Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHAN VĂN TÚ



B CHÍ TRỰC TUYẾN Ở
VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
(trong tương quan với các loại hình báo chí truyền thơng)




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60.32.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐINH VĂN HƯỜNG






TP. HỒ CHÍ MINH – 11 / 2006


3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài:
- Ngày 23/10/2006, sau buổi làm việc giữa ông Trương Tấn Sang - Ủy
viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư với báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, ông Đào Duy Quát - Phó Trưởng ban Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương,
Tổng biên tập - công bố: Website Đảng Cộng sản Việt Nam đã được sự tán
thành về việc mở chuyên mục đối thoại với dân. Ông cũng cho biết thêm: Đối
tượng được mời đối thoại với dân sẽ là Chủ tịch Nước hoặc Phó Thủ tướng ,
những chủ đề đối thoại đầu tiên sẽ là chống tham nhũng, cải cách hành chính…
- Trước đó 2 ngày, vào chiều 20/10/2006, Giám đốc Công ty truyền hình
di động số VTC (VTC Mobile) Lê Đoàn Quân cũng thông tin cho báo giới rằng
dịch vụ truyền hình di động của VTC Mobile sẽ chính thức phát sóng vào
10/11/2006, trước khi diễn ra Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) lần thứ 14 tại Hà Nội. Theo ông Quân, trước mắt, VTC
Mobile sẽ phủ sóng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với 8 kênh truyền hình
và 4 chương trình phát thanh (
1
), sau đó sẽ mở rộng ra các tỉnh thành khác. Ông
Quân còn nói thêm: Việc VTC Mobile phát sóng truyền hình di động cũng nhằm
chứng minh Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực APEC đưa công nghệ
DVB – H (
2
) phục vụ người dân…
Hai thông tin trên thoạt nhìn, dƣờng nhƣ không có điểm chung, song từ

góc độ nghiệp vụ báo chí, chúng ta có thể thấy:
- Tổ chức đối thoại giữa nhà quản lý với ngƣời dân qua các kênh truyền
thông không phải là việc làm quá mới. Các hình thức diễn đàn, đối thoại đã có

(1) 8 kênh truyền hình VTC phát gồm 5 kênh của chính VTC, kênh âm nhạc MTV, kênh tin
tức BBC, và một kênh theo yêu cầu; còn 4 kênh phát thanh gồm 2 kênh của Đài Tiếng nói
Việt Nam, 1 kênh nhạc trẻ, và một kênh ca khúc cách mạng.
(2) DVB-H (Digital Video Broadcast – Handheld) là công nghệ phát sóng truyền hình kỹ thuật
số cho máy điện thoại di động. Hiện có nhiều công nghệ phát sóng truyền hình di động,
nhưng với công nghệ DVB – H, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới sử dụng.
4
khá lâu trên báo in, phát thanh, truyền hình. Nhƣng so với báo trực tuyến, các
dạng thức nội dung nhƣ thế còn nhiều hạn chế về dung lƣợng thông tin, không
gian công chúng; thời gian, chủ thể, chủ đề đối thoại; tính chất trực tiếp, tính
chất tƣơng tác… Website Đảng Cộng sản Việt Nam đƣa nội dung này vào hoạt
động thể hiện rõ nét định hƣớng lớn trong công tác tƣ tƣởng thời kỳ đổi mới: mở
rộng hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa. Qua đối thoại trực tuyến, lãnh đạo Đảng
và Nhà nƣớc sẽ nghe đƣợc nhiều tiếng nói, nguyện vọng và bức xúc của nhân
dân trong nƣớc, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để kịp thời tiếp thu bổ sung chính
sách và chỉ đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội.
- Việc VTC Mobile phát sóng dịch vụ truyền hình di động đánh dấu một
mốc lớn trong việc phát triển truyền thông trực tuyến ở Việt Nam. Dù chƣa thể
phổ biến ngay, song hiện nay, điện thoại di dộng ở Việt Nam không chỉ là thiết
bị liên lạc, hay chụp ảnh, ghi hình mà còn giúp ngƣời dân được thông tin và
được quyền thông tin. Truyền thông trực tuyến giờ đây không chỉ có “máy tính
nối mạng”. Xu thế hội tụ công nghệ cũng nhƣ tích hợp các loại hình truyền
thông đại chúng đang dần đi vào đời sống và ngày càng đáp ứng nhu cầu thông
tin đa dạng, phong phú.
Tuy mới ra đời 9 năm nhƣng báo chí trực tuyến ở Việt Nam đã và đang có
những bƣớc phát triển quá nhanh mà chúng ta chƣa kịp tổng kết đầy đủ. Tốc độ

phát triển đó còn thử thách khả năng dự báo của những nhà quản lý, hoạch định
chính sách. Nhƣng có một điều không ai phủ nhận, đó là, những năm qua, cùng
với các loại hình truyền thông khác, báo chí trực tuyến Việt Nam đã góp phần
rất lớn trong việc tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc, xây dựng đời sống dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, thỏa mãn nhu cầu thông tin, giáo dục, giải trí của các tầng lớp nhân
dân, và đặc biệt, góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đến
với thế giới.
Hạ tầng viễn thông ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện theo hƣớng
hiện đại. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng “hình thành xa lộ thông tin quốc gia
5
có dung lƣợng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn
thông, tin học, truyền thông quảng bá. Ứng dụng các phƣơng thức truy nhập
băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh
(Vinasat) v.v , làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,
thƣơng mại điện tử, chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.” (
1
)
Sự tăng trƣởng nhanh chóng của Internet băng thông rộng đã thu hút công
chung trẻ dành nhiều thời gian hơn cho truyền thông trực tuyến so với các loại
hình báo chí truyền thống. Với internet, thế hệ trẻ ngày nay vừa nhƣ một khách
thể hưởng thụ truyền thông vừa nhƣ một đồng chủ thể sáng tạo trong truyền
thông. Báo chí trực tuyến ngày càng thu hút, ngƣời nghe/xem/đọc của báo trực
tuyến mỗi năm tăng lên 120% và từ năm 2003 đến nay, đã có hiện tƣợng bùng
nổ website báo chí tại Việt Nam. Báo mạng cũng đang hấp dẫn nhiều cơ quan
báo in, báo nói, báo hình ở Việt Nam trong việc khai thác thế mạnh của nó để
bổ sung cho các kênh truyền thống. Việc tích hợp nhiều kênh truyền thông (phát
triển báo trực tuyến song song báo in, phát thanh, truyền hình) trong cùng một
cơ quan báo chí đã là xu thế. Sự phát triển báo chí trực tuyến đã kéo theo nhiều
sự thay đổi trong tác nghiệp báo chí theo lối cũ. Và nhiều thống kê cho thấy,

hiện nay, doanh thu quảng cáo của báo chí trực tuyến ngày càng tăng.
Đó là những tiền đề quan trọng trong chặng đƣờng phát triển báo chí trực
tuyến những năm tới. Mặt khác, việc khai thác tốt thế mạnh và hiệu quả của báo
chí trực tuyến sẽ góp phần rất lớn trong việc đấu tranh trên mặt trận tƣ tƣởng –
văn hóa, đặc biệt, trong việc đấu tranh chống các luận điệu thù nghịch, chống
âm mƣu diễn biến hòa bình; góp phần mở rộng và phát triển nền dân chủ, nâng
cao dân trí và tạo cơ hội hƣởng thụ thông tin bình đẳng cho ngƣời dân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, Internet nói chung và báo chí phát hành
trên mạng nói riêng vẫn còn những mặt trái, những hạn chế; vấn đề quản lý nhà

(1) Trích Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Bưu chính -
Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Phan Văn
Khải ký ngày 18/10/2001
6
nƣớc về báo chí trực tuyến cũng nhƣ Internet còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó,
việc đào tạo đội ngũ làm báo trực tuyến chƣa đƣợc quy củ và hầu hết những
ngƣời làm báo trực tuyến hiện nay xuất thân từ những cơ quan báo chí truyền
thống, ít đƣợc trang bị nhiều kiến thức tác nghiệp phù hợp với đặc trƣng của loại
hình báo chí mới này… Quá trình phát triển báo trực tuyến ở Việt Nam - đôi
nơi, đôi chỗ - còn mang tính tự phát và những vấn đề lý luận về báo chí trực
tuyến chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến báo chí trực tuyến đang là địa hạt
quá rộng, quá mới nhƣng cũng hết sức lí thú và cần thiết. Đó là một hƣớng tiếp
cận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời, giúp cho việc sử dụng, khai thác
loại hình báo chí này đạt hiệu quả cao hơn… Từ những lý do trên, chúng tôi
quyết định chọn nội dung “tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của
báo chí trực tuyến ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Các công trình khoa học nghiên cứu về lý luận báo chí trực tuyến ở Việt
Nam chƣa nhiều. Về phƣơng diện lịch sử báo chí, do chặng đƣờng phát triển

loại hình truyền thông này chƣa dài, nên hầu nhƣ chƣa có một công trình chính
thức về báo trực tuyến trừ một số bài báo có tính chất tổng kết một chặng
đƣờng, nêu những thành tựu và hạn chế, chƣa rút ra đƣợc những đặc điểm có
tính quy luật trong tiến trình phát triển cũng nhƣ chƣa đề xuất chuyện phân kỳ.
Đến nay, ở Việt Nam, chƣa có một giáo trình nào về báo trực tuyến đƣợc chính
thức in ấn. Các bài giảng về báo trực tuyến ở các trƣờng Đại học trong nƣớc
cũng thiên về việc giới thiệu về internet và kỹ năng thực hiện tác phẩm báo chí
trên internet, những kiến thức về kỹ thuật tin học nhƣ thiết kế web, xử lý hình
ảnh, âm thanh cho web. Rải rác cũng có một số bài báo về lĩnh vực này cũng
nhƣ một số luận văn cử nhân, thạc sĩ của Học viện Báo chí - tuyên truyền, Đại
học Khoa học xã hội – nhân văn Hà Nội (Đại học quốc gia Hà Nội) nhƣng phần
lớn là những nghiên cứu dự báo về internet, nghiên cứu về ứng dụng công nghệ,
nghiên cứu về công chúng internet, nghiên cứu thống kê về việc tổ chức tin bài
7
của một số báo trực tuyến. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có tham
khảo các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo của ngành bƣu chính viễn thông, Bộ
Văn hóa – Thông tin, Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa TW, Bộ Công an xung quanh
vấn đề phát triển internet nói chung và báo trực tuyến nói riêng, đặc biệt, trong
“Chiến lƣợc phát triển thông tin đến năm 2010” (Ban hành kèm theo Quyết định
số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ); “Chiến lƣợc
phát triển Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến
năm 2020”. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu từ những văn bản trên là những
tổng kết khái quát và những dự báo chiến lƣợc. Cho đến nay, việc nghiên cứu,
nhận diện các đặc trƣng của báo chí trực tuyến trong so sánh với các loại hình
báo chí khác rải rác xuất hiện trong một số công trình đã nêu trên nhƣng chỉ có
tính chất minh họa cho nội dung khác, hầu nhƣ chƣa có một công trình nào thực
hiện chuyên sâu. Hy vọng, luận văn này sẽ là công trình đầu tiên đề cập một
cách toàn diện và hệ thống vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Là loại hình báo chí ra đời muộn, nhƣng báo chí trực tuyến trên thế giới

cũng nhƣ ở Việt Nam đều có sự phát triển Phù Đổng. Nó mang trên vai sức
mạnh tổng hợp của những loại hình báo chí truyền thống. Nó tích hợp sức mạnh
công nghệ của truyền thông hiện đại. Bản chất truyền thông của nó thể hiện khá
rõ nét nhƣng nó đem đến những đặc điểm mới, rất mới về phƣơng diện truyền
thông. Tìm hiểu, khái quát đƣợc những đặc trƣng chủ yếu của báo chí trực tuyến
là việc làm khó, đặc biệt là những đặc trƣng về vai trò nhà truyền thông – tâm lý
đặc điểm tiếp nhận của công chúng truyền thông có liên quan đến công nghệ, kỹ
thuật nhƣ ngôn ngữ liên kết siêu văn bản (hypertext), công nghệ RSS hoặc hình
thức weblog phổ biến gần đây. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ xin
dừng lại ở việc miêu tả và phân tích các đặc trưng cơ bản của báo chí trực tuyến
trong tƣơng quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát
thanh, truyền hình) nhƣ tính toàn cầu, tính tƣơng tác, đặc trƣng cập nhật thông
tin phi định kỳ, đặc trƣng “trình bày” tác phẩm báo chí, đặc trƣng tích hợp các
8
phƣơng tiện truyền thông, khả năng lƣu trữ và tìm kiếm thông tin, đặc trƣng cá
nhân hóa thông tin v.v… Qua việc nhận diện các đặc trƣng chủ yếu của báo chí
trực tuyến, luận văn cố gắng làm rõ ý nghĩa: Internet đang từng bƣớc làm thay
đổi các cách thu thập, sản xuất và phân phối thông tin, đồng thời, làm rõ những
ƣu thế - hạn chế của báo trực tuyến trong thực tiễn đời sống báo chí ở Việt Nam.
Từ mục tiêu trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của
luận văn là:
+ Khảo sát, nghiên cứu cách tổ chức và hoạt động của hệ thống báo chí
phát hành trên mạng ở Việt Nam (nhƣ việc cập nhật thông tin hằng ngày, việc tổ
chức các diễn đàn, việc tích hợp các loại hình, việc trình bày website…) nhằm
góp phần nhận diện “tính trội” của các đặc trƣng của báo chí trực tuyến trong so
sánh với các loại hình báo chí truyền thống.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát và tổng kết những
thành tựu cũng nhƣ hạn chế của báo chí trực tuyến Việt Nam những năm qua,
đồng thời, phân tích các xu thế và dự báo xu hƣớng phát triển báo trực tuyến ở
Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt là xu thế tích hợp các loại hình truyền

thông trong hoạt động báo chí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã cố gắng khảo sát cách
thức và tần suất cập nhật thông tin, phƣơng thức xây dựng các diễn đàn, các
hình thức hội thoại trực tuyến, cách thức tổ chức tòa soạn của báo chí trực tuyến,
cách thức trình bày, các ứng dụng công nghệ trong việc truyền dữ liệu (chuyển
tin bài), xây dựng đa phƣơng tiện, phát thanh – truyền hình trực tuyến, khai thác
khả năng lƣu trữ thông tin, khả năng địa phƣơng hóa… của nhiều “báo điện tử”
để hoàn thành mục đích nghiên cứu: nhận diện các đặc trưng chủ yếu của báo
trực tuyến trong tƣơng quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống
Ở mỗi nội dung nghiên cứu, chúng tôi chọn một số tờ báo trực tuyến tiêu
biểu (có số lƣợt ngƣời truy cập cao) ở Việt Nam nhƣ VnExpress; VietnamNet,
9
Tuổi trẻ online, Thanh niên online; các “ấn bản điện tử” của báo Nhân dân, Sài
Gòn giải phóng, báo Đồng Nai, báo Ngƣời lao động, The Saigontimes Group;
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty truyền thông đa phƣơng
tiện VTC v.v…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở khoa học lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
sự nghiệp thông tin - báo chí; các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp
chí trong và ngoài nƣớc… có liên quan đến nội dung lý luận về truyền thông,
báo trực tuyến và các vấn đề liên quan để tham khảo.
Luận văn cũng dựa trên phƣơng pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, phỏng
vấn các nhân chứng. Và chúng tôi cũng tổ chức điều tra khảo sát một số tờ báo
cụ thể (sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến qua website www.alexa.com (
1
);
các phần mềm chuyên dụng để đo lƣờng) và khảo sát bằng phiếu điều tra đối với
“độc giả” báo trực tuyến nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp và ở các vùng miền.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Luận văn mong muốn góp phần bƣớc đầu tìm hiểu về các đặc trƣng của
báo trực tuyến đứng ở góc độ lý luận báo chí. Đồng thời, thông qua việc khảo
sát hệ thống báo chí phát hành trên mạng internet ở Việt Nam, luận văn cố gắng
khái quát đƣợc những đặc điểm có tính quy luật của quá trình hình thành và phát
triển “báo mạng” ở Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử báo chí. Cũng thông qua
luận văn, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất cách định danh một số khái niệm hiện
còn chƣa thống nhất: Phân biệt sự khác biệt giữa báo chí trực tuyến với tƣ cách
một loại hình báo chí và các dạng website của các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân; phân biệt cách định danh của một số khái niệm hiện chƣa thống

(1) Website www.alexa.com ra đời từ năm 1996, chuyên theo dõi, đo lường tần suất truy cập
và xếp thứ hạng của tất cả Website trên Internet theo Top 500/ 10.000/ 100.000. Alexa hiện
được xem là dịch vụ đánh giá website đáng tin cậy.
10
nhất “trang thông tin điện tử trên mạng internet”, “cổng thông tin điện tử
(portal)”, các cách gọi báo mạng, báo điện tử, báo trực tuyến v.v…
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua việc miêu tả, phân tích các đặc trƣng của báo chí trực tuyến,
luận văn sẽ cố gắng đề ra một số giải pháp khai thác thế mạnh và hạn chế các
nhƣợc điểm của loại hình báo chí này trong việc thu thập thông tin, tổ chức sản
xuất chƣơng trình, phân phối thông tin, góp phần vào việc xây dựng phƣơng
pháp tác nghiệp đối với các tòa soạn và phóng viên báo trực tuyến. Và từ việc
phân tích những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển báo chí trực tuyến
ở Việt Nam 9 năm qua cũng nhƣ dự báo về xu hƣớng phát triển Internet và báo
trực tuyến, luận văn xin đƣợc đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác quản lý
nhà nƣớc về báo chí đối với loại hình báo chí này.
Chúng tôi cũng hy vọng luận văn sẽ đóng góp đƣợc một vài tƣ liệu, tài
liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí, ngƣời làm báo trực tuyến và những ai

quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
còn có 3 chƣơng nội dung chính sau đây:
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN
1. Khái lƣợc về Internet và truyền thông trực tuyến
1.1. Khái niệm về Internet
1.2. Internet nhìn từ lý luận báo chí – truyền thông
1.2.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng
1.2.2. Internet - một thực thể truyền thông mới
1.2.3. Những hạn chế của Internet – nhìn từ góc độ truyền thông
2. Khái lƣợc về báo chí trực tuyến:
2.1. Sự ra đời một loại hình báo chí mới:
2.2 Về tên gọi loại hình báo chí phát hành trên mạng Interet ở Việt Nam:
3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến:
3.1. Đặc trƣng cập nhật phi định kỳ:
3.2. Đặc trƣng trình bày của báo trực tuyến
3.3. Đặc trƣng tích hợp các phƣơng tiện truyền thông đại chúng:
3.4. Đặc trƣng lƣu trữ và tìm kiếm thông tin:
11
3.5. Đặc trƣng “phát hành”:
3.6. Đặc trƣng tƣơng tác
3.7. Đặc trƣng chi phí thấp:
3.8. Đặc trƣng cá nhân hóa thông tin:
3.9. Đặc trƣng về “cái chết” của tác giả - nhà báo
CHƢƠNG II: BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển internet ở Việt Nam
2. Sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến – bƣớc phát triển của hệ thống
báo chí Việt Nam đƣơng đại
2.1. Báo chí trực tuyến Việt Nam qua 9 năm hình thành và phát triển:

2.2. Một số đặc điểm trong tiến trình phát triển báo chí trực tuyến ở VN:
2.2.1. Phát triển gắn liền với thành tựu khoa học - công nghệ:
2.2.2. Phát triển từ những cơ quan báo chí truyền thống
2.2.3. Phát triển song hành cùng với sự thu hút ngày càng nhiều
công chúng trẻ và người Việt Nam ở nước ngoài:
2.2.4. Phát triển song hành với trình độ báo chí trực tuyến thế giới
2.3. Những báo trực tuyến tiêu biểu:
2.3.1. Báo Nhân Dân điện tử
2.3.2. Báo trực tuyến VnExpress
3. Những thành tựu và hạn chế của báo chí trực tuyến Việt Nam
3.1. Thành tựu
3.2. Hạn chế
CHƢƠNG III: XU THẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
1. Xu thế phát triển của báo chí trực tuyến
1.1. Một sự phát triển vƣợt bậc về Internet
1.2. Một tƣơng lai hoàng kim của báo trực tuyến
1.3. Doanh thu quảng cáo của báo trực tuyến sẽ tăng
1.4. Xu thế hội tụ công nghệ và tích hợp các loại hình truyền thông
1.5. Chân dung công chúng truyền thông trực tuyến
2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo trực tuyến hiện nay:
2.1. Xây dựng nội dung phù hợp với đặc trƣng của loại hình
2.2. Vấn đề bản quyền
2.3. Vấn đề hạ tầng viễn thông
2.4. Vấn đề nhân lực
2.5. Vấn đề cơ chế chính sách
3. Một số giải pháp chủ yếu trong việc phát triển báo chí trực tuyến ở Việt Nam
3.1. Giải pháp quản lý
3.2. Giải pháp nhân lực
3.3. Giải pháp công nghệ

KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
12
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN
1. Khái lƣợc về internet và truyền thông trực tuyến:
1.1. Khái niệm về internet:
“Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên
cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con ngƣời lại bằng thông
tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ đƣợc của toàn nhân loại trong một mạng
lƣu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hƣởng của thông tin trên mạng
Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phƣơng tiện thông tin thông thƣờng khác.
Với Internet, mọi ngƣời có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp
cận trực tiếp với các nguồn thông tin trên thế giới.” (
1
)
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Internet tùy thuộc vào góc độ
nghiên cứu. Nhƣng dù ở hƣớng tiếp cận nào, các định nghĩa về Internet đều dựa
trên 3 nội dung là bản chất mạng (network), bản chất số (digital) và bản chất
truyền thông (communication) của nó.
Internet là một hệ thống thông tin liên kết bằng một không gian địa chỉ
dựa trên công cụ kỹ thuật gọi là giao thức mạng: các máy tính giao tiếp với nhau
thông qua giao thức TCP/IP (
2
). Đây là một hệ thống thông tin đặc biệt vì với
hàng triệu mạng máy tính khác liên tục “vào – ra”, không thể có đƣợc sơ đồ cụ
thể. Internet vừa là hạ tầng kỹ thuật để giao dịch đƣợc xem là siêu xa lộ thông
tin (information super highway), vừa là một thực thể truyền thông đặc biệt giúp
cho mọi ngƣời trên thế giới cùng khai thác tài nguyên thông tin, tri thức. Internet


(1) Dẫn theo “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” (Ban hành kèm theo Quyết định
số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
(2) TCP viết tắt cụm “Tranmission Control Protocol”, IP viết tắt cụm “Internet Protocol” : Giao
thức kiểm soát và truyền dữ liệu qua Internet. Theo tác giả Nguyễn Sơn Minh trong bài
“Internet radio – Đài Phát thanh của tương lai” thì hiện nay, đại học Bắc California đang thử
nghiệm một giao thức mới cho Internet là BIC với tốc độ đường truyền cao gấp 15.000 lần
công nghệ dial-up (“Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập 6, Khoa Báo chí
trường Đại học KHXH và NV Hà Nội xuất bản - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005)
13
là kho tài nguyên thông tin liên tục phát triển trên hành tinh.
Theo con số thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính
đến tháng 6 năm 2006, trên toàn thế giới đã có hơn 1 tỷ ngƣời sử dụng Internet
(con số này ở Việt Nam là 13.157.156, đạt 15.83 % dân số). Internet ngày nay là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều ngƣời trên thế giới. (
1
)
1.2. Internet nhìn từ lý luận báo chí – truyền thông:
1.2.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng:
Một cách chung nhất, “truyền thông (communication) là quá trình liên tục
trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo ra sự liên kết lẫn
nhau để dẫn tới sự thay đổi hành vi và nhận thức” (
2
).
Lý thuyết truyền thông chỉ ra thuộc tính của quá trình của truyền thông và
đƣa ra mô hình để khái quát quá trình ấy: ngƣời phát tin – kênh truyền thông –
ngƣời nhận tin. Đây đƣợc xem là mô hình truyền thông căn bản mà Harol D.
Lasswell nêu lên (“Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và hiệu quả ra ra sao?”)
(
3

). Tuy nhiên, giới hạn của công thức – mô hình này là chỉ hình dung quá trình
truyền thông nhƣ một đƣờng thẳng, không có tính tƣơng tác. Nhà ngôn ngữ học
Roman Jacobson đã đƣa ra một mô hình truyền thông mà trong đó, quá trình
truyền thông nhƣ một chu kỳ, một quá trình trao đổi thông tin, gồm 4 giai đoạn
chính: phát tin – truyền tin – nhận tin – phản hồi.
Đứng ở góc độ xã hội học, truyền thông đƣợc phân thành 3 loại chính:
truyền thông liên cá nhân, truyền thông tập thể và truyền thông đại chúng.

(1) Theo Đỗ Anh Đức trong bài “Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web” thì hiện nay
trên thế giới, có hơn 70 triệu website các loại. Kết quả điều tra 14 nghìn nhân viên, công
chức hành chính và các nhà quản lý ở Mỹ do tạp chí Forbes (cùng với tổ chức Gartner G2
và trang web survey.com) cho thấy: 46% công chức truy cập mạng trước khi đến công sở,
nhiều hơn là đọc báo in (38%), giới quản lý thậm chí online thường xuyên với tỷ lệ 53%.
Cuộc điều tra cũng ghi nhận có đến 82% đội ngũ chuyên viên cao cấp thường xuyên kiểm
tra thông tin trong hộp thư của mình trước khi bắt đầu công việc hàng ngày. (“Báo chí -
những vấn đề lý luận và thực tiễn”, sđd, trang 80)
(2) Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang – “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004, trang 13
(3) Who says what in which chanel to whom with what effect?
14
Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt
thông tin một cách rộng rãi đến mọi ngƣời trong xã hội thông qua các phƣơng
tiện truyền thông đại chúng (mass media). Truyền thông đại chúng là một quá
trình xã hội đặc thù bao gồm 3 thành tố: hoạt động truyền thông - các nhà truyền
thông – công chúng truyền thông.
1.2.2. Internet - một thực thể truyền thông mới:
Không có gì khó khăn để chứng minh rằng Internet vừa là một phƣơng
tiện truyền thông, vừa là một hình thức truyền thông. Vấn đề cần làm rõ ở đây,
chính là tính chất đặc biệt của Internet nhìn từ lý thuyết truyền thông: Cái mới
và độc đáo của phƣơng tiện truyền thông này là bản thân nó có thể tích hợp 3

chức năng truyền thông, tùy vào mục đích của ngƣời sử dụng, điều mà các
phƣơng tiện truyền thông trƣớc nó (nhƣ báo in, phát thanh, truyền hình) hầu nhƣ
không làm đƣợc.
Internet, có khả năng làm chức năng phƣơng tiện truyền thông liên cá
nhân, mà biểu hiện tiêu biểu là thƣ điện tử (e-mail), điện thoại internet (internet
phone), chat, phòng chat (chat room), diễn đàn (forum), website nội bộ, weblog
(một dạng nhật ký, website cá nhân trên mạng Internet) Internet có chức năng
tạo môi trƣờng liên lạc tuyệt vời và rẻ tiền cho các cá nhân hay tổ chức giao dịch
với nhau tƣơng tự nhƣ những kỹ thuật truyền thông liên cá nhân truyền thống
hiện nay vẫn còn trong đời sống: gửi thƣ, điện thoại, telex hay fax… (
1
) Internet
còn đảm nhiệm chức năng của một phƣơng tiện truyền thông tập thể. Nhiều cơ
quan và công ty đã ứng dụng việc thiết lập những mạng cục bộ hoặc những trang
chủ internet diện rộng vào việc quản lý và giao dịch thông tin trong nội bộ đơn
vị hay nội bộ ngành của mình, vƣợt qua những ngăn cách về không gian địa lý

(1) Nhưng khả năng liên lạc của các phương tiện cũ (như điện thoại, telex hay fax…) không
thể có nhiều tiện ích phong phú như Internet. Fax không thể giúp chúng ta gửi một bức ảnh
màu, một đoạn âm thanh, một video clip, một văn bản số hóa (văn bản này có thể sửa chữa
được) cho người bạn thân nhưng thư điện tử làm được. Thư điện tử còn làm hơn thế nữa:
chỉ cần một cái click chuột là chúng ta có thể gửi đến hàng triệu địa chỉ khác nhau ở trên cả
hành tinh một bức thư (có kèm hình ảnh, âm thanh, văn bản) với cùng một chi phí thấp
giống như bức thư đó được gửi cho một người ở rất gần chúng ta.
15
hay thời gian (
1
).
Và chức năng quan trọng của Internet là chức năng của một phương tiện
truyền thông đại chúng. Ngày nay, với Internet, con ngƣời trên khắp hành tinh

có thể chia sẻ, tận hƣởng, vừa có thể là chủ thể truyền thông (ngƣời khởi nguồn)
lại vừa có thể là khách thể truyền thông (ngƣời tiếp nhận). Internet tạo ra khả
năng cung cấp thông tin trực tiếp theo yêu cầu của ngƣời khai thác nó. Chúng ta
có thể nhận đƣợc thông tin nhƣ mong muốn từ Internet, cho dù mong muốn đó
rất đa dạng và mang tính cá nhân. Với thế mạnh công nghệ trong việc truyền tải
thông tin đến cộng đồng, Internet nhanh chóng đƣợc khai thác thành một
phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt. Đó là một phƣơng tiện truyền thông
đại chúng vƣợt qua rào cản không gian và thời gian. Biểu hiện rõ nét nhất của
phƣơng tiện truyền thông đại chúng này là việc hình thành một loại hình báo chí
mới: báo chí phát hành trên mạng. Khi đƣa một tờ báo lên mạng Internet lúc ban
đầu, xét về mặt hình thức, đó chỉ là sự thay đổi vật mang tin (kênh truyền thông)
từ tờ giấy báo sang thiết bị số hóa. Nhƣng đến lƣợt mình, báo chí phát hành trên
mạng lại khai thác đƣợc những tính năng mới (mà cho đến nay chúng ta chƣa
thể hình dung đƣợc hết).
Tóm lại, nhìn từ góc độ lý luận báo chí – truyền thông, có thể nói, Internet
là một thực thể truyền thông mới: truyền thông trực tuyến (online
communication). Internet vừa là nguồn tài nguyên thông tin quý giá vừa là một
công cụ cần thiết cho hoạt động truyền thông. Con ngƣời trên cả hành tinh thuộc
mọi quốc gia dân tộc, qua Internet, có thể trao đổi với nhau; tri thức của từng
cộng đồng, từng quốc gia đƣợc tích lũy và lƣu trữ; các ngân hàng dữ liệu đƣợc
quốc tế hoá, trở thành tài sản của toàn thể loài ngƣời. Những ứng dụng của
internet khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó đối với đời sống xã hội,
đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay. Internet là mạng thông tin lƣu
thông nhất quán trên toàn cầu - một mái nhà thông tin chung của thế giới, kho

(1) Một nhân viên dù đi xa vẫn có thể truy cập vào kho dữ liệu thông tin của đơn vị mình, và
chuyển thư hay nhận lệnh với đơn vị mình, hay đề đạt ý kiến với tập thể vào bất cứ lúc nào;
ở bất cứ nơi đâu cũng có thể tham gia vào một cuộc “giao ban online” trên mạng…
16
thông tin khổng lồ về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Internet tạo ra khả

năng xử lý, sắp xếp khối lƣợng thông tin khổng lồ đó một cách khoa học để sử
dụng và trao đổi với nhau một cách nhanh chóng. Và Internet cũng tạo ra một
loại hình truyền thông đại chúng mới với ý nghĩa là hoạt động thông tin mang
tính chính trị - xã hội, nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa -
tinh thần của xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội cũng
nhƣ công nghệ.
Và đó cũng là lý do mà số ngƣời sử dụng Internet trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam ngày càng tăng lên.
Thống kê số lượng người sử dụng Internet trên thế giới tính đến tháng 6 năm 2006
Châu lục
Dân số (ngƣời)
Số ngƣời sử dụng
Tỷ lệ %
Nguồn
Thế giới
6499697060
1041661286
16.02
IWS (1)
Châu Úc
33956977
17872707
52.63
IWS
Châu Mỹ
885381908
307433522
34.72
IWS
Châu Âu

807289020
294101844
36.43
IWS
Châu Á
3857858227
398604213
10.33
IWS
Châu Phi
915210928
23649000
2.58
IWS
17,872,707
307,433,522
294,101,844
398,604,213
23,649,000
0
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000
300,000,000
350,000,000
400,000,000
Châu Úc Châu Mỹ Châu Âu Châu Á Châu Phi
Biểu đồ số lượng người sử dụng Internet trên các

châu lục tính đến tháng 6 năm 2006

1.2.3. Những hạn chế của Internet – nhìn từ góc độ truyền thông:
Với khả năng cung cấp lƣợng thông tin khổng lồ, nhanh nhất, hiệu quả
nhất, có tác động lớn nhất; với lợi thế tích hợp khả năng của các phƣơng tiện

(1) Internet world statistics
17
truyền thông đại chúng khác, thông tin trên mạng Internet ngày càng phong phú,
đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công chúng trong nƣớc và trên thế
giới; tạo cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ giao lƣu, hội nhập quốc tế,
tăng cƣờng sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và bạn bè trên thế
giới. “Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ ngƣời sử dụng Internet/100 dân của nƣớc ta so
với các nƣớc trong khu vực và thế giới còn ở mức thấp; kỹ thuật mạng tuy đã
đƣợc thay đổi hiện đại, nhƣng hệ thống quản lý điều hành còn nhiều hạn chế,
chất lƣợng chƣa cao; thông tin đƣa trên mạng Internet còn thiếu chọn lọc, thiếu
tập trung, chất lƣợng nội dung thông tin còn thấp; công tác quản lý mạng, quản
lý nội dung thông tin đƣa trên mạng và việc khai thác thông tin trên mạng
Internet còn nhiều thiếu sót, còn thiếu các chế tài, cơ chế chính sách đối với sự
phát triển Internet.” (
1
)
Internet đã bị lợi dụng để truyền bá thông tin xấu, hình ảnh đồi truỵ, thông
tin chống phá quốc gia Internet nhƣ con dao hai lƣỡi: Nếu không quản lý tốt
thông tin trên mạng, sẽ gây tác động xấu. Ngƣợc lại, nếu sử dụng tốt thông tin sẽ
giúp ích cho việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển Có ngƣời ví Internet
nhƣ một cái "chợ trời": Bên cạnh “hàng rẻ” mà hữu dụng còn vô số thông tin vô
bổ đƣợc đƣa vào một cách tùy hứng, vô trách nhiệm, gây không ít khó khăn cho
những ngƣời có nhu cầu tìm kiếm tri thức nghiêm túc. Gần đây, đã xảy ra (và nó
sẽ còn xảy ra) tình trạng vi phạm bảo mật thông tin và các bí mật dịch vụ trên

mạng Internet cũng nhƣ việc phát tán virus máy tính nhằm phá hủy cơ sở dữ
liệu, làm tê liệt máy chủ… rất đáng lo ngại. Tội phạm internet trên thế giới ngày
càng đa dạng và tinh vi.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng quá trình toàn cầu hóa cộng với những
thành tựu của cuộc cách mạng số sẽ làm cho thế giới “phẳng ra” (
2
), vai trò địa
chính trị và nhà nƣớc gần nhƣ bị vô hiệu hóa. Cách lý giải, dự báo này đề cao
vai trò của kỹ thuật, đề cao sự phát triển của công nghệ thông tin. Theo đó,

(1) “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” (Ban hành kèm theo Quyết định số
219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
(2) Xem “Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman (NXB Trẻ Tp. HCM - 2006)
18
Internet nhƣ một thứ quyền lực để cá nhân có thể làm chủ đƣợc số phận của
mình và tham gia bình đẳng vào đời sống toàn cầu. Nhiều ngƣời cho rằng đây là
một dự báo nhầm lẫn dựa trên lý thuyết quyết định luận kỹ thuật (technological
determinism) (
1
). Nhƣng dù tranh cãi trái ngƣợc thế nào mọi ngƣời cũng đều
chấp nhận rằng khi hình thức truyền thông thay đổi thì bản chất của truyền thông
cũng thay đổi theo và với Internet, việc bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc sẽ bị
ảnh hƣởng không nhỏ.
Biết những mặt trái của Internet không phải để thấy “khả năng đến đâu
cho phép phát triển đến đó” mà để chủ động ngăn ngừa những hạn chế, những
khuyết tật, bất cập. Bởi Internet là một xu thế khách quan, một cuộc cách mạng
trong tiến trình phát triển công nghệ và truyền thông, một bộ phận không thể
thiếu trong xã hội thông tin, thời đại thông tin.
2. Khái lƣợc về báo chí trực tuyến:
2.1. Sự ra đời một loại hình báo chí mới:

Lịch sử báo chí chỉ ra rằng sự hình thành và phát triển của một loại hình
báo chí thƣờng gắn liền với những phát minh công nghệ. Báo in ra đời đầu thế
kỷ XVII sau khi Johann Gutenberg (1400-1468) phát minh ra máy in bằng
khuôn đúc; Phát thanh ra đời năm 1920 sau khi nhân loại phát minh ra đèn phát
sóng và phát minh của nhà khoa học ngƣời Canada Reginald Fessenden vào năm
1906 về cơ chế phát sóng giọng nói và âm nhạc; "Báo hình" đầu tiên từ thập
niên 1940 cũng nhờ những phát minh công nghệ truyền dẫn trƣớc đó. Mỗi phát
kiến đó đƣa ra những phƣơng tiện chuyển tải mới cho hoạt động truyền thông
đại chúng. 1983, ngƣời Mỹ sáng tạo ra thuật ngữ “internet” sau khi phát kiến
mạng toàn cầu này trên cơ sở kết nối một số mạng đã có từ trƣớc nhƣ Arpanet
(lập năm 1969, kết nối dữ liệu giữa Bộ quốc phòng Mỹ và một số trƣờng đại học
ở Mỹ), Usenet (1979, kết nối giữa các đại học) hay CSNet (1982)… Sau đó 4

(1) Technological determinism: Có người dịch là thuyết “kỹ thuật tất định luận”
19
năm, với sự ra đời của công nghệ world wide web (
1
), Internet mới thực sự phát
triển mạnh trên toàn thế giới và báo chí internet (báo chí phát hành trên mạng)
đã ra đời.
Hiểu một cách chung nhất, báo chí trực tuyến là loại hình báo chí phát
hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ world wide web, với ngôn ngữ
HTML (
2
), dành cho công chúng sử dụng Internet.
Hiện nay chúng tôi chƣa biết đích xác website báo chí đầu tiên trên thế
giới “online” trên mạng Internet vào năm nào. Có tài liệu cho rằng đó website
phát hành trên Internet ngày 6/8/1991. Nhƣng theo TS.
Nguyễn Thị Thoa (Phó chủ nhiệm Khoa Phát thanh – Truyền hình, phụ trách bộ
môn Báo mạng điện tử, Học viện Báo chí – Tuyên truyền) thì "tờ báo điện tử

đầu tiên trên thế giới là Chicago Tribune, ra đời năm 1992” (
3
). Ở Việt Nam, báo
chí trực tuyến ra đời ngay từ lúc Việt Nam hòa mạng Internet 1997 nhờ sự
chuẩn bị trƣớc đó với tạp chí Quê Hƣơng. Nếu từ buổi sơ khai 14 năm trƣớc,
báo chí trực tuyến đƣợc “công dân mạng” biết đến nhƣ một “phiên bản số” của
những tờ báo giấy, cũng phát hành định kỳ trên mạng sau khi, hoặc đồng thời
với bản in của tờ báo ấy với hình thức web tĩnh và công chúng báo chí trực
tuyến bấy giờ chỉ có thể đọc báo (theo nghĩa đen của từ “đọc”) trên máy tính nối
mạng… thì sau đó không lâu, báo chí trực tuyến đã nhanh chóng vƣơn mình lớn
dậy cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Hiện nay, các loại thiết bị không dây các loại
nhƣ điện thoại di động, iPod, máy tính xách tay (laptop), máy tính cầm tay
(palmtop)… đều có thể khai thác Internet. Báo chí trực tuyến giờ đây không chỉ
có văn bản và ảnh tĩnh, mà còn có phát thanh – truyền hình; không chỉ có phát
thanh – truyền hình trực tuyến (online streaming) mà còn có phát thanh theo yêu

(1 ) Người được coi là “cha đẻ” của hệ thống World Wide Web là Tim Berners-Lee
(2) HTML (Hypertext Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản . Đây là loại ngôn
ngữ dùng để định dạng dữ liệu. Tất cả các trang WEB đều được tạo nên từ các thẻ HTML.
Dù WEB site được lập trình bằng ngôn ngữ nào thì khi được trả về trình duyệt WEB, chúng
ta chỉ nhận được các mã HTML. Hiện nay, hãng Microsof đang phát triển một ngôn ngữ định
dạng dữ liệu web mới, đó là XML (Extensible Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu có thể
mở rộng
(3)
20
cầu, truyền hình theo yêu cầu. Với sự hội tụ nhiều hình thức truyền thông qua
Internet hoặc tận dụng công nghệ Internet, truyền hình số, phát thanh số qua
mạng điện thoại di động cũng là hình thức báo chí trực tuyến. Nghe phát thanh,
xem truyền hình qua Internet ngày nay không còn là việc nghe xem đài theo lịch
phát sóng cố định.

“Báo chí trên mạng, hàng ngày cung cấp những nội dung thông tin khổng
lồ, với 79% các báo thế giới đã có báo điện tử. Ở các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ
đọc báo, nghe radio, xem truyền hình ngày càng giảm sút, thay vào đó là những
trang báo điện tử nói riêng và các website nói chung vừa nhanh, vừa ngắn gọn
và phong phú về mọi lĩnh vực… Công trình nghiên cứu mới đây nhất, công bố
ngày 21/6/2005, của Hiệp hội Quảng cáo tƣơng tác Châu Âu (EIAA), tiến hành
phỏng vấn qua điện thoại 7.000 thanh niên lứa tuổi 15 -24 tại 8 nƣớc Châu Âu
cho thấy: 46% ngƣời đƣợc hỏi cho biết đã giảm bớt thời gian xem truyền hình,
22% ít nghe radio hơn, 33% giảm đọc báo, một tỷ lệ giảm sút tƣơng tự cũng
diễn ra đối với việc sử dụng điện thoại (34%) và đọc sách (32%)” (
1
)
Các hình thức báo chí trực tuyến ngày càng phong phú cùng với sự phát
triển của công nghệ. Ngay đến tin nhắn điện thoại (SMS, MMS) cũng đƣợc khai
thác nhƣ một phƣơng tiện truyền thông trực tuyến. Nhiều tổ chức báo chí, phát
thanh – truyền hình trên thế giới đã tận dụng ƣu thế của tin nhắn để phát các gói
tin hằng ngày cho khách hàng. Ở Việt Nam, Tổng công ty truyền thông đa
phƣơng tiện VTC đang chuẩn bị đƣa ra dịch vụ bán các gói tin qua điện thoại di
động (thông qua tin nhắn trả về cho khách hàng gửi tin nhắn đặc biệt yêu cầu
dịch vụ). Tại Ấn Độ, Công ty Times Internet, chi nhánh của Nhật báo Times of
India, mỗi tháng phát hành qua mạng điện thoại di động 30 triệu thông tin dƣới
dạng tin nhắn (SMS). Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, ngày càng có nhiều ngƣời tìm
hiểu tin tức thông qua điện thoại di động. Hình thức tin thƣ (newsletter), và đặc
biệt là sự ra đời của weblog cuối những năm 1990 và sự bùng nổ của nó thời
gian gần đây cũng đã vƣợt qua phạm vi của truyền thông liên cá nhân để đến với

(1) Đỗ Anh Đức – (sđd, trang 79)
21
truyền thông đại chúng. Weblog, còn gọi là blog, một dạng website cá nhân,
nhƣng nó đƣợc phát hành và tƣơng tác nhƣ một “tờ báo điện tử”, đặc biệt là với

những blog của một nhóm ngƣời cùng chia sẻ, đàm luận thông tin một cách
nghiêm túc, về một hay nhiều lĩnh vực nghiêm túc. Hãng dịch vụ tìm kiếm
Weblog Technorati (Mỹ) cũng cho biết, mỗi ngày có trung bình 8.000 website
cá nhân mới xuất hiện trên internet, với mật độ gần 6 giây lại có một blog đƣợc
tạo ra và upload từ một nơi nào đó trên toàn thế giới”. Sự bùng nổ của weblog
với khối lƣợng thông tin, trí thức khổng lồ đã và đang tác động đến các hoạt
động truyền thông cũ, làm cho diện mạo báo chí trực tuyến trở nên phong phú
và phức tạp hơn (
1
).
2.2. Về tên gọi loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet ở Việt Nam:
Cũng nhƣ truyền hình những năm qua có thêm hình thức truyền hình số
mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình số qua vệ tinh, các hình thức mới của báo
chí trực tuyến vẫn đang liên tục xuất hiện ngày càng phong phú trong đời sống
xã hội. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, một tên gọi chung loại hình báo chí
phát hành trên mạng internet vẫn chƣa thống nhất.
Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi "báo điện tử", “trang thông tin điện tử”,
“báo mạng điện tử” (
2
). Cách định danh này đã đi vào nhiều văn bản pháp quy
của Nhà nƣớc và đã gần nhƣ đƣợc thừa nhận trong thực tế. Thoạt đầu, đó là tên
gọi những phiên bản trên mạng của các tờ báo in phát hành lại trên Internet, dần
về sau, thuật ngữ báo điện tử trở thành tên gọi của một loại hình báo chí mới
(trong tƣơng quan với cách gọi phát thanh, truyền hình) (
3
). Bên cạnh đó, hiện
còn xuất hiện những cách gọi khác nhƣ báo mạng (trong tƣơng quan với cách
gọi báo in, báo nói, báo hình…), ít phổ biến hơn, có cách gọi: “báo Internet”,

(1) Vài số liệu dẫn theo Đỗ Anh Đức (sđd, trang 79)

(2) Tên gọi báo mạng điện tử hiện đang được sử dụng tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền.
Theo thông tin chúng tôi có được, một cuốn giáo trình về loại hình báo chí này sắp được
Học viện xuất bản mang tên “Nhập môn báo mạng điện tử”
(3) Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trong ngôn ngữ Trung Quốc, Internet được gọi là
“võng thị”, báo chí Internet cũng được gọi “điện tử báo”. Có khả năng tên gọi báo chí Internet
ở Việt Nam bị ảnh hưởng người Trung Quốc chăng?
22
“báo online” hay “báo trực tuyến” (
1
) Trong luận văn này, chúng tôi xin đƣợc
sử dụng khái niệm “báo trực tuyến” vì những lý do sau:
- Thuật ngữ “điện tử” không làm rõ đặc điểm của báo chí phát hành trên
mạng nhƣ thuật ngữ “trực tuyến”. Theo định nghĩa của các từ điển tin học, khái
niệm “trực tuyến” hiểu theo nghĩa phổ biến nhất dùng để chỉ trạng thái của một
máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt động (
2
). Ngƣời
khai thác, sử dụng báo trực tuyến phải ở trong trạng thái “trực tuyến”. Hay nói
một cách nôm na, chỉ có thể sử dụng báo trực tuyến với một thiết bị đƣợc kết nối
với mạng Internet.
- Thuật ngữ “trực tuyến” vốn đƣợc sử dụng đầu tiên ở Mỹ, quê hƣơng của
Internet, và đã trở thành một thuật ngữ quốc tế.
- Thuật ngữ “trực tuyến” hiện cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực
truyền thông để chỉ các khái niệm có cùng đặc điểm nhƣ: “xuất bản trực tuyến”
(online publishing); “phƣơng tiện truyền thông trực tuyến” (online media); “nhà
báo hoạt động trong lĩnh vực báo chí trực tuyến” (online journalist); “báo chí
học trực tuyến” (online journalism); “Phát thanh trực tuyến” (online Radio);
“Truyền hình trực tuyến” (online Television)
- Khái niệm “điện tử” có ý nghĩa khác với khái niệm “trực tuyến”. Ví dụ
thuật ngữ “electronic publishing” (xuất bản điện tử) (

3
) dùng để chỉ hình thức
lƣu trữ thông tin dƣới nhiều chất liệu khác nhau nhƣ: băng từ, đĩa nhựa, đĩa CD,
VCD, DVD Trong khi đó, khái niệm “online publishing” (xuất bản trực tuyến)

(1) Trên thế giới, loại hình báo chí này cũng có nhiều tên gọi khác nhau: “cyber newspaper”,
“online newspaper”, “e-journal” (electronic journal); “e-zine” (electronic magazine)
(2) In general, something is said to be online if it is connected to some larger network or
system (which is implicitly the "line", though this interpretation is often useless).
(3) Electronic publishing includes the digital publication of ebooks and electronic articles, and
the development of digital libraries. Electronic publishing has become common in scientific
publishing where it has been argued that peer-reviewed paper scientific journals are in the
process of being replaced by electronic publishing. Although network distribution is nowdays
strongly associated with electronic publishing, there are many non network electronic
publications such as Encyclopedias on CD and DVD, as well as technical and reference
publications relied on by mobile users and others without reliable and high speed access to a
network
23
chỉ cách thức phát hành thông tin thông qua mạng Internet (thông tin đƣợc mã
hóa dƣới dạng số). Riêng ở Việt Nam, khái niệm “báo điện tử” một thời gian
đƣợc sử dụng để chỉ phát thanh và truyền hình. Sử dụng lại khái niệm này cho
một thực thể truyền thông mới có thể gây ra một số nhầm lẫn.
Một số vấn đề khác cũng đang đƣợc đặt ra lâu nay: Hiểu thế nào là báo
trực tuyến? Những trang web của các ban, ngành, cơ quan, cá nhân vẫn cập nhật
tin tức, vẫn có truyền hình – phát thanh trên mạng nhƣ một cơ quan báo chí có
phải là báo trực tuyến? Sự khác nhau giữa “báo điện tử” và “trang thông tin điện
tử” nhƣ thế nào?
Cách hiểu phổ biển hiện nay là một website của tổ chức, doanh nghiệp, cơ
quan v.v… đƣợc gọi là trang tin điện tử (nhƣ một cách Việt hóa chữ “website”),
“báo điện tử” là website của cơ quan báo chí hoặc website có chức năng báo chí.

Ví dụ: Báo Nhân dân điện tử, báo Tuổi trẻ online, Website Đảng Cộng sản Việt
Nam v.v… Tuy nhiên, đây đó cũng còn một cách hiểu khác, thể hiện qua những
phát biểu hoặc nội dung trên một số bài báo. Theo đó, chỉ có những báo trực
tuyến độc lập với báo in (về mặt tổ chức, nhân sự, tài chính ), hoặc những tờ
báo trực tuyến độc lập hoàn toàn (nghĩa là không có bản in tƣơng ứng) nhƣ
VnExpess, VietnamNet, VDC media mới đƣợc xem là báo điện tử. Bản phát
hành trên mạng của một tờ báo in nhƣ laodong.com.vn; nhandan.com.vn
không phải là báo điện tử mà chỉ là trang tin điện tử của báo Lao động, báo
Nhân dân.
Ngay cả cách đặt tên báo cho một số báo trực tuyến ra đời sau 2003 cũng
có một sự thay đổi: Thanh niên online, Tiền Phong online… chứ không phải
Thanh niên điện tử, Tiền Phong điện tử… Sự chƣa thống nhất này bắt nguồn từ
việc chƣa xác định tiêu chuẩn thế nào là một báo trực tuyến.
Căn cứ Luật Báo chí và các quy định khác của Nhà nƣớc về báo chí, dựa
trên thực tiễn phát triển báo trực tuyến ở Việt Nam, có thể tạm xác định một số
tiêu chuẩn cho báo trực tuyến nhƣ sau:
1. Chủ thể của nội dung thông tin phải là các tổ chức đƣợc phép hoạt động
24
nhƣ một cơ quan báo chí theo Luật báo chí hiện hành. Hay nói cách khác, yếu tố
quan trọng đầu tiên là yếu tố pháp lý cho hoạt động báo chí của bản thân tổ chức
đó. Khi một tổ chức đƣợc phép ra báo thì website của tổ chức đó đƣợc coi là
một tờ báo trực tuyến, bất kể nó có bản in tƣơng ứng hay không (
1
).
2. Báo trực tuyến phải có sự độc lập tƣơng đối trên mạng Internet so với
bản báo in, hoặc chƣơng trình phát thanh – truyền hình của cùng cơ quan chủ
quản, hoặc phải có ranh giới giữa thông tin của báo trực tuyến với thông tin của
trang web mà nó cùng chung tên miền.
3. Nội dung thông tin phải đƣợc truyền bá tới đông đảo công chúng sử
dụng Internet, nghĩa là bất kỳ ai sử dụng mạng Internet đều có thể truy cập.

4. Nội dung thông tin phải đƣợc cập nhật liên tục
Tóm lại, việc định danh chính xác cho một loại hình báo chí mới là việc
làm cần thiết để có cách hiểu thống nhất, thuận lợi trong học thuật, nghiên cứu
và trao đổi. Tuy nhiên, cách định danh còn bị chi phối bởi thói quen do quy luật
ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm) và các quy ƣớc xã hội khác. Điều quan trọng là
phải hiểu đúng khái niệm. Trong khi chờ đợi sự chuẩn hóa chính thức của Nhà
nƣớc, chúng ta tạm thời có thể chấp nhận sự tồn tại song song của nhiều cách
định danh (
2
).
3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến:
3.1. Đặc trƣng cập nhật phi định kỳ:
Khi nói đến báo in, ngƣời ta thƣờng nhắc đến “tính định kỳ”. Đặc trƣng
định kỳ của báo in đƣợc xem nhƣ điểm khác biệt cơ bản so với các hình thức
truyền thông đại chúng khác cũng bằng phƣơng tiện in ấn nhƣ sách, truyền đơn

(1) Hiện tại, trên mạng Internet vẫn còn có sự xuất hiện của nhiều báo trực tuyến tiếng Việt
không có giấy phép chính thức và máy chủ đặt tại nước ngoài, thu hút khá đông công chúng
trẻ, trong đó, có một số báo trực tuyến của các nhóm văn bút, các tổ chức chính trị, tôn giáo
nước ngoài như talawas.net ; tienve.org v.v…
(2) Lâu nay trong đời sống báo chí Việt Nam vẫn có sự tồn tại song song của thuật ngữ phát
thanh, báo radio và báo nói; truyền hình và báo hình.
25
v.v… Nhƣng với báo chí trực tuyến, khái niệm số báo, ngày ra báo bị phá vỡ.
Với ƣu thế và sự trợ giúp của công nghệ, báo trực tuyến cho phép chuyển tải
những thông tin tới công chúng gần nhƣ tức thời. Báo trực tuyến ban đầu – do
thói quen làm báo in truyền thống – thƣờng nhƣ một phiên bản số của báo in. Và
chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều cơ quan báo chí trực tuyến đã lập ra bộ phận
phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế đồ họa đông đảo
(chẳng hạn nhƣ BBC online, nhân viên lên tới 400 ngƣời) để làm báo theo lối

mới. Thông tin đƣợc cập nhật liên tục lên mạng nên hết sức nhanh chóng, phong
phú và đa dạng. Báo trực tuyến VnExpress có một khẩu hiệu (slogan) ngay trên
thanh tiêu đề của trang chủ “VnExpress – cập nhật nhiều lần trong ngày”. Việc
cập nhật thông tin có khi đồng thời với sự kiện nhƣ truyền hình, phát thanh trực
tuyến. Việc cập nhập thông tin có thể tiến hành bất cứ nơi đâu trên thế giới, trừ
phi nơi đó không thể đăng nhập vào Internet. Nếu báo in còn phải chờ đợi khâu
in ấn, phát hành qua các mạng lƣới của báo mới đến đƣợc với độc giả thì báo
trực tuyến chỉ cần một động tác click chuột, thông tin có thể đến ngƣời sử dụng.
Một nghiên cứu của Đại học Texas (Mỹ) qua phân tích trang chủ của
30/100 tờ báo trực tuyến lớn nhất nƣớc Mỹ cho thấy tần suất cập nhật thông tin
khá cao: Long Island Newsday: 202,7 lần/ngày; USA Today: 148,2 lần/ngày;
Houston Chronicle: 138,4 lần/ngày; Chicago Tribune: 133 lần/ngày; New York
Times: 127,5 lần/ngày; Los Angeles Times: 121,3 lần/ngày; Washington Post:
115,3 lần/ngày; Wall Street Journal: 85,9 lần/ngày v.v… Nghiên cứu này cũng
chỉ ra các nội dung đƣợc cập nhật thƣờng xuyên là mục tin nóng, chỉ số chứng
khoán, thời tiết và những thay đổi tập trung chủ yếu vào buổi sáng và chiều, hai
thời điểm mà các báo trực tuyến thu hút đƣợc đông bạn đọc nhất (
1
).
Khi một sự kiện diễn ra trong một quá trình dài, trải ra trên nhiều không
gian, báo trực tuyến có ƣu thế cập nhật hơn hẳn các loại hình báo chí truyền
thống. Đây là một lợi thế mà báo in, thậm chí cả phát thanh, truyền hình cũng
không thể theo kịp. Ví dụ trong giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2006,

(1) Theo Internetweek (2/8/2004)
26
có những ngày, các sự kiện bóng đá cùng một lúc diễn ra ở nhiều thành phố
khác nhau. Phát thanh – truyền hình dù có lợi thế truyền trực tiếp (live) nhƣng
không thể đồng thời quán xuyến đƣợc tín hiệu ở nhiều không gian sự kiện.
Trong khi đó, một website báo trực tuyến, với khả năng nhiều cửa sổ, nhiều lớp,

có thể tạo ra cho khán giả những tùy chọn để đƣợc đọc, nghe, xem tƣờng thuật
trực tuyến, trực tiếp nhiều trận bóng đá hay các sự kiện liên quan cùng một lúc.
Bởi về công nghệ, báo trực tuyến có thể truyền dữ liệu đa phƣơng tiện - từ chữ
viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động.
Tốc độ cập nhật nhanh không chỉ làm cho trang báo trực tuyến luôn mới
mẻ, hấp dẫn, thu hút mà còn trở thành một phƣơng tiện tiếp thị hiệu quả cho báo
in hoặc kênh phát thanh truyền hình tƣơng ứng. Đặc trƣng này đã thực sự ảnh
hƣởng đến cách đƣa tin bài, cách tƣ duy về sản xuất tin bài đối với các loại hình
báo chí truyền thống và hiện nay, việc trích dẫn, khai thác tin trên báo trực
tuyến, dựa vào báo trực tuyến đã là thói quen của nhiều phóng viên, biên tập
viên các báo in, đài phát thanh, truyền hình… Bản tin đăng trên trang chủ của
VnExpress lúc 17 giờ 5 phút ngày 7/11/2006: “Việt Nam chính thức trở thành
thành viên WTO” đƣợc mở đầu bằng cụm từ “Cách đây ít phút…” (
1
)
Cập nhật nhanh, gần nhƣ đồng thời (
2
); cập nhật nhiều lần trong ngày; truy
cập nhanh, một cách tức thì; cùng một lúc, có thể cập nhập nhiều các nội dung
từ bất cứ không gian nào trên thế giới… là đặc trƣng thể hiện thế mạnh vƣợt trội
của báo trực tuyến. Thế nhƣng, đặc trƣng này cũng có những biểu hiện hạn chế.
Tốc độ của thông tin là lợi thế cạnh tranh song vì chạy theo yêu cầu cập
nhật nhanh, nhiều bài báo trực tuyến rơi vào tình trạng thiếu độ tin cậy và chính

(1) “Cách đây ít phút, phái đoàn VN đã bước vào phiên họp với Đại hội đồng WTO tại
Geneva, hoàn tất những thủ tục cuối cùng, trước khi Bộ trưởng Thương mại Trương Đình
Tuyển và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy có thể đặt bút ký vào bản nghị định thư gia
nhập…”
(2) Việc truyền hình trực tuyến trên mạng hiện nay, về mặt kỹ thuật, không thể xem là đồng
thời, bởi quá trình chuyển đổi, nén, tạo bộ đệm trong máy tính, giải mã tín hiệu cũng cần một

khoảng thời gian nhất định. Thuật ngữ kỹ thuật gọi là delay (độ trễ). Thường độ trễ chừng 3
– 8 giây nên không thể đồng thời với sự kiện.

×