Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý tại trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HẢI VÂN

̀
VAI TRO CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC TRỊ LIỆU CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG
GIẢM CHÚ Ý TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ
VIP – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HẢI VÂN

̀
VAI TRO CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC TRỊ LIỆU CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG
GIẢM CHÚ Ý TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ
VIP – HÀ NỘI

Chuyênngành: Côngtácxãhội
Mãsố: 60 90 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngườihướngdẫnkhoahọc: PGS.TS. PhạmVănQuyết

HÀ NỘI - 2013


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tớ t nghiê ̣p

LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thu thâ ̣p thông tin và hoàn thành đề tài , bên cạnh sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và
sự hợp tác từ phía ban lanh đa ̣o và các cán b ộ giáo viên cũng như các nhân
̃
viên công tác xã hội tại trường tiểu học quốc tế VIP - Hà Nội.
Để hoàn thành được bản luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành
cảm ơn nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa xã hội học nói chung và
bộ mơn cơng tác xã hội nói riêng. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo, PGS.TS. Phạm Văn Quyết, Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài này.
Vì kinh nghiệm bản thân cịn rất nhiều hạn chế nên luâ ̣n văn này không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp các thầy,
các cơ, và các bạn để tơi có thể rút được kinh nghiệm cho bản thân và để bài
luâ ̣n văn được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, Tháng 11/2013
Học viên Nguyễn Hải Vân

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

1


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

Mục Lục
̉
̀
LƠI CAM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU…..…………………………………………………………5
1. Lí do lựa chọn đề tài….….………………………………………………5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………….….….…6
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.….….….…………………………9
3.1.

Ý nghĩa lý luận…………….….…..….….…………………………9

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn………………………….…….….….….………10

4. Mục đích và nhiêm vu ̣ nghiên cứu…………………………….………11

̣
4.1.

Mục đich nghiên cứu………………………………………………11
́

4.2.

Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu…………………………………….….….…12

5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu….………….….………13
5.1.

Đối tượng nghiên cứu…….……………………………….….…...13

5.2.

Khách thể nghiên cứu……………………….……………….……13

5.3.

Phạm vi nghiên cứu………………………………………….……13

6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu.….…………………13
6.1.

Phương pháp luận………………………….…..……………….…13

6.2.


Phương pháp nghiên cứu……………………….….….….….……14
6.2.1.

Phương pháp phân tích tài liệu…………….…….….………14

6.2.2.

Phương pháp quan sát……………………………..….….…15

6.2.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu………………………..………19

NỘI DUNG CHÍNH………………………….………….….…….…….….21
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……………….….….….21
1.1. Cơ sở lý luận…………….………….….….………..……………….…21
1.1.1. Các khái niệm công cụ……………………………………..….…21
1.1.1.1. Khái niệm “Vai trò”………………………………….….…21

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

2


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

1.1.1.2. Khái niệm “Công tác xã hội”………………………………22
1.1.1.3. Khái niệm “Trẻ em”……………….……..…………………23

1.1.1.4. Khái niệm “Rố i loa ̣n tăng động giảm chú ý”….……………24
1.1.1.5. Khái niệm “Trị liệu tâm lý”…………………………………25
1.1.2. Lý thuyết vận dụng………………………………………………27
1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow…….….….…………….….27
1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống……………………………………….…30
1.1.2.3. Lý thuyết nhâ ̣n thức – hành vi……………………..….……31
1.1.2.4. Lý thuyết hòa nhập xã hội………………….…….…..…….31
1.2. Quan điể m của Đảng và nhà nƣớc về công tác chăm sóc sƣc khỏe tâm
́
thầ n cho trẻ em……………………………….…..….….……………….…32
Chƣơng 2: Kết quả Nghiên cứu Thực nghiệm …………………….….….34
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu……………………………….….……34
2.2. Vài nét về lĩnh vực nghiên cứu: Khái quát về bệnh tăng đô ̣ng giảm
chú ý ở trẻ em………………………………………….……………………40
2.2.1. Biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý….…………….….….40
1.4.2. Nguyên nhân của chứng tăng động giảm chú ý….….….…..….…44
1.4.3. Các chứng bệnh khác có thể đi kèm……………….….….……….47
2.3. Tình hình trẻ tăng động giảm chú ý trên thế giới và tại Việt Nam…49
2.4. Nhận diện nhu cầ u và các vấn đề của trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý và gia
đinh trẻ..……………………………………………………………….……57
̀
2.4.1. Nhu cầu của trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý….….….…………………57
2.4.2. Các vấn đề của trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý……………….…….….60
2.4.2.1. Vấn đề về học tập…………………………………………….60
2.4.2.2. Vấn đề với gia đình……………………………………….….61
2.4.2.3. Vấn đề về các mối quan hệ xã hội………………….……..…62
2.4.3. Các vấn đề của gia đình trẻ tăng đơ ̣ng giảm chú ý…….………….63

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết


3


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

2.5. Nhân viên công tác xã hô ̣i với việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm
chú ý ta ̣i trƣờng học quốc tế VIP…………………….……………………66
2.5.1. Đối với trẻ tăng động giảm chú ý…….….………………….….…66
2.5.1.1. Vai trò hỗ trợ tâm lý……………………….…….….…….….66
2.5.1.2. Vai trò biện hộ………………………………….…………….71
2.5.1.3. Vai trò giáo dục………………………………………………73
2.5.1.4. Vai trò trung gian………………….…………………………76
2.5.2. Đối với gia đình của trẻ………………………………….….….…77
2.5.2.1. Vai trò tư vấ n (hỗ trợ tâm lý)…………….…..………………77
2.5.2.2. Vai trò môi giới………………………………………………81
2.5.2.3. Vai trò giáo dục……………………………….….…..………82
2.5.2.4. Vai trò trung gian…………………………….………………84
2.5.3. Đối với các cán bô ̣, giáo viên………………………………….….84
2.6. Quan sát một ca cụ thể.…………………………………………….….86
2.6.1. Mô tả trường hợp………………………………………………….86
2.6.2. Nội dung can thiệp và tổng kết tiến trình sau một tháng đầu
tiên……………………………………………………………….….…….…87
2.6.2.1. Nội dung can thiệp của Trung tâm tâm lý……………………87
2.6.2.2. Tiến trình can thiệp…………………………………….….…90
2.6.2.3. Kết quả đánh giá sau một tháng can thiệp……………………92
2.6.2.4. Đề xuất và định hướng can thiệp tiếp theo….….….…………94
2.7. Những giải pháp và khuyến nghị………………….…….….….….….96
2.7.1. Giải pháp trước mắt…………………………….….….….………96

2.7.2. Giải pháp lâu dài……………………………………….…..….….97
KẾT LUẬN…………………………………………….……….……….….99
́
DANH MỤC CAC TÀI LIỆU THAM KHẢO…….……………………101
PHỤ LỤC……………………………………….…….………….…….….104

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

4


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong bấ t kỳ mô ̣t xã hô ̣i nào , trẻ em cũng luôn là một trong những mối
quan tâm hàng đầ u . Trẻ em là tươ ng lai của đấ t nước . Mô ̣t đấ t nước sẽ không
thể phát triể n bề n vững nế u những vấ n đề liên quan đế n trẻ em không đươ ̣c
giải quyết một cách triệt để . Chăm sóc trẻ em không chỉ là nhiê ̣m vu ̣ của từng
gia đinh mà còn là của toàn thể xã hội.
̀
Sức khỏe trẻ em, đă ̣c biê ̣t là s ức khỏe tâm thần, liên quan đến các vận
động tâm lý xã hội và việc phòng, chữa các bệnh tâm thần cho trẻ em hiện
nay còn là vấn đề mới, nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Việc can thiệp chăm sóc cần phải mang tính dự phịng, nghĩa là
phải thực hiện sớm ngay từ những năm đầu của lứa tuổi đi học.
Theo một cuộc khảo sát của Sở y tế Hà Nội về “Sức khỏe tâm thần học
sinh Hà Nội” năm 2006 cho thấy học sinh tiểu học Hà Nội gặp phải rất nhiều

vấn đề khó khăn về sức khỏe tâm thần (19,46%), trong đó các vấn đề tăng
động chiếm tỷ lệ cao nhất (14,1%). [10, 3]
Một bộ phận đáng kể các em mắc bệnh rố i loa ̣n tăng đ ộng giảm chú ý
(ADHD), nếu không được phát hiện và chữa trị đúng thì đa phần trẻ rố i loa ̣n
tăng động giảm chú ý sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề đối với đời sống
học sinh như: học kém, đúp, vi phạm kỉ luật, bị ngược đãi, bị đánh mắng… và
những hậu quả như: rối loạn xung động, tăng nguy cơ nghiện chất, nghiện
game… và các rối loạn hành vi khác.
Trường tiểu học quốc tế VIP là một trong những đơn vị đầu tiên quan
tâm đến việc trị liệu tâm lý cho nhóm trẻ em tăng động giảm chú ý

trong

trường học tại Việt Nam . Xuất phát từ thực tế của nhà trường có những học
sinh gặp khó khăn trong q trình thích ứng với môi trường học tập; đồng thời

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

5


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh học sinh có con em gặp khó khăn tâm lý
rất mong muốn có lớp học riêng để giúp các em hịa nhập và theo học được
các mơn học ở trường. “Trung tâm tâm lý” dành cho học sinh có khó khăn khi
chuẩn bị vào lớp một, với mục đích đem đến cho các em sự chuẩn bị vững
chắc, bước đệm ban đầu giúp các em có thể tham gia và thực hiện được hoạt

động học tại trường. Lớp can thiệp sớm dành cho trẻ tăng động giảm chú ý là
một mơ hình hịa nhập, các em được hỗ trợ để hồn thiện các kỹ năng cịn
thiếu hụt và ổn định về tâm trí để hịa nhập tốt với môi trường xung quanh.
Qua nghiên cứu một số sách báo và mơ hình chăm sóc sức khoẻ của
nước ngồi cũng như tìm hi ểu thực tế, tơi cũng nhận thấy rằng trẻ tăng đ ộng
giảm chú ý và gia đinh của trẻ gă ̣p phải rấ t nhiề u khó kh
̀

ăn trong quá trinh
̀

sinh hoạt cũng như hòa nhập cùng các bạn. Vì vậy vai trị của nhân viên công
tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý là vô cùng cần thiết.
Nhân viên cơng tác xã hơ ̣i có th ể cùng với các nhà tâm lý chăm sóc trẻ hi ệu
quả hơn, do trên thực tế có nhiều vấ n đề của gia đinh và cả của trẻ mà các
̀
giáo viên không thể nắ m rõ đươ ̣c.
Đó cũng chính là lí do để tôi lựa cho ̣n đề tài “ Vai trò của nhân viên
công tác xã hô ̣i trong viê ̣c trị liệu cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý ta ̣i trường tiểu
học quốc tế VIP – Hà Nội”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế và xã hội, trẻ
em ngày càng được quan tâm chăm sóc tốt hơn. Sau khi Việt Nam tham gia
ký kết Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1990, nhiều luật, nghị định,
chính sách và chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được ban hành. Tuy
nhiên, vấ n đề về chăm sóc sức khỏe tâm thầ n cho trẻ em hiê ̣n nay ở nước ta
vẫn còn thiế u và chưa đươ ̣c quan tâm mô ̣t cách thich hơ ̣p . Trên thực tế , vẫn
́

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết


6


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

chưa nhiều các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em nói
chung cũng như cho trẻ tăng động giảm chú ý nói riêng.
Ngay cả ở những nền kinh tế phát triể n như các nước Bắc Mỹ và châu
Âu, cùng với đó là sự phát triển cao của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần. Người nghiên cứu nhận thấy các nghiên cứu về rối loạn t ăng động giảm
chú ý ở các nước tiên tiến này cũng chỉ chủ yếu tập trung vào vấn đề so sánh
hiệu quả giữa các cách can thiệp khác nhau : dùng thuốc, điều trị tâm lý, chăm
sóc tại cộng đồng . Các nghiên cứu về điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
của Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia , Hội Tâm thần học Hoa Kỳ , Học Viện
Nhi khoa Hoa Kỳ chủ yếu nhằm so sánh hiệu quả của các phương thức khác
nhau. Các phương thức bao gồm : dùng thuốc đơn thuần , trị liệu tâm lý (chủ
yếu là cách tiếp cận hành vi ), kết hợp dùng thuốc và điều trị tâm lý, cịn lại là
chăm sóc tại cộng đồng. [22, 1033]
Hay nghiên cứu của Barkley “80+ Classroom Accommodations for
Children or Teens with ADHD” (1998) về can thiệp cho trẻ có rối loạn tăng
động giảm chú ý bắt đầu đề cao vai trò quan trọng của giáo dục trong trường
học. Nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ tăng động
giảm chú ý như: sự phong và đa dạng của bài giảng, phương tiện hỗ trợ giảng
dạy (video, máy chiếu, áp phích, mơ hình, hoặc sử dụng màu sắc, hình khối)
đã nâng cao và duy trì sự chú ý của trẻ đồng thời thúc đẩy trẻ hoàn thành
nhiệm trên lớp.
Ở Việt Nam , các nghiên cứu như bài viết “ Rối nhiễu hành vi: Tăng

động giảm chú ý ở học sinh tiểu học” trên tạp chí Tâm lý giáo dục ra ngày
28/04/2002 của tác giả Nguyễn Công Khanh và bài viết “Rối loạn tăng động giảm chú ý” (Attention - Deficit Hyperactive Disorder - ADHD) của các tác
giả Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú trên nội san Tâm thần học số 6, tháng
09 - 2001, bệnh viện Tâm thần Trung Ương - Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

7


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

trang 48 – 55 chủ yếu dừng lại ở mức độ thống kê, mô tả những hành vi, triệu
chứng của trẻ; đề tài luận văn “Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học mắc rối
loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình –Hà Nội” của Nguyễn Thị Thu
Hiền lại chỉ nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng đơ ̣ng giảm chú
ý trong khu vực một quận thuộc thành phố Hà Nội. Hay bài tham luận “Thực
trạng học sinh có rối loạn tăng động giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà
Nội” của tác giả Nguyễn Thị Vân Thanh, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia
và PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc, Bệnh viện 103, Học viện Quân y được đăng
trong hội thảo “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em
Việt Nam” tháng 12 năm 2007 cũng phân tích rất kỹ thực trạng trẻ tăng động
giảm chú ý và các triệu chứng ở trẻ, tuy nhiên lại chưa đi sâu hay đề cập được
đến vấn đề trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý, đặc biệt là mơ hình trị liệu
cho trẻ trong trường học và cũng chưa có nghiên cứu nào nhắc đến vai trị của
nhân viên Cơng tác xã hội đối với trẻ tăng động giảm chú ý.
Đáng chú ý có nghiên cứu “ Thử ứng dụng một vài liệu pháp tâm lý
trong trị liệu tăng động giảm chú ý ở học sinh THCS ở Hà Nội” của TS.

Nguyễn Thị Hồng Nga - Đại học sư phạm Hà Nội và khóa luận tốt ng hiê ̣p
“Bướ c đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm
chú ý độ tuổi đầu tiểu học” của Trần Văn Công , K47 Tâm lý học, trường đa ̣i
học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội . Tuy nhiên, đề tài la ̣i tập trung chủ
yếu vào vai trò của nhà tâm lý trong điều trị cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý
bằng việc sử dụng những liệu pháp , kỹ thuật của mình. Hay mới đây là luận
văn thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên “Nhận thức
của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu
tăng động giảm chú ý ở một số trường tiểu học ở Hà Nội” của Nguyễn Linh
Trang, Trường Đại học Giáo dục năm 2012.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

8


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

Như vâ ̣y, chưa thấy có đề tài nào đề cập đến việc xây dựng một chương
trình trị liệu cho trẻ tăng đơ ̣ng giả m chú ý , bao gồm các môi trường chủ yếu
của trẻ với bố mẹ, giáo viên, cán bộ nhà trường hay tìm hiểu các khó khăn mà
trẻ tăng động giảm chú ý và gia đình trẻ thường gặp phải

. Đặc biệt là chưa

thấy có tài liệu nào làm nổi bật vai trò quan trọng và lâu dài của nhân viên
công tác xã hô ̣i trong viê ̣c trị liệu cho trẻ bi ̣rối loạn tăng động giảm chú ý
trong trường học.

 Nghiên cứu về “vai trò của nhân viên công tác xã hô ̣i trong viê ̣c trị
liệu cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý” tại trư ờng học là đề tài mới ở Vi ệt Nam,
hiện nay vẫn chưa có người nghiên cứu đề tài này. Đây chính là tính mới mẻ
của nghiên cứu. Thực tế phát triển của xã hội và đất nước là luôn biến đổi kéo
theo các mơ hình hỗ trợ cũng phải thay đổi cho phù hợp theo. Do đó, việc tim
̀
hiể u vai trò của nhân viên công tác xã hô ̣i trong viê ̣c trị liệu cho trẻ tăng đô ̣ng
giảm chú ý và gia đình của trẻ hiện nay là rất cần thiết.
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lý luận rõ ràng. Điều này thể hiện ở các
điểm:


Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp làm sáng tỏ các hệ thống lý

thuyết trong công tác xã hội, xã hội học và tâm lý học như: lý thuyết nhu
cầ u của Maslow , lý thuyết hệ thống , lý thuyết trị li ệu nhận thức – hành vi
và lý thuyết hòa nhập xã hội.


Kế t quả nghiên cứu góp ph ần hình thành những quan niệm khoa

học trong việc nhìn nhận và triể n khai vai trò của nhân viên công tác xã hô ̣i
trong việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý tại trường học.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

9



Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1



Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

Nghiên cứu còn giúp xóa bỏ quan niê ̣m sai lầ m của đa số mo ̣i

người trong viê ̣c quan niê ̣m sai lầ m về sức khỏe tâm thầ n , coi những người
có vấn đề về sức khỏe tâm thần là những người “điên”

, là “khơng bình

thường”. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa trong việc mở ra
nhiều đối tượng can thiệp hơn cho ngành công tác xã hội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này giúp ích cho nhiều đối tượng, từ cấp độ vĩ mô
tới vi mô. Cụ thể:
Với nhà nước: Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và những nhà hoạch
định chính sách có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu như một khuyến nghị
trong việc xây dựng các chính sách đối với nhân viên công tác xã hội chuyên
nghiệp làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên
công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội và
theo nhóm đối tượng để tạo mơi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát
triển nghề công tác xã hội.
Với lãnh đạo trường tiểu học quốc tế VIP:
• Thơng qua kết quả nghiên cứu, trường học có thể rút ra cái nhìn tổng
thể về thực trạng những vấ n đề khó khăn của trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý và gia

đinh của trẻ thường gă ̣p phải, thấy được những ưu điểm và hạn chế trong triển
̀
khai hoạt động của trường học, đồng thời cũng giúp ban lãnh đạo, các giáo
viên trong trường học có những thay đổi về nhãn quan và nhìn nhận đúng vai
trị của nhân viên công tác xã hội và tạo điều kiện cho nhân viên công tác xã
hội phát huy tối đa vai trị của mình trong việc phối hợp hỗ trợ tồn diện cho
trẻ tăng động giảm chú ý.
• Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh vai trò tham gia của nhân viên
cơng tác xã hội trong mơ hình tri ̣liê ̣u tâm lý c ủa trường học. Từ đó, ban lãnh

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

10


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tớ t nghiê ̣p

đạo trường học có định hướng thay đổi cơ cấu tổ chức mà cụ thể là tăng
cường hệ thống nhân viên công tác xã hội tham gia vào hoạt động của trường
học, đặc biệt là hoạt động trong mơ hình tri ̣liê ̣u tâm lý.
Với trẻ tăng đợng giảm chú ý và gia đình : Nghiên cứu sẽ giúp những trẻ
em mắ c chứng tăng đ ộng giảm chú ý tăng khả năng phu ̣c hờ i , học tập tốt hơn
và hịa nhập với các mối quan hệ xã hội sau này , giúp gia đình trẻ giảm bớt
những khó khăn trong viê ̣c chăm sóc và giáo d ục trẻ. Trẻ và gia đình được
quan tâm nghiên cứu, trị chuyện, chia sẻ tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng,
các khó khăn và các v ấn đề tâm lý… giúp nhân viên công tác xã hội nắm bắt
được vai trò thực hành nghề của mình nhằm nâng cao khả năng phu ̣c hờ i của
trẻ tăng động giảm chú ý, đồng thời cũng giúp cho gia đình trẻ trong q trình

chăm sóc và giáo du ̣c trẻ tố t hơn.
Với cộng đồng: Kết quả nghiên cứu giúp cho xã h ội giảm bớt nguy cơ
gia tăng các tệ nạn xã hội từ nhóm trẻ em tăng động giảm chú ý sau này. Bên
cạnh đó, nghiên cứu còn giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về nghề cơng tác xã hội
và vai trị của nhân viên cơng tác xã hội chun nghiệp trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, cũng như bư ớc đầu nhìn nhận nhân viên công tác xã hội trong
lĩnh vực hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em nói chung và cho trẻ
tăng động giảm chú ý nói riêng tại các trường học. Giúp họ thay đổi quan
niệm sai lệch về nghề cơng tác xã hội. Đó khơng phải là công việc của những
người làm từ thiện mà là một đó là một nghề chun mơn và cần được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu mơ hình trị liệu tâm lý mà trường tiểu học
quốc tế VIP – Hà Nội đã triển khai, nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá những hoạt

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

11


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

động của các nhân viên công tác xã hội cũng như những ưu điểm và những
thiếu hụt của họ trong việc hỗ trợ về mă ̣t điề u tri ̣chuyên môn cũng như giải
quyế t các vấ n đề khó khăn cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý và gia đinh của trẻ ,
̀
từ đó thấy được tiềm năng phát triển vai trị của nhân viên công tác xã hội

trong việc trị liệu cho trẻ và gia đinh mà đội ngũ các thầy cô giáo ở trường
̀
không thể làm được. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra những đề xuất để
phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp làm việc trong mơ
hình tri ̣liê ̣u tâm lý ta ̣i trường học quốc tế VIP.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, báo cáo hướng tới thực hiện từng
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình của trẻ tăng động giảm chú ý trên thế giới cũng như
tại Việt Nam và mơ t ả nhóm trẻ tham gia mơ hình tri ̣liê ̣u tâm lý c ủa
trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội.
- Tìm hiểu những khó khăn mà trẻ tăng động giảm chú ý cũng như
những khó khăn mà gia đình trẻ thường gặp phải.
- Tìm hiểu, đánh giá kiểm tra hiệu quả phục hồi thực tế của trẻ tăng đô ̣ng
giảm chú ý khi tham gia mơ hình trị liệu tâm lý tại trường học quốc tế
VIP, từ đó rút ra những kết luận.
- Đưa ra những giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng công tác xã hội
nhằm trị liệu và hỗ trơ ̣ giải quyế t khó khăn cho trẻ tăng đơ ̣ng giảm chú
ý và gia đình của trẻ.
- Tìm hiểu vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ
tăng động giảm chú ý trong trường tiểu học quốc tế VIP.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

12


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p


5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của nhân viên công tác xã hô ̣i trong viê ̣c

trị liệu cho trẻ tăng

động giảm chú ý ta ̣i trường học quốc tế VIP – Hà Nội.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của báo cáo này gồm có:
• Những trẻ tăng động giảm chú ý tham gia tri ̣liê ̣u tâm lý t ại trường
tiểu học quốc tế VIP.
• Bớ me ̣ của các trẻ tăng động giảm chú ý.
• Nhân viên Cơng tác xã hội trong trường.
• Các giáo viên trong trường.
• Đại diện ban lãnh đạo trường học.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2011 đến tháng 07/2013.
6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận
Nghiên cứu này dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lênin,
vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng.
Trong đó đặc biệt sử dụng quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét
sự vật trong hoạt động thực tiễn. Theo quan điểm này, phải xem xét sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ giữa các bộ phận, các yếu tố và các thuộc tính
khác nhau của chính sự vật đó với các sự vật khác. Phương pháp luận Mác –
Lênin được áp dụng để xem xét hiện tượng nghiên cứu một cách khách quan
nhất, xem xét vấn đề đó trong sự vận động, biến đổi không ngừng, đồng thời


GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

13


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa hiện tượng đó với các hiện tượng khác
có liên quan. Trong q trình nghiên cứu, tơi áp dụng quan điểm tồn diện khi
xem xét tình hình trẻ em mắ c chứng tăng đô ̣ng giả m chú ý tại Trung tâm Tâm
lý, trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội, đặt nó trong mối quan hệ tương tác
với nhiều yếu tố, đồng thời đặt các yếu tố đó trong mối quan hệ, tác động lẫn
nhau để tìm hiểu đúng đắn nhất về vấn đề này.
Trong nghiên cứu này, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử được vận dụng làm phương pháp luận nhận thức các sự vật hiện
tượng được nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để so sánh,
đối chiếu các kết quả và các số liệu liên quan đến đề tài từ trước tới nay, để có
được cái nhìn tồn diện nhất về vấn đề nghiên cứu ở thời điểm hiện tại. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận nhận thức xã hội nói chung và
nghiên cứu cơng tác xã hội nói riêng. Vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận trên
quan điểm kế thừa và phát triển. Quan điểm này được vận dụng triệt để khi
xem xét vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ tăng
động giảm chú ý không chỉ giúp cho trẻ tăng khả năng hồ i phu ̣c , học tập tốt
hơn và hòa nhâ ̣p với các mố i quan hê ̣ xã hơ ̣i sau này mà cịn giúp gia đình trẻ
giảm bớt những khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản:
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là mô ̣t phương pháp quan trọng của luận văn. Do tài liệu tiếng Việt
về vấ n đề trẻ tăng động giảm chú ý còn chưa đa dạng hoặc có cũng chỉ đề cập
về tăng động giảm chú ý hoặc khơng đúng vấn đề cần tìm hiểu nên người
nghiên cứu phải khai thác thêm một số tài liệu tiếng Anh, bao gồm cả sách ,
tạp chí, bài viết, và cả các tài liệu từ mạng Internet.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

14


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

Bên ca ̣nh đó là viê ̣c ti ến hành thu thập các thông tin liên quan đến đối
tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài. Người nghiên cứu sử dụng mô ̣t số
nguồn tài liệu phục vụ cho luận văn như:
- Các tư liệu chuyên ngành có liên quan đến các lý thuyết ứng dụng, các
kĩ năng và phương pháp của công tác xã hơ ̣i.
- Phân tích, tìm hiểu một số sách về tâm lý, các phương pháp giáo du ̣c và
hỗ trợ cho trẻ tăng động giảm chú ý do Nhà nước ban hành.
- Phân tích một số báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp có liên quan.
- Tìm hiểu về lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích các phỏng vấn sâu.
- Phân tích số liệu từ cơ sở cung cấp, các nguồn tin khai thác từ tài liệu
nội bộ của trường tiểu học quốc tế VIP.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nghiên cứu có mục đích dựa trên việc tri giác các
hành vi, cử chỉ, lời nói của con người trong các điều kiện tự nhiên . Đối tươ ̣ng

quan sát là các hành vi , cử chỉ, lời nói. Quan sát biểu hiện bê n ngoài để đoán
biết những đặc điểm tâm lý bên trong.
Quan sát khoa học có đặc điểm : tuân theo mục đích nghiên cứu ; tuân
theo cách thức nhất định , đươ ̣c ghi chép theo cách thức nhất định , mang tính
hệ thống, thơng tin thu đươ ̣c phải kiểm tra tính ổn định và tính hiệu lực.
Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu : xác định sơ bộ khách
thể quan sát , xác định thời gian địa điểm , lựa chọn cách thức quan sát , tiến
trình quan sát, và cuối cùng là kiểm tra thông tin quan sát đươ ̣c.
Trong phạm vi đề tài , khi quan sát trẻ , tôi lựa chọn cách quan sát thực
tế tại Trường tiểu học quốc tế VIP – Trung tâm Tâm lý trẻ em trong quá trình
nghiên cứu , chính vì vậy phải dùng cách quan sát tự do và có tham dự

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

.

15


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

Phương pháp quan sát cũng bổ trợ rất quan trọng cho các phương pháp khác
đươ ̣c nêu ở đây.
Khi quan sát tập trung vào các biểu hiện của trẻ

, đặc biệt là các biểu

hiện liên quan đến các triệu chứng tăng động giảm chú ý . Phương pháp quan

sát được vận dụng với nhiều đối tượng quan sát khác nhau. Mỗi đối tượng
được quan sát theo nội dung riêng với những chỉ số quan sát cụ thể. Dưới đây
là đề cương quan sát đã được thực hiện:
Đối tượng

Nội dung

quan sát

quan sát

Chỉ số quan sát

Quan sát trong Trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội từ 01/2011 đến
tháng 7/2013
Môi

cảnh - Thái độ của trẻ , gia đình trẻ khi bước vào

Bối

trường của trường

học trường và thái độ của những người xung quanh.

trường

ảnh hưởng tới - Thái độ tiếp đón của các cán bộ trong trường từ

học


tâm

trạng, lúc trẻ bước vào cổng.

cảm xúc, thái - Cơ sở vật chất của trường học.
độ

của trẻ

- Cách bố trí, sắp xếp các phịng ban và quy

tăng đơ ̣ng

trình đón tiếp trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý và ngư ời

giảm chú ý

nhà trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý .

và bố mẹ của
trẻ.


hình Cách thức mơ - Cơ sở vật chất của Trung tâm tâm lý

trị liệu

hình tri ̣liê ̣u


tâm lý c ủa tâm lý v
trường
học

hành

- Thời lượng của một buổi tri ̣liê ̣u tâm lý

ận - Thành phần tham gia một buổi tri ̣liê ̣u tâm lý
- Những hoạt động cố định của mơ hình, thời
lượng từng hoạt động.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

16


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

- Những hoạt động thay đổi của mơ hình, thời
lượng hoạt động đó.
Trẻ tăng

Thái độ và sự - Số lượng trẻ t ăng đô ̣ng giảm chú ý tham gia

đô ̣ng giảm thay đổi của mơ hình.
chú ý


trẻ tăng động

- Những biểu hiện bên ngồi của trẻ tăng đô ̣ng

thuộc mô

giảm chú ý

giảm chú ý (hành vi, khả năng giao tiếp,…)

hình tri ̣

khi tham gia - Mức độ tham gia của từng trẻ tăng đô ̣ng giảm

liê ̣u tâm lý các hoạt động chú ý vào các hoạt động của mơ hình
- Biểu hiện của trẻ tăng đô ̣n g giảm chú ý khi
tham gia (tự giác hay miễn cưỡng, thích thú hay
bất mãn,…)
- Sự thay đổi sau các hoạt động (tiến bộ ở điểm
gì?...)
- Thay đổi bên ngồi của trẻ tăng đơ ̣ng giảm chú
ý sau m ột thời gian tham gia tri ̣liê ̣u tâm lý (về
cách ứng xử, hành vi, giao tiếp,…)
Người nhà Thái độ ủng - Thái độ của người nhà trẻ tăng đô ̣ng giảm chú
của trẻ

hộ,

động ý v ới trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý (sự chăm sóc ,


tăng đô ̣ng

viên, hỗ trợ cách giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý,…)

giảm chú

của gia đình - Thái độ hợp tác của người nhà trẻ tăng đô ̣ng

ý tham gia đối với trẻ

giảm chú ý v ới nhân viên Cơng tác xã hội trong

mơ hình

tăng đơ ̣ng

trường học (có thường xuyên trao đổi tình hình

trị liệu

giảm chú ý

trẻ tăng động giảm chú ý với bác sĩ, cán bộ tâm

tâm lý

lý hay khơng? Có tiếp nhận ý kiến của nhân viên
Cơng tác xã hội khi chăm sóc trẻ tăng đơ ̣ng giảm
chú ý tại nhà không?...)


Ban lãnh Cách

thức

- Thái độ, cách thức giao tiếp với trẻ tăng đô ̣ng

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

17


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

đạo

truyền tải và giảm chú ý và người nhà trẻ tăng đô ̣ng giảm chú

trường

hiện thực hóa ý (thường xuyên đón tiếp, tiếp nhận các kiến

học

quan

điểm, nghị của người nhà trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý,…)

đường


lối - Mức độ quan tâm thăm hỏi, kiểm tra, giám sát

phát triển mô hoạt động trị liệu (thảo luận những ca đang trị
hình trị liệu

liệu,…)

tâm lý và

- Cách chỉ đạo công việc, truyền đạt tư tưởng,

chăm sóc sức

định hướng trong các buổi giao ban.

khỏe tâm
thầ n cho trẻ
tăng đô ̣ng
giảm chú ý
của ban lãnh
đạo.
Đội

ngũ Cách

thức - Cách tiếp nhận trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý

giáo viên làm việc của - Cách hướng dẫn trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý tham
nhà


các giáo viên gia mơ hình tri ̣liê ̣u tâm lý

trường

khi hỗ trợ trẻ - Cách thức làm việc với trẻ tăng đô ̣ng giảm chú
tăng đô ̣ng

ý và gia đình trẻ tăng độn g giảm chú ý (thông

giảm chú ý

qua cách thức truyền đạt, dạy dỗ trẻ trên lớp

và gia đình

học)

trẻ tăng động

- Cách liên kết của giáo viên với nhân viên Công

giảm chú ý

tác xã hội và trẻ tăng đô ̣ng giảm chú

ý, người

nhà trẻ tăng đơ ̣ng giảm chú ý (Có thường xun
nắm bắt tình hình trẻ tăng đơ ̣ng giảm chú ý t




nhân viên Công tác xã hội và trẻ tăng đô ̣ng giảm
chú ý , người nhà trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

18


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

không? Khi trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý n ảy sinh
vấn đề có kịp thời hỗ trợ không?)
- Thái độ khi tiếp nhận phản hồi, đóng góp của
trẻ tăng động giảm chú ý và ngư ời nhà trẻ tăng
đô ̣ng giảm chú ý (tiếp nhận hay khơng tiếp nhận,
có hành động phản hồi khơng?)
thức - Thái độ khi làm việc với trẻ tăng đô ̣ng giảm

Cán

bộ Cách

tâm

lý làm việc của chú ý và ngư ời nhà trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý


(Nhân

Nhân

viên (cách xưng hơ, cách nói chuyện,…)

viên cơng cơng tác xã - Cách thức triển khai các hoạt động trong mô
tác xã hội) hội thuộc mơ hình tri ̣liê ̣u tâm lý:
hình tri ̣liê ̣u

• Cách tổ chức, điều hành nhóm tham gia hoạt

tâm lý khi h ỗ động cố định.
trợ trẻ tăng

• Cách tổ chức sinh hoạt nhóm với các hoạt

đơ ̣ng giảm

động cụ thể và thay đổi.

chú ý và gia

• Cách khuyến khích trẻ tăng đơ ̣ng giảm chú ý

đình trẻ tăng

tham gia xây dựng ý kiến và thực hiện hoạt


đơ ̣ng giảm

động.

chú ý

• Cách điều hành thảo luận nhóm.
• Cách giám sát, lượng giá trẻ tăng đô ̣ng giảm
chú ý tham gia mơ hình tri ̣liê ̣u tâm lý

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là một loại phương pháp mà đã xác định sơ bộ những
thông tin cần thu đươ ̣c cho đề tài nghiên cứu . Người phỏng vấn tự do hoàn
toàn trong việc dẫn dắt cuộc phỏng vấn , cách thức đặt câu hỏi , trình tự sắp
xếp các câu hỏi sao cho thu đươ ̣c th ông tin mong muốn . Mục tiêu của phỏng
vấn sâu là giúp người nghiên cứu hiểu sâu về một vấn đề nhất định.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

19


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

Phỏng vấn sâu đươ ̣c sử dụng nhiều với những đề tài mà đối tươ ̣ng
nghiên cứu còn chưa đươ ̣c hiểu biết đầy đủ

. Phỏng vấn sâu đươ ̣c sử dụng


trong nghiên cứu trường hợp và những nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất của
hiện tượng. Phỏng vấn sâu chủ yếu dùng câu hỏi mở.
Trong đề tài, phỏng vấn sâu chủ yếu đươ ̣c dùng để tìm hiểu , khai thác
thơng tin sâu về quá trình phát triển , đặc điểm và tất cả những vấn đề liên
quan đến trẻ qua bố mẹ của trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý.
Nghiên cứu sử dụng những dẫn chứng chân thực và sâu sắc từ những
phỏng vấn sâu với các đối tượng liên quan tới đề tài. Trong đó, mẫu được
chọn để phỏng vấn đa dạng và phong phú về cả trình độ, vai trị, mức độ liên
quan,… (Những phỏng vấn sâu đại diện sẽ được trích dẫn trong phụ lục).
Ở đây tơi đã th ực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó 03 cha mẹ trẻ,
03 giáo viên, 02 nhà quản lý và 02 nhân viên công tác xã hội trong trường
học.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

20


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tớ t nghiê ̣p

NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1.1. Khái niệm “Vai trò”
Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.

Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập
đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng . Vai trò là mơ ̣t khái
niê ̣m mà đế n giờ vẫn còn nhiề u tranh cai.
̃
- Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi,
quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
- Trong “ Xã hô ̣i ho ̣c đa ̣i cương” : Vai trò là mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p các mong đơ ̣i ,
các quyền và những nghĩa vu ̣ đươ ̣c gán cho mô ̣t điạ vi ̣cu ̣ thể. [2, 212]
- Trong cuố n “Lich sử và lý thuyế t xã hô ̣i học”: Vai trò chinh là chức
̣
́
năng mà hành vi cá nhân thay thiế t chế xã hô ̣i đảm nhâ ̣n thực hiê ̣n. [6, 248]
- Theo Dahrendorf thì vai trò là mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p những kỳ vo ̣ng ở trong
mô ̣t xã hô ̣i gắ n với hành vi của những người mang cá c điạ vi ̣. Ở mức độ này
thì mỗi vai trị riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi. [20]
- Trong từ điê ̣n tiế ng Viê ̣t , vai trò là tác du ̣ng , chức năng trong sự hoa ̣t
đô ̣ng, sự phát triể n của mô ̣t cái gì đó. [13, 1095]
Trong nghiên cứu này, vai trị được xác định chính là vai trị của Nhân
viên Cơng tác xã hội, vốn khá đa dạng. Tuy nhiên, xét về cơ bản thì vai trị
của Nhân viên Cơng tác xã hội có 3 vai trị chính như sau:

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

21


Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p


Đầu tiên, nhân viên Công tác xã hội có thể giúp đỡ trẻ tăng động giảm
chú ý giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn và đương đầu với những tình
huống khó khăn mà trẻ thường gặp phải.
Thứ hai, nhân viên Công tác xã hội có thể làm việc với những hệ thống
khác để trẻ có sự tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực và dịch vụ.
Thứ ba, nhân viên Công tác xã hội có thể kết nối trẻ và gia đình trẻ với
các hệ thống để trẻ và gia đình tiếp cận được với các nguồn lực và cơ hội.
Nhiều công việc của Cơng tác xã hội có liên quan tới việc thực hiện chức
năng xã hội của con người. Công tác xã hội hướng tới không chỉ các cá nhân
cư xử như thế nào mà cả việc con người và các hệ thống tương tác ảnh hưởng
lẫn nhau ra sao.
1.1.1.2. Khái niệm “Cơng tác xã hội”
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về cơng tác xã hội. Có các đ ịnh
nghĩa đáng chú ý như:
- Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW 1970): “Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc
cộng đồng tăng cường hay khơi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của
họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.”
- Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên cơng tác xã hội Quốc tế thông qua
tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người,
tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ
ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và
hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người
với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc
căn bản của nghề.”

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

22



Nguyễn Hả i Vân – Lớp cao học CTXH 1

Luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p

- Theo Foundation of Social Work Practice: “Công tác xã hội là một
môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của
họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội
được coi như là một mơn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học
và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến
thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chun mơn hố.”
1.1.1.3. Khái niệm “Trẻ em”
Có nhiều khái niệm về trẻ em:
- Theo Điều 1, Công Ước Về Quyền Trẻ Em của Liên Hợp Quốc thì:
“Trẻ em là tất cả con người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận
tuổi thành niên sớm hơn”
- Pháp luật Việt Nam đều có các quy định liên quan đến việc xác định
đối tượng trẻ em, xuất phát từ đặc thù của từng ngành luật và căn cứ vào
quyền lợi và nghĩa vụ tốt nhất của trẻ em . Theo Luật bảo vệ chăm sóc giáo
dục trẻ em của Việt nam năm 2004 :” trẻ em là những người dưới 16 tuổi,
người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”.
- Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát
triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”.
- Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm
lý – nghiên cứu con người”.
- Trong triết học, trẻ em được coi là mối quan hệ biện chứng với sự
phát triển xã hội.
- Nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất
và là giai đoạn đóng vai trị quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi
con người”.


GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

23


×