Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004 - 2009 TT.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 29 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
O0O




CẤN THỊ THU HẰNG



TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH
CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2004- 2009



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
O0O




CẤN THỊ THU HẰNG


TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH
CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2004- 2009



Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội - 2011

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009

Cấn Thị Thu Hằng
1
MỤC LỤC

TRANG
MỞ ĐẦU
4
1. Lí do chọn đề tài
4

2. Lịch sử vấn đề
5
2.1. Những công trình bài viết nghiên cứu trên góc nhìn khái quát về
tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam
5
2.2. Những ý kiến, bài viết về các tác phẩm trong luận văn
9
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
12
4. Phương pháp nghiên cứu
13
5. Cấu trúc luận văn
13
NỘI DUNG
14
Chương 1: Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng trong
dòng chảy văn học Việt Nam
14
1.1. Các chặng đường phát triển của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
cách mạng Việt Nam
14
1.1.1. Giai đoạn trước 1975
14
1.1.1.1. Từ 1954- 1964
14
1.1.1.2. Từ 1965- 1975
15
1.1.2. Giai đoạn sau 1975 đến những năm 90
16
1.1.2.1. Từ 1975- 1985

17
1.1.2.2. Từ 1986 đến những năm 90
17
1.1.3. Từ những năm 90 đến nay
19
1.2. Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và sự đổi mới của
người sáng tác
21
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009

Cấn Thị Thu Hằng
2
Chương 2: Sự tiếp nối và biến đổi trong việc phản ánh cuộc
sống và con người của tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng
Việt Nam 2004- 2009
26
2.1. Tiếp cận hiện thực từ cái nhìn đa chiều
26
2.1.1. Hiện thực chiến trường
26
2.1.2. Hiện thực đời sống ở hậu phương
39
2.2. Đổi mới quan niệm về tính cách nhân vật.
43
2.2.1. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
43
2.2.2. Các kiểu nhân vật
44
2.2.2.1. Nhân vật người lính
45

2.2.2.2. Nhân vật kẻ thù
58
2.2.2.3. Nhân vật quần chúng
63
2.2.3. Xây đựng mối liên hệ giữa các nhân vật
66
2.3. Cảm hứng bi kịch mang đậm tính nhân văn
69
2.4. Kết hợp chất sử thi và chất tiểu thuyết.
74
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong các tiểu
thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
78
3.1. Điểm nhìn trần thuật
78
3.2. Không gian và thời gian
80
3.2.1. Không gian
81
3.2.1.1. Không gian chiến trường
81
3.2.1.2. Không gian văn hóa- lịch sử
83
3.2.1.3. Không gian ảo giác, tâm linh
84
3.2.2. Thời gian
87
3.2.2.1. Thời gian lịch sử- sự kiện
87
3.2.2.2. Thời gian hiện tại đan xen quá khứ

88
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009

Cấn Thị Thu Hằng
3
3.2.2.3. Thời gian tâm lí
90
3.3. Ngôn ngữ
91
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật
91
3.3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại
92
3.3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
95
3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện
99
3.4. Giọng điệu
102
3.4.1. Giọng điệu hào hùng, ngợi ca, thành kính
102
3.4.2. Giọng điệu trữ tình, mang đậm chất thơ
104
3.4.3. Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi
105
3.4.4. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên
106
3.4.5. Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm
108
KẾT LUẬN

109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
113










1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh cách mạng là một mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khai
thác, mỗi thời đại, dân tộc, mỗi tác giả lại có cái nhìn khác nhau. Không phải
ngẫu nhiên mà đề tài này luôn có sức hút đối với số đông các nhà văn ngay ở
thời điểm chiến tranh đã lùi xa trên đất nước ta hơn ba chục năm nay. Nhìn
vào diện mạo của nền tiểu thuyết nước ta sau thời kì đổi mới, bên cạnh dòng
tiểu thuyết thế sự đời tư, tiểu thuyết lịch sử, vv với nhiều cách tân nghệ
thuật quan trọng thì dòng tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng
cũng đạt được một số thành tựu đáng kể. Đặc biệt kể từ khi Bộ Quốc Phòng
phát động cuộc thi sáng tác sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng, số lượng
và chất lượng tác phẩm ngày càng nâng lên rõ rệt. Một số tác phẩm có giá trị
về nội dung và nghệ thuật đã đạt giải và thu hút sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc.
Chiến tranh cách mạng vốn là mảng đề tài được sự quan tâm của nhiều

nhà nghiên cứu và đông đảo học sinh, sinh viên. Khảo sát qua các công trình
nghiên cứu về mảng đề tài này, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều công trình
tìm hiểu về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng giai đoạn trước 1975 và thời kì
đổi mới. Tuy vậy những công trình nghiên cứu về mảng tiểu thuyết này trong
những năm gần đây còn khá thưa vắng, hoặc chỉ tập trung vào một tác giả cụ
thể. Đa phần đó chỉ là những bài viết nhỏ lẻ đánh giá và cảm nhận về tác
phẩm đạt giải. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết về đề
tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009 với mong muốn có cái nhìn
khái quát hơn về một giai đoạn phát triển của mảng đề tài quen thuộc này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu trên góc nhìn khái quát
về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam

2
- “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” của Phan Cự Đệ (1974) được đánh
giá một là công trình nghiên cứu công phu, có giá trị. Trong cuốn sách này,
tác giả đã có những nhận định đánh giá một cách hệ thống về thể loại tiểu
thuyết nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng nói riêng. Là
một nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết tìm hiểu thể loại tiểu thuyết sử thi,
Lại Nguyên Ân có khá nhiều bài viết đáng chú ý trên Tạp chí Văn học như
“Văn xuôi về chiến tranh và hình thức sử thi”, “Văn học Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám- một nền sử thi hiện đạ. Gần đây, Phong Lê có bài viết đáng
chú ý “Tiểu thuyết viết về chiến tranh nhìn từ hôm nay”. Đây là cái nhìn tổng
quát về đề tài chiến tranh của văn học nước nhà qua nhiều chặng đường lịch
sử. Tôn Phương Lan, Bùi Việt Thắng là hai nhà nghiên cứu cũng có nhiều bài
viết quan tâm đến mảng tiểu thuyết chiến tranh. Nhìn chung các bài viết đều
có xu hướng khẳng định những đóng góp to lớn của tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh cách mạng vào nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng không chỉ thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giáo sư đầu ngành mà mảng đề

tài này cũng là vấn đề được tìm hiểu trong hàng loạt các luận án, khóa luận tốt
nghiệp của rất nhiều học viên, sinh viên các trường đại học. Đáng chú ý nhất
là LATS Ngữ văn Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975 của Hoàng Mạnh
Hùng, Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965- 1975 nhìn từ góc độ thể loại của
Nguyễn Đức Hạnh và Thi pháp tiểu thuyết sử thi 1945- 1975 của Phạm Ngọc
Hiền. Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các luận văn thạc sĩ của học viên các
trường đại học chuyên ngành. Nhìn chung các luận văn đã chỉ ra được những
nét khái quát về diện mạo và khuynh hướng của tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh cách mạng, đặc điểm trong các sáng tác của một số tác giả chuyên viết
về chiến tranh ở các giai đoạn khác nhau của nền văn học dân tộc; phân tích
được những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của các tiểu thuyết về chiến tranh
mà họ đã tiếp cận.
2.2. Những ý kiến, bài viết về các tác phẩm trong luận văn

3
Kể từ khi Bộ Quốc Phòng phát động phong trào sáng tác tiểu thuyết sử
thi về đề tài chiến tranh cách mạng thì những nghiên cứu, cảm nhận về mảng
tiểu thuyết này càng được chú ý hơn. Trong đó phải kể đến một chùm bài viết
của một số tác giả đánh giá về các tác phẩm đạt giải thưởng văn học Bộ Quốc
Phòng trong hai đợt phát động sáng tác. Có thể kể ra đây các bài viết tiêu biểu
như Những bức tường lửa và sự đổi mới của tiểu thuyết sử thi của Nguyễn
Thanh Tú, Luận về người anh hùng, về chiến thắng và về đồng đội, Nhớ là để
cho khỏi quên (Đọc Tiếng khóc của nàng Út, Nhà xuất bản Quân đội Nhân
dân, 2007 của Nguyễn Chí Hoan, Dấu ấn Thượng Đức của Nguyễn Hữu Quý,
Đọc Thượng Đức, suy nghĩ về tiểu thuyết sử thi của Bùi Bình Thi, vv
Đó là những bài viết đánh giá các tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng
khi mới xuất bản được dư luận đánh giá cao. Trong bài viết của mình, các tác
giả đã chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
trên. Nhìn chung, họ đều khẳng định sự biến chuyển trong cái nhìn về chiến
tranh của người viết. Cách tiếp cận hiện thực chiến tranh, xây dựng nhân vật,

nghệ thuật thể hiện đã linh hoạt và chân thực hơn mặc dù đó đều là những tiểu
thuyết mang âm hưởng sử thi rõ nét.
Có thể nói những nhận định, nghiên cứu về tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh cách mạng rất phong phú, đa dạng. Ở đây chúng tôi không hy vọng có
thể bao quát hết được đầy đủ mọi ý kiến. Đó cũng là những tài liệu quý báu,
làm cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn của mình.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong một số tác phẩm
đoạt giải thưởng văn học trong 5 năm gần đây. Trong đó có những tác phẩm
vừa đạt giải thưởng của nhà văn vừa đạt giải thưởng văn học của Bộ Quốc
phòng. Tiêu biểu phải kể đến Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy),
Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang), Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn
Chí Chung), Mùa hè giá buốt (Văn Lê). Ngoài ra trong quá trình khảo sát,
chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số tác phẩm khác.

4
2. Nhiệm vụ và đóng góp của luận văn
Chỉ rõ những nét mới của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng
giai đoạn này trên cơ sở kế thừa những đặc điểm của tiểu thuyết chiến tranh
các giai đoạn trước.
Phân tích những nét nổi bật về nghệ thuật của tiểu thuyết giai đoạn này.
Từ đó khẳng định sự đóng góp của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng
đối với tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương
pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp
vận dụng lí thuyết của thi pháp học để khảo sát các tiểu thuyết tiêu biểu của
giai đoạn này.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng trong dòng chảy
của văn học Việt Nam
Chương 2: Sự tiếp nối và biến đổi trong việc phản ánh cuộc sống và
con người của tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong tiểu thuyết về đề
tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH
MẠNG TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1. Các chặng đƣờng phát triển của tiểu thuyết về chiến tranh
cách mạng Việt Nam
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Nhìn một cách khái quát, chúng ta có thể thấy, sự phát triển của nền
văn học cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với các bước đi của lịch sử của

5
dân tộc. Hai cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt đã chi phối không nhỏ vào sự
phát triển của nền văn học nước nhà.
1.1.1.1. Từ 1954- 1964
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nền văn học Việt Nam
có sự phát triển mạnh mẽ ở phương diện văn xuôi, đặc biệt là thể loại tiểu
thuyết. Trong giai đoạn này, nền văn học cách mạng đã có có khá nhiều tác
phẩm thành công như Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Sống mãi với thủ
đô của Nguyễn Huy Tưởng, Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái,
Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Cao điểm của Hữu mai, Đất lửa của
Nguyễn Quang Sáng vv Đây là những sáng tác hướng về cuộc chiến đấu của
dân tộc. Nhiều tác phẩm đã xây dựng được những hình tượng đẹp tiêu biểu
cho lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm của con người Việt Nam. Điểm nổi
bật trong những sáng tác này là các nhà văn đã chú ý thể hiện nhân vật, vì thế

các biến cố và sự kiện có trọng đại đến đâu cũng không che khuất được nhân vật
trong tác phẩm. Nhìn chung, nhiều tiểu thuyết giai đoạn này khai thác mảng thể
tài lịch sử theo khuynh hướng sử thi.
1.1.1.2. Từ 1965- 1975
Các tác phẩm tập trung đi sâu vào phản ánh cuộc chiến đấu chống Mĩ
của dân tộc. So với giai đoạn trước, giai đoạn này, lực lượng sáng tác đông
đảo hơn, số lượng các tác phẩm nhiều hơn. Nổi bật hơn cả là những tiểu
thuyết viết về cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ như Hòn đất của Anh
Đức, Rừng U Minh của Nguyễn Văn Bổng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi của
Phan Tứ, Đất Quảng (phần I) của Nguyễn Trung Thành. Ngoài ra còn có thể
kể đến Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn
Khải, Vùng trời của Hữu Mai. Cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết là
“cảm hứng anh hùng và phạm trù thẩm mĩ nổi trội là cái cao cả, cái hùng”.
Nhân vật của tiểu thuyết vẫn là những anh hùng tiêu biểu cho khát vọng,
phẩm chất sức mạnh của nhân dân, dân tộc, thời đại. Nhìn chung, yếu tố sử thi
này đã chi phối đề tài, cảm hứng và cách thể hiện của các nhà văn.

6
1.1.2. Giai đoạn sau 1975 đến đầu những năm 90
Sau 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Sự kiện ấy đã mở ra một thời
kì mới của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đem đến một giai đoạn mới trong
lịch sử văn học Việt Nam.
1.1.2.1. Từ 1975- 1985
So với các giai đoạn trước, thời kì chuyển tiếp từ văn học sử thi sang
văn học thời kì hậu chiến này, tiểu thuyết viết về chiến tranh không có nhiều
tác phẩm nổi bật. Tuy vậy vẫn có một số tác giả tìm tòi đổi mới trong nội
dung và cách thức thể hiện, đặc biệt là từ những năm 80 trở về sau. Ở các
sáng tác này, chiến tranh được tiếp cận ở cự li gần, toàn diện hơn, cảm hứng
sử thi nhạt dần và thay vào đó là cảm hứng thế sự. Một số tác giả đã mạnh
dạn hơn khi chọn những thời điểm khốc liệt, gay cấn của chiến tranh làm bối

cảnh khám phá tính cách con người như Miền cháy của Nguyễn Minh Châu,
Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Năm 1975 họ đã sống như thế,
Chim én bay của Nguyễn Chí Huân vv… Nội tâm, tính cách của người lính
bắt đầu được khai thác và cấu trúc thể loại của tiểu thuyết đã có sự biến đổi từ
cấu trúc lịch sử - sự kiện sang cấu trúc lịch sử - tâm hồn. Kết cấu thời gian-
không gian của tiểu thuyết cũng có sự vận động, đặc biệt bắt đầu có sự xuất
hiện của vùng kí ức của nhân vật.
1.1.2.2. Từ 1985- đầu những năm 90
Đây là giai đoạn nền văn học Việt Nam có những biến chuyển mạnh
mẽ. Văn học viết về chiến tranh cách mạng đã thực sự ghi dấu ấn trong lòng
độc giả với nhiều tác phẩm có giá trị. Thời xa vắng của Lê Lựu , Ăn mày dĩ
vãng của Chu Lai, Chim én bay của Nguyễn Chí Huân, Người sót lại của
rừng cười của Võ Thị Hảo, và đặc biệt là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
chính là những tác phẩm cho thấy cái nhìn về chiến tranh của các nhà văn đã
chân thực hơn. Những tác phẩm mang âm hưởng sử thi nhạt dần và thay vào
đó là những tác phẩm khai thác chiến tranh từ góc độ thế sự đời tư. Đi kèm
với nó là sự đổi thay nghệ thuật thể hiện.

7
1.1.3. Từ những năm 90 đến nay
Sau cao trào của mình, từ giữa những năm 90 đến nay, tiểu thuyết viết
về chiến tranh phát triển có phần chững lại. Tuy vậy, đề tài này vẫn có sức
sống riêng và chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy của nền văn học nước
nhà.
Tóm lại, tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng của văn học Việt
Nam có một sự tiếp nối liên tục về đề tài và cảm hứng. Sự phát triển của đề
tài này luôn gắn liền với những biến động lịch sử của dân tộc mặc dù đồ thị
phát triển của nó không phải là một đường thẳng tịnh tiến. Mảng đề tài này
vẫn tiếp tục được khai thác ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc vài chục năm
nay. Tiểu thuyết viết về chiến tranh không hề đứng yên mà đồng hành cùng

với sự phát triển của nền văn học dân tộc.
1. 2. Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và sự đổi mới của
ngƣời viết
Từ sau năm 1986, việc đổi mới tư duy văn học là đòi hỏi tất yếu. Đứng
trước đòi hỏi của cuộc sống mới, các nhà văn tâm huyết với cách mạng cũng
trăn trở tìm hướng đi mới cho mình. Họ đã có sự đổi mới quan niệm, tư tưởng
và cách viết.
Các nhà văn viết về chiến tranh đã thành thực với chính mình trong
nhận thức, cảm xúc và cách giải quyết vấn đề. Họ đã nhìn lại hai cuộc chiến
của dân tộc bằng một sự chiêm nghiệm chân thực, tỉnh táo hơn.

CHƢƠNG 2: SỰ TIẾP NỐI VÀ BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC PHẢN
ÁNH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI CỦA TIỂU THUYẾT CHIẾN
TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2004- 2009
2.1. Tiếp cận chiến tranh bằng cái nhìn đa chiều
2.1.1. Hiện thực chiến trƣờng
Trong các sáng tác về chiến tranh cách mạng 2004- 2009, biên độ hiện
thực đã được mở rộng. Trong đó vấn đề được nhiều nhà tiểu thuyết quan tâm

8
đó chính là sự thật chiến tranh. Tôn trọng sự thật đó là quan điểm của nhiều
nhà văn và cũng là cách xây dựng tác phẩm có giá trị và thu hút người đọc.
Các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng giai đoạn 2004- 2009 đã
miêu tả hiện thực chiến trường một cách trần trụi, không hề tô hồng, thi vị
hóa. Đó là một hiện thực nóng bỏng trên cả bề rộng và bề sâu, ở nhiều tình
thế phức tạp.
Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy đã tái hiện quá trình vận
động và tiến công nhằm phá tan “hàng rào điện tử Mắc Namara” của sư đoàn
Hồng Bàng trên mặt trận Đường 9- Khe Sanh. Bằng cái nhìn vừa bao quát
vừa cận cảnh, tác giả đã miêu tả về cuộc chiến qua tương quan vũ khí giữa ta

và địch, thế trận giằng co dữ dội bất kể ngày đêm của quân ta với kẻ thù. Cái
ác liệt của cuộc chiến không chỉ toát lên qua những trận bom đạn dữ dội với
sự mất mát của đôi bên mà nó còn hiện hình ở ngay trong sinh hoạt thường
ngày của những người lính nơi đây. Bên cạnh đó, nhà văn còn đi sâu vào góc
khuất của chiến trường với hình ảnh của những người lính biến chất, cơ hội
và cuộc sống của những người lính của đơn vị này khi hòa bình lập lại.
Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang lại đưa người đọc đến một
mặt trận khác mà không kém phần gay go quyết liệt: trận chiến với kẻ thù Mĩ
Ngụy. Bám sát những sự kiện và nhân vật lịch sử, Nguyễn Bảo Trường Giang
miêu tả trận đánh vào căn cứ Thượng Đức của sư đoàn 304. Đây là trận đánh
có ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời điểm trước khi ta mở chiến dịch
tổng tiến công nổi dậy năm 1975 nhằm phá tan cứ điểm kiên cố Thượng Đức.
Xung đột giữa ta và địch được nhà văn miêu tả ở cự li gần. Không khí chiến
trận lúc nào cũng căng như dây đàn, dồn dập khẩn trương với tiếng pháo, cối
nổ long trời lở đất, tiếng máy bay gầm rít, quần đảo trên bầu trời. Nhà văn đã
không ngần ngại nói lên những sự thật của cuộc chiến. Thượng Đức gặp khó
khăn không chỉ vì quân ta ở thế yếu trong tương quan lực lượng, vũ khí mà
trong trận chiến này ta bị thiệt hại quá nặng nề một phần cũng là do các cán
bộ chỉ huy chủ quan, nôn nóng, coi thường địch.

9
Tiếng khóc của nàng Út cũng đã dựng lại không khí cách mạng u ám
của vùng đất Quân khu 5 trong hoàn cảnh kẻ thù ngang nhiên phá hoại hiệp
định Giơnevơ. Kẻ thù đã thực hiện cuộc đàn áp tàn khốc với những người
tham gia cách mạng, khủng bố dân lành bằng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”
cho đến đỉnh điểm của nó là “luật 10/59”. Đặc biệt, nhà văn còn nói đến
những sai lầm của Đảng: từ những nhận thức ấu trĩ, thỏa hiệp đã dẫn đến việc
đưa ra quyết định sai lầm. Chủ trương “chuyển sát đáy” đưa Đảng viên ra
hoạt động công khai đã khiến cho rất nhiều cơ sở cách mạng của ta bị phá vỡ,
trở thành những vùng trắng về Đảng viên, cán bộ bị địch tàn sát đẫm máu.

Mùa hè giá buốt đã tái hiện quá trình vận động và tiến công địch của
tiểu đoàn bộ binh độc lập 505 (sau này đổi tên là Bến Nghé) từ mặt trận Tây
Nguyên vào B2, cuối năm 1966. Đơn vị này đã có nhiều trận đánh ác liệt tại
miền Đông Nam Bộ, trong đó có chiến dịch chống càn Junction City. Năm
1968, tiểu đoàn có tham gia một đợt chiến dịch Mậu Thân. Ngoài ra, tác giả
còn hé mở những góc khuất mà trước đây ít nhà văn muốn nói đến. Đó là
những hành động không tự chủ của người lính khi nhìn thấy cái chết của
người chỉ huy, là thái độ ham sống sợ chết của người cán bộ chính trị hay việc
những người chỉ huy đã gieo vào lòng người lính niềm lạc quan chiến thắng
quá sớm trong khi thực tế cuộc chiến còn có quá nhiều ác liệt.
Như vậy, có thể nói tuy cùng khai thác về đề tài chiến tranh nhưng mỗi
nhà văn lại khám phá một mảng hiện thực chiến trường ở những thời điểm
khác nhau. Dù vậy các tác phẩm đều làm toát lên hiện thực khốc liệt vô cùng.
Đó không chỉ là những khó khăn, thiếu thốn mọi bề của các đơn vị chiến đấu.
Đó còn là góc khuất trong tâm hồn sâu kín của những người trong cuộc, hành
động đáng lên án của những người lính biến chất; là những trận chiến không
cân sức giữa ta và kẻ thù với những thiệt hại nặng nề của cả hai phía. Đó còn
là những thất bại đôi khi nguyên nhân không phải từ phía kẻ thù, vv Nói đến
và mổ xẻ những vấn đề của một thời chiến tranh bằng cái nhìn điềm tĩnh và

10
khách quan, đây là điều mà các nhà văn muốn gửi gắm qua các tác phẩm của
mình.
2.1. 2. Hiện thực đời sống ở hậu phƣơng
Trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009, các nhà
văn đã có ý thức khai thác đời sống chiến tranh ở hậu phương ở nhiều góc độ.
Toát lên trong các tác phẩm là hình ảnh của nhiều vùng miền trên khắp
đất nước. Từ những trang viết của Khuất Quang Thụy, người đọc sẽ thấy
được bóng dáng của cuộc cải cách ruộng đất với những sai lầm nhất định ở
nông thôn miền Bắc, hình ảnh của những lớp học sơ tán thời chống Mĩ và lớp

thanh niên, học sinh xã hội chủ nghĩa một thời gác bút lên đường chiến đấu vì
tổ quốc. Ở Thượng Đức, ngòi bút của nhà văn lại hướng đến cảnh sinh hoạt
thường ngày, những số phận éo le của nhiều gia đình trong các làng quê còn
nhiều cổ hủ, lạc hậu. Bên cạnh đó còn là hình ảnh của quân dân Quảng Đà sẵn
sàng ngày đêm tiếp tế cho cách mạng với khát vọng giải phóng Thượng Đức.
Trong Tiếng khóc của nàng Út là hình ảnh vùng đất Quảng trong những năm
cách mạng đen tối, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc; một vùng đất Tây
Nguyên với những người con chất phác, yêu nước đến hồn nhiên và nét đẹp
trong phong tục tập quán của họ.
2.2 Đổi mới quan niệm về tính cách nhân vật
Tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009 đã cho thấy sự tiếp
nối và đổi mới trong việc xây dựng nhân vật. Các tác phẩm vẫn có những kiểu
nhân vật quen thuộc của văn học sử thi 1945- 1975 song đã được các nhà văn
khai thác ở góc độ mới.
2.2.1. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật trong tác phẩm
văn học thường giữ vai trò cốt yếu trong tổ chức của truyện. Hiểu một cách
đơn giản, tiểu thuyết là câu chuyện về các nhân vật. Đó chính là lí do vì sao
phân tích nhân vật là một trong những phân tích có tính chất nền tảng nhất.

11

2.2.2. Các kiểu nhân vật
Khảo sát một số tiểu thuyết, chúng tôi thấy có thể phân loại nhân vật
theo thành phần xã hội. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh hiện nay,
các nhân vật kiểu này vẫn xuất hiện ở không ít tiểu thuyết, tuy vậy đã có sự
thay đổi trong quan niệm về tính cách cũng như cách thức thể hiện các
nhân vật này.
2.2.2.1. Nhân vật người lính

Trong các tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009, người
lính vẫn nổi lên là hình tượng trung tâm, xuất hiện từ đầu đến cuối trong các
tiểu thuyết. Thông thường, người lính được xây dựng theo sự phân cấp đơn
vị: từ chỉ huy các cấp cho tới người chiến sĩ bình thường. Tất cả thống nhất
thành một tập thể người lính góc cạnh, đa diện, vừa mang trong mình những
nét chung vừa mang trong mình những cá tính không thể trộn lẫn được.
*Nhân vật ngƣời chỉ huy- anh hùng
Trong các tác phẩm, người chỉ huy- anh hùng được các nhà văn xây
dựng gần gũi với cuộc sống hơn. Họ là những người có tài quân sự với các
phẩm chất tuyệt vời như bình tĩnh, nhanh trí, dũng cảm, bác ái, yêu thương
đồng đội. Ở chiến trường họ là những người anh hùng mang trong mình
những phẩm chất cao đẹp thì trong đời thường họ cũng có không ít tính xấu
vốn ẩn giấu trong mỗi con người. Điều này ta có thể tìm thấy trong những
nhân vật Hùng Phong (Những bức tường lửa), Hoàng Đan (Thượng Đức),
Nguyễn Sĩ Việt (Mùa hè giá buốt) vv… Đây thực sự là những người có tính
cách không hoàn toàn tốt mà cũng không hoàn toàn xấu. Xét về nhân cách và
lí lịch, tài năng quân sự thì họ không phải là những người hoàn hảo trong con
mắt của mọi người. Trong nhiều tác phẩm khác cùng giai đoạn, ta cũng có thể
bắt gặp những quan niệm tương tự của các nhà văn.
Như vậy có thể nói, các tiểu thuyết đã xây dựng được nhân vật người
chỉ huy- anh hùng đa diện. “Đây là kiểu nhân vật không nguyên phiến sử thi

12
như trong tiểu thuyết giai đoạn 1975” mà họ “là những nhân vật mang đồng
thời nhiều khuôn mặt, nhiều tính cách khác nhau… Trong họ tồn tại cả hai
phần sáng và tối của con người. Ngoài ý chí, tư tưởng, tình cảm, họ còn được
khắc họa ở phương diện bản năng, ý thức.
*Nhân vật ngƣời chiến sĩ
Trong khá nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009,
nhân vật người chiến sĩ được các nhà văn chú ý miêu tả với nhiều khám phá

mới mẻ. Đó là các tập thể người lính với những chân dung đa dạng. Ở họ vừa
có những đặc điểm kế thừa vẻ đẹp của người lính trong các giai đoạn trước
như luôn thắm tình đồng đội, giàu tình cảm, nghị lực phi thường, quả cảm,
gan dạ kiên cường trong chiến đấu nhưng đồng thời lại có những nét bổ sung
đáng chú ý trong ngoại hình và tính cách.
Sống trong môi trường chiến tranh khắc nghiệt với những phút giây
căng thẳng tột độ, vì thế không phải người lính nào cũng có một ngoại hình
đẹp đẽ. Xuất hiện khắp các trang văn là những người lính mà trên hình hài họ
còn mang đậm dấu ấn của khói lửa chiến trường. Nhưng vẻ bề ngoài ấy của
người lính dường như đối lập với tâm hồn bên trong và hành động của họ.
Tình đồng chí đồng đội, chia sẻ đắng cay ngọt bùi và hành động chiến đấu
quả cảm khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhân vật Hướng, Côn (Những bức tường
lửa), Ngoãn, Toản (Thượng Đức) , Toàn, Vần, Đua (Tiếng khóc của nàng Út)
vv là những con người như vậy.
Khi xem xét sự thay đổi trong quan niệm về tính cách của người lính
(dù là người chỉ huy hay chiến sĩ), chúng tôi nhận thấy, nhiều nhà văn đã có ý
thức miêu tả bản năng của họ. Trong các tác phẩm, người đọc thường thấy
những trang viết miêu tả đời sống bản năng của họ một cách tự nhiên và táo
bạo hơn các tiểu thuyết cùng đề tài ở giai đoạn trước cho dù tác phẩm đó
mang đậm yếu tố sử thi. Miêu tả những khát khao bản năng ấy, các tác giả
không nhằm phê phán mà họ muốn chứng minh một thực tế dù trong hoàn
cảnh nào thì con người vẫn sống với những nhu cầu, mong muốn tự nhiên của

13
mình. Đó cũng đồng thời là tiếng nói phơi bày cuộc sống trần trụi trong chiến
tranh và lên án chiến tranh đã tàn phá, hủy diệt những khát khao, quyền sống
chính đáng của con người.
Tựu chung, trong các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng giai đoạn
2004- 2009, người lính vẫn là đối tượng chủ yếu để các nhà văn khai thác.
Hình tượng nhân vật này có những hằng số và biến đổi nhất định theo thời

gian. Yếu tố thuộc về hằng số đó chính là các tác phẩm đều khẳng định vẻ đẹp
của chủ nghĩa anh hùng - một vẻ đẹp truyền thống của cách mạng Việt Nam.
Vẻ đẹp ấy của người lính hiện lên trong tư thế tiến công, lí tưởng chiến đấu,
trong tâm hồn tâm sáng của họ. Nối tiếp sự đổi mới của tiểu thuyết giai đoạn
trước, tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn hiện nay đã có những nét bổ sung
trong việc miêu tả ngoại hình, nhân cách và đặc biệt là các tác giả đã phá bỏ
những quan niệm có phần giản đơn, khuôn sáo về người lính nói chung và
người anh hùng nói riêng.
2.2.2.2. Nhân vật kẻ thù
Khắc phục quan điểm viết về kẻ thù có phần giản đơn, phiến diện trong
các tiểu thuyết về chiến tranh các giai đoạn trước, trong tiểu thuyết của các
nhà văn giai đoạn 2004- 2009, hình tượng nhân vật kẻ thù đã được một số tác
giả tô đậm với quan niệm kẻ thù thì cũng có kẻ xấu, người tốt và trong một
con người thì cái xấu và tốt cùng song hành tồn tại. Nguyễn Quốc Hùng
(Thượng Đức) là một nhân vật như vậy. Hình tượng nhân vật phản diện, nhân
vật kẻ thù mang dáng dấp như Nguyễn Quốc Hùng, ta còn có thể tìm thấy
trong nhiều tiểu thuyết của các nhà văn cùng giai đoạn. Nhìn chung, các nhà
văn viết về chiến tranh hiện nay đã dần thoát ly với định kiến khi viết về địch
thì phải ta tốt địch xấu. Kẻ thù trong con mắt của các nhà văn cũng chỉ là một
con người, và không có chuyện người viết hạ thấp hay mỉa mai khi viết về các
nhân vật bên kia chiến tuyến.



14
2.2.2.3. Nhân vật quần chúng
Nhân vật quần chúng vẫn xuất hiện trên trang viết của các nhà văn
trong tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn 2004- 2009. Tuy vậy, kiểu nhân vật
này chỉ đóng vai trò làm nền cho tác phẩm. Trong các tiểu thuyết, nhân vật
quần chúng vẫn được mô tả là những con người với các phẩm chất cao quý,

một lòng một dạ trung thành, chở che cách mạng. Bên cạnh đó các tác phẩm
còn lưu ý đến việc thể hiện thái độ của các nhân vật quần chúng với cách
mạng. Hiện lên trên trang sách không chỉ là những quần chúng yêu nước,
đồng lòng với cách mạng, với Đảng mà còn có một số người không nhận thức
rõ vấn đề đúng sai, có hành động đi ngược lại với cộng đồng. Thậm chí có lúc
niềm tin của họ bị lung lay khi Đảng sai lầm, khuyết điểm.
2.2.3. Xây dựng mối liên hệ giữa các nhân vật
Các nhà văn viết về chiến tranh hiện nay đã xây dựng nhân vật trong
mối liên hệ đa dạng, đặt nhân vật vào những tình huống nhất định và xử lí
khéo léo các mối quan hệ đó. Nhiều tác phẩm đã thể hiện quan hệ đồng đội
như là một cái nền, điểm nhấn chính, xen vào đó là mối quan hệ khác có tác
dụng thu hút sự chú ý tới câu chuyện, làm toát lên chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Tình đồng đội, tình bạn, tình yêu là mối quan hệ xoắn xuýt khó tách
bạch trong Những bức tường lửa. Ở Thượng Đức, tác giả lại chú ý nhấn mạnh
đến tình cảm gia đình của các nhân vật, kể cả nhân vật ở bên kia chiến tuyến
như nguyễn Quốc Hùng. Tiếng khóc của nàng Út cũng đặt các nhân vật trong
mối liên hệ mật thiết với gia đình, cộng đồng, làng xóm. Chính các mối liên
hệ chồng chéo đó đã tạo ra cho tiểu thuyết tuy viết về chiến tranh nhưng vẫn
mang hơi thở của cuộc sống đời thường.
2.3. Cảm hứng bi kịch mang đậm tính nhân văn
Tiểu thuyết viết về chiến tranh trong những năm gần đây tiếp tục đi sâu
khai thác cảm hứng bi kịch bên cạnh những cảm hứng khác. Nhìn chung, bi
kịch được thể hiện khá đa dạng và trên nhiều cấp độ khác nhau.

15
Các tác phẩm đã bóc trần sự thật: chiến tranh cũng đồng nghĩa với chết
chóc, hy sinh. Những cái chết với nhiều tư thế, trong khung cảnh, tình huống
khác nhau. Miêu tả cái chết của người lính trong tác phẩm của mình, các nhà
văn đã cho độc giả thấy được sự tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh. Hơn nữa
nó còn cho thấy sự đổi mới của người viết trong việc tiếp cận hiện thực của

cuộc chiến.
Bi kịch còn được hiện lên qua tình huống éo le của lịch sử. Ở Tiếng
khóc của nàng Út, “đó là bi kịch lịch sử: ta thắng sau chín năm kháng chiến,
nhưng phải để địch trói tay và giết”. Cảm hứng bi kịch còn được khơi gợi từ
hình ảnh cuộc sống của người lính khi chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Trong
thời bình, nhiều người lính rơi vào hoàn cảnh éo le, bất hạnh. Tuy cùng viết
lên những bi kịch, chạm đến nỗi đau của con người nhưng cái nhìn của các
nhà văn không bi quan, cực đoan mà các tác phẩm đều toát lên chiều sâu nhân
văn sâu sắc.
2.4. Kết hợp chất sử thi và chất tiểu thuyết
Các tác phẩm vẫn hàm chứa trong nó những yếu tố quan trọng của một
tiểu thuyết sử thi như dung lượng lớn, miêu tả các sự kiện lịch sử, các trận
đánh có ý nghĩa mở đường quyết định đến thắng lợi của cuộc cách mạng, rồi
lồng ghép chúng trong các mối quan hệ, hành xử để toát lên tính cách số phận
của nhân vật.
Những bức tường lửa đã gắn kết hai chủ đề thân phận con người và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng để giải quyết một luận đề về người anh hùng và di
sản tinh thần của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Thượng Đức là bức
tranh hoành tráng về một chiến dịch nhưng ở nhiều góc cạnh khác đã hiện lên
số phận cảnh ngộ những cuộc đời khác nhau. Mùa hè giá buốt giải quyết tốt
hai yếu tố này qua việc tái hiện những mẫu người lính đa dạng qua cách nghĩ,
cách sống và phân tích những vấn đề nhạy trong cuộc chiến.
Như vậy, có thể nói hầu hết các tác phẩm đã cho thấy ý thức đổi mới
của các nhà văn khi cùng khai thác một đề tài quen thuộc. Số đông các tác giả

16
vẫn dành tâm huyết cho việc phát hiện và trình bày tư tưởng, số phận của con
người trước và sau chiến tranh. Nói cách khác trong các tác phẩm, các sự kiện
lịch sử vẫn làm nền cho câu chuyện nhưng trung tâm soi ngắm của tác giả là
số phận con người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà văn chú ý khai

thác nội dung nhiều hơn là tìm kiếm một cách viết bằng một ngôn ngữ nghệ
thuật mới mẻ để tạo sức hút với người đọc như một số tác phẩm trong giai
đoạn đầu những năm 90.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG
TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT
NAM 2004- 2009
3.1. Điểm nhìn trần thuật
Tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn 2004- 2009 đã có sự đa dạng
hóa điểm nhìn. Những bức tường lửa không chỉ có một mà có tới bốn điểm
nhìn chính. Các điểm nhìn này được dịch chuyển và luân phiên đã tạo ra cái
nhìn đa chiều. Sự dịch chuyển điểm nhìn chậm và thường cách quãng, điểm
nhìn cố định và dừng lâu là nơi chiến trận.
Tiếng khóc của nàng Út cũng có sự luân phiên các điểm nhìn bên ngoài
và bên trong ở nhiều chương của tác phẩm. Điểm nhìn bên trong của các nhân
vật thường di chuyển chậm hơn điểm nhìn của người kể chuyện (chương 8, 9,
10). Thượng Đức miêu tả các biến cố từ hai điểm nhìn chính: từ phía người
cầm quân và từ phía người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu. Mùa hè giá
buốt có ba điểm nhìn chính là điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn
của nhân vật Nguyễn Sĩ Việt, Bích Vân. Các điểm nhìn được luân phiên linh
hoạt tạo cho tiểu thuyết sức lôi cuốn.
Nhìn chung xét về nghệ thuật trần thuật, các tác phẩm trên đây cho thấy
sự cố gắng của các tác giả trong việc xây dựng cách kể linh hoạt với sự đa dạng
hóa các điểm nhìn. Cũng từ đây, các vấn đề của tác phẩm được soi chiếu từ
nhiều góc cạnh. Tuy chưa phải là xuất sắc nhưng việc sử dụng điểm nhìn linh
hoạt đã góp phần làm cho các tác phẩm viết về chiến tranh bớt đơn điệu hơn.

17
3.2. Không gian và thời gian
3.2.1. Không gian
Hầu hết các tác phẩm đã mở rộng chiều kích không gian. Không gian

được bao quát từ hẹp đến rộng, từ mặt đất đến bầu trời, từ gần đến xa với
những hình ảnh đặc thù của chiến tranh như núi rừng, bom đạn, công sự, hầm
hào, làng quê, khu phố vv Dưới đây là một vài mảng không gian thường có
trong các tác phẩm:
3.2.1.1. Không gian chiến trận
Đây là mảng không gian chủ đạo trong các tác phẩm viết về chiến tranh
giai đoạn hiện nay. Không gian chiến trường được miêu tả theo nhiều góc độ
khác nhau. Không gian động hay tĩnh thay đổi theo mỗi trận đánh, chiến dịch.
Những trận địa sặc mùi khói bom và sự chết chóc bi thảm là không gian mà ta
thường thấy trong các tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn này. Không gian
chiến trận có lúc căng thẳng, náo loạn bởi muôn ngàn thứ âm thanh hỗn tạp
song có lúc lại tĩnh lặng đến rợn người.
Các nhà văn đều miêu tả không gian bằng mọi giác quan: xúc giác, vị
giác, thính giác, khứu giác, thị giác. Tất cả đều làm nổi bật cái khốc liệt đến
tàn nhẫn của chiến tranh trên một không gian trải rộng từ hậu phương đến tiền
tuyến, từ đồng bằng đến đồi núi, từ Bắc vào Nam.
3.2.1.2. Không gian văn hóa- lịch sử
Tìm về những mảnh đất hiện thực, khám phá những mảng không gian
mới lạ là sự cố gắng của các nhà văn viết về chiến tranh hiện nay. Tiếng khóc
của nàng Út là một tiểu thuyết như vậy. Cũng viết về chiến tranh nhưng tiểu
thuyết này lại không dẫn người đọc vào không khí của những trận đánh căng
thẳng đến nghẹt thở với bom đạn, hầm hào. Một không gian văn hóa- lịch sử
được mở ra như đối lập với không gian bức bối của những trận khủng bố của
kẻ thù. Tác phẩm dẫn người đọc trở về với quá khứ xa xưa của dân tộc: về
lịch sử Đàng Trong, lịch sử di dân, dựng làng, giữ nước của ông cha thời Lê
Thánh Tông. Người đọc còn được chiêm ngưỡng một không gian văn hóa

18
nguyên sơ mang đậm mà sắc núi rừng của các dân tộc Tây Nguyên. Chính
mảng không gian này đã làm cho người đọc vợi đi nỗi đau khi đồng thời

chứng kiến không gian căng thẳng, bức bối của người dân xứ Quảng trong
thời kì bi thương nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
3.2.1.3. Không gian ảo giác, tâm linh
Những yếu tố tâm linh xuất hiện cả trong mơ và thực. Ở Mùa hè giá
buốt, đó là một không gian của cõi trần nhưng lại gợi lên sự bí ẩn, mơ hồ,
khiến cho người đọc liên tưởng đến cõi âm ám khí. Những bức tường lửa,
Tiếng khóc của nàng Út có những cảnh gợi lên mối liên hệ giữa người chết
và người sống. Mảng không gian này đã tạo nên nên sắc màu phong phú, hấp
dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng cốt
truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
3.2.2. Thời gian
Hầu hết các sáng tác không chỉ dừng lại ở việc trần thuật theo một kiểu
thời gian duy nhất mà nó thường có sự kết hợp của nhiều kiểu thời gian.
3.2.2.1. Thời gian lịch sử- sự kiện
Ở Thượng Đức, tác giả đã khái quát trọn vẹn diễn biến từ khởi đầu đến
kết thúc cùng tất cả những gian nan dữ dội mà sư đoàn 304 cùng quân dân
Quảng Nam Đà Nẵng phải trải qua trong cuộc bao vây tấn công giải phóng
Thượng Đức năm 1974. Thời gian của Thượng Đức phần lớn là thời gian
tuyến tính tuy nhiên ở tác phẩm vẫn có sự đảo tuyến ở cấp độ câu, đoạn văn.
Mùa hè giá buốt cũng là những tiểu thuyết triển khai thời gian theo hướng
này. Trong các tác phẩm, thời gian được đánh dấu bằng ngày, giờ, tháng của
các trận đánh: từ khâu chuẩn bị, vào trận đến khi kết thúc, rút lui để bảo toàn
lực lượng. Tuy vậy cũng như Thượng Đức, trong tác phẩm này, Văn Lê đã sử
dụng thủ pháp đảo tuyến, giãn cách, dồn nén ở cấp độ đoạn, chương. Những
thao tác trên góp phần làm cho thời gian trong tác phẩm linh hoạt hơn.



19
3.2.2.2. Thời gian hiện tại đan xen quá khứ

Trong một số tác phẩm, các nhà văn đã có ý thức đổi mới cách kể
chuyện bằng việc sử dụng nghệ thuật đồng hiện thời gian, xây dựng câu chuyện
dựa trên hai trục quá khứ và hiện tại. Đó là cách kết cấu thời gian của Những
bức tường lửa, Tiếng khóc của nàng Út. Những lát cắt thời gian- hiện tại quá
khứ xen lẫn cứ trở đi trở lại trong các tác phẩm không theo một quy định nào
cả. Cách kể này khiến các cho tác phẩm bớt đi tính đơn điệu, nhàm chán.
3.2.2.3. Thời gian tâm lí
Đây là dòng thời gian dồn nén, trải dài theo sự hồi tưởng của nhân vật.
Đó không còn là thời gian vật lí đơn thuần nữa mà là thời gian của tâm trạng,
kí ức. Dòng thời gian này thường được thể hiện qua sự cảm nhận của của các
nhân vật. Sự căng thẳng trong chiến tranh, ranh giới mong manh của sự sống
và cái chết, đó là những mảng thời gian được các nhà văn chú ý thể hiện.
Trong các tác phẩm trên, nhiều nhà văn đã có dụng ý miêu tả những quãng
ngưng nhằm diễn tả sự trôi đi chậm chạp của thời gian trước và sau trận
đánh. Mùa hè giá buốt, Tiếng khóc của nàng Út ít nhiều có sử dụng dòng
thời gian này.
Nhìn chung, xét về phương diện- không gian, thời gian, các tác phẩm
trên khá đa dạng. Đó là cách thức thể hiện thời gian phổ biến của khá nhiều
nhà văn hiện nay.
3.3. Ngôn ngữ
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật
Các tác phẩm đều chú trọng xây dựng ngôn ngữ của nhân vật, qua đó
làm toát lên nét cá tính của nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật được thể hiện
dưới hai dạng: đối thoại và độc thoại nội tâm.
3.3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại
Trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh hiện nay, ngôn ngữ đối
thoại chủ yếu là của các chiến sĩ trong hoàn cảnh chiến đấu và sinh hoạt đời
thường. Những xen đối thoại này thường mang tính chất tranh luận và có

20

nhiều từ ngữ mang tính chất quân sự. Trong chiến đấu tại trận địa ngôn ngữ
của người lính nhiều khi thể hiện sự khẩn trương, chóng vánh nhưng đầy đủ
còn trong sinh hoạt thì tự nhiên, không cầu kì, hoa mĩ, đặc biệt có sử dụng các
từ thông tục, địa phương. Chính những đoạn đối thoại này góp phần làm nổi
bật tính cách nhân vật, làm cho mạch truyện không đơn điệu, nhàm chán.
3.3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Mặc dù là những tiểu thuyết bám sát các sự kiện lịch sử, thiên về kể
nhưng hầu hết các tác phẩm đều có sự xuất hiện sự độc thoại nội tâm của
nhân vật với mức độ đậm nhạt khác nhau. Các nhân vật thường bộc lộ suy
nghĩ của mình về sống và cái chết hoặc đó là những cảm xúc với cách mạng,
về trách nhiệm của người cầm quân, vv Độc thoại nội tâm không chỉ là
tiếng nói bên trong của các nhân vật mà nó còn cho thấy nghệ thuật phân tích
tâm lí nhân vật của các nhà văn.
3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện
Trong các tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng 2004- 2009,
ngôn ngữ người kể chuyện chiếm một lưu lượng lớn. Người kể chuyện là tác
giả đóng vai trò quan trọng nhưng ngoài ra còn có sự bổ sung lời kể của nhiều
nhân vật khác ở trong tác phẩm. Điều này làm cho chân dung của các nhân
vật hiện lên sinh động và đầy đặn hơn rất nhiều. Trong Những bức tường lửa,
lời kể của người kể chuyện thường ngắn gọn, dễ hiểu, ít khi dùng mĩ từ, rất
gần gũi với đời sống tạo cảm giác tin cậy ở bạn đọc, đôi khi pha chút dí dỏm,
làm xóa nhòa cái ranh giới về người kể chuyện. Tiếng khóc của nàng Út có
giọng kể thâm trầm như hô ứng với âm hưởng của toàn truyện. Ngôn ngữ của
người kể chuyện mang đầy cảm xúc. Lời của người kể chuyện trong Thượng
Đức thường đơn giản, chính xác, trung thực. Xen kẽ trong tác phẩm là lời kể
có phần hóm hỉnh, hài hước, nhanh gọn, có sức lôi cuốn người đọc. Một số
chỗ người kể chuyện lộ diện, thể hiện thái độ của mình. Trong Mùa hè giá
buốt người kể chuyện không trực tiếp xuất hiện và tham gia vào câu chuyện.
Nhìn chung, lời kể của tác phẩm mang tính khách quan, tự nhiên.

×