng
như bao nhiêu góc nhìn về cuộc sống là bấy nhiêu hình ảnh thơ. Cấu trúc của
thơ theo đó có vô vàn những cách sắp xếp mà cách nào cũng nhiều hình,
nhiều vẻ, nhiều sắc màu mà sự tinh tế, vẻ đẹp cùng sức thuyết phục của nó tốt
đến đâu là nhờ vào tài năng của từng nhà thơ-những người xoay rubich. Có lẽ
thế mà với Thanh Thảo thì “Thơ mãi mãi là bí mật”, thơ mãi là địa hạt không
cùng để con người khám phá, cấu trúc thơ theo con mắt sáng tạo của riêng
mình. Cấu trúc rubich của thơ ấy thể hiện lối tư duy rất hiện đại của Thanh
Thảo-đó là kiểu tư duy có bước nhảy cấu tứ thơ đầy khoảng lặng nên có rất
nhiều những “không gian rỗng trong thơ”. Thanh Thảo cho rằng thơ hiện đại

không thể thiếu những “không gian rỗng” ấy, theo nhà thơ thì: “Chính ở
khoảng giữa của những câu thơ độc lập tương đối, đã ẩn hiện cái không gian
rỗng của bài thơ, là cái thoạt nhìn, mới đọc cứ ngỡ như không thấy gì, không
nói lên điều gì. Cái kỳ lạ của thơ là ở đó: chữ nương tựa vào không chữ, chỗ
dày rậm cậy nhờ chỗ trắng trong, không-gian-đặc được cấu trúc nhờ không-
gian-rỗng” [22, tr.80-81]. Sự cách tân trong thơ hiện đại được nhà thơ phân
biệt với thơ cổ điển ở chỗ thơ hiện đại “không nhằm vào từng câu thơ” mà
nhằm vào “từng mảng thơ”, “những mảng tối, mảng sáng trong bài thơ đan
xen nhau, những mảng có nghĩa và vô nghĩa đan xen nhau buộc tiềm thức,
vô thức của ta phải làm việc, buộc ta phải ngụp lăn xuống dòng nước tối,
ngụp lặn vào chính những giấc mơ của ta” [22, tr.80-81]. Nhận định này đã
khẳng định bước phát triển, sự đổi mới trong tư duy thơ Thanh Thảo so với
nền thơ cách mạng cùng thời cũng như thơ Việt hiện nay, điều đó cũng cho
thấy biểu hiện của lối tư duy thơ siêu thực đề cao sức mạnh của tiềm thức, vô
thức trong quá trình sáng tạo. Có người đã cho rằng Thanh Thảo đã “bắt kịp
một chân sang thơ hiện đại”, thậm chí là “hậu hiện đại”, đó là một điều rất
khó đối với một nhà thơ thuộc thế hệ thơ thời chiến, song ThanhThảo đã trả
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
19
lời rằng: “Thực ra nhà thơ cách tân không phải lúc nào cũng chăm chăm là
cho mình quái lạ đi. Làm thơ phải cực kỳ đơn giản, làm mà như không ấy”
[25, tr.80]. Có lẽ ý thức cách tân đã ở vị trí thường trực trong tư duy thơ
Thanh Thảo, thơ ra đời từ sự tích tụ năng lượng văn hoá của nhà thơ: Thơ
lặng lẽ hơn, ít vinh quang hơn, thơ tìm xuống những tầng sâu và kiên trì chờ
đợi. Tới khi cái bãi mìn dưới đáy quên lãng ấy đột nhiên bùng nổ thì nhà thơ,
anh có thể yên tâm, tất cả nhạc sĩ trên đời đều ghen với anh đấy [Khối vuông
rubic, tr.21]. Ý thức cách tân thơ của Thanh Thảo không chỉ dừng lại ở việc
xác định ở hình thức bên ngoài của khái niệm cách tân mà sâu sắc hơn còn là

ý thức dám đương đầu với thử thách thành bại của sự cách tân, Đêm trên cát-
một trường ca chứa đựng nhiều tâm tư của Thanh Thảo về thơ, nhà thơ chia sẻ
rất nhiều nỗi niềm tâm huyết của mình : ta đã ném thơ mình vào thác xiết/
một sợi chỉ mành mỏng mảnh treo chuông/ một tiếng thét khi đầm lầy đang
ngập cổ/ trước mõm chó và vó ngựa/ lần đầu thơ biết đến hiểm nguy [Đêm
trên cát, tr.66]. Thanh Thảo là nhà thơ có ý thức cách tân và dám cách tân cho
thơ mình cho dù cái mới chưa chắc đã được chấp nhận và chưa chắc đã thành
công. Thật sự Thanh Thảo đã để hồn thơ của mình “bay trên cả dao động và
yên tĩnh” như một nghĩa sĩ xung trận mở đường cho thơ đi tới: ta xin hiến nốt
đời mình/ chỉ để gióng lên hồi chuông/ lớp người sau sẽ đến/ những ngọn
sóng trong đêm/ khởi từ giờ tý/ nơi bản lề cánh cửa mở vào ngày mới/ ta xin
đứng lại/ chiến đấu như một người/ chặn đường nỗi sợ/ và chết như một
người/ đã vượt lên nỗi sợ [Đêm trên cát, tr.85]. Sự đổi mới và cách tân cho
thơ với Thanh Thảo như một việc làm tất yếu, là sứ mệnh mà mỗi nhà thơ
phải gánh vác trên con đường nghệ thuật của mình, Thanh Thảo đã khẳng
định điều đó bằng quan điểm của mình: phải sống lại qua mỗi bài thơ, cặp
mắt mình phải được tái sinh liên tục. Cái yêu cầu gần như không tưởng!
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
20
Nhưng thơ sẽ chết nếu không thực hiện được yêu cầu ấy [Khối vuông rubic,
tr.26]
Thanh Thảo đã khẳng định những quan niệm về thơ ca và con người
qua thực tiễn sáng tác của nhà thơ, chính vì vậy ngay từ những ngày đầu cầm
bút Thanh Thảo đã tạo ra một giọng thơ lạ cho riêng mình. Những tác phẩm
ra đời như một sự minh chứng cho quan điểm nghệ thuật của một thi nhân
ham cách tân, ham đổi mới, dám đổi mới cho thơ, một nhà thơ có công lớn
trong sự vận động của thơ hiện đại Việt Nam.
1.2.Một số đặc trƣng của tƣ duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo

1.2.1.Khả năng khái quát hiện thực đời sống chiến tranh: Cái tôi
ngƣời lính nói về thế hệ mình
Chủ âm của thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là giọng cao, giọng lạc
quan, giọng ngợi ca đầy tự hào về ý chí kiên cường của dân tộc. Phạm Tiến
Duật lãng mạn trong Tiểu đội xe không kính, trong Trường Sơn Đông,
Trường Sơn Tây với hình ảnh in dấu ấn trong suốt chặng đường dài thơ Việt:
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Trong kháng chiến, khi sự sống và cái
chết gần nhau trong gang tấc rất cần đến niềm tin chiến thắng, tâm hồn lãng
mạn, lòng tự hào dân tộc, những bài thơ như thế đã tiếp thêm ngọn lửa cho
những người lính xung trận. Chất sử thi, chất anh hùng ca trong thơ kháng
chiến chống Mỹ vì vậy trở thành âm hưởng chủ đạo. Tuy nhiên về cuối cuộc
kháng chiến, khi những nỗi đau, sự mất mát đang từng phút giây ngấm vào
đời sống dân tộc, các nhà thơ hầu hết là những người vừa cầm bút vừa cầm
súng-những người hơn ai hết thấu hiểu sự thật chiến hào, và lúc này giọng
trầm đã xuất hiện như một bè phối với giọng cao cho bản hùng ca về một dân
tộc kiên cường, quả cảm thêm phần lắng đọng, sâu sắc. Thanh Thảo thuộc lớp
những nhà thơ như thế, ông dời cánh cửa trường đại học, xếp bút lên đường
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
21
gia nhập đoàn quân Nam tiến, hơn ai hết ông hiểu thế nào là chiến tranh cũng
như sự quí giá của mỗi phút giây hoà bình. Những tác phẩm của Thanh Thảo
lúc đầu cũng mang âm hưởng thời đại, giàu tính lý tưởng nhưng càng về sau
khi cuộc chiến đi vào quá khứ thì những tác phẩm ấy càng thấm đượm những
trải nghiệm xương máu và những khát vọng hoà bình vang lên mãnh liệt.
Những tác phẩm của Thanh Thảo về đề tài chiến tranh chủ yếu được viết với
một độ lùi thời gian nhất định, nhà thơ có thời gian nhìn lại, chiêm nghiệm
những gì mình và đồng đội đã đi qua. Vì vậy những tác phẩm ấy đều là những
bức tranh được phản ánh đa chiều kích, chúng có một nội lực vô cùng mạnh

mẽ bởi sự tích tụ từ những trải nghiệm rớm máu của chính bản thân nhà thơ,
ở đó vừa có âm hưởng anh hùng ca của một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước” vừa có âm hưởng đau xót, bi thương về những hy sinh, mất mát không
thể kể xiết, đó là những tác phẩm mang chất giọng bi hùng, lắng sâu vào tâm
hồn dân tộc.
Thanh Thảo đã bao quát diện mạo đời sống chiến tranh theo chiều dài
lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, từ
những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương của những Nghĩa sĩ Cần
Giuộc cho đến cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự phát triển một cách tự giác của
những người du kích Batơ trên con đường giác ngộ cách mạng, cho đến cuộc
chiến tranh hiện đại dân tộc ta chống đế quốc Mỹ. Đó là cuộc hành trình dài
của dân tộc ta trong thời kỳ hiện đại vừa dựng nước vừa giữ nước. Có lẽ vì
thế mà đọc thơ Thanh Thảo người ta có cảm giác cuộc chiến tranh như kéo
dài vô tận, như không bao giờ kết thúc với “những cuộc hành quân dài hơn
nỗi nhớ” và những trảng cỏ cứ chết đi, mọc lại bao lần dưới làn bom đạn ác
liệt. Cuộc chiến kéo dài suốt 30 năm ấy là cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch
sử mà người Việt Nam phải gánh chịu và cũng là trang oanh liệt nhất ghi danh
những anh hùng giải phóng dân tộc và cả những hy sinh thầm lặng mà nhiều
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
22
thế hệ đã trải qua trong chiến tranh, tất cả được nhà thơ nhìn nhận với một
cảm hứng nói thật, nói không né tránh về sự thật chiến hào. Phản ánh hiện
thực cuộc chiến một cách đa chiều kích, nhà thơ đã cho chúng ta những định
nghĩa và lột tả khái niệm chiến tranh một cách cận cảnh nhất.
Chiến tranh là phép thử của lòng yêu nước và nhiệt huyết tuổi trẻ. Định
đề này đã được khẳng định qua thực tế và qua nhiều tác phẩm của các nhà thơ
đi trước. Với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, lớp lớp thanh niên
Việt Nam đã lên đường ra trận, hiến tuổi xuân đẹp nhất của mình cho đất

nước, nhân dân. Quá khứ đầy tự hào này đã được Thanh Thảo viết bằng
những lời thơ trân trọng nhất: Chúng con đi những dòng sông chảy xiết/
Chúng con đi rung từng trận gió rừng [Những người đi tới biển, tr6.7]. Thế
hệ những người lính ra trận với niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng và một
quyết tâm vững bền đánh đuổi quân thù xâm lược: chúng ta không thể nào
sống nô lệ/ không cho phép tên giặc nào đạp trên đất phù sa [Những người
đi tới biển, tr.12]. Ý chí sắt đá ấy chính là ý chí của cả dân tộc trong đêm
trường nô lệ, ý chí đã tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta chiến đấu ngoan
cường và giành được chiến thắng trước kẻ thù với vũ khí tối tân nhất. Trong
cuộc chiến không cân sức ấy những người lính trẻ vẫn khát khao hạnh phúc,
vươn tới hạnh phúc bằng sức mạnh của tình yêu đôi lứa, tình yêu tổ quốc dạt
dào: em muốn chúng ta là đôi lứa cuối cùng còn xa cách/ nhưng em ơi, bao
người anh đã gặp/ mỗi mảnh đời mang một nét hy sinh/ mỗi gương mặt bình
thường như thổ lộ cùng anh/ rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn/ ta
sẽ vượt trên đầu năm tháng/ để làm nên những sự tích lạ kì [Những người đi
tới biển, tr.11-12]. Đó chính là khát vọng hoà bình chưa bao giờ tắt trong trái
tim con người mỗi khi đất nước lâm nguy và chiến tranh đã làm nên cơ hội
cho con người được bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình với tinh thần
Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Nguyễn Thị Hải Yến
23
sắt đá: ở khoảng cách gần nhất/ giữa cái chết và thắng lợi/ có thể nào nói
ngắn hơn/ “hy sinh vì Tổ quốc!” [Bùng nổ mùa xuân, tr.94]
Chiến trường còn là nơi chứng kiến những hy sinh, chiến đấu gian khổ
của của quân dân ta. Những khoảng thời gian chiến đấu ác liệt và thiếu thốn
nhất đã được Thanh Thảo khái quát qua hình ảnh chiếc áo của người lính một
cách đầy xúc động: những năm/ chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn
nhanh rồi rách/ những năm/ một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời
[Những người đi tới biển, tr.8]. Hình ảnh chiếc áo bạc màu, ngắn nhanh rồi

rách gắn liền với cuộc đời người lính là bằng chứng gợi về hình ảnh những
người lính trẻ đang ở lứa tuổi hai mươi đẹp nhất, lứa tuổi chứng kiến những
sự nở rộ cả về thể chất và tinh thần của con người. Chiếc áo lính có thể sống
lâu hơn một cuộc đời là cách nói khiến cho người ta phải giật mình vì những
hy sinh quá lớn, vì sự tàn khốc của chiến tranh, những người lính trẻ đã từ giã
cuộc đời giữa tuổi “mười tám, đôi mươi/ sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và
mãnh liệt như cỏ”. Rừng Trường Sơn là nơi đã chứng kiến những hy sinh gian
khổ ấy: những chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ/ còn ôm bạn ta cơn sốt
rét cuối cùng/ những lán hầm nửa đêm mưa xối xả/ giấc ngủ vùi bên nhau khô
ướt mấy mươi lần [Những người đi tới biển, tr.9]. Thanh Thảo đã ghi nhận
nhiều những cái chết vì bom đạn của đồng đội, những cái chết trở thành bất tử
trong lịch sử dân tộc, đớn đau cho tuổi thanh xuân đẹp nhất mà người lính đã
hiến dâng cho Tổ quốc, nhà thơ đã viết những câu thơ chất chứa sức nặng của
cả một thế hệ: nếu một ngày dựng những hàng bia/ xin hãy đề “nơi đây
những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ [ Những người đi tới biển, tr.14].
Chiến tranh hằn in lên ký ức dân tộc những mất mát, tổn thương to lớn,
và dai dẳng ngay cả khi chiến tranh đã đi qua. Chiến tranh là nỗi kinh hoàng
ngay cả với trẻ nhỏ-những sinh linh chưa đủ sức tự vệ, cuộc thảm sát Sơn Mỹ
là một minh chứng điển hình cho tội ác ấy của quân thù. Trong đó hình ảnh

×