ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN KIM HOÀN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội-2010
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3
3. Phạm vi nghiên cứu
10
4. Phương pháp nghiên cứu
10
5. Bố cục luận văn
11
PHẦN NỘI DUNG
12
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ DẪN ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
12
1.1 Từ bối cảnh đổi mới của xã hội…
12
1.2… Đến những chuyển đổi toàn diện của văn học
15
1.2.1 Quan niệm về nhà văn
15
1.2.2 Quan niệm về sứ mệnh, bản chất, chức năng của văn chương
16
1.2.3 Quan niệm về hiện thực
18
1.2.4 Quan niệm về con người
23
1.3 Và sự đổi mới của tiểu thuyết
32
Chương 2: ĐẶC TRƯNG CỦA THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI
38
2.1 Từ con người lịch sử, cộng đồng chuyển sang con người cá nhân
38
2.2 Từ nhân vật đơn tính cách đến nhân vật đa tính cách
42
2.3 Từ nhân vật đơn bình diện đến nhân vật đa bình diện.
48
Chương 3: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI
52
3.1 Nhân vật bi kịch
52
3.1.1 Bi kịch lịch sử
53
2
3.1.2 Bi kịch đời tư, thế sự
56
3.2 Nhân vật tha hóa
59
3.2.1 Nhân vật tha hóa bởi môi trường, hoàn cảnh
60
3.2.2 Nhân vật tha hóa bởi chính bản thân
62
3.3 Nhân vật sám hối, tự thú
71
3.4 Nhân vật cô đơn
74
3.5 Nhân vật dị biệt
80
3.5.1 Nhân vật dị dạng, bất bình thường về tâm lí
81
3.5.2 Nhân vật kì ảo
82
PHẦN KẾT LUẬN
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra kỉ nguyên mới: tự do, độc lập và phát
triển cho dân tộc ta. Đây cũng là thời điểm tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong
văn học. Từ sau năm 1975, văn học đã có những thay đổi mang ý nghĩa chuẩn bị để
đi tới công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc và đồng bộ với sự đổi mới của đất nước.
Khi công cuộc đổi mới được nhen nhóm, người ta thấy một không khí sôi nổi bàn
luận ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: từ kinh tế đến văn hóa, văn nghệ, giáo dục
Với văn nghệ, diện mạo của hầu hết các lĩnh vực từ lí luận phê bình đến văn xuôi,
thơ, kịch đã được thay đổi một cách tự giác. Trong đó, tiểu thuyết với những ưu thế
riêng đã trở thành một thể loại năng động, tiên phong trong việc khám phá thế giới
hiện thực và con người, là địa hạt của những thể nghiệm. Khảo sát tiểu thuyết thời
kì đổi mới, chúng tôi nhận thấy có một sự thay đổi rất cơ bản trong quan niệm nghệ
thuật về con người, quan niệm về hiện thực Chính nhờ sự thay đổi này, tiểu thuyết
đương đại đã xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và mới mẻ.
Mỗi tiểu thuyết trở thành một khám phá cho những số phận, những bí ẩn trong
chiều sâu tính cách và thế giới tâm hồn con người. Vì thế, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới - vấn đề
trung tâm của thể loại tiểu thuyết nói riêng, của văn học đổi mới nói chung.
Từ việc nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới chúng tôi hi vọng có thể nhận diện được sự đổi mới trong thế giới nhân vật của
tiểu thuyết đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. Đồng thời qua đó
thấy được những chuyển đổi cơ bản của văn xuôi đương đại Việt Nam và góp phần
vào việc tổng kết thành tựu văn học đổi mới nói chung, thể loại tiểu thuyết nói
riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy số lượng công trình
4
nghiên cứu về văn học đổi mới nói chung, tiểu thuyết thời kì đổi mới nói riêng là rất
lớn. Mỗi công trình ít nhiều đề cập đến vấn đề nhân vật. Chúng tôi tạm chia các
công trình đó thành một số tiểu mục như sau:
2.1 Các công trình, bàn về văn học đổi mới, có đề cập đến thể loại tiểu
thuyết và vấn đề nhân vật.
1. Nguyễn Văn Long-Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006): Văn học Việt
Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục.
Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong Hội thảo Văn học sau
1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, do khoa Ngữ văn Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2005. Công trình được chia làm ba phần, trong đó
chúng tôi chú ý đến một số bài viết ở phần thứ hai của công trình liên quan đến văn
xuôi nói chung, tiểu thuyết và nhân vật nói riêng.
Đúng như tên gọi, đây là phần tập trung số lượng bài lớn nhất. Nội dung xoay
quanh vấn đề thể loại. Chẳng hạn như Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975- nhìn từ góc
độ thể loại của Bùi Việt Thắng; Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1975 của PGS.TS. Nguyễn Bích Thu, Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt
Nam từ cuối thập kỉ 80 đến nay của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình…
- Trong bài viết về những thử nghiệm của tiểu thuyết từ cuối thập kỉ 80 đã đề
cập đến khía cạnh “tính trò chơi” của tiểu thuyết, PSG.TS. Nguyễn Thị Bình đã đề
cập đến sự xuất hiện của nhân vật dị biệt hoặc kì ảo. Đó là một số nhân vật trong
Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) như: Quang lùn, bé Hon; nhân vật Mai Trừng (Cõi người
rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái); Từ Lộ, Dã nhân, chàng cá bơn (Giàn thiêu, Võ
Thị Hảo), Tính (Thoạt kì thủy, Nguyễn Bình Phương)… Những nhân vật này chối
từ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực truyền thống.
Ở đây, tác giả mới đặt vấn đề về một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết, chưa
đi sâu, làm rõ vấn đề nguồn gốc, biểu hiện của loại nhân vật này.
- PGS.TS Nguyễn Bích Thu khi nhận định về ý thức cách tân trong tiểu thuyết
việt nam sau 1975 đã đề cập đến vấn đề nhân vật với những bi kịch của nó. “Nhiều
cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với
5
những bi kịch của đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn
lên và cái kìm hãm, giữa cái nhân bản và phi nhân bản” [47, tr. 230]. Ý kiến trên đã
cung cấp cho chúng tôi một số phương diện biểu hiện của bi kịch cá nhân.
- ThS. Phạm Xuân Thạch bằng một cái nhìn sắc sảo đã đưa ra một cái nhìn
mới mẻ về mối quan hệ con người và lịch sử, về sự phản chiếu lịch sử trong cái nhìn
và suy nghiệm của cá nhân trong bài viết “Nỗi buồn chiến tranh” viết về chiến tranh
thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp. Trong đó,
bằng việc phân tích thế giới nhân vật trong tác phẩm, người viết đã chỉ ra một điểm
rất đáng chú ý ở nhân vật Cha và dượng của Kiên: những con người “yếu đuối và
lạc loài”, “không thể hòa nhập vào đời sống và thời đại hiện tại”, “họ như cái bóng
hắt hiu của quá khứ giữa thời hiện đại” [47, tr. 245]. Đó là những phân tích sắc sảo
mà chúng tôi có thể tham khảo khi viết về kiểu nhân vật cô đơn. Những người như
cha và dượng của Kiên thực sự là những con người cô đơn trước thời cuộc.
- ThS. Thu Nguyên tìm hiểu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) cho rằng trong tiểu thuyết này có sự tồn tại của kiểu nhân
vật trí thức, nhân vật huyền thoại (mang dáng dấp nhân vật chức năng trong văn học
huyền thoại dân gian). Đó là Bé Hon- Thiên sứ pha lê, Quang lùn- bóng dáng của
quỷ lùn trên sân khấu kịch phương Tây. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại việc xác
định kiểu nhân vật trong một tác phẩm cụ thể
Bằng những nghiên cứu của mình, các nhà phê bình, nhà nghiên cứu đã có
những đóng góp rất quan trọng về các vấn đề lí thuyết cũng như vấn đề thực tiễn cụ
thể trong từng tác phẩm.
2. Nguyễn Thị Bình (1996): Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau
1975. Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Công trình này là luận văn phó Tiến sĩ Ngữ văn của PGS. TS Nguyễn Thị
Bình được hoàn thành năm 1996, tập trung vào các nội dung: Đổi mới quan niệm về
nhà văn; Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và một số phương diện đổi
mới thể loại. Trong đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chúng tôi đặc biệt
chú ý đến hai đặc điểm:
6
- Từ quan niệm về con người sử thi đến quan niệm về con người kiểu thế sự,
đời tư, con người cá nhân đầy phức tạp và bí ẩn.
- Mở rộng những bình diện khám phá con người: Con người lịch sử; Con
người duy ý chí và có đầu óc hiện thực; Con người nhân loại; Con người tự nhiên
và Con người tâm linh.
Đó là những phát hiện rất hữu ích đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, là một công trình mang tính chất tổng quan nên tác giả chưa đi sâu
vào nghiên cứu, nhận diện, phân loại những kiểu dạng nhân vật khi đề cập đến
những đổi mới ở phương diện thể loại.
3. Bùi Việt Thắng (2005): Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội Nhân dân.
Công trình là tập hợp các bài viết riêng lẻ của tác giả đã từng được đăng tải
trên nhiều phương tiện ở các thời điểm khác nhau. Nội dung của tập tiểu luận gồm
hai phần:
- Phần một: Theo dòng chung.
Tác giả đề cập đến các vấn đề của tiểu thuyết: Hiện trạng tiểu thuyết; văn học
về chiến tranh và cách nhìn của nhà văn; “Cái bi kịch” trong tiểu thuyết Xô Viết và
Việt Nam về chiến tranh sau chiến tranh; Khuynh hướng giản lược nhân vật trong
tiểu thuyết hiện đại; Tiểu thuyết và cuộc tìm kiếm nhân vật
Trong phần này, ở bài viết Hiện trạng tiểu thuyết: Tác giả đã xác định có một
sự thật: con người tha hóa. Sự tha hóa diễn ra dưới nhiều dạng thức rất khác nhau.
Tuy nhiên, tác giả mới đề cập vấn đề con người tha hóa mà khẳng định đó là kiểu
nhân vật- nhân vật tha hóa, nhưng chưa đi vào phân tích, lí giải hiện tượng đó. Ở
một bài viết khác: Phía trước của tiểu thuyết (In trên tạp chí Nhà văn số 4 - 2000),
quan sát sự phát triển của tiểu thuyết từ năm 1980 đến nay, về cơ bản thấy xuất hiện
các kiểu nhân vật:
+) Nhân vật bi kịch: trong điều kiện mới, cái bi kịch được vận dụng như một
hình thức hữu hiệu để tái hiện đời sống trong toàn bộ tính chất bi tráng của nó.
Người thành công trong xây dựng kiểu nhân vật bi kịch mới của văn học là nhà văn
Lê Lựu (Ăn mày dĩ vãng), Dương Hướng (Bến không chồng), Bảo Ninh (Nỗi buồn
7
chiến tranh), Nguyễn Trí Huân (Chim én bay)
+) Nhân vật anh hùng: là kiểu nhân vật xuất hiện trong tác phẩm về hai cuộc
chiến tranh của dân tộc qua tiểu thuyết của Nam Hà, Phan Tứ, Hữu Mai, Hồ Phương
Kiểu nhân vật này tiếp tục nhân vật anh hùng trong truyền thống nhưng có điểm
khác biệt trong lí tưởng và tính chất phức tạp.
+) Nhân vật kì dị (hay còn gọi là dị biệt): Nhân vật Quỳ (Người đàn bà mộng
du, Nguyễn Minh Châu), lão Khúng (Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu), các
nhân vật trong Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp) là nhân vật dị biệt.
+) Nhân vật lập thân (lập nghiệp): là kiểu nhân vật khá mới mẻ, liên quan đến
quan niệm giàu có và cách làm giàu.
Trên đây là sự phân loại và nhận dạng của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng về
nhân vật trong tiểu thuyết sau 1980. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả
chưa đi sâu lí giải sự xuất hiện của từng kiểu nhân vật một cách thấu đáo. Đặc biệt,
ở kiểu nhân vật kì dị và nhân vật lập nghiệp chưa thật rõ ràng về mặt khái niệm
cũng như những đặc điểm có thể nhận diện kiểu nhân vật này một cách cụ thể.
Thêm vào đó, các kiểu nhân vật được đưa chưa tương đương về mặt quy mô cũng
như chưa có sự logic trong cách phân loại.
- Phần hai: Tác giả - tác phẩm.
Tác giả dành trên một trăm trang viết để phê bình một số tiểu thuyết: Sao đổi
ngôi (Chu Văn), Phía sau vòm trời (Hồ Anh Thái), Người của biển (Đình Kính),
Thời xa vắng (Lê Lựu), Tiễn biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh), Cơ hội của
Chúa (Nguyễn Việt Hà) Khi viết về những tiểu thuyết này, tác giả thiên về xu
hướng phân tích một số nét nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, khi nói về nhân vật,
người viết chưa đưa ra một kiến giải thấu đáo về nhân vật cũng như không gọi tên
nhân vật thuộc kiểu nào.
4. Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn) (2008): Tuyển tập các bài viết
về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục.
Đúng như tên gọi của công trình, tác giả Nguyễn Văn Tùng công phu sưu tầm
những bài viết bàn về tiểu thuyết ở nhiều phương diện theo tiến trình thời gian từ
8
1945-1985; từ 1986 đến nay. Trong đó, các bài viết về tiểu thuyết từ giai đoạn 1986
đến nay được chúng tôi chú ý. Các tác giả Đào Vũ, Khuất Quang Thụy, Hoàng
Ngọc Hiến, Ma Văn Kháng, Phan Cự Đệ, Nguyễn Thị Bình, Phạm Xuân Nguyên, ,
Lý Hoài Thu, lần lượt đóng góp ý kiến về: tiểu thuyết và hiện thực; Sự thật về
con người trong tiểu thuyết; Cách kể trong tiểu thuyết; Phân tích tâm lí trong tiểu
thuyết; khả năng phản ánh cuộc sống và con người của tiểu thuyết
5. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Bình (Sưu tầm, biên soạn) (2006), Đời sống
văn nghệ đầu thời đổi mới, o.
Hai tác giả đã sưu tầm, sắp xếp những bài viết đăng tải trên các báo từ đầu
những năm đổi mới. Công trình này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tái dựng không
khí văn nghệ tại thời điểm đó, đặc biệt là những tranh luận về các tiểu thuyết thời kì
đầu như: Mùa lá rụng trong vườn, Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng,
Đám cưới không có giấy giá thú, Nỗi buồn chiến tranh,
2. 2 Các công trình đề cập đến phong cách tác giả.
1-Tuyết Nga (2004): Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Nxb Hội Nhà văn.
2-Hà Công Tài- Phan Diễm Phương (2002) (biên soạn): Nguyễn Khải về tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
3-Đỗ Đức Hiểu (2000): Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn.
4-Phùng Gia Thế (2010), Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại.
5-Thụy Khuê (2000), Nguyễn Bình Phương,
Các công trình này khảo sát những đặc điểm trong phong cách tác giả, trong
đó có đề cập đến kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vấn đề nhân vật
chỉ là một bộ phận trong tổng thể phong cách tác giả.
2.3 Phê bình những tác phẩm được dư luận chú ý:
- Mùa lá rụng trong vườn (1985)
- Thời xa vắng (1986)
- Côi cút giữa cảnh đời (1989)
- Đám cưới không có giấy giá thú (1989)
9
- Nỗi buồn chiến tranh (1990)
- Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990)
- Đi tìm nhân vật (2002)
- Cõi người rung chuông tận thế (2002)
- Gia đình bé mọn (2006)
- Giã biệt bóng tối (2008)
Các tác phẩm được phê bình với nhiều ý kiến trái ngược nhau, về nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đều thống nhất ở điểm khẳng định tiểu thuyết sau
1986 có những đột phá mới đáng kể về nghệ thuật tiểu thuyết, tính sáng tạo của chủ
thể nhà văn hiện lên trong tác phẩm khá đậm nét. Trong đó, các ý kiến khá thống
nhất khi đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết sau 1975 có sự phai giảm của yếu tố
sử thi và gia tăng yếu tố tự sự đời tư; các nhân vật được đặt trên nhiều bình diện.
Đồng thời các ý kiến cũng khẳng định tiểu thuyết thời kì đổi mới có sự thay đổi
đáng kể về tư duy nghệ thuật: sự mất dần đi của yếu tố sử thi, thế sự-đời tư trở thành
mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhân vật đa dạng và phong phú, kết cấu
truyện đặc biệt, trần thuật có nhiều biến đổi Trong đó, phải kể đến việc họ đã tạo
dựng được một kiểu nhân vật mới, một phương tiện mới để khám phá đời sống và
con người.
Ngoài những công trình đã phân loại ở trên, còn nhiều bài viết cá nhân đăng
tải trên các phương tiện cũng có đề cập đến những vấn đề liên quan đến nhiều khía
cạnh của tiểu thuyết và nhân vật. Tuy nhiên, số lượng các bài viết này rất lớn, cần
phải có thời gian và công sức mới có thể thống kê và phân loại một cách rõ ràng. Ở
đây, chúng tôi kể đến một số bài viết có liên quan gần gũi đến đề tài.
1. Đinh Thị Huyền, Nhân vật của tiểu thuyết “Hậu chiến”.
2. Phùng Gia Thế, Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học
Việt Nam sau 1986?
3-Nguyễn Thị Xuân Dung (2008), Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về
10
chiến tranh từ 1986 đến 1996,
4-Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương
đại Việt Nam.
5-Trần Thị Mai Nhân (2006) Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1986-2000
6- Trần Thị Mai Nhân (2008), Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời
kì đổi mới,
Mục đích chính của những công trình này không phải là nghiên cứu riêng thể
loại tiểu thuyết, do đó, các bài viết nói chung mới đề cập đến một vài vấn đề liên
quan đến nhân vật (hoặc quá khái quát, hoặc quá cụ thể) với tư cách là một phương
diện của nghệ thuật tiểu thuyết. Vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thời kì
đổi mới vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống thấu đáo.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát vấn đề: Thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cụ thể, chúng tôi tập trung vào việc
nhận diện một số kiểu dạng nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới (tính từ đầu những năm 80 đến nay).
- Thực tế, trong văn học đổi mới, tiểu thuyết rất phát triển, số lượng tác giả, số
lượng tác phẩm rất lớn. Trong khuôn khổ của luận văn không thể khảo sát được
toàn bộ tiểu thuyết giai đoạn này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số tác phẩm
tiêu biểu của một số tác giả: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Phạm Thị Hoài,
Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Hồ Anh Thái, Chu Lai, Bảo Ninh, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Bình Phương, Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Xuân Khánh, Thuận …
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại: một số đặc điểm thi pháp
tiểu thuyết.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp hệ thống, tổng hợp.
11
- Phương pháp so sánh
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những tiền đề dẫn đến sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.
Trong chương này người viết điểm lại những tiền đề dẫn đến sự đổi mới của
tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Từ bối cảnh đổi mới của xã hội đến những chuyển
biến của văn học và tiểu thuyết. Từ đó cho thấy sự đổi mới trong quan niệm về hiện
thực, con người đã dẫn tới những cách tân mạnh mẽ trong thế giới nhân vật tiểu
thuyết tạo nên những kiểu nhân vật mới.
Chương 2: Đặc trưng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì
đổi mới.
Trong chương này chúng tôi khảo sát và nhận diện những đặc trưng cơ bản
của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới giai đoạn này qua
một số tác phẩm tiêu biểu. Từ đó cho thấy nhân vật tiểu thuyết thời kì đổi mới có
những đặc trưng khác biệt so với giai đoạn trước. Con người được soi chiếu từ góc
độ đời tư thế sự thay cho cách nhìn sử thi, được nhìn nhận từ nhiều góc độ với
những đánh giá xác thực con người hiện diện đa dáng vẻ, đa tính cách, trong họ là
sự dung chứa cả cái tốt-cái xấu; cái thiện – ác; cái cao cả-cái thấp hèn
Chương 3: Các kiểu dạng nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới rất đa dạng và
phong phú. Ở chương này, luận văn tập trung khảo sát, nhận dạng một số kiểu dạng
nhân vật tiêu biểu: Nhân vật bi kịch; Nhân vật tha hóa; Nhân vật sám hối, tự thú;
Nhân vật cô đơn và Nhân vật dị biệt. Trong mỗi kiểu dạng nhân vật, cùng với việc
khảo sát, nhận diện, luận văn cố gắng chỉ ra một số thủ pháp xây dựng nhân vật góp
phần tạo nên thành công của nhân vật.
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ DẪN ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Từ bối cảnh đổi mới của xã hội…
Sau đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử, hòa bình lập lại trên đất nước ta. Cuộc
sống vận hành theo một quỹ đạo mới, đòi hỏi những cơ chế vận hành mới. Đại hội
Đảng VI của Đảng được nhắc đến như một mốc dấu quan trọng đánh dấu sự đổi
mới của đất nước trên mọi phương diện nhằm chống lại sự khủng hoảng. Tinh thần
của Đại hội là đổi mới trên mọi phương diện vì đổi mới là vấn đề sống còn, tồn tại
để phát triển của đất nước trong hoàn cảnh mới. Sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ, sôi
nổi, trước hết trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo
cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từ
một nền kinh tế khép kín, kinh tế Việt Nam mở cửa, hội nhập với thế giới. Sự thay
đổi này dẫn đến rất nhiều chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Khi nền kinh tế thị trường được thiết lập, những mặt trái của nền kinh tế làm
cho cuộc sống trở nên phức tạp. Nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức thay đổi. Xung
đột giữa những giá trị tinh thần và vật chất, giữa chân thực và giả dối, tầm thường
và cao thượng diễn ra mạnh mẽ trong xã hội và bản thân mỗi con người. Nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã từng nói rằng: Cuộc sống xã hội những năm 80 có nhiều tình
huống, thời khắc đậm đặc để con người bộc lộ tính cách mãnh liệt. Nhà văn Nguyễn
Khải trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm đã nói: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay
ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những
biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức
khai vỡ”.
Chính cuộc sống với những phức tạp là mảnh đất màu mỡ để nhà văn sáng tạo.
13
Ở lĩnh vực văn hóa, đầu năm 1986, Ban Bí thư ra Chỉ thị về công tác tư tưởng
(15/4/1986), mở rộng dân chủ, sau đó ra Thông báo tuyên truyền trên báo chí về phê
bình và tự phê bình (đợt 1: ngày 20-5-1986, đợt 2: ngày 21-6-1986). Cuối năm 1986
(tháng 12-1986), Đại hội Đảng VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới của Đảng về
tư duy, nhận thức, trước hết ở quan niệm đề cao thái độ nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, phát huy tinh thần dân chủ, quyền làm chủ
của nhân dân, chống sức ỳ và tính bảo thủ của quan niệm cũ, mở ra một bối cảnh
mới cho sự sáng tạo. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (1987) yêu cầu: Để thực hiện
chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang
diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, nền văn hóa, văn nghệ nước ta phải đổi
mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm; văn nghệ hiện thực xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phải thể hiện tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói
của sự thật, của lương tri: “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến
khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ
thuật, trong việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu
hiện”.
Những chủ trương, chính sách của Đảng thực sự là động lực, là đòn bẩy để văn
nghệ sĩ được sáng tạo với khả năng và tâm huyết của mình. Đặc biệt sự kiện cuộc
gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đông đảo văn nghệ sĩ trong hai ngày
(ngày 6, 7 tháng 10 năm 1987). Ở đó, các nhà văn đã phát biểu, bày tỏ mong muốn
đổi mới văn nghệ và Tổng bí thư đã đề cập đến vấn đề cần có sự “cởi trói”, đổi mới
thực sự cho văn nghệ. Tất cả đã tạo nên một bầu không khí sôi nổi, đặc biệt trong
tranh luận các vấn đề học thuật. Hai tác giả Lại Nguyên Ân và Nguyễn Thị Bình, đã
và đang sưu tầm những bài viết về không khí văn nghệ đầu thời đổi mới và tập hợp
đăng tải trên mạng Internet với cái tên: Đời sống văn nghệ đầu thời đổi mới. Tư liệu
sưu tầm được vô cùng phong phú tái hiện không khí đặc biệt trong đời sống văn
nghệ-tiền đề cho những đổi mới trong văn học. Những vấn đề cái cũ và cái mới, mối
quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, đổi mới tư duy nghệ thuật, dân chủ là trọng tâm
được bàn luận sôi nổi, kĩ lưỡng tại thời điểm đó.
14
Không khí cởi mở, dân chủ của đời sống xã hội, của cả nền văn nghệ đã kích
thích được sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, thực sự đã mở đường cho văn nghệ sĩ đến
với những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ.
1.2… Đến những chuyển đổi toàn diện của văn học
Không khí đổi mới đã thực sự đến với văn nghệ làm nên mùa bội thu cho hầu
hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình
sôi nổi bàn luận về những vấn đổi mới: Tư duy, hiện thực, vai trò sứ mệnh của nhà
văn, cái thật trong văn học, hiện thực trong văn học Tất cả nhằm mang đến một
diện mạo mới cho văn học, khiến người đọc không quay lưng lại với văn học. Một
trong những thành tựu đạt được là sự ra đời của các tiểu thuyết mang những dấu ấn
độc đáo, riêng biệt, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Hà Xuân Trường cho
rằng: “sự đổi mới không bao giờ tự nó đến mà phải thông qua đấu tranh” [12]. Các
nhà văn nói nhiều đến “mình”, “sống hết mình trên trang giấy”, “trở về với mình để
sáng tạo”, “đấu tranh với chính mình để đổi mới”, họ trực tiếp nói tới các quyền
chính đáng của người cầm bút, quyền được phát hiện những vấn đề của đời sống,
quyền thông tin cho bạn đọc, quyền tự do, phê bình. Nhà văn Hồ Phương nói: “đổi
mới tư duy trở thành thước đo tài năng và sự cố gắng của mỗi cây bút” [56]. Hoàng
Ngọc Hiến khẳng định: Bản chất của mọi sự đổi mới thực sự trong văn học nghệ
thuật ở chỗ nó tạo ra ý nghĩa mới và giải thích rõ hơn: “thời đại chúng ta đang sống
đòi hỏi một sự xác định mới ý nghĩa của nhân sinh ở nhiều mặt cốt yếu [12]. Lê Lựu
thẳng thắn bộc bạch: Nếu nhà văn cảm thấy không có gì mới trong tư tưởng, trong
nhận thức thì đừng có viết, vì khi ấy những gì viết ra sẽ bằng thừa, chúng sẽ nhạt
nhẽo và không có ích. Sự đổi mới chuyển hóa thành nhân cách, đổi mới để đóng
góp, đổi mới để tồn tại và để được viết. Mỗi nhà văn có một cách tạo nghĩa cho tinh
thần “đổi mới”, mỗi nhà thơ cấp cho chữ đổi mới một nét nghĩa, một sắc thái ý
nghĩa. Nguyên Ngọc đồng nhất sự đổi mới với sự tỉnh táo, sự trở lại chỗ đứng.
Tựu chung lại, những bàn luận đó cơ bản đều xoay quanh nhu cầu chuyển đổi
trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực; về con người; về nhà văn; về sứ mệnh,
bản chất, chức năng của văn chương; về mối quan hệ với công chúng.
15
1.2.1 Quan niệm về nhà văn
Nhà văn ở mỗi thời kì đều xác định cho mình nhiệm vụ cụ thể. Trong hai cuộc
chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, hầu hết nhà văn là chiến sĩ. Lực lượng sáng
tác đó dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên một nền văn học vận động và phát triển
theo hướng cách mạng hóa, chứa đựng tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhà văn ý
thức được nhiệm vụ của mình là phải góp sức vào chiến thắng. Nguyễn Minh Châu
khẳng định “chưa lúc nào bằng lúc này, thái độ của nhà văn trước vận mệnh chung
của dân tộc lại đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến thế” [14, tr. 45]. Nhiệm vụ cách
mạng khiến nhà văn, đôi khi, phải bỏ qua nhiều vấn đề, đôi khi phải lãng quên, né
tránh sự thật. Do điều kiện chiến tranh mà hạn chế tất yếu của văn học giai đoạn này
là: đôi khi ta quen nói một chiều, nói thắng lợi mà bỏ qua thất bại; có những lúc nói
thành tích mà không đề cập đến tổn thất; phản ánh sự đúng đắn mà bỏ qua không
nói sai lầm… tuy ai cũng biết rằng mỗi thắng lợi trong cuộc chiến tranh đều đã phải
trả giá bằng biết bao tổn thất hy sinh, thất bại và cả những sai lầm cay đắng Hàng
loạt những vấn đề thuộc đời sống riêng tư, chuyện tình yêu, tình dục trở thành
những đề tài cấm kị. Nhà văn thời chống Mỹ đến với hiện thực cách mạng của dân
tộc trong tâm thế người chép sử của thời đại mình, vừa nhằm cổ động cho các thế hệ
đương thời, vừa xây dựng những mẫu mực cho hậu thế. Bởi vậy, trong một thời
gian dài, nhà văn chỉ chú tâm phản ánh những cái tốt đẹp của đời sống, của con
người. “Công việc của nhà văn phần nào giống công việc của các vị thánh, tức là
sản xuất ra những con người cao thượng và những tình cảm cao thượng. Đấy là lí
tưởng cao cả của người cầm bút" [65, tr. 54]
Bước ra từ cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhà văn như hoàn thành sứ
mệnh của mình. Thời gian trở thành thuốc thử cho rất nhiều giá trị. Sự giãn cách đối
với những gì đã xảy ra trong quá khứ khiến con người có thể nhìn nhận lại, đánh giá
một cách chính xác hơn, khách quan hơn và công bằng hơn. Nhà văn phải nhìn vào
sự thật, nói đúng sự thật. Sự thật sẽ trở thành một mục tiêu quan trọng trong đời
sống văn học đương đại. Bảo Ninh cho rằng: “Có những người viết rất phóng túng,
rất thật, và tôi thuộc loại nhà văn phải chiến đấu để loại trừ cái giả” [55]. Không
16
ch cú th, trong cuc sng mi vi bit bao phc tp v bin ng, mi quan h
gia s phn v con ngi cng c t ra xem xột mt cỏch t m v cn
trng. Nh vn khụng cũn l ngi th kớ trung thnh ca thi i (vi nhim v
phn ỏnh) m phi l ngi trn tr, o sõu nhng vn th s nhõn sinh. Nh
vn Nguyn Huy Thip ó núi rt hay v s mnh ca nh vn: Nhiệm vụ của nhà
văn không phải là nói ra chân lí mà là thức tỉnh ý thức h-ớng về chân lí hoặc chí ít
cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con ng-ời trong họ [65, tr. 38]
Mun th, nh vn phi dng cm! Trong s bn b ca i sng mi, nh vn
bng kinh nghim, cha tỡm hiu tng tn, khỏm phỏ c nhng ý ngha
ớch thc, nhng s tht trong nhng ỏy sõu ca cuc sng, ca con ngi. Nh
vn thi i mi phi l mt nh vn húa, mt nh hot ng xó hi cú th nm
bt kp thi, sõu sc cuc sng ng i.
1.2.2 Quan nim v s mnh, bn cht, chc nng ca vn chng
Mi thi i u cú quan nim riờng v s mnh ca vn chng. Bi vn
chng luụn mang trong nú hi th ca thi i, mang du n thi i v ca th h
ngi vit. Cựng vi thi gian, hai yu t ú u thay i. Vn hc sau 1986 th
hin nhng quan nim mi v s mnh, chc nng ca vn chng.
Trong hai cuc khỏng chin va qua, vn hc ngh thut ó hon thnh xut
sc nhim v ca mỡnh. Cựng vi cỏc ngnh ngh thut khỏc, vn hc ngh thut ó
gúp phn xng ỏng to nờn sc mnh tng hp ca dõn tc, ca ng ỏnh
thng k thự. Cuc chin tranh vi mc tiờu hng u l gii phúng dõn tc. S phn
ca ton dõn tc ln ỏt mi mi quan h khỏc. iu ú cng in du rừ: Cỏi chung,
cỏi cng ng, dõn tc l quan trng nht; cỏi riờng t hu nh cha c núi n;
cha cú cỏi quyn riờng GS.TSKH. Lờ Ngc Tr ó tng kt khỏ xỏc ỏng v c
trng ca vn ngh giai on trc 1975 [70] Trc ht ú l vn hc phc v
chớnh tr () Do vic phc v chớnh tr, vn hc ng thi cng phc v cụng nụng
binh, ly cụng nụng binh lm i tng miờu t, i tng tuyờn truyn, coi cụng
nụng binh l ngi c duy nht, quan trng nht, ngi thm nh giỏ tr ca mi
sỏng to ngh thut. () V phng din ni dung, cỏc tỏc phm ca vn ngh cỏch
17
mạng hướng trước hết vào việc ghi chép những thành tích, những chiến công,
những hành động tốt đẹp của con người trong lao động, chiến đấu, tức là cuộc sống
mới và con người mới. Văn học chỉ cần phản ánh hiện thực, ghi chép trung thực đời
sống cũng đã đủ, cũng đã có ý nghĩa to lớn. Một yêu cầu khác của phương pháp
hiện thực xã hội chủ nghĩa là nhiệt tình khẳng định, ca ngợi. Cảm hứng lạc quan,
anh hùng phải là cảm hứng cơ bản của tác phẩm. Gắn liền với cảm hứng anh hùng
là yêu cầu về tính đảng và tính nhân dân. Yêu cầu này đòi hỏi nhà văn trong sáng
tác của mình phải công khai đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và quần chúng
lao động, bảo vệ những tư tưởng của Đảng, đường lối, chính sách của Nhà nước”.
Sáng tác văn học được coi là hình thức giáo huấn đạo đức tuyên truyền chính trị, là
phương diện cải tạo phong hóa xã hội.
Sau 1975, thay cho một thế giới phân cực với những kẻ thù cụ thể, hữu hình
trong chiến tranh là một thế giới với bao nỗi đa đoan của cuộc đời và lòng người,
văn học phải tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với tất cả những nẻo khuất,
góc tối, những mầm mống của cái xấu, cái ác manh nha trong mỗi con người. Trong
cuộc chiến này, xác định đúng đối tượng để đấu tranh đã khó, dứt bỏ nó ra khỏi máu
thịt của mình, khỏi những gắn bó thân yêu của mình còn khó hơn nhiều. Bởi vậy,
không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời tư nổi bật lên như một vấn đề trung tâm
của mọi nỗ lực sáng tạo trong tiểu thuyết đương đại. Ngay cả những tác phẩm viết
về đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn với quy mô hiện thực rộng lớn, nhiều tầng,
nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời sống thông
qua tâm điểm nhân vật. Những vui, buồn, được, mất… của con người đã đi vào văn
chương một cách chân thực, nhân bản và giàu tính hướng thiện. Văn chương trở
thành những suy tư, trăn trở về xã hội, về dân tộc, đặc biệt là con người và nó không
còn chịu sự phán xét nghiêm ngặt của tính Đảng hay tính Nhân dân, tính giai cấp.
Thêm vào đó, trong cách nhìn nhận mới, văn học gia tăng yếu tố trào lộng, giễu
nhại, để chứng tỏ nó thể nghiệm quan niệm về tính “trò chơi” của văn chương.
Theo Nguyễn Thị Bình, nghệ thuật bao giờ chả có hư cấu, bịa đặt, nhưng hư cấu ở
văn chương truyền thống là để thuyết phục người đọc tin vào tính chất thật của câu
18
chuyện được kể. Còn ở “trò chơi tiểu thuyết” bây giờ, sự hư cấu, bịa đặt lại cố cho
lộ liễu để vừa gián cách người đọc với câu chuyện, vừa gây men ngờ vực trong họ.
Không đặt mục tiêu thuyết phục độc giả, nhà văn bày ra một cuộc chơi, bước vào
cuộc chơi ấy, độc giả có thể vừa thưởng thức, vừa chứng nghiệm. Thiên sứ mở đầu
với lời ghi chú “cuốn sách này bắt đầu từ một điển tích của nhà văn G.G và những
chuyện khó tin của nhà văn F”. Các chương như sự lắp ghép ngẫu nhiên những
“mảnh vụn” rời rạc của hiện thực, những chi tiết như “tiện đâu kể đấy”. Cuộc “chơi
kết cấu”, “chơi nhân vật” được công khai ngay từ hình thức văn bản, từ cách đặt tên
chương mục đến cách mô hình hóa nhân vật. Mỗi nhân vật giống cuộc thử nghiệm
của một “cái tôi” nhỏ bé, tính cách nhân vật không được nhà văn lý giải mà được
người đọc quan sát từ “cuộc chơi” của chúng. Tạ Duy Anh xác nhận tính trò chơi
trong Thiên thần sám hối bằng lời tựa: “Câu chuyện khó tin này là của một đứa trẻ
còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao”. Mười
lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái có một khế ước mà tác giả đã thảo ra trước
bạn đọc: “Các anh nên đọc hết cuốn sách này. Đọc xong các anh có thể tin hoặc
không, vì những chuyện tôi kể có thể rất nghiêm túc hoặc có thể hết sức tầm
phào”. Bên cạnh đó, tác phẩm còn là trò chơi cấu trúc. Nguyễn Bình Phương tạo
cho Thoạt kỳ thủy cấu trúc đứt gãy, nhảy cóc liên tục, đan cài vô thức với hữu
thức, tô đậm cái bất lực của ngôn từ. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Vân Vy
(Thuận), Blogger (Phong Điệp)… đan xen bản thảo của một nhân vật được lồng
trong tác phẩm chính. Như trò soi gương, hai văn bản đó phản chiếu nhau để
nhân lên bội lần ý nghĩa của chúng. Tính trò chơi của văn học đã giúp nhà văn
mạnh dạn sáng tạo.
1.2.3 Quan niệm về hiện thực
Văn học luôn phản ánh hiện thực. Hiện thực được xem là môi trường, là mảnh
đất để nhà văn phân tích lí giải, chiêm nghiệm cuộc sống và con người. Mỗi nền văn
học, mỗi giai đoạn phát triển của văn học đều có những hiện thực lớn, bao trùm, thu
hút sự quan tâm của xã hội nói chung, của nhà văn nói riêng. Hiện thực trước 1975
là đời sống chính trị xã hội với hai nội dung chính: cuộc đấu tranh vệ quốc và công
19
cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây chính là những mảng hiện thực tập hợp
những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã
hội, thể hiện những nét bản chất nhất trong thời kì lịch sử đó. Sự giới hạn trong
phạm vi hiện thực khiến cho nhà văn khó có thể phát huy hết khả năng của mình,
đồng thời gặp phải nhiều khó khăn trong việc phản ánh gương mặt chân thực, toàn
vẹn của lịch sử, của đời sống. Thực tế sáng tác thời kì trước 1975 cho thấy đối
tượng phản ánh lớn nhất của văn học là đời sống chính trị - xã hội. Tuỳ theo vốn
sống và sở trường của mình, mỗi nhà văn tìm đến một miền đất riêng để dụng võ:
Đào Vũ, Nguyễn Khải, Chu Văn …. khai thác đề tài cuộc sống lao động xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm, Con đường mòn ấy,
Xung đột, Vùng quê yên tĩnh ). Đó là những hậu phương rộn rã thông tin chiến
đấu, tràn ngập tinh thần cách mạng và yêu nước; là những nông thôn hăng say trong
công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa Các nhà văn đã mang đến niềm
tin lạc quan vào cuộc sống mới, vào những đổi thay tốt đẹp cho cuộc sống của nhân
dân, vào mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nguyễn Thi, Phan Tứ, tập trung
thể hiện đề tài chiến tranh. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến hào hùng, oanh
liệt của dân tộc việt Nam với đế quốc Mĩ và tay sai đã được các nhà văn phản ánh
chân thực trong các tác phẩm của mình. Đó là hiện thực lớn nhất trong Người mẹ
cầm súng (Nguyễn Thi), Dấu chân người lính, (Nguyễn Minh Châu), …. Mẫn và
Tôi (Phan Tứ)… Những tác phẩm này đã làm sống lại những thời khắc quan trọng
của lịch sử dân tộc trong khí thế tiến quân hào hùng, thấy được sức mạnh và niềm
tin quyết thắng của cả dân tộc. Và cho dù thể hiện đề tài nào, qua đó, người đọc đều
thấy tầm vóc vĩ đại của con người Việt Nam – những con người đấu tranh để giành
độc lập, cũng những con người ấy vươn tới tương lai bằng sức mạnh phi thường.
Chiến tranh qua đi, với người viết, một vùng hiện thực cần được nhìn nhận lại.
Xoay quanh vấn đề này có những câu hỏi đặt ra: hiện thực thế nào? mức độ tìm hiểu
và phản ánh hiện thực? Phạm vi của hiện thực? Rất nhiều nhà nghiên cứu thảo
luận về quan niệm hiện thực.
Nhà văn Nguyên Ngọc trăn trở Đổi mới trước hết là sự tỉnh táo, cho rằng:
20
“Không dùng từ đổi mới mà dùng từ trở lại. Có một lúc nào đó ta đã nhìn nhận
không đúng, hành động không đúng, không đúng với hiện thực, không đúng với quy
luật. Nay trở lại chỗ đúng. Đổi mới không phải là bịa ra một cái gì mới, chưa từng
có, mà là trở lại nhìn nhận hiện thực sao cho tỉnh táo hơn, khách quan hơn, hiện
thực hơn, hiện thực đúng như nó có, không tô vẽ, không che giấu, không cắt xén.
Nhìn nhận một cách tỉnh táo và dũng cảm. Hiện thực ngày nay đa dạng, phức tạp,
muốn khai phá nó phải tiếp cận từ nhiều phía, bằng nhiều cách” [12]. Nhà văn
Nguyễn Tuân cho rằng Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật sẽ có nhiều tác
phẩm hay: “Lâu nay, người ta đề cập đến một thứ hiện thực một chiều, chứ không
phải hiện thực như nó đang có, tôi gọi những tác phẩm đó là theo một thứ hiện thực
“ảo huyền” ( ) là hiện thực ảo ( ) Đổi mới trong văn học theo tôi phải gọi sự vật
đúng với cái tên của nó, phải phản ánh hiện thực trong cái vẻ toàn diện, nhiều
chiều, nhiều mặt của nó chứ không chỉ một chiều” [12]. Như vậy, chúng ta có thể
thấy, hai ý kiến trên đã đề cập đến vấn đề thay đổi cách nhìn nhận về hiện thực.
Trước hết, cần có một tư duy mới về hiện thực: nhận thức đúng, đầy đủ về hiện
thực. Nhà văn vừa đi sâu khám phá bản chất đồng thời phải mở rộng diện phản ánh
của hiện thực.
Cùng viết về chiến tranh, trước 1975, phản ánh số phận cộng đồng qua chiến
tranh là nhiệm vụ; sau 1975, những biến cố lịch sử chỉ là yếu tố ngoại cảnh trong
mối quan hệ với số phận cá nhân. Nếu vấn đề đặt ra trong Hòn đất (Anh Đức), Mẫn
và Tôi (Phan Tứ) là sức mạnh vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân, là chủ nghĩa
anh hùng cách mạng trong mỗi hình tượng nhân vật thì trong Chim én bay (Nguyễn
Trí Huân), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), …. người
đọc lại cảm nhận: chiến tranh như những yếu tố ngoại cảnh chi phối sâu sắc đến số
phận cá nhân con người. Chính vì vậy, cách đánh giá về chiến tranh cũng thay đổi.
Người đọc nhận thấy sâu sắc sự tàn nhẫn của chiến tranh hằn in trên số phận mỗi
con người.
Đề tài về người nông dân, về nông thôn cũng mang diện mạo mới. Vẫn là
những làng quê quen thuộc, nhưng không khí ngột ngạt, căng thẳng. Các nhà văn
21
thời kì đổi mới dũng cảm viết về nông thôn trong những biến cố lớn của lịch sử: cải
cách ruộng đất, công cuộc sửa sai, thời kì bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã,
khoán 10 trong sản xuất Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường, Bến không chồng của Dương Hướng và Dòng sông mía của Đào Thắng,
người đọc đều cảm nhận về một không khí bức bối, rối loạn thời kì cải cách ruộng
đất. Nhịp điệu gấp gáp của tiếng trống, của những lời đấu tố đưa người đọc trở về
với nông thôn Việt Nam trước năm 1945 những kì thu tô, thuế. Day dứt hơn,
Nguyễn Khắc Trường đã khắc họa một “mảnh đất” thật sự “lắm người nhiều ma”-
ma lớn, ma nhỏ sinh sôi nảy nở trong không gian nông thôn ngày đấu tố. Con người
ta dường như đánh mất nhân tính trong bối cảnh đen tối như vậy.
Sự đào sâu hiện thực ở những mảng đề tài quen thuộc đã đem đến cho tiểu
thuyết một khuynh hướng phát triển: khuynh hướng nhận thức lại quá khứ.
Trong xu hướng mong muốn nhận thức sự thật, nói thật, hiện thực trong văn
học sau 1975 đã thay đổi. Đó là thứ hiện thực được mở rộng: từ một hiện thực được
giới hạn trong sự chi phối của hệ thống đề tài có định hướng đến một hiện thực toàn
vẹn hơn với sự phong phú đa dạng của đề tài. Những mảng đề tài từ hiện thực chính
trị đến cuộc sống đời tư, từ sinh mệnh lớn lao của cả cộng đồng đến những số phận
cá nhân với bao bộn bề phức tạp … đã đem đến cho văn học một gương mặt mới
mẻ, chân thực, đậm chất nhân văn và thật sự gần gũi với con người.
Thế hệ nhà văn đương đại tìm cảm hứng trong các sự kiện thường nhật. Không
còn khái niệm vùng cấm đối với các nhà văn. Các thế hệ người cầm bút ngày càng
khai phá những mảng hiện thực mới. Từ đó, đối tượng của văn học trở nên phong
phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Những tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thượng
ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu Võ Thị Hảo,… đã đưa người đọc phiêu
du vào những miền hoang sơ, bí ẩn của cõi tâm linh , Ma Văn Kháng khai phá
một mảnh đất có khả năng lay động mãnh liệt lớp người muốn ngăn cản sự xói mòn,
băng hoại đạo đức truyền thống, muốn bảo vệ, giữ gìn đạo lí truyền thống trong gia
đình (Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú …).
Không chỉ có hiện thực được mở rộng, trong xu thế mới, hiện thực còn được
22
sáng tạo. Bởi lẽ, có một thế giới mới, khác với nhận thức thông thường xuất hiện:
thế giới của những người điên, bất bình thường về tâm lí, thế giới của những giấc
mơ. Nhà văn Ngô Tự Lập cũng cho rằng: “Ngay cả hiện thực cũng chỉ là một giấc
mơ, một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc mơ với những đường bay của mê lộ” [45].
Trong văn học đổi mới, chính bản thân người viết cũng là một hiện thực. Ngày càng
xuất hiện nhiều tác phẩm mang tính chất tự truyện. Hiện thực là sự trải nghiệm của
chính cá nhân. Nhà văn có điều kiện bộc lộ những cách nghĩ, cách nhìn và tiếng nói
riêng trước những đòi hỏi khẩn thiết của hiện thực cuộc sống. Một cõi nhân gian bé
tí (Nguyễn Khải), Thời xa vắng (Lê Lựu), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn
Kháng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),… dù đậm nhạt đều có tính tự thuật, cho
thấy kinh nghiệm cá nhân của người sáng tác trước những vấn đề của nhân sinh, thế
sự. Văn học chối bỏ sự minh họa và hiện thực một chiều, tạo ra một hiện thực đa
dạng, sáng tạo hiện thực qua trải nghiệm cá nhân, gợi lên những suy nghĩ về đạo
đức, nhân cách, đồng thời giải thích động cơ của những cách ứng xử, những kiểu
quan niệm sống khác nhau. Hồ Anh Thái đã từng quan niệm: “Hiện thực là những
gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm” [63,
tr.269].
Những thay đổi trong quan niệm về hiện thực đã dẫn đến những cách tiếp cận
phản ánh mới khác với truyền thống. Hiện thực được thể hiện không đơn giản
xuôi chiều như trước mà đa dạng, phong phú và được soi chiếu từ nhiều kinh
nghiệm bằng cả kinh nghiệm cộng đồng và kinh nghiệm cá nhân với những
quan điểm nhân bản khác nhau. Khái niệm hiện thực được mở rộng, xuất hiện
nhiều khuynh hướng cảm nhận hiện thực: Có khuynh hướng nhận thức lại hiện
thực; có khuynh hướng đạo đức, thế sự, có khuynh hướng triết luận về mọi vấn đề
của đời sống. Văn học ngày càng đi tới một quan niệm biện chứng và toàn vẹn về
hiện thực. Nhân vật Đoài trong Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp) nói rất ngắn gọn
xác đáng về cuộc sống: "Cốc rượu này tôi dâng cuộc sống. Rượu vừa ngọt vừa cay.
Ai chấp nhận cuộc sống thì cầm lên cho. Cuộc sống dù khỉ gió nhưng đẹp tuyệt vời".
Cuộc sống là như vậy! Hiện thực được mở ra với nhiều nội dung, nhiều tính chất,
23
chứa đựng những nghịch lí đòi hỏi nhà văn phải thật tinh tường, trung thực mới có
thể nắm bắt và thể hiện. Như vậy, có thể thấy, quan niệm về hiện thực của các nhà
văn sau 1975 đã có sự thay đổi lớn. Hiện thực vừa là đời thực, vừa là hiện thực tâm
lí và thậm chí là hiện thực tâm linh. Tuy nhiên, dẫu là hình thức nào, hiện thực ấy
vẫn mang hơi thở cuộc sống đương đại, vẫn tái hiện số phận cá nhân con người. Sự
thay đổi trong quan niệm hiện thực đã dẫn đến sự đa dạng các phương thức phản
ánh. Và cùng với nó, một thế giới mới mở ra trước mắt người đọc với nhiều kiểu
người trở thành những kiểu dạng nhân vật mới trong văn học.
1.2.4 Quan niệm về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là vấn đề cốt lõi của ý thức nghệ thuật, chi
phối toàn bộ hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Bởi vậy, quan niệm nghệ
thuật về con người là điểm rất quan trọng trong tư duy của người viết. “Quan niệm
nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa
thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên
giá trị thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật” [22]. Như vậy, quan niệm nghệ thuật
về con người chính là sự lý giải, khám phá con người, tức là cái nhìn, cách thụ cảm
của nhà văn về con người, những nhận xét, đánh giá về nó, nhưng sự “cảm thấy”, sự
lý giải, đánh giá đó đã chuyển hóa thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp…
thể hiện con người trong văn học, nó phải tạo nên giá trị nghệ thuật-thẩm mỹ cho
nhân vật. Quan niệm nghệ thuật về con người là vấn đề trung tâm của văn học. Đó
là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới thông qua số phận con người. Văn học 1945-1975
với cảm hứng sử thi, chủ yếu quan tâm, khám phá con người với tư cách là động lực
cách mạng, là một phần quan trọng của cộng đồng. Đó cũng là con người xã hội,
con người của tầng lớp, giai cấp.
Việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là nguyên nhân chi phối sự
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người bởi nó đồng nghĩa với sự thay đổi vị thế
của con người trong văn học: từ vai trò là điểm nhìn để nhà văn quan sát lịch sử xã
hội trở thành đối tượng quan sát của nhà văn (từ phương tiện trở thành đối tượng).
Sau 1975, con người với bản chất là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”
24
(K.Mark) quay trở về cuộc sống thời bình, đối diện với bao khó khăn, phức tạp. Đời
sống cá nhân của con người với các mối quan hệ chồng chéo trở thành đối tượng
thứ nhất của văn học. Mỗi con người vừa là thành viên của một thể chế xã hội, cũng
vừa là một con người cá nhân trong mối quan hệ với chính mình, với gia đình, với
người thân, bạn bè …. Nhân vật được nhìn ngắm, soi chiếu trên trục lịch đại, là hình
ảnh của hiện tại nhưng được đặt trong quá khứ để hiểu rõ về bản thân. Các nhân vật
văn học đổi mới luôn có ý thức nhìn nhận về quá khứ để lí giải chính bản thân mình,
để tự thú, để sám hối. Điều này chứng minh con người không phải là một thực thể
siêu hình mà luôn vận động, biến đổi, ngày càng tiến tới cái Chân - Thiện - Mỹ.
Trong sự vận động của chính bản thân: Con người tự nhận thấy cái cao cả - cái thấp
hèn; cái tốt - cái xấu… trong chính mình. Như thế, với tư cách là đối tượng của văn
học, con người phải được nhìn nhận như một nhân cách đích thực trong tính tổng
thể và toàn vẹn, được soi chiếu từ mọi mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị
liên quan tới con người mà trong đó, giá trị xã hội chỉ là một yếu tố.
Vì đời sống cá nhân là đối tượng hàng đầu nên những gì thuộc về cá nhân đều
được các nhà văn nỗ lực khai thác, khám phá. Nếu nhân vật của giai đoạn trước
thường được nhấn mạnh ở góc độ xã hội giai cấp, tầng lớp thì nhân vật thời kì đổi
mới được đặc biệt quan tâm thể hiện với tư cách cá nhân, với thế giới tâm hồn đầy
bí ẩn. Những trăn trở, những suy tư, dằn vặt của nhân vật được nhà văn khắc họa
sâu sắc nhằm thể hiện rõ hơn con người cá nhân. Thế giới nội tâm của con người
được khám phá ở bình diện ý thức, tiềm thức và vô thức. Cùng với nó, đời sống cá
nhân cũng được thể hiện rõ nét hơn. Những khát vọng, mong ước mang tính chất
bản năng được nói đến nhiều hơn và thực tế điều này là tâm điểm của văn học giai
đoạn đầu đổi mới. Vấn đề hạnh phúc cá nhân, tình yêu gắn với tình dục được nhắc
đến như một phần tất yếu của con người và mang đầy tính nhân bản.
Văn học mở rộng khám phá con người trên nhiều bình diện: con người xã hội,
con người tự nhiên và con người tâm linh. Với con người, yếu tố xã hội (tồn tại
trong xã hội, quan hệ xã hội với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung
đột…) không còn mang tính duy nhất. Văn học ngày càng tiếp cận bề sâu của con