Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Tội phạm ở tuổi vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 222 trang )





1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM ĐÌNH CHI







TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY











LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC








HÀ NỘI - 2005




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM ĐÌNH CHI






TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY




CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 5.03.51



LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. VŨ HÀO QUANG
2. TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN



HÀ NỘI - 2005




3



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Vài nét về tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 9
3.1. Mục đích của luận án 9
3.2. Nhiệm vụ của luận án 10
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu 10
4.2. Khách thể nghiên cứu 10
4.3. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12
5.1. Phương pháp luận 12
5.2. Các phương pháp cụ thể 13
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 15
6.1. Giả thuyết nghiên cứu 15
6.2. Khung lý thuyết 15
7. Đóng góp mới của luận án 16
8. Kết cấu của luận án 16
B. NỘI DUNG CHÍNH 17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH
NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 17
1.1. Các khái niệm công cụ 17
1.1.1. Khái niệm “giá trò” 17
1.1.2. Khái niệm “đònh hướng giá trò” 18
1.1.3. Khái niệm “Chuẩn mực xã hội” và “hành vi lệch chuẩn” 19
1.1.4. Khái niệm “hành động xã hội” 20





4

1.1.5. Khái niệm “Tội phạm” 21
1.1.6. Khái niệm “vò thành niên”, đặc điểm của lứa tuổi vò thành niên 25
1.1.7. Khái niệm “tội phạm ở tuổi vò thành niên” 29
1.1.8. Khái niệm “đồng phạm” 32
1.1.9. Khái niệm “nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng tội phạm” 33
1.1.10. Khái niệm “phòng ngừa tội phạm” 33
1.1.11. Khái niệm “trật tự xã hội” và “kiểm soát xã hội” 34
1.1.12. Khái niệm “Thiết chế xã hội” 36
1.1.13. Khái niệm “Xã hội hóa” 36
1.1.14. Khái niệm “dự báo tội phạm” 38
1.2. Một số lý thuyết tiếp cận nghiên cứu về “lệch lạc” và “tội phạm”. 39
1.2.1. Nhóm lý thuyết giải thích về nguồn gốc cơ thể học - sinh học và tâm sinh
lý của hành vi sai lệch 39
1.2.2. Nhóm lý thuyết giải thích về nguồn gốc xã hội của hành vi sai lệch 42
1.2.3. Nhóm lý thuyết xung đột và quan niệm của các nhà xã hội học Mác - xít về
nguồn gốc của sai lệch 49
1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề tội phạm. 56
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 65
2.1. Vài nét về tội phạm ở Việt Nam nói chung và tội phạm ở tuổi vò thành
niên nói riêng 65
2.1.1. Vài nét về đặc điểm lòch sử 65
2.1.2. Vài nét về thực trạng tội phạm 66
2.2. Thực trạng tội phạm ở tuổi vò thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
77

2.2.1. Một vài đặc điểm kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. 78
2.2.2. Thực trạng tội phạm 86




5

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TỘI PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA 133
3.1. Những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm 133
3.1.1. Những nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài cá nhân. 133
3.1.2. Những nguyên nhân tác động từ yếu tố tâm lý, nhận thức của tội phạm ở
tuổi vò thành niên 155
3.2. Dự báo tình hình tội phạm ở tuổi vò thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm tới. 160
3.2.1. Xu hướng phát triển của tội phạm ở tuổi vò thành niên tại thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian tới. 160
3.2.2. Các loại tội phạm sẽ xảy ra trong thời gian tới 161
3.2.3. Về phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm 163
3.3. Các giải pháp phòng ngừa tội phạm 163
3.3.1. Cơ sở của phòng ngừa tội phạm ở tuổi vò thành niên. 164
3.3.2. Các giải pháp phòng ngừa tội phạm ở tuổi vò thành niên. 166
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190









6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


ST
T
CHỮ VIẾT TẮT
CỤM TỪ ĐƯC VIẾT TẮT
1.
BLHS
Bộ luật hình sự
2.
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
3.
CNXH
Chủ nghóa xã hội
4.
NXB
Nhà xuất bản
5.
TAND
Tòa án nhân dân
6.
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh

7.
UBND
Ủy ban nhân dân
8.
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
9.
VTN
Vò thành niên





7

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
“Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh
mẽ, cuốn hút tất cả các nước trên thế giới ở mức độ khác nhau. Nền sản
xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc,
ảnh hưởng lớn tới nhòp độ phát triển lòch sử và cuộc sống các dân tộc.
Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra
những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế”
[21, tr.6].
Nước ta quá độ lên Chủ nghóa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã
hội vốn là thuộc đòa, nửa phong kiến, có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, lực
lượng sản xuất rất thấp; đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu
quả để lại còn nặng nề; những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều,… Cuộc

cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế
hóa đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ để phát triển. Xuất phát từ tình
hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đảng ta chủ
trương: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mục tiêu của Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại” [23, tr.23-24].
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, “Đảng ta chủ trương giải quyết
tốt các vấn đề xã hội, coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu
việt của chế độ ta” [23, tr.33] và “tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghóa xã hội” [23, tr.8]. Để




8

thực hiện các mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải thực hiện
nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trò
và trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước, do những thay đổi các giá trò về văn hóa, đạo đức, lối sống và những
nguyên nhân khác, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp,
đặc biệt là tội phạm ở tuổi vò thành niên (VTN) vẫn xảy ra ở mức cao với tính
chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Những hành vi lệch chuẩn
này đã gây ra những hậu quả tiêu cực, làm tổn thương không chỉ đến mỗi cá
nhân mà còn tới cả cộng đồng xã hội.
Sinh thời, Chủ tòch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Thiếu niên, nhi
đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt

các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân… Vì tương lai của con em ta,
dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các
cháu cho tốt” [50, tr.467-468]. Thực hiện lời dạy của Chủ tòch Hồ Chí Minh,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Cùng với
sự phát triển của đất nước, đời sống của các tầng lớp nhân dân được nâng lên
rõ rệt, từ đó trẻ em nói riêng và người ở tuổi VTN nói chung cũng nhận được
sự quan tâm, chăm sóc tốt hơn. Đặc biệt, từ khi đất nước ta thực hiện công
cuộc đổi mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế, vấn đề này lại càng được coi trọng. Thế nhưng, do những
biến đổi sâu sắc trên các lónh vực của đời sống xã hội và đối với mỗi gia đình,
nên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ VTN. Nhiều em thất học do
gia đình nghèo, nhiều em phải lao động cực nhọc trong một môi trường đầy
bất trắc để kiếm sống, có em sa vào con đường phạm tội. Đặc biệt, ở các đô
thò, tình hình tội phạm ở tuổi VTN ngày một tăng cao, chiếm một tỷ trọng
đáng kể trong cơ cấu tội phạm.
Ở Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, “22,7% dân số
nước ta ở độ tuổi VTN. So với thời điểm 10 năm trước đó, dân số VTN đã có




9

những biến đổi lớn về quy mô: từ 14,3 triệu năm 1989 đến 17,3 triệu năm
1999. Con số này tương đương với dân số Australia và lớn gấp 5 lần dân số
Singapore” [53, tr.11]. Cùng với sự gia tăng dân số, hàng năm số người ở tuổi
VTN ở nước ta cũng gia tăng đáng kể. Theo báo cáo của Ủy ban dân số - gia
đình và trẻ em Việt Nam (2004), hiện nay dân số nước ta có trên 81 triệu
người. Trong số ấy, có hơn 19 triệu người đang ở tuổi VTN (chiếm hơn 23,4%
dân số). Và, phải thừa nhận rằng, sự đóng góp của những người ở tuổi VTN

trong các lónh vực kinh tế - xã hội đối với đất nước cũng không nhỏ, song do
nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm ở tuổi VTN vẫn đang ở mức
cao, đặc biệt là ở đô thò lớn như thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM).
Với vò trí là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là vùng trọng điểm kinh
tế của các tỉnh phía Nam, TP. HCM (có đặc điểm lòch sử là thủ đô của chế độ
Ngụy quyền Sài Gòn trước ngày 30-4-1975, là nơi tập trung của nhiều cư dân
các vùng lân cận và các tỉnh, thành phố trong cả nước đến làm ăn, sinh sống,
học tập,…), cùng với sự phát triển đa dạng trên các lónh vực của đời sống xã
hội, tình hình an ninh trật tự trên đòa bàn thành phố cũng diễn biến phức tạp,
các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Theo thống kê của ngành
tòa án nhân dân (TAND) TP. HCM và báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND)
thành phố, mỗi năm TP. HCM xét xử khoảng 8.500 tội phạm các loại và đưa
vào các cơ sở cải tạo tập trung hàng ngàn đối tượng tệ nạn xã hội (ma túy, mại
dâm,…). Đặc biệt là tội phạm ở tuổi VTN ngày càng gia tăng và có chiều
hướng phát triển phức tạp với tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm
trọng. Trung bình mỗi năm, số tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM chiếm từ 6%
đến 8% trong tổng số tội phạm của toàn thành phố (có năm con số này chiếm
xấp xỉ khoảng 10%) và có xu hướng chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu
tội phạm. Vấn đề này trở thành hiện tượng xã hội. Sự gia tăng các loại tội
phạm nói chung và tội phạm ở tuổi VTN nói riêng đã ảnh hưởng xấu đến đời
sống xã hội. Nếu như trước những năm 1990, tội phạm ở tuổi VTN tập trung




10

vào nhóm tội có mức độ nguy hiểm không lớn, như: “Trộm cắp tài sản”, “cố ý
gây thương tích”, “gây rối trật tự công cộng”,… thì đến nay số loại tội phạm ở
tuổi VTN xảy ra hầu khắp trong cơ cấu tội phạm. Nhiều vụ “cướp tài sản”,

“giết người”, “cướp giật tài sản”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “mua bán trái
phép chất ma túy”,… được các tội phạm ở tuổi VTN thực hiện khá tinh vi, xảo
quyệt và liều lónh. Đó là chưa kể, hơn 30.659 đối tượng thanh, thiếu niên
nghiện ngập ma túy đã được UBND TP. HCM đưa vào cai nghiện, chữa bệnh
tại 18 trường (trung tâm) cai nghiện do Lực lượng thanh niên xung phong và
Sở lao động, thương binh và xã hội TP. HCM quản lý. Trong số ấy, có 26.804
thanh, thiếu niên nghiện ma túy khó từ bỏ được và đã có không ít trường hợp,
trước khi đưa vào các trường (trung tâm) cai nghiện, các thanh, thiếu niên này
đã có tiền án - tiền sự (từng bò xử phạt hành chính hoặc xử phạt tù). Có thể
thấy, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội phạm ở tuổi
VTN tại TP. HCM ngày càng nghiêm trọng. Đó là nỗi lo của toàn xã hội. Thế
nhưng, cho đến nay, hiện tượng tội phạm ở tuổi VTN trên đòa bàn thành phố
vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp phòng chống hữu
hiệu. Vấn đề này, trong những năm qua cũng chưa được quan tâm nghiên cứu
một cách khoa học, chính vì vậy, hiện tượng tội phạm ở tuổi VTN tại TP.
HCM vẫn là một trong những bức xúc của xã hội. Để ngăn chặn và phòng
ngừa tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM có hiệu quả, một vấn đề cấp bách
được đặt ra là cần phải nghiên cứu, phân tích sâu sắc tình hình tội phạm ở tuổi
VTN, tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó khuyến
nghò những giải pháp phòng, chống tội phạm phù hợp, góp phần hạn chế, ngăn
chặn và đẩy lùi tội phạm, nhất là những đối tượng tội phạm còn quá trẻ - tội
phạm ở tuổi VTN.
2. Vài nét về tình hình nghiên cứu
Hơn 2.300 năm trước, Socrates đã mô tả về tầng lớp thanh, thiếu niên
hư hỏng: “Trẻ em bây giờ yêu thích sự xa hoa. Chúng có thái độ không tốt, coi




11


thường nhà chức trách. Chúng thể hiện sự không tôn trọng đối với những người
già. Chúng cãi lại cha mẹ, nói leo trước khách khứa và vô lễ với thầy cô giáo”
[97, tr.37]. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu về trẻ em hư hỏng có từ rất xa
xưa. Theo quan điểm của các nhà tội phạm học trên thế giới, việc nghiên cứu
hiện tượng tội phạm có từ rất lâu trong lòch sử xã hội loài người nhưng nghiên
cứu tội phạm với tư cách là một ngành khoa học độc lập thì có từ “…khoảng
150 năm trước đây, khi mà chủ nghóa tư bản đến giai đoạn phát triển và tội
phạm bắt đầu trở thành nỗi kinh hoàng trong xã hội loài người” [97, tr.40].
Ngay từ khi ra đời, việc nghiên cứu tội phạm cũng đã hình thành những hướng
tiếp cận rất khác nhau. Lý thuyết nhân chủng học về tội phạm được bắt nguồn
từ hai khuynh hướng cơ bản với sự kết hợp của thuyết thần kinh học tội phạm
và thuyết tâm lý học tội phạm, cho rằng: Tội phạm phát sinh là do yếu tố bên
trong người phạm tội, có tính bản năng, bất biến và không thể cải tạo, giáo
dục người phạm tội. Trong tác phẩm Tội phạm và hình phạt, Beccaria (1738-
1794) đã “bác bỏ cách giải thích của tôn giáo cho rằng, tội phạm là biểu hiện
của tội lỗi” [97, tr.42]. Ông cho rằng: “Hệ thống tư pháp hình sự hiện đại có
thể đảm bảo cho mọi người được đối xử bình đẳng trước pháp luật… Con người
tự do lựa chọn những gì họ làm và họ có trách nhiệm về những hậu quả của xử
sự đó” [97, tr.43]. Và, theo ông, để ngăn chặn, phòng chống tội phạm, điều
quan trọng là: “Hãy để pháp luật rõ ràng và đơn giản… Phương pháp chắc chắn
nhất để phòng ngừa tội phạm là hoàn thiện hệ thống giáo dục”[97, tr.46].
Cuối thế kỷ XIX, một số nhà tội phạm học người Nga như:
M.N.Herernet, M.M.Icaev, N.N.Poliaski, A.N.Trainin,… cũng “đã công bố các
công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của xã hội đối với tội phạm, như: nạn
thất nghiệp, sự tăng giá lúa mì, nạn nghiện rượu, thiếu nhà ở,… và những đặc
điểm liên quan đến nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sự thay đổi của mùa trong
năm, sự ảnh hưởng của tuổi tác, giới tính,… đều là nguyên nhân chủ yếu làm
phát sinh tội phạm” [61, tr. 42].





12

Trong xã hội hiện đại, vấn đề tội phạm cũng vốn là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học như: Tội phạm học, xã hội học, tâm lý học,…
Dưới góc độ xã hội học, vấn đề tội phạm và lệch chuẩn đã được nhiều nhà xã
hội học quan tâm nghiên cứu và lý giải theo nhiều cách khác nhau. Với tác
phẩm Tự tử, Emile Durkheim cho rằng: Sự lệch chuẩn là “một trạng thái bò
mất sự điều chỉnh bình thường, do người nào đó không hội nhập được vào xã
hội vì các nhu cầu của anh ta không khớp với các khả năng mà xã hội có thể
cung cấp cho anh ta để thỏa mãn được các nhu cầu đó” [87, tr.45] và ông cho
rằng tội phạm tồn tại trong mọi xã hội. Robert Merton với tác phẩm Lý thuyết
xã hội và cơ cấu xã hội, cũng giải thích rằng: “Lệch lạc là kết quả của một
khoảng trống giữa các mục tiêu của văn hóa với các phương tiện được chấp
nhận để có thể đáp ứng được các mục tiêu đó” [87, tr.46]. Với lý thuyết rối
loạn xã hội, hai nhà xã hội học C. Shaw và H. D. McKay đã giải thích về các
hành vi sai lệch và tội phạm, rằng: “Các hành vi sai lệch xảy ra là do giá trò
văn hóa, chuẩn và quan hệ xã hội thiếu vắng hoặc xung đột nhau” [13, tr. 13].
Travis Hirschi, trong tác phẩm Các nguyên nhân của tội phạm thì giải thích
rằng: “Sở dó khi người ta ít có hành vi sai lệch là do bò “ràng buộc xã hội”.
Tức là do người ta quá tin vào các giá trò của xã hội hiện hành, do đó cố gắng
bám theo các mục tiêu và lao vào các hoạt động được chấp nhận cho nên càng
làm cho họ phải gắn bó với môi trường xung quanh (cha mẹ, bạn bè, nhà
trường…) và chính môi trường xung quanh đó đã “ràng buộc” họ tránh được
những hành vi sai lệch” [13, tr.14]. T. Sellin với tác phẩm Xung đột văn hóa và
tội phạm cho rằng: “Lệch lạc nảy sinh từ những xung đột giữa các chuẩn văn
hóa… Sở dó có sự xung đột về chuẩn là vì có nhóm nào đó không quan tâm
đến, không thấy lợi ích gì trong việc phải tuân thủ các chuẩn của đa số” [87,

tr.51]. Theo ông, “con người được sinh ra trong điều kiện tồn tại của một nền
văn hóa nhất đònh. Trong quá trình giao thiệp xã hội, con người lónh hội được




13

tư tưởng, quan điểm, đánh giá… và chính những điều đó tạo nên những đặc
điểm nhân cách của con người. Do trong xã hội có nhiều tầng lớp người mà
mỗi tầng lớp có những đặc điểm nhân cách riêng, có cách xử sự riêng, thậm
chí trái ngược nhau về những quy tắc trong xã hội, điều đó đã dẫn đến xung
đột và từ sự xung đột đó đã dẫn đến tội phạm” [97, tr.43]. Năm 1939, Edwin
Sutherland với lý thuyết liên quan của sự phân hóa, cho rằng: “Hành vi phạm
tội là kết quả của việc học tập, giáo dục ở những người vốn đã lónh hội được
những đặc điểm phạm tội. Như vậy, tội phạm là kết quả của quá trình học tập,
lónh hội trong lónh vực kỹ thuật phạm tội, hoặc truyền lại những thói quen của
những tầng lớp người trong xã hội” [61, tr.43-44]. Những năm cuối thế kỷ XX,
cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các loại hình văn hóa phẩm
đồi trụy, độc hại cũng phát triển tràn lan. Nhiều nhà xã hội học Mỹ như:
P.Sorokin, Taft, Taylor,… “đã cố chứng minh rằng, nạn ma túy, tự tử và tội
phạm là kết quả tất yếu của sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ
thuật. Mức độ công nghiệp hóa, tự do lợi nhuận đã phá vỡ quan hệ nhân đạo
giữa người với người” [61, tr.44],… Nói chung, việc nghiên cứu hiện tượng lệch
chuẩn và tội phạm là những vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà
khoa học, đặc biệt là các nhà xã hội học và tội phạm học.
Ở nước ta, nhằm góp phần hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong việc đề
ra đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật về phòng chống tội phạm nói
chung và tội phạm ở tuổi VTN nói riêng, trong những năm qua, nhiều nhà
khoa học đã có sự quan tâm đặc biệt đối với lónh vực này. Nhiều công trình

nghiên cứu và bài báo khoa học về tội phạm ở tuổi VTN đã được nghiệm thu,
công bố và đăng tải trên các tạp chí, như: Xã hội học, Tâm lý học, Luật học,
Nhà nước và pháp luật,… Bên cạnh đó, nhiều sinh viên, học viên cao học và
nghiên cứu sinh của các Trường đại học và Viện nghiên cứu cũng đã chọn đối
tượng tội phạm ở tuổi VTN làm đề tài nghiên cứu.




14

Dưới góc độ tội phạm học, bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê
tội phạm qua các năm và các quy đònh của pháp luật hình sự, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về tội phạm ở tuổi VTN, như: Nghiên cứu và phòng ngừa tội
phạm của những người chưa thành niên ở Việt Nam của tác giả Đào Trí Úc
(luận án phó tiến só luật học, 1981) đã đánh giá tình hình tội phạm ở tuổi VTN,
làm rõ cơ cấu về lứa tuổi, về giới, về đòa lý tội phạm,… phân tích các nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm; nhân thân những người phạm tội và mối liên
hệ giữa các yếu tố môi trường với quá trình hình thành nhân cách và hành vi;
các biện pháp tổ chức phòng ngừa tội phạm. Sau đó là đề tài Phòng ngừa
người chưa thành niên phạm tội của tập thể tác giả Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) tối cao (1987); Về luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc phòng ngừa
tội phạm trong thanh thiếu niên ở nước ta của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ
Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1994); Tội phạm ở Việt nam - thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp của Tổng cục Cảnh sát nhân dân (thuộc Bộ Nội vụ nay là
Bộ Công an) (1994), Hoạt động của lực lượng công an nhân dân trong phòng
ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay của tác giả Đỗ
Bá Cở (luận án tiến só luật học, 2000), Các công trình khoa học nói trên đã
mô tả thực trạng tội phạm, phân tích những nguyên nhân nảy sinh các loại tội
phạm nói chung và tội phạm ở tuổi VTN nói riêng, từ đó đề xuất một số biện

pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới.
Ở một hướng tiếp cận khác, dưới góc độ xã hội học, trong những năm
qua cũng đã có một số tác giả và công trình nghiên cứu về tội phạm, như: Tình
trạng phạm tội của thanh, thiếu niên hiện nay ở Hà Nội (qua những nghiên cứu
xã hội học ở một số trường phổ thông công nông nghiệp và trại giam Hà Nội)
của tác giả Trần Đức Châm (luận văn thạc só Xã hội học, 1997) cũng nghiên
cứu mô tả, phân tích tình trạng phạm tội của thanh, thiếu niên ở một đòa bàn
cụ thể từ góc nhìn xã hội học. Qua đó chỉ ra một số nguyên nhân, biện pháp
phòng ngừa cơ bản ở cả hai cấp độ vi mô và vó mô. Năm 2002, trong luận án




15

tiến só xã hội học với đề tài: Nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm pháp luật
của người chưa thành niên hiện nay ở Việt Nam, tác giả Hồ Diệu Thúy đã
nghiên cứu những ảnh hưởng của xã hội tới những người chưa thành niên,
những hành vi vi phạm pháp luật của những người ở tuổi VTN dưới góc độ xã
hội học. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu khá công phu
như: Tổng quan về những vấn đề xã hội của VTN của Viện nghiên cứu thanh
niên, Thanh thiếu niên phạm pháp - dự báo năm 2000 của tác giả Châu Diệu
Ái (đề tài khoa học KX-04-14),… Những công trình đó đã đóng góp không nhỏ,
làm cơ sở, nền tảng trong nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN. Nói chung, tình
hình nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN thì có nhiều, nhưng đi sâu nghiên cứu
vấn đề này ở một đòa phương cụ thể dưới góc độ tiếp cận xã hội học, thì chưa
được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, ở đòa bàn TP. HCM, nơi có số tội phạm ở
tuổi VTN cao nhất nước nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
xã hội học nào về những đối tượng này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

3.1. Mục đích của luận án
Luận án được thực hiện nhằm những mục đích chủ yếu sau đây:
3.1.1. Mô tả, phân tích thực trạng tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM, để
từ đó làm rõ tính chất, động thái và cơ cấu của loại tội phạm này trong giai
đoạn hiện nay (giai đoạn tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước) ở TP. HCM.
3.1.2. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu, những yếu tố chính tác
động đến tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM (nhìn từ nhiều góc độ như: gia
đình, nhà trường, xã hội,…).
3.1.3. Trên cơ sở những mô tả, phân tích tình hình tội phạm ở tuổi VTN
tại TP. HCM, khuyến nghò một số giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế, ngăn
chặn tội phạm ở tuổi VTN nói riêng và các loại tội phạm nói chung.
3.2. Nhiệm vụ của luận án




16

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tiến hành một số nhiệm vụ
cụ thể như sau:
3.2.1. Phân tích cơ cấu, tính chất, đặc điểm,… của tình hình tội phạm ở
tuổi VTN tại TP. HCM hiện nay.
3.2.2. Phân tích làm rõ những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội
phạm ở lứa tuổi này.
3.2.3. Đánh giá tình hình tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM hiện nay và
công tác phòng chống loại tội phạm này (trên quan điểm của tư tưởng Hồ Chí
Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước).
3.2.4. Dự báo tình hình tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM trong những
năm tới và khuyến nghò những giải pháp cơ bản nhằm góp phần hạn chế, ngăn

chặn và đẩy lùi tội phạm ở tuổi VTN.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM
hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Những hành vi phạm tội do người ở tuổi VTN thực hiện tại TP. HCM từ
năm 2000 đến nay, đã bò TAND các quận, huyện và TAND TP. HCM xét xử
bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật, bò coi là tội phạm.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu những hành vi phạm
tội do người ở tuổi VTN thực hiện trên đòa bàn TP. HCM. Những hành vi
phạm tội đó đã được khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo quy đònh của pháp
luật. Hiến pháp (điều 72) quy đònh: “Không ai bò coi là có tội và phải chòu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [75,
tr.40], do vậy luận án chỉ nghiên cứu những đối tượng khi phạm tội ở độ tuổi




17

VTN, phạm tội tại TP. HCM, đã được TAND các cấp của TP. HCM đưa ra xét
xử và tuyên án là có tội. Đối với những người ở tuổi VTN đã và đang cư ngụ ở
TP. HCM nhưng thực hiện tội phạm ở các tỉnh, thành phố khác thì không thuộc
đối tượng nghiên cứu của luận án này.
4.3.2. Phạm vi thời gian và loại hình tội phạm: Luận án nghiên cứu
những người ở tuổi VTN đã thực hiện hành vi phạm tội tại TP. HCM khi chưa
tròn 18 tuổi và đã bò xét xử theo quy đònh của pháp luật từ năm 2000 đến 30-
9-2004 (mặc dù khi đưa ra xét xử và thi hành án, có một số tội phạm ở tuổi

VTN đã là người trưởng thành, trên 18 tuổi).
Những người thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bò xét xử hoặc đã
bò xử lý bằng một biện pháp tư pháp khác (chứ không bò Toà án xét xử và kết
tội), thì không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
Theo Điều 2 của Bộ luật hình sự (BLHS): “Chỉ người nào phạm một tội
đã được BLHS quy đònh mới phải chòu trách nhiệm hình sự” [71, tr.15] và chỉ
khi nào một người nào đó bò Tòa án kết tội bằng một bản án đã có hiệu lực
pháp luật thì mới coi là có tội (bò coi là tội phạm). Do vậy, khi nghiên cứu vấn
đề tội phạm ở tuổi VTN qua các năm, phải dựa trên thời điểm xét xử để
nghiên cứu. Ví dụ, Nguyễn Văn A, 17 tuổi, thực hiện hành vi phạm tội “cướp
tài sản” vào năm 2003 nhưng đến năm 2004 TAND TP. HCM mới đưa vụ án
ra xét xử và kết tội Nguyễn Văn A (bản án này đã có hiệu lực pháp luật). Dù
A thực hiện hành vi phạm tội năm 2003 nhưng khi nghiên cứu phải “xếp” A
vào số liệu xét xử năm 2004 vì năm 2004 Nguyễn Văn A mới bò tòa án kết tội
và “xếp” Nguyễn Văn A là tội phạm ở tuổi VTN vì khi thực hiện tội phạm A
chưa đủ 18 tuổi.
Loại hình tội phạm được nghiên cứu là tất cả các loại tội phạm do người
ở tuổi VTN thực hiện. Và việc phân chia các nhóm tội danh dựa theo sự phân
chia của BLHS.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu




18

5.1. Phương pháp luận
Tội phạm là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
nhân văn, như: Luật học, Tội phạm học, Tâm lý học, Xã hội học,… Do vậy, để
có một hệ phương pháp nghiên cứu đúng đắn, khoa học, luận án dựa trên cơ sở

phương pháp luận Chủ nghóa Mác - Lê nin, mà cụ thể là Triết học duy vật
biện chứng và Triết học duy vật lòch sử. Với đề tài này, hai nguyên lý cơ bản
của Triết học Mác - Lê nin (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển) được vận dụng làm cơ sở nghiên cứu, xem xét và phân tích
những vấn đề liên quan đến hiện tượng tội phạm. Những quan điểm của chủ
nghóa duy vật biện chứng về mối quan hệ tác động qua lại giữa các hiện tượng
có trong tự nhiên, xã hội và sự vận động không ngừng của nó trong không gian
và thời gian; về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được vận
dụng để phân tích tội phạm như một hiện tượng xã hội chòu sự tác động của
các hiện tượng xã hội khác,… Các quy luật của phép biện chứng duy vật về sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của các hiện tượng có trong tự
nhiên và xã hội giúp xác đònh những mâu thuẫn nội tại trong hình thái kinh tế
- xã hội đã làm phát sinh, tồn tại, phát triển tội phạm trong từng giai đoạn nhất
đònh, Những cặp phạm trù: nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên,
cái chung - cái riêng, cũng được vận dụng để nghiên cứu những nguyên
nhân làm phát sinh tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM.
Nghiên cứu đề tài này, luận án được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận
hệ thống, xem xét đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thể, như một thể thống
nhất trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố môi trường xung quanh, có
mối quan hệ biện chứng với các yếu tố môi trường xã hội vó mô và vi mô. Hơn
nữa, tội phạm là một hiện tượng xã hội (có quá trình phát sinh, phát triển và
tiêu vong), được tạo nên bởi nhiều yếu tố, do vậy khi nghiên cứu phải xem xét
nó từ nhiều khía cạnh, bởi lẽ một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Vì tội phạm nói chung và tội phạm ở tuổi VTN nói riêng, nó có tính lòch sử -




19


cụ thể, có nguồn gốc phát sinh từ xã hội, có mối liên hệ phổ biến và sự phát
triển, nó là kết quả từ những nguyên nhân kinh tế - văn hóa - xã hội trong một
xã hội cụ thể, tại một khoảng thời gian nhất đònh Do vậy, khi nghiên cứu tội
phạm nói chung và tội phạm ở tuổi VTN nói riêng phải đặt nó trong một bối
cảnh xã hội (một giai đoạn lòch sử) nhất đònh.
5.2. Các phương pháp cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lòch sử, các
phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu chủ yếu là: Phân tích tài liệu sẵn có,
điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia.
Trên cơ sở đó, dùng phương pháp phân tích, quy nạp, diễn dòch, so sánh,… để
làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
Phân tích tài liệu sẵn có, gồm: Số liệu xét xử tội phạm nói chung và tội
phạm ở tuổi VTN được TAND các cấp tại TP. HCM xét xử qua các năm (từ
đầu năm 2000 đến hết tháng 9 năm 2004); các báo cáo công tác hàng năm của
các ngành: tòa án, kiểm sát và công an ở TP. HCM; các báo cáo chuyên đề về
phòng chống tội phạm, các văn bản pháp luật liên quan; các Cáo trạng truy tố
các đối tượng là người ở tuổi VTN phạm tội ra tòa để xét xử theo pháp luật (từ
năm 2000 đến hết tháng 9 năm 2004) và các bài báo đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Nguồn tư liệu này được phân tích theo từng năm và
theo từng nhóm loại tội danh (có so sánh với các tương quan khác…).
Phương pháp thu thập dữ liệu (bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu)
Để thu thập thông tin đònh tính, tác giả luận án đã thực hiện 30 cuộc
phỏng vấn sâu (ngẫu nhiên) đối với 30 đối tượng tội phạm ở tuổi VTN tại TP.
HCM (thời điểm phỏng vấn: Sau khi các đối tượng này bò tòa xét xử và kết tội;
đòa điểm phỏng vấn tại TAND TP. HCM, dưới sự chứng kiến của các cán bộ
chiến só công an TPHCM làm nhiệm vụ dẫn giải bò can ra tòa). Các đối tượng
được phỏng vấn là những người đang bò giam giữ, cải tạo ở trại tạm giam Chí





20

Hòa và trại giam Bố Lá (do công an TP. HCM quản lý). Bên cạnh đó, tác giả
luận án còn phỏng vấn 10 người là cha, mẹ của các phạm nhân, là người trực
tiếp chăm sóc các đối tượng tội phạm VTN trước khi các em phạm tội; phỏng
vấn 5 thầy cô giáo làm công tác quản lý và giảng dạy; phỏng vấn 1 Phó Chủ
tòch UBND TP. HCM, phỏng vấn 5 luật sư, 5 thẩm phán, 1 giám thò và 4 cán
bộ công an trại giam, 8 Chủ tòch UBND xã - phường. Việc phỏng vấn sâu thực
hiện từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2004. Tất cả những thông tin thu được đều
được ghi âm lại, sau đó được gỡ ra và đánh máy thành văn bản.
Về thu thập thông tin đònh lượng, dung lượng mẫu được chọn là 300 em
(210 em nam, chiếm 70% và 90 em nữ, chiếm 30%) là tội phạm ở tuổi VTN
đang bò giam giữ ở nhà tạm giam của công an các quận huyện, trại tạm giam
Chí Hòa và trại giam Bố Lá (do công an TP. HCM quản lý). Các em được
phỏng vấn ngay sau khi Toà xét xử và kết án. Số câu hỏi phỏng vấn bằng
bảng hỏi là 37 câu hỏi có liên quan đến bản thân các em, gia đình, bạn bè, nhà
trường,… được thực hiện từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 9 năm 2004. Những
câu hỏi này, chủ yếu đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân phạm tội và những
tâm tư của các em sau khi thực hiện hành vi phạm tội và bò kết án.
Việc thu thập, phân tích nguồn tư liệu sẵn có và các dữ liệu thông tin
đònh tính, đònh lượng nhằm mục đích làm sáng tỏ bức tranh về thực trạng tội
phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM hiện nay và những nguyên nhân làm phát sinh
tội phạm. Trên cơ sở đó dự báo tình hình tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM
trong những năm tới và khuyến nghò một số giải pháp để phòng ngừa.
Việc xử lý và phân tích số liệu với sự trợ giúp của máy vi tính: Chương
trình SPSS.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu

- Hiện tượng tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM là một trong những vấn
đề xã hội phức tạp, được dư luận xã hội rất quan tâm. Nó xuất hiện trên khắp




21

đòa bàn thành phố, phạm nhiều tội khác nhau trong cơ cấu tội phạm và với tính
chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng.
- Sự tác động của các yếu tố như: Gia đình, nhà trường, xã hội,… cùng
với những nhận thức sai lệch của một bộ phận thiếu niên là những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến hành vi phạm tội.
- Hầu hết tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM được phát hiện, xử lý kòp
thời. Việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử được thực hiện đúng pháp luật.
6.2. Khung lý thuyết
Trên cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu, khung lý thuyết của luận án được trình bày như sau:
KHUNG LÝ THUYẾT













7. Đóng góp mới và ý nghóa thực tiễn của luận án
7.1. Đóng góp về mặt lý luận
Trên thế giới, ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về xã hội học tội
phạm đã và đang không ngừng phát triển. Ở nước ta, việc nghiên cứu vấn đề
GIA ĐÌNH, NHÀ
TRƯỜNG, NHÓM
BẠN BÈ,…

BIẾN ĐỘC LẬP

- Giới tính
- Tuổi
- Học vấn
- Nghề nghiệp
- Hoàn cảnh gia
đình
- Nơi cư trú




NHÓM TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

NHẬN THỨC

- Nhu cầu
- Động cơ
- Mục đích


HÀNH VI PHẠM TỘI
(Các loại tội phạm cụ thể)
- Các tội xâm phạm sở hữu
(trộm cắp tài sản, cướp tài
sản, cướp giật tài sản,…)
- Các tội phạm về ma tuý
- …
KINH TẾ, CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI, VĂN HOÁ,
TRUYỀN THÔNG,…





22

tội phạm cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy vậy, nghiên cứu tội
phạm dưới góc độ xã hội học có thể được coi là vấn đề mới mẻ. Lần đầu tiên,
vấn đề tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM được nghiên cứu dưới góc độ xã hội
học một cách có hệ thống. Các lý thuyết và phương pháp thực nghiệm xã hội
học được chiếu rọi, vận dụng để phân tích thực trạng, nguyên nhân phát sinh
tội phạm, dự báo xu hướng trong tương lai và khuyến nghò các giải pháp phòng
chống. Với đề tài này, luận án sẽ góp phần bổ sung lý luận, củng cố và phát
triển một số tri thức về chuyên ngành xã hội học tội phạm.
7.2. Ý nghóa thực tiễn của luận án
Việc đi sâu nghiên cứu, mô tả và phân tích hiện tượng tội phạm ở tuổi
VTN tại TP. HCM dưới góc độ xã hội học, góp một cách nhìn, một đánh giá
mới đối với tình hình tội phạm ở tuổi VTN. Từ đó, chỉ ra những nguyên nhân
nảy sinh tội phạm và các giải pháp phòng ngừa thích hợp, góp phần cùng với

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân phòng chống tội phạm có hiệu quả.
Với kết quả nghiên cứu này, luận án giúp các nhà quản lý, các nhà
hoạch đònh chính sách xã hội có cái nhìn khách quan, khoa học về thực trạng
tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM. Từ đó, có chủ trương và giải pháp thích
hợp, góp phần giữ vững an ninh chính trò và trật tự an toàn xã hội.
Luận án còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy của các trường Đại học khi học tập,
nghiên cứu về các môn: xã hội học pháp luật, xã hội học tội phạm,
8. Kết cấu của luận án
Bố cục của luận án, gồm: Phần mở đầu, nội dung chính (3 chương), kết
luận và khuyến nghò, tài liệu tham khảo và phụ lục.




23

B. NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Tội phạm là hiện tượng xã hội rất phức tạp. Do vậy, để nghiên cứu hiện
tượng tội phạm ở tuổi VTN tại TP. HCM hiện nay, điều cần thiết là phải dựa
trên các khái niệm khoa học làm công cụ, lựa chọn lý thuyết tiếp cận phù hợp
và dựa vào thực tiễn tình hình TP. HCM hiện nay. Trên cơ sở đó, hiện tượng
tội phạm mới được phân tích, đánh giá khoa học, đầy đủ và chính xác.

1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm “Giá trò”
Thuật ngữ “giá trò” (value) có nguồn gốc từ một từ Hy lạp là “axia”, có
nghóa là giá trò. Có rất nhiều đònh nghóa khác nhau về khái niệm “giá trò”.
M.Weber, người đưa khái niệm này vào khoa học xã hội học với tư cách là
một phạm trù, cho rằng: “Bất kỳ hành động nào của cá nhân có ý thức thì đều
kèm theo một giá trò” [67, tr.18]. E.Durkheim coi “giá trò xã hội chính là ý
thức tập đoàn được hình thành trong sự hợp tác và đoàn kết xã hội. Ý thức tập
đoàn hình thành nhờ vào cơ chế điều tiết của các giá trò xã hội cơ bản Hệ
thống giá trò cơ bản trong xã hội luôn luôn khẳng đònh lợi ích của nhóm xã hội
và có xu hướng đè bẹp lợi ích cá thể trong trường hợp đối lập” [67, tr.18-19].
Phát triển khái niệm “giá trò” từ quan hệ hành vi xã hội, W.I.Thomas và
F.Znaniecki cho rằng: “Tất cả những gì mang lại nội dung và ý nghóa cho các
thành viên của nhóm xã hội đều là giá trò xã hội. Giá trò chính là các quy tắc




24

hành vi nhờ đó mà nhóm lẫn cá nhân điều chỉnh phổ biến những hành động
cho từng thành viên của mình” [65, tr.47]. Các giá trò cũng được xem tương tự
như những chuẩn mực vì các chuẩn mực xã hội và giá trò xã hội đều có chức
năng điều chỉnh xã hội đối với hành vi cá nhân hoặc nhóm. T.Parsons cũng
cho rằng: “Giá trò như là quy tắc cao nhất của hành vi, nhờ đó mà sự đồng tâm
nhất trí được thực hiện cả ở trong nhóm nhỏ lẫn trong xã hội tổng quát. Giá trò
tham gia vào việc đònh hướng giá trò của hệ thống xã hội, nó quyết đònh xu
hướng hành động xã hội” [65, tr.48].
Theo Joseph H.Fichter, “giá trò” là “…tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham
chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc đoàn thể đều là “có một

giá trò”” [29, tr.173]. Theo các nhà xã hội học, “giá trò” đònh hướng hành vi
con người trong đời sống xã hội theo xu hướng xác đònh, đồng thời nó kích
thích, thúc đẩy và điều chỉnh những hành động nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể.
Giá trò xác đònh cái ý nghóa của hoạt động hướng đích; điều chỉnh các tương
tác xã hội và kích thích hoạt động của chủ thể từ phía nội tâm. “Giá trò như là
chiếc đèn dẫn đường cho các chủ thể hoạt động nhận thức được cách thức liên
hệ trong các quan hệ xã hội, nó giúp cho cá nhân gia nhập vào hệ thống văn
hóa xã hội, nó đồng thời bổ sung cho tính liên tục và đa dạng của các nền văn
hóa nhờ vào loại liên hệ căn bản trong tương tác xã hội, chính vì thế mà các
nhà xã hội học cho rằng, giá trò là hạt nhân của nền văn hóa” [67, tr.27].
1.1.2. Khái niệm “Đònh hướng giá trò”
Trong xã hội học, cũng có nhiều đònh nghóa khác nhau về “đònh hướng
giá trò”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, “đònh hướng giá trò” là:
“1. Cơ sở tư tưởng, chính trò, đạo đức, thẩm mỹ, giúp chủ thể đánh giá
thực tại chung quanh và đònh hướng trong thực tại đó.
2. Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trò của
chúng. Đònh hướng giá trò hình thành thông qua sự chiếm lónh kinh
nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến,




25

những ham muốn, của cá nhân. Trong cấu trúc của hoạt động con
người, đònh hướng giá trò gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí
của cá nhân. Hệ thống đònh hướng giá trò tạo thành nội dung về xu hướng
hoạt động của cá nhân và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá
nhân với thực tại.
Sự phát triển đònh hướng giá trò là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách,

là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách, Sự kém phát triển của đònh
hướng giá trò làm tăng sự khống chế của các kích thích bên ngoài đến các
cấu trúc nội tại của nhân cách, trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhu
cầu” [101, tr.66-67].
Đònh hướng giá trò là nguồn chính để lónh hội giá trò tinh thần và văn
hóa xã hội cũng như việc biến nó thành cái kích thích, cái động cơ hành động.
Việc hình thành các đònh hướng giá trò chính là việc thúc đẩy sự phát triển của
cá nhân nói chung. Vấn đề đònh hướng giá trò ảnh hưởng đến sự lựa chọn hành
vi, lối sống của cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau trong một cơ cấu
xã hội cụ thể. Trong nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN, khái niệm “đònh hướng
giá trò” rất quan trọng, bởi việc đònh hướng giá trò sẽ quyết đònh xu hướng lựa
chọn hành vi. Nhóm phạm tội do đònh hướng sai về giá trò cuộc sống của
chúng nên dẫn đến hành vi lệch chuẩn và trở thành tội phạm.
1.1.3. Khái niệm “Chuẩn mực xã hội”, “Hành vi lệch chuẩn”
Trong từng giai đoạn lòch sử, mỗi xã hội có những giá trò chính thống
của nó. Trên nền tảng của giá trò, xã hội lại có những chuẩn mực xã hội.
“Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội
đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác đònh ít nhiều sự chính
xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép,
cái không được phép hoặc cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã
hội của mỗi người nhằm đảm bảo sự ổn đònh, trật tự kỷ cương của xã hội”
[96, tr.153].

×