Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 148 trang )


3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HOÀNG ANH VINH




HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA
NGÀNH HẢI QUAN TRONG TIẾN TRÌNH
HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ











Hà Nội - 2013

4
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG ANH VINH




HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA
NGÀNH HẢI QUAN TRONG TIẾN TRÌNH
HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 32 01 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐINH VĂN HUỜNG






Hà Nội - 2013

5



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là quá trình lao động khoa học nghiêm túc của bản thân
và chưa từng công bố trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào
khác.

Tác giả luận văn

6


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cám ơn PGS-TS. Đinh Văn Hường đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy, cô ở Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội), các thầy, cô là nhà báo đã tham gia quá trình giảng dạy,

truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá và phương pháp nghiên cứu
khoa học bổ ích.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn đến Phòng Đào tạo Sau đại
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Hà Nội), các thầy, cô phụ trách công tác giáo vụ đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để chúng tôi hoàn thành khóa học đúng tiến độ và chất lượng.
Xin cảm ơn các anh, chị, em học viên lớp Cao học Báo chí K15
đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.

Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn

7
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 10
7. Kết cấu của luận văn 10

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VÀ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG NGÀNH HẢI QUAN 12
1.1. Khái lƣợc về Hải quan Việt Nam 12
1.2. Khái lƣợc về truyền thông ngành Hải quan 21

1.3. Đặc trƣng cơ bản của truyền thông ngành Hải quan 30
1.4. Khái quát hoạt động truyền thông của Hải quan một số nƣớc 36
Tiểu kết chƣơng 1 40

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
NGÀNH HẢI QUAN HIỆN NAY 42
2.1. Kết quả hoạt động truyền thông ngành Hải quan 42
2.2. Khó khăn, hạn chế của hoạt động truyền thông ngành Hải quan 75
2.3. Nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế, khó khăn trong
hoạt động này 83
2.4. Một số bài học kinh nghiệm 87
Tiểu kết chƣơng 2 90

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG NGÀNH HẢI QUAN
THỜI GIAN TỚI 92
3.1. Một số vấn đề đặt ra cho ngành và truyền thông ngành Hải quan 92
3.2. Một số kiến nghị, giải pháp 99
Tiểu kết chƣơng 3 120

KẾT LUẬN 121
Tài liệu tham khảo 123
Phụ lục

8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngày 20-11-2012, Báo điện tử Vietnamplus (Vietnam+) đã phát bản tin
thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận xã hội: “4 ngành và lĩnh vực tham
nhũng phổ biến nhất là Cảnh sát giao thông, Quản lý đất đai, Hải quan và

Xây dựng. Bên cạnh đó, 4 ngành ít tham nhũng nhất là Bưu điện, Báo chí,
Kho bạc và Cảnh sát khu vực. Thông tin trên được đưa ra tại họp báo công
bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học „Tham nhũng từ góc nhìn của người
dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức‟ do Thanh tra Chính phủ
cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện”.
Ngày 30-11-2012, Báo Hải quan điện tử (Hải quan online) đƣa tin:
“Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, dự kiến tháng 11-2012 số thu ngân
sách Nhà nước trong toàn ngành đạt 19.000 tỷ đồng, nâng tổng số thu nộp
ngân sách trong 11 tháng lên khoảng 178.612 tỷ đồng, bằng 79,8% so với dự
toán (223.900 tỷ đồng), giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Cục Thuế
Xuất nhập khẩu- Tổng cục Hải quan, nguyên nhân giảm thu so với số dự toán
và cùng kỳ là do một số mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao giảm so với
cùng kỳ năm 2011”.
Hai bản tin trên đơn thuần là cung cấp thông tin tới công chúng, song
dƣới góc độ của nghiệp vụ báo chí có thể thấy:
Nội dung đƣợc đề cập đều liên quan tới ngành Hải quan.
Ở thông tin đầu, thông điệp là những ngành có tham nhũng phổ biến
nhất, trong đó ngành Hải quan đứng thứ ba. Từ thông tin này có thể nhận định
Hải quan vẫn là một môi trƣờng làm việc nhạy cảm, phức tạp, nhiều rủi ro,
cám dỗ và dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Ở thông tin tiếp theo phản ánh kết quả thu ngân sách Nhà nƣớc của

9
ngành Hải quan trong 11 tháng năm 2012 với kết quả đạt thấp so với dự toán
và nguyên nhân giảm thu. Trong bối cảnh khó khăn chung, kết quả thu ngân
sách Nhà nƣớc của ngành Hải quan nhƣ bản tin đề cập đã phản ánh phần nào
bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2012.
Đến đây, có thể đặt câu hỏi: Ngành Hải quan đã có sự chủ động cung
cấp thông tin để làm rõ các vấn đề liên quan tới ngành đang đƣợc dƣ luận
quan tâm?

Trƣớc vấn đề đƣợc đề cập trong bản tin thứ nhất, ngành Hải quan đã
chọn giải pháp im lặng và né tránh truyền thông đại chúng và dƣ luận xã hội.
Thực tế là từ lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho tới các phƣơng tiện truyền
thông của ngành Hải quan đã không đƣa ra bất cứ thông tin nào liên quan tới
vấn đề trên. Trong khi đó, ở tin thứ hai, ngành Hải quan đã có sự chủ động
tuyên truyền về kết quả thu ngân sách không đạt dự toán.
Gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam, công
tác truyền thông đã đƣợc ngành Hải quan từng bƣớc coi trọng, đƣợc khởi đầu
từ khi hình thành Tổng cục Hải quan (năm 1984) cho đến những năm đất
nƣớc bƣớc vào hội nhập (những năm 90 của thế kỷ 20) và đặc biệt đƣợc đẩy
mạnh trong thời kỳ cải cách, hiện đại hóa hiện nay. Đến nay, ngành Hải quan
đã có một số công cụ thực hiện nhiệm vụ truyền thông, đồng thời có sự phối
hợp tích cực và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo
chí, góp phần quan trọng cung cấp thông tin về Hải quan tới cộng đồng xã
hội.
Mặc dù vậy, công tác truyền thông ngành Hải quan có một số tồn tại:
-Các công cụ truyền thông ngành Hải quan độc lập dẫn tới thiếu sự gắn
kết và thống nhất trong thực hiện công tác truyền thông;
-Sự tác động của truyền thông ngành Hải quan tới dƣ luận xã hội và
hình thành dƣ luận xã hội còn hạn chế;

10
-Cách thức thông tin còn thụ động, thiếu nhạy bén và vẫn là cách làm
truyền thống;
-Chƣa có sự nghiên cứu rõ về nhu cầu của đối tƣợng truyền thông, từ
đó hoạt động truyền thông chƣa theo sát với nhu cầu của các nhóm đối tƣợng
truyền thông ngành Hải quan;
-Ngoại trừ Báo Hải quan, đội ngũ thực hiện công tác tuyên truyền của
cơ quan Tổng cục Hải quan và các đơn vị Hải quan địa phƣơng chƣa hoạt
động chuyên trách, chƣa đƣợc đào tạo chuyên ngành báo chí, truyền thông.

Trong khi đó, gắn với mục tiêu xây dựng đất nƣớc “Đến năm 2020 cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, ngành Hải quan
đã và đang trong giai đoạn quyết liệt thực hiện cải cách, hiện đại hóa với mục
tiêu đến năm 2020 “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại”. Để đạt đƣợc
mục tiêu đó, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành, trong đó truyền thông ngành
Hải quan cũng cần đƣợc nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động truyền
thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt
Nam” làm luận văn thạc sĩ nhằm đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động
truyền thông và hiệu quả công tác truyền thông ngành Hải quan; kiến nghị,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông ngành Hải quan thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát cho thấy, Hải quan là một đối tƣợng nghiên cứu khoa học
đã giành đƣợc sự quan tâm, song thuộc các chuyên ngành kinh tế và thƣờng
đƣợc lựa chọn góc độ tiếp cận nghiên cứu các mảng công tác nghiệp vụ hải
quan nhƣ: Hiện đại hóa hải quan, Cải cách hành chính trong lĩnh vực hải
quan, Điều tra chống buôn lậu, Công tác thu thuế xuất nhập khẩu, Quy trình
thủ tục hải quan, Bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan,…
Trong chuyên ngành Báo chí học, rải rác có một số khóa luận, luận văn

11
lựa chọn Hải quan làm đối tƣợng nghiên cứu nhƣng giới hạn ở phạm vi hẹp.
Khóa luận “Báo in với cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại trên biên giới” (khảo sát Báo Tuổi trẻ và Báo Hải quan, 2008-
2009), tác giả Đinh Thị Bích Liên. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này tập
trung vào công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên biên giới đƣợc
phản ánh trên loại hình báo in, có khảo sát Báo Hải quan. Trên thực tế công
tác chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ của nhiều lực lƣợng
chức năng, trong đó có ngành Hải quan. Đối với Báo Hải quan-phƣơng tiện
truyền thông quan trọng của ngành Hải quan, đề tài đấu tranh chống buôn lậu

và gian lận thƣơng mại cũng chỉ là một trong nhiều nội dung mà tờ báo này
đề cập tới.
Luận văn “Nâng cao chất lượng Website Hải quan Việt Nam”, tác giả
Cao Phƣợng Diễm. Nội dung luận văn này tập trung nghiên cứu Cổng Thông
tin điện tử của Tổng cục Hải quan, là địa chỉ cung cấp thông tin về hoạt động
của ngành và cung cấp dịch vụ cho các đối tƣợng cá nhân và doanh nghiệp.
Luận văn bám sát mục đích làm rõ về chất lƣợng thông tin và tác động của
thông tin trên Website Hải quan Việt Nam đến công chúng, từ đó hƣớng
nghiên cứu tập trung vào: Công chúng của Website Hải quan Việt Nam; Đánh
giá thực trạng về đáp ứng nhu cầu công chúng của Website Hải quan Việt
Nam; Đề xuất giải pháp toàn diện và đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng
thông tin trên Website Hải quan Việt Nam, đồng thời khuyến nghị phát triển
Website Hải quan Việt Nam theo mô hình web portal hiện đại. Luận văn đã
tập trung nghiên cứu Website Hải quan Việt Nam, là một trong những phƣơng
tiện truyền thông hiện có của ngành Hải quan, do đó chƣa khái quát hoạt động
truyền thông của ngành Hải quan.
Tác giả đã tiến hành khảo sát tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, kết
quả là các đề tài luận văn thuộc chuyên ngành Báo chí học chƣa đề cập tới đối

12
tƣợng nghiên cứu là truyền thông ngành Hải quan.
Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát các đề tài nghiên cứu của các tác
giả, nhóm tác giả ngoài nƣớc về truyền thông của ngành Hải quan, song cho
đến thời điểm khảo sát chƣa thấy có đề tài nào đề cập đến vấn đề này.
Trong một nghiên cứu của Dự án USAID/STAR về năng lực công bố
thông tin trên Internet của Hải quan Việt Nam (Dự án Hỗ trợ Thi hành Pháp
luật về Hội nhập Kinh tế-USAID STAR Plus: Báo cáo về Minh bạch hóa Hải
quan và Năng lực Công bố Thông tin Điện tử, Chuẩn đối sánh và Phân tích
khoảng cách), đƣợc thực hiện trong năm 2013, đã nghiên cứu Cổng Thông
tin điện tử của Tổng cục Hải quan và khuyến nghị Hải quan Việt Nam có

khả năng thực hiện những cải tiến quan trọng về công bố thông tin trên công
cụ này.
Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu là truyền thông ngành Hải quan chƣa
đƣợc đề cập tới và nghiên cứu một cách chuyên sâu theo chuyên ngành Báo
chí học. Vì vậy, đề tài “Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong
tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam” sẽ là một trong những công
trình đầu tiên đề cập một cách tập trung, toàn diện và hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn bƣớc đầu làm rõ thực trạng (những ƣu, hạn chế) về truyền
thông ngành Hải quan hiện tại, từ đó đề xuất mô hình truyền thông ngành Hải
quan mới, kiến nghị các giải pháp có thể ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn
công tác truyền thông ngành Hải quan.
Từ mục đích trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của
luận văn là:
-Làm rõ đặc thù ngành Hải quan và hoạt động truyền thông ngành Hải
quan hiện nay;
-Đánh giá bƣớc đầu thực trạng (ƣu, nhƣợc điểm) của hoạt động truyền

13
thông ngành Hải quan, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm về lĩnh
vực này;
-Trình bày những vấn đề đặt ra cho ngành và hoạt động truyền thông
của ngành; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để hoạt động truyền thông
ngành Hải quan ngày càng hiệu quả, chất lƣợng hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động truyền thông của
ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu là: Báo Hải quan (giấy và điện tử), Bộ phận
Tuyên truyền-Văn phòng Tổng cục Hải quan, Bản tin Nghiên cứu Hải quan
thuộc Viện Nghiên cứu Hải quan, Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan,

Trang Thông tin điện tử một số đơn vị Hải quan địa phƣơng trong thời gian 2
năm 2011 và 2012. Ngoài ra có tham chiếu một số cơ quan báo chí khác để so
sánh, đối chiếu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài luận văn này đƣợc thực hiện trên cơ sở hệ thống lý luận báo chí
truyền thông; chủ trƣơng, chính sách của Đảng, quy định pháp luật của Nhà
nƣớc về lĩnh vực báo chí-xuất bản; hệ thống văn bản pháp luật, điều hành của
Chính phủ, Bộ Tài chính về Hải quan và công tác truyền thông ngành Hải
quan.
5.2. Phương pháp cụ thể
-Nghiên cứu, khảo cứu tài liệu
-Thống kê, phân tích tài liệu
-So sánh, đối chiếu
-Điều tra nhu cầu của đối tƣợng truyền thông và hoạt động của cán bộ
công chức hải quan thực hiện công tác truyền thông (các nhà truyền thông).

14
-Trao đổi với các đồng nghiệp, các nhà quản lý trong hệ thống truyền
thông ngành Hải quan.
-Phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá và khái quát vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần bổ sung, bồi đắp và làm phong phú thêm lý luận
báo chí truyền thông hiện đại (vai trò, chức năng, kinh tế báo chí, kinh tế
truyền thông…); cung cấp thêm cơ sở lý luận và khoa học cho truyền thông
ngành Hải quan nói riêng.
Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, tác giả bƣớc đầu đề xuất
thành lập mô hình truyền thông ngành Hải quan mới để đáp ứng yêu cầu và
tính chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn sẽ là tƣ liệu, tài liệu tham khảo thiết thực, hữu ích
cho các cán bộ, chuyên viên, nhân viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan
báo chí, lãnh đạo ngành Hải quan, đặc biệt là những nhà báo trực tiếp theo dõi
hoạt động Hải quan, và những ai quan tâm tới lĩnh vực Hải quan và truyền
thông ngành Hải quan.
Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài gắn với chuyên ngành đƣợc
đào tạo là Báo chí học, gắn với ngành Hải quan-cơ quan chủ quản của Báo
Hải quan, nơi tác giả luận văn có quá trình công tác 15 năm qua, chắc chắn sẽ
rút ra nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích, đóng góp vào quá trình công tác
của học viên trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn
có 3 chƣơng sau:


15
Chương 1: Khái quát về Hải quan và hoạt động truyền thông ngành Hải quan.
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông ngành Hải quan hiện nay.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông
ngành Hải quan thời gian tới.
Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo các chƣơng nói trên.
























16
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VÀ
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH HẢI QUAN

1.1. Khái lƣợc về Hải quan Việt Nam
1.1.1. Khái niệm, thuật ngữ về hải quan
Một số khái niệm, thuật ngữ về hải quan hoặc có liên quan đƣợc tác giả
trích từ Từ điển, các văn bản quy phạm pháp luật và giải thích của các chuyên
gia kinh tế:
-“Hải quan” (Customs): Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý
(Chủ biên), Nxb. Văn hóa Thông tin, 1999, Hải quan là (1) Công tác kiểm
soát, đánh thuế hàng hóa xuất nhập cảng: công tác hải quan; (2) Cơ quan làm
công tác kiểm soát, đánh thuế hàng hóa xuất nhập cảng: trình báo đầy đủ giấy
tờ cho hải quan.

Theo Từ điển Anh-Việt, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, 2003, “Customs” là (1) Thuế
phải trả cho Chính phủ đánh vào hàng nhập từ các nƣớc khác; (2) Thuế nhập
khẩu; (3) Hải quan.
Theo WCO-Glossary of international customs terms
1
,“Hải quan” là Cơ
quan Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật Hải quan và chịu trách nhiệm
thu thuế và lệ phí xuất nhập khẩu, đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành
các luật lệ khác liên quan tới việc nhập khẩu, quá cảnh và xuất khẩu hàng hóa.
-“Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh” bao gồm tất cả động sản
có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh hoặc lƣu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
-“Thủ tục hải quan” là các công việc mà ngƣời khai hải quan và công

1
Từ điển nghiệp vụ do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) biên soạn, 1995.

17
chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan
2
đối với hàng
hoá, phƣơng tiện vận tải.
-“Thủ tục hải quan điện tử” là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo,
tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định đƣợc thực hiện thông
qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (hệ thống do Tổng cục Hải quan
quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử).
-“Kiểm tra hải quan” là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên
quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phƣơng tiện vận tải do cơ quan Hải quan
thực hiện.

-“Giám sát hải quan” là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải quan áp
dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, phƣơng tiện vận tải đang
thuộc đối tƣợng quản lý hải quan.
-“Kiểm soát hải quan” là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện
pháp nghiệp vụ khác do cơ quan Hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm
pháp luật hải quan.
-“Thông quan” là việc cơ quan Hải quan quyết định hàng hoá đƣợc
xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải đƣợc xuất cảnh, nhập cảnh.
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển Hải quan Việt Nam
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, ngày 10-9-1945,
Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời ký Sắc
lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và thuế gián thu - tiền thân của Hải
quan Việt Nam ngày nay. Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của Hải quan

2
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29-6-2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
số 42/2005/QH11 ngày 14-6-2005. Ngành Hải quan hiện đang xây dựng Luật Hải quan (sửa đổi), trình Quốc
hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2013) và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII
(tháng 5-2014), có hiệu lực từ 1-1-2005.

18
Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của lực lƣợng Hải
quan đối với sự tồn tại và phát triển của chính quyền Nhà nƣớc, khẳng định
chủ quyền quốc gia về kinh tế đối ngoại của nƣớc ta.
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, quá trình xây dựng, hoạt động của
Hải quan Việt Nam luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc, dân
tộc, gắn liền với sự lớn mạnh, phát triển của Nhà nƣớc dân chủ nhân dân,
phục vụ đắc lực cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Lịch sử 68 năm

của Hải quan Việt Nam gắn với những mốc lớn sau:
Ngày 10-9-1945, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt
Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và thuế
gián thu. Đến ngày 3-10-1945, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc
lệnh “Để Sở Thuế quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính”.
Ngày 29-5-1946, theo Sắc lệnh số 75/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu đƣợc đổi thành Nha
Thuế quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 4-7-1951, Bộ trƣởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến ký Nghị định
54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính. Nha Thuế quan và thuế gián
thu đƣợc đổi thành Cơ quan Thuế xuất nhập khẩu.
Tháng 10-1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển ngành Thuế
Xuất nhập khẩu sang Bộ Công thƣơng để thành lập ngành Hải quan. Trên cơ
sở đó, ngày 14-12-1954, Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Phan Anh ký Nghị định
số 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thƣơng, thay thế
Cơ quan Thuế xuất nhập khẩu.
Ngày 17-6-1962, Thứ trƣởng Bộ Ngoại thƣơng Lý Ban ký Quyết định
490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan Trung ương
thuộc Bộ Ngoại Thƣơng.
Ngày 12-8-1976, sau khi nƣớc nhà thống nhất, Hội nghị Hải quan toàn

19
quốc lần thứ nhất diễn ra tại TP. HCM đã thống nhất Hải quan hai miền.
Ngày 30-8-1984, Hội đồng Nhà nƣớc ra Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN
phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan thuộc Hội đồng Bộ trƣởng (nay
là Chính phủ). Ngày 20-10-1984, Hội đồng Bộ trƣởng có Nghị định số
139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Tổng cục Hải quan, quy
định: "Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ
chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước…”.
Ngày 4-9-2002, theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng

Chính phủ, Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
Hải quan Việt Nam từng thời kỳ tên gọi, vị trí có khác nhau, song một
đặc điểm nổi bật và là định hƣớng công tác xuyên suốt quá trình xây dựng và
phát triển, đó là phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu của công tác hải quan
luôn bám sát và tuyệt đối trung thành với đƣờng lối, chiến lƣợc, sách lƣợc đấu
tranh cách mạng và kiến thiết xây dựng đất nƣớc của Đảng ta, thực thi nghiêm
túc hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc về các lĩnh vực có liên quan đến công
tác hải quan. Các thế hệ cán bộ công chức hải quan đã nối tiếp nhau hoàn
thành tốt nhiệm vụ “gác cửa” nền kinh tế, bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia.
Hải quan Việt Nam đã vinh dự 2 lần đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng thƣởng
Huân chƣơng Hồ Chí Minh (năm 1995 và 2005) và nhiều phần thƣởng cao
quý khác.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hải
quan Việt Nam
Luật Hải quan và Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15-1-2010 của
Thủ tƣớng Chính phủ quy định:
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức
năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về hải quan
và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Tổng cục Hải quan có tƣ cách pháp

20
nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc và trụ sở
tại thành phố Hà Nội.
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,
phƣơng tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trƣơng,
biện pháp quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.

Hải quan Việt Nam đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất. Tổng cục truởng Hải quan thống nhất quản lý, điều hành
hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dƣới chịu sự quản lý, chỉ đạo
của Hải quan cấp trên.
Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có: Cơ quan Tổng cục
Hải quan ở Trung ƣơng với 20 đơn vị Vụ, Cục và tƣơng đƣơng; 34 Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; các Chi cục Hải quan
cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tƣơng đƣơng thuộc Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
1.1.4. Tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam
Trong những năm đầu thế kỷ 21, Hải quan phải đối mặt với những
thách thức từ xu thế toàn cầu hóa thƣơng mại. Một mặt Hải quan phải làm tốt
nhiệm vụ đảm bảo an ninh và kiểm soát hiệu quả dây chuyền cung ứng quốc
tế, mặt khác phải tạo thuận lợi hơn nữa cho thƣơng mại hợp pháp nhằm đáp
ứng những thay đổi và thách thức đang diễn ra nhanh chóng.
Trong gần 30 năm đất nƣớc thực hiện công cuộc Đổi mới và mở cửa
hội nhập với thế giới, ngành Hải quan đã thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc
về hải quan, có nhiều nỗ lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu tạo thông thoáng, thuận

21
lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, góp
phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh, thu hút vốn đầu tƣ và nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngành Hải quan vẫn phải đảm bảo
quản lý chặt chẽ, đúng chính sách pháp luật, góp phần nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật của ngƣời dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Thực hiện các cam kết quốc tế, ngành Hải quan đã tích cực cải cách,
hiện đại hóa thông qua việc cải tiến quy trình, cơ chế quản lý, ứng dụng công
nghệ thông tin và các phƣơng pháp quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế và
của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).
Cải cách, hiện đại hóa hải quan là một đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát

triển kinh tế-xã hội và hội nhập của đất nƣớc, đồng thời xuất phát từ thực
trạng, năng lực quản lý của Hải quan Việt Nam. Ngành Hải quan đã tham
mƣu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, thể chế, tạo khuôn khổ cho
việc đổi mới phƣơng thức quản lý, làm việc của Hải quan trong tình hình mới;
thiết kế lại các quy trình nghiệp vụ; đầu tƣ, mua sắm trang thiết bị, phƣơng
tiện quản lý phù hợp, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công chức.
Trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hƣớng đến một tổ chức Hải quan
hiện đại, kể từ năm 2004 đến nay, các phƣơng thức quản lý hải quan hiện đại
đã đƣợc áp dụng nhằm đáp ứng, phục vụ tình hình phát triển kinh tế đối ngoại
của đất nƣớc. Chuyển biến rõ nét đó là sự thay đổi từ thủ tục hải quan thủ
công truyền thống sang thủ tục hải quan điện tử, thông qua ứng dụng khoa
học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, áp dụng các biện pháp kiểm tra hiện đại.
Nếu nhƣ năm 2005, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa là 59,8% thì đến 31-12-
2012 chỉ còn 11,46%. Qua đó, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xuất nhập khẩu hàng
hóa của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tăng nhanh.
Tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đã gắn liền với các
Kế hoạch phát triển của ngành. Ngày 16-3-2004, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã

22
ban hành Quyết định số 810/QĐ-BTC về “Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện
đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006”. Tiếp đó, ngày 14-3-2008, Bộ
trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 456/QĐ-BTC về “Kế hoạch
cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2008-2010”. Năm
2005 ngành Hải quan đã “khởi động” Hải quan điện tử với việc triển khai thí
điểm thủ tục hải quan điện tử tại 2 chi cục thuộc Cục Hải quan Hải Phòng,
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và đến năm 2009 đã chính thức triển khai mở
rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại 13/33 Cục Hải quan địa phƣơng. Kết
quả của 2 giai đoạn trên là nền tảng quan trọng để ngành Hải quan tiếp tục
tiến trình cải cách, hiện đại hóa trong giai đoạn mới. Ngày 22-3-2011, Thủ
tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lƣợc phát

triển Hải quan đến năm 2020”, với mục tiêu tổng quát:
“Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính
sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài
hòa chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ
thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi
phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với
các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng
lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên
sâu, có trang thiết bị, kĩ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả…”.
Trên cơ sở Chiến lƣợc trên, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định
1514/QĐ-BTC ngày 22-6-2011 ban hành “Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện
đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2010-2015”.
Kết thúc năm 2012, toàn ngành Hải quan đã chuyển sang giai
đoạn“tăng tốc” Hải quan điện tử với kết quả 21/34 Cục Hải quan địa phƣơng
triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Với những kết quả tích cực, đúc

23
rút kinh nghiệm qua tổng kết giai đoạn thực hiện thí điểm, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 87/NĐ-CP ngày 23-10-2012 cho phép kết thúc giai đoạn thí
điểm và chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi cả nƣớc từ
1-1-2013. Có thể nói, đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong tiến trình cải
cách, hiện đại hóa hải quan, là chặng “nước rút” để ngành Hải quan hoàn
thiện Hải quan điện tử và “về đích” với việc triển khai Dự án
VNACCS/VCIS
3
từ tháng 4-2014.
Cùng với quá trình thay đổi phƣơng thức quản lý, từ năm 1995, ngành
Hải quan cũng đã bắt tay tiến hành công tác cải cách hành chính.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan chịu sự điều chỉnh của Luật

Hải quan, song trong thực tế còn chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật của các bộ, ngành khác và cả những điều ƣớc, thông lệ quốc
tế, đòi hỏi phải cải cách, sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ, liên tục. Bên
cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hải quan hoạt động trong môi
trƣờng làm việc thƣờng xuyên tiếp xúc với tiền, hàng…, là môi trƣờng dễ nảy
sinh tiêu cực hay gây phiền hà, sách nhiễu trong một bộ phận cán bộ công
chức thực thi công vụ. Do đó, ngành Hải quan xác định cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực hải quan vừa có tính cấp thiết vừa lâu dài. Ngành Hải
quan tập trung cải cách hành chính 4 lĩnh vực: Thủ tục hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục hải quan đối với phƣơng tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh; thủ tục kiểm tra sau thông quan; thủ tục hải quan điện tử.
Các thủ tục hành chính về hải quan đã đƣợc quy định rõ ràng, minh
bạch, đơn giản, thông thoáng, tạo điều kiện để hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất nhập cảnh đƣợc thông quan với thời gian và
chi phí giảm đáng kể, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

3
Viết tắt của Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System và Vietnam Customs Information
System, là Hệ

thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam, do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không
hoàn lại, trị giá 2,661 tỷ Yên.

24
Nhiều khâu trung gian không cần thiết đã đƣợc loại bỏ; thời gian tiến hành
thủ tục hải quan đƣợc rút ngắn…
Thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực
quản lý nhà nƣớc giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30 của Chính phủ), Tổng cục
Hải quan đã thống kê các thủ tục hành chính, qua đó trình Bộ Tài chính ban
hành Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan gồm 239 thủ tục hành

chính.
4
Đồng thời tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đối với 138
thủ tục, trong đó chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của cả 2 giai đoạn tiết
kiệm đƣợc cho cá nhân, tổ chức khoảng 705 tỷ đồng/năm; riêng 41 thủ tục
hành chính trong đợt rà soát ƣu tiên, dự kiến cắt giảm là 523 tỷ đồng/năm. Từ
239 thủ tục hành chính (năm 2009), đến nay Bộ thủ tục hành chính của ngành
Hải quan chỉ còn 178 thủ tục (cấp Tổng cục là 22 thủ tục, cấp Cục là 25 thủ
tục, cấp Chi cục là 131 thủ tục). Thực hiện rà soát thủ tục hành chính, ngành
Hải quan đã tập trung vào 15 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến tạm nhập
tái xuất; hàng hóa trung chuyển; doanh nghiệp ƣu tiên, thủ tục hải quan điện
tử. Kết quả rà soát trọng tâm, năm 2012 ngành Hải quan đã kiến nghị đơn
giản hóa 10 thủ tục hành chính trong số 28 thủ tục đƣợc rà soát, tiết kiệm 31%
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
5

Hiện ngành Hải quan là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo quốc gia
về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia
(NSW).
6
Theo cam kết, năm 2015 Việt Nam sẽ triển khai thực hiện NSW, áp
dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh theo quy định của Luật Hải quan. NSW là một
bƣớc tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất

4
Quyết định số 1904/2009/QĐ-BTC ngày 10-8-2009 của Bộ Tài chính.
5
Báo cáo số 3149/BC-TCHQ ngày 7-6-2013 của Tổng cục Hải quan.
6

Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm Cơ chế hải quan một cửa
quốc gia tại Việt Nam.

25
nhập khẩu; thông qua việc giúp ngƣời dân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí,
hạn chế các sai sót ngoài ý muốn trong quá trình làm thủ tục; nâng cao khả
năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế… Với cơ quan quản lí nhà nƣớc, NSW
giúp cải thiện chất lƣợng dịch vụ công cung cấp cho hoạt động thƣơng mại,
vận tải quốc tế do các quy định rõ ràng, minh bạch và dễ tuân thủ.
Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả song mức độ hài lòng của ngƣời dân,
doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan mới chỉ
đạt 6,51 điểm trên thang 10 điểm, đạt Trung bình khá.
7
Điều này đòi hỏi
ngành Hải quan phải tiếp tục quyết liệt triển khai cải cách, hiện đại hóa.
1.2. Khái lƣợc về truyền thông ngành Hải quan
1.2.1. Quá trình hình thành truyền thông ngành Hải quan
Trong quá trình phát triển của ngành Hải quan, công tác báo chí tuyên
truyền đƣợc xác định là một trong những phƣơng thức nhằm xây dựng lực
lƣợng, góp phần quan trọng trong việc giáo dục chính trị tƣ tƣởng, kịp thời
biểu dƣơng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong nội bộ ngành, đồng thời
là công cụ phổ biến chính sách pháp luật về hải quan cho ngƣời dân và cộng
đồng doanh nghiệp.
Giai đoạn từ khi ra đời ngành Hải quan năm 1945 đến 1984, vì nhiều lý
do mà công tác báo chí tuyên truyền chƣa đƣợc ngành Hải quan coi trọng.
Năm 1984, Tổng cục Hải quan đƣợc thành lập, trực thuộc Hội đồng Bộ
trƣởng. Từ đây, công tác báo chí tuyên truyền đã đƣợc lãnh đạo Tổng cục Hải
quan quan tâm đúng mức. Cùng với việc duy trì hình thức giải đáp pháp luật
trên các báo đài, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo thành lập bộ phận
Bản tin nội bộ của ngành vào tháng 8-1986. Tháng 11-1986, số đầu tiên của

Bản tin Hải quan Việt Nam ra mắt bạn đọc trong điều kiện có nhiều khó khăn

7
Kết quả khảo sát Đánh giá hoạt động của Hải quan Việt Nam, do Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan phối
hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
thực hiện năm 2012.

26
về phƣơng tiện, kinh phí, đội ngũ phóng viên. Bản tin đƣợc in roneo ngay tại
Văn phòng Tổng cục và phát hành trong nội bộ, mỗi tháng 1 kỳ.
Cuối thập kỷ 80 và những năm 90 của thế kỷ trƣớc, trƣớc xu thế đổi
mới và từng bƣớc hội nhập của đất nƣớc, đặt ra yêu cầu công tác báo chí
tuyên truyền của ngành Hải quan không thể bó hẹp trong phạm vi nội bộ mà
cần đƣợc lƣu hành rộng rãi hơn để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền những
chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác Hải quan. Do đó,
Tổng cục Hải quan đã quyết định nâng cấp Bản tin nội bộ thành Tạp chí Hải
quan từ tháng 5-1990, đƣợc xuất bản hàng tháng và tồn tại cho đến tháng 12-
1998. Từ tháng 11-1998, Tổng cục Hải quan đã có quyết định chuyển Tạp chí
Hải quan thành Báo Hải quan, số báo đầu tiên phát hành ngày 4-1-1999. Từ
chỗ phát hành 1 kỳ/tuần rồi tăng lên 2 kỳ/tuần, đến tháng 1-2005, Báo Hải
quan tăng kỳ phát hành lên 3 kỳ/tuần với số Cuối tuần ra mắt bạn đọc, góp
phần đa đạng nội dung và xã hội hóa tờ báo. Ngày 6-9-2011, Báo Hải quan
chính thức ra mắt phiên bản Hải quan điện tử, đánh dấu một mốc mới trong
sự phát triển của cơ quan ngôn luận của Tổng cục Hải quan nói riêng và hoạt
động truyền thông của ngành Hải quan nói chung.
Nhằm đa dạng hình thức truyền thông, ngành Hải quan cũng đã hình
thành Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan; duy trì bộ phận Tuyên
truyền thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan; có thời gian phối hợp sản xuất,
phát sóng các chƣơng trình truyền hình hải quan (chuyên mục “Trên mặt trận
chống buôn lậu” trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam); ra mắt Bản

tin Nghiên cứu Hải quan thuộc Viện Nghiên cứu Hải quan.
Cùng với việc xây dựng, củng cố các phƣơng tiện truyền thông của
ngành Hải quan, lãnh đạo Tổng cục Hải quan còn chỉ đạo các đơn vị tăng
cƣờng công tác truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở cả
Trung ƣơng và địa phƣơng. Một số Vụ, Cục nghiệp vụ của Tổng cục Hải

27
quan cũng đã tổ chức biên dịch và lƣu hành bản tin nội bộ định kỳ (nhƣ Bản
tin Tình báo Hải quan khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng…). Một số Cục Hải
quan địa phƣơng xuất bản Bản tin nội bộ (về sau phát triển Trang thông tin
điện tử Hải quan địa phƣơng, các đơn vị đã dừng phát hành Bản tin nội bộ).
Nhìn chung công tác truyền thông của ngành Hải quan đã đi sát và
phản ánh kịp thời những hoạt động của ngành Hải quan; phổ biến, tuyên
truyền những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nƣớc về Hải quan; kịp thời biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt trong ngành Hải
quan; góp phần để các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội hiểu, chia sẻ về
ngành Hải quan và thực thi các quy định quản lý nhà nƣớc về hải quan.
1.2.2. Mục đích của truyền thông ngành Hải quan
Thông qua các phƣơng tiện truyền thông cả trong và ngoài ngành, quá
trình truyền thông ngành Hải quan là nhằm chuyển tải, cung cấp cho các cấp
lãnh đạo, cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài nƣớc và ngƣời
dân một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan về các hoạt động của ngành
Hải quan; giúp cho công tác nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách và
quản lý của các cấp hiệu quả hơn; giúp cho cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời
dân hiểu và chấp hành đúng chính sách pháp luật hải quan và pháp luật khác có
liên quan.
Thông qua công tác truyền thông để chuyển tải các nghị quyết, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, pháp luật hải quan và
các pháp luật có liên quan, giải thích có cơ sở khoa học và thực tiễn, có phƣơng
pháp và cách thức thực hiện nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân

hiểu rõ và tự giác thực hiện.
Thông qua công tác truyền thông để phản ánh, phân tích tình hình thực
tế công việc ở một địa phƣơng, khu vực hoặc một khâu, một mắt xích nào đó
của một quá trình phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nƣớc để giúp cho các

×