Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 110 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ THÙY LINH



THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC NHÌN
TƯ DUY NGHỆ THUẬT



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam



Hà Nội – 2011
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ THÙY LINH


THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC NHÌN
TƯ DUY NGHỆ THUẬT




LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34



Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Bá Thành

Hà Nội – 2011
4

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………… …………3
2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………… … 5
3. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… …… 9
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………10
5. Kết cấu luận văn ……………………………………………………………10


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƢ DUY THƠ VÀ TƢ DUY THƠ
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Tư duy thơ ………………………………………………………………11
1.1. Tư duy thơ là một phương thức tư duy nghệ thuật……….… …11
1.2. Tư duy thơ Trần Đăng Khoa………………………….…………14
2. Qúa trình sáng tác và quan niệm về thơ của Trần Đăng Khoa…….… 18
2.1. Sự xuất hiện của một thần đồng thơ ………………………… 18
2.2. Thơ Trần Đăng Khoa ở tuổi trưởng thành …………………… 23
2.3. Quan niệm thơ qua “Chân dung và đối thoại”……………….…27
3. Tiểu kết……………………………………………………………… …31

CHƢƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Cái tôi trữ tình xưng “em” và tư duy trẻ thơ hồn nhiên ……………….33
2. Cái tôi chiến sĩ và sự gia tăng yếu tố luận lý, yếu tố nội cảm……….…40
3. Tư duy thơ hướng ngoại qua một số nhân vật trữ tình khác ……… …46
3.1. Những sự vật được nhân hóa………………………………….…46
3.2. Những người thân trong gia đình ……………………………….51
3.3. Anh bộ đội……………………………………………………….57
5

3.4. Bác Hồ……………………………………………………… 63
3.5. Những người lao động chân quê và bất khuất ……………… 65
4. Tiểu kết …………………………………………………………….….68

CHƢƠNG 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Biểu tượng trong thơ Trần Đăng Khoa …………………………….…71
1.1. Biểu tượng trong thơ ………………………………………… 71
1.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Đăng Khoa .…… 73

1.2.1. Góc sân ……………………………………………….…73
1.2.2. Khoảng trời …………………………………………… 76
1.2.3. Mưa …………………………………………………… 80
2. Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa ……………………………….…84
2.1. Ngôn ngữ trong tư duy thơ ………………………………… ….84
2.2. Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa ……………………….….86
2.2.1. Ngôn ngữ trong thơ tự do …………………………….….87
2.2.2. Ngôn ngữ trong thơ truyền thống ……………………….96
3. Tiểu kết ……………………………………………………………… 98

KẾT LUẬN………………………………………………………………………100
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 105









6

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, văn học Việt
Nam nói chung và thơ ca nói riêng đã hòa vào khí thế chung của đất nước,
góp phần ngợi ca cuộc kháng chiến thần kì của toàn dân tộc. Thơ ca chống
Mỹ là thiên anh hùng ca của một dân tộc anh hùng, ghi lại tấm lòng yêu nước

thiết tha cũng như niềm tin bất diệt vào một tương lai tươi sáng. Giữa dàn
đồng ca đa thanh, đa điệu ấy đã vút lên một giọng ca hồn nhiên, trong trẻo,
chan chứa tình cảm yêu thương của một em bé yêu thơ bên dòng sông Kinh
Thày. Thần đồng thơ ca có lẽ là từ thích hợp nhất để nói về nhà thơ Trần
Đăng Khoa cùng những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy.
Khi nhận xét thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Thanh Vân đã cho rằng: “Thơ
Khoa gợi rõ và làm cho ta yêu mến biết bao quê hương bình dị, thân thuộc và
đang đổi mới, những con người lao động cần cù, vất vả, một quê hương gắn
bó biết bao với sự nghiệp chiến đấu và xây dựng” [37, tr. 151]. Xuất phát từ
một cậu bé thích làm thơ, đến với thơ như một em bé đến với trò chơi yêu
thích, Trần Đăng Khoa đã trở thành một nhà thơ thiếu nhi tài năng, tiêu biểu
cho những nhà thơ “nhí” cùng thời. Những bài thơ đầu tiên của Khoa đã
nhận được những lời động viên, khích lệ của bạn bè, thầy cô và gia đình.
Chính điều này đã kích thích lòng nhiệt tình, hăng say sáng tác của cậu bé.
Tài năng sớm bộc lộ, lại nhận được sự quan tâm, dìu dắt của các nhà thơ lớn
đương thời như nhà thơ Xuân Diệu, Tố Hữu…thơ Khoa viết ngày càng
chững chạc hơn, có chiều sâu hơn trong suy nghĩ cũng như mạch nguồn cảm
xúc. Năm 1970, khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, chiến tranh tạm
lắng xuống, tâm trí nhà thơ trẻ lại có cơ hội được thỏa sức bay bổng cùng
những câu chuyện cổ dân gian. Cùng lúc này, trên văn đàn Việt Nam, hầu
hết các nhà thơ đều chú ý đến một thể tài lớn là trường ca, Trần Đăng Khoa
cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, cậu bé đã quyết định thử bút, và
7

thế là trường ca “Đi đánh thần hạn” ra đời. Đối với một cậu bé vốn sống
không nhiều, kinh nghiệm còn ít thì tác phẩm này có thể xem như là một
thành công bước đầu trên con đường thể nghiệm ngòi bút trong một thể tài
có yêu cầu phức tạp về nội dung và nghệ thuật. Sự kiện này đã đánh dấu cho
sự ra đời sau đó của những trường ca khác: “Trừng phạt”, “Khúc hát người
anh hùng”… Năm 1974, với “Khúc hát người anh hùng”, Khoa đã có một

bước chuyển khá dài trên con đường sáng tác. “Thế là Khoa đã lớn thực rồi!
Mới ngày nào còn sửng sốt về tài thơ của em bé lên tám, chín tuổi. Bây giờ
em đã nói toàn chuyện người lớn, chuyện chính trị, chuyện thời đại, lại còn
bàn luận triết lí nữa. Những người yêu mến thơ Khoa đều rất mừng” [30] –
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã có những lời nhận xét tích cực về Trần
Đăng Khoa như vậy khi đọc tác phẩm này.
Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trần Đăng Khoa tạm gác giấc
mơ vào đại học để lên đường nhập ngũ. Năm 1985, Trần Đăng Khoa cho in
tập thơ “Bên của sổ máy bay”, đánh dấu một hình ảnh mới mẻ, trưởng thành
của nhà thơ – chiến sĩ. Tuy vậy, trong tập thơ này Trần Đăng Khoa dường
như vẫn chưa vượt lên được cái bóng của chính mình trong quá khứ. Nói như
tác giả Vũ Nho thì: “Anh bộ đội Trần Đăng Khoa vẫn làm được những bài
thơ hay được tặng giải thưởng hẳn hoi, nhưng những bài thơ đó hay ở mức
có thể có những người làm được. Nó không hay ở mức độc nhất vô nhị, chỉ
có một Trần Đăng Khoa mới viết nổi như thơ tuổi mới đến trường” [37, tr.
30]. Sau khi tốt nghiệp tại trường viết văn Nguyễn Du, năm 1986 Trần Đăng
Khoa sang Liên Xô tu nghiệp 7 năm tại trường viết văn Macxim Gorki. Năm
1992 ông về nước, tham gia công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Đến năm
1998, Trần Đăng Khoa đã đánh dấu sự trở lại văn đàn của mình bằng một
tiếng vang lớn với tác phẩm bình luận văn học “Chân dung và đối thoại”.
Trần Đăng Khoa là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, theo sát hành trình nghệ thuật của ông, chúng ta thấy rằng
thành công quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông là thơ ca. Thơ Trần
8

Đăng Khoa, đặc biệt là những vần thơ viết trong giai đoạn thiếu nhi là những
vần thơ độc đáo có một không hai trong văn học Việt Nam hiện đại.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nó mang
trong mình khả năng biểu hiện đa dạng nhờ vào khả năng biểu hiện của ngôn
ngữ thơ luôn luôn phong phú. Tư duy thơ là một vấn đề lí luận mới và hấp

dẫn. Nghiên cứu thơ từ góc độ tư duy sẽ là một hướng tiếp cận mới mẻ, có
thêm những đóng góp mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học. Trong phạm
vi đề tài này, chúng tôi mong muốn vận dụng những lí luận của tư duy thơ để
nghiên cứu, đi sâu phân tích từng giai đoạn phát triển trong đời thơ Trần
Đăng Khoa, từ đó tìm ra những điểm riêng biệt tạo nên phong cách thơ của
tác giả này.

2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử phát triển của ngành lí luận, phê bình văn học Việt Nam,
chúng ta có thể thấy rằng số lượng các tác phẩm nghiên cứu về tư duy nghệ
thuật, tư duy thơ là không nhiều. Tác phẩm “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện
đại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bá Thành xuất bản năm 1996 được xem
là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu vào vấn đề này. Theo tác giả Nguyễn
Bá Thành thì tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng
trực quan, là việc hình tượng hóa hiện thực khách quan theo những nhận
thức chủ quan. Vì vậy, tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế
giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo. Đặc điểm chính trong tư
duy nghệ thuật, cũng như sự khác biệt của nó với tư duy khoa học là ở chỗ
“tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng
nhận thức của tư duy” [48, tr.55]. Tư duy thơ là phương thức nhận thức và
biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn ngữ, vì vậy tư duy thơ
là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Do
chịu sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại
mà vị trí của cái tôi trữ tình có những sự thay đổi nhất định. Vì vậy tư duy
9

thơ, nói cách khác chính là sự phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy
thời đại. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Bá Thành đã đưa
ra những quan điểm lí luận về tư duy thơ tương đối đầy đủ, cụ thể. Ngoài ra
trong tác phẩm này phần nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa cũng đã chú ý

đến tư duy thơ trẻ từ góc độ năng khiếu. Vì vậy, chúng tôi xem tác phẩm này
là những định hướng lí luận cơ bản để tiến hành các bước tiếp theo trong
việc nghiên cứu đề tài.
Năm 2006, nhà xuất bản giáo dục đã cho in cuốn “Từ điển thuật ngữ văn
học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong
đó có đề cập đến khái niệm tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là một
phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải
quyết nhiệm vụ thẩm mĩ. Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật
làm hiện thực trực tiếp của nó, bao gồm hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các
hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Trên cơ sở tư duy nghệ
thuật, người ta tạo ra các tư tưởng và quan điểm nghệ thuật, lựa chọn các
phương tiện và biện pháp nghệ thuật. Thơ Trần Đăng Khoa viết trong thời
thơ ấu là một giọng thơ tiêu biểu và đặc biệt. Vì vậy, không có gì lạ khi có
nhiều người yêu thơ Trần Đăng Khoa, nghiên cứu và phê bình thơ của tác giả
này. Những bài phê bình thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu được in trên nhiều tờ
báo lớn như Tiền phong, Văn nghệ, Nhân dân, Phụ nữ Việt Nam, An ninh
thế giới…Có thể kể đến những bài viết đáng chú ý như: “Em kể chuyện này”
trên báo Văn nghệ số 452 (1972) của tác giả Lê Đình Kỵ, “Thơ em Khoa”
của nhà thơ Xuân Diệu in trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” năm 1973,
“ Đọc Góc sân và khoảng trời” trên báo Nhân dân số 7344 (9/6/1974) của
tác giả Phong Lan, “Đọc Khúc hát người anh hùng” in trên báo Văn nghệ số
29 (1975) của tác giả Bàng Sỹ Nguyên, “ Nhà thơ non trẻ của Việt Nam”
trên báo Văn nghệ Hải Hưng số 6 (1975) của tác giả N.Niculin, “Đọc tập thơ
Bên của sổ máy bay” in trong tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 2/1987 của
tác giả Hồng Diệu, “Nói về thơ Trần Đăng Khoa” in trên báo An ninh thế
10

giới số 116 (11/3/1999) của nhà thơ Tố Hữu…Bên cạnh những bài viết rải
rác của các tác giả trên các báo và tạp chí còn có một số lượng khá lớn những
tác phẩm mang tính chuyên luận, nghiên cứu sâu về thơ Trần Đăng Khoa.

Trong bài “Thơ Trần Đăng Khoa – Nhà thơ Việt Nam hiện đại” (NXB Khoa
học xã hội – 1984) tác giả Vân Thanh lí giải về thế giới thơ Trần Đăng Khoa,
đó là sự bắt nguồn từ những cảnh vật, những sinh hoạt quen thuộc. Đọc thơ
Trần Đăng Khoa người đọc như được gội trong một không khí riêng biệt,
không thể nhầm lẫn của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thơ Khoa nắm bắt được
những màu sắc, âm thanh, hương vị của thế giới bên ngoài, cảnh vật dưới
ngòi bút ấy như có hình nét và tâm hồn. Đồng thời tác giả cũng nhận định
rằng khi Trần Đăng Khoa đã là một nhà thơ trưởng thành, thơ Khoa vẫn tiếp
tục gợi được sự chú ý của người đọc, nhưng cả người viết và người đọc hôm
nay vẫn đang đòi hỏi ở nhà thơ một nội dung mới, một giọng điệu khác.
Trong bài viết “Trần Đăng Khoa trước con đường hình thành một cá tính
thơ” (NXB Văn học – 1997), tác giả Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử lại
viết dưới dạng một cuộc trò chuyện để đưa ra những nhận xét, đánh giá về
giai đoạn thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa. Tác phẩm bàn về thơ Trần
Đăng Khoa tương đối đầy đủ được xuất bản gần đây nhất là cuốn “Trần
Đăng Khoa thần đồng thi ca” (NXB Văn hóa thông tin – 2000) của tác giả
Vũ Nho. “Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” gồm có 3 phần, chủ yếu tập
trung bàn về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn thiếu nhi, tác giả cũng tập
hợp một số bài bình, nghiên cứu của một số tác giả khác như Phạm Hổ, Tố
Hữu, Xuân Diệu, Lại Nguyên Ân, Phạm Khải, Lê Thường…Khi nói về thơ
Trần Đăng Khoa, tác giả Vũ Nho đã liệt kê các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn
trong thơ Khoa, mà trước hết là ở cách xưng hô và một thế giới riêng kì diệu
khiến “người ta ngạc nhiên, khoái trá vì cách quan sát tinh tế, cách nhìn nhận
sự vật hồn nhiên, cách liên tưởng rất riêng, cùng với cách nói lên những gì
nghĩ ra, cảm được và trông thấy”. Tác giả Vũ Nho còn phát hiện ra sức hấp
dẫn trong thơ Khoa là “linh hồn của thơ tình cảm”, thơ Trần Đăng Khoa gắn
11

bó với bao thế hệ bạn đọc còn bởi chất liệu dân gian được sử dụng nhuần
nhuyễn từ kết cấu, hình tượng đến ngôn từ, thể tài, giọng điệu…Khi “Chân

dung và đối thoại” ra đời, các thông tin, bài viết phản hồi đã được tập hợp
khá đầy đủ trong cuốn “Xung quanh cuốn Chân dung và đối thoại của Trần
Đăng Khoa” (NXB Thanh niên – 1999). Những phát biểu khách quan mang
tính học thuật đóng góp cho sự phát triển của hoạt động văn học là nội dung
chính của tác phẩm này.
Song song với các bài viết, các tác phẩm bình luận, nghiên cứu trên, thơ
Trần Đăng Khoa còn thu hút một số lượng lớn các công trình nghiên cứu của
nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh yêu mến thơ ông. Theo nhà
thơ ước tính thì đến nay đã có hơn 20 luận án tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến
sỹ viết về các sáng tác của ông. Chuyên luận“Tìm hiểu vài nét về thế giới
nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi” của tác giả Hoàng Thị
Hạnh viết năm 1989 đã thông qua việc khảo sát trên tác phẩm để tìm ra lí do
tạo nên những thành công về nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa, đồng thời
phát hiện thêm những ý kiến đánh giá để đi tới một nhận định chung nhất về
thơ Trần Đăng Khoa. Trong luận văn thạc sỹ “Thế giới nghệ thuật thơ Trần
Đăng Khoa”, tác giả Chu Thị Bích Thủy lại đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ
thuật thơ Trần Đăng Khoa từ thời thiếu nhi đến nay. Tác giả đã khảo sát tác
phẩm trên hai phương diện là thế giới nghệ thuật thơ và phương thức thể
hiện thơ, qua đó khẳng định những đóng góp của Trần Đăng Khoa đối với
nên thơ Việt Nam hiện đại. Tác giả Lưu Thanh trong “Trần Đăng Khoa từ
Góc sân và khoảng trời đến Chân dung và đối thoại” lại kết hợp việc tìm
hiểu những nét cơ bản của tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và việc phân
tích những bài viết tiêu biểu của nhà thơ trong cuốn “Chân dung và đối
thoại” để đưa ra những đánh giá sơ bộ bước nối dài trên con đường sáng tạo
nghệ thuật của Trần Đăng Khoa. Từ đó cho thấy việc chuyển biến từ một nhà
thơ đến một nhà phê bình, Trần Đăng Khoa đã đạt được những gì và còn
những gì là hạn chế, bất cập. Trong khóa luận“Tìm hiểu những yếu tố tạo
12

nên sức hấp dẫn của những vần thơ Trần Đăng Khoa viết ở lứa tuổi thiếu

nhi” tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Ngân đã khảo sát, phân tích những tác phẩm
thơ Trần Đăng Khoa. Từ việc so sánh thơ Trần Đăng Khoa với một số tác
phẩm của các em thiếu nhi cùng lứa tuổi đến việc tìm hiểu những quan điểm
của các nhà thơ lớn viết thơ cho các em thiếu nhi, tác giả đã tìm ra được
những nét riêng độc đáo tạo nên sức hấp dẫn trong thơ Trần Đăng Khoa viết
trong giai đoạn thiếu nhi…Như vậy có thể thấy những công trình nghiên cứu
về thơ Trần Đăng Khoa đều xoay xung quanh việc phân tích tác phẩm để tìm
cách giải mã một thần đồng thơ từ các góc độ khác nhau mà chưa có công
trình nào dùng hệ quy chiếu của tư duy thơ để phân tích tư duy thơ Trần
Đăng Khoa. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ căn cứ trên những tài liệu nghiên
cứu của các tác giả đi trước để từ đó có những đánh giá, nhận xét khách quan
và chân thực nhất khi bàn về thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ
thuật. Chúng tôi hi vọng sẽ có được những bước tiến mới trong quá trình
hoàn thiện chân dung nhà thơ Trần Đăng Khoa trong lòng bạn đọc.

3. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Thơ Trần Đăng Khoa từ góc nhìn tư duy nghệ
thuật”, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên hầu hết tác phẩm của Trần Đăng
Khoa bao gồm thơ, trường ca, lí luận, phê bình bao gồm các tác phẩm:
- Các tập thơ: “Từ góc sân nhà em”, “Góc sân và khoảng trời”, “Bên cửa
sổ máy bay”, “Thơ Trần Đăng Khoa” (Tập 1, Tập 2)
- Các trường ca:“Đánh Thần Hạn”,“ Trừng phạt”, “ Khúc hát người anh
hùng”
- Lí luận, phê bình: “Chân dung và đối thoại”
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi luôn chú ý đến sự tác động
qua lại giữa tác giả, tác phẩm và những phạm trù lí luận để có được góc nhìn
đa chiều, khách quan nhất đối với đối tượng nghiên cứu. Song song với đó,
chúng tôi cũng đưa ra những ý kiến so sánh thơ Trần Đăng Khoa với những
13


tác giả cùng thời để thấy được sự độc đáo tạo nên phong cách thần đồng thơ
ca của nhà thơ.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để việc tiến hành nghiên cứu đạt được kết quả mong muốn, trong luận
văn chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp loại hình: Căn cứ trên các vấn đề về loại thể để nghiên cứu
thơ Trần Đăng Khoa.
2. Phương pháp lịch sử: Chúng tôi đặt nhà thơ vào trong hoàn cảnh lịch sử
đương thời để nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn yếu tố thời đại trong thơ Trần
Đăng Khoa.
3. Phương pháp thống kê: Chúng tôi dựa trên những số liệu thống kê trong
các tác phẩm để đưa ra những đánh giá, nhận định khái quát về nhà thơ.
Đây là những phương pháp chủ yếu chúng tôi sẽ sử dụng nhằm tìm ra
những đặc điểm quan trọng, những quy luật cấu trúc nội tại về nội dung và
hình thức nghệ thuật, từ đó cho thấy những giá trị thẩm mỹ độc đáo trong thơ
Trần Đăng Khoa. Khi vận dụng những phương pháp này, chúng tôi nhằm
hướng tới một cái nhìn tổng quan về tư duy nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa
trong nguồn mạch tư duy của thời đại.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi được chia
thành ba chương bao gồm các nội dung sau
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƢ DUY THƠ
VÀ TƢ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
CHƢƠNG 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
CHƢƠNG 3. BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA


14


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƢ DUY THƠ VÀ
TƢ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

1. TƢ DUY THƠ
1.1. Tƣ duy thơ là một phƣơng thức tƣ duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan, là sự
hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật là
tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật.
Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưng và là hình thái cao nhất của
hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánh giá giá trị. Nếu như
đối với tư duy khoa học hình thức ấy đã được khách quan hóa theo quy luật vận
động của khái niệm và quan hệ logic giữa các khái niệm, thì đối với tư duy nghệ
thuật hình thức ấy là sự biểu hiện trực tiếp của quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và
trình độ văn hóa của từng người sáng tạo. Trong tư duy nghệ thuật, bản chất, các
quy luật của hiện thực, cuộc sống không hiện ra dưới dạng trừu tượng của khái
niệm mà biểu hiện qua hình tượng cụ thể, sinh động. Xét về mặt nhận thức luận,
hình tượng nghệ thuật về bản chất, cũng là sự phản ánh hiện thực, tuy nhiên, sự
phản ánh này không phải là trực tiếp, mà là gián tiếp và được thực hiện thông qua
sự sáng tạo mang tính cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể. Vì thế, tư duy nghệ thuật
không chấp nhận sự lặp lại, sự sao chép; nó luôn giả định tính cá biệt, điển hình và
độc đáo. Trần Đăng Khoa là một ví dụ điển hình cho một phong cách thơ thần đồng,
độc đáo. Điều khiến thơ Trần Đăng Khoa khác lạ và vượt lên trên những nhà thơ
cùng độ tuổi khác khác là việc Trần Đăng Khoa đã biết cách đưa thế giới cổ tích,
thần thoại vào trong tác phẩm bằng một tâm hồn nhạy cảm và ngập tràn tình yêu
thương dành cho con người và vạn vật. Những chất liệu dân gian trong những lời ca
dao, những câu chuyện của bà của mẹ đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong tư duy thơ
Trần Đăng Khoa. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là nhà thơ cóp nhặt nguyên mẫu
những hình tượng đó vào trong thơ, ở đây tác giả đã khéo léo biến chất liệu dân
15


gian truyền thống mà ai cũng biết ấy thành của riêng mình với một tư duy trẻ thơ vô
cùng sáng tạo.
Tính sáng tạo không chỉ thể hiện trong tư duy của nghệ sĩ, mà còn thể hiện trong
quá trình thụ cảm của công chúng. Thụ cảm nghệ thuật không phải là tác động một
chiều từ tác phẩm đến công chúng, mà là một quan hệ hai chiều. Tính đến nay,
những bài thơ trong “Góc sân và khoảng trời” vẫn là những bài thơ viết cho thiếu
nhi hay nhất trong văn học Việt Nam, để có được thành tựu vượt bậc đó quả thực
không hề đơn giản. Phải chăng điều này xuất phát từ chính cách suy nghĩ, tư duy
của cậu bé khi đến với thơ? Các nhà thơ khác khi làm thơ cho các em thiếu nhi vẫn
bị chi phối, bị hạn chế bởi chính tư duy đã trưởng thành của mình, điều đó khiến
những tác phẩm đó thiếu đi sự hồn nhiên, vô tư vốn chỉ có ở những em bé. Trong
những ngày đầu chập chững Trần Đăng Khoa đến với thơ chỉ bởi một lí do đơn
giản, Khoa nghĩ làm thơ là một trò chơi ghép chữ chứ không phải là một công việc
nghiêm túc, bởi vậy thơ của Khoa là thơ để chơi đùa với bạn bè, để dỗ dành em gái
và tâm sự với những sự vật xung quanh nhà.
Tư duy thơ là một biểu hiện của tư duy nghệ thuật nhưng bản thân nó lại mang
trong mình một khả năng biểu hiện phong phú, đó là nhờ vào yếu tố ngôn ngữ.
Không thể phủ nhận rằng thơ có một ngôn ngữ phong phú, đa dạng với nhiều màu
sắc, là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao. Vì vậy cũng không có gì lạ
khi cho rằng thơ là một phương tiện thể hiện nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc
với những nội dung cụ thể nhất, trực tiếp nhất và thậm chí là mơ hồ nhất. Trong thơ
vừa có nhạc, vừa có họa, biểu tượng thơ ca vì thế vừa mang tính biểu tượng thị giác
vừa mang tính biểu tượng thính giác. Những đặc điểm này được Trần Đăng Khoa
thể hiện rất thành công trong tác phẩm của mình, mỗi bài thơ được viết dưới dạng
lục bát truyền thống, lúc lại được thể hiện trong thể tự do. Tư duy thơ luôn khẳng
định và chấp nhận khả năng tưởng tượng đến mức vô hạn của nhà thơ, bởi vậy
chúng ta mới có những vần thơ “thành thần” như: Tiếng gà – Giục quả na – Mở mắt
– Tròn xoe (Õ…ó…o), Nghe tiếng sương đọng mật – Đọng mật trên cành tre (Nửa
đêm tỉnh giấc), Mụ gà cục tác như điên – Làm thằng gà trống huyên thiên một hồi

16

(Buổi sáng nhà em), Ngoài thềm rơi chiếc lá đa – Tiếng rơi rất mỏng như là rơi
nghiêng (Đêm Côn Sơn)…. Trong thơ, liên tưởng là một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên sự thành công cho một tác phẩm bởi liên tưởng là quy luật của sự
nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc, sự vận động của trí tưởng tượng ấy là có
định hướng chứ không phải là một sự vô ý. Nhà thơ Sóng Hồng đã cho rằng: “ Thơ
là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”. Đối với một tác giả, trí tưởng
tượng là công cụ hữu hiệu nhất tạo nên những vật liệu cho một tác phẩm thơ, bao
gồm: tứ thơ, ý thơ và lời thơ. Đây được xem là một đặc điểm tạo nên sự thành công
vang dội dành cho thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Yếu tố trữ tình là một trong những yếu tố xuyên suốt những tác phẩm thơ Trần
Đăng Khoa. Cái tôi trữ tình dù được thể hiện bằng cách nào, trực tiếp hay gián tiếp
thì vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặc dù, cái tôi trữ tình ấy trong từng
giai đoạn, thời điểm có thể có sự thay đổi theo quy luật tất yếu của thời gian. Khi
còn nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa làm thơ với tư duy của một cậu bé, cậu bé ấy mỗi
năm một lớn lên, bản thân tư duy trẻ thơ ấy cũng có sự phát triển nhất định. Đến khi
trở thành một nhà thơ khoác áo lính thì tư duy thơ Trần Đăng Khoa lại là tư duy của
một người lính trưởng thành. Và sau cùng, khi nhà thơ đã gác súng để đi theo con
đường học vấn thì tư duy ấy lại có sự chuyển biến khác, những vấn đề ông quan tâm
có tầm ảnh hưởng lớn hơn, mang tầm vĩ mô hơn. Có thể nói, chính những biến
động, thay đổi trong cuộc sống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng vận
động của tư duy thơ nói chung và tư duy thơ Trần Đăng Khoa nói riêng. Tất nhiên
sự vận động này không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình
lâu dài, cũng như Trần Đăng Khoa đã có mười năm làm thơ thiếu nhi và cũng
chừng ấy thời gian làm thơ với tư cách một người chiến sĩ. Khi mục đích của tác giả
có sự thay đổi thì sự liên tưởng trong tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng, cũng có
những sự thay đổi để phù hợp với chính người sáng tác . Liên tưởng càng đa dạng
thì những biểu hiện của nó càng sinh động , việc nhận thức càng trở nên sâu sắc ,
cảm xúc cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn . Trong thơ liên tưở ng là quy luậ t

của sự nhậ n thứ c và cũ ng là quy luậ t củ a cả m xú c . Có thể nói tư duy thơ là sự khôi
17

phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc ,
nhưng không phả i do nhậ n thứ c cả m tí nh quyế t đị nh . Bản th ân mỗ i nhà thơ vớ i
nhữ ng quan niệ m, nhữ ng nhậ n thứ c về yế u tố nhân sinh, thờ i đạ i cũ ng như nhữ ng cá
tính của chính họ sẽ là những yếu tố khiến họ chú ý nhiều hơn đến một số loại biểu
tượ ng nhấ t định . Nói đến thơ Trầ n Đăng Khoa là nó i đế n biể u tượ ng “gó c sân” ,
“khoả ng trờ i”, “cá nh cò ”…Đối với mỗi nhà thơ, ngôn ngữ vừ a có ý nghĩ a phương
tiệ n vừ a có ý nghĩa mụ c đích.

1.2. Tƣ duy thơ Trần Đăng Khoa
Tìm hiểu tư duy thơ Trần Đăng Khoa, trước hết cần xem xét nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Trần Đăng Khoa, đó là yếu tố gia đình, thời đại cũng
như quan niệm về thơ của chính tác giả. Trần Đăng Khoa được sinh ra và lớn lên
trên một vùng quê chiêm trũng của đồng bằng sông Hồng trong một gia đình thuần
nông. Ngay từ ngày nhỏ, nhà thơ đã được tiếp xúc với những bài hát ru, những câu
ca dao, những truyện kể mang đầy màu sắc dân gian thần thoại của bà và mẹ. Dấu
tích của những yếu tố này còn được thể hiện khá rõ nét trong tập “Góc sân và
khoảng trời”, “Bên góc sân nhà em” được nhà thơ viết thời nhỏ. Từ cách sử dụng
nghệ thuật nhân hóa dành cho sự vật, lối viết vòng tròn cho đến cách xưng hô
“mày” - “tao” …đều là những đặc điểm rất quen thuộc trong văn học dân gian. Đọc
thơ Trần Đăng Khoa, người đọc dễ nhận thấy một phong cách rất riêng trong việc
sử dụng từ ngữ, cách liên tưởng, tưởng tượng vô cùng hồn nhiên, độc đáo. Đề tài
của Trần Đăng Khoa không phải ở những nơi xa xôi mà chính là những sự vật quen
thuộc như những người bạn nhỏ mà hàng ngày cậu bé vẫn chơi đùa. Xem việc làm
thơ như một trò chơi nên đối với Trần Đăng Khoa việc làm thơ là một cách ghi nhật
kí. Bên cạnh những bài thơ thể hiện tính hồn nhiên, trong sáng rất đặc trưng của trẻ
nhỏ, Trần Đăng Khoa còn có những bài thơ mang tính thời sự, thể hiện thái độ của
nhà thơ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc – Đó là

những bài thơ viết về sự thay đổi của làng quê, hình ảnh chú bộ đội, sự lên án gay
gắt kẻ thù xâm lược… Yếu tố thời đại đã góp phần tạo nên những sắc thái khác
18

nhau trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn này. Khoa làm thơ trước hết là để dỗ em,
để vui chơi nhưng đồng thời cũng là để thể hiện những suy nghĩ của mình trước một
cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ đã đưa đến Việt Nam. Bởi vậy trong thơ
Khoa mới xuất hiện ụ súng trên đường làng, thày giáo trong cuộc chiến tranh cũng
ra trận rồi trở về trường xưa với đôi nạng gỗ trên tay, hình ảnh các chú bộ đội thân
thiết và dũng cảm…
Đối với trẻ thơ, khi bắt đầu biết đọc, biết viết, thế giới được mở ra trước mắt các
em thật rộng lớn, cái gì cũng ẩn chứa những câu hỏi chưa có lời giải đáp, bởi vậy
mỗi sự vật hiện tượng đều gây nên sự tò mò muốn được khám phá. Thế giới lung
linh ngập tràn sắc màu trong thơ Trần Đăng Khoa cũng xuất phát từ chính những tò
mò thú vị đó. Trần Đăng Khoa chỉ khác với các bạn mình ở chỗ cậu bé có cách lí
giải vô cùng ngộ nghĩnh và sáng tạo khiến người đọc vô cùng thích thú. Người đọc
có thể hình dung đến một cậu bé suốt ngày thơ thẩn chơi ở góc sân nhà, lúc lúi húi
bên những cây trầu, lúc trầm ngâm nhìn những quả bòng đang bị rụng nổi lên mặt
ao, lúc lại vui chơi với con chó Vàng…Thơ Trần Đăng Khoa sinh động trong từng
câu chữ, ngay cả trong những bài thơ ngỡ như tĩnh lặng thì ẩn chứa phía sau đó, dù
chỉ là một vài từ thôi cũng đã thể hiện được hết những chuyển động hết sức tinh vi
của sự vật. Những bài thơ được Trần Đăng Khoa sáng tác trong giai đoạn này đã thể
hiện một tư duy mở rất tích cực, nhà thơ luôn mở rộng lòng mình với vạn vật, cỏ
cây, dù vui hay buồn. Bởi vậy, phạm vi đề tài trong thơ Trần Đăng Khoa viết rất
rộng lớn, đi đến đâu gặp sự lạ cũng có thể tạo thành một bài thơ, cho dù không gian
nghệ thuật của nhà thơ lúc này chỉ là một góc sân nhà, vườn cây quanh nhà, dòng
sông Kinh Thày và một khoảng trời xanh cao trên đầu. Nhỏ hẹp là vậy nhưng đối
với tư duy của Trần Đăng Khoa trong thời điểm này đó lại là cả một thế giới to lớn
với biết bao điều thú vị. Quan sát những sự vật, hiện tượng vốn dĩ rất quen thuộc
với mọi người và kể lại bằng thơ, Trần Đăng Khoa đã biến những điều tưởng như

bình thường, vô vị ấy trở nên đặc sắc, mang đậm dấu ấn cá nhân. Điều khiến cho
thơ Trần Đăng Khoa bay cao, bay xa như vậy phần lớn là từ tư duy thơ của cậu bé.
Cùng thời với Trần Đăng Khoa cũng có nhiều em bé làm thơ, tuy nhiên chưa ai đạt
19

đến đỉnh cao và được mệnh danh là “thần đồng”. Sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ
em hầu hết được thể hiện trong thơ của các nhà thơ nhỏ tuổi, tuy nhiên yếu tố để
một cá nhân vượt trội hơn hẳn lại là yếu tố tài năng bẩm sinh. Trần Đăng Khoa may
mắn bởi được nuôi dưỡng trong cái nôi nghệ thuật dân gian từ những ngày thơ bé,
rồi khi biết đọc biết viết cậu bé lại có được những cảm xúc, rung cảm tinh tế hơn
những trẻ em khác. Bởi vậy, khi đến với thơ Trần Đăng Khoa, mỗi bài thơ đều chứa
đựng nhiều yếu tố nghệ thuật, yếu tố nhân văn mà bản thân tác giả lúc đó cũng chưa
ý thức được hết. Tiếng thơ là tiếng lòng, quả thực thơ Trần Đăng Khoa đi vào lòng
người chính bởi những bài thơ ấy được viết bằng những cảm xúc tinh khôi nhất,
trong sáng nhất và luôn chan chứa tình yêu thương. Sau này, khi viết trong cuốn
“Chân dung và đối thoại”, nhà thơ đã định nghĩa thơ hay là thơ “giản dị, xúc động
và ám ảnh” [13, tr.7]. Qủa thực, ngay từ những bài thơ đầu tiên Trần Đăng Khoa đã
chinh phục độc giả bởi những lời thơ giản dị nhưng sâu sắc. Những bức tranh do
thơ Trần Đăng Khoa dựng lên đều là những cảnh rất phổ biến ở bất kì làng quê Bắc
Bộ nào, thế nhưng trên cái nền chung ấy nhà thơ đã tạo được dấu ấn riêng, không
thể nhầm lẫn. Có thể nói trong thơ Trần Đăng Khoa đã hội tụ được các yếu tố tích
cực cũng như một tài năng xuất chúng để tạo nên những tác phẩm bất hủ dành cho
lứa tuổi thiếu nhi. Đến với thơ bằng một tư duy trẻ con hồn nhiên, bản thân Trần
Đăng Khoa trong thời gian đầu chỉ xem việc làm thơ như một trò chơi, nhưng khi
nhận được sự chỉ dạy tận tình của các nhà thơ lớn, đặc biệt là nhà thơ Xuân Diệu,
cậu bé đã ý thức được làm thơ là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi sự tập trung,
tính sáng tạo cao. Tư duy thơ Trần Đăng Khoa bởi vậy đã có sự vận động, chuyển
biến tích cực. Tài năng và ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm nghệ thuật của bản
thân đã giúp cạu bé có những bài thơ có chiều sâu hơn, phản ánh những suy nghĩ
sâu sắc hơn. Bước tiến này trong thơ Trần Đăng Khoa tuy không phải là một sự

chuyển biến lớn nhưng đã góp phần quan trọng giúp nhà thơ có được những định
hướng đúng đắn trong sáng tác, đó là kim chỉ nam để nhà thơ tiếp tục trên con
đường nghệ thuật.
20

Trải qua một thời gian dài trong quân đội, Trần Đăng Khoa đã có quá trình
trưởng thành tích cực, người đọc khó có thể gặp lại chân dung một cậu bé làm thơ
ngày nào. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải nghiệm nhiều đã khiến nhà thơ có quá trình
chuyển đổi khá rõ rệt trong tư duy thơ. Lúc này, những vần thơ đã mất dần tính hồn
nhiên trẻ thơ vốn là đặc điểm rất quan trọng tạo nên danh tiếng cho thơ Trần Đăng
Khoa ngày nhỏ. Thay vào đó là tư duy của một người lính, một nhà thơ đã trưởng
thành. Cái tôi cá nhân nay không còn xưng “em”, tư duy cũng không còn hướng
ngoại như ngày thơ ấu nữa. Thay vào đó là một cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, khép
kín hơn thể hiện một quá trình hướng nội với những tâm tư tình cảm đa chiều, phức
tạp. Nhà thơ hướng lòng mình đến những người đồng đội, đến “em”, và những tâm
tư của chính mình. Cũng bởi hướng đến những đối tượng trữ tình mới như vậy nên
thơ Trần Đăng Khoa cũng phải tìm đến những cách thể hiện mới. Người đọc không
còn nhìn thấy hơi hướng của những thể thơ truyền thống, những câu chuyện cổ tích
hay lời ru đưa nôi ngày xưa nữa, thay vào đó ông viết thơ hầu hết theo thể tự do để
thể hiện một cuộc sống nội tâm phức tạp và đa chiều. Sự vận động trong tư duy thơ
Trần Đăng Khoa theo thời gian không khiến độc giả ngạc nhiên, bởi một điều đơn
giản cậu bé Khoa ngày nào giờ đã trưởng thành, Trần Đăng Khoa viết thơ cũng sẽ
viết dưới tầm nhìn, góc độ của một người đã từng trải. Ngày nhỏ là một cậu bé thần
đồng, khi đã là một người lính cầm bút, Trần Đăng Khoa vẫn luôn có những tố chất
đặc biệt, thơ ông tìm đến những đối tượng phản ánh mới dưới những suy nghĩ đồng
cảm và nhân văn. Bắt gặp lại trong thơ Trần Đăng Khoa những câu chuyện hàng
ngày, từ việc chờ mưa đến cháy lòng, việc chứng kiến bạn mình chiến đấu với cá
mập để có cá mang về nấu cháo, việc chứng kiến những hòn đảo đang chìm dưới
nước…tất cả được tác giả tái hiện lại thành những câu chuyện. Những câu chuyện
ấy xét trên bề mặt cũng như những câu chuyện cậu bé Khoa ngày nào vẫn làm thơ

kể cho bạn bè nghe, chỉ khác một điều, vị trí của nhân vật trữ tình ở đây đã có sự
thay đổi. Nếu thơ viết ngày bé là để mở lòng mình, đón chào vạn vật và cảm nhận
sự sống đang sinh sôi, thì thơ trong giai đoạn này lại là những vần thơ khép
mình¸viết về đồng đội với tất cả sự gắn bó, tình cảm chân thành nhưng ẩn sâu trong
21

đó vẫn là những nỗi niềm xót xa, thương đồng đội, thương mình. Hiện thực bây giờ
là những sóng gió, bão táp trên biển, là việc thường xuyên thiếu thốn, khó khăn
trong những sinh hoạt hàng ngày…Những điều tưởng chừng như giản đơn lại trở
nên vô cùng xa xỉ ở nơi đầu sóng ngọn gió này. Bởi vậy thơ Trần Đăng Khoa giai
đoạn này chứa đựng nhiều tâm trạng, ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận con người,
và vượt lên trên hết vẫn là niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn
giành cho Tổ quốc mình.
Quá trình vận động của tư duy trong việc sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa đã
khẳng định nhà thơ từ những cảm xúc cá nhân đã biết mở rộng lòng mình ra với
những tình cảm yêu thương đồng loại, cỏ cây, sự vật…Trong hai giai đoạn thơ của
Trần Đăng Khoa, tuy cách tư duy có sự vận động khác nhau nhưng tất cả đều chứng
tỏ rằng những vần thơ của Trần Đăng Khoa được sinh ra là để dành cho yêu thương.

2. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIM VỀ THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG
KHOA
2.1. Sự xuất hiện của một thần đồng thơ
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc
Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong mộ t gia đình thuầ n nông . Ngay từ
thuở ấu thơ, cậu bé đã được nghe bà và mẹ hát ru bằng những câu ca dao, những
câu chuyện cổ tích, truyện Kiều…Thế giới kì ảo, lạ lùng của những câu chuyện cổ,
những hình ảnh thân thuộc, giàu màu sắc trong những bài ca dao, những câu tục
ngữ đã sớm in sâu trong tâm trí non nớt và trở thành mạch nguồn nuôi dưỡng hồn
thơ Trần Đăng Khoa – một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một thần đồng
thơ giai đoạn sau này.

Khi biết đọc, Trần Đăng Khoa rất ham đọc sách, đặc biệt là thơ ca. Tủ sách của
anh trai đã dần trở thành thế giới riêng của cậu bé với những “Dế mèn phiêu lưu
ký”, “Truyện cổ An đéc xen”, “Truyện Kiều”…Vì vậy nên dù còn ít tuổi nhưng Trần
Đăng Khoa đã có trong tay một “lưng vốn” kha khá gồm hàng trăm câu ca dao và
truyện Kiều. Bài thơ đầu tiên Trần Đăng Khoa viết là bài “Con bướm vàng” (1964)
22

đã thể hiện trực tiếp những cảm xúc của một cậu bé chưa đầy tám tuổi với lời thơ
mộc mạc và hồn nhiên: Con bướm vàng - Con bướm vàng - Bay nhẹ nhàng - Trên
bờ cỏ - Em thích quá - Liền đuổi theo - Con bướm vàng - Nó bỏ cánh - Vút lên cao -
Em nhìn theo. Bài thơ có cách diễn đạt mang dáng dấp một khúc đồng dao, các câu
mở đầu và câu cuối cùng hiệp vần với nhau để có thể đọc liên tiếp, xoay tròn. Bài
thơ ra đời, gây nên sự ngạc nhiên cho người lớn và sự thích thú của những độc giả
nhỏ tuổi, mà trước hết chính là cô em gái trong nhà. Sau cái ngưỡng đầu tiên còn
nhiều bỡ ngỡ ấy, cậu bé đã từng bước bước vào thế giới thơ ca như bước vào những
câu chuyện cổ tích. Những nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những sự vật rất
gần gũi hàng ngày như cây cối, con vật, góc sân, những trò chơi của trẻ em nông
thôn…Thơ của cậu bé nhanh chóng được những người xung quanh biết đến và yêu
thích, tiếng đồn về một cậu bé thần đồng thơ ca ngày càng lan xa. Nhiều tờ báo
trung ương và địa phương đã đăng thơ Trần Đăng Khoa. Năm 1967, thơ Trần Đăng
Khoa lần đầu tiên xuất hiện trên báo Văn nghệ và báo Thiếu niên tiền phong nhân
dịp kỉ niệm sinh nhật Bác, đó là bài “Ảnh Bác”. Khi nói về thơ Trần Đăng Khoa, tác
giả Vân Thanh đã nhận xét: “Thơ Khoa chủ yếu là nói đến thơ của yêu thương, của
sự sống trẻ thơ, của sinh hoạt bình dị hàng ngày. Từ góc sân nhà, thơ Khoa thấm
nhuần dư vị quê hương đồng nội Việt Nam” [37, tr. 156] . Sau này, khi được hỏi về
thời gian đầu sáng tác nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thổ lộ: “Tôi đến với thơ hồn
nhiên như em bé đến với trò chơi vậy” [13, tr. 30]. Những suy nghĩ giản đơn, hồn
nhiên ấy đã thay đổi sau khi cậu bé gặp nhà thơ Xuân Diệu – Người sau này đã trở
thành một người thày rất gần gũi, thân thiết với nhà thơ thiếu nhi . Nhà thơ lớn của
nền thi ca Việt Nam hiện đại đã chỉ ra cho cậu bé thấy sự vất vả và tính nghiêm túc

trong công việc sáng tạo nghệ thuật, thơ ca không bao giờ là trò chơi cả. Những
điều này đã có tác động lớn đến nhân sinh quan của cậu bé thần đồng. Năm 1968,
tập thơ “Góc sân và khoảng trời” gồm 52 bài thơ của Trần Đăng Khoa đã được Ty
giáo dục Hải Hưng xuất bản. Cũng trong năm này, nhà xuất bản Kim Đồng đã in ấn
và phát hành tập “Từ góc sân nhà em” gồm 12 bài thơ. Tập thơ “Góc sân và khoảng
trời” của Trần Đăng Khoa sau này còn được tái bản nhiều lần. Các tờ báo trung
23

ương, địa phương, trong nước và nước ngoài đều đăng nhiều bài phóng sự và bút kí
về cậu bé thần đồng Trần Đăng Khoa. Thơ của cậu bé làng Điền Trì lần lượt được
dịch và đăng tải trên nhiều tờ báo ở các nước như Pháp, Cuba, Liên Xô, Hungari…
Năm 1970, khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, trong khoảng thời gian
yên bình ngắn ngủi đó, cậu học sinh lớp bốn Trần Đăng Khoa đã kịp quay về với
những câu chuyện cổ tích thần tiên. Không còn hình ảnh của những hố bom, những
ụ pháo trên đường làng nữa, cậu bé đã kể lại những câu chuyện thần tiên ấy bằng
một thể tài thơ lớn – Trường ca. Đây là một thể loại khó viết bởi trường ca đòi hỏi
người viết phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp kể chuyện, phương
pháp điển hình hóa trong loại hình tự sự với những đặc trưng của thơ ca. Để đạt
được điều đó bản thân người viết cần phải có sự tích lũy và vốn sống phong phú.
Vậy nhưng, với “lưng vốn” khiêm tốn của mình, Trần Đăng Khoa đã mạnh dạn
trình làng trường ca “Đi đánh thần Hạn”. Đây là bản trường ca hư cấu theo cốt
truyện “Cóc kiện trời” kết hợp với những yếu tố hiện đại về bút pháp nghệ thuật
của thể loại trường ca. Tác phẩm này dài gần 1000 câu được viết theo thể tự do với
những hình ảnh phóng khoáng miêu tả cảnh đoàn người đói khát bước lên lưng cua
thần, bay lên trời để đánh nhau với thần Hạn. Tất nhiên nếu so sánh “Đi đánh thần
Hạn” của Trần Đăng Khoa với những tác giả cùng thời thì tác phẩm này có vị trí
khá khiêm tốn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, ở lứa tuổi thiếu nhi mà đã
dám thử sức với một thể loại khó như thế này thì đây đã được xem như một bước
tiến thành công trên con đường thể hiện cái tôi cá nhân của Trần Đăng Khoa. Sự
hứng thú với trường ca không dừng lại ở tác phẩm đó, song song với việc sáng tác

thơ, cậu bé vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục gắn bó với thể loại đầy thách thức này.
Trong thời gian không quân Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, làng quê yên tĩnh của
Trần Đăng Khoa cũng không thoát khỏi những trận oanh tạc của máy bay B52, cậu
bé lại miệt mài với với ý tưởng mới, và trường ca “Trừng phạt” ra đời. Không nằm
ngoài những hiện thực đang được chứng kiến từng ngày, “Trừng phạt” được xuất
hiện trên trang giấy bằng những cảm nhận của một cậu bé nông thôn về sự độc ác
của kẻ thù, những vết thương và sự mất mát trong chiến tranh cũng như thể hiện rõ
24

nét sự tàn phá của chiến tranh trên mảnh đất quê hương. Với những tác phẩm này,
những bước tiến của cậu bé thần đồng đã được ghi nhận bằng khả năng bao quát
rộng lớn cũng như khả năng miêu tả nội tâm nhân vật. Năm 1974, sự ra đời của
trường ca “Khúc hát người anh hùng” đã đánh dấu bước chuyển biến dài trên con
đường sáng tác của Trần Đăng Khoa. Khi bàn về tác phẩm này trên báo “Phụ nữ
Việt Nam” nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Thế là Khoa đã lớn thật
rồi! Mới ngày nào còn sửng sốt về tài thơ của em bé tám, chín tuổi. Bây giờ em đã
nói toàn chuyện người lớn, chuyện chính trị, chuyện thời đại, lại còn bàn luận triết lí
nữa” [30]. So với những tác phẩm dài hơi trước đây của mình, “Khúc hát người anh
hùng” của Trần Đăng Khoa có sự thay đổi rõ rệt về quy mô với việc sắp xếp các
tuyến nhân vật chính, phụ. Đề tài về người nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi không phải
là một đề tài mới, năm 1968 Trần Đăng Khoa đã viết bài “Em dâng cô một vòng
hoa” để tưởng nhớ tới người chiến sĩ cách mạng trung kiên này. Chặng đường bảy,
tám năm là khoảng thời gian tương đối dài để cậu bé có thể thấm thía sâu sắc hơn
cuộc đời chiến đấu oanh liệt của người nữ liệt sĩ. Điều khiến cho những độc giả khi
tiếp xúc với tác phẩm này ngạc nhiên ở chỗ, câu chuyện được cậu bé kể lại chân
thực, sống động và cụ thể đến mức người đọc có cảm giác như chính tác giả là
người đã được chứng kiến toàn bộ câu chuyện đó vậy. Nếu như “Đi đánh thần
Hạn” vẫn còn hơi hướng của một câu chuyện dân gian với không gian và thời gian
huyền thoại, thì với “Khúc hát người anh hùng” lại là một câu chuyện có thật, ở một
làng quê cụ thể với những nhân vật cụ thể. Năm khúc với gần 1300 câu thơ, trường

ca “Khúc hát người anh hùng” được viết xen kẽ giữa thể thơ tự do và thể lục bát
khá nhuần nhuyễn, thủ pháp đan cài này tạo cho tác phẩm có giọng điệu đa dạng
“bản thơ dài có chuyển điệu, có chỗ ngừng nghỉ, trợ sức cho người đọc được thoải
mái, hưng phấn theo dõi sự việc” [32]. Đây là một tác phẩm giàu trí tuệ với những
chiêm nghiệm, những triết lí gắn với những sự vật rất quen thuộc với cuộc sống của
người nông dân.
Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
25

Có thể nói “Khúc hát người anh hùng” như một cây cầu nối tiếp giữa hai giai
đoạn sáng tác của nhà thơ, dần xa rời những vần thơ “trẻ con” và bắt đầu trên con
đường trở thành một nhà thơ “người lớn”, những vần thơ tự sự đã dần thay thế cho
những vần thơ xưng “em” mang đậm tính đồng dao của làng quê. Từ việc làm thơ
như một trò chơi, như một bản năng thì trong tác phẩm này Trần Đăng Khoa đã biết
cách tổ chức một tác phẩm lớn với những chương hồi quy mô. Điều đó thể hiện sự
phát triển vững chãi của tư duy thơ Trần Đăng Khoa, từ những bài thơ đơn lẻ nay đã
biết phát triển những câu thơ thành một hệ thống có quy mô lớn với những quy định
niêm luật tương đối chặt chẽ. “Khúc hát người anh hùng” – Tuy vẫn còn những hạn
chế khó tránh khỏi với một cây bút trẻ như Trần Đăng Khoa, nhưng cũng đã kịp để
lại dấu ấn không phai nhòa trong lòng người đọc về một bản trường ca độc đáo của
cậu bé làng Điền Trì trong bản hòa âm trường ca anh hùng rộng lớn đương thời.
“Thần đồng thi ca” có lẽ là những từ ngữ thích hợp nhất để nói về Trần Đăng
Khoa cùng những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy. Thần đồng là vì mới tám tuổi, khi
mà chữ nghĩa chả có bao nhiêu, nhưng cậu bé đã làm thơ – rất nhiều thơ. Dù những
bài thơ đó với điểm xuất phát là trò chơi xếp chữ của một cậu bé nông thôn, nhưng
không ai có thể phủ nhận rằng chúng đều hay và rất lạ. Điều đầu tiên cuốn hút độc
giả đến với thơ Trần Đăng Khoa là vì cách xưng hô lạ lùng - “mày – tao” , mà “mày
– tao” không chỉ xuất hiện trong một lần mà còn được lặp lại nhiều lần trong các bài
khác nhau. “Mày – tao” trong thơ Khoa có đủ sự suồng sã của chốn thôn quê và

luôn ăm ắp đầy những cảm xúc hồn nhiên của trẻ thơ. Ngây thơ, hồn nhiên là một
bảo bối có sức mạnh nhiệm màu, bởi thế không có gì lạ khi đến với thơ Trần Đăng
Khoa là độc giả đến với một thế giới riêng kì diệu mà trong đó thế giới vật – người
vô cùng phong phú, đa dạng. Hồn nhiên là thế nhưng điều gây ấn tượng mạnh nhất
đối với người đọc khi đến với thế giới thơ Trần Đăng Khoa chính là sức tưởng
tượng, liên tưởng đạt đến trình độ siêu việt của nhà thơ thiếu nhi này. Tác giả Vũ
Nho trong cuốn “Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca” đã khẳng định đây chính là
yếu tố đặc sắc nhất để xếp thơ Trần Đăng Khoa vào loại thơ thần đồng. Ở mỗi bài
thơ, cậu bé đều có cách nhìn, cách cảm, cách nghe riêng, cùng trí tưởng tượng, liên
26

tưởng tràn ngập sắc màu dân gian. Tất cả đều được kết hợp hài hòa, được tỏa sáng
bởi một tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng ấy đã “tỏa
hương” trong từng câu chữ, bởi vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cậu bé đã kịp tạo
dựng được vị trí của mình trên văn đàn nước nhà, một vị trí đặc biệt mà đến nay
chưa ai có được – Thần đồng thi ca Việt Nam. Đã có nhiều ý kiến khác nhau khi
đánh giá về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn này, nhưng tất cả đều thống nhất ở
một điểm: Giai đoạn mở đầu này có ý nghĩa rất lớn với đời thơ Trần Đăng Khoa.
Đây là giai đoạn thiên về năng khiếu bẩm sinh, là đỉnh cao rực rỡ nhất mà từ trước
đến nay chưa có một nhà thơ thiếu niên nào có được. Trần Đăng Khoa chính là một
hiện tượng độc đáo trên văn đàn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.

2.2. Thơ Trần Đăng Khoa ở tuổi trƣởng thành
Sau khi hoàn thành trường ca “Khúc hát người anh hùng”, Trần Đăng Khoa
không sáng tác trường ca nữa. Tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà thơ không vào
đại học ngay mà xung phong đi bộ đội. Năm 1985, Trần Đăng Khoa đã ra mắt bạn
đọc tập thơ “Bên cửa sổ máy bay” với chân dung một nhà thơ Trần Đăng Khoa –
người lớn. Với tác phẩm này, Trần Đăng Khoa đã chính thức khép lại những vần
thơ của chú bé thần đồng ngày nào để trở thành một nhà thơ khoác áo lính với
những suy nghĩ sâu rộng hơn và nhiều sự trải nghiệm hơn. Trong tập thơ này Trần

Đăng Khoa đóng vai trò như một người lính tiên phong, đặt những viên gạch đầu
tiên cho việc phác họa chân dung những người lính hải quân trong thời bình – Một
đề tài mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX người ta mới nói đến nhiều hơn và
kĩ hơn. Bản thân nhà thơ đã có những năm tháng sống gắn bó với đồng đội trên
quần đảo Trường Sa, viết về những người đồng đội cũng như nói lên những cảm
xúc, suy tư của bản thân, Trần Đăng Khoa một lần nữa đã thể hiện chân thực và sắc
nét một cái tôi cá nhân không thể nhầm lẫn
Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời
Đến một cái gai cũng không sống được
Sớm mở mắt nắng lùa ngun ngút

×