Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.43 KB, 97 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ NGA




THƠ VIỄN PHƯƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
TƯ DUY NGHỆ THUẬT





LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam










Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ NGA




THƠ VIỄN PHƯƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
TƯ DUY NGHỆ THUẬT





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành







Hà Nội - 2012

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3. Lịch sử vấn đề 5
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Những đóng góp mới của luận văn 8
6. Kết cấu của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY THƠ 10
VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA VIỄN PHƯƠNG 10
1.1. Một số vấn đề lý thuyết tư duy thơ 10
1.1.1.Tư duy nghệ thuật 10
1.1.2.Tư duy thơ 14

1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Viễn Phương 17
1.2.1.Vài nét về tiểu sử Viễn Phương 17
1.2.2.Quá trình sáng tác thơ của Viễn Phương 19
1.2.3.Thơ trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương 21
1.2.4. Quan niệm thơ của Viễn Phương 22
1.3. Nghiên cứu tác phẩm thơ Viễn Phương dưới góc độ tư duy nghệ thuật 23
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
TRONG THƠ VIỄN PHƯƠNG 25
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương 25
2.1.1. Cảm hứng về quê hương đất nước 25
2.1.2. Cảm hứng nhân văn và suy nghĩ về chiến tranh 26
2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Viễn Phương 29

2
2.2.1. Khái niệm về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ 29
2.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Viễn Phương 32
2.2.3. Các nhân vật trữ tình khác trong thơ Viễn Phương 49
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ
VIỄN PHƯƠNG 53
3.1. Hệ thống biểu tượng 53
3.1.1. Khái niệm biểu tượng 53
3.1.2. Phân biệt biểu tượng, ẩn dụ, tượng trưng, hình tượng 54
3.1.3. Biểu tượng trong tư duy thơ 56
3.1.4. Các biểu tượng trong thơ Viễn Phương 57
3.2. Ngôn ngữ 78
3.2.1. Ngôn ngữ trong tư duy thơ 78
3.2.2. Ngôn ngữ trong thơ Viễn Phương đậm chất đời thường 80
3.2.3. Sáng tạo ngôn từ và cách diễn đạt trong thơ Viễn Phương 87
PHẦN KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93






3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy nghệ thuật là một yêu cầu toàn
diện và khá phức tạp đối với các hiện tượng thi ca. Nghiên cứu thơ từ góc độ
tư duy tạo những khả năng tiếp cận mới, khám phá phong cách nghệ thuật của
nhà thơ từ nhiều góc độ khác nhau.
Tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, một dạng hoạt động trí tuệ của
con người nhằm hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Tư duy
nghệ thuật cũng là một hoạt động nhận thức có tính nghệ thuật nhằm phản
ánh hiện thực theo một lý tưởng thẩm mỹ. Tư duy thơ là một hình thức biểu
hiện của tuy duy nghệ thuật. Lý luận tư duy thơ là một lý luận khá hấp dẫn và
thú vị. Nó có khả năng mở ra những cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật
phong phú và bí ẩn. Nghiên cứu tư duy thơ là nghiên cứu cội nguồn của tâm
lý học sáng tạo. Từ xưa tới nay, nghiên cứu một tác phẩm thơ ca người ta
thường chú ý nhiều đến thi pháp như: vấn đề phong cách, vấn đề thể loại, thời
gian, không gian nghệ thuật…Nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy nghệ thuật
vẫn là một vùng đất mới cần được khám phá và phát triển. Có lẽ vì thế, trong
luận văn này chúng tôi muốn tiếp cận vấn đề lý luận tư duy thơ, trên cơ sở
nghiên cứu thơ của một tác giả cụ thể.
1.2. Viễn Phương là nhà thơ áo lính, trưởng thành từ bom đạn chiến
tranh, ông là cây bút tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ của phong trào thơ trẻ
chống Mỹ. Ở Viễn Phương, người đọc cảm nhận được một con người trong
sáng về nhân cách, cao cả trong tâm hồn. Thơ ông là sự vang vọng của một
người con giàu lòng yêu thương đối với những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh,

những vùng quê chìm trong biển máu. Quá trình sáng tác của Viễn Phương
phần nào phản ánh những chặng đường phát triển của thơ Việt Nam.

4
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Viễn Phương chưa thật sự
tương xứng với những đóng góp của ông. Vì thế, nghiên cứu những sáng tác
thơ của ông là góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí của Viễn Phương trong
nền văn học kháng chiến nói riêng và nền thơ Việt Nam nói chung.
Viễn Phương để lại một di sản tác phẩm không lớn, tuy nhiên với
những gì đã có, Viễn Phương xứng đáng được mọi người nhớ tới như một
hiện tượng nhà thơ tiêu biểu. Viễn Phương từng được biết tới như một nhà
văn, ông có nhiều tác phẩm viết bằng văn xuôi, những truyện ngắn, tùy bút
khá đa dạng và độc đáo. Song ở mảng thơ, ông cũng gặt hái được không ít
thành công. Người ta vẫn nhắc tới Viễn Phương như một nhà thơ đích thực.
Chính vì vậy, khảo sát thơ Viễn Phương là một công việc thú vị, thơ của một
người được gọi là nhà văn.
Nghiên cứu tư duy nghệ thuật thơ Viễn Phương giúp cho người viết có
cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại, nhận diện sự đổi mới trong
thơ hiện nay. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu Thơ Viễn Phương
nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật để tìm hiểu những nét riêng đặc sắc trong
cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về chiến tranh, về cuộc sống.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Viễn Phương
nhằm tìm hiểu về tư duy thơ của tác giả.
Luận văn nghiên cứu về thơ Viễn Phương từ phương diện tư duy nghệ
thuật, trên cơ sở khảo sát hình thượng thông qua nội dung và hình thức biểu
hiện như: Cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, thế giới biểu tượng và hệ
thống ngôn ngữ.
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thơ Viễn Phương và những tác phẩm
phê bình về thơ. Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ với các tác phẩm truyện ngắn


5
của Viễn Phương nhằm khám phá thêm thế giới nghệ thuật trong ngòi bút của
ông.
Các tập thơ chính được khảo sát:
- Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)
- Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
- Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
- Phù sa quê mẹ (thơ, 1991).
- Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005).
3. Lịch sử vấn đề
Đến nay, chưa có một công trình khoa học nào, bài viết nào đề cập đến
tư duy nghệ thuật thơ Viễn Phương mà chỉ có một số bài viết ngắn về thơ
ông.
Thơ Viễn Phương được coi như một sợi dây “vắt ngang” qua hai cuộc
kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ngay từ những ngày đầu cầm bút, thơ
Viễn Phương đã được đông đảo bạn đọc biết tới. Những vần thơ được làm
trong nhà lao, được truyền miệng ra ngoài và đã gây chú ý lớn.
Những tập thơ của ông lần lượt ra đời và tạo được sự quan tâm của
đông đảo độc giả. Đã có một vài ý kiến, bài viết đánh giá về Viễn Phương,
trong đó có những bài viết tiêu biểu của các tác giả như: Chế Lan Viên, Ngô
Vĩnh Bình, Triệu Xuân , Mai Văn Tạo, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Nam…
Trong những số ấy, có nhiều bài phê bình giới thiệu, những ý kiến đánh
giá về từng tác phẩm của Viễn Phương, đặc biệt là những tác phẩm xuất hiện
tiêu biểu như Phù sa quê mẹ. Trong tập thơ này, Chế Lan Viên đã nhận định
ca ngợi: “Một đời thơ mấy chục năm trời đang ở trước mặt tôi! Là một người
làm thơ ở giai đoạn cuối của đời mình, từ khó khăn đó tôi rất thông cảm với
tình hình của nhà thơ khi lớn tuổi. Ta gặp lại. Ta dậm chân tại chỗ. Ta yếu
sức đi, lực bất tòng tâm. Ta muốn bỏ nghề. Ta muốn chống lão hóa bằng


6
nhiều cách không phải lối, hoặc tự chối bỏ mình, hoặc vay mượn những xuyến
vàng chuỗi ngọc hiện đại nào đó! Viễn Phương còn lâu mới già như tôi,
nhưng anh đâu còn trẻ nữa. Nhưng mừng thay cho anh, đã thoát quy luật
khắc nghiệt ấy” [40]. Còn Triệu Xuân, trong lời tựa cho Tuyển tập Viễn
Phương, ông cũng đứng dưới góc độ của một người bạn, một nhà phê bình
văn học để nói về cuộc đời cầm bút của Viễn Phương: “Cho đến trọn đời, cái
ông thiết tha nhất không phải là danh lợi mà chỉ là ước ao có những tác phẩm
văn học tương xứng với tầm vóc vĩ đại của dân tộc, của đất nước” [35, tr. 8].
Ở một khía cạnh khác, nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình lại chú ý quan tâm đến
đối tượng được miêu tả trong thơ Viễn Phương, Ngô Vĩnh Bình nhìn nhận thơ
Viễn Phương dưới góc độ tư tưởng đề tài tác phẩm: “Ở các văn phẩm này
nhân vật được ông nói tới nhiều nhất chính là nhân dân. Nhân dân đất thép
với những ông địa đạo, bà địa đạo, em gái, em nhỏ địa đạo, “anh hùng mìn
gạt”… đã làm những nên những “mùa lúa dưới bom”, “mùa hoa trong lòng
đất” - đất mà kẻ địch từng mở những trận càn dữ dội mang tên “bóc vỏ trái
đất ”. Nhân dân, theo nhà thơ thì chính họ mới là những người làm nên sự kỳ
diệu của cuộc chiến đấu, làm nên “những sự tích đất thép”; không có sự hy
sinh vô bờ bến của nhân dân không thể có chiến thắng 30 tháng 4 năm1975”
[41]. Trong khi đó, Mai Văn Tạo lại đi sâu vào thế giới nghệ thuật trong thơ
Viễn Phương: “Thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy,
cường điệu nỗi đau Thơ ông lung linh hình bóng người phụ nữ miền Nam và
Mẹ. Ấn tượng nhiều mặt về người mẹ rất đậm đà, thắm thiết” [40].
Trong một bài viết, Nguyễn Xuân Nam cũng đã đưa ra những nhận
định của mình về phong cách sáng tác của Viễn Phương, ông ca ngợi Viễn
Phương với một phong cách đổi mới, không giống ai: “Sau ngày đại thắng
mùa xuân, trong những điều kiện mới, anh đang cố gắng cho câu chữ súc tích

7
hơn, gợi nhiều hơn tả, dành phần rộng rãi cho người đọc tưởng tượng, sáng

tạo thêm” [40].
Trong những năm gần đây, những bài viết, những nghiên cứu về thơ
Viễn Phương thưa dần, nhưng không phải vì thế mà thơ ông mất đi chỗ đứng
trong nền thơ ca dân tộc. Thơ Viễn Phương vẫn tồn tại, vẫn được mọi người
nhớ đến như một quy luật tự nhiên vốn dĩ nó có.
Tiếp nối những bài viết nghiên cứu về thơ Viễn Phương, luận văn sẽ đi
tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề mới: Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư
duy nghệ thuật nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ
thuật của Viễn Phương, khẳng định phong cách thơ Viễn Phương, những
đóng góp của ông đối với nền thơ ca Việt Nam đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi vận dụng một cách tổng
hợp những kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phương pháp
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi dùng phương pháp này để
thiết lập hệ thống luận điểm. Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng
hợp khái quát để có những kết luận, nhận định, tránh lối áp đặt chủ quan
không cần thiết.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê các thể loại thơ trong các
sáng tác của Viễn Phương.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh sự vận động tư duy thơ qua
các tập thơ của Viễn Phương, mặt khác so sánh tư duy thơ Viễn Phương với
một số tác giả cùng thời để tìm ra những đặc trưng riêng của thơ ông.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: Phương pháp này nhằm chỉ rõ
những đặc điểm quan trọng, những quy luật cấu trúc nội tại cả về nội dung và

8
hình thức nghệ thuật. Nhằm có cái nhìn tổng quát tư duy nghệ thuật thơ Viễn
Phương trong nguồn mạch chung của tư duy thơ thời đại.
- Phương pháp phân tích lịch sử: Với phương pháp này, chúng tôi đặt

sáng tác của Viễn Phương trong một tiến trình lích sử, hoàn cảnh, và bên cạnh
các nhà thơ khác để thấy được những kết tinh nghệ thuật riêng của ông.
Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn kết hợp với một số
phương pháp khác như phương pháp cấu trúc, phương pháp kí hiệu học,
phương pháp liên văn bản…
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống và khá toàn diện tư duy
thơ của Viễn Phương. Tìm hiểu thơ Viễn Phương dưới góc độ tư duy nghệ
thuật nhằm khám phá những nét mới trong thế giới nghệ thuật nói chung và
thế giới thơ Viễn Phương nói riêng.
Nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ
tình, qua hệ thống biểu tượng, ngôn ngữ và giọng điệu, nhằm tìm ra những nét
khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của
thơ Viễn Phương.
Trong bối cảnh công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật đã có những
thành tựu đáng kể và đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong nước, luận văn góp
thêm cái nhìn toàn diện, khoa học và khách quan về toàn bộ sáng tác thơ Viễn
Phương trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Qua đó khẳng định được hướng
tiếp cận nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật đối với các hiện tượng văn
học thực sự có nhiều ưu thế cần được tiếp tục và phát triển.
Bên cạnh đó, luận văn còn đòng góp thêm một tiếng nói trong việc
khẳng định vị trí của Viễn Phương trong nền thơ trẻ chống Mỹ nói riêng và
nền thơ Việt Nam nói chung.


9
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tư liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy thơ và quá trình sáng tác

thơ của Viễn Phương
Chương 2: Nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn
Phương
Chương 3: Hệ thống biểu tượng và ngôn ngữ trong thơ Viễn Phương




















10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY THƠ
VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA VIỄN PHƯƠNG
1.1. Một số vấn đề lý thuyết tư duy thơ
1.1.1. Tư duy nghệ thuật

Tư duy nghệ thuật là một thuật ngữ có tính chất mở, với một nội hàm
khá rộng. Nói đến tư duy là liên quan đến lĩnh vực triết học và tâm lý học.
Trong Từ điển triết học của M.Rodentan, P.Iudin có định nghĩa về tư duy
như sau: “Tư duy là một hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan
của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi của gần 16 tỷ tế bào
thần kinh” [37]. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ giữa các
sự vật, hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó
bằng phương tiện ngôn ngữ. Đó là toàn bộ chức năng nhận thức của tư duy.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư tưởng. Tư duy làm
cho ngôn ngữ phát triển tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu
vào bản chất sự vật.
Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực
nghệ thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống nhất
với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục) và ý kiến của PGS.TS
Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam
(NXB Văn học). Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Tư duy nghệ thuật
là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác
phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt
động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tư
duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhân thức của nó. Tư
duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa

11
hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của nó là các biểu
tượng, tượng trưng có thể trực quan được. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu
bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ước lệ nó hướng tới sự
nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên
(cái có thể có) có thể cảm thấy, theo xác xuất khả năng và tất yếu. Chính nhờ
đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ

quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Bằng trí tưởng tượng sáng tạo
vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả
thiết, làm sáng rõ các phần còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng
chưa biết” tính cấu trúc của tư duy nghệ thuật gắn với năng lực nhìn thấy thế
giới một cách trọn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh, đồng thời
phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra…
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực
tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng,
các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ thống
năng động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn giữ tổ chức và truyền đạt
thông tin. Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lý tính, là trí tuệ có
kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. Đặc
điểm của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn dụ. Trên
cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và quan niệm nghệ
thuật lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng tư duy này chỉ
phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng, biết cảm một cách nhạy bén về viễn
cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai và tài năng sáng tạo
nghệ thuật” [9].
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy
nghệ thuật, PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ
hiện đại Việt Nam đã bàn về vấn đề tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ

12
nói riêng và đã đi đến kết luận: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng
tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thức khách quan theo
nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới
quan và nhân sinh quan của người sáng tạo” [31, tr. 36]. Tư duy nghệ thuật
khác với tư duy khoa học ở chỗ: tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng
của tư duy mà còn là đối tượng của cảm xúc, nghĩa là “năng lượng” tình cảm
còn đọng lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp

thành. Tuy vậy, nếu đối lập lý trí với tình cảm, tư duy khoa học với tư duy
nghệ thuật, chúng ta sẽ đi đến chỗ coi nghệ thuật chỉ bao hàm những yếu tố
trực giác, những ấn tượng cảm tính mà không có ý nghĩa sâu sắc, không mang
nội dung trí tuệ.
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng,
tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa hiện
thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Tư duy nghệ thuật vì thế lấy phương
tiện tư duy là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là
tình cảm, xúc cảm của người nghệ sĩ, thông qua trí tưởng tượng phong phú và
sự liên tưởng tinh tế mà người nghệ sỹ sáng tạo nên những hình tượng, biểu
tượng mới. Quá trình sáng tạo đó luôn được bắt nguồn từ lý tính và trí tuệ có
kinh nghiệm của nhà văn, trên cơ sở tư duy nghệ thuật nhà văn tạo ra những
tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn và sử dụng những phương tiện
và biện pháp phù hợp. Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng
biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết nắm bắt tinh thần
thời đại, biết dự báo tương lai và một tài năng sáng tạo nghệ thuật. Tư duy
nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư tưởng,
quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách
nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện riêng bản sắc, cá

13
tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự
giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Nói về phong cách học, Khrapchenko cho rằng: “Cái chính ở đây là
làm sao xác định được những kiểu tư duy nghệ thuật, những con đường và
hình thức sáng tạo nghệ thuật” của nhà văn, tìm hiểu tư duy nghệ thuật của
nhà văn là bước đầu tiên trong hành trình đi tìm phong cách nghệ thuật của
nhà văn đó. Chính bởi sự phụ thuộc sâu sắc của tư duy nghệ thuật vào thế giới
quan, nhân sinh quan của nhà văn và tinh thần thời đại nhà văn đó sống nên
việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật của một tác giả cụ thể cần bắt đầu từ việc tìm

hiểu đặc trưng tư duy của chủ thể trong thời đại cụ thể và quan niệm nghệ
thuật của nhà văn và của thời đại đó, khi đã chỉ ra được kiểu tư duy của tác
giả thì bước tiếp theo là chứng minh nó qua các biểu hiện cụ thể như sự sáng
tạo biểu tượng, cách sử dụng ngôn ngữ và những lối biểu hiện khác từ đó
bước đầu có thể chỉ ra được phong cách tác giả.
Tư duy nghệ thuật chứa đựng nhiều yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình
sáng tạo. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và
nhân sinh qua của người sáng tạo. V.I.Lenin cho biết họ không hề coi nhiệm
vụ của tư duy là làm biến hóa tồn tại mà nhiệm vụ của nó chỉ là sắp xếp tồn
tại về mặt hình thức. Như vậy, tồn tại là nội dung của tư duy nhưng “hình
thức” của nó thuộc về chủ thể sáng tạo. Đối với tư duy khoa học thì “hình
thức” ấy đã được khách quan hóa theo quy luật vận động của khái niệm và
quan hệ logic giữa các khái niệm. Đối với tư duy nghệ thuật “hình thức” ấy là
sự biểu hiện trực tiếp của quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và trình độ văn hóa
của người sáng tạo.




14
1.1.2. Tư duy thơ
Tư duy thơ đã được đề cập đến khá nhiều lần trong các công trình mỹ
học, tâm lý học sáng tác, ngôn ngữ học và lý luận văn học…nhưng chưa thực
sự trở thành một đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học xã hội nào.
Thuật ngữ “tư duy thơ” thậm chí chưa có được một vị trí xác lập trong hệ
thống các thuật ngữ mỹ học hay lý luận văn học. Tuy vậy, tần số xuất hiện
của nó ngày càng nhiều hơn trong các tác phẩm lý luận văn học và thi pháp
học hiện đại.
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nằm trong phương thức biểu hiện trữ
tình, nó được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín của con người đối với cuộc

sống. Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm con người.
Trong sự vận động của cảm xúc, hình thái vận động của thơ là từ cảm xúc đến
suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu nhận thức.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Tư
duy thơ là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng
hình tượng ngôn ngữ. “ Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể
hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình
trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực
tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng biểu hiện cái chủ thể
đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ Do sự chi phối của quan
niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình
có những thay đổi nhất định…Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng
đồng và tư duy thời đại” [31, tr. 78].
So với tư duy logic thì tư duy hình tượng có được một phạm vi rộng rãi
hơn cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng của người sáng tạo. Tư duy thơ
chấp nhận một khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ. Trí
tưởng tượng là biểu hiện trực tiếp của năng lượng tư duy hình tượng. Nhà thơ

15
Sóng Hồng cũng đã thừa nhận: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí
tưởng tượng”. Trí tưởng tượng của nhà khoa học khác với nhà thơ ở chỗ, nhà
khoa học thì mã hóa các tài liệu cảm tính, quy chúng về các đại lượng, các ký
hiệu và con số, quan sát và biểu diễn sự vận động của hiện thực thành sự vận
động của khái niệm, của kí hiệu. Khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học
là ở chỗ trừu tượng hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì
cụ thể hóa, hình tượng hóa hiện thực khách quan theo một đường dây liên
tưởng.
Tư duy thơ là sự kết hợp giữa hướng nội và hướng ngoại. Hướng ngoại
là nhằm vào đối tượng miêu tả, trình bày nó dưới ánh sáng của một quan niệm
thẩm mỹ. Hướng nội là tác giả tự nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái

tôi nội cảm của mình. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình
tượng thơ. Ngôn ngữ đối với nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý
nghĩa mục đích, nó là một thứ “công cụ” trực tiếp của tư duy. Khả năng tự do
của tư duy thơ phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu trúc thể
loại…
Tìm hiểu tư duy thơ chính là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ.
Sự vận động của hình tượng thơ không phải là tùy tiện và vô hướng, tuy rằng
tính chất ngẫu nhiên và tự do của trí tưởng tượng thơ ca là rất cao. Khả năng
tự do của tư duy thơ còn phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu
trúc thể loại. “Khả năng tự do của tư duy thơ thể hiện trong khả năng co dãn
của dòng thơ, khả năng kéo dài của lời thơ, ý thơ, câu thơ. Những cấu trúc thể
loại truyền thống giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình vận
động của hình tượng thơ. Thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, thơ lục bát…là những thể
thơ ổn định, lâu đời đã làm đa dạng hóa nhưng đồng thời cũng đơn điệu hóa
các kiểu tư duy thơ” [31, tr. 12]. Tư duy thơ thường được biểu hiện thành
từng dòng phát ngôn trên văn bản và từng quãng ngắt hơi trong khi đọc. Như

16
vậy, sự tồn tại của dòng thơ đã làm ảnh hưởng đến tư duy thơ, tính nhạc điệu
của ngôn ngữ cũng chi phối đến tư duy thơ. Muốn tìm hiểu thơ và tư duy thơ
của các thời đại, các dân tộc hay các tác giả khác nhau, chúng ta cần tìm hiểu
những đặc trưng tư duy của từng chủ thể ở mỗi dân tộc và thời đại. Mặt khác,
chúng ta cùng tìm hiểu thơ ở mỗi người, mỗi thời kỳ lịch sử. Quan niệm thơ
sẽ chi phối tư duy thơ. Nếu coi thơ là một thứ vũ khí thì tư duy thơ phải mạnh
mẽ, ngôn ngữ thơ phải sắc nhọn. Nếu coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải
ngọt ngào, phải nhuần nhị. Vậy thì quan niệm nghệ thuật có một thứ vai trò
quan trọng trong việc xác định bản chất của thơ và tư duy thơ.
Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại. Về
mặt nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động
của những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến nhất của

một cộng đồng người. Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo ra các biểu
tượng trực quan, vai trò của nhận thức cảm tính là vô cũng quan trọng, nhưng
không phải quyết định. Những quan niệm về thơ, về nhân sinh, về thời đại sẽ
làm cho nhà thơ chú ý nhiều hơn đến loại biểu tượng này hay biểu tượng
khác. Một quan niệm mới về nhân sinh, về thế sự, về nghệ thuật ra đời sẽ làm
thay đổi hướng tư duy thơ. Những tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc, nhu cầu bộc
lộ những tư tưởng mới, ý thức về sự vận động và phát triển của thời đại, của
dân tộc, quốc gia…tất cả đều chi phối đến tư duy thơ.
Như vậy có thể thấy, tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ nói
riêng gần với đời sống hiện thực hơn so với tư duy khoa học vì tính chất trực
quan của các biểu tượng. Công việc nghiên cứu tư duy nghệ thuật nói chung
và tư duy thơ nói riêng là một quá trình khám phá, tìm hiểu thú vị. Bước đầu
nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong một tác phẩm của một nhà thơ tiêu biểu.



17
1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Viễn Phương
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Viễn Phương
Viễn Phương (1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1-5-
1928, tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (thời đó thuộc tỉnh
Long Xuyên), quê gốc ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông hoạt động trong phong trào
học sinh, sinh viên rồi tham gia Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam
Bộ. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ đăng báo Tiếng Súng Kháng Ðịch
của Khu 9 Nam Bộ. Trường ca Chiến thắng Hòa Bình của ông được xếp giải
nhì về thơ Nam Bộ. Sau đó, Viễn Phương được bầu vào Ban chấp hành Chi
hội Văn nghệ Nam Bộ. Năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài
Gòn. Ở Sài gòn, ông dạy học, làm thuê để kiếm sống nhưng công việc chủ
yếu vẫn là sáng tác văn thơ với bút danh Viễn Phương, đăng trên một số tờ

báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý.
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, ông ở lại hoạt động nội thành đến
năm 1960 thì bị giặc bắt, giam ở các nơi: đề lao Gia Định, Chí Hòa, Phú
Lợi… Năm 1962, ông ra tù, vào vùng giải phóng Củ Chi, là Tổng thư ký Hội
Văn nghệ giải phóng Sài Gòn.
Sau khi đất nước thống nhất, Viễn Phương lần lượt giữ chức vụ Chủ
tịch Hội Văn nghệ Giải phóng thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ
Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố, Phó bí
thư Đảng đoàn Văn nghệ thành phố, Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố,
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1996, Viễn Phương được bầu
làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh;

18
Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt
Nam.
Nhà thơ Viễn Phương đã được tặng nhiều Huân chương cao quý và các
giải thưởng văn học: Giải Nhì giải thưởng Cửu Long Nam Bộ (1954): Trường
ca Chiến thắng Hòa Bình; Giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ
quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: Truyện Lòng mẹ; Giải thưởng Hội Nhà
văn thành phố Hồ Chí Minh; Tặng thưởng Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước đợt 1 năm 2001:
Truyện ký Quê hương địa đạo; Giải Nhì cuộc thi viết về Bà mẹ Việt Nam anh
hùng do Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật
và Hội Phụ nữ thành phố tổ chức: Truyện ký Chuyện đời má Bảy; Giải nhì
(không có giải nhất): Văn bia Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi.
Sinh thời, Viễn Phương tâm sự: “Trước năm 1975, tôi hoạt động khi ở
chiến trường, khi trong lòng giặc. Thời gian này, chủ yếu tôi viết về chiến
tranh hoặc viết về đấu tranh. Tôi luôn quan niệm ngòi bút là vũ khí. Từ sau

chiến thắng 1975, tôi vẫn viết về chiến tranh. Không phải tôi quá thiếu vốn
sống đời thường mà tôi thấy cuộc chiến đấu của dân tộc ta vĩ đại quá, sự hy
sinh của nhân dân cao cả quá, mà những gì ta có được về mặt văn học, chưa
tương xứng với tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Hơn nữa, tôi rất khổ tâm vì cuộc chiến mới qua chưa bao lâu, đã có người cố
tình bôi đen lịch sử, xuyên tạc sự thật trên trang viết của mình. Do đó, tôi
muốn nói lên sự thật, góp phần giúp thế hệ mai sau hiểu đầy đủ và đúng đắn
hơn về cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại này. Tôi rất mừng vì gần đây theo
chủ trương của Đảng, các hội văn học nghệ thuật, các báo có những cuộc vận
động viết về chiến tranh, về người lính, về các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tôi
ước mong sẽ có những nhà văn tài năng dựng lên được những tác phẩm đồ sộ
về cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng” [40].

19
Viễn Phương là một thanh niên trí thức, con nhà gia giáo, đi làm cách
mạng. Bởi thế, suốt cuộc đời ông, không bao giờ ông bận tâm, líu ríu với
chuyện thăng tiến, tiền bạc, địa vị. Ông sống thủy chung, thanh bạch và cũng
dạy con sống thủy chung, thanh bạch. Ông là người coi trọng tình nghĩa, sống
vì tình nghĩa.
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và
cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Hoàng
Hiệp phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.
1.2.2. Quá trình sáng tác thơ của Viễn Phương
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương gắn liền với hai cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông như Chiến
thắng Hòa Bình, Anh hùng mìn gạt, Quê hương địa đạo ra đời trong chiến
trường Nam Bộ, nhà tù Mỹ - Diệm hay địa đạo Củ Chi. Truyện ngắn và ký
của Viễn Phương cũng được đánh giá rất cao.
Với Viễn Phương, những truyện ngắn, truyện vừa và ký của ông có
nhiều cái khá đặc sắc, như Quê hương địa đạo. Ở đó, chất liệu hiện thực trinh

nguyên được gắn kết với tâm hồn nhạy cảm lãng mạn, lối quan sát trí tuệ, tinh
đời, cách thể hiện giàu chất hài hước, đầy lạc quan, ngay cả khi viết về những
hoàn cảnh ác liệt nhất trong chiến tranh. Trong thơ, Viễn Phương ít có sự bứt
phá, thơ của ông giản dị, thiên về tự sự, phản ánh hiện thực. Sau chiến tranh,
những năm cuối đời, thơ ông bay bổng hơn, nặng về tình, giàu xúc động
nhưng vẫn quen trong cách thể hiện cũ. Văn của ông thì khác. Viễn Phương
không có tiểu thuyết, có một ít truyện ngắn. Ông chuyên viết ký và những
chuyện người thật việc thật, những sự tích mà ông tận mắt chứng kiến. Cả đời
viết văn xuôi, ông chỉ viết những gì mình thuộc, những gì thôi thúc. Chính
nhờ thế mà Viễn Phương đã tạo nên không ít những trang văn xuôi lấp lánh
văn chương, lấp lánh tình đời. So với những nhà viết văn xuôi quê gốc Nam

20
Bộ, Viễn Phương là một trong những gương mặt nổi bật. Nhà thơ Chế Lan
Viên trong lời tựa cho tập thơ Phù sa quê mẹ (NXB Văn học, 1991), viết ngày
3-7-1988, đã đánh giá cao văn xuôi Viễn Phương: “… Trước khi ra miền Bắc,
thì những năm dữ dội nhất, anh ở vùng dữ dội nhất là đất thép Củ Chi! Nhờ ở
vùng này, Viễn Phương sáng tác được nhiều bài văn xuôi rất xuất sắc. Theo
tôi, anh cũng là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của miền Nam.
Tiếc rằng, các nhà phê bình nghĩ rằng anh là nhà thơ, nên không chú ý điểm
ấy. Cả một đời sáng tác, trong 17 đầu sách xuất bản, Viễn Phương có tới 10
tập văn xuôi. Rõ ràng đóng góp của Viễn Phương cho văn xuôi là đáng khẳng
định. Tìm hiểu sự nghiệp văn chương của Viễn Phương, tôi đề nghị mọi
người nên gọi ông là Nhà văn!” [40].
Quá trình sáng tác thơ của Viễn Phương được thể hiện bằng hàng loạt
tác phẩm, trong đó có nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như Viếng lăng
Bác. Thơ Viễn Phương như sợi chỉ vắt ngang từ những năm tháng chiến tranh
đến thời kỳ hòa bình, nó như những bài ca viết về cuộc sống, con người Việt
Nam:
 Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)

 Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
 Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
 Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
 Phù sa quê mẹ (thơ, 1991)
 Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002)
 Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005)





21
1.2.3. Thơ trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương
Bàn về sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương, nhà văn Triệu Xuân nhận
xét: “Nói đến Viễn Phương là người ta nói đến một nhà thơ. Ông có một số
bài thơ hay, được nhiều người yêu thích, như bài Viếng lăng Bác, in trong tập
Như mây mùa xuân (1978). Thế nhưng, Viễn Phương viết khá nhiều văn xuôi.
Ngay từ năm 1957, ông đã xuất bản chung với Lê Vĩnh Hòa, Tiêu Kim Thủy
và Ngọc Linh tập truyện ngắn mang tên Chiếc áo thiên thanh (NXB Trùng
Dương). Từ đó cho đến khi qua đời, Viễn Phương đã xuất bản 10 tập truyện
và ký cùng với 7 tập thơ. Đọc truyện và ký của Viễn Phương, tôi hiểu Viễn
Phương thực sự có năng lực viết văn xuôi trong khi ông làm rất nhiều thơ.
Điều này không phải nhà thơ nào cũng có được!” [35, tr. 7]. Nhiều người biết
đến Viễn Phương như một nhà văn, và nhiều nhà phê bình cũng gọi ông là
nhà văn. Độc giả đã được tiếp cận khá nhiều truyện ngắn và tùy bút của Viễn
Phương.
Khi nhìn lại quá trình sáng tác của mình, Viễn Phương nhớ những
tháng ngày sống và làm thơ trong nhà tù. Đó là những năm tháng ông dành
hết tâm hồn của mình vào những vần thơ để lại cho đời. Ông từng chia sẻ:
“Vào tù, đối với chúng tôi chỉ là sự thay đổi địa bàn hoạt động. Trong tù, tôi

vẫn tiếp tục làm thơ. Tôi làm thơ không giấy bút chỉ âm thầm làm thơ bằng trí
nhớ và chí căm thù. Thơ từ thuở ấy là đồ quốc cấm, bọn chúa ngục luôn tìm
cách hủy hoại, nhưng thơ tù vẫn tồn tại vì nó được in sâu vào trong tim trong
máu của anh em. Về sau ra tù, tôi được biết thơ tù của tôi có bài được truyền
ở Chí Hòa, có bài đã vào tận chuồng cọp Côn Ðảo. Trong tập Hào khí Ðồng
Nai cụ Ca Văn Thỉnh có chép lại bài thơ tù truyền khẩu mà cụ cho có lẽ tác
giả đã chết rồi. Tôi đọc bài thơ và nhận ra đó là bài thơ của chính mình” [40],
hay “Lúc tôi 25 tuổi, bọn Mỹ Diệm xử án tử hình rồi chúng chuyển thành
chung thân khổ sai và đày ra nhà tù Côn Ðảo. Trong chuồng cọp, tôi bị bắt

22
buộc phải nằm suốt ngày. Trên vách chuồng cọp tôi thấy chi chít những chữ.
Có những dòng được ghi bằng máu, có những chữ viết bằng than Tôi bỗng
đọc ra một bài thơ dài của ai không biết vì không thấy ký tên, ghi rải rác chỗ
này một đoạn, chỗ kia một đoạn. Tôi lẩm nhẩm hoài trong hoàn cảnh sống
như thế nên đã thuộc lòng ” [40].
Thơ Viễn Phương đã đi vào lòng người đọc ngay từ những ngày đầu
trong cuộc đời cầm bút của ông. Thơ Viễn Phương có nhiều đóng góp tiêu
biểu cho sự nghiệp cầm bút của cả cuộc đời ông. Ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, mỗi chúng ta đã được tiếp cận bài thơ nổi tiếng Viếng lăng
Bác và khi bài thơ đó được phổ nhạc, thì mỗi người Việt Nam lại biết đến nó
nhiều hơn - một bài thơ sống trong lòng người đọc. Viếng lắng Bác nói riêng
và thơ Viễn Phương nói chung sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi độc giả Việt
Nam.
1.2.4. Quan niệm thơ của Viễn Phương
Từ xưa đến nay, khi sáng tạo người nghệ sĩ tất yếu phải có một quan
niệm về nghệ thuật. Thơ là gì? Là câu hỏi lớn mà mỗi nhà thơ trong suốt
hành trình sáng tạo luôn nung nấu, trăn trở và tìm tòi để có lời giải, nhiều khi
đã kết tinh thành những tuyên ngôn nghệ thuật bất hủ.
Viễn Phương là một nhà thơ của nền văn học Việt Nam hiện đại, một

nghệ sĩ đa tài đã thành công với nhiều thể loại như: Thơ, truyện ngắn…
trong đó, thơ là thành tựu đỉnh cao tạo được dấu ấn phong cách nghệ thuật.
Đối với thơ, ông quan niệm “ngòi bút là vũ khí”, vũ khí trong những trận
đánh ác liệt với quân thù. Chính vì vậy, ngòi bút ấy phải “cứng” như đanh
như thép để đi sâu vào từng “ngóc ngách” của cuộc kháng chiến của dân
tộc.
Trong quá trình sáng tạo, Viễn Phương là nhà thơ quan tâm và coi
trọng vấn đề cảm xúc, vì chỉ có những cảm xúc chân thật khi sáng tác mới

23
tạo nên sức sống lâu bền cho thi ca. Với ông: “Thơ phải mang những tình
riêng của mình lâu nay và chỉ cảm xúc đến là bật lên” [40], quan niệm này
như một chân lý trong sáng tạo nghệ thuật, nếu không có cảm xúc mãnh
liệt, dồi dào trong sáng tác thì nhà thơ không thể thăng hoa và sáng tạo
những hình tượng đẹp, thi tứ hay. “Theo bản chất tự nhiên, những ai tự
mình trải qua một nỗi xúc cảm nào đó có thể truyền đạt được nỗi cảm xúc
ấy đúng nhất. Chỉ có người nào xúc động thật sự mới làm cho người khác
xúc động và chỉ có người nào phẫn nộ mới làm cho người khác phẫn nộ mà
thôi” (Arixtôts). Đặc điểm của cảm xúc quyết định đến đặc điểm mô hình
thế giới và cấu trúc hình tượng cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật.
Cảm xúc còn là chất xúc tác để làm nên “tính thơ” của nghệ thuật, bởi cảm
xúc ảnh hưởng đến sắc thái biểu cảm của ngôn từ và nhịp rung của âm điệu
cùng với sự liên kết hình ảnh độc đáo gây được hiệu ứng nghệ thuật.
Như vậy, bằng quan niệm thơ hiện đại, sự thôi thúc của “những ẩn
ức tinh thần” trong đời sống nội tâm và khởi hứng từ vô thức đã chuyển
hoá thành cảm hứng sáng tạo được nhà thơ biểu hiện qua các hình thức
nghệ thuật đắc sắc tạo nên vẻ đẹp và tính đa âm của thơ đồng thời góp phần
đem lại diện mạo mới cho thơ trữ tình Việt Nam hiện đại.
1.3. Nghiên cứu tác phẩm thơ Viễn Phương dưới góc độ tư duy nghệ thuật


Công trình nghiên cứu về thơ của Viễn Phương chưa nhiều, đặc biệt là
chưa có ai tiếp cận thơ ông dưới góc độ tư duy nghệ thuật. Trong luận văn
này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thơ Viễn Phương và những vấn đề có ý
nghĩa nhận thức luận của ông dưới góc độ tư duy nghệ thuật, đây là một
hướng tiếp cận mới.
Nghiên cứu tư duy thơ Viễn Phương qua hệ thống quan niệm thơ đến
sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, hệ thống biểu tượng nhằm tìm ra
những nét khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ, những tìm tòi sáng tạo của

×